Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề xuất đổi mới văn hóa làm việc tại trung tâm ứng dụng và phát triển công nghệ đo đạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.37 KB, 8 trang )

Đề xuất đổi mới văn hóa làm việc tại Trung tâm Ứng dụng và
Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ
Tên chủ đề: Bạn hãy phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và
nhóm làm việc cho doanh nghiệp/tổ chức hiện nay bạn đang làm việc. Hãy xác
định trong doanh nghiệp/tổ chức hiện tại của bạn có các vấn đề hay cơ hội gì liên
quan đến các chủ đề của môn hoạc hành vi tổ chức? Tại sao? Bạn có giải pháp gì
mang tính thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tổ chức.

BÀI LÀM
PH ẦN MỞ ĐẦU

Lĩnh vực nghiên cứu về Quản trị hành vi của cá nhân và nhóm trong tổ
chức có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các nhà lãnh đạo, quản lý nhằm tạo ra
một bộ máy mà trong đó mọi cá nhân đều xác định được rõ ràng mục tiêu, nhiệm
vụ của bản thân mình cũng như định hướng chiến lược phát triener của tổ chức để
thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất nhiệm vụ được giao.
Quản trị Hành vi tổ chức là môn học đi sâu vào việc nghiên cứu một số yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân và nhóm trong việc quyết định hiệu quả của
tổ chức, tập trung vào quản lý tổ chức và các hành vi nhân sự như: tâm lý học, xã
hội học, tâm lý học xã hội….
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, với sự phát
triển nhanh chóng của công nghệ thông tin với ứng dụng rất hiệu quả của nó đối
với hầu hết các lĩnh vực trong xã hội. Để phù hợp, đồng bộ với sự phát triển đó thì
việc thay đổi mô hính tổ chức của tổ chức là một xu thế tất yếu khách quan nhằm
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của tổ chức, đóng góp chung vào sự nghiệp công
nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên để đạt được điều đó thì vai trò được
đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý là phải không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu về
các hành vi của tổ chức để kịp thời điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu chung của
tổ chức.
Qua nghiên cứu về tổ chức và hành vi của tổ chức, với mục tiêu xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp hơn thông qua việc nâng cao tính sáng tạo của mọi cá nhân


1


trong tổ chức, đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cần có những ảnh hưởng đến mô
hình hành vi nhóm nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức là hiệu quả công
việc và sự hài lòng của các thành viên trong tổ chức.
Sau khi được học môn học “ Hành vi tổ chức” , tôi xin đề cập đến sự đổi
mới mô hình quản lý tại tổ chức mà tôi làm Giám đốc như sau:
I. GIỚI THIỆU VỀ TỔ CHỨC:
- Tên đơn vị: Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam - Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Người đại diện trước pháp luật: Trần Doãn Mạnh
- Chức vụ: Giám đốc
- Hạng của doanh nghiệp: Đơn vị sự nghiệp kinh tế
- Tổng số cán bộ, viên chức, người lao động: 52 người.
- Trụ sở chính tại: Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Số điện thoại: (043).7931130
- Số Fax: (043).7931131
- Hộp thư điện tử:
- Số tài khoản tại Kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội:
+ 301.01.087.02.12 (kinh phí NSTW)
+ 934.01.120 (tiền gửi khác).
- Số tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam-CN Thăng Long:
+ 0491001551401
- Mã số thuế: 0102681189
- Quyết định thành lập số 1138/QĐ-ĐĐBĐ ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Cục
Đo đạc và Bản đồ.
- Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ số 434 cấp ngày 10/3/2008.
- Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ số 779 cấp ngày 30/6/2010.
- Cơ quan cấp: Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
- Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ đo đạc và

bản đồ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, có chức
năng giúp Cục trưởng tổ chức, thực hiện việc ứng dụng, phát triển và chuyển giao
công nghệ mới trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.
Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm như sau:
Giám đốc Trung tâm
2


Các Phó Giám đốc

Phòng
Hành
chính

Phòng
Kế hoạch Tài vụ

Phòng
Ứng dụng
và Phát
triển công
nghệ

Phòng Kỹ
thuật

Trung tâm

Dịch vụ
công nghệ
đo đạc
bản đồ

Trung tâm
Quản lý hệ
thống trạm
GPS

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI MÔ HÌNH QUẢN LÝ:
Ngày 27 tháng 02 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược
phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số
33/2008/QĐ-TTg.
Mục tiêu chung của chiến lược là xây dựng được hạ tầng cơ sở đo đạc bản đồ
đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phục vụ tốt cho
việc đảm bảo quốc phòng an ninh.
Để đạt được mục tiêu trên, thủ tướng chỉ rõ nhiệm vụ cho từng giai đoạn đối
với ngành đến năm 2020, ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam sẽ hoàn chỉnh hệ
thống công nghệ 3S theo chuẩn quốc tế (bao gồm: GPS-Global Position System;
Remote Sensing- và GIS và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác).
Hoạt động Đo đạc Bản đồ là hoạt động điều tra cơ bản luôn đi trước một bước
nhằm đảm bảo hạ tầng thông tin địa lý cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phục
vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi
trường trong nước. Việc đầu tư khoa học và công nghệ là giải pháp chủ yếu để
phát triển ngành Đo đạc Bản đồ và từng bước xã hội hoá dịch vụ đo đạc và bản
đồ, thương mại hoá thông tin, tư liệu đo đạc và bản đồ.
Thực hiện chiến lược phát triển ngành đã được thủ tướng chính phủ phê
duyệt, kể từ năm 2008 đến nay, ngành Đo đạc và Bản đồ đã triển khai thành công
một số dự án chính phủ rất quan trọng đáp ứng tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế

và góp phần bảo vệ chủ quyền trên 3 tuyến biên giới đất liền và biên giới trên
biển.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ đã đặt ra tại chiến lược phát triển
ngành thì từ nay đến năm 2020, ngành Đo đạc bản đồ nói chung và đơn vị nói
riêng cần phải có sự đổi mới trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó việc đổi
3


mới mô hình quản lý đối với cá nhân và các nhóm làm việc nhằm rút ngắn thời
gian hoàn thành nhiệm vụ theo chiến lược đã đề ra.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Đổi mới phong cách lãnh đạo:
Bản thân là Giám đốc một tổ chức sự nghiệp của Nhà nước, có chức năng
tham mưu giúp Cục trưởng Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực đo
đạc và bản đồ. Chức năng lãnh đạo và quản lý được hiểu là có sự khác nhau về cơ
bản. Tôi xác định vai trò của mình là lãnh đạo toàn diện mọi hoạt động của đơn
vị, đặc biệt là hoàn thành nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao. Thủ trưởng các tổ
chức trực thuộc thực hiện chức năng quản lý là chính, họ là những người trực tiếp
thay mặt Giám đốc để quản lý, điều hành tổ chức mình để thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Mục đích của việc thay đổi phong cách lãnh đạo là nhằm tăng cường khả
năng gây ảnh hưởng, khích lệ và khiến cho người khác đóng góp được nhiều nhất,
có hiệu quả nhất cho tổ chức mà họ là thành viên trong tổ chức đó.
Đổi mới phong cách lãnh đạo nhằm phát huy được tốt các khả năng lãnh
đạo như sau:
Một là: Có được trí thông minh, cảm nhận, đồng hoá, thấu hiểu và điều
chỉnh được cảm xúc.
Hai là: Đảm bảo tính chính trực như chân thành, biến lời nói thành hành
động cụ thể và đúng định hướng.

Ba là: Đảm bảo có định hướng tốt, có động lực tốt để theo đuổi mục tiêu đã
xây dựng, cũng như phải xác định được nhu cầu và yêu cầu học tập, nghiên cứu…
Bốn là: Có được động lực lãnh đạo để đạt được mục tiêu chung của tổ
chức.
Năm là: Đảm bảo tự tin để lãnh đạo có hiệu quả cao nhất.
Sáu là: Có khả năng nhận biết, dự báo, dự đoán cao về cơ hội cũng như các
vấn đề khác có liên quan đến sự nghiệp phát triển của tổ chức.
Bảy là: Thông thạo với môi trường kinh doanh và ủng hộ những quyết định
trực giác.
2. Đổi mới về văn hoá của tổ chức:
Là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghê, để từng bước nâng cao
năng lực, sức mạnh, khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu “CADT” của
tổ chức, tôi sẽ rà soát và điều chỉnh văn hoá của tổ chức như sau:
+Tạo được niềm tin cho người lao động đối với tổ chức.
+ Nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm cao của cá nhân với tổ chức, đặc
biệt là chủ động trong công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới.
4


+Xây dựng văn hoá trao quyền: Trao quyền cho các cá nhân, các quản lý
nhóm để họ có quyền hạn nhất định trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm
vụ.
+Lắng nghe những đề xuất của các cá nhân, đặc biệt là
những vấn đề có liên quan đến thu nhập của người lao động.
+Tạo môi trường làm việc dễ hoà nhập và mọi cá nhân có sự gắn kết chặt
chẽ với nhau.
+Xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ cao kết hợp với việc
xây dựng văn hoá học tập trong tổ chức. Giá trị của sự đổi mới thử nghiệm, tính
sáng tạo được gắn chặt với văn hoá của tổ chức. Mọi cá nhân ở mọi vị trí khác
nhau sẽ được trao thêm quyền lực để chủ động thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả

cao hơn.
+Mọi ứng dụng công nghệ mới sau khi được nghiên cứu thử nghiệm thành
công sẽ được chuyển giao rộng rãi trong tổ chức.
3. Giải quyết vấn đề quyền lực và xung đột:
Đây là vấn đề thường rất dễ xảy ra trong một tổ chức nên người lãnh đạo
phải hết sức quan tâm tránh các vấn đề sau đây:
+Tránh tạo ra Stress cho nhân viên
+Tránh sự quấy rối tình dục
+Tránh tạo ra môi trường làm việc bất an, thù địch hoặc dễ gây tổn thương
+Tránh bạo lực nơi công sở
+Tránh buông lỏng kiểm soát công việc
+Tránh thay đổi môi trường làm việc không phù hợp với năng lực và sở
trường của nhân viên
+Tránh việc không đảm bảo ổn định công việc
+Tránh việc bố trí lịch không linh hoạt, hạn chế tối đa việc bố trí công việc
tạo áp lực đến gia đình nhân viên
Để tránh được những vấn đề cơ bản nêu trên thì người lãnh đạo đã có thể
tạo ra môi trường làm việc để người lao động có sự yên tâm công tác. Ngoài ra
người lãnh đạo cần quan tâm đặc biệt đến thu nhập của người lao động và các
quyền lợi chính đáng khác.
Đối với tổ chức tôi hiện đang lãnh đạo thì người lao động làm việc theo các
quy chế như: Quy chế làm việc; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế giao kế hoạch;
Quy chế thi đua khen thưởng. Các Quy chế này được tập thể tham gia xây dựng
nên trong những năm qua hầu như không xảy ra xung đột lớn giữa giám đốc và
nhân viên.

5


Hàng tháng, trong các buổi họp giao ban, Giám đốc nắm bắt được tâm tư

nguyện vọng của người lao động thông qua người quản lý trực tiếp của các tổ
chức trực thuộc và kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.
4. Giải quyết vấn đề động viên, khuyến khích người lao động:
Thu nhập của người lao động được thực hiện một cách công khai, dân chủ
theo Quy chế chi tiêu nội bộ, tuy nhiên để động viên, khuyến khích kịp thời cho
nhân viên thì khi xác định được họ có thành tích thực sự nổi bật thì sẽ sử dụng
quỹ khen thưởng của Giám đốc để thưởng đột xuất.
5. Những giải pháp đề xuất đổi mới tại tổ chức :
Trên cơ sở chiến lược phát triển ngành đã được thủ tướng phê duyệt và căn
cứ vào các dự án lớn, có thời gian thực hiện dài và căn cứ dự đoán nhu cầu của xã
hội cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, người lãnh đạo
thường xuyên quan sát, đánh giá và kịp thời đổi mới về mô hình, cơ cấu tố chức,
điều chỉnh nhân sự…nhằm mục tiêu mang lại lợi ích cao nhất cho tổ chức và cũng
phù hợp với nhu cầu của xã hội, cụ thể là:
+Thay đổi phương thức lãnh đạo
+Thay đổi số lượng các tổ chức trực thuộc
+Thay đổi dây chuyền công nghệ
+Thay đổi số lượng và kết cấu trình độ đào tạo của nhân sự
+Thay đổi cách thức quản lý thời gian làm việc, có thể cho nhân viên làm
việc từ xa, trao đổi, giao nhiệm vụ, bàn giao sản phẩm… thông qua Internet,
Email…
6. Xác định các bước hành động chi tiết và cụ thể cho dự án đổi mới:
Bản thân xác định phấn đấu học tập không ngừng để trở thành người lãnh
đạo có đủ năng lực lãnh đạo tổ chức và tạo dựng được môi trường học hỏi trong
tổ chức để thúc đẩy việc nuôi dưỡng các cá nhân học tập và tạo ra được một tổ
chức học tập. Một dự án đổi mới hợp lý sẽ dễ được các thành viên trong tổ chức
đặt niềm tin vào người lãnh đạo, họ sẽ tự tin vào khả năng, năng lực của họ để
thích ứng với môi trường đó và sẽ quyết định cho sự thắng lợi của sự nghiệp đổi
mới.
Trong giai đoạn tới, chính phủ mới sẽ quy định lại chức năng nhiệm vụ,

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó chức
năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
cũng như của Trung tâm Ứng dụng và Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ sẽ
có những thay đổi nhất định. Trên cơ sở các công trình, dự án đang thực hiện và
chuẩn bị sãn sàng thực hiện các công trình, dự án mới được giao, Trung tâm Ứng
dụng và Phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ xây dựng phương án đổi mới như
sau:
+ Giám đốc là người tiên phong để biến Trung tâm thành một tổ chức học
hỏi.
6


+Giám đốc phải gữ vai trò là chủ đạo, chủ động trong mọi lĩnh vực hoạt
động
+Giám đốc là người xây dựng được tầm nhìn chiến lược tốt cả ở ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn
+Giám đốc phải là nhà thiết kế cấu trúc tổ chức tốt, đó là cấu trúc theo
chiều ngang nhằm tạo ra khoảng cách lớn giữa người quản lý và nhân viên cấp
dưới. Xây dựng cấu trúc theo chiều ngang sẽ giúp cho tổ chức có được sự hợp tác
giữa người quản lý với nhân viên cấp dưới, giữa các thành viên với nhau, giữa bộ
phận này với bộ phận khác.
+ Tổ chức lại các nhóm làm việc theo các lĩnh vực khác nhau và có sự uỷ
quyền cho các thành viên trong việc ra quyết định. Sự ủy quyền đúng đắn sẽ tạo
nên những nhóm, tổ tự quản. Mọi thành viên sẽ tích cực tham gia vào việc ra
quyết định cũng như việc kiểm tra, đánh giá.
+ Thông tin trong tổ chức luôn đảm bảo yếu tố thông suốt, đặc biệt là các
thông tin về hoạt động công nghệ trong và ngoài tổ chức. Công khai tài chính thu
chi ngân sách, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm cho mọi thành viên.
+Với tổ chức học hỏi, người lãnh đạo không kiểm soát hay chỉ đạo chiến
lược một mình. Chiến lược phát triển bền vững của tổ chức được công bố tại các

cuộc họp và đặc biệt là mọi thành viên của tổ chức được tham gia đóng góp ý kiến
tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức hàng năm.
+ Củng cố và xây dựng văn hóa học hỏi tại Trung tâm thông qua các
phương pháp tiếp cận như: ứng dụng công nghệ thông tin, giảm bớt cấp bậc kiểm
soát, giảm đến mức thấp nhất ranh giới giữa các bộ phận, coi trọng và chấp nhận
các ý kiến tốt của nhân viên, tạo ra một môi trường khuyến khích hoạt động
nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới góp phần nâng cao năng lực
chuyên môn, nhanh chóng xây dựng được một hạ tầng cơ sở trong lĩnh vực đo đạc
và bản đồ ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và tiếp cận được với các
công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới.
+ Quan tâm hơn nữa đến các hoạt động nghiên cứu phát triển và có hình
thức khen thưởng đúng mức về vật chất cũng như tinh thần cho các cá nhân hoàn
7


thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và có nhiều sáng kiến làm tăng hàm lượng
chất xám trong sản phẩm của Trung tâm
7. Kết luận:
Để tránh bị tụt hậu trong xu thế phát triển không ngừng với những thành
tựu vượt bậc của khoa học công nghệ trên thế giới thì việc không ngừng học tập,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong toàn xã hội nói chung và
cho ngành Đo đạc và bản đồ nói riêng là một tất yếu khách quan nhằm đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của tổ chức trong lĩnh môi trường kinh doanh hiện nay, sự
phát triển của tổ chức. Người lãnh đạo biết xác định việc tăng cường học hỏi đi
đôi với sự đổi mới, sáng tạo trong tổ chức và hướng được mọi thành viên trong tổ
chức không ngừng học hỏi, nghiên cứu khoa học sẽ tạo được một tổ chức có năng
lực mạnh mẽ về mọi mặt và sẽ phát triển một cách bền vững nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị Hành vi Tổ chức (2005). Xuất bản lần 3. Tác giả McShane, S.L. và

Von Glinow, M.A. Nhà xuất bản McGraw Hill.
2. Hành vi Tổ chức - Nguyễn Hữu Lâm - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ chí
Minh
3. Chiến lược phát triển ngành Đo đạc Bản đồ việt Nam đến năm 2020 của
Thủ tướng chính phủ nước Công hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

8



×