Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Nghiên cứu sử dụng video clip trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.81 MB, 123 trang )

B GIO DC V O TO
I HC HU
TRNG I HC S PHM

NGUYN TH OAN TRANG

NGHIN CặẽU Sặ DUNG VIDEO CLIP
TRONG DAY HOĩC CHặNG CAM
ặẽNG IN Tặè
VT Lấ 11 THPT

Chuyờn ngnh : Lý lun v phng phỏp dy hc b mụn Vt lớ
Mó s

: 60140111

LUN VN THC S GIO DC HC

NGI HNG DN KHOA HC:
PGS.TS. TRN HUY HONG

Hu, nm 2014
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong
luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một
công trình nào khác.


Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Đoan Trang

ii


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
sau đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Vật lí trường Đại
học Sư phạm Huế và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo
tổ Vật lí trường THPT Phan Đăng Lưu, đã nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi
và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng
dẫn – PGS. TS Trần Huy Hoàng - người đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh luận văn.
Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người
thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn này.
Huế, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Đoan Trang

iii



MỤC LỤC
Phụ bìa....................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................iii
MỤC LỤC..............................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ....................................................................7
Sơ đồ.....................................................................................................................................10
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................11
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................11
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................................13
3. Mục tiêu của đề tài.......................................................................................................14
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................................14
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................14
6. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................15
7. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................15
8. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................15
9. Dự kiến cấu trúc của luận văn......................................................................................16
NỘI DUNG..........................................................................................................................17
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC...............................................17
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC..........................................17
1.1. Tổ chức hoạt động dạy học môn Vật lí.................................................................17
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................................17
1.1.1.1. Hoạt động................................................................................................17
1.1.1.2. Hoạt động học.........................................................................................17
1.1.1.3. Hoạt động dạy.........................................................................................19
1.1.1.4. Hoạt động dạy học...................................................................................20

1



1.1.1.5. Tổ chức hoạt động dạy học.....................................................................22
1.1.2. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học......................................................22
1.1.3. Các phương tiện hỗ trợ trong việc tổ chức hoạt động dạy học.......................23
1.1.4. Những biện pháp phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy học.................24
1.1.5. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học.............................................................26
1.2. Video clip và vai trò của video clip trong dạy học................................................26
1.2.1. Khái niệm.......................................................................................................26
1.2.2. Đặc điểm của video clip.................................................................................28
1.2.3. Vai trò của video clip trong dạy học...............................................................29
1.3. Sử dụng video clip trong dạy học..........................................................................35
1.3.1. Nguyên tắc và yêu cầu đối với video clip dạy học.........................................35
1.3.1.1. Nguyên tắc sử dụng video clip................................................................35
1.3.1.2. Những yêu cầu đối với video clip dạy học..............................................36
1.3.2. Sử dụng video clip trong dạy học...................................................................37
1.3.2.1. Sử dụng phối hợp thí nghiệm với các video clip.....................................37
1.3.2.2. Sử dụng phối hợp TN tự tạo với phim TN..............................................38
1.3.3. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng video clip..........................39
1.4. Thực trạng của việc sử dụng video clip trong dạy học Vật lí ở các trường THPT
hiện nay........................................................................................................................44
1.4.1. Những đặc điểm về khả năng nhận thức của HS trung học phổ thông..........44
1.4.2. Thực trạng của việc sản xuất và sử dụng video clip trong dạy học................44
1.4.3. Thực trạng việc sử dụng video clip ở một số trường THPT...........................45
1.5. Kết luận chương 1.................................................................................................48
Chương 2. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.............................................................49
CÓ SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG...........................................49
“CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ” VẬT LÍ 11 THPT.........................................................................49
2.1. Đặc điểm kiến thức chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT.........................49
2.1.1 Đặc điểm chương “Cảm ứng điện từ”.............................................................49


2


2.1.3. Những khó khăn thường gặp khi dạy học chương “Cảm ứng điện từ”..........51
2.3. Hệ thống video clip chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT.........................52
2.3.1. Khai thác và sử dụng hệ thống video clip hỗ trợ cho việc DH chương “Cảm
ứng điện từ”..............................................................................................................52
2.3.2. Giới thiệu hệ thống video clip đã nghiên cứu................................................54
2.3.2.1. Điamô xe đạp...........................................................................................54
2.3.2.2. Tàu hỏa cao tốc........................................................................................54
2.3.2.3. Bếp điện từ..............................................................................................55
2.3.2.4. Luyện kim................................................................................................55
2.3.2.5. Đồng hồ đo điện......................................................................................56
2.3.2.6. Máy biến áp.............................................................................................57
2.3.2.7. Nam châm trong máy phát điện đơn giản...............................................57
2.3.2.8. Tự làm máy phát điện..............................................................................57
2.3.2.9. Từ thông..................................................................................................58
2.3.2.10. Hiện tượng CƯĐT do nam châm chuyển động.....................................58
2.3.2.11. Hiện tượng CƯĐT do ống dây chuyển động.........................................59
2.3.2.12. Hiện tượng CƯĐT do thay đổi diện tích vòng dây...............................59
2.3.2.13. Hiện tượng CƯĐT do di chuyển con chạy ở trên biến trở....................60
2.3.2.14. Hiện tượng CƯĐT do thay đổi góc alpha.............................................60
2.3.2.15. Hiện tượng CƯĐT do đóng ngắt khóa K..............................................60
2.3.2.16. Hiện tượng CƯĐT do khung dây quay quanh một trục........................61
2.3.2.17. Hiện tượng CƯĐT do thanh AB chuyển động trong từ trường.............61
2.3.2.18. Phát kiến vĩ đại của Fa-ra-đây...............................................................62
2.3.2.19. Mô phỏng hiện tượng CƯĐT................................................................62
2.3.2.20. Thí nghiệm Fa-ra-đây............................................................................62
2.3.2.21. Suất điện động cảm ứng........................................................................63
2.3.2.22. Hiện tượng cảm ứng điện từ 1...............................................................63

2.3.2.23. Hiện tượng cảm ứng điện từ 2...............................................................64

3


2.3.2.24. Dòng điện Fu-cô 1.................................................................................65
2.3.2.25. Dòng điện Fu-cô 2.................................................................................65
2.3.2.26. Dòng điện Fu-cô 3.................................................................................66
2.3.2.27. Dòng điện Fu-cô 4.................................................................................66
2.3.2.28. Định luật Len-xơ 1................................................................................66
2.3.2.30. Định luật Len-xơ 3................................................................................67
2.3.2.31. Thí nghiệm biểu diễn về định luật Fa-ra-đây........................................68
2.3.2.32. Đốt nóng kim loại bằng dòng tự cảm....................................................68
2.3.2.33. Mô phỏng định luật Len-xơ...................................................................69
2.3.2.34. Thí nghiệm định luật Fa-ra-đây.............................................................69
2.3.2.35. Định luật Fa-ra-đây (cuộn dây mang dòng điện)..................................69
2.3.2.36. Giải thích các thí nghiệm của hiện tượng CƯĐT..................................70
2.3.2.37. Tự cảm...................................................................................................71
2.3.2.38. Loa.........................................................................................................71
2.3.2.39. Micrô.....................................................................................................71
2.4. Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video clip một số bài học chương “Cảm
ứng điện từ” Vật lí 11 THPT........................................................................................72
2.4.1. Các yêu cầu cơ bản khi xây dựng tiến trình dạy học......................................72
2.4.2. Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video clip trong dạy học bài 23: “Từ
thông. Cảm ứng điện từ” (Tiết 2) Vật lí 11 THPT....................................................72
2.5. Kết luận chương 2.................................................................................................79
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................................................81
3.1. Mục đích và nội dung của thực nghiệm sư phạm..................................................81
3.1.1. Mục đích.........................................................................................................81
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm....................................................................81

3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm.....................................................................81
3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm......................................................................82
3.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm....................................................................82

4


3.2.2. Quan sát thực nghiệm sư phạm......................................................................82
3.2.3. Kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm..........................................................83
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm................................................................83
3.3.1. Đánh giá định tính..........................................................................................83
3.3.2. Đánh giá định lượng.......................................................................................84
3.3.3. Kiểm định giả thuyết thống kê.......................................................................88
3.4. Kết luận chương 3.................................................................................................89
KẾT LUẬN..........................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................93
Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video trong dạy học bài 23: “Từ thông.
Cảm ứng điện từ” (Tiết 1) Vật lí 11 THPT...............................................................96

PHỤ LỤC............................................................................................................... P0

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNTT


:

Công nghệ thông tin

CƯĐT

:

Cảm ứng điện từ

ĐC

:

Đối chứng

DH

:

Dạy học

GV

:

Giáo viên




:

Hoạt động

HĐDH

:

Hoạt động dạy học

HS

:

Học sinh

MVT

:

Máy vi tính

PPDH

:

Phương pháp dạy học

QTDH


:

Quá trình dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa

THPT

:

Trung học phổ thông

TN

:

Thí nghiệm

TNg

:

Thực nghiệm

TNSP


:

Thực nghiệm sư phạm

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp giảng dạy của giáo viên..................................46
Bảng 1.2. Điều tra về mức độ sử dụng video clip trong dạy học chương............................47
“ Cảm ứng điện từ”- Vật lí 11 THPT của giáo viên.............................................................47
Bảng 1.3. Điều tra về thái độ của HS đối với việc sử dụng video clip trong dạy học.........47
Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn....................................................................................82
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra......................................................84
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất điểm của hai lớp ĐC và TNg........................................85
Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất luỹ tích điểm của hai lớp ĐC và TNg..........................86

Hình
Hình 1.1. Video clip cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số ô tô.................................27
Hình 1.2. Video clip TN về quán tính..................................................................................27
Hình 1.3. Video clip cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy phát điện.............................38
Hình 1.4. Video clip TN về hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và ngắt mạch.....................38
Hình 2.1.Điamô xe đạp.........................................................................................................54
Hình 2.2. Phanh điện từ trong tàu hỏa cao tốc.....................................................................55
Hình 2.3. Bếp điện từ...........................................................................................................55
Hình 2.4. Nung chảy thép.....................................................................................................56
Hình 2.5. Đồng hồ đo điện...................................................................................................56
Hình 2.6. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp.................................................57

Hình 2.7. Nam châm trong máy phát điện...........................................................................57
Hình 2.8. Tự làm máy phát điện...........................................................................................58
Hình 2.9. Mô phỏng từ thông...............................................................................................58

7


Hình 2.10. Hiện tương CƯĐT do nam châm chuyển động..................................................59
Hình 2.11. Hiện tượng CƯĐT do ống dây chuyển động......................................................59
Hình 2.12 Hiện tượng CƯĐT do thay đổi diện tích vòng dây.............................................59
Hình 2.13. Hiện tượng CƯĐT do di chuyển con chạy ở trên biến trở.................................60
Hình 2.14. Hiện tượng CƯ ĐT do thay đổi góc alpha.........................................................60
Hình 2.15. Hiện tượng CƯĐT do đóng ngắt khóa K...........................................................61
Hình 2.16. Hiện tượng CƯĐT do khung dây quay quanh một trục.....................................61
Hình 2.17. Hiện tượng CƯĐT do thanh AB chuyển động trong từ trường..........................61
Hình 2.18. Phát kiến vĩ đại của Fa-ra-đây............................................................................62
Hình 2.19. Mô phỏng hiện tượng CƯĐT.............................................................................62
Hình 2.21. Chứng minh định luật Fa-ra-đây........................................................................63
Hình 2.22. Chứng minh chiều dòng điện cảm ứng...............................................................64
Hình 2.23. Hiện tượng CƯĐT..............................................................................................64
Hình 2.24. Dòng điện Fu-cô 1..............................................................................................65
Hình 2.25. Dòng điện Fu-cô 2..............................................................................................65
Hình 2.26. Dòng điện Fu-cô 3..............................................................................................66
Hình 2.27. Dòng điện Fu-cô 4..............................................................................................66
Hình 2.28. Định luật Len-xơ 1.............................................................................................67
Hình 2.29. Định luật Len-xơ 2.............................................................................................67
Hình 2.30. Định luật Len-xơ 3.............................................................................................68
Hình 2.31. Biểu diễn định luật Fa-ra-đây.............................................................................68
Hình 2.32. Đốt nóng kim loại bằng dòng tự cảm.................................................................68
Hình 2.34. Thí nghiệm định luật Fa-ra-đây..........................................................................69

Hình 2.35. Cuộn dây mang dòng điện..................................................................................70
Hình 2.36. Giải thích các thí nghiệm của hiện tượng CƯĐT...............................................70
Hình 2.37. Tự cảm................................................................................................................71
Hình 2.38. Loa......................................................................................................................71
..............................................................................................................................................72

8


Hình 2.39. Micrô..................................................................................................................72
Hình 3.1. Đồ thị phân phối tần số điểm số của hai lớp ĐC và TNg.....................................85
Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai lớp ĐC và TNg......................................86
Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích của hai lớp ĐC và TNg..................................87

9


Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc tâm lí của hoạt động.............................................................................19
Sơ đồ 1.2. Cấu trúc chức năng của quá trình dạy học..........................................................21
Sơ đồ 1.3. Mô hình tương tác trong hệ dạy học...................................................................21
Sơ đồ 1.5. Hiệu quả sử dụng của các loại phương tiện dạy học...........................................34
Sơ đồ 1.6. Quy trình sử dụng video clip trong dạy học........................................................40
Sơ đồ 1.7. Các bước chuẩn bị bài học có sử dụng video clip...............................................41
Sơ đồ 1.8. Các bước xây dựng kịch bản bài học có sử dụng video clip...............................42
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương “Cảm ứng điện từ”.........................................................50
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ biểu đạt của quá trình nhận thức khoa học...............................................51
chương “Cảm ứng điện từ”..................................................................................................51
Sơ đồ 2.3. Quy trình lựa chọn tư liệu...................................................................................53


10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, thế giới đang xảy ra sự bùng nổ của tri thức
khoa học và công nghệ, nền giáo dục đang chịu sự tác động của các xu thế mới như:
toàn cầu hoá, dân chủ hoá, công nghệ hoá,...và chịu sự tác động rất mạnh mẽ của
nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế thế giới phát triển liên quan mật thiết với sở hữu trí
tuệ, sáng tạo và sử dụng thông tin. Tri thức trở thành nhân tố quan trọng nhất quyết
định sự phát triển. Nền kinh tế tri thức một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục
phát triển, nhưng mặt khác - hết sức quan trọng - đòi hỏi rất nhiều ở nền giáo dục
những khả năng mới về giáo dục - đào tạo. Trong tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục
của nước ta phải có sự thay đổi mạnh mẽ mang tính chiến lược là chuyển từ mô
hình truyền thống với cách tiếp cận người thầy là trung tâm, dạy là chính, người học
thụ động sang mô hình thông tin hướng tập trung vào người học, đề cao vai trò chủ
động của người học [34]. Để thực hiện được chiến lược quan trọng này đòi hỏi
ngành giáo dục phải đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và phương tiện dạy
học để chuẩn bị cho thế hệ trẻ có đủ khả năng làm chủ được nền khoa học công
nghệ hiện đại nhằm đưa nước ta thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá, mau chóng hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế là vấn đề
cấp thiết [17].
Tại điều 2 của Luật giáo dục năm 2005 đã xác định:“Mục tiêu giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...” [25].
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010, ở mục 5.2 ghi rõ: ‘‘Đổi mới và
hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy
giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri

thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ
thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng
cường tính chủ động, tính tự chủ của HS, sinh viên trong quá trình học tập...’’ [5].
Chỉ thị số 40/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng xác định: ‘‘Đổi mới
mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một
chiều, nặng lí thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự
11


nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người
học... Tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học’’ [4].
Để thực hiện những điều đó, ngành giáo dục phải đổi mới một cách toàn diện
về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Đặc biệt, cần
chú ý đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác chủ động, tư duy sáng tạo của người học nhằm đáp ứng nhu cầu về con
người trong xã hội hiện nay. Song song với điều đó là việc nghiên cứu, xây dựng
và sử dụng các phương tiện dạy học nhằm hỗ trợ hoạt động học tập của HS trong
mỗi bài học cụ thể. Các phương tiện dạy học đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, có
tính quyết định đến chất lượng của việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong
quá trình dạy học [17].
Hoạt động nhận thức của con người tuân theo qui luật nhận thức khách quan:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
- đó là con đường nhận thức chân lí của sự nhận thức thực tại khách quan” [22].
Quá trình nhận thức Vật lý cũng tuân theo qui luật nhận thức đó, bởi Vật lý học là
khoa học thực nghiệm. Từ sự quan sát sự vật hiện tượng xảy ra trong thực tế, các
nhà khoa học xây dựng giả thuyết khoa học, tiến hành các thí nghiệm để kiểm
chứng giả thuyết và rút ra kết luận rồi vận dụng các kết luận đó vào thực tiễn. Do
đó, vai trò của thí nghiệm trong dạy học Vật lý là rất quan trọng. Qua thí nghiệm,
HS được tiến hành và quan sát hiện tượng một cách trực quan sinh động từ đó tạo

niềm tin, ý chí và phát triển tư duy, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS
[16]. Tuy nhiên, trong chương trình Vật lý THPT có rất nhiều hiện tượng Vật lý khó
có thể làm thí nghiệm trực tiếp trong lớp học được như các thí nghiệm nguy hiểm,
các hệ vi mô, vĩ mô, diễn tiến của các quá trình quá nhanh hoặc quá chậm, các thí
nghiệm trong các điều kiện lý tưởng hoặc có thể tiến hành thí nghiệm trực tiếp
nhưng mất nhiều thời gian. Với các thí nghiệm có tính nguy hiểm, diễn ra rất nhanh
(hoặc rất chậm) thì việc thay thế chúng bằng những thí nghiệm ảo hay các video
clip là một việc làm tối ưu. Có thể thấy rằng việc sử dụng video clip vào trong dạy
học Vật lý có rất nhiều ưu điểm nổi trội, nó có thể ứng dụng trong nhiều giai đoạn
của quá trình dạy học, từ việc xây dựng tình huống học tập, nghiên cứu giải quyết
vấn đề, xây dựng kiến thức mới đến việc củng cố vận dụng kiến thức...
Video clip có thể thay thế nhiều phương tiện dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ,
biểu bảng, đồ thị, âm thanh, hình ảnh các thí nghiệm…Để minh họa và trình bày
12


kiến thức một cách sinh động, mô phỏng diễn biến quá trình theo mục đích, yêu cầu
đã định trước mà các quá trình trong thực tế khó thực hiện được.
Đặc biệt, trong chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT các hiện tượng xảy ra
phức tạp, nhanh chóng ,đòi hỏi nhiều kĩ năng thực hành và quan sát, do đó rất khó
khăn cho GV trong việc truyền thụ kiến thức. Một trong những biện pháp góp phần
khắc phục sự khó khăn ở trên và rèn luyện khả năng tư duy, phát huy tính tích cực
nhận thức của HS trong quá trình dạy học Vật lí đó là sử dụng các video clip trong
dạy học. Vì vậy, việc sử dụng các video clip để mô phỏng các thí nghiệm, làm sáng
tỏ các hiện tượng Vật lí trong dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức cho HS là
một vấn đề thiết thực.
Hiện nay, trên mạng Internet thì các video clip về Vật lí thì nhiều. Tuy nhiên
việc vận dụng và sử dụng cho có hiệu quả thì chưa có. Các giáo viên chủ yếu sử
dụng các video clip đưa vào bài giảng cho có, chưa làm rõ được mục đích sử dụng.
Các video clip có độ dài ngắn lộn xộn, chưa qua xử lí,…

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sử dụng
video clip trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã từ lâu vấn đề tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong quá trình học tập
được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu. Từ những năm 70 của thế kỷ một số
tác giả nước ngoài như A.V.Muraviep, N.M.Zvereva,...đã có các công trình nghiên
cứu về các vấn đề: Dạy như thế nào cho HS tự lực nắm kiến thức Vật lí; Tích cực hoá
tư duy HS trong giờ học Vật lí;...Các đề tài này đã đi sâu nghiên cứu phương pháp
dạy học nhằm tích cực hoá nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo cho HS [1] [29].
Trong những năm 90 trở lại đây các nhà khoa học về phương pháp giảng dạy
Vật lí trong nước như GS.TS. Phạm Hữu Tòng, PGS.TS. Nguyễn Đức Thâm,
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hưng, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Việt,... cũng đã có một số
công trình nghiên cứu về tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong dạy học Vật lí.
Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu về bản chất của hoạt động học tập Vật lí ở
trường phổ thông; cách rèn luyện cho HS kĩ năng thực hiện các thao tác tư duy; sử
dụng một số phương pháp dạy học cơ bản như: phương pháp thực nghiệm, phương
pháp thí nghiệm lí tưởng, phương pháp tương tự, phương pháp mô hình,...trong dạy
học Vật lí để phát triển tư duy sáng tạo cho HS trong quá trình học tập [32] [37] [39].
Vấn đề tổ chức hoạt động nhận thức cho HS để phát huy khả năng tư duy sáng
tạo rất được mọi người quan tâm. Vào tháng 01 năm 1995 tại Hà Nội đã tổ chức hội
13


thảo để bàn về “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người
học” trong đó có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này như: Đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học của TS Phạm Thanh Bình;
Phương pháp mới trong dạy học và việc tổ chức hoạt động học tập cho HS của Đỗ
Huy Quang - ĐHSP HN2; Dạy HS ở THPT theo hướng hoạt động hoá người học
của Đinh Quang Báo - ĐHSP HN1; Dạy học theo hướng hoạt động hoá người học
của PGS.TS Nguyễn Cảnh Toàn;...[20].

Gần đây trong đề tài nghiên cứu tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành đã nghiên cứu đề
tài "Xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức hoạt động nhận thức của HS
trong dạy học các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm lí luận dạy học
hiện đại" [31]. Đề tài đi sâu xây dựng phần mềm phân tích video và tổ chức hoạt
động nhận thức của HS trong dạy học, chứ không đi sâu xây dựng và khai thác các
video clip trong dạy học.
Trong một số luận văn thạc sĩ như của Võ Thị Thu Ân, Lê Văn Chính, Đồng
Thị Diện, Mai Khắc Dũng, Ngô Thị Hồng Đào, Vũ Thuý Hằng, Nguyễn Thị Hồng
Lê, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Viết Thanh Minh,...thuộc ĐHSP Huế, đã nghiên cứu
về tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học. Tuy nhiên, các đề tài này nghiên cứu
ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác bài tập thí nghiệm, nghiên cứu sử dụng
seminar và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học Vật lí [3] [7] [8] [9] [11] [15]
[21] [24] [28].
Hiện nay, ở trong nước việc xây dựng và khai thác video clip trong dạy học
chưa được phổ biến, đặc biệt chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 thì chưa thấy có
đề tài nào đề cập đến.
3. Mục tiêu của đề tài
Đề xuất được tiến trình dạy học có sử dụng video clip trong dạy học các bài
chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được tiến trình dạy học có sử dụng video clip và sử dụng tiến
trình vào dạy học các bài học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT thì sẽ phát
huy được tính tích cực của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
14



5.1. Nghiên cứu lí luận dạy học về việc tổ chức HĐ dạy học của HS trong dạy
học Vật lí ở trường phổ thông.
5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng video clip trong dạy học Vật lí
ở trường phổ thông và khả năng hỗ trợ của video clip trong việc dạy các bài học
trong chương “Cảm ứng điện từ” .
5.3. Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Vật lí lớp 11. Tìm hiểu những
thuận lợi, khó khăn trong việc tổ chức HĐ dạy học cho HS trong dạy học chương
“Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT.
5.4. Thiết kế tiến trình dạy học cho từng bài ở chương “Cảm ứng điện từ” Vật
lí 11 trên tinh thần đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT và sử dụng video clip.
5.5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức dạy học
thông qua việc sử dụng video clip.
6. Đối tượng nghiên cứu
- Các phần mềm, ứng dụng để có thể xử lí các video clip;
- Hoạt động dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Các video clip, hoạt động tự học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT;
- Địa bàn thực tập sư phạm giới hạn tại một số trường THPT ở Thừa Thiên Huế.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các văn bản của Bộ
GD&ĐT có liên quan đến tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT;
- Nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học, tâm lý học, giáo dục học và các tài
liệu có liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học;
- Nghiên cứu cơ sở tâm lý và cơ sở lí luận về DH ;
- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa Vật lí lớp 11 THPT
chương “Cảm ứng điện từ”;
- Nghiên cứu cách sử dụng các phần mềm, ứng dụng xử lí video clip.
8.2. Phương pháp điều tra thực tiễn
- Điều tra thông qua việc trao đổi với GV để biết được thực trạng sử dụng

video clip, tổ chức hoạt động DH trong nhà trường phổ thông;
- Điều tra thăm dò ý kiến của HS để biết được thực trạng sử dụng video clip, tổ
chức hoạt động DH trong nhà trường phổ thông.
15


8.3. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi của những giải
pháp đề ra trong đề tài.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả của thực nghiệm
sư phạm.
9. Dự kiến cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung, tài liệu tham khảo và các danh mục, phần
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu sử dụng video clip
trong dạy học
Chương 2. Xây dựng tiến trình dạy học có sử dụng video clip trong dạy học
chương “Cảm ứng điện từ” Vật lí 11 THPT
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

16


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC
1.1. Tổ chức hoạt động dạy học môn Vật lí
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Hoạt động

Theo triết học: "Hoạt động là quá trình diễn ra giữa con người với giới tự
nhiên, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm
tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên"[6]
Theo tâm lý học: "Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người
và thế giới để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và cả về phía con người "[10].
Theo nhà tâm lý người Nga Leontiev thì hoạt động được hiểu là một tổ hợp
các quá trình con người tác động vào đối tượng để làm ra sản phẩm nhằm thỏa mãn
nhu cầu nhất định [14]. Hoạt động có mối quan hệ khăng khít giữa chủ thể và đối
tượng. Trong hoạt động có quá trình đối tượng hóa chủ thể - quá trình con người
chuyển năng lực bản thân tác động vào đối tượng để tạo ra sản phẩm hoạt động; có
quá trình chủ thể hóa đối tượng - quá trình con người phản ánh đối tượng, phát hiện
và chuyển các tính chất, đặc điểm…của đối tượng thành khả năng tâm lý, ý thức
bản thân.
Như vậy trong hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lý, trí não. Vì vậy, hoạt
động được coi là nơi nảy sinh và là nơi vận hành tâm lý. Bằng hoạt động con người
tự tạo ra bản thân, tức là tạo ra tâm lý, ý thức, nhân cách của mình.
1.1.1.2. Hoạt động học
+ Khái niệm hoạt động học
Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động
học. Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tiếp thu, tích luỹ
những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ
sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, là
cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi
sinh ra đến khi mất đi "học ăn học nói học gói học mở", "đi một ngày đàng học một
sàng khôn"…Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù (phương thức nhà trường)
mới có khả năng tổ chức để cá nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động
17


học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp

với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm
chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn ra theo phương thức đặc thù, nhằm
chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Vậy, hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi
mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức
hành vi và những dạng hoạt động nhất định, những giá trị nhất định. [18]
+ Bản chất của hoạt động học
Học, theo nghĩa hẹp là quá trình nhận thức của HS. Quá trình này diễn ra
theo qui luật nhận thức chung của loài người: “Từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự
nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan” (V.I.Lênin). Quá trình nhận
thức diễn ra theo hai giai đoạn: giai đoạn từ cụ thể đến trừu tượng, từ đơn nhất đến
khái quát và giai đoạn từ trừu tượng đến cụ thể, từ khái quát đến đơn nhất. Đó là hai
giai đoạn có tính chất ngược nhau của quá trình nhận thức. Trong dạy học, HS vừa
là đối tượng, vừa là chủ thể có ý thức. Đây là quá trình HS tự lực, chủ động, sáng
tạo thu nhận kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ và hình thành lý tưởng và
phẩm chất đạo đức trong điều kiện sư phạm nhất định[16].
Theo Léonchiev, học là quá trình nắm hay “chiếm lĩnh” tài liệu, kinh nghiệm
của loài người, đó là quá trình mà kết quả là cá thể tạo lại những năng lực nhận thức
và chức năng của loài người đã được hình thành trong quá trình lịch sử [23].
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người nhằm tiếp thu những tri
thức, kĩ năng, kinh nghiệm mà loài người đã tích lũy được, đồng thời phát triển
những phẩm chất năng lực của người học. Để đạt được điều đó thì “cách tốt nhất để
hiểu là làm. Cách tốt nhất để nắm vững được những tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm
là người học tái tạo ra chúng” và “học trong hoạt động, học bằng hoạt động” [33].
Cấu trúc tâm lí của hoạt động học gồm nhiều thành phần, có quan hệ và tác
động lẫn nhau. Cấu trúc đó được mô tả bởi sơ đồ 1.1 [33].
Theo cấu trúc này, họat động học bắt nguồn từ động cơ. Động cơ là cơ sở để xác
định mục đích, động cơ thúc đẩy hoạt động. Hoạt động bao gồm các thao tác. Hành
động có mục đích, được thực hiện trong những điều kiện và phương tiện cụ thể.


18


Động cơ

Hoạt động

Mục đích

Hành động

Phương tiện, điều kiện

Thao tác

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc tâm lí của hoạt động
1.1.1.3. Hoạt động dạy
+ Khái niệm về hoạt động dạy
Hoạt động dạy là hoạt động của thầy giáo có đối tượng là HS với hoạt động
học của các em. Bằng hoạt động dạy, GV tổ chức cho HS thực hiện chiếm lĩnh nội
dung học tập, nói cách khác là HS lĩnh hội đối tượng học tập nhờ có sự giúp đỡ,
dẫn dắt của thầy giáo. [19]
Khái niệm tổ chức trong hoạt động dạy của GV là đưa HS vào quá trình thực
hiện các hành động học bằng hệ thống thao tác xác định thông qua những việc cụ
thể sau:
- Đưa ra mục tiêu cần đạt đối với mỗi tiết học, mỗi bài học.
- Cung cấp phương tiện, điều kiện để HS thực hiện hoạt động học, đó chính
là học liệu bao gồm sách vở, giấy bút, đồ dùng học tập, thiết bị TN thực hành vv...
phù hợp với nội dung bài học.

- Vạch ra trình tự thực hiện các hành động, các thao tác và những quy định
chặt chẽ phải tuân theo quy trình đó.
- Chỉ dẫn HS làm theo quy trình, quy phạm; đồng thời trong quá trình đó
GV theo dõi, giúp đỡ HS trong trường hợp gặp khó khăn.
Đó là bốn hoạt động chính trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học cụ
thể của GV. Trên thực tế tùy thuộc nội dung và phương tiện cụ thể, hoạt động dạy
của GV theo những phương pháp khác nhau, như phương pháp thực nghiệm,
phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu và giải quyết
tình huống, vv...
+ Bản chất hoạt động dạy
Theo L.X.Vưgôtxki, có hai kiểu dạy học ứng với hai kiểu định nghĩa khác
nhau:[13]
- Dạy học hướng vào mức độ hiện có của HS. Đó là vùng phát triển hiện có,
ở đó HS đã có tri thức, kỹ năng và phương pháp nhất định. Dạy học hướng vào
19


vùng phát triển hiện có là dạy học hướng HS vào tri thức, phương pháp mà các em
đã biết, đã nắm vững. Kiểu dạy này nhằm củng cố những cái đã có ở các em, nhưng
không tạo được sự phát triển cho HS.
- Dạy học hướng vào vùng phát triển gần nhất. Đó là vùng của những điều
mà HS chưa biết, nhưng các em có thể biết nhờ vào sự giúp đỡ của GV và có thể
bằng con đường khác. Dạy học theo kiểu này là cung cấp cho HS tri thức, hình
thành kỹ năng và phương pháp mới, đó là dạy phát triển, hay là dạy học dẫn dắt và
kéo theo sự phát triến của HS. Theo quan niệm này thì dạy học là tổ chức quá trình
phát triển của HS, dẫn dắt các em đạt tới vùng phát triển gần nhất, đồng thời lại
hình thành vùng phát triển gần nhất kế tiếp và cứ thế HS học lên, tiếp tục có sự phát
triển. Đó chính là mục tiêu dạy học, là tính quy luật của hoạt động dạy của GV và
hoạt động học của HS.
- Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ chức và điều khiển hoạt động

của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo sự phát triển tâm lí, hình
thành nhân cách của chúng [36]
- Bản chất của hoạt động dạy là hành động (hành động chiếm lĩnh tri thức, kĩ
năng) và do đó, trong dạy học, GV cần tổ chức các tình huống học tập đòi hỏi sự
thích ứng của HS, qua đó HS tự lực, chủ động chiếm lĩnh tri thức đồng thời phát
triển trí tuệ và nhân cách của mình [36]
1.1.1.4. Hoạt động dạy học
Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản: Khái niệm
khoa học, hoạt động học và hoạt động dạy [39].
Khái niệm khoa học: là nội dung của bài học và là đối tượng lĩnh hội của HS;
nó là một trong hai yếu tố khách quan, quyết định lôgíc của bản thân quá trình dạy
học về mặt khoa học.
Hoạt động học: là yếu tố khách quan thứ hai quy định lôgíc của quá trình
dạy học về mặt lý luận dạy học; nghĩa là trình độ trí dục và quy luật lĩnh hội của HS
có ảnh hưởng quyết định đến tổ chức quá trình dạy học; nó bao gồm hai chức năng
thống nhất với nhau: Lĩnh hội và tự điểu khiển.
Hoạt động dạy: Gồm hai chức năng truyền đạt và điều khiển, luôn luôn
tương tác và thống nhất với nhau. Dạy phải xuất phát từ lôgíc khoa học của khái
niệm và lôgíc sư phạm của tâm lý lĩnh hội.
Như vậy, có thể nói HĐ dạy học là quá trình dẫn đến sự phát triển của HS từ
trạng thái xuất phát sang trạng thái cao hơn về sự phát triển tư duy. Cấu trúc chức
năng của quá trình dạy học có thể diễn tả theo sơ đồ sau:
20


Sơ đồ 1.2. Cấu trúc chức năng của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn tạo nên sự thống nhất biện
chứng: giữa dạy và học, giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy, giữa lĩnh hội với
tự điều khiển trong học [39].
Hoạt động dạy học là sự tương tác giữa ba thành tố: GV, HS, phương tiện dạy

học. Mối quan hệ giữa ba thành tố của hệ dạy học được mô tả bằng sơ đồ sau [38]:
liên hệ ngược

Giáo viên

Định hướng
HĐH

liên hệ ngược

Học sinh
Cung cấp tư liệu,
tạo tình huống

tổ chức

Phương tiện dạy học

Thích ứng, xây
dựng, chiếm lĩnh

Sơ đồ 1.3. Mô hình tương tác trong hệ dạy học
HS là chủ thể của hoạt động nhận thức, chủ động tích cực, tự lực chiếm lĩnh
tri thức, nhờ đó hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo. GV tổ chức, cung cấp tư liệu và tạo tình huống cho hoạt động của HS. GV định
hướng hoạt động học của HS dựa trên tư liệu, định hướng, tổ chức quá trình học tập
hợp tác giữa các HS. Hoạt động của HS cung cấp những thông tin cần thiết cho GV
trong việc hoạch định chiến lược định hướng hoạt động của HS. HS hoạt động dựa
trên tư liệu nhằm thích ứng với tình huống học tập, xây dựng, chiếm lĩnh tri thức.
Sự hợp tác trong học tập mang lại cho HS cơ hội để bộc lộ bản thân, sự hỗ trợ xã hội từ

GV và bạn học, qua đó mà xây dựng cho HS thái độ đúng đắn và niềm tin [38]. (Nhi)
Như vậy, trong HĐ dạy học có HĐ dạy và HĐ học thì hai HĐ này cũng sẽ tạo
nên mối quan hệ với nhau. Chúng nối tiếp, đan xen, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát
triển và nếu như ta cắt bỏ một trong hai HĐ đó thì sẽ không còn HĐ dạy học nữa.
Do đó, người ta còn nói HĐ dạy học là HĐ kép, chỉ khi có tương tác của hai
HĐ này thì quá trình dạy học mới trọn vẹn.
21


1.1.1.5. Tổ chức hoạt động dạy học
Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì hình thức tổ chức dạy học là hoạt động
dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ
dạy học.
Tổ chức hoạt động dạy học là việc xác định các hoạt động của thầy và hoạt
động của trò cũng như sự phối hợp giữa các hoạt động ấy, nhằm triển khai từng
thành tố nội dung bài học.
Dạy học là một loại hoạt động phức tạp mà mục đích cuối cùng là biến
những tri thức, kinh nghiệm của loài người thành tri thức, kinh nghiệm, năng lực
của bản thân HS, đồng thời phát triển ở HS những phẩm chất của con người trong
xã hội mới. QTDH là quá trình tác động qua lại giữa ba thành tố cơ bản: GV, HS và
nội dung môn học (tài liệu, phương tiện). Quá trình đó diễn ra phức tạp, trong đó sự
phối hợp hoạt động của GV và HS có vai trò quyết định. Do đó, muốn đạt được mục
đích dạy học, GV cần phải lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động thích hợp cho HS,
hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS thực hiện thành công những hoạt động
đó; xác định rõ ràng, chính xác sự vận hành của QTDH, nghĩa là GV phải chọn hình
thức tổ chức dạy học có hiệu quả.
1.1.2. Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học
Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện và phương tiện
dạy học, đối tượng HS mà GV xác định và lựa chọn hình thức dạy học thích hợp.
+ Đối với những nội dung thích hợp, vừa sức, GV có thể tổ chức cho HS tự

học với SGK.
+ Đối với những nội dung gây nhiều ý kiến khác nhau, GV tổ chức cho HS
làm việc theo nhóm.
+ Đối với nhiều nội dung phức tạp, tốn nhiều thời gian GV tổ chức cho HS
học tập theo lớp.
* Tổ chức dạy học một tiết học Vật lí:
+ Đối với tiết học nghiên cứu tài liệu mới:
- Phát hiện vấn đề cần giải quyết.
- Giải quyết vấn đề - tìm kiến thức mới:
Có hai nội dung cơ bản là đề xuất giả thuyết và kiểm tra giả thuyết. Sau khi
giả thuyết được kiểm chứng, nó trở thành kiến thức mới.
- Củng cố và vận dụng kiến thức mới.
22


×