Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Diễn thế sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.19 KB, 7 trang )

Diễn thế sinh thái
Bài 1. Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi đột của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
B. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
C. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
D. quá trình biến đổi đột của quần xã qua các giai đoạn khác nhau, mà nguyên nhân là do sự biến đổi của
môi trường.
Bài 2. Diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn
định được gọi là diễn thế
A. thứ sinh.
B. sinh thái.
C. phân huỷ.
D. nguyên sinh.
Bài 3. Diễn thế thứ sinh là
A. diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
B. diễn thế xảy ra ở môi trường mới có một quần xã sinh vật, sau đó quần xã đã phát triển nhanh chóng.
C. diễn thế xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống, nhưng nay đã bị huỷ diệt hoàn
toàn.
D. diễn thế xảy ra ở môi trường đã có một loài sinh vật đã từng sống, nhưng nay đã tuyệt chủng hoàn
toàn.
Bài 4. Điểm không đúng khi nói về diễn thế là
A. diễn thế thường là một quá trình không định hướng, không thể dự báo được.
B. diễn thế thường là một quá trình có định hướng, có thể dự báo được.
C. nguyên nhân gây ra diễn thế có thế có nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
D. diễn thế sinh thái có hai dạng là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
Bài 5. Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế là
A. do sự cạnh tranh giữa các cá thể trong cùng một loài.
B. do các loài đều sinh sản nhiều làm mật độ tăng quá cao.
C. do mỗi sinh vật sau khi sinh ra đều lớn lên, sinh sản và chết


D. do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
Bài 6. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là:
A. Nắm được qui luật phát triển của quần xã.
B. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng.
C. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.
D. Xây dựng được kế hoạch dài hạn cho nông lâm ngư nghiệp.
Bài 7. Sơ đồ sau đây nói về quá trình diễn thế tại quần xã rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn:
Rừng lim nguyên sinh → Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng → Rừng cây gỗ nhỏ và cây bụi → Cây bụi và cỏ
chiếm ưu thế → Trảng cỏ. Đây là ví dụ về:
A. diễn thế nguyên sinh
B. diễn thế thứ sinh
C. diễn thế phân hủy
D. cả diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
Bài 8. Trong quá trình diễn thế sinh thái, nhóm loài đóng vai trò quan trọng nhất là
A. loài đặc trưng
B. loài ưu thế
C. động vật


D. thực vật..
Bài 9. Ý có nội dung không phải là xu thế biến đổi chính trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái
cân bằng là
A. tính đa dạng về loài tăng, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các
loài trở lên căng thẳng.
B. hô hấp của quần xã tăng, tỉ lệ giữa sản xuất và phân giải vật chất trong quần xã tiến dần đến 1.
C. sinh khối (hay khối lượng tức thời) và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
D. lưới thức ăn trở nên đơn giản, chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng.
Bài 10. Những nguyên nhân bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến sự diễn thế sinh thái của quần xã
sinh vật?
A. Quần xã bị huỷ hoại không có khả năng khôi phục lại được.

B. Làm cho quần xã huỷ diệt hoàn toàn sau đó khôi phục lại hoặc làm cho quần xã trẻ lại.
C. Chỉ làm cho quần xã trẻ lại và thành phần loài trong quần xã nhiều hơn so với lúc chưa tác động.
D. Không ảnh hưởng đến thành phần loài của quần xã có thành phần loài đa dạng ở mức cao.
Bài 11. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế thứ sinh?
A. Diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã từng có một quần xã sinh vật từng sống.
B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. Diễn thế thứ sinh thường dẫn tới quần xã ổn định tương đối.
D. Trong diễn thế thứ sinh quần xã tiên phong có vai trò quan trọng nhất.
Bài 12. Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở môi trường và mở đầu cho diễn thế nguyên sinh. Nhóm sinh
vật đó được gọi tên là
A. quần thể gốc.
B. quần thể mở đầu.
C. quần xã nguyên sinh.
D. quần xã tiên phong
Bài 13. Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi
trường.
B. quá trình mất dần thành phần loài trong một quần xã nhất định theo thời gian tồn tại của quần xã.
C. quá trình tăng dần thành phần loài trong một quần xã nhất định theo thời gian tồn tại của quần xã.
D. quá trình cân bằng thành phần loài trong một quần xã nhất định theo thời gian tồn tại của quần xã.
Bài 14. Một bát cơm nguội để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh
xuất hiện trên mặt. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi
nấm mọc xen kẽ mốc, sau hai tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm lên toàn bộ bề mặt cơm. Diễn biến
đó là
A. Sự phân huỷ.
B. Sự cộng sinh giữa các loài.
C. Quá trình diễn thế.
D. Sự ức chế cảm nhiễm.
Bài 15. Trong nông nghiệp, người ta thường sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa; rệp xám để hạn chế số
lượng cây xương rồng bà. Đây là những ví dụ về

A. quan hệ hỗ trợ trong quần xã
B. cân bằng sinh học trong quần xã
C. hiện tượng khống chế sinh học
D. trạng thái cân bằng quần thể
Bài 16. Đặc điểm nào dưới đây đúng với diễn thế sinh thái nguyên sinh:
A. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống.


C. giai đoạn cuối thường hình thành nên quần xã bị suy thoái.
D. khởi đầu trên một khu rừng có các cây gỗ bị chặt trắng.
Bài 17. Động lực chính dẫn đến quá trình diễn thế sinh thái là
A. các hiện tượng bất thường như bão, lụt, cháy rừng...
B. môt trường thay đổi có chu kì
C. môt trường biến đổi mạnh
D. sự cạnh tranh khác loài trong quần xã sinh vật
Bài 18. Kết quả của diễn thế sinh thái là
A. làm thay đổi cấu trúc quần xã.
B. thiết lập mối cân bằng mới trong quần xã.
C. tăng số lượng cá thể trong quần xã.
D. giảm số lượng quần thể trong quần xã
Bài 19. Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự
A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã.
B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật.
D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật.
Bài 20. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên
quần xã.
B. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.

C. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.
D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.
Bài 21. Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:
(1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (4), (3), (2).
B. (1), (3), (4), (2).
C. (1), (2), (4), (3).
D. (1), (2), (3), (4).
Bài 22. Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.
(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi.
(4) Rừng lim nguyên sinh.
(5) Trảng cỏ.
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng
Sơn là
A. (5) → (3) → (1) → (2) → (4).
B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).
C. (4) → (1) → (3) → (2) → (5).
D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2).
Bài 23. Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát triển
của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực.
(2) Quần xã cây gỗ lá rộng.
(3) Quần xã cây thân thảo.
(4) Quần xã cây bụi.

(5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).


B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1).
D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
Bài 24. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.
C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.
D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
Bài 25. Điều nào sau đây có thể coi là nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái?
A. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa.
B. Sự thay đổi địa hình.
C. Độ ẩm đất và không khí, lượng mùn, khoáng thay đổi.
D. Các hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
Bài 26. Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào?
A. Sinh vật ưu thế
B. Sinh vật tiên phong
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật phân hủy.
Bài 27. Một khu rừng rậm bị người chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây nhỏ và cây bụi chiếm ưu thế,
động vật hiếm dần là:
A. Diễn thế nguyên sinh
B. Biến đổi tiếp diễn
C. Diễn thế hủy diệt.
D. Diễn thế thứ sinh
Bài 28. Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào?

A. Quần xã tiên phong
B. Quần xã suy thoái
C. Quần xã trung gian
D. Quần xã phát triển ổn định.
Bài 29. Có thể hiểu diễn thế sinh thái là:
A. Thay đổi hệ động thực vật trong một ổ sinh thái.
B. Quá trình thu hẹp khu phân bố của các loài.
C. Thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác.
D. Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể.
Bài 30. Việc nghiên cứu diễn thế sinh thái đối với ngành nông nghiệp có ý nghĩa như thế nào?
A. Nắm được quy luật phát triển của quần xã.
B. Xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.
C. Phán đoán đước quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng
D. Biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.
Bài 31. Khi truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao kề liền của chuỗi thức ăn, dòng năng
lượng trong hệ sinh thái bị mất đi trung bình 90%, do
1. phần lớn năng lượng bức xạ khi vào hệ sinh thái bị phản xạ trở lại môi trường
2. một phần do sinh vật không sử dụng được, rơi rụng
3. một phần do sinh vật thải ra dưới dạng chất bài tiết
4. một phần bị tiêu hao dưới dạng hô hấp của sinh vật.
Đáp án đúng là
A. 1,3,4.
B. 1,2,3.


C. 2,3,4.
D. 1,2,4.
Bài 32. Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể diễn ra khi:
A. Điều kiện sống phân bố đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Điều kiện sống phân bố đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Điều kiện sống phân bố không đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Bài 33. Một quần thể có 1200 cá thể, tỉ lệ sinh sản là 13%, tỉ lệ tử vong là 9%, tỉ lệ xuất cư là 5%, tỉ lệ
nhập cư là 0,5%. Sau 1 năm, số lượng các thể của quần thể là:
A. 1248
B. 1194
C. 1206
D. 1152
Bài 34. Trường hợp nào sau đây thể hiện nhịp sinh học :
A. Chim di cư về phương Nam tránh rét vào mùa đông hằng năm.
B. Chim xù lông khi trời rét.
C. Khi nhìn thấy thức ăn thì chó tiết nước bọt.
D. Cây trinh nữ cụp lá khi có va chạm.
Bài 35. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Vào giai đoạn sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.
B. Chuột luôn có nhịp tim nhanh hơn voi.
C. Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.
D. Một số động vật ngủ đông khi nhiệt độ môi trường giảm xuống dưới nhiệt độ tới hạn.
Bài 36. Nguyên nhân chủ yếu của cạnh tranh cùng loài là:
A. Do các cá thể có cùng nhu cầu sống.
B. Do điều kiện sống thay đổi.
C. Do mật độ cá thể của quần thể quá cao.
D. Do cùng đối phó với những kẻ thù giống nhau.
Bài 37. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là
A. tuổi sinh lí.
B. tuổi sinh thái.
C. tuổi sinh sản.
D. tuổi quần thể.
Bài 38. Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ
A. hội sinh.

B. ký sinh.
C. cộng sinh.
D. cạnh tranh.
Bài 39. Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh
dưỡng?
A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối.
B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể.
C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...).
D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...).
Bài 40. Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học?
A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không liên tục của môi
trường.
B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường.


C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi.
D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kỳ của môi
trường.
Bài 41. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể?
A. Các cây cọ sống trên một quả đồi.
B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên.
C. Các con chim sống trong một khu rừng.
D. Các con cá chép sống trong một cái hồ.
Bài 42. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?
A. Kiểu phân bố.
B. Tỷ lệ các nhóm tuổi.
C. Tỷ lệ đực cái.
D. Mối quan hệ giữa các cá thể.
Bài 43. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa
A. tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.

B. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
C. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Bài 44. Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).
Bài 45. Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Bài 46. Đặc điểm nào dưới đây là cơ bản nhất đối với quần thể?
A. Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài.
B. Các cá thể trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định.
C. Các cá thể trong quần thể cùng tồn tại ở một thời điểm nhất định.
D. Quần thể có khả năng sinh sản, tạo thành những thế hệ mới.
Bài 47. Sự phân bố của một loài sinh vật thay đổi:
A. Theo cấu trúc tuổi của quần thể.
B. Theo mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
C. Do hoạt động của con người nhưng không phải do các quá trình tự nhiên.
D. Theo nhu cầu về nguồn sống của các cá thể trong quần thể.
Bài 48. Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây?
A. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã.
C. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Bài 49. Khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều, giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh
tranh gay gắt. Đây là kiểu phân bố nào của quần thể?

A. Phân bố đồng đều.
B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố đồng đều hoặc ngẫu nhiên.


D. Phân bố ngẫu nhiên.
Bài 50. Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh
A. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
B. kiểu phân bố cá thể của quần thể và tỉ lệ giới tính.
C. cấu trúc tuổi của quần thể và kiểu phân bố của quần thể.
D. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×