Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI CHỌN đội TUYỂN môn địa lý (VÒNG 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.45 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM KHÊ
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HSG CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: Địa lý
Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề chính thức
Đề thi có: 01 trang
Câu 1 (3,0 điểm)
a) Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
b) Kể tên các hệ thống sông lớn ở nước ta. Nêu đặc điểm chế độ nước, mùa lũ của
sông ngòi Bắc Bộ, Nam Bộ.
Câu 2 (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét cơ cấu dân số theo
nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và năm 2007.
Câu 3 (5,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2007.
- Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta
giai đoạn 2000 - 2007.
b) Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp đối với ngành
công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
Câu 4 (5,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a) Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng này.
b) Nêu cơ cấu cây công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Vì sao Đông Nam Bộ là
vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?
Câu 5 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ,
GIAI ĐOẠN 1995 - 2002

(Đơn vị: tỉ đồng)


Năm
Tiểu vùng
Tây Bắc
Đông Bắc

1995

2000

2002

320,5
6179,2

541,1
696,2
10657,7
14301,3
(Nguồn: SGK Địa lí lớp 9, trang 69)
a) Vẽ biểu đồ so sánh giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc giai đoạn, 1995 - 2002.
b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết.
c) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh gì về tự nhiên để phát
triển công nghiệp?
..........Hết.........
Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:..........................
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)



PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM KHÊ
Híng dÉn chÊm
N¨m häc: 2014-2015
M«n: §Þa lÝ
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
a) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam:
1,0
Câu 1
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên phạm vi cả nước.
0,25
(3,0 điểm)
- Hướng chảy chính: tây bắc - đông nam và vòng cung.
0,25
- Chế độ nước: theo mùa, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
0,25
- Lượng phù sa: hàm lượng phù sa lớn.
0,25
b) Tên các hệ thống sông lớn ở nước ta. Đặc điểm chế độ nước, mùa lũ
2,0
của sông ngòi Bắc Bộ, Nam Bộ.
Tên các hệ thống sông lớn:
- Hệ thống sông Hồng
- Hệ thống sông Thái Bình
- Hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang
- Hệ thống sông Mã
- Hệ thống sông Cả
1,0
- Hệ thống sông Thu Bồn

- Hệ thống sông Ba (Đà Rằng)
- Hệ thống sông Đồng Nai
- Hệ thống sông Mê Công (Cửu Long)
Đặc điểm chế độ nước, mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Nam Bộ:
- Sông ngòi Bắc Bộ:
+ Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài.
0,5
+ Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.
- Sông ngòi Nam Bộ:
+ Lượng nước lớn, chế độ nước theo mùa, khá điều hoà.
0,5
+ Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.
Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2007
Câu 2
- Năm 1999:
(2,0 điểm) + Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 tuổi khá lớn, chiếm khoảng 33% dân số.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm khoảng 60% dân số.
0,75
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên nhỏ nhất, chiếm khoảng 7% dân số.
- Năm 2007:
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 tuổi khá lớn, chiếm khoảng 25% dân số.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm khoảng 66%.
0,75
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên nhỏ nhất, chiếm khoảng 9% dân số.
- Năm 2007 so với năm1999:
+ Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi giảm, tỉ lệ dân số thuộc 0,25
nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng.
- Kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ kết cấu dân số trẻ sang kết cấu 0,25
dân số già. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn là nước có kết cấu dân số trẻ.
a) Nhận xét:

2,5
Câu 3
Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2007:


(5,0 điểm) Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 4,37 lần (1133,2 nghìn tỉ đồng).

Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành
của nước ta giai đoạn 2000 - 2007:
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta có
sự thay đổi theo hướng tích cực:
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác có xu hướng
giảm, giảm 6,1%.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến có xu hướng
tăng, tăng 6,7%.
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm, giảm 0,6%.
b) Ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp đối với
ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm:
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lấy nguyên liệu từ ngành
nông nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp, ngư
nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến
lương thực, thực phẩm.
- Việc phát triển ngành trồng trọt (cây lương thực, cây công nghiệp) thúc
đẩy sự phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt (xay
xát, sản xuất đường, rượu, bia,…).
- Việc đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi thúc đẩy sự phát triển ngành
công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi (chế biến thịt, trứng, sữa,…).
- Việc phát triển ngành thủy sản thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp
chế biến thủy sản (nước mắm, đông lạnh, đồ hộp,…).

Câu 4
a) Tên các trung tâm công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên
(5,0 điểm) hải Nam Trung Bộ. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp
của vùng này.
- Tên các trung tâm công nghiệp:
Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha
Trang, Phan Thiết.
- Nhận xét:
Các trung tâm công nghiệp của vùng chủ yếu phân bố ở ven biển, gắn
liền với các cảng biển, các trục đường giao thông quan trọng: Quốc lộ 1A
và đường sắt Thống Nhất.
b) Cơ cấu cây công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Giải thích Đông
Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Cơ cấu cây công nghiệp:
- Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.
- Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá.
Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta vì:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi:
+ Địa hình: đồi trung du thoải
+ Đất đai: đất ba dan màu mỡ và đất xám.
+ Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm.
+ Nguồn nước: dồi dào của hệ thống sông ngòi và nguồn nước ngầm.

0,5

0,5
0,5
0,5
0,5
2,5

1,0

0,5
0,5
0,5
2,0
1,0

1,0
3,0
0,5
1,25


- Điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi:
+ Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất cây công nghiệp.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Các điều kiện khác: chính sách phát triển,…
Câu 5
a) Vẽ biểu đồ:
(5,0 điểm) Yêu cầu:
+ Vẽ biểu đồ cột gộp nhóm, các dạng biểu đồ khác không cho điểm.
+ Vẽ chính xác, ghi đầy đủ số liệu, có chú giải, tên biểu đồ.
(Sai hoặc thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm)
b) Nhận xét: Giai đoạn 1995-2002:
- Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc
đều tăng:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc tăng hơn 2,17 lần.

+ Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc tăng hơn 2,31 lần.
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc nhanh
hơn tiểu vùng Tây Bắc.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc cao hơn nhiều lần
so với tiểu vùng Tây Bắc (khoảng 20,5 lần).
c) Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh về tự nhiên
để phát triển công nghiệp:
- Là vùng giàu khoáng sản nhất nước (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, apatit,...)
thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, luyện
kim,...
- Sông ngòi có trữ năng thuỷ điện lớn (trên hệ thống sông Hồng, nhất là
sông Đà) thuận lợi cho phát triển công nghiệp thuỷ điện.
- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển thuận lợi
cho phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
Tổng điểm toàn bài (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4 + câu 5)
* Lưu ý:
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh.
- Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

1,25

2,0

1,5
0,75
0,25
0,5
1,5
0,5

0,5
0,5

20,0



×