Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Chương trình ôn tập hè môn tiếng việt lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.76 KB, 5 trang )

CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP HÈ
MÔN TIẾNG VIỆT - Lớp 5
$1 . LUYỆN TỪ VÀ CÂU (DT- ĐT-TT)
I – Lý thuyết :
1/ Danh từ : Là những từ chỉ người, vật, đồ vật, sự vật, con vật, cây cối,…
VD : học sinh, bút, mèo, mít, sự dũng cảm, …
2/ Động từ : Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái.
VD : Chạy, nhìn, nghe, vui, buồn,…
3/ Tính từ : Là những từ chỉ màu sắc, mùi vị, tính chất, phẩm chất, kích thước, hình
thể,…
VD : xanh, thơm, cứng, tốt, to, méo,…
II – Bài tập :
1/ Tìm danh từ , động từ, tính từ trong đoạn thơ sau :
Hoa ban xoè cánh trắng. – Lan tươi màu nắng vàng.
Cánh hồng khoe nụ thắm. – Bay làn hương dịu dàng.
(ĐT : xoè, khoe, bay) (TT : trắng, tươi, vàng, thắm, dịu dàng)
2/ Xác định từ loại trong đoạn thơ sau :
Cây bầu hoa trắng – Cây mướp hoa vàng – Tim tím hoa xoan - Đỏ tươi râm bụt.
$2. TẬP LÀM VĂN (Viết thư)
I – Lý thuyết : TLV lớp 4 : viết thư, kể chuyện, tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật.
* Dàn ý một bức thư :
• Phần đầu thư : nơi viết, ngày, tháng, năm… ; Lời chào ,…
• Phần chính bức thư :
- Lý do mục đích viết thư ,…
- Thăm hỏi, thông báo, nhắc lại kỉ niệm,…
• Phần cuối thư : Lời chúc, chia tay, hứa hẹn,…. Kí tên.
II - Luyện tập : Viết một bức thư cho người thân ở xa thăm hỏi sức khoẻ và thông báo
tình hình học tập của em.

$3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (TĐ-TG-TL)


I – Lý thuyết :
1/ Từ đơn : Là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. VD : bút, đọc, đỏ, …
2/ Từ ghép : Là từ do 2, 3, 4 tiếng ghép lại tạo thành một nghĩa chung.
VD : quần áo, hợp tác xã, vô tuyến truyền hình, …
3/ Từ láy : Là từ do 2, 3 , 4 tiếng láy(có nghĩa là có một bộ phận của tiếng hoặc cả
tiếng được lặp lại) .
VD : tim tím, sát sàn sạt, trùng trùng điệp điệp; nhấp nhô, bồn chồn, đo đỏ, gâu gâu,…


II – Bài tập :
1/ Tìm 3 từ đơn là danh từ, động từ, tính từ. Đặt câu với mỗi từ tìm được.
2/ Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong những câu sau :
Tiếng/ cô giáo/ trang nghiêm/ mà/ ấm áp/. Em/ nhìn/ ai/ cũng/ thấy/ thân thương/.
3/ Ghi G trước mỗi từ ghép, ghi L trước mỗi từ láy :
Bình minh ;
cần mẫn ;
tham lam ;
cuống quýt ;
nhí nhảnh .
đủng đỉnh ;

lác đác ;

chân chính ;

hảo hạng ;

dí dỏm ;
hoa hồng ;


kém cỏi ;

bảo bối .

hồng hào ;

chân trời .

$4. TẬP LÀM VĂN (Kể chuyện)
I – Lý thuyết : Dàn ý bài văn tả người :
• Mở bài : Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (Truyện gì? Em được đọc, nghe khi nào? )
(Mở bài trực tiếp, gián tiếp)
• Thân bài :
- kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
• Kết bài : Nêu cảm nghĩ về câu chuyện kể. (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm); ( Kết
bài mở rộng hoặc không mở rộng)
II – Luyện tập : Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã học.
$ 5. RÈN CHỮ
TƯ THẾ NGỒI VIẾT VÀ CÁCH CẦM BÚT
A. Tư thế ngồi viết

-Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân thoải mái,
không chân co chân duỗi.
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy
mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang.
B. Cách cầm bút đúng



- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi
bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết
. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va
áp út (ngón deo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ
trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt
đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các
nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt
giấy.
- Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu
quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét
chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.

$6. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

(Luyện tập về : DT-ĐT-TT ; TĐ-TG-TL)
I – Lý thuyết : HS nhắc lại kiến thức về DT, ĐT, TT, TĐ, TG, TL.
II – Bài tập :
1/ Tìm DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau :
Học quả là khó khăn gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm
phấn khởi.
2/ Tìm từ láy trong đoạn thơ sau : (Thi TN 21/5/2001-2005)
Tớ là chiếc xe lu – Người tớ to lù lù – Con đường nào mới đắp – Tớ san bằng tăm tắp.
3/ Viết một đoạn văn nói về một bạn học sinh giỏi trong đó có sử dụng 3 – 5 từ láy.
$7. TẬP LÀM VĂN (Kể chuyện)
I – Lý thuyết : Dàn ý bài văn tả người :
• Mở bài : Giới thiệu câu chuyện sẽ kể (Truyện gì? Em được đọc, nghe khi nào? )
(Mở bài trực tiếp, gián tiếp)
• Thân bài :

- kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
• Kết bài : Nêu cảm nghĩ về câu chuyện kể. (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm); ( Kết
bài mở rộng hoặc không mở rộng)
II – Luyện tập : Kể lại một câu chuyện cổ tích theo lời một nhân vật trong truyện.


$8. LUYỆN TỪ VÀ CÂU (CN-VN-TN)

I – Lý thuyết :
1/ Chủ ngữ : Là bộ phận chính thứ nhất của câu, thường là danh từ, thường đứng
trước vị ngữ. Muốn tìm chủ ngữ ta có thể đặt câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?...
VD : Hoa hồng / đẹp và thơm
2/ Vị ngữ : Là bộ phận chính thứ hai của câu, thường là động từ hoặc tính từ, thường
đứng sau chủ ngữ. Muốn tìm vị ngữ ta có thể đặt câu hỏi : Như thế nào? Làm sao?...
VD : Hoa hồng, hoa huệ / đẹp và thơm.
3/ Trạng ngữ : Là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho câu về thời gian, nơi
chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,… Thường đứng đầu câu hoặc cuối câu,
thường được ngăn cách với các bộ phận khác bởi dấu phẩy.
VD : Ngoài vườn,/ hoa hồng nở đỏ rực.
II – Bài tập :
1/ Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau :
Ai /yêu /nhi đồng – Bằng /Bác /Hồ Chí Minh – Tính /các cháu /ngoan ngoãn- Mặt /các
cháu /xinh xinh.
2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau :
- Hôm nay, chúng em học Luyện từ và câu.
- Bạn An học giỏi, hát hay.
- Suối chảy róc rách.
- Tiếng suối chảy róc rách.
- Xa xa, thấp thoáng ngôi chùa cổ kính
$9. TẬP LÀM VĂN (Tả đồ vật)

I – Lý thuyết :
1/ Ghi nhớ về văn miêu tả :
- Quan sát : trực tiếp, gián tiếp(qua tranh ảnh), bằng nhiều giác quan : mắt(thị giác), tai
(thính giác),mũi(khướu giác), da(xúc giác), lưỡi(vị giác), trí tưởng tượng,…
- Trình tự miêu tả : không gian (Từ xa tới gần, từ bao quát đến chi tiết, từ gần tới xa,
…); thời gian,….
- Biện pháp nghệ thuật : so sánh, nhân hoá, liên tưởng,…
- Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét qua từng chi tiết miêu tả, từng đối tượng quan sát.
- Từ ngữ gợi tả (từ láy, tượng thanh, tượng hình,…), sử dụng từ chính xác.
2/ Dàn ý bài văn tả đồ vật :
• Mở bài : Giới thiệu đồ vật sẽ tả : Đồ vật gì? Ai tặng, cho khi nào?,… (Em có,
thấy đồ vật đó trong hoàn cảnh nào ? …)
(Mở bài trực tiếp, gián tiếp)
• Thân bài :
- Tả bao quát : tầm thước, hình dáng, màu sắc, …
- Tả chi tiết : Tả từng bộ phận của đồ vật (từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra
ngoài)
- Công dụng của đồ vật đó.


• Kết bài : Nêu cảm nghĩ về đồ vật đã tả. (yêu quý, mơ ước, trách nhiệm); ( Kết
bài mở rộng hoặc không mở rộng)
II – Luyện tập : Tả chiếc cặp xách của em.
$10. RÈN CHỮ
TIÊU CHUẨN CHỮ VIẾT ĐẸP
1/ Viết đúng hình dáng, kích thước từng chữ cái, âm, vần, tiếng.
2/ Viết rõ ràng, đều nét giữa các tiếng, con chữ.
3/ Biết cách nối liền các chữ cái khi viết, có nét thanh, nét đậm.
4/ Đẹp hình dáng, độ cao giữa các chữ trên dòng kẻ, khoảng cách giữa các chữ, chữ
ngay ngắn.

5/ Bài viết sạch, trình bày cân đối, đảm bảo tốc độ, thời gian viết.
LUYỆN VIẾT MỘT SỐ CHỮ KHÓ
L, H, B, Y, G.



×