Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Giáo trình sinh lý học trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Nguyễn Xuân Thành

GIÁO TRÌNH

SINH LÝ HỌC TRẺ EM
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI – NĂM 2017

HÀ NỘI – NĂM 2015


NGUYỄN XUÂN THÀNH

GIÁO TRÌNH

SINH LÝ HỌC TRẺ EM
(Tài liệu dùng cho hệ Sư phạm Mần non, Sự phạm Tiểu học, Giáo
viên Mần non, Giáo viên Tiểu học)

HÀ NỘI – NĂM 2017


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................5
Chương 1. NHẬP MÔN SINH LÝ HỌC TRẺ EM ....................................................6
1.1. Tầm quan trọng của bộ môn ........................................................................................ 6


1.1.1. Khái niệm về giải phẫu và sinh lý học người ......................................................... 6
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của sinh lý học trẻ em ........................................................ 6
1.1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của sinh lý học trẻ em ......................................................... 6
1.1.4. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của sinh lý học trẻ em ............................... 7
1.1.5. Ý nghĩa của sinh lý học trẻ em ................................................................................ 7
1.2. Giới thiệu chung về cơ thể người ................................................................................. 7
1.2.1. Cấu tạo và chức năng của tế bào ............................................................................ 7
1.2.2. Cấu tạo và chức năng của mô................................................................................. 9
1.2.3. Cơ thể là một khối thống nhất .............................................................................. 11
1.2.4. Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh ................................................................... 14
1.2.5. Đặc điểm chung về cơ thể trẻ em .......................................................................... 14
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 15

Chương 2. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ TRẺ EM ...................... 16
2.1. Tính quy luật về sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể ........................................ 16
2.2. Gia tốc phát triển của cơ thể trẻ em........................................................................... 17
2.2.1. Khái niệm ............................................................................................................... 17
2.2.2. Về chiều cao và cân nặng...................................................................................... 17
2.2.3. Sự cốt hóa của xương............................................................................................ 18
2.2.4. Về mặt sinh dục ..................................................................................................... 18
2.3. Những chỉ số phát triển thể lực của trẻ em ............................................................... 18
2.4. Giới thiệu về biểu đồ tăng trưởng .............................................................................. 19
2.4.1. Khái niệm ............................................................................................................... 19
2.4.2. Giá trị của biểu đồ tăng trưởng ............................................................................ 19
2.4.3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng ....................................................................... 19
2.5. Đặc điểm phát triển qua các thời kỳ của trẻ em ....................................................... 21
2.5.1. Thời kỳ phát triển trong tử cung ........................................................................... 21
2.5.2. Thời kỳ sơ sinh (1 tháng đầu từ khi sinh) ............................................................ 21
2.5.3. Thời kỳ bú mẹ: (1 - 12 tháng) ............................................................................... 22
2.5.4. Thời kỳ răng sữa ( 12 – 60 tháng) ........................................................................ 22

2.5.5. Thời kỳ thiếu niên (7-15 tuổi) ............................................................................... 22
2.5.6. Thời kỳ dậy thì ....................................................................................................... 22
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 22

Chương 3. HỆ THẦN KINH ..................................................................................... 24
3.1. Tầm quan trọng của hệ thần kinh.............................................................................. 24
3.2. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh..................................................................... 25
3.2.1. Tế bào thần kinh (nơron) ...................................................................................... 25
3.2.2. Tủy sống ................................................................................................................. 28
3.2.3. Thân não (trụ não) ................................................................................................ 30
3.2.4. Tiểu não ................................................................................................................. 31
3.2.5. Bán cầu đại não ..................................................................................................... 31
3.2.6. Hệ thần kinh thực vật ............................................................................................ 32
3.3. Hoat động phản xạ của hệ thần kinh ......................................................................... 34
3.3.1. Khái niệm cung phản xạ và vòng phản xạ .......................................................... 34
3.3.2. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện ................................................................ 35
3.3.3. So sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện ............................ 37
3.3.4. Phân loại phản xạ có điều kiện............................................................................. 37
1


3.3.5. Các quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao .................................................... 38
3.3.6. Hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai .................................... 39
3.3.7. Sự hình thành hệ thống tín hiệu thứ hai ở người ............................................... 40
3.4. Các loại hình thần kinh ............................................................................................... 41
3.4.1. Loại yếu .................................................................................................................. 41
3.4.2. Loại mạnh, không thăng bằng .............................................................................. 41
3.4.3. Loại mạnh, thăng bằng, linh hoạt ........................................................................ 42
3.4.4. Loại mạnh, thăng bằng, lỳ .................................................................................... 42
3.5. Giấc ngủ ở trẻ em......................................................................................................... 42

3.5.1. Các giai đoạn chuyển từ thức sang ngủ ............................................................... 42
3.5.2. Bản chất sinh lý của giấc ngủ ............................................................................... 42
3.5.3. Những thay đổi của cơ thể khi ngủ ...................................................................... 42
3.5.4. Các yếu tố gây ngủ................................................................................................. 42
3.5.5. Đặc điểm giấc ngủ của trẻ nhỏ ............................................................................. 43
3.5.6. Tổ chức giấc ngủ cho trẻ ....................................................................................... 43
3.6. Đặc điểm phát triển hệ thần kinh ở trẻ em ............................................................... 44
3.6.1. Sự biến đổi về hình thể, trọng lượng của não và tủy sống .................................. 44
3.6.2. Sự myelin hóa các sợi thần kinh ........................................................................... 45
3.6.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự biến đổi của hệ thần kinh ................................ 45
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 46

Chương 4. CƠ QUAN PHÂN TÍCH ..........................................................................49
4.1. Đại cương về cơ quan phân tích ................................................................................. 49
4.1.1 Cấu tạo .................................................................................................................... 49
4.1.2. Vai trò .................................................................................................................... 49
4.1.3. Các loại cơ quan phân tích trong cơ thể .............................................................. 49
4.2. Các cơ quan phân tích ở trẻ em.................................................................................. 50
4.2.1. Cơ quan phân tích thị giác .................................................................................... 50
4.2.2. Cơ quan phân tích thính giác ............................................................................... 54
4.2.3. Cơ quan phân tích xúc giác .................................................................................. 57
4.2.4. Cơ quan phân tích vị giác và khứu giác ............................................................... 58
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 60

Chương 5. HỆ VẬN ĐỘNG ........................................................................................ 62
5.1. Tầm quan trọng của hệ vận động .............................................................................. 62
5.2. Hệ xương ...................................................................................................................... 63
5.2.1. Cấu tạo và thành phần hóa học của xương ......................................................... 63
5.2.2. Sự hình thành và phát triển của mô xương ......................................................... 64
5.2.3. Giới thiệu về bộ xương người ............................................................................... 65

5.2.4. Đặc điểm phát triển xương trẻ em ........................................................................ 66
5.3. Hệ cơ ............................................................................................................................. 67
5.3.1. Sơ lược cấu tạo cơ ................................................................................................. 67
5.3.2. Hoạt động của cơ ................................................................................................... 68
5.3.3. Sự phát triển cơ ..................................................................................................... 70
5.4. Sự phát triển tư thế ở trẻ em ...................................................................................... 71
5.4.1. Tư thế bình thường................................................................................................ 71
5.4.2. Tư thế không bình thường .................................................................................... 71
5.4.3. Cách đề phòng sự sai lệch tư thế .......................................................................... 72
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ...................................................................................... 72

Chương 6. HỆ TUẦN HOÀN ..................................................................................... 74
6.1. Máu ............................................................................................................................... 74
6.1.1. Chức năng của máu .............................................................................................. 74
6.1.2. Thành phần cấu tạo của máu ............................................................................... 74
2


6.1.3. Tính chất của máu ................................................................................................. 77
6.2.Tuần hoàn...................................................................................................................... 79
6.2.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn ..................................................................................... 79
6.2.2. Sinh lý tuần hoàn .................................................................................................. 82
6.3. Đặc điểm của máu và hệ tuần hoàn ở trẻ em ............................................................ 84
6.3.1. Đặc điểm máu trẻ em theo lứa tuổi ....................................................................... 84
6.3.2. Đặc điểm hệ tim mạch trẻ em theo lứa tuổi.......................................................... 85
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 ...................................................................................... 85

Chương 7. HỆ HÔ HẤP .............................................................................................. 88
7.1. Tầm quan trọng của hệ hô hấp .................................................................................. 88
7.2. Cấu tạo của hệ hô hấp ................................................................................................. 88

7.3. Hoat động của cơ quan hô hấp ................................................................................... 90
7.3.1. Động tác thở........................................................................................................... 90
7.3.2. Sự trao đổi khí ở phổi và ở mô .............................................................................. 92
7.4. Đặc điểm của hệ hô hấp ở trẻ em ............................................................................... 94
7.4.1. Về cấu tạo............................................................................................................... 94
7.4.2. Hoạt động của cơ quan hô hấp ở trẻ .................................................................... 95
7.5. Âm thanh và tiếng nói ................................................................................................. 95
7.5.1. Cấu tạo của cơ quan phát thanh........................................................................... 95
7.5.2. Sự hình thành tiếng nói ........................................................................................ 96
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7 ...................................................................................... 96

Chương 8. HỆ TIÊU HÓA ......................................................................................... 98
8.1. Đại cương về hệ tiêu hóa ............................................................................................. 98
8.1.1. Chức năng của hệ tiêu hóa ................................................................................... 98
8.1.2. Cấu tạo hệ tiêu hóa ................................................................................................ 98
8.2. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hóa ở trẻ em............................. 100
8.2.1. Ống tiêu hóa......................................................................................................... 100
8.2.2. Tuyến tiêu hóa ..................................................................................................... 102
8.3. Sự tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa .................................................................... 103
8.4. Sự hấp thụ thức ăn và sự thải bã.............................................................................. 104
8.4.1. Sự hấp thụ thức ăn .............................................................................................. 104
8.4.2. Sự thải bã ............................................................................................................. 105
8.5. Sự thống nhất hoạt động trong cơ quan tiêu hóa ................................................... 106
8.6. Cơ sở sinh lý của sự ăn uống .................................................................................... 106
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8 .................................................................................... 106

Chương 9. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ..............................................108
9.1. Khái niệm trao đổi chất và năng lương ................................................................... 108
9.2. Sự trao đổi chất .......................................................................................................... 109
9.3.1. Trao đổi cơ bản .................................................................................................... 113

9.3.2. Nhu cầu năng lượng ........................................................................................... 113
9.3.3. Sự cân bằng năng lượng ở trẻ em ...................................................................... 113
9.4. Cơ sở sinh lý của khẩu phần thức ăn ....................................................................... 114
9.4.1. Nhu cầu về chất ................................................................................................... 114
9.4.2. Nhu cầu về lượng ................................................................................................ 114
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 9 .................................................................................... 115

Chương 10. HỆ BÀI TIẾT ........................................................................................117
10.1. Ý nghĩa của bài tiết .................................................................................................. 117
10.2. Sự bài tiết nước tiểu qua thận ................................................................................ 117
10.2.1. Đặc điểm cấu tạo của thận ................................................................................ 117
10.2.2. Cơ chế tạo nước tiểu .......................................................................................... 119
3


10.3. Sự bài tiết mồ hôi qua da ........................................................................................ 121
10.3.1. Đặc điểm cấu tạo của da ................................................................................... 121
10.3.2. Chức năng của da.............................................................................................. 122
10.3.3. Sự bài tiết qua da ............................................................................................... 123
10.4. Đặc điểm hệ bài tiết ở trẻ em .................................................................................. 123
10.4.1. Đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu theo lứa tuổi
........................................................................................................................................ 123
10.4.2. Đặc điểm của da trẻ em .................................................................................... 124
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 10 .................................................................................. 124

Chương 11. HỆ NỘI TIẾT .......................................................................................126
11.1. Đại cương về các tuyến nội tiết ............................................................................... 126
11.1.1. Vai trò của các tuyến nội tiết............................................................................. 126
11.1.2. Hormon .............................................................................................................. 126
11.2. Các tuyến nội tiết ở trẻ em ...................................................................................... 127

11.2.1. Tuyến tùng ......................................................................................................... 127
11.2.2. Tuyến yên ........................................................................................................... 127
11.2.3. Tuyến giáp trạng ................................................................................................ 129
11.2.4. Tuyến cận giáp trạng ......................................................................................... 130
11.2.5. Tuyến ức............................................................................................................. 131
11.2.6. Tuyến trên thận ................................................................................................. 131
11.2.7. Tuyến tụy............................................................................................................ 132
11.2.8. Các tuyến sinh dục ............................................................................................ 132
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11 .................................................................................. 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................135

4


LỜI NÓI ĐẦU
Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển. Cơ thể trẻ em nói chung và
từng cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống người trưởng thành. Cơ thể trẻ chưa
hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Những tác động từ bên ngoài môi trường dù rất
nhỏ đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể trẻ em. Vì thế, việc nghiên cứu đặc
điểm sinh lý trẻ em và những quy luật phát triển của nó là đặc biệt cần thiết đối với
việc nuôi dạy trẻ em.
Giáo trình của tác giả đề cập đến những đặc điểm phát triển sinh lý trẻ em lứa
tuổi mầm non và tiểu học: đặc điểm phát triển cơ thể; đặc điểm phát triển của hệ thần
kinh; đặc điểm phát triển của các cơ quan phân tích; đặc điểm phát triển của hệ vận
động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, … Các hệ cơ quan trong cơ thể
đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự điều hòa chung của hai cơ chế: thần kinh
và thể dịch, trong điều kiện ấy, hoạt động chức năng của mỗi cơ quan đều có tác động
đến cơ quan khác, tạo nên mối liên hệ hai chiều.
Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã bám sát với mục tiêu, chương trình đào

tạo, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn đầu ra mới ban hành (Thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo); cung cấp hệ thống các hình ảnh đẹp và chính xác
với nội dung. Đầu mỗi chương có đề ra mục tiêu cụ thể cần đạt được và cuối mỗi
chương có hệ thống các câu hỏi lượng giá sẽ giúp người học tập trung vào những nội
dung cơ bản nhất cần học và giúp cho quá trình tự học đạt hiệu quả cao. Giáo trình
cũng cập nhật các giá trị sinh học người Việt Nam thập kỷ 90, thế kỷ XX và cập nhật
với các kiến thức mới nhất từ nhiều nguồn tài liệu trong và ngoài nước nhằm thể hiện
được kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thực tiễn Việt Nam.
Sinh lý học trẻ em là môn khoa học phức tạp với rất nhiều nhiệm vụ nặng nề
mang tính cấp bách, cần phải tiếp tục tìm tòi để tiếp cận và làm sáng tỏ mọi cơ chế còn
chưa biết. Vì thế, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn cuốn
giáo trình này nhưng cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý
kiến đóng góp của các bạn sinh viên và đồng nghiệp để lần tái bản sau giáo trình này
sẽ hoàn thiện hơn.

Tác giả

TS. Nguyễn Xuân Thành

5


Chương 1. NHẬP MÔN SINH LÝ HỌC TRẺ EM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên phải có khả năng:
1. Phân tích được tầm quan trọng của môn học đối với những người làm công tác
chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2. Giải thích được mối quan hệ giữa cấu tạo, chức năng của tế bào và mô trong
cơ thể con người.

3. Chứng minh được cơ thể con người là một khối thống nhất tự điều chỉnh.
4. Phân biệt được những đặc điểm chung giữa cơ thể trẻ em và cơ thể người lớn.
1.1. Tầm quan trọng của bộ môn
1.1.1. Khái niệm về giải phẫu và sinh lý học người
Giải phẫu học người là một môn khoa học nghiên cứu về cấu tạo, hình dạng và
các quy luật phát triển của cơ thể người, cũng như các cơ quan trong cơ thể.
Nghiên cứu mối tương quan của các bộ phận với nhau, trong cơ thể, thấy được sự
thống nhất trong cơ thể; và thấy được sự thống nhất giữa cơ thể với môi trường nhờ hệ
thần kinh. Từ đó tìm ra những biện pháp tác động đến môi trường làm ảnh hưởng tốt
đến sự phát triển cơ thể.
Sinh lý học người là một môn khoa học nghiên cứu hoạt động chức năng của các
cơ quan, các hệ cơ quan và toàn cơ thể. Nghiên cứu các quy luật làm cơ sở cho các quá
trình sống của cơ thể.
Giải phẫu và sinh lý học người có liên quan mật thiết với nhau. Muốn hiểu được
chức năng của một cơ quan nào đó trong cơ thể, thì phải biết cấu tạo cơ quan đó.
Ngày nay với những thành tựu của sinh học phân tử, sinh lý học còn đề cập đến
hoạt động chức năng của tế bào, của phân tử.
1.1.2. Đối tượng nghiên cứu của sinh lý học trẻ em
Sinh lý học trẻ em là một ngành của sinh lý học người và động vật, có nhiệm vụ
nghiên cứu những quy luật hình thành và phát triển của các chức năng sinh lý của cơ
thể trẻ em. Trọng tâm của giáo trình này là những vấn đề có ý nghĩa nhất đối với hoạt
động thực tiễn của người giáo viên mầm non và tiểu học và nhà giáo dục nói chung.
1.1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của sinh lý học trẻ em
Sinh lý học trẻ em có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Cung cấp những kiến thức về các đặc điểm giải phẫu và sinh lý của trẻ em và
thiếu niên cần thiết cho công tác của các nhà giáo dục.
- Hình thành sự hiểu biết biện chứng đúng đắn về những quy luật sinh học cơ bản
của sự phát triển cơ thể trẻ em và thiếu niên.
- Làm quen với những cơ sở phản xạ có điều kiện của các quá trình dạy học và
giáo dục trẻ em và thiếu niên.

- Làm quen với các cơ chế sinh lý của các quá trình tâm lý phức tạp như cảm
giác, tri giác, chú ý, trí nhớ, tư duy những cơ sở sinh lý của ngôn ngữ và các phản ứng
xúc cảm.
- Phát triển ở người giáo viên mầm non và tiểu học tương lai kỹ năng sử dụng các
kiến thức về đặc điểm hình thái – chức năng của cơ thể trẻ em và về sinh lý hoạt động
6


thần kinh cấp cao của chúng khi tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục, khi phân
tích các quá trình và hiện tượng sư phạm.
1.1.4. Các phương pháp nghiên cứu cơ bản của sinh lý học trẻ em
- Phương pháp quan sát: là phương pháp mà nhờ nó nhà nghiên cứu tri giác và
ghi chép được một cách có mục đích, có kế hoạch những biểu hiện đa dạng của cơ thể
con người (trẻ em) và sự phát triển của nó, cùng với những điều kiện diễn biến của
chúng.
+ Ưu điểm của phương pháp: đơn giản, không tốn kém, lại có thể thu thập được
những tài liệu thực tế, phong phú, trực tiếp từ đời sống và hoạt động của người mà ta
nghiên cứu.
+ Nhược điểm của phương pháp: người nghiên cứu không thể trực tiếp can thiệp
vào diễn biến tự nhiên của hiện tượng mà mình nghiên cứu, vì vậy không thể làm thay
đổi, làm tăng nhanh hay chậm lại hoặc lập lại một số lần cần thiết đối với nó được.
- Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp mà nhà nghiên cứu có thể chủ động
gây nên hiện tượng mà mình cần nghiên cứu, sau khi đã tạo ra những điều kiện cần
thiết; đồng thời có thể chủ động loại trừ những yếu tố ngẫu nhiên, chủ động thay đổi,
làm nhanh lên hay chậm lại hoặc lặp lại diễn biến của hiện tượng đó nhiều lần.
Có hai loại thực nghiệm: tự nhiên và trong phòng thí nghiệm.
+ Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, quen thuộc với
người được nghiên cứu như trong nhà trẻ, trong lớp học và người được nghiên cứu
không biết rằng mình đang bị thực nghiệm.
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành trong những phòng thí

nghiệm đặc biệt, có trang bị những phương tiện kỹ thuật cần thiết. Nó cung cấp cho
chúng ta những số liệu chính xác, tinh vi. Song nó cũng có nhược điểm là người được
nghiên cứu luôn luôn biết mình đang bị thực nghiệm, điều này có thể gây nên ở họ một
sự căng thẳng thần kinh không cần thiết; mặt khác, bản thân các điều kiện thực nghiệm
là không bình thường, là nhân tạo.
1.1.5. Ý nghĩa của sinh lý học trẻ em
Sinh lý học trẻ em có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn và là một trong những
thành tố cần thiết và quan trọng nhất của kiến thức sư phạm liên quan đến trẻ em.
- Giúp cho người học hiểu được cơ thể trẻ em có những đặc điểm khác với người
lớn: khác về cấu tạo, chức năng của từng cơ quan và của cả cơ thể.
- Những đặc điểm khác nhau đó thay đổi trong các giai đoạn lứa tuổi khác nhau
của trẻ.
- Xây dựng cơ sở khoa học, giúp cho cô giáo nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học chăm
sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lý, tạo điều kiện tốt cho sự hoàn thiện và phát triển
cơ thể trẻ em.
- Cung cấp những kiến thức cơ sở để người học có khả năng tiếp thu những kiến
thức của các môn học khác: tâm lý học, giáo dục học, dinh dưỡng, các bộ môn phương
pháp, ...
1.2. Giới thiệu chung về cơ thể người
1.2.1. Cấu tạo và chức năng của tế bào
- Về cấu tạo (Hình 1.1)
+ Màng tế bào: là lớp ngoài của nguyên sinh chất đặc, ngăn cách thành phần nội
bào với thành phần vật chất và môi trường bên ngoài tế bào. Màng có nhiệm vụ làm
7


cho tế bào có hình dạng nhất định và bảo vệ tế bào. Ngoài ra, màng tế bào còn có khả
năng bán thấm để thực hiện quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.

Màng tế bào


Màng nhân
Nhân tế bào
Hạch nhân

Ty lạp thể
Ribosom
Lysosom
Ribosom tự do

Lưới nội chất hạt

Lysosom hòa
nhập với túi
thực bào

Lưới nội chất trơn

Túi thực bào
Trung thể
Trung tử

Bộ máy Golgi

Vi thể peroxy
Lưới vi cấu trúc
hình ống

Các túi tiết


Các lông mao

Các vi nhung mao

Hình 1.1. Cấu tạo tế bào động vật và người

+ Tế bào chất: là nguyên liệu thực của sự sống, trong suốt, lỏng hoặc hơi đặc.
Trong nguyên sinh chất có vô số các ống nhỏ phân nhánh đảm bảo mối liên hệ giữa
các phần khác nhau của tế bào. Ngoài ra, trong nguyên sinh chất có các cơ quan tử và
có màng bao bọc, nó là những thành phần chuyên hóa giống như các cơ quan của cơ
thể, phụ trách những chức năng nhất định, đảm bảo hoạt động sống bình thường của tế
bào.
+ Nhân tế bào: được tạo thành bằng một thứ nguyên sinh chất đặc biệt. Bao giờ
nó cũng nằm trong nguyên sinh chất. Có một lớp màng kép bao xung quanh nhân.
Nhân thường có hình trứng và có màu sáng hơn nguyên sinh chất bọc quanh. Nhân là
trung tâm hoạt động hóa học. Nó có vai trò quan trọng trong việc quyết định hình dạng,
kích thước và chức năng của tế bào, điều khiển đa số các quá trình sinh lý trong đó.
Ngoài ra nhân còn thực hiện các chức năng về sinh sản.
- Thành phần hóa học của tế bào.
+ Có rất nhiều chất tham gia vào thành phần của tế bào. Trong đó nước chiếm
khoảng 3/4 khối lượng tế bào. Trong nước hòa tan một lượng nhỏ các chất vô cơ (chủ
yếu là các muối) và các chất hữu cơ chiếm khoảng 1/4 khối lượng tế bào (trong đó chủ
yếu là protein, ngoài ra còn có axit nucleic, glucid, lipid, …).
8


+ Protein: là vật chất chủ yếu của mọi cấu tạo tế bào và là thành phần không thể
thiếu để tham gia tổ chức các quá trình sống. Có hơn 20 amino axit có thể tham gia
vào thành phần các protein, tạo thành một hoặc một số chuỗi liên kết với nhau. Các
chuỗi này có thể uốn khúc và cuộn tròn lại thành từng búi. Có nhiều loại protein. Mỗi

loại protein khác nhau về số lượng phần tử của từng loại amino axit và về trật tự sắp
xếp của những amino axit này.
+ Axit nucleic: đảm bảo sự tạo nên protein từ các amino axit đặc trưng cho mỗi
tế bào và giữ được bản chất di truyền.
+ Glucid: trong cơ thể người và động vật, đường glucose được dùng để tiêu hao
năng lượng hàng ngày. Loại đường này với một lượng nhỏ có mặt không những ở tất
cả các tế bào mà còn cả ở trong máu. Thường chúng có trong gan và cơ, còn phần khác
được biến đổi thành lipid.
+ Lipid: thường phủ ở mặt dưới da và nhiều cơ quan. Nó là chất dự trữ của cơ thể
và có giá trị năng lượng rất lớn. Ngoài ra còn có một số chất có tính chất giống lipid
(các hợp chất giống lipid) cũng có ý nghĩa quan trọng trong các quá trình sống.
- Những đặc tính của tế bào
Tế bào có thể xem là những đơn vị cơ sở mà trạng thái sống của chúng được đảm
bảo bằng những đặc tính sống cơ bản sau:
+ Biến đổi năng lượng từ một dạng này sang một dạng khác. Chẳng hạn, năng
lượng hóa học của các chất hữu cơ trong các tế bào cơ thể người được biến đổi thành
những dạng năng lượng khác như cơ năng, điện năng, …
+ Xây dựng cơ thể bằng cách chuyển hóa các chất hấp thụ được vào tế bào.
+ Sinh trưởng và phân chia. Các tế bào lớn lên nhờ vật chất mới của tế bào được
hình thành mạnh mẽ, phân đôi nhiều lần và sinh sôi nảy nở. Trong đó mỗi tế bào con
giống hệt tế bào mẹ.
+ Tính đặc trưng. Sự phát triển của tế bào thai bắt đầu bằng sự phân chia các tế
bào sinh dục cái được thụ tinh. Nhờ tiếp tục phân chia mà số lượng tế bào được nhân
đôi không ngừng và nhanh chóng hình thành mầm mống của cơ thể tương lai. Lúc này
bắt đầu thấy rõ sự khác nhau về cấu tạo của các nhóm tế bào riêng biệt để hình thành
những chức năng sống nhất định của chúng.
+ Biểu hiện khả năng phản ứng và hưng phấn.
1.2.2. Cấu tạo và chức năng của mô
Mô là tập hợp những yếu tố có cấu trúc tế bào và yếu tố không có cấu trúc tế bào,
hình thành trong quá trình tiến hóa của sinh vật phát triển trong cơ thể từ những lá phôi

nhất định và đảm nhiệm những chức năng nhất định trong cơ thể, do đó mỗi loại mô
có cấu tạo chung (Hình 1.2).
- Mô thượng bì
+ Cấu tạo: là một loại mô phủ bề mặt một cơ quan, giới hạn cơ quan đó với môi
trường xung quanh. Vị trí bề mặt của mô thượng bì có liên quan với chức năng của nó:
hoặc có chức năng bảo vệ che chở, hoặc qua đó mà thực hiện quá trình trao đổi chất
giữa cơ thể với môi trường.
Mô thượng bì có cấu tạo đặc trưng, nhưng chúng mang những nét chung nhất là:
thành phần chủ yếu trong mô là các cấu trúc tế bào, còn phần không có cấu trúc tế bào
(hay chất gian bào) thì ít, không đáng kể. Căn cứ vào những đặc điểm riêng về mặt cấu

9


tạo từng loại thượng bì mà có cách phân biệt các loại thượng bì: thượng bì da, thượng
bì thận, ...
+ Chức năng của mô thượng bì: bảo vệ, che chở tránh những tác động cơ học,
hóa học và các tác động khác từ bên ngoài. Ngoài ra mô thượng bì còn thực hiện quá
trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.

Mô liên kết
Mô thần kinh

Mô cơ vân

Mô cơ tim

Mô cơ trơn

Mô thượng bì


Hình 1.2. Các loại mô trong cơ thể người

- Mô liên kết
Thành phần cấu tạo chủ yếu của mô này không phải là tế bào mà là chất gian bào.
Dựa vào chức năng có thể phân ra làm hai loại mô liên kết: loại có chức năng
dinh dưỡng (như máu và bạch huyết), loại có chức năng đệm cơ học (như xương, sụn).
+ Máu và bạch huyết: loại mô này có thành phần chủ yếu là chất lỏng - huyết
tương, trong đó các yếu tố định hình như huyết cầu (hồng cầu, bạch cầu) và các huyết
thể nhỏ. Trong cơ thể máu và bạch huyết lưu thông trong hệ mạch, đảm bảo chức năng
dinh dưỡng qua sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài.
+ Mô liên kết sợi xốp: là loại mô rất phổ biến trong cơ thể, có mặt ở tất cả các cơ
quan, dọc theo đường đi của mạch máu, mạch bạch huyết và làm thành những lớp mô
đệm dưới da hoặc giữa các cơ. Trong mô liên kết sợi xốp, yếu tố gian bào là một khối
chất dính, nhớt, vô định hình, trong đó có những bó tơ sinh keo và những sợi đàn hồi.
10


Còn yếu tố tế bào chỉ là những nguyên bào sợi, sau này trưởng thành biến đổi ra thành
tế bào sợi. Tại một số bộ phận của cơ thể như dưới da, mô liên kết sợi xốp biến đổi
thành mô mỡ.
+ Mô liên kết sợi chắc: có cấu trúc sợi là thành phần chủ yếu bên cạnh yếu tố tế
bào kém phát triển.
+ Mô sụn: là loại mô có cấu tạo khá đặc biệt, trong đó gồm một yếu tố gian bào
phát triển, còn các tế bào rải rác trong gian bào hoặc riêng lẻ hoặc nhóm 2 - 3 tế bào
trong bao nang.
+ Mô xương: có lớp màng xương (hay cốt mạc) phủ ngoài. Màng xương có hai
lớp: lớp ngoài là mô liên kết sợi chắc và lớp trong gồm những tế bào sinh xương có
khả năng sinh sản. Trong mô xương, chất gian bào do những tơ sợi sinh keo cấu tạo
nên xếp thành những tấm dẹp có tẩm một số muối vô cơ làm cho nó vừa đặc, vừa chắc

lại vừa đàn hồi. Mô xương là một loại mô phân hóa cao hơn cả và lần đầu tiên xuất
hiện ở những động vật có xương sống.
- Mô cơ
Nó chiếm 1/3 khối lượng cơ thể. Đặc tính chung của mô cơ là khả năng co rút.
+ Mô cơ vân: cơ vân tạo nên vách cơ tim và cùng với hệ xương làm thành cơ
quan vận động. Cấu tạo cơ vân gồm những sợi cơ có chiều dài thay đổi. Mỗi sợi cơ
gồm có một màng bọc quanh một khối nguyên sinh chất trong có nhiều tơ cơ nằm dọc
cùng một hướng với sợi cơ và có vô số nhân tế bào. Mỗi tơ cơ gồm những khoanh
hình đĩa có màu tối và sáng xen kẽ nhau, vì vậy mà có tên là cơ vân. Các sợi cơ tập
hợp thành bó cơ có độ dài thay đổi. Cơ vân có khả năng co rút nhanh hơn cơ trơn
khoảng 10 lần.
+ Mô cơ trơn: tham gia vào thành phần cấu tạo các nội quan và thành mạch máu.
Cấu tạo của mô cơ trơn gồm những tế bào cơ có hình sợi thuôn nhọn hai đầu. Trong tế
bào cơ trơn có chất nguyên sinh, một nhân hình que và nhiều tơ cơ trơn xếp dọc cùng
một hướng theo chiều dài của tế bào cơ. Sự co rút của mô cơ trơn không theo ý muốn.
- Mô thần kinh
Là một loại mô phân hóa cao độ, có khả năng cảm ứng được các loại kích thích
của môi trường. Thành phần của mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh. Mô thần kinh
tạo nên hệ thần kinh. Ngoài ra, nó còn có chức năng quy định và kết hợp sự hoạt động
của tất cả các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể, cũng như đảm bảo mối liên hệ giữa
cơ thể với môi trường ngoài.
1.2.3. Cơ thể là một khối thống nhất
Mọi bộ phận, mọi cơ quan đều được tạo thành từ tế bào. Tập hợp các tế bào có
cùng chức năng tạo thành mô. Mô tập hợp lại để tạo thành cơ quan và hệ cơ quan. Như
vậy, mọi cơ quan, mô và tế bào đều được liên kết với nhau thành một khối thống nhất
trong cơ thể (Hình 1.3).
- Sự thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa
+ Đồng hóa: là sự trao đổi và hấp thụ các chất được đưa từ môi trường bên ngoài
vào cơ thể. Kết quả là tạo ra các hợp chất hóa học phức tạp rồi từ đó tổng hợp lên các
thành phần của cơ thể sống và tạo ra năng lượng.

+ Dị hóa: là sự phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Kết quả của sự phân hủy này là sự giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này một mặt

11


dùng để tổng hợp các chất phức tạp mới từ các chất lấy ở bên ngoài vào, một mặt dùng
để thực hiện các quá trình sống trong các bộ phận của cơ thể.

Hình 1.3. Các cấp độ tổ chức cơ thể người

- Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng.
Giữa cấu tạo, hình thái với sinh lý, chức năng có sự thống nhất chặt chẽ với nhau.
Chức năng và hình thái của cơ thể là kết quả của sự phát triển cá thể và chủng loại của
cơ thể. Do đó giữa chức năng và hình thái cấu tạo có mối liên hệ khăng khít và lệ
thuộc lẫn nhau, trong đó chức năng giữ vai trò quyết định vì chức năng trực tiếp liên
hệ với trao đổi chất.
- Sự thống nhất giữa các cơ quan trong cơ thể (Hình 1.4 và hình 1.5)

12


Hệ sinh sản

Hệ da
Hệ
xương

Hệ
tiết

niệu

Hệ cơ

Hệ hô
hấp

Hệ thần
kinh

Hệ tiêu
hóa

Hệ bạch
huyết

Hệ
nội tiết

Hệ tuần
hoàn

Hình 1.4. Các hệ cơ quan trong cơ thể người

Các cơ quan và các hệ quan cơ trong cơ thể luôn luôn có sự hoạt động phối hợp
nhịp nhàng và thống nhất với nhau. Một bộ phận này ảnh hưởng đến các bộ phận khác,
ví dụ, khi ta lao động thì cơ làm việc, tim đập nhanh hơn, nhịp thở gấp hơn. Sau khi
lao động, ta ăn ngon hơn, mồ hôi ra nhiều hơn, nước tiểu cũng thay đổi thành phần.
Toàn bộ cơ thể ảnh hưởng đến một bộ phận, ví dụ, hiện tượng đói là ảnh hưởng của
toàn bộcơ thể đến cơ quan tiêu hóa. Trong từng cơ quan có sự phối hợp giữa các thành

phần cấu tạo với nhau, ví dụ, tay co là do sự phối hợp giữa hai cơ nhị đầu và tam đầu;
đồng tử co giãn được là do sự phối hợp của cơ phóng xạ và cơ đồng tâm.
- Sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường (Hình 1.5)
Khi môi trường thay đổi thì cơ thể cũng phải có những thay đổi bên trong, những
phản ứng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Nếu không, cơ thể sẽ không tồn
tại được. Khả năng này của cơ thể được gọi là tính thích nghi – một đặc tính chung của
sinh học. Ví dụ, khi trời lạnh, ta “nổi da gà”. Đó chính là một sự thích nghi của cơ thể
13


đối với thời tiết: các cơ dựng lông co lại để giữ cho nhiệt trong cơ thể đỡ thoát ra ngoài.
Đó là loại thích nghi nhanh.
O2

Hệ da

CO2

Chất dinh dưỡng,
muối, nước

Hệ
thần kinh

Hệ
hô hấp

Hệ tuần hoàn

Hệ

nội tiết

Hệ tiêu
hóa

Hệ cơ xương
Hệ tiết niệu
Môi trường
bên ngoài

Môi trường
bên trong

Hệ sinh dục

Chất thải Chất thải

Sinh đẻ

Hình 1.5. Sự hòa hợp giữa các hệ cơ quan của cơ thể và với môi trường sống

1.2.4. Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh
Hệ thống thần kinh có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hoạt động của các
cơ quan trong cơ thể và làm cho cơ thể thành một khối thống nhất. Nhờ đó trong cơ
thể diễn ra quá trình tự điều chỉnh chức năng sinh lý, duy trì những điều kiện cần thiết
cho cơ thể tồn tại.
1.2.5. Đặc điểm chung về cơ thể trẻ em
- Cơ thể trẻ em không phải là cơ thể người lớn thu bé lại theo một tỷ lệ nhất định.
Mọi đặc tính giải phẫu sinh lý của trẻ em không phải của người lớn thu nhỏ lại.
- Cơ thể trẻ em nói chung và từng cơ quan nói riêng không hoàn toàn giống

người lớn đã trưởng thành. Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng, cơ thể
còn yếu. Những thay đổi của môi trường dù rất nhỏ đều ảnh hưởng đến sự phát triển
của cơ thể.
- Giữa cơ thể trẻ em và người lớn có nhiều điểm khác nhau: khác nhau về kích
thước, về cân nặng, về cấu trúc và về chức năng hoạt động.
- Sự hoạt động của cơ thể trẻ cũng như của người lớn không phải là gồm những
hoạt động riêng lẻ của từng hệ cơ quan mà các cơ quan trong cơ thể đều hoạt động
thống nhất trong một toàn bộ hoàn chỉnh.
- Cơ thể trẻ em là một cơ thể đang lớn và trưởng thành.
+ Lớn: sự phát triển về thể chất.
+ Trưởng thành: sự phát triển về tinh thần vận động.
14


Sự phát triển về thể chất và tinh thần vận động có liên quan chặt chẽ với nhau,
làm cho cơ thể trẻ, dần hoàn thiện về cấu trúc và chức năng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Giải thích tầm quan trọng của môn học.
Câu 2. Chứng minh tế bào là đơn vị cấu chúc, chức năng và di truyền cơ bản của
cơ thể con người.
Câu 3. Phân biệt các loại mô trong cơ thể con người.
Câu 4. Chứng minh cơ thể người là một khối thống nhất và là hệ thống tự điều
chỉnh.
Câu 5. Phân biệt các đặc điểm giữa cơ thể trẻ em và cơ thể người trưởng thành.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Cấu trúc nào dưới đây không có trong tế bào của cơ thể người?
A. Ty thể.
B. Trung thể.
C. Lục lạp.

D. Nhiễm sắc thể.
Câu 2. Toàn bộ các mô trong cơ thể người phân thành:
A. Ba nhóm: mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
B. Bốn nhóm: mô thượng bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
C. Năm nhóm: mô thượng bì, mô xương, mô cơ , mô liên kết và mô thần kinh.
D. Nhiều nhóm khác nhau.
Câu 3. Vai trò cơ bản nhất của tế bào chất là gì?
A. Bảo vệ nhân.
B. Nơi chứa đựng tất cả thông tin di truyền của tế bào.
C. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Nơi thực hiện trao đổi chất trực tiếp của tế bào với môi trường.
Câu 4. Trong tế bào bộ phận nào đóng vai trò quan trọng nhất?
A. Màng tế bào: giữ vai trò bảo vệ tế bào và chọn lọc các chất trong sự trao đổi
chất.
B. Tế bào chất: nơi diễn ra mọi hoạt động của tế bào.
C. Nhân: trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Ty thể: giữ vai trò hô hấp cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế
bào.

15


Chương 2. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ THỂ TRẺ EM
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chương này, sinh viên phải có khả năng:
1. Phân tích được khái niệm về sinh trưởng và phát triển, từ đó nắm được các quy
luật của sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
2. Nêu được khái niệm và phân tích được gia tốc phát triển của cơ thể trẻ em.
3. Phân biệt được các chỉ số đánh giá sự phát triển thể lực của cơ thể trẻ em.
4. Giải thích được ý nghĩa và cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng.

5. Phân tích được các đặc điểm phát triển của các thời kỳ của cơ thể trẻ em.
2.1. Tính quy luật về sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể
Sự sinh trưởng là quá trình tăng liên tục khối lượng của cơ thể bằng cách tăng số
lượng tế bào của cơ thể, dẫn đến tăng khối lượng mô, cơ quan và toàn bộ cơ thể. Kết
quả là xuất hiện sự thay đổi về mặt kích thước.
Trong quá trình sinh trưởng số lượng tế bào, trọng lượng cơ thể và hệ số nhân
chủng được tăng lên. Một số cơ quan trong cơ thể như xương, phổi, … sự sinh trưởng
được thực hiện đặc biệt nhờ việc tăng số lượng tế bào. Một số khác như cơ, mô thần
kinh, … có quá trình tăng kích thước chính tế bào.
Sự phát triển là một quá trình thay đổi về mặt số lượng và chất lượng xảy ra
trong cơ thể.
Sự phát triển của con người là một quá trình liên tục, diễn ra trong suốt cả cuộc
đời. Ở mỗi một giai đoạn phát triển cơ thể, cơ thể đứa trẻ là một chỉnh thể hài hòa với
những đặc điểm vốn có đối với giai đoạn tuổi đó.
Mỗi một giai đoạn tuổi đều chứa đựng các vết tích của giai đoạn trước, những cái
hiện có của giai đoạn này và những mầm mống của giai đoạn sau. Như vậy, mỗi một
lứa tuổi là một hệ thống cơ động độc đáo, ở đó vết tích của giai đoạn trước dần dần bị
xoá bỏ, cái hiện tại và tương lai được phát triển, rồi cái hiện tại lại trở thành cái quá
khứ và mầm mống của cái tương lai lại trở thành cái hiện tại, rồi những phẩm chất mới
lại được sinh – những mầm mống của cái tương lai. Giáo dục phải xác định được cái
hiện có và dựa trên mầm mống của cái tương lai mà tổ chức việc dạy học và giáo dục
cho thế hệ trẻ.
Sự phát triển trước hết được thể hiện ở sự tăng trưởng hay lớn lên của cơ thể, của
các cơ quan riêng lẻ và ở sự tăng cường các chức năng của chúng.
Sự tăng trưởng của các cơ quan khác nhau diễn ra không đồng đều và không
đồng thời, vì vậy mà tỷ lệ cơ thể bị thay đổi.
Nhịp độ tăng trưởng của cơ thể cũng không đồng đều. Chẳng hạn, ở tuổi dậy thì
cơ thể lớn nhanh, nhưng sau đó thì chậm lại.
Đặc trưng của sự tăng trưởng là sự thay đổi về số lượng những dấu hiệu vốn có
của cơ thể, về sự tăng lên hay giảm đi những dấu hiệu đó.

Đặc trưng của sự phát triển là những biến đổi về chất của cơ thể, là sự xuất hiện
những dấu hiệu và thuộc tính được hình thành ngay trong quá trình tăng trưởng. Quá
trình phát triển này diễn ra một cách từ từ, liên tục nhưng đồng thời cũng có những
bước nhảy vọt, những “ngắt quãng của sự liên tục”. Những giai đoạn đầu tiên của quá
16


trình này diễn ra khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Quá trình phát triển của cơ thể đi
từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa. Nó phân chia các bộ
phận, các cơ quan, các yếu tố và hợp nhất chúng lại thành một toàn bộ mới, một cơ cấu
mới. Sự hình thành những cơ cấu mới là sự xuất hiện những phẩm chất mới của con
người đang phát triển, nó diễn ra ở cả mặt hình thái lẫn cả mặt chức năng, sinh hóa,
sinh lý và tâm lý.
Sự phát triển cơ thể con người được biểu hiện qua các chỉ số đo người: chiều cao,
cân nặng, vòng ngực, chiều rộng của vai, ... Trong đó, chiều cao và cân nặng là hai chỉ
số cơ bản.
Chiều cao tăng lên rõ rệt trong thời kỳ bú mẹ và trong thời kỳ đầu của tuổi nhà
trẻ. Sau đó nó lại chậm lại ít nhiều. Lúc 6 – 7 tuổi, chiều cao lại tăng nhanh và đạt tới 7
– 10 cm trong 1 năm. Đó là thời kỳ vươn dài người ra. Sau đó, lúc 8 – 10 tuổi thì sự
tăng trưởng bị chậm lại, hằng năm chỉ đạt 3 – 5 cm (thời kỳ tròn người), đến lúc bắt
đầu dậy thì (11 – 15 tuổi) lại được tiếp tục tăng nhanh, từ 5 – 8 cm trong 1 năm (thời
kỳ thứ hai của sự vươn dài người ra).
Cân nặng: giữa chiều cao và cân nặng không có sự phụ thuộc theo một tỷ lệ
nghiêm ngặt nào, nhưng thông thường trong cùng một lứa tuổi thì những trẻ cao hơn
có cân nặng lớn hơn. Nhịp độ tăng trọng lớn nhất ở năm đầu của đời sống. Tới cuối
năm thứ nhất thì cân nặng được tăng lên 3 lần. Sau đó cân nặng tăng thêm trung bình
mỗi năm 2 kg.
Một số cơ quan tăng tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể. Ví dụ: tim tăng 15 lần, số
tăng 35 - 40 lần so với mới sinh. Một số cơ quan tăng nhanh ngay trong thời kỳ phát
triển bào thai và khối lượng của chúng chỉ tăng 3 - 4 lần sau khi sinh. Ví dụ: trẻ não sơ

sinh nặng 390 g, còn não của người lớn 1.480 g (từ 10 tuổi trở đi khối lượng của não
tăng rất ít). Có những cơ quan khối lượng của chúng hoàn toàn không đổi sau khi sinh.
Ví dụ như cơ quan thính giác và các ống bán khuyên nằm trong xương thái dương.
Mỗi thời kỳ lứa tuổi có những đặc điểm phát triển cá nhân. Chúng thay đổi và phụ
thuộc vào tình trạng sức khỏe, điều kiện và mức độ phát triển của hệ thần kinh.
2.2. Gia tốc phát triển của cơ thể trẻ em
2.2.1. Khái niệm
Gia tốc sinh học là toàn bộ những biến đổi có liên quan tới mặt sinh học của sự
phát triển con người. Gia tốc sinh học có liên quan đến các chỉ số phát triển hình thái
và chức năng của cơ thể, trước hết là chỉ số về chiều cao, cân nặng, …
Gia tốc xã hội là sự tăng khối lượng tri thức của trẻ em so với những trẻ em cùng
độ tuổi ở 40 - 50 năm trước đây.
2.2.2. Về chiều cao và cân nặng
- Sự gia tăng về chiều cao diễn ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Theo nghiên cứu của
Trường Đại học Y khoa trên trẻ Việt Nam:
+ Trẻ năm đầu tăng 23 - 25 cm.
+ Năm thứ hai: 10 cm.
+ Năm thứ ba: 8 cm.
+ Năm thứ 4 - 5: 4 - 6 cm.
+ Vào từ 7 - 12 tuổi mỗi năm tăng trung bình 3 - 4 cm.
- Sự gia tăng về trọng lượng cũng được thể hiện rất rõ rệt. Theo nghiên cứu của
Trường Đại học Y khoa trên trẻ Việt Nam:
17


+ Trẻ 6 tháng nặng gấp đôi.
+ 1 năm nặng gấp 3 lúc đẻ.
+ Từ 2 tuổi mỗi năm tăng thêm 2 kg.
+ Từ 7 - 12 tuổi mỗi năm tăng 1 - 1,8 kg; 14 - 16 tuổi mỗi năm tăng từ 3 - 3,6 kg.
Tuổi dậy thì tăng mỗi năm 3 - 5 kg.

Sự tăng trọng lượng như vậy không phải là kết quả của gia tốc phát triển mà là do
dinh dưỡng quá dư thừa gây nên (vì sự tăng trọng lượng lớn hơn nhiều so với sự tăng
chiều cao). Hiện tượng béo phì ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng không có lợi (đặc biệt là ở
trẻ em) vì nó làm cho quá trình trao đổi chất của tế bào bị biến đổi mạnh mẽ, từ đó để
gây nên các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, …
2.2.3. Sự cốt hóa của xương
Sự cốt hóa của xương bàn tay diễn ra sớm hơn 1 - 2 năm so với năm 1936. Sự
thay thế răng sữa bằng răng vĩnh viễn cũng được gia tăng với tốc độ như vậy.
2.2.4. Về mặt sinh dục
Kỳ hạn của tuổi dậy thì được thay đổi cùng một lúc với gia tốc phát triển, thường
sớm hơn 2 - 3 năm so với hồi đầu thế kỉ XX. Trước đây thời điểm xuất hiện kinh
nguyệt lần đầu thường xảy ra ở em gái lúc 14 tuổi. Từ năm 1959 trở lại đây lần có kinh
đầu tiên thường thấy ở các em gái 12 - 14 tuổi. Còn hiện nay thời điểm có kinh lần
đầu thường thấy lúc 11 - 13 tuổi.
Qua nghiên cứu người ta thấy thời gian sinh đẻ của phụ nữ hiện nay kéo dài hơn
trước kia khoảng 3 năm. Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ hiện nay xuất hiện muộn hơn
so với trước kia. Nếu trước kia thời kỳ mãn kinh xuất hiện lúc 45 tuổi, còn bây giờ lúc
48 - 50 tuổi.
2.3. Những chỉ số phát triển thể lực của trẻ em
Khi đánh giá mức độ phát triển thể lực của cơ thể trẻ em có thể theo: khối lượng
cơ thể, chiều cao, vòng ngực và một số chỉ số khác (như trạng thái và màu sắc của
niêm mạc, sự phát triển của các mô mỡ dưới da, sự phát triển về trương lực cơ, tư
thế, …). Ngay cả trẻ em hoàn toàn khỏe mạnh cũng tăng về chiều cao và cân nặng
không đều đặn. Ở giai đoạn này thì trẻ lớn nhanh hơn, ở giai đoạn khác trẻ lại chậm
lớn hơn
Những chỉ só phát triển thể lực thay đổi mạnh, nhất là trong những năm đầu.
Chúng giảm nhiều khi trẻ bị ảnh hưởng của điều kiện sinh hoạt gia đình không thuận
lợi, thiếu khí trời trong sạch, dinh dưỡng kém, thiếu ngủ, ít vận động, bị mắc bệnh, …
Vì vậy, cần phải thường xuyên theo dõi sự phát triển thể lực của trẻ để kịp thời phát
hiện những diễn biến xấu trong thể trạng của trẻ. Trẻ em trong năm đầu cần theo dõi

một tháng một lần, trẻ từ 1 - 3 tuổi thì 3 tháng một lần, trẻ từ 3 - 6 tuổi thì ít nhất 6
tháng một lần.
Để đánh giá sự phát triển thể lực của cơ thể trẻ, người ta dùng phương pháp
cân đo để đo chiều cao, cân nặng, …
- Có thể ước tính chiều cao cho trẻ trên 1 tuổi bằng cách áp dụng công thức sau:
X (cm ) = 75 + 5 × n
(X: chiều cao, n: số tuổi tính theo năm)
- Về cân nặng:
+ Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, tính theo công thức:
18


CN = CN lúc đẻ + (600g × n)
(trong đó CN: cân nặng; n: số tháng)
+ Đối với trẻ từ 2 - 10 tuổi, tính theo công thức:
CN (kg) = 9 + 1,5 (n - 1)
Hay CN (kg) = 9,5 + 2 (n - 1)
+ Đối với trẻ từ 11 - 15 tuổi tính theo công thức:
CN = 21 + 4(n - 10)
(n: số tuổi tính theo năm).
2.4. Giới thiệu về biểu đồ tăng trưởng
2.4.1. Khái niệm
Biều đồ tăng trưởng (biểu đồ phát triển cân nặng theo tuổi) là đồ thị thể hiện
chiều hướng phát triển cân nặng của một đứa trẻ tương ứng với độ tuổi của nó.
Cân nặng là là một phản ứng tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ em.

1 năm

2 năm


3 năm

4 năm

5 năm

Hình 2.1. Trẻ tăng trưởng theo năm tuổi

2.4.2. Giá trị của biểu đồ tăng trưởng
- Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ một cách dễ dàng.
- Phát hiện kịp thời tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.
Theo dõi tình trạng sức khỏe chung của trẻ, giáo dục sức khỏe cho bà mẹ, điều
chỉnh chế độ ăn và các biện pháp chăm sóc trẻ cho phù hợp khi cần thiết.
2.4.3. Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng
Cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng của trẻ em được minh họa trên hình 2.2 và 2.3.
cụ thể như sau:
- Cân đều đặn cho trẻ hàng tháng bằng một loại cân nhất định.

19


Hình 2.2. Biểu đồ phát triển của trẻ em trai

Hình 2.3. Biểu đồ phát triển của trẻ em gái

20


- Ghi kết quả mỗi lần cân vào biểu đồ tăng trưởng (trục ngang là tuổi, trục dọc là
cân nặng).

- Nối các điểm ghi kết quả các lần cân, nếu đường biểu diễn đi lên là tốt, nằm
ngang (-) trẻ không lên cân là nguy hiểm, cần can thiệp kịp thời.
- Đồ thị nằm trong kênh nào, tình trạng dinh dưỡng thể hiện độ đó.
2.5. Đặc điểm phát triển qua các thời kỳ của trẻ em
Các dấu hiệu cơ bản được chọn làm tiêu chuẩn để phân chia các thời kỳ mà
nhiều người quan tâm là: kích thước cơ thể và các cơ quan, khối lượng cơ thể, sự cốt
hóa cột sống, mọc răng, sự phát triển của tuyến nội tiết, sức mạnh của cơ, mức độ dậy
thì.
2.5.1. Thời kỳ phát triển trong tử cung
- Bắt đầu từ lúc trứng thụ tinh đến khi đứa trẻ ra đời (270 – 280 ngày), minh họa
trên hình 2.4. Chia 2 Giai đoạn:
+ Giai đoạn phát triển phôi thai (3 tháng đầu) là giai đoạn hình thành thai nhi.
+ Giai đoạn phát triến sau thai (6 tháng cuối) thai nhi lớn nhanh cả về cân nặng
và chiều cao.
B
A

C

D
E

Hình 2.4. Thời kỳ phát triển trong tử cung
(A - Phôi 7 ngày sau thụ tinh, B - Phôi 32 ngày sau thụ tinh, C – Phôi 37 ngày, D –
Phôi 41 ngày, E – Bào thai giữa 12 và 15 tuần)

- Đặc điểm:
+ Sự hình thành và phát triển của thai nhi.
+ Sự dinh dưỡng của thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ.
Hoàn cảnh sinh hoạt vật chất, tinh thần tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động

của người mẹ khi có thai đều ảnh hưởng trực tiếp của thai nhi.
Vì vậy bảo vệ sức khỏe các bà mẹ có thai là thiết thực bảo vệ sức khỏe trẻ em.
2.5.2. Thời kỳ sơ sinh (1 tháng đầu từ khi sinh)
21


- Trẻ bắt đầu làm quen và thích nghi với môi trường sống ngoài bụng mẹ.
- Các hệ cơ quan bắt đầu hoạt động và thích nghi dần.
+ Trẻ bắt đầu thở bằng phổi.
+ Vòng tuần hoàn chính thức hoạt động thay thế cho vòng tuần hoàn rau thai.
+ Bộ máy tiêu hóa bắt đầu làm việc, trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh.
+ Hệ thần kinh luôn bị ức chế nên trẻ ngủ suốt ngày.
Do thay đổi môi trường sống nên trẻ có một số hiện tượng sinh lý: bong da, vàng
da, sụt cân, rụng rốn, ... Nhìn chung cơ thể trẻ còn rất non yếu.
2.5.3. Thời kỳ bú mẹ: (1 - 12 tháng)
- Cơ thể lớn nhanh. Trẻ 12 tháng: cân nặng 3 lần, chiều cao tăng 1,5 lần lúc đẻ.
Do đó nhu cầu dinh dưỡng cao.
- Tinh thần vận động phát triển nhanh lúc mới đẻ chỉ có một phản xạ bẩm sinh
cuối thời lý này trẻ đã có nhiều phản xạ có điều kiện, trẻ nói và hiểu được nhiều điều.
- Hệ thống cơ xương phát triển nhanh 1 tuổi trẻ đã đi được.
- Chức năng các hệ cơ quan còn yếu: hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch còn kém.
2.5.4. Thời kỳ răng sữa ( 12 – 60 tháng)
- Thời kỳ này chia thành 2 giai đoạn. Tuổi nhà trẻ: 1 - 3 tuổi. Tuổi mẫu giáo: 3 6 tuổi.
- Trẻ chậm lớn hơn thời ký bú mẹ chức năng các bộ phận hoàn thiện dần.
- Chức năng vận động phát triển nhanh.
- Hệ thống thần kinh phát triển mạnh các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều,
phong phú, tốc độ hình thành phản xạ có điều kiện nhanh. Hệ thống ngôn ngữ phát
triển nhanh.
2.5.5. Thời kỳ thiếu niên (7-15 tuổi)
- Thời kỳ này chia thành 2 giai đoạn. Tuổi học nhỏ: 7 - 12 tuổi. Tuổi lớn: 12 - 15

tuổi.
- Cấu tạo và chức năng các bộ phận hoàn chỉnh: hệ thống cơ phát triển mạnh. Hệ
thần kinh hoàn thiện về cấu tạo. Chức năng não phát triển mạnh, phức tạp, vỏ não
chiếm ưu thế dần. Răng sữa, được thay bằng răng vĩnh viễn.
2.5.6. Thời kỳ dậy thì
- Giới hạn khác nhau tùy theo giới môi trường sống, hoàn cảnh kinh tế xã hội.
+ Nữ: 13, 14 – 17, 18 tuổi.
+ Nam: 15, 16 – 19, 20 tuổi.
- Cơ thể trưởng thành nhanh, các bắp thịt phát triển mạnh. Có biến đổi nhiều về
sinh lý và tâm lý. Hệ thống nội tiết có nhiều biến đổi. Bộ phận máy sinh dục bắt đầu
hoạt động. Hệ thống thần kinh có nhiều biến đổi không ổn định dễ mất thăng bằng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
Câu hỏi tự luận
Câu 1. Phân biệt sự sinh trưởng và sự phát triển của cơ thể con người.
Câu 2. Trình bày những quy luật sinh trưởng và phát triển của cơ thể con người.
22


Câu 3. Thế nào là gia tốc phát triển của cơ thể?
Câu 4. Phân tích các đặc điểm phát triển của các thời kỳ của cơ thể trẻ em.
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đánh giá mức độ phát triển thể lực của cơ thể trẻ em có thể theo:
A. Chiều dài chi.
B. Dung lượng phổi.
C. Kích thước đầu.
D. Sự phát triển của răng.
E. Chiều cao và khối lượng cơ thể.
Câu 2. Giai đoạn nhà trẻ là giai đoạn tương ứng với độ tuổi nào dưới đây?
A. 1 – 3.
B. 1 – 5.

C. 2 – 4.
D. 3 – 5.
E. 4 – 6.
Câu 3. Tiêu chuẩn nào dưới đây không dùng để phân chia các thời kỳ phát triển
của cơ thể:
A. Độ dài của các chi.
B. Sự cốt hóa cột sống.
C. Kích thước cơ thể và các cơ quan.
D. Mọc răng.
E. Khối lượng cơ thể.
Câu 4. Thay răng vĩnh viễn là quá trình xảy ra ở thời kỳ nào?
A. Sơ sinh.
B. Bú mẹ.
C. Thiếu niên.
D. Dậy thì.
E. Trưởng thành.
Câu 5. Sự phát triển của cơ thể từ khi sinh ra đến khi chết đi phụ thuộc vào quá
trình phát triển của thời kỳ nào?
A. Thời kỳ phát triển trong tử cung.
B. Thời kỳ sơ sinh.
C. Thời kỳ bú mẹ, thời kỳ răng sữa và thời kỳ thiếu niên.
D. Thời kỳ thiếu niên và thời kỳ dậy thì.
E. Tất cả A, B, C và D.

23


×