Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

02 cach xac dinh giao diem cua dt va mp BG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.21 KB, 5 trang )

Khóa học TOÁN 11 – Thầy Đặng Việt Hùng

Chuyên ñề : Đại cương về Hình không gian

Tài liệu bài giảng (Khóa Toán 11)

02. GIAO ĐIỂM CỦA ĐƯỜNG THẲNG và MẶT PHẲNG
Thầy Đặng Việt Hùng – www.facebook.com/Lyhung95

VIDEO BÀI GIẢNG và LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC BÀI TẬP chỉ có tại website MOON.VN
Group thảo luận bài tập : www.facebook.com/groups/Thayhungdz

Bài 1: [ĐVH]. Cho tứ diện ABCD. Trên AC và AD lần lượt lấy các điểm M, N sao cho MN không song song
vói CD. Gọi O là một điểm bên trong ∆BCD.
a) Tìm giao tuyến của (OMN) và (BCD).
b) Tìm giao điểm của BC và BD với mặt phẳng (OMN).
Bài 2: [ĐVH]. Cho hình chóp S.ABCD. M là một điểm trên cạnh SC.
a) Tìm giao điểm của AM và (SBD).
b) Gọi N là một điểm trên cạnh BC. Tìm giao điểm của SD và (AMN).
Bài 3: [ĐVH]. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. K là một điểm trên cạnh
BD và không trùng với trung điểm của BD. Tìm giao điểm của CD và AD với mặt phẳng (MNK).
Bài 4: [ĐVH]. Cho tứ diện ABCD. M, N là hai điểm lần lượt trên AC và AD. O là một điểm bên trong
∆BCD. Tìm giao điểm của:
a) MN và (ABO).
b) AO và (BMN).
Bài 5: [ĐVH]. Cho hình chóp S.ABCD, có đáy là hình thang, cạnh đáy lớn AB. Gọi I, J, K là ba điểm lần
lượt trên SA, AB, BC.
a) Tìm giao điểm của IK với (SBD).
b) Tìm các giao điểm của mặt phẳng (IJK) với SD và SC.
Bài 6: [ĐVH]. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD có AD và BC không song song nhau. Lấy I thuộc SA sao
cho SA = 3IA, J thuộc SC và M là trung điểm của SB.


a) Tìm giao tuyến của (SAD) và (SBC)
b) Tìm giao điểm E của AB và (IJM)
c) Tìm giao điểm F của BC và (IJM)
d) Tìm gioa điểm N của SD và (IJM)
e) Gọi H là giao điểm của MN và BD. Chứng minh rằng H, E, F thằng hàng.

LỜI GIẢI BÀI TẬP
Bài 1: [ĐVH]. Cho tứ diện ABCD. Trên cạnh AC và AD lần lượt lấy các điểm M, N sao cho MN không song
song vói CD. Gọi O là một điểm bên trong ∆BCD.
a) Tìm giao tuyến của (OMN) và (BCD).
b) Tìm giao điểm của BC và BD với mặt phẳng (OMN).
Lời giải:

Tham gia khóa học TOÁN 11 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !


Khóa học TOÁN 11 – Thầy Đặng Việt Hùng

a) Theo hình vẽ ta có:
- Trong mp(ACD): kẻ MN giao với CD tại I
- Trong mp(BCD): kẻ IO giao BC và BD lần lượt
tại E và F
- Từ đó thì giao tuyến của (OMN) và (BCD) là
đường EF.
b) Theo a thì giao của BC và BD với (BCD) làn
lượt là E và F

Chuyên ñề : Đại cương về Hình không gian

A


I

N
M
B

F

D

O
E
C
Bài 2: [ĐVH]. Cho hình chóp S.ABCD. M là một điểm trên cạnh SC.
a) Tìm giao điểm của AM và (SBD).
b) Gọi N là một điểm trên cạnh BC. Tìm giao điểm của SD và (AMN).
Lời giải:
a) Theo hình vẽ ta có:
+) Trong mp(ABCD): AC giao BD tại O
+) Trong mp(SAC) thì SO giao MA tại J
Từ đó thì J chính là giao điểm của AM và (SBD)
b) Giả sử AN giao CD tại K
Trong mp(SCD): KM giao SD tại T từ đó T chính là giao
điểm của SD và (AMN).
D
Nếu AN và CD song song với nhau, ta chỉ việc kẻ MT
song song với CD (T thuộc SD) từ đó cũng suy ra được T
là điểm cần tìm


S
T

M

J
A

O
C

N

B

K

Bài 3: [ĐVH]. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. K là một điểm trên cạnh
BD và không trùng với trung điểm của BD. Tìm giao điểm của CD và AD với mặt phẳng (MNK).
Lời giải:

Tham gia khóa học TOÁN 11 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !


Khóa học TOÁN 11 – Thầy Đặng Việt Hùng

Chuyên ñề : Đại cương về Hình không gian

Trong (BCD): NK giao CD tại J ⇒ J là giao
điểm của CD với mp(MNK)

Trong (ACD): MJ giao với AD tại T ⇒ T là
giao điểm của AD với (MNK)

A

J

T
M
B

K

D

N
C
Bài 4: [ĐVH]. Cho tứ diện ABCD. M, N là hai điểm lần lượt trên AC và AD. O là một điểm bên trong
∆BCD. Tìm giao điểm của:
a) MN và (ABO).
b) AO và (BMN).
Lời giải:
a) Trong (BCD) kẻ BO giao CD tại I.
A
Trong (ACD) kẻ MN giao AI tại J ⇒ J là
giao điểm của MN và (ABO)
b) Trong (ABI) : AO giao BJ tại K ⇒ K là
giao điểm của AO và (BMN)
J
N

M

K
B

D
O

I

C
Bài 5: [ĐVH]. Cho hình chóp S.ABCD, có đáy là hình thang, cạnh đáy lớn AB. Gọi I, J, K là ba điểm lần
lượt trên SA, AB, BC.
a) Tìm giao điểm của IK với (SBD).
b) Tìm các giao điểm của mặt phẳng (IJK) với SD và SC.
Lời giải:

Tham gia khóa học TOÁN 11 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !


Khóa học TOÁN 11 – Thầy Đặng Việt Hùng

Chuyên ñề : Đại cương về Hình không gian

S
I
Q

P


R

B

T
K

A

J

M
C

D

a) Trong (ABCD): BD giao AK tại M.
Trong (SAK): SM giao IK tại T ⇒ T là giao điểm của IK và (SBD)
b) Lấy R là trung điểm SC.
Dễ dàng chứng minh được RK và IJ song song nhau (song song và bằng

BD
) nên R ∈ ( IKJ ) ⇒ R là giao
2

điểm của SC với mp(IJK)
Trong (ABCD) : KJ cắt AD tại P.
Trong (SAD): IP cắt SD tại Q từ đó thì Q là giao điểm của SD với mp(IJK)
Bài 6: [ĐVH]. Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD có AD và BC không song song nhau. Lấy I thuộc SA sao
cho SA = 3IA, J thuộc SC và M là trung điểm của SB.

a) Tìm giao tuyến của (SAD) và (SBC)
b) Tìm giao điểm E của AB và (IJM)
c) Tìm giao điểm F của BC và (IJM)
d) Tìm gioa điểm N của SD và (IJM)
e) Gọi H là giao điểm của MN và BD. Chứng minh rằng H, E, F thằng hàng.
Lời giải:

a) O là giao điểm của AD và BC nên SO là giao tuyển của (SAD) và (SBC).
b) Trong (SAB) kẻ IM giao với AB tại E nên E là giao điểm của AB và (IJM).
c) Trong (SBC): MJ giao BC tại F nên F là giao điểm của BC với mp(IJM).
Tham gia khóa học TOÁN 11 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !


Khóa học TOÁN 11 – Thầy Đặng Việt Hùng

Chuyên ñề : Đại cương về Hình không gian

d) Trong (ABCD): EF giao AD tại P.
Trong (SAD): IP giao SD tại N nên N là giao điểm của SD và mp(IJM).
e) H là giao điểm của MN và BD. Dễ thấy 3 điểm H, E và F đồng thời đều nắm trên 2 mặt phẳng là (ABCD)
và (IJM) nên 3 điểm này thuộc giao tuyến của 2 mp trên hay 3 điểm đó thẳng hàng.

Thầy Đặng Việt Hùng – Moon.vn

Tham gia khóa học TOÁN 11 tại MOON.VN: Tự tin hướng ñến kì thi THPT Quốc gia !



×