Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quần thể 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.15 KB, 9 trang )

Quần thể (P2)
Bài 1.

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về một quần thể sinh vật?

A. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh ra con cái hữu thụ.
B. Quần thể gồm các cá thể khác loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. Mỗi quần thể có một mật độ đặc trưng.
D. Mỗi quần thể có một kiểu phân bố đặc trưng.
Bài 2.

Một quần thể sinh vật sẽ bị diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi

A. trước sinh sản.
B. sau sinh sản.
C. trước sinh sản và sau sinh sản.
D. trước sinh sản và đang sinh sản.
Bài 3.

Khi đi từ bờ biển ra khơi, quần xã không có đặc điểm:

A. Số lượng loài của quần xã giảm.
B. Mối quan hệ sinh học giữa các loài bớt căng thẳng.
C. Kích thước của quần thể nhỏ đi.
D. Lưới thức ăn ít phức tạp hơn.
Bài 4.

Tuổi thọ sinh thái được tính

A. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi bị chết vì già.
B. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái.


C. bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể.
D. bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể.
Bài 5.

Tuổi thọ sinh lý được tính

A. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi bị chết vì già.
B. từ khi cá thể sinh ra cho đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái.
C. bằng tuổi trung bình của các cá thể già trong quần thể.


D. bằng tuổi trung bình của các cá thể còn non trong quần thể.
Bài 6.

Ý có nội dung không đúng khi nói về tỉ lệ giới tính là

A. tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính
thường xấp xỉ 1/1.
B. tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi
trường thay đổi.
C. tỉ lệ giới tính có thể thay đổi tuỳ vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống . . . của quần thể.
D. nhìn vào tỉ lệ giới tính ta có thể dự đoán được thời gian tồn tại, khả năng thích nghi và phát triển của
một quần thể.
Bài 7. Ý có nội dung không đúng khi giải thích lí do đặc trưng về mật độ được coi là một trong những
đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản
và tử vong của cá thể.
B. mật độ cá thể trong quần thể có ý nghĩa, giúp con người có thể đánh giá được mức độ thích nghi của
các quần thể với các môi trường sống.
C. khi mật độ cá thê tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở . . .dẫn tới tỉ lệ

tử vong tăng cao.
D. Khi mật độ giảm, nguồn thức ăn dồi dào thì các cá thể trong quần thể tăng cường sự hỗ trợ lần nhau.
Bài 8.

Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố điều chỉnh

A. cấu trúc tuổi của quần thể.
B. sức sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể.
C. kiểu phân bố cá thể của quần thể.
D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
Bài 9.

tháp tuổi có đáy rộng đỉnh hẹp là đặc trưng của quần thể

A. đang sinh trưởng nhanh.
B. đang ổn định.
C. đang bị suy thoái.
D. có số con non ít hơn so với số cá thể già.


Bài 10. Tháp dân số Việt Nam thuộc dạng
A. Dạng trung gian
B. Tháp dân số trẻ.
C. Tháp dân số già.
D. Tháp dân số ổn định.
Bài 11. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể:
A. Mật độ.
B. Tỉ lệ đực cái
C. Sức sinh sản, cấu trúc tuổi
D. Độ đa dạng

Bài 12. Người ta chia cấu trúc tuổi của quần thể thành
A. tuổi sinh lí, tuổi sinh sản và tuổi quần thể.
B. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.
C. tuổi sinh sản, tuổi sinh thái và tuổi quần thể.
D. tuổi sinh sản, tuổi sinh lí và tuổi sinh thái.
Bài 13. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể được gọi là
A. tuổi sinh sản.
B. tuổi quần thể.
C. tuổi sinh lí.
D. tuổi sinh thái.
Bài 14. Thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể được gọi là
A. tuổi sinh sản.
B. tuổi quần thể.
C. tuổi sinh lí.
D. tuổi sinh thái.


Bài 15. Tuổi bình quân của cá thể trong quần thể được gọi là
A. tuổi sinh sản.
B. tuổi quần thể.
C. tuổi quần thái.
D. tuổi sinh lí.
Bài 16. Trong tự nhiên nhóm loài nào dưới đây thường có tỉ lệ đực: cái khác 1:1?
A. Ong, kiến, mối.
B. Bồ câu núi, gà rừng, ngỗng trời.
C. Linh dương đầu bò, ngựa vằn.
D. Cá hồi, cá chép.
Bài 17. Trong quần thể sự phân bố của của các cá thể có các dạng cơ bản là
A. phân bố theo chiều dọc và phân bố ngẫu nhiên.
B. phân bố đều; phân bố ngẫu nhiên; phân bố theo nhóm.

C. phân bố đều; phân bố ngẫu nhiên; phân bố theo chiều ngang.
D. phân bố theo chiều dọc; phân bố theo chiều ngang.
Bài 18. Kiểu phân bố cá thể trong quần thể xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi
trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể là
A. phân bố ngẫu nhiên.
B. phân bố theo nhóm.
C. phân bố phân tầng.
D. phân bố đồng đều.
Bài 19. Kiểu phân bố cá thể trong quần thể mà có ý nghĩa sinh thái giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại
điều kiện bất lợi của môi trường là
A. phân bố ngẫu nhiên.
B. phân bố theo nhóm.
C. phân bố phân tầng.


D. phân bố đồng đều.
Bài 20. Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường xảy ra khi
A. khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.
B. khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể không có sự cạnh
tranh gay gắt.
C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể không có sự cạnh
tranh gay gắt.
D. khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
cá thể trong quần thể.
Bài 21. Kiểu phân bố cá thể theo nhóm của quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
C. các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt.
D. các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt.

Bài 22. Chim hải âu ăn cá trích bảo vệ một cách quyết liệt khu tổ của chúng. Trong một bầy chim, các cá
thể sẽ có kiểu phân bố
A. đồng đều.
B. ngẫu nhiên
C. theo nhóm.
D. dày đặc .
Bài 23. Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể, kiểu phân bố phổ biến nhất là
A. phân bố đồng đều.
B. phân bố ngẫu nhiên.
C. phân bố theo nhóm.
D. phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.
Bài 24. Các cây gỗ trong rừng có kiểu phân bố


A. theo nhóm.
B. đồng đều.
C. ngẫu nhiên.
D. tập trung.
Bài 25. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường.
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Các cá thể hỗ trợ nhau trong việc săn tìm con mồi.
Bài 26. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt
vong khi mất đi
A. nhóm đang sinh sản
B. nhóm trước sinh sản
C. nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản
D. nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.
Bài 27. Phân bố cá thể theo nhóm của quần thể là:

A. Kiểu phân bố phổ biến nhất, có ở những sinh vật sống bầy đàn.
B. Kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều.
C. Kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Bài 28. Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng ở dạng tháp tuổi nào?
A. Dạng suy vong.
B. Dạng phát triển
C. Dạng ổn định
D. Tùy từng loài
Bài 29. Tuổi sinh thái là


A. Thời gian sống thực tế của cá thể
B. Tuổi bình quần của quần thể
C. Tuổi thọ do môi trường quyết định
D. Tuổi thọ trung bình của loài.
Bài 30. Tuổi quần thể là:
A. Thời gian quần thể tồn tại ở sinh cảnh
B. Tuổi thọ trung bình của loài
C. Thời gian sống thực tế của cá thể
D. Tuổi bình quần của quần thể
Bài 31. Khi đánh bắt cá được càng nhiều con non thì nên;
A. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định
B. Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái
C. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ
D. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
Bài 32. Tuổi thọ sinh thái là
A. thời gian sống thực tế của cá thể.
B. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

D. thời gian sống có thể đạt tới của cá thể già nhất trong quần thể.
Bài 33. Kiểu phân bố đồng đều số lượng cá thể trong quần thể là
A. Kiểu phân bố thường gặp. Xảy ra khi điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các cá thể trong quần thể.
B. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện khi điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể trong
quần thể cạnh tranh cao.
C. thường gặp khi điều kiện môi trường đồng nhất và khi không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
trong quần thể.


D. ít gặp trong tự nhiên khi điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá
thể trong quần thể.
Bài 34. Khi đánh bắt cá, nếu nhiều mẻ lưới chỉ cá con, cá lớn rất ít thì có nghĩa
A. quần thể đang ở trạng thái trẻ nên tiếp tục đánh bắt.
B. quần thể đang ổn định nên tiếp tục đánh bắt.
C. quần thể chưa được khai thác hết tiềm năng nên tăng cường đánh bắt.
D. quần thể cá sẽ bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh cá với mức độ lớn.
Bài 35. Kiểu phân bố đồng đều có ý nghĩa sinh thái là
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
C. tăng cường sự hỗ trợ cùng loài.
D. tăng cường sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
Bài 36. Tuổi quần thể là
A. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
B. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. thời gian sống thực tế của cá thể.
D. khoảng thời gian tính từ lúc cá thể được sinh ra đến khi bắt đầu sinh sản.
Bài 37. Kiểu phân bố nào sau đây không phải là sự phân bố cá thể của quần thể?
A. Các cá thể của quần thể sống đồng đều trong môi trường.
B. Các cá thể quần thể sống ngẫu nhiên trong môi trường..

C. Các cá thể của quần thể di cư từ quần thể này sang quần thể khác.
D. Các cá thể quần thể sống theo nhóm trong môi trường.
Bài 38. Phân bố đồng đều cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
B. điều kiện sống không đồng đều và các cá thể sống thành bầy đàn khi chúng gặp các điều kiện bất lợi
của tự nhiên.


C. điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và khi các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân không đồng đều và khi các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt
giữa các cá thể trong quần thể.
Bài 39. Trong cấu trúc tuổi của quần thể, tuổi sinh lí là
A. thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
B. thời gian sống thực tế của cá thể.
C. tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
D. độ tuổi sinh sản của các cá thể.
Bài 40. Sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái làm ảnh hưởng nhiều nhất tới
A. tỉ lệ nhóm tuổi.
B. sự phân bố cá thể của quần thể.
C. tỉ lệ giới tính.
D. mật độ cá thể của quần thể.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×