Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Nhận định Luật Ngân Hàng có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.99 KB, 11 trang )

CHƯƠNG I, II
I/ LÝ THUYẾT
3. Nêu và phân tích các đặc trưng của hoạt động ngân hàng
1. Về yếu tố chủ thể:
Chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, thành lập và có tư cách pháp nhân
theo pháp luật Việt Nam;
- Chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam;
- Tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
2. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng.
Là một tổ chức kinh tế do vậy sứ mệnh chính của các tổ chức tín dụng là thực hiện
hoạt động kinh doanh.
Điểm khác biệt trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng với hoạt động
kinh doanh của các tổ chức kinh tế khác là đối tượng kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng có đối tượng là những tài sản tài chính
tiền tệ (nguồn vốn, giấy tờ có giá, ngoại tệ, vàng) và cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực
tài chính tiền tệ.
Chính sự khác biệt về đối tượng kinh doanh nên lĩnh hoạt động ngân hàng luôn
hàm chứa nhiều rủi ro.
3. Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Theo nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh
và kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng
thuộc nhóm lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Trong số các điều kiện luật định để được cấp giấy phép thành lập phải kể đến điều
kiện về vốn và tính khả thi của phương án kinh doanh, năng lực quản lý điều hành của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên của tổ chức tín dụng đó.


4. Hoạt động ngân hàng là một trong những lĩnh vực hoạt động quan trọng của nền


kinh tế
Lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng vốn được xem là tâm điểm của nền kinh tế bởi nó điều
tiết và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của bất kỳ doanh
nghiệp nào trong nền kinh tế cũng gắn chặt với hoạt động ngân hàng - tiền tệ.
5. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chứa đựng nhiều rủi to.
Ngân hàng là "chỗ trũng" trong nền kinh tế. Tất cả các rủi ro của các chủ thể kinh
doanh khác có thể chuyển tải một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng bởi ngân hàng cho
các chủ thể kinh doanh khác vay vốn, khi các chủ thể kinh doanh này gặp rủi ro họ không
có khả năng chi trả cho ngân hàng.
6. Hoạt động ngân hàng - tiền tệ là lĩnh vực hoạt động mang tính nhạy cảm với các
biến động của nền kinh tế xã hội.
Tất cả các biến động của nền kinh tế, của đời sống chính trị - xã hội đều có ảnh
hưởng đến hoạt động ngân hàng. Trong nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực tài chính tiền
tệ chứng khoán luôn có quan hệ mật thiết với nhau và được xem là lĩnh vực có thể chịu
ảnh hưởng nhanh nhất, lớn nhất của bất kỳ biến động nào.
7. Trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cạnh tranh luôn song hành với hợp tác.
Trong quá trình tồn tại và hoạt động của mình không một ngân hàng nào có thể tồn
tại một cách độc lập. Cũng như trong các lĩnh vực hoạt động khác của nền kinh tế thị
trường, trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cạnh tranh diễn ra gay gắt, song các ngân
hàng cạnh tranh trong sự hợp tác.
8. Hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng nhà nước Việt
Nam với tính chất là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động cho
các tổ chức tín dụng, kiểm tra, thanh tra, duy trì các biện pháp kiểm soát đặc biệt khi tổ
chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, thực hiện xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
4. Phân biệt hoạt động ngân hàng với các hoạt động dân sự thông thường như cho
vay
Chủ thể


Hoạt động ngân hàng
Hoạt động dân sự thông thường
Gồm một số chủ thể luậtRộng hơn: cá nhân, pháp nhân, tổ


định:
chức.
- Tổ chức tín dụng theo pháp
luật Việt Nam
- Chi nhánh của ngân hàng
nước ngoài được phép hoạt
động tại Việt Nam.
- Tổ chức nước ngoài khác có
hoạt động ngân hàng.
Tính chất
Việc cho vay của các tổ chức Pháp luật không quy định cụ thể,
tín dụng là hoạt động nghề hoạt động cho vay không mang tính
nghiệp kinh doanh mang tính chất nghề nghiệp, không thường
chức năng. Đây là quy định xuyên.
mang tính chất đặc thù, mang
tính chất nghề nghiệp kinh
doanh được pháp luật quy
định cho nó những quyền
năng cụ thế.
Pháp luật điều chỉnh Pháp luật ngân hàng
Pháp luật dân sự
Đối tượng cho vay Tiền
Tiền hoặc tài sản khác
5. Hoạt động của ngân hàng nhà nước có phải là hoạt động ngân hàng theo Luật
Các tổ chức tín dụng không? Tại sao?

Theo Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một
số các nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
Như vậy, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là Ngân hàng Trung
ương là hoạt động ngân hàng theo Luật tổ chức tín dụng.
7. Chứng minh tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm
Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng theo các hình
thức:
- Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;
- Chiết khấu giấy tờ có giá;


- Các hình thức tái cấp vốn khác.
Việc cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá là các hình thức bảo đảm.

II/ NHẬN ĐỊNH
3. Chính sách tiền tệ quốc gia là chỉ tiêu lạm phát của quốc gia trong từng thời kỳ
Nhận định SAI
Chính sách tiền tệ quốc gia không phải là chỉ tiêu lạm phát trong từng thời kỳ mà
là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các
quyết định này bao gồm:
- Quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát.
- Quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
Chỉ tiêu lạm phát của quốc gia trong từng thời kỳ chỉ là một biểu hiện của một bộ
phận trong chính sách tiền tệ quốc gia.
CSPL: Khoản 1 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010.
4. Quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp là nhiệm vụ của Ngân hàng

Nhà nước
Nhận định SAI
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về chức
năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì NHNNVN chỉ quản lý nhà nước về tiền tệ
nói chung chứ không quản lý hoạt động tài chính, vì vậy NHNNVN không có nhiệm vụ
quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhiệm vụ này của Bộ Tài Chính.
CSPL: Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Khoản 10 Điều 2 Nghị
định 215/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài Chính.
6. Ngân hàng nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hoạt động vay trả nợ nước
ngoài của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế.
Nhận định SAI


Ngân hàng Nhà nước chỉ có chức năng quản lý việc vay, trả nợ, cho vay và thu hồi
nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

7. Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp phép thành lập tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nhận định ĐÚNG
Chỉ có Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng 2010.
CSPL: Điều 18 Luật các tổ chức tín dụng 2010

III/ BÀI TẬP
Hoạt động sau đây của ngân hàng nhà nước là đúng hay sai
2. Cho các doanh nghiệp nhà nước vay có đảm bảo.
Hoạt động SAI.
Với chức năng là Ngân hàng trung ương, Ngân hàng Nhà nước chỉ là ngân hàng
của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Ngân hàng nhà nước

không được cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước.
CSPL: Khoản 3 Điều 2, Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
3. Tái cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước.
Hoạt động SAI
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng
vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Doanh nghiệp nhà nước
không phải là tổ chức tín dụng nên NHNN không được tái cấp vốn.
4. Ra quyết định xử phạt 2 công ty cho thuê tài chính Hoàng Hà và Nhất Thắng vì
đã vi phạm các qui định về hoạt động bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay theo
qui định của pháp luật.
Hoạt động ĐÚNG


NHNN được xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của
pháp luật.
CSPL: Khoản 11 Điều 4 Luật NHNNVN 2010
5. Ra quyết định đối với mức lãi suất trần và mức lãi suất sàn trong hoạt động nhận
tiền gửi và cho vay của tổ chức tín dụng.
Hoạt động SAI
Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy
động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an
toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác
định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
Như vậy, NHNN không được trực tiếp ra quyết định đối với mức lãi suất của tổ
chức tín dụng mà chỉ được quy định cơ chế xác định lãi suất.
CSPL: Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

CHƯƠNG III
I/ LÝ THUYẾT

2. So sánh hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động huy động vốn bằng phát hành giấy
tờ có giá
Nhận tiền gửi
Chỉ có tổ chức tín dụng và các tổ chức có
hoạt động ngân hàng được phép nhận tiền
gửi mới có thể thực hiện.

Phát hành giấy tờ có giá
Chỉ áp dụng với ngân hàng thương mại,
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt
Nam.
Thời gian huy động vốn chậm hơn
Thời gian huy động vốn nhanh hơn
Cơ sở pháp lý của việc nhận tiền gửi của tổ Các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát
chức tín dụng có thể là chứng chỉ tiền gửi,hành là chứng chỉ ghi nhận việc đầu tư vốn
sổ tiết kiệm…hoặc thông qua việc mở tàivà quyền được hưởng thu nhập.
khoản và chuyển, nộp tiền vào tài khoản củaCác giấy tờ có giá này được chuyển nhượng
tổ chức, cá nhân, của tổ chức tín dụng khác quyền sở hữu dưới dạng mua bán, tặng cho,
mở tại tổ chức tín dụng nhậ n tiền gửi.
để thừa kế, làm vật cầm cố…


3. So sánh hoạt động bảo lãnh ngân hàng và hoạt động cho vay
4. So sánh hoạt động cho thuê tài chính với hoạt động cho thuê thông thường
5. So sánh hoạt động bao thanh toán với hoạt động mua bán nợ
II/ NHẬN ĐỊNH
3. Ban kiểm soát đặc biệt nộp đơn xin phá sản tổ chức tín dụng khi hết kiểm soát mà
tổ chức tín dụng không thể hoạt động bình thường
Nhận định SAI

Ban Kiểm soát đặc biệt chỉ có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nộp đơn yêu cầu
Tòa án mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản chứ không tự mình nộp
đơn.
CSPL: Điểm đ Khoản 2 Điều 148 Luật các tổ chức tín dụng 2010
4. Công ty tài chính không được tiến hành mở tài khoản cho khách hàng
Nhận định SAI
Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách
hàng.
CSPL: Khoản 4 Điều 109 Luật các tổ chức tín dụng.
5. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ
được thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.
Nhận định SAI
Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam còn có thể
được thành lập dưới hình thức: ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài,
công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài
chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài.
CSPL: Khoản 8 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010
6. Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần.
7. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng vàng
Nhận định SAI


Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ
tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
Tổ chức tín dụng chỉ được nhận tiền gửi bằng tiền.
CSPL: Khoản 13 Điều 4 Luật CTCTD 2010

8. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ

9. Khoản vay đặc biệt không cần hoàn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà tổ
chức tín dụng phải phá sản hoặc sáp nhập với tổ chức tín dụng khác
Nhận định SAI
Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các
khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng hoặc được chuyển đổi thành phần vốn
góp, vốn cổ phần tại tổ chức tín dụng liên quan quy định tại Điều 149 của Luật CTTCTD
2010.
CSPL: Khoản 2 Điều 151 Luật CTCTD 2010.
10. Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD bị mất khả năng thanh toán.
Nhận định SAI
Kiểm soát đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp
của Ngân hàng Nhà nước do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán.
CSPL: Khoản 1 Điều 146 Luật CTCTD 2010

Nhận định
Câu 1. Thỏa thuận cho vay chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng.
Nhận định SAI


Hợp đồng tín dụng không thuộc trường hợp bắt buộc công chứng.
Thỏa thuận cho vay có hiệu lực từ thời điểm giao kết Hợp đồng tín dụng cho vay. Thời
điểm giao kết Hợp đồng tín dụng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.
CSPL: Điều 405 BLDS 2015
Câu 2. Thỏa thuận cho vay vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ trong hợp
đồng tín dụng đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý.
Nhận định SAI
Thỏa thuận cho vay bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bảo
đảm cho nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó mới chấm dứt. Nếu đã thực hiện một phần
hoặc toàn bộ hợp đồng tín dụng thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.

CSPL: Điều 15 NĐ 163/2006/NĐ-CP
Câu 3. Giao dịch bảo đảm chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký.
Nhận định SAI
Không phải giao dịch bảo đảm nào cũng phải đăng ký, chỉ giao dịch quy định tại Điều 12
NĐ 163/2006 mới phải đăng ký giao dịch bảo đảm.
Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các
trường hợp sau đây:
a) Các bên có thỏa thuận khác;
b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm
cố;
c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;
d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong
trường hợp pháp luật có quy định.
CSPL: Điều 10, Điều 12 NĐ 163/2006
Câu 4. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
Nhận định SAI


Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các
trường hợp sau đây:
a) Các bên có thỏa thuận khác;
b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm
cố;
c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp;
CSPL: Điều 10 NĐ 163/2006
Câu 5. Tài sản đang cho thuê thì không được dùng để bảo đảm nghĩa vụ.
Nhận định SAI
Tài sản đang cho thuê vẫn được Thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ.

Trong trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuê thì bên thế chấp thông báo về việc cho
thuê tài sản cho bên nhận thế chấp; nếu tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì bên
thuê được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
CSPL: Điều 24 NĐ 163/2006
Câu 6. Đối tượng của thế chấp trong hoạt động ngân hàng luôn phải là bất động
sản.
Câu 7. Một tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều ngân
hàng thương mại khác nhau nếu giá trị tài sản lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ.

TCTD không được đòi bên đi vay tiếp tục trả nợ nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi xử lý
không đủ thu hồi vốn.
TCTD được quyền đòi tiếp bên bảo đảm tiếp tục trả nợ khi giá trị tài sản bảo đảm sau khi
xử lý không đủ để thu hồi vốn
đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như
nhau và có thể thay thế cho nhau




×