Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người do đó con người phải bảo vệ rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.01 KB, 8 trang )

Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ
mà người ta kết luận như vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất
phong phú, nó tiểm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục
vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợí ích cho con
người, chính vì vậy con người phải bảo vệ rừng. Thực sự rừng có
ích lợi gì?
Nhìn lại, cuộc sống hàng ngày của con người ta sẽ thấy được giá
trị quí báu của rừng và từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ
rừng.
Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã
cung cấp cho ta các loại gỗ: gỗ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt….
để phục vụ đời sống hàng ngày; gỗ quý thì làm vật liệu xây dựng,
đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại.
Những cột nhà to bằng gỗ lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các
gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm… có được là chính
từ nguyên liệu của rừng mà ra.
Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các
loại cây quí hiếm có thể trị các bệnh nan y thường có trong rừng sâu
được những thầy thuốc đông y tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo
phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng
nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng sinh sống của các loài vật quí
phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi… và nhiều
loài chim quí lạ. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài
sản vô giá của rừng dành cho con người.
Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ
đời sống con người. Không có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai
lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống cho
con người, cung cấp động vật quí hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa.
Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do
khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong chiến tranh
rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân




thù”. Phải nói rằng rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản
vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài
người.
Hiểu được ích lợi của rừng nên chúng ta cần phải bảo vệ nó.
Trước đây vì chưa hiểu biết hết sự cần thiết của rừng mà người ta
đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn với biết bao hậu quả
khôn lường chính là do sự khai thác rừng bừa bãi mà ra. Do vậy,
chúng ta bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sống của con người
chúng ta.
Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của
cả thế giới. Muốn có được môi trường tốt sạch và xanh, chúng ta
phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị trước
hàng loạt cây con để thay thế. Có như thế mới giữ màu xanh của
rừng được xanh tươi mãi. Vì vậy ngoài việc khai thác sử dụng nguồn
lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành những
đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những loài
vật có nguy cơ bị diệt chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập
những đội bảo vệ thường trực, ngày đêm canh gác rừng và thông tin
tuyên truyền mọi người dân phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú do rừng tạo ra.
Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy
mỗi người chúng ta, khi đã thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực
hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ
rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người
chứ không phải của riêng ai. Được như vậy tức là ta đã biết bảo vệ
cuộc sống của chúng ta.
"Rừng" - Tiếng gọi thân thương và quen thuộc của người dân
Việt Nam. Dân tộc ta cất lên tiếng gọi đó bằng tất cả lòng

thành kính, mến yêu. Tình yâu đó xuất hiện cả trong ca dao,
tục ngữ, xuất hiện cả trong tiếng nói tâm tình của nhân dân


ta từ bao đời nay. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người không
biết lợi ích cảu rừng đối với họ và trách nhiệm của họ đối với
rừng. Chính vì vậy, tình yêu mà dân tộc ta gìn giữ bao đời
nay đang dần bị tàn phá...
Rừng - người bạn thân thiết của chúng ta thực ra có rất nhiều
ích lợi, chính điều đó đã trở thành những gì thiết thực và
quan trọng nhất trong đời sống con người từ xưa đến nay.
Hàng trăm triệu năm trước Công Nguyên, con người đã biết
lấy gỗ rừng, khai thác rừng để làm nhà, làm vật dụng. Bằng
chứng xác thực là sau hàng trăm thế kỉ, các nhà khảo cổ học
đã tìm thấy những vật dụng đó trong lòng đất. Cho đến nay,
gỗ rừng vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là tài sản vô giá. Mỗi
chúng ta đều có thể thấy các loại gỗ quý ở trong các đền
chùa: tượng phật, trong viện bảo tàng: các tác phẩm nghệ
thuật. Và trong 30 năm trở lại đây, gỗ đã trở nên phổ biến
hơn nhờ sự góp mặt trong viêc làm nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp hiện đại. Trong những trang sử hào hùng
của đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sảy ra bao
nhiêu cuộc chiến, xảy ra bao nhiêu thăng trầm của sự mất
mát, sự đau thương và của cả tình yêu đôi lứa,.. và trong tất
cả những thứ như hào nhoáng, như ảo tưởng kia đều có rừng
bên cạnh, có rừng trở che. Rừng dang rộng cánh tay xanh
cho những người con của cách mạng chiến thắng mọi kẻ thù
hung ác: từ khởi nghĩa lam sơn với núi rừng Chí Linh cho đến
cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp,.. tất cả đều có rừng
làm bạn, có rừng ôm ấp, bao bọc. Trước khi có sự tiến bộ và

phát triển của y học phương Tây, rừng được mệnh danh là
"thiên đường của những loài thảo dược quý" đóng góp một
phần quan trọng cho y học phương Đông nói chung và y học
Việt Nam nói riêng như: giảo cổ lam, sâm phương nam,.. có
tác dụng tốt cho người bị mỡ máu cao và ổn định đường
huyết. Hơn thế nữa, rừng chính là "con đê xanh", là rào cản
vững chắc cho dải đất ruột thịt miền Trung trước những cơn
bão lũ, đem đến cho đồng bào miền Bắc một cái Tết đầm
ấm, tránh xa khỏi những biến động thất thường của thời tiết,
để cho những giọt nắng đọng lại trên môi em thơ, để cho
những hạt mưa gợi lại trên khóe mắt của mỗi người dân đất
Việt.. Rừng chống hiên tượng xa mạc hóa, tạo nguồn nước
ngầm trong sạch. Rừng con đóng một vai trò quan trọng


trong sự sống của mỗi con người chúng ta. Nó là môi trường
sinh thái, môi trường sống của tất cả loài người. Quá trình
quang hợp của cây xanh liên tục xảy ra: cây hít khí CO2, tạo
khí O2 - một loại khí rất cần thiết cho sự sống con người.
Rừng chính là "nhà máy lọc bụi " tối tân nhất mà chưa có
một nhà máy nào trên thế giới sánh nổi. Rừng không chỉ có ý
nghĩa quan trọng đối với con người chúng ta mà con đối với
một tài sản vô giá của mỗi quốc gia: thế giới động vật phong
phú vì rừng là nơi nuôi dưỡng, sinh sống của các loài thú quý
hiếm như: hổ, báo, linh dương, các loài bò sát,.. Chính sự góp
mặt của những người bạn này đã khiến hệ sinh thái trái đất
trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Vậy mà người bạn quan trọng của chúng ta - rừng đang ngày
càng bị tàn phá, ngày càng phải chịu những nỗi đau do con
người gây nên. Thực trạng phá rừng hiện nay đang ngày

càng trầm trọng. Diện tích rừng tự nhiên năm 1943 là
14.350.000 ha, độ che phủ rừng là 43% và diện tích đồi trọc
không đáng kể. Thế nhưng đến năm 1995, diện tích rừng chỉ
còn 8.253.000 ha, độ che phủ rừng là 28% và diện tích đồi
trọc đã tăng lên 13.000.000 ha. Sở dĩ có những con số
nghiêm trọng như vậy trước tiên là để lấy đất làm nông
nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng...
Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành
đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay,
những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những
vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất
nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị
bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới
tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam
đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu
quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao
và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó
người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Nguyên nhân thứ
hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ
XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu,
chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu
Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã
đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế
giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và


các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn
phá hàng năm. Nguyên nhân thứ 3 là do nạn lâm tặc hoành
hành, chúng đã phá hủy hơn 1/3 diện tích rừng tự nhiên của
chúng ta, lợi dụng kiểm lâm thiếu các phương tiện như súng

và lực lượng mỏng. Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do
cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn,
dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh...
Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một
bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra
một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không
có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa. Còn một
số nguyên nhân khác như khai thác gỗ làm giấy, sản xuất đồ
gia dụng,.. Thế nhưng vẫn còn một nguyên nhân nữa vô
cùng quan trọng: chiến tranh - nguyên nhân phy lý nhất mà
con người phải hứng chịu. Trong 2 cuộc chiến lớn nhất của
dân tộc với 2 đối thủ là các cường quốc mạnh nhất trên thế
giới lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ, hàng trăm triệu lít chất đọc
hóa học Diosin đã cướp đi hơn 2 triệu ha rừng.
Đứng trước tình trạng phá rừng nghiêm trọng đó, liệu mỗi
con người chúng ta có biện pháp gì để khắc phục? Trước hết,
việc khai thác rừng cần phai có kế hoạch cụ thể, chi tiết để
không khai thác quá mức tài nguyên rừng, tránh ảnh hưởng
đến các sinh vật khác. Mỗi người dân cần có ý thức khôi phục
nhưng khu rừng bị tàn phá gần nơi mình sinh sống. Khi khai
thác, cần thực hiện đúng luật mà Đảng và nhà nước đã ban
bố về bảo vệ các loài thú có nguy cơ tuyệt chủng. Đối với các
cán bộ kiểm lâm, nhà nước cần có thêm những chính sách
ưu đãi để họ có thể bảo vệ rừng tốt hơn nữa. Bên cạnh đó,
mỗi học sinh, đội viên chúng ta cần phải có những hiểu biết
và tuyên truyền cho những người xung quanh về luật bảo vệ
rừng.
"Rừng" - chiếc nôi của chúng ta, lá phổi xanh của Trái đất
đang bị tàn phá nghiêm trọng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta
cần có biện pháp khôi phục và bảo vệ rừng. Hãy góp công

sức nhỏ bé của mình để lá phổi xanh ngày càng xanh bạn
nhé ;)
Hồn Tổ quốc ngự giữa rừng sâu thẳm,
Rừng điêu tàn là Tổ quốc suy vong!


Trái Đất đang nóng dần lên, băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng
nhanh. Lũ lụt. Hạn hán.Vòi rồng ,đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính
mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng. Bởi vì bảo vệ
rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Vậy rừng có nghĩa là gì? Rừng có nghĩa là một quần thể cây cối mọc lau
năm trên một khu đât rộng lớn. ta có thể liẹt kê đến một số khu rừng cả của
Việt Nam và thế giới như: rừng U Minh; rừng Nam Cát Tiên; rừng Cúc
Phương;…Rừng đóng một vai trò cực kì quan trọng đôi với đời sống nhân
loại
Do đặc tính sinh học chất diệp lục có trên lá cây mà rùng như một cỗ máy kì
diệu, hấp thụ khí độc khí bụi bẩn và trả lại cho nhân loại là những chất khí
sạch sẽ trong lành. Bởi vậy mà rừng còn được gọi là “ lá phổi xanh của Trái
Đất”. Ngoài ra rừng còn giúp điều hòa khí hậu mát mẻ trong lành.
Không chỉ thế rừng còn giúp giữ đất; bảo vệ đất khi mưa trút xuống gặp
từng tầng tầng lớp lớp những tán lá rộng lớn ngăn cản vận tốc chảy của nước
từ trên đồi xuống để rừng khỏi bị rửa trôi đi lứop đất màu mỡ vô cùng quý
giá; cũng giống như khi gặp lũ những tán lá cây lớn rậm rạp làm ngâưn cản
vận tốc chảy của nước lũ để có đủ thời gian ngấm sâu vào lòng đất. Từ đó
rừng còn có tác dụng tránh bị rửa trôi tránh, xói mòn.ở trên các sa mạc,
hoang mạc rừng chống cát bay ra những vùng đất khác làm cho sa mạc,
hoang mạc bị thu hẹp dần và hầu như không còn được mở rộng.
Bên cạnh đó , rừng còn mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Những cây trong
rừng như đinh, lim, sếu, táu… là nguồn cung cấp gỗ lớn phục vụ cho nhu
cầu vật chất của con người bao gồm các đồ dùng như bàn ghế, tủ, nhà, cửa…

Đặc biệt là các loài cây giúp ta chữa bệnh, sản xuất ra các hóa chất cần thiết
như thảo quả, linh chi,… Rừng cũng là nơi trú ngụ, là ngôi nhà chung thân
thương của biết bao loài chim thú: cú, sẻ, hổ, báo, sư tử. Hệ thực vật, động
vậtphong phú là cơ sở đẻ rừng còn phát triển nghành du lịch sinh thái. Rất
nhiều các quốc gia đã thành công với quy mô này.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng có câu:
“Núi giăng thành lũy thép giày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”
Đối với ta rừng là “rừng vàng”, còn đối với kẻ thù rừng là “rừng thiêng nước
độc” như vậy là ngoài những lợi ích nêu trên rừng còn mang giá trị tinh thần
trong những cuộc kháng chiên của quân và dân ta. Rừng còn che các cô chú
bộ đôi qua dãy Trường Sơn mang vũ khí đến miền Nam để giải cứu đất nước
dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Rừng đã mang lại những lưọi ích quý báu như vậy mà đã có nhiều người
chặt phá rừng một cách không thương tiếcmà lại còn tàn phá dã man. Ở các
cách rừng,


có những kẻ ngang nhiên chạt phá rừng để kiếm lời vẫn còn xảy ra thường
xuyên, làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên rừng những kẻ đó mới đáng bị
chừng trị trước pháp luật. Cũng có những người vì muốn mưu sinh nên họ
mới phải chặt phá rừng, săn bắt thú và bán cho những người giàu với cái giá
cực kì rẻ mặc; đó là do hiểu biết của họ còn kém, hoàn cảnh bắt buộc và nhà
nước chưa chủ động quan tâm đến họ. Một số dân tộc tiểu số ít người họ có
biết đâu được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống chúng ta nếu
thiếu bóng những cánh rừng xanh. Những viêc du cư du canh của họ rất có
hại như: họ phải đốt rừng để trồng cây lương thực cach tác xong vài ba vụ
đât hết chất màu họ lại bỏ đến khu rừng khác để sinh sống… Nếu chặt phải
rừng phòng hộ hay còn gọi là rừng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả khôn lường
như không ngăn được bão lớn, lũ lụt.

Rừng thật quý giá phải không các bạn? Nên chúng ta phải có ý thức bảo vệ
rừng, tuyên truyền cho mọi người để cùng nhau thực hiện bảo vệ rừng, nếu
thấy các hành vi chặt phá hay phá hoại rừng thì phải nhắc nhở hoặc báo với
các cơ quan thẩm quyền để trừng phạt nghiêm khắc kẻ cố tình làm phá hoại
rừng. Các bạn ơi chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ rừng nhé!
Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà
thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại
nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua càu:
Rừng vàng, biển bạc.
Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần
thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ
đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền
hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến
lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để
làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ
chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng
mà ra.
Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế
tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá
học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng.
Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản
xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.
Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây
cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con
người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.


Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây
xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp
nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn

gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp
con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên
vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn để
tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.
Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường
lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở
thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan
du lịch của mọi người.
Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo
vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi.
Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to
nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai,
lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy
của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại
của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm
hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn
được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.
Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết,
nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ
rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây
rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu
không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi
con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy
đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?
Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác
rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới,
phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang
được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ
được bảo tổn và ngày càng phát triển.




×