Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Tìm hiểu tính cách qua mô hình MBTI từ đó điều chỉnh phù hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.42 KB, 9 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
Tìm hiểu tính cách qua mô hình MBTI từ đó điều chỉnh phù hợp

Mỗi người sinh ra có một thiên hướng tính cách nhất định. Giá trị của mỗi người
phụ thuộc vào vẻ hấp dẫn bên ngoài và cả tính cách bên trong. Bạn là người như thế
nào? Tính cách của bạn ra sao? Đối với tôi, tôi luôn muốn tự hiểu về mình. Muốn biết
xem mình là ai. Tôi cư xử trong cuộc sống tác động như thế nào đến những người
xung quanh. Những quyết định của tôi trong công việc sẽ ảnh hưởng như thế nào đến
đồng nghiệp, đến đối tác và hiệu quả công việc… Phương hướng giải quyết các tình
huống được đưa ra như vậy đã khách quan và phương pháp đã phù hợp chưa.
Thông qua môn học Hành vi Tổ chức, tôi đã được học việc đánh giá sự khác biệt
trong tính cách con người – MBTI. Dựa trên những khuynh hướng của con người
trong cách suy nghĩ & phản ứng đối với sự việc, MBTI đưa ra 4 chỉ số đánh giá cách
suy nghĩ và phản ứng của một con người, MBTI được diễn giải theo hai bước:
Bước 1: Được sử dụng để nhận ra bốn ưu tiên MBTI cơ bản, đó là:


Khuynh hướng tự nhiên của một người: Hướng ngoại, hướng nội.



Cách thức họ nhận diện thế giới: Trực giác, giác quan.



Cách thức quyết định: Lý trí, cảm tính.



Cách thức nhìn với thế giới bên ngoài: đánh giá, lĩnh hội.


Bước 2: Các thông tin mô tả các dạng tính cách, bao gồm đặc tính cá nhân hay
tính đơn nhất của một ai đó. Cũng như vậy, các kết quả từ bước thứ hai sẽ làm rõ hơn
những câu hỏi về bốn ưu tiên MBTI cơ bản trong bước một và diễn giải cụ thể hơn
thành 16 dạng tính cách riêng biệt (là sự kết hợp của bốn ưu tiên MBTI).
Các nhóm tính cách được chia thành 4 loại như sau:
1) Drivers : INFJ, INFP, INTJ, INTP. (Có tính cách dẫn dắt).
2) Expressives : ENFJ, ENFP, ENTJ, ENTP. (Có tính cách thể hiện).
3) Analyticals : ESTJ, ESFJ, ESTP, ESFP (Có tính cách phân tích).

Lớp GaMBA01.M06

1


4) Amiables: ISTJ, ISFJ, ISTP, ISFP. (Có tính cách hướng thiện).
Sau khi nghiên cứu MBTI và hoàn thành bài tập BIG 5, tôi thực sự hiểu hơn về
bản thân mình. Tôi tự nhận thấy mình luôn cảm thông với những người xung quanh.
Mặc dù, tôi là người luôn thích tranh luận trong các vấn đề mà tôi quan tâm nhưng mọi
người xung quanh luôn tin tưởng và muốn chia sẻ với tôi những buồn vui trong cuộc
sống và công việc. Tôi luôn ngăn nắp, nguyên tắc và sẵn sàng trải nghiệm trong công
việc cũng như trong cuộc sống. Tôi hiểu rằng tính cách của tôi có ảnh hưởng rất lớn
đến những người quanh tôi, đến hiệu quả của công việc và những sự việc xảy ra trong
hiện tại và tương lai.
Và theo kết quả MBTI thì tính cách của tôi được thể hiện qua bốn chữ cái ESTJ
- tính cách thuộc nhóm 3: ESTJ, ESFJ, ESTP, ESFP (Có tính cách phân tích).
Như được đề cập tại quyển Quản trị hành vi tổ chức, người hướng ngoại là người
thường thích di chuyển, hay chuyện, chan hoà và quyết đoán, ít khi ở một mình. Tôi là
người có tính tình vui vẻ, cởi mở, thông minh, lanh lợi, hoạt bát, ham giao thiệp, thích
giao tiếp với người khác và với thế giới xung quanh.
Hện nay tôi là phó TGĐ Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, với tính cách

vui vẻ, hoạt bát, chắc chắn, ham học hỏi nâng cao trình độ mọi mặt. Tôi luôn gần gũi
các đồng nghiệp và được mọi người tin tưởng, trong lĩnh vực quản lý của mình tôi
luôn có các quyết định đúng mang lại hiệu quả trong công tác cao, góp phần vào sự
phát triển bền vững của Công ty gần 11 năm nay.
Có thể nói, tính cách giúp chúng ta hiểu được bản thân của mỗi người. Nhưng để
cảm nhận ra thế giới bên ngoài, chúng ta thường sử dụng 5 giác quan chính của con
người bao gồm xúc giác, thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác. Phần giác quan của bộ
não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được
của ‘Hiện tại’. Nói phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết cụ thể trong trí
nhớ và thu thập lại từ các sự kiện đã xảy ra trong ‘Quá khứ’.
Tôi nhận thấy mình thường sử dụng 5 giác quan cho công việc và cuộc sống của
mình. Tôi luôn thích quan sát nắm bắt thời cơ hiện tại, thích học hỏi cái mới và bằng
cách quan sát từ cái mới để áp dụng vào thực tế. Tôi biết lắng nghe và cũng rất thích
tranh luận để đúc kết ra các kinh nghiệm cho công việc và trong cuộc sống. Nhờ các

Lớp GaMBA01.M06

2


kinh nghiệm đó tôi rất giỏi ứng biến từ các kinh nghiệm. Khi học hỏi tôi thích các
thông tin rành mạch, rõ ràng.
Trong việc hình thành ra quyết định và đánh giá vấn đề, khi có vấn đề đưa ra cần
giải quyết tôi thường xác định mục tiêu và phải lập một kế hoạch chi tiết cụ thể trong
đó có tiến độ thời gian và trình tự hoàn thành công việc. Nếu công việc đó giao cho
nhóm thực hiện thì phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, nếu không
làm theo nhóm thì công việc đó do tôi chủ động giải quyết. Sau đó tôi và các thành
viên sẽ tìm kiếm các thông tin liên quan, phân tích các thông tin, tìm kiếm biện pháp
hoặc giải pháp để thoả mãn các mục tiêu đề ra. Đưa ra kết quả và đánh giá kết quả
hình thành.

Là người lãnh đạo tổ chức xắp xếp công việc, hiểu rõ được tính cách của mình,
tôi phải biết được các ứng xử với con người, tôi có thể điều chỉnh và định hướng các
hành vi cư xử của bản thân trong tương lai:
+ Tính cách hướng ngoại sẽ giúp tôi dễ dàng thuận lợi trong công việc, lời nói đi đôi
với việc làm. Song tôi nhận ra nhược điểm là một người nóng tính. Tính cách này
đã ảnh hưởng một phần đến các mối quan hệ của tôi với các đồng nghiệp và với
những người xung quanh. Khi nóng nảy tôi thường hay quyết định thiếu chính xác
nên dễ có sai sót. Chính vì vậy, tôi cần phải tự điều chỉnh bản thân mình sao cho
phù hợp để không ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống trong tương lai.
+ Tôi là người rất nguyên tắc và có sự linh động, sáng tạo, tôi cần phải tăng cường
học hỏi hơn nữa, thúc đẩy tính sáng tạo và linh động trong công việc. Là người lãnh
đạo, tôi rất tận dụng điểm mạnh của người khác và quy tụ được mọi người để có thể
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Bên cạnh đó, tôi còn có tính cảm thông, đôi khi tôi hay bị tình cảm tác động khi
đưa ra quyết định ảnh hưởng đến kết quả của công việc. Chẳng hạn như khi tôi giao
việc cho một nhóm và yêu cầu họ phải hoàn thành công việc đúng thời hạn. Tuy
nhiên, do con của nhân viên đó bị ốm nên nhân viên đó làm nửa chừng và chưa
hoàn thành công việc. Lúc này tôi cảm thông với họ vì tôi là nhà quản lý nên tôi đã
điều một nhân viên khác đến để thay thế và làm việc cùng nhóm. Điều này đã dẫn
đến kết quả là mặc dù công việc được hoàn thành nhưng tiến độ hơi chậm. Vì vậy,

Lớp GaMBA01.M06

3


tôi cần phải phân biệt rõ tính chất của mỗi công việc để giao cho từng nhân viên
trong các đợn vị công tác của Công ty nhằm đạt được hiệu quả tối đa và tránh được
sai sót hay chậm trễ, để hoàn thành công việc theo chủ định.
+ Khi giải quyết công việc tôi sử dụng các kinh nghiệm, tích luỹ có được để giải

quyết các vấn đề là rất tốt. Nhưng, trên thực tế đôi khi kinh nghiệm không phù hợp
do khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ. Do vậy, tôi cần phải thường xuyên học
hỏi, tìm tòi những cái mới, kết hợp với kinh nghiệm trong quá khứ để giải quyết các
công việc hiện tại và tương lai.
+ Tôi luôn có chiến lược kiểm soát các căng thẳng trong cuộc sống và công việc,
nên đã loại bỏ nguồn gốc gây ra căng thẳng để không ảnh hưởng đến hiệu quả công
việc và mọi người xung quanh.
Nói tóm lại, nghiên cứu MBTI giúp tôi thấu hiểu điểm mạnh của mình, từ đó,
khéo léo lựa chọn công việc, tự mài sắc các sở trường của mình, biết sắp xếp khôn
ngoan để có thể sử dụng tốt nhất năng lực của bản thân. Tôi tự tin hơn về bản thân
mình và định hướng được những gì mình dự định làm. Ngoài ra là người lãnh đạo tổ
chức xắp xếp công việc, tôi nghĩ việc hiểu được tính cách cá nhân của từng người rất
quan trọng trong việc xây dựng nhóm, rất có ích khi bố trí công việc theo tính cách của
mỗi người. Nếu tìm được những người có tính cách phù hợp với nhau làm cùng 1
nhóm thì dự án có sự thành công rất cao, hiệu quả thu được lớn. Nếu tính cách các
thành viên nhóm khác nhau thì người lãnh đạo nhóm phải quản lý một cách khó khăn
và cực kỳ khéo léo thì mới đem lại hiểu quả tốt cho dự án.
Nhờ hiểu MBTI, nhiều hiểu lầm của tôi cũng được giải tỏa. Tôi chia sẻ hơn với
mọi người trong giao tiếp , tôi giao tiếp hiệu quả hơn với bạn bè và đồng nghiệp.
Từ nay, khi gặp chuyện khủng hoảng – Tôi sẽ tự tin hơn đi tới bởi từ nay tôi biết
rằng mỗi người là duy nhất trong cuộc đời này, không có mẫu tính cách nào tốt hay
xấu, hay hoặc dở mà quan trọng là ta phát huy nó như thế nào? Tôi đã biết cách tự
động viên rằng những khó khăn sẽ chỉ là một phần câu đố của cuộc sống.
Và bài học tôi thấy thú vị nhất là thái độ sống của tôi đã thay đổi. Tôi hiểu tôi
hơn để không còn tự dằn vặt mình khi sai sót, nhưng tôi biết đó không phải là một sự
trốn tránh để biện minh rằng mình đã không làm việc gì. Tôi sống có trách nhiệm hơn

Lớp GaMBA01.M06

4



với mọi người và như vậy mọi người cũng có trách nhiệm hơn đối với tôi và công việc
của Công ty và xã hội.

Bài viết tham khảo:
Sách Quản trị Hành vi Tổ chức (chương trình Global Advanced MBA)

BIG 5

1 = Cực kỳ phản đối
2 = Rất phản đối
3 = Phản đối
4 = Trung lập
5 = Đồng ý
6 = Rất đồng ý
7 = Cực kỳ đồng ý
Tôi tự thấy mình

1

2

3

4

5

6


1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

x

2. Chỉ trích, tranh luận

x

3. Đáng tin cậy, tự chủ

x

4. Lo lắng, dễ phiền muộn

x

5. Sẵn sang trải nghiệm, một

x

con người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

x

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn

x

x

9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định
10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

Lớp GaMBA01.M06

7

x
x

5


MBTI

Tính cách cá nhân – Bản đánh giá học viên bắt đầu ở đây:
Q1. Nguồn năng lượng định hướng tự nhiên nhất của bạn là gì? Mỗi con người đều có hai
mặt. Một mặt hướng ra thế giới bên ngoài của hành động, của sự nhiệt tình, con người, và sự vật.
Một mặt khác lại hướng vào thế giới bên trong của suy nghĩ, mối quan tâm, sáng tạo và sự tưởng
tượng.
Đây là hai mặt khác biệt nhưng không thể tách rời của bản chất con người, hầu hết mọi người đều
thiên về nguồn năng lượng của thế giới bên trong hay bên ngoài một cách tự nhiên. Vì vậy một
mặt nào đó của họ, có thể là Hướng ngoại (E) hoặc Hướng nội (I), sẽ dẫn dắt sự phát triển tính
cách và đóng vai trò chủ đạo trong hành vi của họ.
Tính cách hướng ngoại

Tính cách hướng nội




Hành động trước, suy nghĩ/ suy xét sau



Nghĩ/ suy xét trước, rồi mới hành động



Cảm thấy chán nản khi bị cắt mối giao tiếp



Thường cần một khoảng "thời gian riêng

với thế giới bên ngoài


tư" để tái tạo năng lượng

Thường cởi mở và được khích lệ bởi con



người hay sự việc của thế giới bên ngoài


Tận hưởng sự đa dạng và thay đổi trong mối


Được khích lệ từ bên trong, tâm hồn đôi
khi như "đóng lại" với thế giới bên ngoài



Thích các mối quan hệ và giao tiếp một – một

quan hệ con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Hướng ngoại (E)

Q2. Cách lĩnh hội hoặc hiểu biết nào “tự động” hoặc tự nhiên?

Hướng nội (I)

Phần giácquan (S) của bộ

não chúng ta cảm nhận hình ảnh, âm thanh, mùi vị và tất cả các chi tiết cảm nhận được của HIỆN
TẠI. Nó phân loại, tổ chức, ghi nhận và lưu giữ các chi tiết của thực tại. Nó dựa trên THỰC
TẠI, giải quyết việc "là cái gì." Nó cung cấp những chi tiết cụ thể của trí nhớ & và thu thập lại từ
các sự kiện trong QUÁ KHỨ. Phần Trực giác (N) của bộ não chúng ta tìm kiếm sự hiểu biết,
diễn giải và hình thành mô hình TỔNG QUÁT của các thông tin đã được thu thập, và ghi nhận
các mô hình và các mối quan hệ này. Nó suy đoán dựa trên CÁC KHẢ NĂNG, bao gồm cả việc
xem xét và dự đoán TƯƠNG LAI. Nó là quá trình hình tượng hóa và quan niệm. Trong khi cả
hai sự lĩnh hội đều cần thiết và được sử dụng bởi mọi người, mỗi người chúng ta vẫn vô thức sử

Lớp GaMBA01.M06

6



dụng một cách nhiều hơn cách kia.
Các đặc điểm giác quan


Các đặc điểm trực giác


Tinh thần sống với Hiện Tại, chú ý tới
các cơ hội hiện tại





tới các cơ hội tương lai


Sử dụng các giác quan thông thường và

khám phá các triển vọng mới là bản

tính thực tiễn

năng tự nhiên


Tính gợi nhớ giàu chi tiết về thông tin


Tính gợi nhớ nhấn mạnh vào sự bố trí,
ngữ cảnh, và các mối liên kết



Ứng biến giỏi nhất từ các kinh nghiệm
trong quá khứ



Sử dụng trí tưởng tượng và tạo ra/

tự động tìm kiếm các giải pháp mang

và các sự kiện trong quá khứ


Tinh thần song với Tương Lai, chú ý

Ứng biến giỏi nhất từ các hiểu biết
mang tính lý thuyết



Thích các thông tin rành mạch và rõ

Thoải mái với sự không cụ thể, dữ liệu

ràng; không thích phải đoán khi thông


không thống nhất và với việc đoán biết

tin "mù mờ"

ý nghĩa của nó

Chọn điều phù hợp nhất:

Giác quan (S)

Trực giác (N)

Q3. Việc hình thành sự Phán xét và lựa chọn nào là tự nhiên nhất? Phần Lý trí (T) của bộ não chúng ta
phân tích thông tin một cách TÁCH BẠCH, khách quan. Nó hoạt động dựa trên các nguyên tắc đáng tin cậy,
rút ra và hình thành kết luận một cách hệ thống. Nó là bản chất luận lý của chúng ta. Phần Cảm tính (F) của
bộ não chúng ta rút ra kết luận một cách CẢM TÍNH và chút nào đó hành xử mang tính thiếu công minh, dựa
vào sự thích/ không thích, ảnh hưởng tới những thứ khác, và tính nhân bản hay các giá trị thẩm mỹ. Đó là bản
chất cảm tính của chúng ta. Trong khi mọi người sử dụng hai phương tiện này để hình thành nên kết luận, mỗi
chúng ta đều có xu hướng thiên lệch về một cách nào đó vậy nên khi chúng hướng ta theo những hướng đối
lập nhau – sẽ chỉ có một cách được lựa chọn.
Các đặc điểm suy nghĩ


Tự động tìm kiếm thông tin và sự
hợp lý trong một tình huống cần

Các đặc điểm cảm tính


Tự động sử dụng các cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng

tới người khác trong một tình huống cần quyết định

quyết định

Lớp GaMBA01.M06

7




Luôn phát hiện ra công việc và



nhiệm vụ cần phải hoàn thành.


của con người.

Dễ dàng đưa ra các phân tích giá trị



và quan trọng


Nhạy cảm một cách tự nhiên với nhu cầu và phản ứng

Tìm kiếm sự đồng thuận và ý kiến tập thể một cách tự

nhiên

Chấp nhận mâu thuẫn như một phần



tự nhiên và bình thường trong mối

Không thoải mái với mâu thuẫn; có phản ứng tiêu cực
với sự không hòa hợp.

quan hệ của con người
Chọn điều phù hợp nhất:

Lý trí (T)

Cảm tính (F)

Q4. "Xu hướng hành xử của bạn" với thế giới bên ngoài thế nào? Mọi người đều sử dụng cả hai quá
trình đánh giá (suy nghĩ và cảm xúc) và lĩnh hội (ghi nhận và cảm nhận) để chứa thông tin, tổ chức các ý
kiến, ra các quyết định, hành động và thu xếp cuộc sống của mình. Tuy vật chỉ một trong số chúng (Đánh
giá hoặc Lĩnh hội) dường như dẫn dắt mối quan hệ của chúng ta với thế giới bên ngoài . . . trong khi điều
còn lại làm chủ nội tâm. Phong cách Đánh giá (J) tiếp cận thế giới bên ngoài VỚI MỘT KẾ HOẠCH và
mục tiêu tổ chức lại những gì xung quanh, chuẩn bị kỹ càng, ra quyết định và hướng tới sự chỉn chu, hoàn
thành.
Phong cách Lĩnh hội (P) đón nhận thế giới bên ngoài NHƯ NÓ VỐN CÓ và sau đó đón nhận và hòa hợp,
mềm dẻo, kết thúc mở và đón nhận các cơ hội mới và thay đổi kế hoạch.
Tính cách đánh giá

Tính cách lĩnh hội




Lập kế hoạch tỉ mỉ và cụ thể trước khi hành động.



Tập trung vào hành động hướng công việc; hoàn
thành các phần quan trọng trước khi tiến hành.





Thích đa nhiệm, đa dạng, làm và chơi kết
hợp



Thoải mái đón nhận áp lực về thời hạn; làm
việc tốt nhất khi hạn chót tới gần.

Sử dụng các mục tiêu, thời hạn và chu trình


chuẩn để quản lý cuộc sống.

Thoải mái tiến hành công việc mà không cần
lập kế hoạch; vừa làm vừa tính.


Làm việc tốt nhất và tránh stress khi cách xa thời
hạn cuối.





Tránh sự ràng buộc gây ảnh hưởng tới sự
mềm dẻo, tự do và đa dạng.

Chọn điều phù hợp nhất:

Đánh giá (J)

Lĩnh hội (P)

Bốn chữ cái biểu hiện tính cách của tôi

Lớp GaMBA01.M06

8


E

Lớp GaMBA01.M06

S

T


J

9



×