Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Quan hệ đại việt đông nam á thế kỷ x XV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 157 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 1

2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 2

3.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4

5.

Nguồn tư liệu nghiên cứu ....................................................................................................... 4

6.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................... 4

7.

Đóng góp của luận văn........................................................................................................... 7

8.



Cấu trúc của luận văn ............................................................................................................. 8

CHƢƠNG 1: ĐẠI VIỆT TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á, THẾ KỶ X – XV ................... 9
1.1.

Bối cảnh Đông Nam Á, thế kỷ X – XV ............................................................................. 9

1.2.

Vài nét về quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á, thế kỷ X – XV ............................... 14

1.3.

Khái quát về bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội của Đại Việt, thế kỷ X – XV................ 26

CHƢƠNG 2: QUAN HỆ ĐẠI VIỆT – CHAMPA, THẾ KỶ X – XV........................................ 38
2.1. Quan hệ Đại Việt – Champa nhìn từ dòng chảy lịch sử ........................................................ 38
2.2. Champa thế kỷ X – XV ......................................................................................................... 44
2.3. Quan hệ Đại Việt – Champa thế kỷ X – XV ......................................................................... 52
2.3.1. Mối quan hệ hòa hiếu giữa Đại Việt và Champa thế kỷ X – XV .................................... 52
2.3.2. Xung đột và cạnh tranh giữa hai quốc gia ..................................................................... 61
CHƢƠNG 3. QUAN HỆ ĐẠI VIỆT – CÁC QUỐC GIA INDONESIA THẾ KỶ X – XV ..... 76
3.1. Quan hệ Đại Việt – Các quốc gia ở Indonesia thời kỳ tiền Thăng Long .............................. 76
3.2. Indonesia thế kỷ X – XV....................................................................................................... 79
3.3. Quan hệ bang giao – thương mại giữa Đại Việt và các quốc gia ở Indonesia thế kỷ X – XV
...................................................................................................................................................... 87
CHƢƠNG 4. QUAN HỆ CỦA ĐẠI VIỆT VỚI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á KHÁC
........................................................................................................................................................ 100
4.1. Quan hệ Đại Việt – Chân Lạp thế kỷ X – XV..................................................................... 100

4.1.1. Quan hệ hai nước trước thế kỷ X ................................................................................. 100
4.1.2. Quan hệ Đại Việt – Chân Lạp thế kỷ X – XV ............................................................... 102


4.2. Quan hệ của Đại Việt và một số quốc gia Đông Nam Á khác ............................................ 115
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 121
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 127
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 137


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 2.1. Thống kê sơ lược về mối quan hệ của Đại Việt – Champa
thời Lý (1009 – 1225) [53] [54]
Bảng 2.2. Thống kê sơ lược về mối quan hệ của Đại Việt – Champa
thời Trần (1226 – 1400) [53] [54]
Bảng 2.3. Thống kê về mối quan hệ của Đại Việt – Champa triều Hồ

Trang
137
143
149

(1400 – 1407) [53] [54]
Bảng 3.1. Thống kê các phái đoàn “triều cống” của Java đến Đại
Việt thế kỷ X – XV [53] [54]
Bảng 3.2. Địa điểm phát hiện gốm sứ Việt Nam ở Indonesia [101]
Bảng 4.1. Thống kê các phái đoàn triều cống của Chân Lạp đến Đại
Việt thời Lý [53] [54]
Bảng 4.2. Thống kê hoạt động triều cống của một số quốc gia Đông

Nam Á khác đến Đại Việt thế kỷ X – XV [53] [54]
Bảng 4.3. Thống kê số lượng sứ đoàn triều cống của các nước đến
Trung Quốc thời Tống (960 – 1297) [116]

150
151
152
153
154


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Thế kỷ X – XV đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với lịch sử Đông
Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam. Vượt qua những thách thức cam go từ môi trường
chính trị khu vực, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã nỗ lực xây dựng quốc gia, củng
cố sức mạnh dân tộc, mở rộng lãnh thổ và không ngừng khẳng định vị thế của Đại
Việt ở Đông Nam Á. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ truyền thống với triều đình
Trung Hoa, Đại Việt cũng đồng thời gia sức mở rộng và phát triển mối quan hệ với
các nước láng giềng như: Champa, Chân Lạp, Srivijaya, Java...
Các hoạt động bang giao của Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á, thế kỷ X
– XV, không chỉ diễn ra một chiều, đơn tuyến mà ngược lại, là các hoạt động đối
ngoại đa chiều và phức tạp. Trong 5 thế kỷ, Đại Việt và các nước láng giềng vừa
duy trì mối quan hệ bang giao, hòa hiếu lại vừa tồn tại những xung đột, nghi kỵ
nhằm cạnh tranh ảnh hưởng và vị thế chính trị trong khu vực. Điều này đưa đến cả
những kết quả tích cực và tiêu cực. Đầu tiên, nó tăng cường sự liên kết giữa các
chính thể trong khu vực. Thứ hai, các mối quan hệ được thiết lập trên cơ sở của hệ

thống bang giao – triều cống trong đó mỗi đế chế đều thu nhận về những lợi ích
thương mại đồng thời góp phần nâng cao vai trò cũng như ảnh hưởng trên phương
diện chính trị của mỗi nước đối với khu vực. Thứ ba, mặc dù trong suốt năm thế kỷ
mối quan hệ giữa Đại Việt và các nước Đông Nam Á không phải lúc nào cũng diễn
ra trong trạng thái hòa bình, nhưng xu hướng giao lưu, hợp tác vẫn là chủ đạo và và
kết quả của quá trình giao lưu hợp tác ấy đã để lại những dấu ấn độc đáo và đậm nét
ở mỗi nước.
Mặc khác, các cuộc xung đột xảy ra giữa các quốc gia đã đưa đến những hệ
quả nghiêm trọng cho cả Đại Việt và các nước trong khu vực. Đến giữa thế kỷ XV,
mặc dù Đại Việt vẫn duy trì vai trò chính trị của mình, nhưng những dấu hiệu của
cuộc khủng hoảng đã bắt đầu lộ diện. Trong khi đó, một số đế chế khác lại dần đánh
mất vị thế và tầm ảnh hưởng của họ trước những biến chuyển đầy phức tạp ở Đông
Nam Á. Bên cạnh những thay đổi lớn lao ấy, vào giữa thế kỷ XV cũng chứng kiến

1


sự vươn lên của một số quốc gia Hồi giáo, mở đầu cho Kỷ nguyên thương mại (Age
of commerce) (1450-1860) ở khu vực.1
Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa Đại Việt và các quốc gia Đông
Nam Á thế kỷ X – XV. Đặc biệt, Luận văn tập trung vào các mối quan hệ kinh tế chính trị với quan điểm cho rằng bất chấp sự cạnh tranh về vị thế chính trị giữa các
chính thể trong khu vực, Đại Việt và các nước vẫn duy trì mối quan hệ giao thương
chặt chẽ với nhau. Tác giả áp dụng lý thuyết về “Kỷ nguyên thương mại sớm ở
Đông Nam Á” của Geoff Wade và lý thuyết về quan hệ thương mại – triều cống của
Wang Gungwu làm cơ sở lý luận của Luận văn: “Quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á,
thế kỷ X – XV”.
2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


2.1.

Mục đích nghiên cứu

Thu thập tài liệu từ thành văn đến phi thành văn (nguồn sử liệu điền dã thực
địa) để tổng hợp và cho một cái nhìn tổng thể, khái quát về mối quan hệ giữa Đại
Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV và ảnh hưởng của nó đối với quốc gia Đại Việt.
Trình bày và đánh gia mối quan hệ giữa Đại Việt – Đông Nam Á diễn ra trong
bối cảnh lịch sử thế kỷ X – XV. Từ đây, cho thấy những tác động của mối quan hệ
này đến xã hội Đại Việt.
Đưa ra những luận điểm khoa học để lý giải và nhận thấy rằng, bên cạnh mối
quan hệ giữa Đại Việt với Trung Hoa, Thăng Long còn thiết lập và duy trì quan hệ
với nhiều quốc gia lân bang/láng giềng khác. Từ những chứng cứ qua nguồn sử liệu
thành văn (chủ yếu là nguồn chính sử của Đại Việt) và tư liệu diền dã (Vân Đồn –
Quảng Ninh), chúng tôi có thể đưa ra kết luận quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á thế
kỷ X – XV đã diễn ra rất sôi động và phức tạp.

1

Theo Anthony Reid, giai đoạn 1450-1860 là Kỷ nghuyên thương mại (Age of Commerce) ở Đông Nam Á.
Sự hưng thịnh của thương mại ở Đông Nam Á gắn liền với sự vươn lên của hàng loạt các vương quốc Hồi
giáo ở khu vực và việc nhà Minh ở Trung Quốc ban hành cách chính sách hạn chế thương mại. Xem:
Anthony Reid, Southeast Asia in the age of commerce, 1450-1680, 2 vol. New Haven and London: Yale
University Press, 1988.

2


2.2.


Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những tiền đề lịch sử dẫn đến mối quan hệ giữa Đại Việt – Đông Nam
Á thế kỷ X – XV.
Bằng những nguồn tư liệu khai thác được từ các công trình nghiên cứu (Luận
văn, luận án, sách chuyên khảo, giáo trình...), tạp chí và tài liệu điền dã thực
địa,...luận văn tập trung làm rõ mối quan hệ giữa Đại Việt và một số quốc gia Đông
Nam Á thế kỷ X – XV trên các phương diện: bang giao – triều cống, xung đột, tị
hiềm và những giao lưu văn hóa. Từ đó, Luận văn rút ra những đặc điểm của các
mối quan hệ này và phân tích ảnh hưởng của chúng đến những chuyển biến của Đại
Việt trong 5 thế kỷ.
3.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp logic của sử học: Phương pháp này, cho phép chúng tôi dựa trên
những nguồn tài liệu/sử liệu để kết nói, xâu chuỗi và diễn giải về quan hệ Đại Việt –
Đông Nam Á thế kỷ X – XV trong bối cảnh khu vực nói chung và Đại Việt nói
riêng.
Phương pháp nghiên cứu đa ngành: Phương pháp này, cho phép chúng tôi tận
dụng được kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác như: Khảo cổ học, Dân
tộc học, Văn hóa học,... ; từ đó, chúng tôi có thể thu thập, đánh giá xử lý và diễn
giải tài liệu.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp phân tích, điền dã, so sánh,
đối chiếu... để thực hiện Luận văn. Chúng tôi sử dụng các phương pháp này nhằm
phân tích, tổng hợp các giai đoạn lịch sử và trình bày luận văn theo phương pháp
lịch đại cũng như có thể tiến hành trình bày tho phương pháp đồng đại để từ đó, có
thể nhận diện rõ ràng mối quan hệ giữa Đại Việt với một số quốc gia Đông Nam Á
thế kỷ X – XV.

Về hướng tiếp cận: nghiên cứu về quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á thế kỷ X
– XV, đề tài xác định các phương pháp tiếp cận dưới góc nhìn lịch sử, lịch sử văn

3


hóa, quan hệ quốc tế... các hướng tiếp cận này phù hợp với tên đề tài cũng như mục
đích nghiên cứu đặt ra.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mối quan hệ giữa Đại Việt và một số
quốc gia Đông Nam Á thế kỷ X – XV không chỉ trên phương diện chính trị, ngoại
giao mà còn trên phương diện kinh tế - thương mại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ giữa Đại Việt với một số
quốc gia Đông Nam Á từ sau khi đất nước hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ phương
Bắc, cụ thể là từ khi họ Khúc giành được quyền tự cho cho đất nước năm 905 (đầu
thế kỷ X) đến trước khi vương triều Lê sơ được thành lập (đầu thế kỷ XV).
Về không gian nghiên cứu chính bao gồm Đại Việt và một số quốc gia ở khu
vực Đông Nam Á duy trì mối quan hệ với Đại Việt như: Champa, Chân Lạp,
Srivijaya, Java và một số tiểu quốc ở vùng Đông Nam Á bản đảo như Ai Lao, La
Hộc, Xiêm La…
5.

Nguồn tƣ liệu nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, bên cạnh việc tham khảo, kế thừa những công trình

nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu
sau: Những ghi chép trong chính sử của Đại Việt, Trung Quốc... và những hiện vật
khảo cổ đã được khai quật ở các di tích có niên đại tương ứng với thời gian nghiên
cứu của luận văn.
6.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong các nguồn tư liệu viết về lịch sử Việt Nam nói chung và quan hệ của
Đại Việt với các quốc gia trong khu vực nói riêng, Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ
sử có giá trị. Những ghi chép trong Toàn thư cho thấy mối liến hệ giữa cộng đồng
người Việt với bộ phận dân cư còn lại ở Đông Nam Á đã có từ rất sớm. Mặc dù là
sử biên niên, không phản ánh được đầy đủ diện mạo và tính chất của các mối quan
hệ giữa Đại Việt và các nước láng giềng khu vực nhưng Toàn thư vẫn cung cấp

4


nhiều thông tin quan trọng, là cơ sở chính yếu để nghiên cứu về các hoạt động bang
giao – thương mại của Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á thế kỷ X – XV.
Vân đài loại ngữ của Lê Qúy Đôn cũng cung cấp nhiều thông tin có liên quan
đến sự giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia với Đại Việt, đặc biệt là những ghi
chép về vật phẩm trao đổi mà các nước có địa vực gần gũi với Đại Việt dâng cống
lên Thăng Long, dù rằng những ghi chép ấy không nhiều và cần phải kiểm chứng.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng là một bộ sử giá trị. Tuy nội dung
có nhiều điểm tương đồng với Toàn thư nhưng, các bình luận, đánh giá được đưa ra
bởi các sử gia triều Nguyễn lại góp phần thể hiện một góc nhìn đầy mới mẻ và thú
vị về các nước Đông Nam Á cũng như về mối quan hệ đối ngoại giữa Đại Việt với
các quốc gia ấy trong thế kỷ X – XV.
Cùng với các nguồn tư liệu Việt Nam, một số tư liệu Trung Quốc qua các

thời đại như Lương thư, Hán thư, Man sử... hay các bộ sử của các triều đại như:
Tống sử, Nguyên sử, Minh sử... đều có những trang tư liệu giá trị, góp phần phác
dựng lại mối quan hệ của Đại Việt với các quốc gia láng giềng. Trong khi sử cũ của
Việt Nam không viết rõ về điều kiện tự nhiên, phong tục, đất nước, con người, văn
hóa của các nước Đông Nam Á thì chính sử Trung Hoa lại có những ghi chép khá
chi tiết và tỉ mỉ. Bên cạnh đó, Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi cũng chứa đựng
nhiều thông tin và nội dung mô tả về đời sống kinh tế - xã hội, quan hệ bang giao
của Đại Việt với Trung Quốc cũng như các quốc gia khu vực.
Trong một số giáo trình, chuyên khảo như: Một số trận quyết chiến chiến
lược trong lịch sử dân tộc, Chiến thắng Vân Đồn 1288, Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược thế kỷ XIII, Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm... cũng có
nhiều giá trị tham khảo cho Luận văn. Bên cạnh đó, các công trình như: Đông Á –
Đông Nam Á: những vấn đề lịch sử và hiện tại, Đông Nam Á: Truyền thống và hội
nhập, Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII, Việt Nam
trong Thế giới Đông Á – Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học và Người
Việt với biển... là những công trình, chuyên khảo giá trị về truyền thống khai thác,

5


phát triển kinh tế biển Việt Nam, mối quan hệ của Đại Việt với các nước ở Đông
Nam Á dưới thời Lý – Trần. Đặc biệt, công trình Vân Đồn – Thương cảng quốc tế
của Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Kim đã nghiên cứu một cách hệ thống và sâu
sắc về thương cảng vùng biển Đông Bắc qua từng thời đại đặt trong mối quan hệ
vùng, liên vùng và quốc tế... Thương cảng Vân Đồn thời Trần đã được tác giả
nghiên cứu một cách chuyên sâu, cung cấp nguồn tri thức phong phú đồng thời đem
lại nhiều thông tin khoa học, gợi mở những cách tiếp cận mới cho nhiều nội dung
của đề tài Luận văn.
Nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á
phải kể đến các tác giả Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn

Trường Giang... Trong một số bài viết, các tác giả đã khảo cứu mối quan hệ của Đại
Việt với Java, Champa và Chân Lạp trong thế kỷ XI – XIV. Đây là những nguồn tài
liệu rất hữu ích cho Luận văn. Từ việc khai thác thêm các nguồn tư liệu, nhất là tư
liệu chính sử và điền dã, Luận văn sẽ bổ sung và làm phong phú thêm những nhận
định về mối quan hệ giữa Đại Việt với Java, Chiêm Thành và Chân Lạp. Hơn nữa,
tác giả sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa Đại Việt với các quốc gia này trong tổng thế
các mối quan hệ của Đại Việt với các quốc gia ở Đông Nam Á trong khoảng thời
gian lớn hơn, trải dài năm thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)
Ở góc độ quốc tế, bên cạnh các chuyên khảo của Geoff Wade và Wang
Gungwu được Luận văn áp dụng làm cơ sở lý thuyết của đề tài, có khá nhiều công
trình đã nghiên cứu về hệ thống hải thương châu Á và mối giao lưu quốc tế Đông –
Tây. Một số công trình nghiên cứu một cách hệ thống về thương mại châu Á thời cổ
đại có thể kể đến chuyên khảo của Victor Lieberman: Maritime influences in
Southeast Asia, c. 900–1300: Some further thoughts, Momoki Shiro với bài viết:
Dai Viet and the South China Sea Trade, from the 10th to the 15th Century, tác giả
Li Tana: A View From The Sea: Perspectives On The Northern And Central
Vietnamese Coast, đặc biệt là bài nghiên cứu: The Disappearance of Van Don:
Trade and State in Fiftheenth Century Dai Viet của học giả John K. Whitmore,
cùng các nhà nghiên cứu khác là Johannes Widodo: The Boat and The City, Chinese

6


Diaspora and the Architecture of Southeast Asian Coastal Cities, Hok – Lam Chan:
Chinese Refugees In Annam And Champa At The End Of The Sung Dynasty,
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450 – 1680... đã làm sáng
tỏ nhiều mối quan hệ đa dạng, đa chiều giữa các quốc gia khu vực Đông Á, Đông
Nam Á với Đại Việt và thương cảng Vân Đồn, các cảng thị vùng Nghệ - Tĩnh được
nhắc tới với vai trò là những thương cảng quan trọng.
Tựu chung lại, các nghiên cứu, chuyên khảo, công trình khoa học, khảo cổ

học... của nhiều học giả trong và ngoài nước đã làm gợi mở nhiều vấn đề có liên
quan tới việc thiết lập và sự phát triển của các mối quan hệ của Đại Việt với các
nước trong khu vực. Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trên chính là cơ sở lý luận
và nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn: “Quan hệ Đại
Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV”.
7.
7.1.

Đóng góp của luận văn
Về mặt khoa học:

Luận văn sẽ là một tập hợp các nguồn tài liệu thành văn cũng như tài liệu điền
dã để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Đại Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV.
Luận văn góp phần khẳng định, trong thế kỷ X – XV, bên cạnh mối quan hệ
với Trung Hoa, Đại Việt còn xác lập quan hệ khăng khít với các quốc gia ở khu vực
Đông Nam Á.
Dựa trên lý thuyết về "Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á" của Geoff
Wade và lý thuyết về quan hệ bang giao – triều cống do Wang Gungwus đề xuất,
luận văn đưa ra kết luận cho rằng bất chấp sự cạnh tranh về vị thế chính trị giữa các
chính thể trong khu vực, Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á vẫn duy trì mối
quan hệ giao thương chặt chẽ với nhau.
7.2.

Về mặt thực tiễn:

Luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo đáng tin cậy có thể phục vụ
nghiên cứu về mối quan hệ của Đại Việt với các quốc gia Đông Nam Á thế kỷ X –
XV nói riêng và về giai đoạn lịch sử Việt Nam X – XV nói chung.

7



8.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,... bố
cục của luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Đại Việt trong bối cảnh Đông Nam Á, thế kỷ X – XV.
Chương 2: Quan hệ Đại Việt – Champa, thế kỷ X – XV.
Chương 3: Quan hệ Đại Việt – các quốc gia ở Indonesia, thế kỷ X – XV.
Chương 4: Quan hệ Đại Việt và một số quốc gia Đông Nam Á khác, thế kỷ X
– XV.

8


CHƢƠNG 1: ĐẠI VIỆT TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á, THẾ KỶ X – XV

1.1.

Bối cảnh Đông Nam Á, thế kỷ X – XV

Nằm ở phía Đông Nam của châu Á, Đông Nam Á là khu vực địa – chính trị,
địa – văn hóa, địa – kinh tế quan trọng, có những đặc tính tự nhiên và lịch sử riêng
biệt. Do chịu tác động sâu sắc từ điều kiện tự nhiên với khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa, hầu hết các quốc gia trong khu vực đều gắn liền với môi trường biển, cận biển.
Nói cách khác, chỉ số duyên hải thấp có thể coi là đặc tính nổi bật và chung nhất của
Đông Nam Á [71;tr.37 – 55]. Biển không chỉ là môi trường sống, là nhân tố liên kết,
cố kết các cộng đồng cư dân mà chính nó còn tạo nên những phát triển độc đáo của

một phức hợp đa dạng các đặc trưng mang tính bản địa và nuôi dưỡng nhiều nền
văn hóa. Bước sang thế kỷ X, dưới tác động đa chiều và sâu sắc của các mối quan
hệ nội vùng, ngoại vi, sự trưởng thành của các nền văn hóa bản địa đã tạo dựng tiền
đề quan trọng cho sự hình thành của các vương quốc mới thay thế cho các quốc gia
cổ sơ trên khắp khu vực. Từ đây, Đông Nam Á bước vào thời kỳ lịch sử huy hoàng.
Hay, thế kỷ X là cột mốc đánh dấu sự trỗi dậy của toàn vùng Đông Nam Á.
Những vương quốc thống nhất hình thành, tiến tới đỉnh cao của sự toàn
thịnh, rồi đỉnh điểm đó lại đánh dấu mốc cho một thời kỳ bắt đầu đi xuống, nhanh
hay chậm tùy thuộc vào từng nước là diễn tiến chung của lịch sử khu vực giai đoạn
X – XV. Cuộc xâm lược của quân Mông – Nguyên xuống Đông Nam Á vào thế kỷ
XIII cũng ảnh hưởng sâu sắc đến bối cảnh chính trị - xã hội của khu vực vốn đã có
nhiều biến động.
Đầu tiên, sự xuất hiện gần như đồng thời của 3 vương quốc thống nhất trên
bờ biển Đông, đang dần mạnh lên là Angkor từ thời Rajendravarman II (944 – 968),
Champa từ vương triều Vijaya (1000) và Đại Việt từ năm 905. Ba quốc gia duy trì
mối quan hệ đầy duyên nợ đến thế kỷ XV với những diễn biến phức tạp. Sau bước
đầu xây dựng và bảo vệ nền độc lập, thống nhất dưới thời Khúc, Ngô, Đinh, Tiền
Lê, Đại Việt đã nhanh chóng vươn tầm ảnh hưởng của trung tâm quyền lực – Kinh
đô Thăng Long ra bên ngoài lãnh thổ. Bằng những chiến công vĩ đại chống Tống,

9


Nguyên, các triều đại Lý, Trần đã khẳng định vị thế của một quốc gia đang lên ở
Đông Nam Á, dự nhập mạnh mẽ vào dòng chảy chung của khu vực và không ngừng
mở rộng những mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực với các nước láng giềng.
Trong khi đó, Champa bắt đầu bước vào thời kỳ Vijaya. Quyền lực của
vương triều Vijaya được tăng cường, sự thống nhất của vương quốc cũng được thực
hiện cao hơn các giai đoạn trước. Biểu hiện của sự thống nhất này trước tiên là việc
kinh đô được lập ở vị trí trung độ, là niềm hân hoan và tự hào của sự kết hợp được

cả hai dòng họ Nam và Bắc, Cau và Dừa dưới triều đại vua Harivarman IV (1074 –
1081). Nền kinh tế và đời sống xã hội của vương quốc cũng tiếp tục phát triển.
Champa đồng thời vươn lên trở thành một đế chế thương mại phát triển mạnh trên
bờ biển Đông, ra sức khẳng định ảnh hưởng đối với các quốc gia trong khu vực
thông qua các hoạt động bang giao và cả những xung đột, cạnh tranh căng thẳng.
Champa đã nhiều lần chủ động gây chiến trực tiếp với hai vương quốc hùng mạnh
là Đại Việt và Angkor.
Với Angkor, thế kỷ X cũng mở ra trang sử mới cho vương quốc. Dưới thời
trị vì của vua Rajendravarman II, một vương triều mới đã được thành lập ở
Campuchia. Bá quyền của quốc gia được mở rộng đến tận sông Mê Nam
(Chaophraya) trên cơ sở một vương quốc thống nhất và ổn định. Sang đến thế kỷ
XI, Angkor chứng kiến sự phát triển lên đến đỉnh cao với hàng loạt công trình đồ sộ
được xây dựng, nền kinh tế đạt tới thịnh vượng và những cuộc đánh chiếm nhằm
vào các vùng lãnh thổ bên ngoài được tiến hành thường xuyên. Angkor đã thôn tính
Champa đồng thời cạnh tranh gay gắt với Đại Việt nhiều thế kỷ, đặc biệt quyết liệt
vào đầu thế kỷ XIII và thế kỷ XV.
Đối với các quốc gia hải đảo, tiếp nối những phát triển ở giai đoạn trước,
đến thế kỷ X, Srivijaya đã trở thành một quốc gia vững chắc trên đảo Sumatra và có
ảnh hưởng đến phần lớn Đông Nam Á. Srivijaya cũng trở thành một trung tâm phổ
biến Phật giáo quan trọng trong nhiều thế kỷ, nhất là từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII.
Srivijaya tồn tại là một vương quốc riêng cho đến cuối thế kỷ XIII và bán đảo
Malaya vẫn là một bộ phận mà vương quốc của nó luôn cố nắm lấy để giữ được

10


quyền kiểm soát eo biển Malacca. Còn ở Java, sau cuộc xâm lăng của nhà Nguyên
(Trung Quốc), vua Raden – Vijaya đã lập ra vương triều Majapahit cai quản được
một vùng rộng lớn, gổm cả hai đảo Java và Sumatra, phần lớn Borneo và Sulawesi,
bán đảo Malaya và một số đảo nhỏ xung quanh. Nói cách khác, Malaya tiếp tục là

một vùng lệ thuộc nhưng lại chịu sự kiểm soát chặt chẽ của vương quốc Majapahit
trên đảo Java. Đây cũng là chặng cuối của giai đoạn thần phục các vương triều hải
đảo của những quốc gia Malay.
Sự suy tàn của vương quốc Majapahit vào đầu thế kỳ XV đánh dấu một bước
ngoặt hết sức quan trọng đối với lịch sử bán đảo này. Chính trong lúc này, việc
truyền bá đạo Hồi được gia tăng và thương nhân Hồi giáo hoạt động mạnh mẽ ở các
nước Đông Nam Á. Đồng thời, việc quân Mông – Nguyên chiếm và án ngữ ở Trung
Á đã khiến cho nhà Minh buộc phải bỏ “con đường tơ lụa” để phát triển buôn bán
và mở rộng ảnh hưởng xuống phương Nam bằng đường biển. Đông Nam Á trở
thành nơi giao tiếp chủ yếu của quan hệ kinh tế - văn hóa Đông – Tây, trong đó eo
biển Malacca là cửa ngõ duy nhất của con đường giao lưu đó.
Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV, lịch sử Đông Nam Á còn tiếp tục chứng kiến
những thế lực vùng mới trỗi dậy. Ở vùng lưu vực Mê Nam và Mê Kong – cuộc tấn
công xuống phía Nam Trung Quốc của Mông – Nguyên đã dẫn tới sự thiên di của
những người nói tiếng Thái về phương Nam đưa đến hệ quả là những quốc gia mới
ra đời. Năm 1292, các tộc người Thái ở Chiềng Ray đã lập vương quốc Lanna với
kinh đô Chiềng Mai. Một nhánh khác sống quần tụ ở Lavô (Lopburi) lập vương
quốc riêng mà thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước La Hộc. Một bộ phận khác đông
đảo hơn đã lập nên vương quốc Sukhothai (1238 – 1348). Năm 1347, vương quốc
Lavô chuyển kinh đô xuống Ayutthaya nên từ đó gọi là vương quốc Ayutthaya.
Năm 1349, Ayutthaya đem quân uy hiếp và bắt Sukhothai phải thuần phục. Từ đó,
Ayatthaya trở thành một quốc gia thống nhất. Ayutthaya với sức mạnh của mình đã
thường xuyên mở rộng hoạt động quân sự của người Xiêm xuống vùng bán đảo
Champa và cuối cùng nắm được vùng eo Malacca [29;tr.330 – 333, tr.338 – 344,
tr.354 – 364, tr.374 – 380]. Đây là giai đoạn phát triển thịnh vượng của chế độ quân

11


chủ Thái. Như vậy, trước khi hợp nhất thành một quốc gia thống nhất vào giữa thế

kỷ XIV, ở Thái Lan cuối thế kỷ XIII đã hình thành ba vương quốc đầu tiên của
người Thái. Đây là cột mốc đánh dấu sự dự nhập của dân tộc này vào mạch nguồn
lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội chung của khu vực.
Có thể thấy, cả giai đoạn lịch sử là sự chuyển biến mạnh mẽ của Đông Nam
Á với những thay đổi về diện mạo của các đường biên, xu hướng thống nhất và
phân tán, với sự hình thành và phát triển hay suy vong của các vương quốc. Những
mối quan hệ đa dạng và phức tạp giữa các chính thể và cả những biến đổi theo chiều
rộng cũng như chiều sâu đã diễn ra trong khu vực dưới tác động của các tác nhân
bên ngoài bên cạnh sự thay đổi xuất phát từ nhu cầu tự thân của mỗi quốc gia.
Thế kỷ X – XV còn là giai đoạn diễn ra một cuộc vận động quan trọng làm
biến đổi căn bản diện mạo khu vực với sự ra đời của nhiều mô hình phát triển mới
thay thế cho các mô hình cổ xưa. Bên cạnh các quốc gia trọng nông hình thành trên
cơ sở một cộng đồng dân cư có truyền thống canh tác nông nghiệp từ lâu đời; ở
Đông Nam Á giai đoạn này còn hình thành những thể chế lấy kinh tế công thương,
đặc biệt là hải thương là một trong những nền tảng kinh tế chính yếu. Khác với các
quốc gia nông nghiệp vươn tầm ảnh hưởng từ những đồng bằng châu thổ rộng lớn
có khả năng cung cấp nguồn thu ổn định và bền vững cho một dân số đông; các
quốc gia trọng thương ở Đông Nam Á lại đặc biệt quan tâm đến các hoạt động giao
thương, chú trọng phát triển các hải cảng, cảng thị, gia tăng những kết nối thương
mại nhằm tạo dựng và khẳng định tiềm lực kinh tế, lan tỏa sức mạnh từ các vùng
duyên hải giàu có. Champa, Srivijaya, Majapahit... có thể coi là những cường quốc
thương mại điển hình ở Đông Nam Á bên cạnh những đế chế nông nghiệp mạnh
như Đại Việt, Java và Angkor... Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển của các
quốc gia Đông Nam Á, đã diễn ra sự vận động đồng thời của hai hệ thống hay hai
mô hình phát triển. Đó là “quốc gia nông nghiệp” và “quốc gia thương nghiệp”.
Phần lớn các “quốc gia nông nghiệp” được hình thành ở vùng Đông Nam Á bán
đảo, ở miền Trung hoặc hạ lưu các dòng sông. Trong khi đó, các “quốc gia thương
nghiệp” đều hình thành ở vùng hải đảo, hoặc những khu vực ven biển. Điều đáng

12



chú ý là, mặc dù phân chia các mô hình nhà nước theo đặc tính nông nghiệp hay
thương nghiệp nhưng đây chỉ là cái nhìn tổng quát. Bởi thực tế, kinh tế nông nghiệp
hay thương nghiệp không bao giờ chiếm vị trí độc tôn trong các xã hội Đông Nam
Á. Hơn nữa, trong mỗi mô hình phát triển, ở những giai đoạn lịch sử nhất định, do
nhiều nguyên nhân và tác động của lịch sử mà kinh tế nông nghiệp hay thương
nghiệp có thể giữ vai trò chủ đạo.
Về khía cạnh văn hóa, giai đoạn lịch sử bắt đầu từ thế kỷ X là thời kỳ mà bản
lĩnh, tính năng động và năng lực tiếp nhận các giá trị văn hóa tiêu biểu của các quốc
gia Đông Nam Á được thể hiện một cách rõ nét và sâu rộng nhất. Trải qua quá trình
lịch sử phát triển lâu dài cùng với sự trưởng thành về ý thức dân tộc của cộng đồng
cư dân, các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp nhận những giá trị truyền thống riêng,
chung của toàn khu vực đồng thời cũng thu nhận, cải biên những ảnh hưởng từ các
giá trị văn minh bên ngoài. Con đường tiếp nhận và truyền tải văn hóa gắn liền với
quá trình tái tạo, sáng tạo được cư dân thu nạp với tâm thế cởi mở và thoáng đạt.
Mặc dù hệ thống kinh tế đối ngoại Trung Quốc và văn minh Trung Hoa đã lan tỏa
đến khu vực nhưng cho đến thế kỷ XV, ngoại trừ trường hợp Đại Việt, các nền văn
hóa khác của Đông Nam Á vẫn chủ yếu nhận nhiều giá trị sâu đậm của văn minh
khu vực Tây Nam Á trong đó đặc biệt là tư tưởng, tôn giáo Ấn Độ mà dòng chủ lưu
là Hinđu giáo và Phật giáo. Hệ quả là, những cuộc đụng độ giữa hai mô hình chính
trị đại diện hai xu hướng tiếp nhận ảnh hưởng từ Trung Hoa và Ấn Độ đã diễn ra
một cách khá thường xuyên trên địa bàn khu vực trong giai đoạn mà những tác
động văn hóa của hai trung tâm ấy là mạnh mẽ và có nhiều chiều hướng nhất. Có
thể nói, vì là một cộng đồng các quốc gia đa dân tộc, phân bố trên một khu vực địa
lý rộng lớn, địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi, thung lũng, hệ thống sông và biển
cả... với sự đa dạng về văn hóa, nguồn gốc tộc người, cơ sở kinh tế, Đông Nam Á là
một phức hợp đa dạng. Nhưng từ trong phức hợp đa dạng đó, các xã hội Đông Nam
Á đã tự tạo cho mình những bản sắc văn hóa riêng.
Như vậy, sự hình thành và phát triển của các vương quốc trong giai đoạn này

đã diễn ra trong những mối quan hệ, giao lưu, tương tác đa chiều. Và Đông Nam Á

13


với những giá trị riêng biệt, sáng tạo và truyền thống lịch sử văn hóa lâu dài đã trở
thành một trong những trung tâm văn minh đồng thời còn là một trung tâm kinh tế
quan trọng của châu Á. Tác giả cuốn “Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm” hay
học giả Nhật Bản Tadao Umesao với luận đề: Đông Nam Á là một khu vực văn
minh đã cùng chia sẻ quan điểm lịch sử quan trọng này [77] [85] [98;tr. 15 – 24].
1.2.

Vài nét về quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á, thế kỷ X – XV

Trong tiến trình phát triển lịch sử, văn hóa lâu dài của các dân tộc, mỗi giai
đoạn hoặc thời đại lịch sử đều chứa đựng trong đó những ý nghĩa quan trọng. Sự
vận động nội tại cũng như tác động của những nhân tố ngoại sinh góp phần đưa đến
những chuyển biến xã hội hết sức căn bản để rồi chỉ trong một khoảng thời gian
tương đối ngắn, nhiều quốc gia đã đạt đến trình độ và dạng thức phát triển mới, cao
hơn. Đối với lịch sử Đông Nam Á, thế kỷ X đánh dấu một chuyển biến lớn lao, có ý
nghĩa bước ngoặt đối với toàn bộ các quốc gia trong khu vực trên sóng nền những
biến động chính trị của cả phương Đông thời bấy giờ, đặc biệt là từ hai nền văn
minh lớn: Trung Quốc và Ấn Độ.
Khi nghiên cứu về bối cảnh chung mang tính phổ quát của Đông Nam Á,
Geoff Wade đã dùng thuật ngữ "Kỷ nguyên thương mại sớm (An early age of
commerce)" để gọi tên giai đoạn phát triển từ thế kỳ X đến thế kỷ XIV (900 – 1300)
của khu vực [103]. Geoff Wade đưa ra các minh chứng cho thấy những chuyển biến
ở Trung Hoa đã tác động sâu sắc đến tình hình chính trị, các mối liên kết cũng như
đưa đến những thay đổi rõ nét của Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ.
Sự kiện năm 907, nhà Đường (618 – 907), một trong những triều đại cường

thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa đã chấm dứt 289 năm tồn tại của mình là một
trong những dấu mốc quan trọng như thế2. Sự sụp đổ của nhà Đường dẫn đến sự đứt
gãy và đổ vỡ của cả một hệ thống được dày công kiến lập bởi đế chế Trung Hoa với
các quốc gia vốn vẫn chịu sự nô dịch, quản chế bởi phương Bắc. Trong khoảng thời
2

Trong gần 3 thế kỷ tồn tại, nhà Đường đã trở thành một đế chế mạnh có ảnh hưởng rộng lớn đến bên ngoài,
là một triều đại có tầm nhìn khu vực và quốc tế. Sự hình thành Con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển
trong thời đại này cũng góp thêm minh chứng cho thấy tầm nhìn của Trường An và mức độ ảnh hưởng của
một trung tâm kinhh tế luôn được coi là giàu tiềm năng nhất châu Á.

14


gian từ giữa thế kỷ IX đến cuối thế kỷ X, sự đình trệ kinh tế suốt gần một thế kỷ
rưỡi ở Trung Quốc đã làm tan rã mạng lưới kinh tế ở các quốc gia như An Nam đô
hộ phủ, Lâm Ấp, Dvaravati, Ryu, Maratam, và ngay cả mạng lưới ven biển như
Srivijaya – Sailendra [71;tr. 46].
Sự sụp đổ của nhà Đường phần nào làm suy giảm vai trò của các cảng thị
miền nam Trung Hoa, tác động sâu sắc đến toàn bộ hệ thống buôn bán thương mại
Đông – Tây. Hệ quả là quan hệ thương mại giữa các trung tâm kinh tế lớn bị ảnh
hưởng và phương thức vận chuyển hàng hóa theo đó cũng thay đổi. Trong bối cảnh
này, thuyền buôn Arập, Ba Tư đã phải tìm đến các thương cảng của Đông Nam Á
thay vì đến tận Trung Quốc để nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn. Sự phát triển
nhanh chóng của các cảng thị Đông Nam Á đã khiến cho vị thế của các nước Đông
Nam Á được tôn vinh kéo theo sự phát triển của nền hải thương khu vực. Trong bối
cảnh lịch sử mới, các quốc gia Đông Nam Á đã tìm thấy thời cơ thuận lợi để phát
huy thế mạnh từ vị trí trung gian trên con đường thương mại Đông – Tây thành
những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn và biến cơ hội đó trở thành động lực
phát triển quốc gia và mở rộng tầm ảnh hưởng ra toàn khu vực.

Sau hàng loạt biến động bởi tình trạng cát cứ, phân tranh quyền lực trong
thời kỳ “ngũ đại thập quốc” vào cuối thời Đường, sự thống nhất của Trung Hoa
dưới triều đại Tống (960 - 1279) và các chính sách được thực thi sau đó của vương
triều này đã tác động sâu sắc tới hệ thống hải thương Á châu. Chính quyền trung
ương đặt ra mục tiêu kiểm soát và coi trọng việc thúc đẩy sự phát triển của các cảng
thị miền nam Trung Hoa, đặc biệt là các thương cảng ở vùng Quảng Châu. Các vị
vua nhà Tống đặc biệt khuyến khích thương nhân ngoại quốc đến và thực hiện hoạt
động trao đổi buôn bán ở các cảng thị này. Một ví dụ điển hình là vào năm 987,
triều đình Trung Hoa đã gửi bốn phái bộ ngoại giao với quốc thư của hoàng đế để
khuyến khích “các thương nhân ngoại quốc vùng Nam Dương… đến và buôn bán
tại các cảng thị nam Trung Hoa” [118;p.393].
Thông qua chính sách khuyến khích các nước phương nam gửi phái bộ ngoại
giao và triều cống tới Trung Quốc, triều đình Tống nhận được những nguồn kinh tế

15


lớn, đồng thời khẳng định vị thế của vương triều phương Bắc này đối với các nước
láng giềng – những nước mà Trung Hoa luôn xem như là phiên quốc hay các chư
hầu nằm dưới sự bảo trợ của Trung Hoa3. Mạng lưới triều cống một lần nữa được
tái thiết và mở rộng đã khơi mở và khai thông con đường thương mại giữa các nước
Đông Nam Á với triều đình Trung Hoa. Một trật tự trong bang giao cũng theo đó
được xác lập. Nhà nghiên cứu Mukai Masaki cho rằng, đã có một sự bùng nổ các
phái bộ triều cống đến từ các chính thể của vùng biển Nam Dương tới Trung Hoa
trong suốt thời kỳ nhà Tống [116;p.2]. Sự bùng nổ đó đã phản ánh “sự tái thiết lập
của toàn thể mạng lưới hải thương” bị đình trệ vào cuối nhà Đường.
Như vậy, hoạt động bang giao – triều cống đã góp phần lớn trong việc giải
quyết tình trạng trì trệ thương mại xảy ra ở các cảng thị dọc duyên hải phía nam của
Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ X, đồng thời, mở ra cơ hội để các nước phương Nam
tham gia vào mạng lưới đó với một vai trò mới, trở thành một mắt xích quan trọng

đối với toàn hệ thống giao thương Đông – Tây thời kỳ này4. Theo lý thuyết về một
kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á, Geoff Wade cũng cho rằng sự tồn tại
của triều đại Bắc Tống (960 – 1127) và Nam Tống (1127 – 1279) đã “tạo nên một
thời kỳ phát triển thương mại và công nghiệp mạnh mẽ ở Trung Hoa, lớn đến mức
những thay đổi diễn ra trong giai đoạn này đã được xem như cuộc cách mạng kinh
tế thời trung đại” [103;p.222].
Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ thứ XIII, thương cảng Quảng Châu, cảng thị quan
trọng nhất ở miền nam Trung Hoa bước vào giai đoạn khủng hoảng. Sự khủng

3

Có thể thấy, song song với quá trình mở rộng thế lực xuống phía nam, nhà Tống đã tích cực thi hành nhiều
biện pháp thúc đẩy kinh tế thương mại nhằm tạo đà cho công cuộc củng cố quyền lực và phát triển kinh tế
cũng như gia tăng ảnh hưởng chính trị đối với các quốc gia chư hầu. Bởi vậy, triều đại Tống được thừa nhận
rộng rãi như một trong những vương triều thành công nhất của Trung Quốc trong việc thúc đẩy cũng như
kiểm soát các hoạt động hải thương.
4
Masaki cũng chỉ ra rằng, đã có một số lượng đáng kể các phái bộ đến từ Dashi (các nước Arập và Ba Tư)
triều cống chính quyền Trung Hoa. Có thể thấy, bởi những lợi ích thiết thực và quan trọng cả về mặt chính trị
và kinh tế mà các quốc gia và thương nhân hải ngoại đã rất mong muốn dự nhập sâu vào mạng lưới triều
cống của Trung Quốc. Các hoàng đế Trung Hoa thường đáp lại cống phẩm của các phái đoàn ngoại giao
bằng những món quà/món hàng có giá trị tương đương, thậm chí là cao hơn nhiều so với những gì mà họ
mang tới biếu tặng. Hơn nữa, dự nhập vào mạng lưới triều cống còn mang lại cơ hội để họ thực hiện việc trao
đổi buôn bán và thu thập hàng hóa nội địa của Trung Quốc với mức giá thấp và không phải nộp thuế [116].

16


hoảng này là kết quả của quá trình xung đột và chuyển giao quyền lực giữa triều
Nam Tống và nhà Nguyên. Tình trạng bất ổn trên toàn lãnh thổ Trung Hoa, nạn di

dân cuối triều Tống càng làm cho xã hội Trung Quốc thêm rối ren, đặc biệt, hoạt
động giao thương bị hạn chế đã khiến cho thương nhân các nước gặp nhiều khó
khăn khi tiếp cận với thị trường này [86;tr.60] [104;pp.1- 10]. Hệ quả là, hầu hết các
thương nhân ngoại quốc đã tới các trung tâm buôn bán khác thay vì ở lại các cảng
ven biển miền nam vốn đang rơi vào tình trạng bị phong tỏa.
Cuộc di tản xuống phía nam của những kiều dân người Hoa cuối thời Tống
đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc và trực tiếp ảnh hướng đến đời sống xã hội của các
nước Đông Nam Á đón nhận họ. Sự kề cận về địa lý và mối quan hệ bang giao –
triều cống giữa các vương quốc ở Đông Nam Á (trong đó và đặc biệt là Đại Việt và
Champa) với triều đình Trung Hoa là cơ sở để nạn dân người Hoa di trú đến. Vào
thời điểm mà phần lớn đất đai trong lục địa Trung Hoa đã mất vào tay Mông
Nguyên và quyền lực của nhà Tống bị thu hẹp ở vùng ven biển miền Nam, dưới các
cuộc truy kích nhằm vào giới hoàng gia triều Tống, người Hoa không có giải pháp
nào khác là chạy về phía nam bằng đường biển để đến Đông Nam Á – khu vực còn
ở xa tầm áp lực của nhà Nguyên.
Các tài liệu rời rạc thu thập được cũng chỉ ra rằng, phần lớn người tỵ nạn
Trung Hoa đến từ vùng ven biển vốn đã tham gia vào họat động buôn bán và có
truyền thống thương mại lâu đời. Kinh nghiệm mậu dịch, các hải trình đương thời
có lẽ đã dẫn đường và đưa những tỵ dân này cập bến vào các hải cảng – những địa
điểm giao thương quen thuộc với người Hoa ở Đông Nam Á. Bấy giờ, các hải lộ có
vẻ khá thuận tiện, bởi có ghi nhận rằng khi thuận gió, thời gian đủ để một chiếc
thuyền đi từ Champa tới Quảng Châu chỉ/là khoảng 15 ngày. Việc xin cư trú của
Hoa kiều ở các nước Đông Nam Á cũng không gặp nhiều cản trở. Họ không bị
chính quyền hay quan lại địa phương nơi họ đến ngăn cấm nhập cảnh mà ngược lại
còn được tạo điều kiện để việc tái định cư diễn ra thuận lợi. Đơn cử là, triều đình
của các nước đã lựa chọn các hải cảng thương mại, nơi thương nhân Trung Hoa có
kinh nghiệm buôn bán lâu năm với người dân bản xứ, trở thành những địa điểm cư

17



trú mới cho Hoa kiều. Kỹ thuật đi biển tiến bộ và vai trò không thể phủ nhận của
Hoa thương trong hệ thống buôn bán Đông – Tây chắc hẳn là lý do khiến giới chính
trị ở các quốc gia Đông Nam Á thu nhận nạn dân nhà Tống với một thái độ thân
thiện và có phần coi trọng.
Trong khi đó, ở phương bắc, ngay sau khi kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ
Trung Hoa, triều Nguyên đã nhanh chóng mở rộng sức mạnh trên biển của mình.
Thành Cát Tư Hãn từng bước thiết lập quyền lực, đặc biệt là ở vùng duyên hải nam
Trung Hoa, lập ra các cơ quan chuyên trách về thương mại tại các cảng thị nhằm
kiểm soát việc trao đổi, buôn bán trên biển. Nhà Nguyên đồng thời còn ra sức thu
hút thương nhân các nước phương Nam, đặc biệt là thương nhân Arập đến với thị
trường Trung Hoa. Những người đứng đầu triều đại này hiểu rằng chính giao
thương mới là nguồn động lực có khả năng vực dậy nền kinh tế và tái thiết lại Trung
Quốc. Nhận thức đó buộc nhà Nguyên phải giải quyết những khó khăn đang tồn tại
như: nạn hải tặc và hiện tượng di dân cuối triều Tống, mà chủ yếu là giới quan chức
và thương nhân người Hoa ở các trung tâm kinh tế quan trọng, đặc biệt là ở các đô
thị, thương cảng vùng Quảng Châu.
Cuộc tao loạn trong xã hội Trung Hoa đặt nhà nước trung ương vào tình
huống phải đối mặt với sự thiếu hụt một cách trầm trọng nguồn nhân lực chủ chốt
sẽ tham gia vào quá trình bình ổn và khai thông lại các tuyến thương mại bị đứt
quãng. Cho nên, biện pháp khả thi nhất lúc bấy giờ là thu hút thương nhân Arập
cũng chính là thu hút lực lượng nắm giữ và vận hành các tuyến hải thương ở hai
khu vực mà vị trí của chúng đang ngày càng quan trọng đối với toàn bộ nền thương
mại châu Á là Nam Á và Đông Nam Á. Đây cũng là vùng đất mà nhà Nguyên đã
không thể áp đặt sự thống trị sau những nỗ lực chinh chiến quy mô lớn.
Dưới chính sách khuyến khích của nhà Nguyên, thương cảng Quảng Châu và
các cảng thị khác vùng nam Trung Hoa lại bắt đầu hồi sinh và trở nên thịnh vượng
[116;p.12]. Sự hưng khởi của thị trường Trung Hoa giai đoạn này có ảnh hưởng lớn
và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của thương mại biển khu vực Đông Nam Á.
Nghiên cứu về lịch sử hải thương Đông Nam Á, giáo sư Sakurai Yumio nhấn mạnh


18


rằng: “Sự biến đổi quan trọng nhất thời kỳ này là sự hưng thịnh của các đô thị ở
Trung và Nam Trung Quốc. Sự phát triển đó cần tới sự buôn bán trên biển. Về mặt
kỹ thuật, thuyền buồm lớn xuất hiện ở các vùng phía nam Trung Quốc. Sức chở của
loại thuyền này tăng lên rất nhanh chóng và hải trình của chúng cũng thay đổi từ
cận hải đến viễn dương. Hàng hóa chuyên chở cũng bắt đầu thay đổi từ những hàng
hóa nhẹ, quý như tơ lụa sang những loại hàng nặng như đồ sứ, từ những đồ xa xỉ
như dầu thơm sang những vật dụng đại chúng hơn như giấy” [71;tr.41]. Những thay
đổi về kỹ thuật hàng hải cũng như nhu cầu hàng hóa trao đổi ở các thị trường lớn…
đồng thời dẫn đến sự thay đổi của các tuyến hải thương khu vực, đặc biệt là các
tuyến giao thương vận hành trên vùng biển Đông Nam Á. Chính sự thay đổi của các
dòng chuyển vận giao thương như vậy đã có những tác động trực tiếp và sâu sắc tới
sự hưng thịnh và suy vong của các tiểu quốc khu vực này.
Ngoài những chuyển biến quan trọng diễn ra ở Trung Quốc, vào thế kỷ IX,
từ các trung tâm ban đầu ở Konkan và Gujarat, các cư dân Ba Tư và Arập đã dần
dần mở rộng lãnh thổ của họ về phía đông và chiếm cứ các tuyến hải thương dọc
theo bờ biển Ấn Độ Dương tiếp đó mở rộng mạng lưới hoạt động của mình tới khu
vực Đông Nam Á và nam Trung Hoa vào thế kỷ thứ X [100;p.1]. Geoff Wade cho
rằng “đến cuối thế kỷ XII, hoạt động hải thương ở vùng biển phương nam trên thực
tế đã nằm trong tay các thương nhân Hồi giáo” [103;p.234]. Cho đến thế kỷ XIII,
các thương nhân Arập tiếp tục nắm giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát
tuyến hải thương nối Trung Hoa với Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.
Một nhân tố khác cũng tác động đến khu vực Đông Nam Á từ thế kỷ X đến
thế kỷ XIV là sự mở rộng hoạt động của các mạng lưới thương nhân gốc Tamil
cùng với sự thịnh vượng của vương quốc Chola ở bờ biển đông nam Ấn Độ. Chính
sách khuyến khích hoạt động giao thương trên biển mà các vua của Chola thi hành
đã đưa quốc gia này dự nhập tích cực vào hệ thống hải thương từ biển Địa Trung

Hải và Ba Tư ở phía Tây đến vùng Đông Nam Á và nam Trung Hoa. Chola nhanh
chóng nổi lên là một vương quốc biển thịnh đạt và vai trò tích cực của thương nhân
Tamil đã đẩy những xung đột/cạnh tranh giữa vương quốc biển miền đông nam Ấn

19


Độ và vương quốc Srivijaya vào thế kỷ thứ XI trở nên gay gắt [29;tr.248 – 254,
tr.260 – 262]. Sự trỗi dậy của các cường quốc mới mà ở đây là các cường quốc
thương mại cùng với sự chuyển dời của các tuyến hải thương đã dẫn đến tình trạng
cạnh tranh để phân chia thị trường giữa các nước.
Như thế, theo Geoff Wade, ba thị trường kinh tế lớn đồng thời là ba nhân tố
ngoại sinh chính yếu đã tác động trực tiếp và sâu sắc tới toàn thể khu vực Đông
Nam Á trong kỷ nguyên thương mại sớm bao gồm: sự hồi sinh của thị trường Trung
Hoa dưới thời Tống và Nguyên, quá trình mở rộng các mạng lưới của thương nhân
Arập/Hồi giáo và sự trỗi dậy của vương quốc biển Chola. Vùng biển Đông Nam Á
với các tuyến hải thương nối kết ba trung tâm này, do đó trở thành một trong những
khu vực phát triển năng động và quan trọng nhất thế giới đương thời.
Sự thịnh vượng của mạng lưới hải thương đi qua vùng biển của Đông Nam
Á đã mang lại những cơ hội thuận lợi cho các chính thể của khu vực dự nhập vào
thị trường quốc tế và thu lợi từ việc trao đổi buôn bán với thế giới bên ngoài. Không
chỉ Srivijaya, Champa – những thể chế biển điển hình của khu vực mà các đế chế có
nền kinh tế nông nghiệp vững mạnh như Đại Việt cũng đã tận dụng môi trường
thuận lợi này để tích cực tham gia vào mạng lưới giao thương khu vực bằng việc
cung cấp các nguồn hàng/sản vật bản địa, khai mở các cảng thị ven biển thu hút
thương nhân ngoại quốc đến trao đổi, buôn bán cũng như không ngừng nỗ lực thực
hiện nhiều biện pháp nhằm chiếm cứ các tuyến hải thương quan trọng.
Geoff Wade cho rằng, trong bốn thế kỷ từ 900 đến 1300, những thay đổi về
thương mại và tài chính ở Trung Hoa, Nam Á, vùng Trung Đông (Tây Á) và nội
vùng Đông Nam Á đã thúc đẩy nền hải thương Đông Nam Á phát triển với tốc độ

cao. Sự bùng nổ về giao thương mạnh mẽ đến mức một kỷ nguyên thương mại sớm
với những biểu hiện của nó đã ghi dấu ấn ở hầu khắp các quốc gia trong khu vực thế
kỷ X - XIV. Sự đột khởi các hoạt động giao thương trên biển diễn ra tại các trung
tâm kinh tế lớn, cũng như các tuyến hải thương là biểu hiện đầu tiên của một kỷ
nguyên thương mại sớm. Bên cạnh đó, sự nổi lên của các chính thể trọng thương
mới (trade-based polities) vào thế kỷ XI và XII như các cảng thị trên đảo Sumatra,

20


các cảng thị mới trên bán đảo Malay, các cảng của Java, cảng Thi Nại ở tiểu quốc
Vijaya (Champa) và thương cảng Vân Đồn của người Việt là minh chứng rõ nét
nhất cho thấy "Kỷ nguyên thương mại sớm ở Đông Nam Á".
Một biểu hiện khác là sự phong phú của các sản phẩm trao đổi, sự đa dạng
về chủng loại hàng hóa là đặc điểm cho thấy tính chất thương mại của một nền sản
xuất quy mô lớn. Hàng hóa được sản xuất để phục vụ xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng quốc tế và chúng có một tiêu chuẩn khác so với các sản phẩm cung cấp
cho các thị trường nội địa [119;p.230] [119;p.529 - 539] [103;p.263]. Biểu hiện này
có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nhìn nhận lại đặc điểm của nền kinh tế khu
vực Đông Nam Á trong lịch sử. Đông Nam Á vốn vẫn được biết đến là khu vực có
một nền nông nghiệp phát triển và các hoạt động khai thác tự nhiên là tương đối phổ
biến. Nhiều học giả phủ nhận hoặc xem nhẹ yếu tố thương mại và đánh giá vai trò
của thương mại là không đáng kể đối với sự phát triển của khu vực. Nhưng với
những bằng chứng thu nhận được từ các báo cáo khảo cổ học, người ta có cơ sở để
tin rằng một nền sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu đã tồn tại ở Đông Nam Á và
với một nền sản xuất quy mô lớn như vậy, mục đích chính chắc hẳn là nhằm phát
triển ngoại thương. Và trong thế kỷ X – XV thì đó chính là động lực để nền thương
mại biển ghi dấu ấn trong lịch sử của nhiều quốc gia khu vực5.

5


Trong công trình nổi tiếng Strangle Parallels, Victor Lieberman cho rằng, trước năm 1350 thì thương mại
biển tương đối không quan trọng đối với các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á lục địa.
Chẳng hạn, trong trường hợp của Đại Việt, V.Lieberman cho rằng, ở châu thổ sông Hồng trong thời kỳ này,
hải thương chỉ như là một tác động ngoại vi đối với vấn đề dân số hay sản xuất ở nông thôn. Trong một bài
viết khác phản hồi những ý kiến của G.Wade, V.Lieberman vẫn bảo lưu quan điểm của mình, “hải thương
trên thực tế có thể giải thích cho sức sống về mặt kinh tế và kéo theo là chính trị trong khoảng thời gian 900
đến 1300 ở Champa, vùng bán đảo (Malay) và phần lớn vùng quần đảo; tuy nhiên trường hợp của Trung và
Đông Java, Thượng Miến, Angkor và Đại Việt – các khu vực có đông dân số nơi mà nền kinh tế chính trị tập
trung một cách căn bản hơn về các nguồn lợi nông nghiệp và nhân lực, nơi mà dân số phát triển và sự thống
nhất về mặt chính trị từ năm 900 đến 1300 chịu ảnh hưởng sâu đậm của các nhân tố nội sinh”. Dựa trên
những cứ liệu lịch sử về sự phát triển của hải thương khu vực trong kỷ nguyên thương mại sớm, Geoff Wade
cho rằng, quan điểm của V.Lieberman “cần được xem xét lại nhằm nhận thức lại tầm quan trọng cũng như sự
hưng khởi của hải thương trong suốt thời kỳ này, và những thay đổi về mặt xã hội có thể được liên hệ với vấn
đề thương mại”. Bên cạnh những ghi chép trong sử liệu, kết quả từ những cuộc khai quật khảo cổ học trên
các vùng biển của Đông Nam Á góp phần cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng cho biết đã có những loại
hàng hóa nào được trao đổi với số lượng lớn giữa các nước trong thời đại thương mại phát triển rực rỡ ở
Đông Nam Á các thế kỷ này.

21


Geoff Wade cho rằng “sự bùng nổ của hải thương đã dẫn đến những biến
chuyển về chính trị, xã hội và kinh tế trên toàn khu vực”. Thương mại sớm ở Đông
Nam Á mang đến cho các chính thể, các nền kinh tế và các xã hội Đông Nam Á
trong thời kỳ từ thế kỷ X đến XIII nhiều thay đổi: Đầu tiên, sự chuyển dời của các
trung tâm hành chính gần hơn về phía bờ biển nhằm thu lợi và kiểm soát hải
thương. Thứ hai là, sự nổi lên của các cảng thị mới như là những trạm trung chuyển
(entrepôt) cho sự bùng nổ về hải thương. Thứ ba là, sự gia tăng dân số. Bên cạnh
đó, sự gia tăng các mối liên hệ trên biển giữa các cộng đồng cư dân cũng là một

trong những đặc điểm nổi bật được lịch sử Đông Nam Á ghi nhận. Đặc biệt một
hiện tượng khác đã tác động và làm thay đổi bộ mặt của toàn Đông Nam Á trong
suốt thời kỳ này là sự thâm nhập của một tôn giáo mới, Hồi giáo [86;tr.60] [20]. Sự
gia tăng hoạt động đúc/lưu thông tiền tệ. Sự phát triển của các trung tâm sản xuất
gốm; sự phát triển của ngành sản xuất dệt; các cuộc chiến tranh có liên quan tới
thương mại biển; các phương thức tiêu thụ mới và cuối cùng là sự nổi lên của các tổ
chức phụ trách các hoạt động trên biển là những chuyển biến quan trọng sau cùng
mà Geoff Wade chỉ ra khi nghiên cứu về Đông Nam Á trong kỷ nguyên thương mại
sớm.
Trong bối cảnh một nền thương mại phát triển như vậy, Geoff Wade cho
rằng các hoạt động bang giao – triều cống đã diễn ra rất phổ biến. Nhưng, tính chất
chính trị của hoạt động triều cống giữa các nước trong kỷ nguyên thương mại sớm
dường như không phải là mục đích chủ yếu. Mà thông qua nó, các quốc gia mong
muốn phát triển nguồn lợi kinh tế từ hoạt động thương mại đi kèm. Chính nhu cầu
khai thông và nối kết các nền kinh tế trong khu vực đã thúc đẩy hoạt động thương
mại dưới hình thức cống nạp trở nên ngày càng phổ biến. Theo học giả Wang
Gungwu, thương mại triều cống vốn là một loại hình độc quyền thương mại điển
hình của Trung Quốc với các nước phía Nam, hệ thống thương mại triều cống này
mang tính chất chính trị và được xây dựng dựa trên quan niệm về Hoa – Di
[121;pp.34 – 62] [120].

22


×