Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

de thi thu thpt qg mon hoa truong thpt ha trung thanh hoa lan 1 nam 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.28 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN THỨ 1

THANH HÓA

NĂM HỌC 2016 – 2017

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: Dãy gồm các ion cùng tồn tại được trong một dung dịch là:
3+
3−

2+
A. Al , PO 4 , Cl , Ba

B. K + , Ba 2 + , OH − , Cl −

2+

+
2−
C. Ca , Cl , Na , CO3

+
+



D. Na , K , OH , HCO3

Câu 2: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (1); Zn – Fe (2); Fe-C (3); Al - Fe (4). Khi tiếp xúc với
dung dịch chất điện li thì số lượng hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là:
A. 1

B. 3

C. 4

D. 2

Câu 3: Cho phản ứng NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O. Khi cân bằng hệ số
cân bằng nguyên tối giản của NaCrO2 là:
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch Fe 2(SO4)3 dư; (b) Sục khí
Cl2 vào dung dịch FeCl2; (c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO đun nóng; (d) Cho Ba vào dung
dịch CuSO4 dư; (e) Nhiệt phân AgNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu
được kim loại là:
A. 5

B. 2


C. 4

D. 3

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất báo là axit béo và glixerol
B. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn
C. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
D. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
Câu 6: Cho dung dịch A chứa a mol ZnSO4, dung dịch B chứa b mol AlCl3, dung dịch C chứa
KOH
Thí nghiệm 1: cho từ từ dung dịch C vào dung dịch A
Thí nghiệm 2: cho từ từ dung dịch C vào dung dịch B
Lượng kết tủa trong hai thí nghiệm được mô tả theo đồ thị (ở hình dưới)

(1): đồ thị biểu diễn kết tủa ở thí nghiệm 1
Trang 1 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


(2): đồ thị biểu diễn kết tủa ở thí nghiệm 2
Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi dùng x mol KOH trong mỗi thí nghiệm là:
A. 8,496 gam

B. 10,620 gam

C. 25,488 gam

D. 11,286 gam

Câu 7: Hòa tan hết 3 kim loại Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ thu được

dung dịch X không thấy có khí thoát ra. Cô cạn X được m gam muối khan trong đó phần trăm
khối lượng của nguyên tố Oxi là 54%. Nung m gam muối khan nói trên tới khối lượng không
đổi thu được 70,65 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 210

B. 200

C. 195

D. 185

Câu 8: Chất nào sau đây thuộc loại dipeptit?
A. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COOH

B. H2NCH2CH2CONH-CH2COOH

C. H2NCH2CH2CONH-CH2CH2COOH

D. H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH


Câu 9: Dung dịch A gồm Ba2+, Ca2+, Mg2+,; 0,3 mol NO3 ; 0,5 mol Cl-. Để kết tủa hết các ion

trong A cần dùng tối thiểu V(ml) dung dịch hỗn hợp gồm K 2CO3 1M và Na2CO3 1,5M. Giá trị
của V là:
A. 320

B. 600

C. 300


D. 160

Câu 10: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim
C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim
D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.
Câu 11: Hợp chất hữu cơ A (chứa 3 nguyên tố C,H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho
0,005 mol A tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH ( D= 1,2g/ml) thu được dung dịch B.
Làm bay dung dịch B thu được 59,49 gam hơi nước và còn lại 1,48 gam hỗn hợp các chất rắn
khan D. Nếu đốt cháy hoàn toàn chất rắn D thu được 0,795 gam Na 2CO3; 0,952 lít CO2 (đktc)
và 0,495 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp chất rắn D tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư rồi
chưng cất thì được 3 chất hữu cơ X,Y,Z chỉ chứa các nguyên tố C,H,O. Biết X,Y là 2 axit hữu
cơ đơn chức đồng đẳng kế tiếp và MZ < 125. Số nguyên tử H trong Z là:
A. 12

B. 6

C. 8

D. 10

Câu 12: Hỗn hợp X gồm Mg và MgO được chia thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác
dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít khí (đktc); cô cạn dung dịch và làm khô thì thu
được 14,25 g chất rắn khan A. Cho phần 2 tác dụng hết với HNO 3 thì thu được0,448 lít khí X,
cô cạn dung dịch thu được 23g chất rắn B. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là
A. 10,64%

B. 89,36%


C. 44,68%

D. 55,32%

Trang 2 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


Câu 13: Trong số các loại tơ sau: tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat. Có bao nhiêu loại
tơ thuộc loại tơ nhân tạo?
A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 14: Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây?
A. Dùng chất ức chế sự ăn mòn

B. Dùng phương pháp điện hóa

C. Cách li kim loại với môi trường bên ngoài D. Dùng hợp kim chống gỉ
Câu 15: Cho các chất: etyl axetat, anilin, axit acrylic, phenol, glyxin, tripanmitin. Trong các
chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 2

B. 4


C. 3

D. 5

Câu 16: Hòa tan hết 9,1 gam X gồm Mg, Al, Zn vào 500ml dung dịch HNO 3 4M thu được
0,448 lít N2 (đktc) và dung dịch Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau: phần 1 tác dụng vừa đủ
với 530ml dung dịch NaOH 2M được 2,9 gam kết tủa. Phần 2: đem cô cạn thì được m gam
chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 38,40

B. 25,76

C. 33,79

D. 32,48

Câu 17: Este X no, đơn chức, mạch hở, không có phản ứng tráng bạc. Đốt cháy 0,1 mol X
rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,22 mol
Ca(OH)2 thì vẫn thu được kết tủa. Thủy phân X bằng dung dịch NaOH thu được 2 chất hữu
cơ có số nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Phần trăm khối lượng của oxi trong X
là:
A. 36,36%

B. 53,33%

C. 37,21%

D. 43,24%

Câu 18: Cho các chất sau: (1) C6H5N2; (2) C2H5NH2; (3) (C6H5)2NH; (4) (CH3)2NH; (5) NH3.

Chiều giảm dần lực bazơ của các chất là:
A. (4) > (2) > (5) > (3) > (1)

B. (4) > (2) > (5) > (1) > (3)

C. (2) > (4) > (5) > (3) > (1)

D. (5) > (4) > (1) > (2) > (3)

Câu 19: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là:
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+ B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+
C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+ D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+
Câu 20: Hòa tan m gam bột nhôm bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Giá
trị m là:
A. 6,075

B. 2,7

C. 4,05

D. 3,6

Câu 21: Biết cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2. Vị trí của Fe trong bảng tuần
hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm VIIIB

B. Số thứ tự 25, chu kỳ 4, nhóm IIB

C. Số thứ tự 26, chu kỳ 4, nhóm IIA


D. Số thứ tự 26, chu kỳ 3, nhóm VIIIA

Trang 3 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


Câu 22: Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa axit?
A. N2

B. NH3

C. CH4

D. SO2

Câu 23: Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để phân biệt các dung dịch: Glucozơ, glixerol,
etanol và lòng trắng trứng?
A. dd NaOH

B. dd HNO3

C. dd AgNO3

D. Cu(OH)2/NaOH

Câu 24: Khử C2H5COOCH3 bằng LiAlH4 thu được ancol là:
A. C2H5OH

B. CH3CH2CH2OH và CH3OH

C. C2H5OH và CH3OH


D. CH3CH2CH2OH và C2H5OH

Câu 25: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là:
A. C15H31COOH và glixerol

B. C15H31COONa và etanol

C. C17H35COONa và glixerol

D. C17H35COOH và glixerol

Câu 26: Số đồng phân este đơn chức ứng với công thức phân tử C4H8O2 là:
A. 3

B. 6

C. 4

D. 5

Câu 27: Cho 7,28 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và KNO 3 1M, sau
phản ứng thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Dung dịch X hòa tan
được tói m gam Cu. Giá trị của m là:
A. 1,92

B. 1,20

C. 1,28


D. 0,64

Câu 28: Saccarozơ và glucozơ đều có:
A. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
B. phản ứng với dung dịch NaCl
C. phản ứng thủy phân trong môi trường axit
D. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3 đun nóng.
Câu 29: Để phân biệt CO2 với SO2 người ta dùng thuốc thử là
A. dd BaCl2

B. dd Ca(OH)2 dư

C. dd nước brom

D. Quì tím

Câu 30: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa
Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí CO 2 thu được ở đktc
là:
A. 448 ml

B. 672 ml

C. 336 ml

D. 224 ml

Câu 31: Thủy phân hoàn toàn 3,42gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn
hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y làm mất màu vừa đủ 100ml nước brom 0,15M. Nếu đem 3,42
gam hỗn hợp X cho phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì khối lượng Ag tạo ra là:

A. 1,62 gam

B. 2,16 gam

C. 1,08 gam

D. 4,32 gam

Trang 4 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


Câu 32: Cho 50 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu, Mg tác dụng với dung dịch HCl dư, sau
phản ứng được 2,24 lít khí H2 (đktc) và còn lại 18 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối
lượng Fe3O4 trong X là:
A. 46,4

B. 59,2

C. 52,9

D. 25,92

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn một lượng amin no đơn chức mạch hở X thu được 16,8 lít
CO2(đktc) 20,25 gam H2O và 3,5 gam N2 (đktc). CTPT của X là:
A. C2H7N

B. C4H11N

C. C3H9N


D. CH5N

Câu 34: Ba chất hữu cơ X,Y,Z (50trong đó nX = 4(nY+nZ). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được 13,2 gam CO 2. Mặt khác, m
gam T phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch KHCO 3 0,1M. Cho m gam T phản ứng hoàn
toàn với lượng dư dung dịch AgNO 3 trong NH3 thu được 56,16 gam Ag. Phần trăm khối
lượng của X trong T là::
A. 32,54%

B. 47,90%

C. 74,52%

D. 79,16%

Câu 35: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1?
A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

C. metylamin

D. phenylamin

Câu 36: Tên của hợp chất CH3-CH2-NH2 là:
A. etylamin


B. dimetylamin

Câu 37: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no,
mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm – NH 2 và một nhóm – COOH). Đốt cháy hoàn toàn
0,1 mol Y thu được tổng khối lượng CO 2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn m
(gam) X lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào 600ml dung dịch hỗn hợp gồm
NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M sinh ra 11,82g kết tủa. Giá trị của m là:
A. 1,6 và 6,4

B. 3,2 và 1,6

C. 6,4

D. 1,6 và 8

Câu 38: Nhúng một lá sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân nặng hơn
so với ban đầu 0,2 gam, khối lượng đồng bám vào lá sắt là:
A. 0,2 gam

B. 3,2 gam

C. 6,4 gam

D. 1,6 gam

Câu 39: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm peptit X và peptit Y ( được trộn theo tỉ
lệ mol 4:1), thu được 30gam glyxin; 71,2 gam alanin và 70,2 gam valin. Biết tổng số liên kết
peptit có trong 2 phân tử X và Y là 7. Giá trị nhỏ nhất của m là:
A. 135


B. 151,6

C. 146,8

D. 145

C. Tính oxi hóa

D. Tính dẻo

Câu 40: Tính chất hóa học chung của kim loại là
A. Tính lưỡng tính

B. Tính khử

Đáp án
Trang 5 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


1-B
11-C
21-A
31-C

2-D
12-B
22-D
32-A


3-A
13-B
23-D
33-C

4-B
14-B
24-B
34-C

5-A
15-D
25-C
35-D

6-A
16-C
26-C
36-A

7-C
17-A
27-C
37-A

8-D
18-B
28-]A
38-D


9-D
19-B
29-C
39-D

10-B
20-B
30-D
40-B

LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Chọn B
Các ion cùng tồn tại trong dung dịch khi chúng không kết hợp với nhau tạo chất kết tủa, bay
hơi hoặc phản ứng với nhau.
Câu 2: Chọn D
Trong một pin điện, cực Anot (-) luôn xảy ra quá trình oxi hóa
⇒ Nếu Fe là cực âm ( có tính khử mạnh hơn) thì sẽ bị oxi hóa trước
Các pin có hiện tượng trên là: Cu-Fe, Fe-C
Câu 3: Chọn A
2NaCrO2 + 3Br2 + 8 NaoH → 2Na2CrO4 + 6NaBr +4H2O
Câu 4: Chọn B
(a)

Mg + Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4

(b)

FeCl2 + Cl2 → FeCl3

(c)


H2 + CuO →

(d)

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

t0

Cu + H2

Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2
(e)

AgNO3 →

t0

Ag + NO2 + ½ O2

Câu 5: Chọn A
A sai. Vì sản phẩm xà phòng hóa của chất béo là glixerol và muối của axit béo
Câu 6: Chọn A
Phương pháp: Bài toán muối nhôm, kẽm tác dụng với dd kiềm
Cho biết Al3+ (Zn2+) = a và nOH- =b, tính số mol kết tủa:
+ Với muối nhôm:
Các phản ứng xảy ra:
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓

(1)


Al(OH)3 + OH- →[Al(OH)4]-

(2)

Phương pháp:
Từ (1) và (2) ta rút ra kết luận:
Trang 6 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


+ Nếu b/a ≤ 3 thì kết tủa chưa bị hòa tan và
nAl(OH)3=b/3
+ Nếu 3 < b/a < 4 thì kết tủa bị hòa tan 1 phần
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
Mol

a

→ 3a



(1)

a

Al(OH)3 + OH- →[Al(OH)4]Mol

b-3a


(2)

b-3a

nAl(OH)3=4a-b
+ Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hòa tan hoàn toàn
+ Với muối kẽm:
Các phản ứng xảy ra:
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

(1)

Zn(OH)2 + 2OH- → [Zn(OH)4]2-

(2)

Phương pháp:
+ Nếu b/a ≤ 2 thì kết tủa chưa bị hòa tan và
nZn(OH)2=b/2
+ Nếu 2 < b/a < 4 thì kết tủa bị hòa tan 1 phần
Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2
a

2a

a

Zn(OH)2 + 2OH- → [Zn(OH)4]20,5(b-2a)

(1)

(2)

b-2a

nZn(OH)2= 2a-0,5b
+ Nếu b/a ≥ 4 thì kết tủa bị hòa tan hoàn toàn
B1: Xét thí nghiệm 2:
Tại nKOH = 0,32 mol thì kết tủa tan hoàn toàn ⇒ nKOH = 4 n AlCl3 ⇒ b = 0,08 mol
Tại n Al(OH)3 = b = 0,08 mol ( kết tủa max) thì nKOH = 3b= 4a ⇒ a= 0,06 mol

m Zn (OH)2
m Al(OH)3

B2: Xét thí nghiệm 1
Tại n Zn (OH)2 = a = 0,06 mol (Max) thì nKOH = 2a = 0,12 mol
B3: Xét nKOH = x mol
Dựa vào đồ thị: 0,12 - Ở thí nghiệm 1: Lúc này kết tủa tan 1 phần

Trang 7 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


⇒ n Zn (OH)2 =2.a-0,5x (1)
- Ở thí nghiệm 2: lúc này Al3+ còn dư
⇒ n Al(OH)3 = x/3 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ mkết tủa tổng = m Zn (OH)2 + m Al(OH)3 = 99.(2a-0,5x)+78.x/3
⇒mtổng = 198a-23,5x = (11,88-23,5x)
Lại có: 0,12 ⇒ 6,24 < mtổng < 9,06
Câu 7: Chọn C

Phương pháp: qui đổi, bảo toàn e; bảo toàn nguyên tố.
Vì KL + HNO3 loãng không thấy có khí thoát ra ⇒ có sản phẩm khử là NH4NO3
Lượng muối khan sau phản ứng gồm: Mg(NO3)2; Al(NO3)3; Zn(NO3)2; NH4NO3
⇒ Qui về dạng chung: M(NO3)n và NH4NO3
Gọi số mol NH4NO3 = x mol ⇒ Bảo toàn e: n e(KL) = 8n NH4 NO3 = 8x(mol) = n NO3 (muối KL)
Có % m O = 54% =

16.3n NO3
m

⇒ m = 800x(g)

Khi nhiệt phân:
0

t
2M(NO3 ) n 
→ M 2 O n + 2nNO 2 + 1/ 2nO 2
0

t
NH 4 NO3 
→ N 2 O + 2H 2 O

Có: n N 2O =x; n H2O = 2x; n NO2 = n NO3 (muối KL) = 8x = 4n O2 ⇒ n O2 = 2x
Bảo toàn khối lượng: m = mrắn + mkhí + hơi
⇒800x = 70,65 + (44x+18.2x+46.8x+32.2x)
⇒x=

157

(mol)
640

⇒ m = 196,25 g
Gần nhất với giá trị 195.
Câu 8: Chọn D
Đipeptit được tạo thành từ 2α – amino axit.
Câu 9: Chọn D
Phương pháp: Bảo toàn điện tích: (số điện tích +).ncation = (số điện tích -).nanion
Bảo toàn điện tích: 2n Ba 2 + 2n Ca 2 + 2n Mg2 = n NO3− + n Cl− = 0,8mol
2−
Mặt khác khi A phản ứng với CO3 thì tạo muối BaCO3; MgCO3; CaCO3

Trang 8 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


⇒ n CO3 = n Ba 2+ + n Ca 2+ + n Mg 2+
⇒V.(1+1,5)=0,4 ⇒ V= 0,16 lít = 160ml
Câu 10: Chọn B
Tính chất vật lý chung của kim loại là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
Câu 11: Chọn C
B1: Xác định CTCT của Z và dạng của A
A+ NaOH → chất rắn D + hơi H2O
D+ H2SO4 loãng dư → 2 axit ( X và Y) + chất rắn Z
⇒ A là este đa chức của phenol ⇒ Z là R-C6H5-a(OH)n (a>1)
Vì MZ < 125 ⇒ R +77+16a <125
⇒Với a = 2 thì R<16 ⇒ R =1(H) hoặc R=15(CH3)
Với a > 2 ⇒ R< 0 (loại)
Vậy Z là C6H4(OH)2 hoặc CH3-C6H3(OH)2 và A là este 2 chức của phenol
B2: Xác định số C trong A và biện luận CTCT chính xác của A

Bảo toàn khối lượng: mA + mddNaOH = mhơi nước + mD
⇒ mA= 0,97g ⇒ MA = 194g
Bảo toàn nguyên tố: n C(A) = n Na 2 CO3 + n CO2 = 0, 0075 + 0, 0425 = 0, 05mol
⇒ Số C trong A: 0,05:0,005 = 10
⇒ CTPT của A là C10H10O4
(HCOO)(CH3COO)C6H3-CH3
Hoặc: (HCOO)(C2H5COO)C6H4
Vì 2 axit đồng đẳng kế tiếp ⇒ (HCOO)(CH3COO)C6H3-CH3 thỏa mãn
Vậy Z là CH3-C6H3(OH)2 có 8 H
Câu 12: Chọn B
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
⇒ nMg = nH2 = 0,14 mol
Chất rắn cô cạn là MgCl2: n MgCl2 = nMg + nMgO
⇒ nMgO = 0,01 mol
⇒ %mMg(X) = 889,36%
Câu 13: Chọn B
Tơ nhân tạo gồm: tơ visco; tơ axetat
Trang 9 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


Câu 14: Chọn B
Dùng phương pháp điện hóa bằng cách dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn Fe gắn vào
vỏ tàu ( phần chìm trong nước biển), khi đó kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxi hóa
trước Fe.
⇒ Bảo vệ được vỏ tàu biển.
Câu 15: Chọn D
Các chất tác dụng với dung dịch NaOH:
- Etyl axetat: CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
- Axit acrylic: CH2=CHCOOH + NaOH → CH2=CHCOONa + H2O

- Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5Ona + H2O
- Glyxin: H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
- Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5 + 3 NaOH →

t0

3C15H31COONa + C3H5(OH)3

Câu 16: Chọn C
Phương pháp: Bài toán hỗn hợp kim loại tan hết trong HNO3
Cần chú ý:
- HNO3 đặc nguội không tác dụng với Al, Fe
- Sử dụng phưng pháp bảo toàn e:
ne(KL cho) = ne (sản phẩm khử nhận)
P1: kết tủa chính là Mg(OH)2 vì mkết tủa < ½ mX. Mặt khác lượng NaOH là vừa đủ
⇒ 2 kết tủa Al(OH)3 và Zn(OH)2 phải bị hòa tan vừa hết
⇒ nMg(X) = 2nMg(OH)3 = 0,1 mol
+
Y có thể gồm H+ dư và a mol NH 4

Có: n H+ pứ = 12n N 2 + 10n NH +4 = 0, 24 + 10a
⇒ n H+ du = 1, 76 − 10a(mol)
Trong 9,1g X có: x mol Al; y mol Zn và 0,1 mol Mg
⇒ 27x+65y+24.0,1 = 9,1 (1)
Bảo toàn e: 3x+2y+2.0,1 = 10.0,0,2+8a (2)
Khi cho phần 1 tác dụng với NaOH:
H+ + OH- → H2O

Al3+ + 4OH- → AlO 2 + 2H2O


Trang 10 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


2−
Zn2+ + 4OH- → ZnO 2 + 2H2O

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2
NH +4 + OH- → NH3 + H2O
⇒ n NaOH = 4n Al3+ + 4n Zn 2+ + 2n Mg 2+ + n H + du + n NH+
4

⇒ 1,06 = 4.0,5x + 4.0,5y + 2.0,5.0,1 + 0,5.(1,76-10a) + 0,5.a

(3)

Từ (1),(2),(3) ⇒ x =0,2; y = 0,02; a= 0,08mol
Vậy P2: Y gồm các muối có thể cô cạn thành chất rắn:
0,1mol Al(NO3)3; 0,01mol Zn(NO3)3; 0,05mol Mg(NO3)3; 0,04mol NH4NO3
⇒ m = 33,79g
Câu 17: Chọn A
Khi CO2 + Ca(OH)2 vẫn tạo kết tủa ⇒ n CO2 < n OH
⇒ n CO2 < 0, 44mol
⇒ Số mol C trong X < 0,44mol
⇒ Số C trung bình < 4,4
Vì thủy phân X bằng NaOH thu được 2 chất hữu cơ có số C bằng nhau
+) Nếu 2 chất cùng có 1 C ⇒ Loại (Do X không có phản ứng tráng bạc ⇒ không có HCOO-)
+) 2 chất có 2C : CH3COONa và C2H5OH
⇒X là CH3COOC2H5
⇒%mO(X) = 36,36%
Câu 18: Chọn B

Phương pháp: So sánh tính bazơ của các amin
(Rthơm)3N < (Rthơm)2NH < RthơmNH2 < NH3< RnoNH2 < (Rno)2NH < (Rno)3N
Chú ý rằng với gốc Rno càng cồng kềnh thì ảnh hưởng không gian của nó càng lớn làm cản
trở quá trình H+ tiến lại gần nguyên tử N nên (Rno)2NH < (Rno)3N sẽ không còn đúng nữa.
Câu 19: Chọn B
Dựa vào dãy điện hóa kim loại.
Câu 20: Chọn B
Al + 3HCl → AlCl3 + 1,5H2
⇒ n H2 = 1,5n Al ⇒ n Al = 0,1mol
⇒ m = 2,7g
Câu 21: Chọn A
Trang 11 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


Dựa vào cấu hình e:
- Tổng e = 26 ⇒ số thứ tự 26
- phân lớp e ngoài cùng là 4s ⇒ chu kỳ 4
- Tổng e (3d+4s)=8 và e cuối điền vào phân lớp d ⇒ nhóm VIIIB
Câu 22: Chọn D
Câu 23: Chọn D
Khi dùng Cu(OH)2/NaOH
- Etanol: không có hiện tượng
- Glixerol: hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho dung dịch xanh lam.
- Glucozo: hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho dung dịch xanh lam.
Và khi nhiệt độ cao phản ứng tạo Cu2O màu đỏ gạch.
Câu 24: Chọn B
Câu 25: Chọn C
Câu 26: Chọn C
Có 4 đồng phân gồm:
HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)2

CH3COOC2H5; C2H5COOCH3
Câu 27: Chọn C
Có: n Fe = 0,13mol; n H+ = 0, 4mol; n NO3 = 0, 2mol
Do:

n H+
n NO−

< 4 ⇒ NO3− dư

3

Vì:

8 n H+
<
< 4 ⇒ Xảy ra 2 phản ứng:
3 n NO−
3

3Fe + 8H + + 2NO3− → 3Fe 2 + + 2NO + 4H 2O
8
x→ x
3
Fe + 4H + + NO3− → Fe3+ + NO + 2H 2O
y →4y

Trang 12 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất



8
⇒ x + 4y = 0, 4 và x+y = 0,13 mol
3
⇒ x = 0,09; y=0,04mol
X gồm: 0,04mol Fe3+ là có thể phản ứng với Cu theo phản ứng:
Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+
⇒ nCu = 0,02 mol
⇒ mCu = 1,28g
Câu 28: Chọn A
B sai. Vì cả Saccarozơ và glucozơ đều không phản ứng với NaCl
C sai. Vì glucozơ không bị thủy phân trong môi trường axit
D sai. Vì Saccarozơ không phản ứng với AgNO3/NH3 khi đun nóng
Câu 29: Chọn C
Chỉ có SO2 phản ứng được với nước brom làm mất màu nước brom còn CO2 thì không có
hiện tượng này.
SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Câu 30: Chọn D
Phương pháp: Bài toán cho axit + muối cacbonat
2−
Khi nhỏ từ từ H+ vào CO3 thì thứ tự phản ứng sẽ là:

H + + CO32− → HCO3−
H + + HCO3− → CO 2 + H 2 O
⇒ n CO2 = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol
⇒ VCO2 = 0,224 lít = 224ml
Câu 31: Chọn C
Phương pháp: phản ứng thủy phân saccarozơ, mantozơ ( C12H22O11)
C12H22O11(saccarozơ) → C6H12O6 (glucozơ) + Fructozơ
C12H22O11 ( mantozơ) → 2 C6H12O6 (glucozơ)
Có nX = 0,01mol

Gọi số mol saccarozơ và mantozơ lần lượt là x và y mol ⇒ x+y = 0,01 (1)
Thủy phân:
Saccarozơ + H2O → Glucozơ + Fructozơ
Mantozơ + H2O → 2Glucozơ
Chỉ có Glucozơ làm mất màu nước brôm
Trang 13 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


C5H11O5CHO + Br2 + H2O → C5H11O5COOH 2HBr
nGlucozơ = nBr2 = 0,015mol = (x+2y)

(2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = y = 0,005 mol
Vậy khi cho X + AgNO3/NH3 thì chỉ có mantozo phản ứng.
⇒ nAg = 2nmantozo = 0,01 mol
⇒ mAg = 1,08g
Câu 32: Chọn A
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
0,1 ←

0,1 (mol)

Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2 FeCl3 + 4H2O
x



2x


Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2 FeCl2
x ← 2x
Vậy chất rắn còn lại không tan chính là Cu
Có: mX = 24.0,1+232.x+64.x+18 = 50g
⇒ x =0,1mol
⇒ %m Fe3O4 (X ) = 46,4%
Câu 33: Chọn C
Bảo toàn nguyên tố:
n C = n CO2 = 0, 75mol
n H = 2n H2O = 2, 25mol
n N = 2n N 2 = 0, 25mol
⇒ n C : n H : n N = 0, 75 : 2, 25 : 0, 25 = 3 : 9 :1
Vì X là amin đơn chức ⇒ chỉ có 1 Nito trong phân tử
⇒ CTPT của X là C3H9N
Câu 34: Chọn C
Vì 50 < MX < MY < MZ ⇒ không có HCHO và HCOOH
- TN1: n CO2 = 0,3mol = n C(T)
- TN2: n KHCO3 = n COOH = 0, 04 mol
- TN3: n CHO = 1/ 2n Ag = 0, 26mol
Lại có: n COOH + n CHO = 0,3mol = n C(T)
Trang 14 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


⇒ 3 chất chỉ có thể là:
X: OHC-CHO ( x mol)
Y: OHC-COOH ( y mol)
Z: HOOC-COOH ( z mol)
Ta có: x = 4(y+z)
Và: nCHO = 2x+y = 0,26; nCOOH = y+2z = 0,04
⇒ x = 0,12; y= 0,02; z= 0,01mol

%mX(T) = 74,52%
Câu 35: Chọn D
Các nguyên tố có: 4s1; 3d54s1; 3d104s1
Câu 36: Chọn A
Câu 37: Chọn A
Phương pháp:
(*) CTTQ của peptit
- CTTQ: α-aminoaxit: no, mạch hở, có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm axit COOH (A): CnH2n+1O2N
Peptit X được tạo ra từ x phân tử A: A1, A2….Ax
X ≡ (A)X = x.A- (x-1)H2O
VD: đipeptit: A2 = 2A – H2O
= 2. CnH2n+1O2N - H2O
= C2nH4nO3N2
(*) bài toán CO2 tác dụng với dd kiềm
Công thức giải nhanh
+)TH1: OH- dư
⇒ n CO3 = n CO2
2−

+)TH2: Sinh 2 ra muối CO3 và HCO3

⇒ n CO3 = n OH − n CO2
Amino axit no mạch hở có CTTQ là: CnH2n+1O2N
Đipeptit: C2nH4nO3N2 (X)
Tripeptit: C3nH6n-1O4N3 (Y)
0

t
Khi đốt Y: C3nH6n-1O4N3 + (4,5n-2,25)O2 
→ 3nCO2 + (3n-0,5)H2O + 1,5N2


Ta có: n CO2 − n H 2O = 0,5nY= 0,05 mol; m CO2 + m H2O = 54,9g
Trang 15 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


⇒ n CO2 = 0,9; n H2O =0,85 mol
⇒ Số C trong Y = 3n =

0,9
= 9 ⇒n = 3
0,1

⇒ Amino axit là C3H7O2N ( H2NC2H4COOH)
Vậy X là: C6H12O3N2
Đốt cháy X ⇒ CO2 + dung dich bazơ (nOH = 0,3 mol); nBa2+ = 0,12mol)
Tạo n BaCO3 = 0,06 mol
+) TH1: OH- dư => n CO2 = n BaCO3 = 0,06mol = 6nX ⇒ nX = 0,01 mol
⇒ m =1,6g
2−

+) TH2: phản ứng tạo CO3 vả HCO3 ⇒ n BaCO3 = n OH − n CO2 ⇒ n CO2 = 0, 24mol = 6n X

⇒ nX = 0,04 mol
⇒ m = 1,6g hoặc m = 6,4g
Câu 38: Chọn D
Phương pháp: một kim loại tác dụng với 1 muối
nA + mBn+ → nAm+ + mB
 Độ tăng giảm khối lượng của thanh kim loại:
- Nếu mB↓ > mAtan thì khối lượng thanh kim loại A tăng: Độ tăng khối lượng = mB↓ - mAtan
- Nếu mB↓ < mAtan thì khối lượng thanh kim loại A giảm: Độ giảm khối lượng = mAtan - mB↓

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
X



x (mol)

⇒ mtăng = 64x - 56x = 0,2g ⇒ x = 0,025 mol
⇒ mCu bám = 1,6g
Câu 39: Chọn D
Phương pháp: bài toán thủy phân peptit
(*) Thủy phân trong H2O ( H+, OH-) → α – aa ban đầu
Ax + (x-1)H2O → x.A
- Số pt H2O = số lk peptit
- BTKL: mpeptit + mH2O = maa ban đầu
Phản ứng thủy phân TQ: (A)n + (n-1)H2O → nA
Có: nGly = 0,4mol; nAla = 0,8mol; nVal = 0,6mol
⇒ nGly: nAla: nVal = 2 : 4 : 3 ⇒ Trong 4X, 1Y số gốc = 9n
Gọi a,b lần lượt là số gốc amino axit trong X,Y (a,b > 0)
Trang 16 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất


- Tổng số liên kết peptit trong X và Y là 7 ⇒ a+b=7+1+1 = 9 (1)
Có nY:nX = 1 : 4 = t : 4t ⇒ 4a+b = 9n (2)
Lấy (2) - (1) ta có: a = 3(n-1) ⇒ n =2 hoặc n = 3
+) Nếu n=2 ⇒ a = 6; b= 3
⇒ n amino axit = 3.4t + 6t = 0,4 + 0,8 + 0,6 ⇒ t = 1/15 mol
⇒ n H2O thủy phân = (3-1).4t +(6-1).t = 1,3 mol
Bảo toàn khối lượng: m = m amino axit – m H2O thủy phân = 148g
+) Nếu m=3 ⇒ a=6; b= 3

⇒ n amino axit = 6.4t + 3t = 0,4 + 0,8 + 0,6 ⇒ t = 1/15 mol
⇒ n H2O thủy phân = (6-1).4t +(3-1).t = 22/15 mol
Bảo toàn khối lượng: m = m amino axit – m H2O thủy phân = 145g
Câu 40: Chọn B

Trang 17 – Website chuyên đề thi thử file word có lời giải mới nhất



×