Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

ôn thi thpt quốc gia môn sử 2018 mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.31 KB, 43 trang )

Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Li Ngừ Cỏc S T
Cỏch ra my nm nay tr li thỡ ngi ra thng :
1. Giai on 1945-1954,1654-1975 l 2 giai on then cht phi nm
tht k cỏc ni dung ca thi k ny.Giai on ny chim 5 im trong
2.Cỏc giai on khỏc :1919-1930,1930-1939,1975-2000 thỡ chim 2 im
,Nm trc ra giai on no thỡ b giai on ú ,cỏc giai on ny phi chỳ
trng vn ch cht ca giai on.
3.Khi lm bi thỡ khụng nờn vit lan man cỏc ý phi rừ rng ,din t cho
ngi chm hiu,cỏc mc thi gian khụng nh thỡ khụng nờn a vo bi
lm.

Lch S Th Gii
Vấn đề 1: Liên xô và các n-ớc Đông Âu xây dựng CNXH (từ 1945 đến nữa đầu những năm 70),
những thành tựu và ý nghĩa.
Câu 1: Trình bày những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm
1945 đến nữa đầu những năm 70.
* Hoàn cảnh:
- Trong n-ớc:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín chính trị và địa vị Liên xô đ-ợc nâng cao trên tr-ờng
quốc tế. Tuy nhiên chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hy
sinh và tổn thất hết sức to lớn trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.
+ Hơn 27 triệu ng-ời chết, 1.710 thành phố và hơn 70.000 làng mạc bị tiêu huỷ, 3.2000 nhà máy,
xí nghiệp bị tàn phá; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- Bên ngoài:
+ Các n-ớc ph-ơng Tây do Mĩ cầm đầu, tiến hành bao vây kinh tế, chạy đua vũ trang, chuẩn bị
chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các n-ớc XHCN.
+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển.


Trong bối cảnh đó, nhân dân Liên Xô vừa ra sức xây dựng lại đất n-ớc, củng cố quốc phòng, vừa
tích cực giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới .
* Thành tựu:
- Về kinh tế:
+ Để đ-a đất n-ớc v-ợt qua thời kì khó khăn, nhân dân Liên xô đã khẩn tr-ơng tiến hành công
cuộc hàn gắn vết th-ơng chiến tranh, xây dựng lại đất n-ớc, hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

phục kinh tế (1946-1950) trong thời gian 4 năm 3 tháng. Năm 1950, tổng sản l-ợng công nghiệp tăng
72% so với tr-ớc chiến tranh.
- Trong những thập kỷ 50, 60 và nữa đầu 70, Liên Xô là c-ờng quốc công nghiệp thứ hai thế giới
(sau Mĩ), giữa thập kỹ 70 chiếm gần 20% tổng sản l-ợng công nghiệp toàn thế giới. Năm 1972 so với
năm 1922, sản l-ợng công nghiệp tăng 321 lần, thu nhập quốc dân tăng 112 lần. Đi đầu trong một số
ngành công nghiệp mới: Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện nguyên tử.
- KHKT: Đạt nhiều thành tựu rực rỡ:
+ 1949: Chế tạo thành công bom nguyên tử.
+ Năm 1957, là n-ớc đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
+ Năm 1961 phóng con tàu vũ trụ ph-ơng Đông đ-a nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh
trái đất, mở đầu kỹ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ng-ời, dẫn đầu thế giới về chuyến bay dài ngày
trong vũ trụ.
+ Đứng đầu thế giới về trình độ học vấn của nhân dân với gần 3/4 dân số có trình độ đại học và
trung học, trên 30 triệu ng-ời làm việc trí óc, công nhân chiếm 1/2 số ng-ời lao động trong cả n-ớc.
- Về quân sự:
Đầu thập kỷ 70, bằng việc ký kết các hiệp -ớc về hạn chế hệ thống tên lửa (ABM) và 1 số biện

pháp nhằm hạn chế vũ khí tiến công chiến l-ợc (SALT -1, SALT- 2). Liên Xô đã đạt đ-ợc thế cân bằng
chiến l-ợc về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực l-ợng hạt nhân nói riêng với các n-ớc
ph-ơng Tây.
* ý nghĩa của những thành tựu đó:
- Làm đảo lộn toàn bộ chiến l-ợc toàn cầu của Mĩ và đồng minh của Mĩ.
- Thể hiện tính -u việt của CNXH ở mọi lĩnh vực: xây dựng và phát triển kinh tế, quốc phòng,
nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 2: Chính sách đối ngoại và vị trí quốc tế của Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945)
nh- thế nào ? Hãy nêu một vài dẫn chứng cụ thể về sự giúp đỡ của Liên xô đối với Việt Nam từ 19541991? ý nghĩa của sự giúp đỡ đó đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ?
- Chính sách đối ngoại:
+ Trên cơ sở những thành tựu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, Liên xô luôn luôn quán triệt
chính sách đối ngoại hoà bình, giúp đỡ các n-ớc XHCN anh em về vật chất và tinh thần để xây dựng
CNXH.
+ Luôn luôn ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đặc biệt là
đối với các n-ớc á, Phi, Mĩ latinh.
+ Luôn đi đầu và đấu tranh không mệt mõi cho nền hoà bình và an ninh thế giới.
+ Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến, xâm l-ợc của CNĐQ và các thế lực phản động
quốc tế.
- Vị trí quốc tế của Liên Xô.
+ Là n-ớc tham gia sáng lập và là uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đã có nhiều sáng
kiến bảo vệ hoà bình thế giới....
+ Liên xô là n-ớc XHCN lớn nhất, hùng mạnh nhất. Với tiềm lực kinh tế, quốc phòng của mình,
với chính sách đối ngoại hoà bình tích cực, Liên xô là chổ dựa cho cách mạng thế giới, là thành trì của
hoà bình thế giới.
- Dẫn chứng về sự giúp đỡ của Liên xô...
- Dẫn chứng: Liên xô giúp Việt Nam xây dựng bệnh viện Hữu nghị Hà Nội, cầu Thăng Long, nhà
máy thuỷ điện Hoà Bình, đào tạo cán bộ, giúp đỡ chuyên gia và kĩ thuật.
- ý nghĩa: Chính nhờ có sự giúp đỡ này, nhân dân ta đã đánh bại đ-ợc chủ nghĩa đế quốc, giành
độc lập dân tộc, hàn gắn vết th-ơng chiến tranh và tiến lên xây dựng CNXH. Ngày nay những công
trình nêu trên vẫn tiếp tục phát huy tác dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, điện khí hoá trong cả

n-ớc.
Câu 3: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu từ 1950 - đến những năm
70 ?

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

- Hoàn cảnh:
+ Công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu diễn ra trong điều kiện khó khăn, phức tạp: cơ sở vật
chất kỹ thuật lạc hậu, các thế lực phản động trong và ngoài n-ớc ra sức chống phá.
+ Bên cạnh những khó khăn đó các n-ớc Đông Âu có thuận lợi đó là: Đ-ợc sự hổ trợ của Liên xô,
sự nổ lực của nhân dân trong n-ớc.
- Thành tựu:
- Bộ mặt đất n-ớc ngày càng thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tăng lên.
Tr-ớc chiến tranh Anbani là một n-ớc nghèo, năm 1970 đã hoàn thành điện khí hóa trên toàn
quốc; ở Balan, những năm 70 sản xuất công nghiệp tăng 20 lần so với năm 1938; ở Bungari tổng sản
phẩm công nghiệp năm 1975 tăng 55 lần so với năm 1939; ở cộng hoà dân chủ Đức sau 30 năm xây
dựng chế độ mới, sản xuất công nghiệp bằng cả n-ớc Đức năm 1939, Sau 20 năm xây dựng Hungari
trở thành một n-ớc công nghiệp có văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến; Rumani từ một n-ớc nông
nghiệp trở thành một n-ớc công, nông nghiệp, sản xuất công nghiệp chiếm 70% thu nhập quốc doanh.
Tiệp khắc đ-ợc xếp vào hàng các n-ớc công nghiệp trên thế giới.
- Tất cả các âm m-u chống phá do bọn đế quốc và các thế lực phản động trong n-ớc gây ra đều
lần l-ợt bị dập tắt.
- Thiếu sót, sai lầm:
+ Rập khuôn theo mô hình xây dựng CNXH của Liên xô.
+ Thiếu dân chủ, công bằng xã hội, vi phạm pháp chế XHCN, làm giảm sút lòng tin của nhân dân.

- ý nghĩa:
+ Làm thay đổi cục diện châu Âu sau chiến tranh, trở thành các n-ớc công - nông nghiệp. Dập tắt
âm m-u chống phá do đế quốc và các thế lực phản động trong n-ớc gây ra.
+ Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, ngày càng phát triển.
+ Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có sự tăng lên rõ rệt so với tr-ớc kia.
Câu 4: Trình hình chính trị và chính sách đối ngoại của Liên xô từ sau chiến tranh thế giới thứ
hai ?
- Tình hình chính trị:
+ Ba m-ơi năm đầu sau chiến tranh, tình hình chính trị ở Liên xô ổn định.
+ Các nhà lãnh đạo Liên xô đã mắc sai lầm về đ-ờng lối (chủ quan nóng vội, đốt cháy giai
đoạn.....) đã diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng.
+ Do sự ủng hộ của nhân dân, công cuộc xây dựng CNXH vẫn đ-ợc thăng tiến, đời sống nhân dân
vẫn đ-ợc nâng lên, khối đoàn kết trong toàn liên bang đ-ợc duy trì.
* Chính sách đối ngoại:
Đ-ờng lối đối ngoại của Liên xô sau chiến tranh thế giới thứ hai tập trung ở 5 chính sách lớn sau:
- Giúp đỡ hợp tác với các n-ớc XHCN anh em về vật chất và tinh thần, tạo nên những điều kiện
thuận lợi cho các n-ớc anh em tiến hành cách mạng XHCN và xây dựng CNXH.
- Phát triển quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các n-ớc mới giải phóng.
- Duy trì, phát triển quan hệ với các n-ớc TBCN trên cơ sở chung sống hòa bình, hợp tác cùng có
lợi.
- Đoàn kết quốc tế với các đảng cộng sản và các đảng Dân chủ cách mạng, với phong trào công
nhân quốc tế và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Kiên quyết chóng lại các chính sách gây chiến, xâm l-ợc của CNĐQ và các thế lực phản động
quốc tế.
Vấn đề 2: Quan hệ hợp tác giữa Liên xô, các n-ớc Đông Âu và các n-ớc XHCN khác.
Giữa Liên xô và các n-ớc Đông Âu và các n-ớc xã hội chủ nghĩa khác có nhiều mối quan hệ hợp
tác về mọi mặt. Quan hệ này nhìn chung tốt đẹp song cũng có những bất đồng.
+ Những năm 50 quan hệ Liên xô và Trung Quốc là quan hệ hữu nghị. Từ đầu những năm 60 trở
đi quan hệ giữa hai n-ớc này trở nên đối đầu căng thẳng; đến cuối những năm 80 quan hệ bình th-ờng
trở lại.


Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

+ Từ đầu những năm 60 quan hệ giữa Liên xô và Anbani trở nên căng thẳng đối đầu. Đầu năm
1991 quan hệ bình th-ờng trở lại.
+ Liên xô và các n-ớc xã hội chủ nghĩa khác tích cực giúp đỡ các n-ớc Cộng hoà dân chủ nhân
dân Triều Tiên, Cuba, Việt Nam .... Trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất n-ớc.
Vấn đề 3: Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc ?
Câu 1: Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra nh- thế nào ? Theo em
trong những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nhân dân trong cuộc nội chiến cách mạng 1946-1949 ở
Trung Quốc, nguyên nhân nào là chủ yếu ?
- Nguyên nhân của cuộc nội chiến:
+ Tiền đề chủ quan:
Sau khi cuộc kháng chiến chống Nhật kết thúc năm 1945, ở Trung Quốc tồn tại hai lực l-ợng đối
lập: Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông là Chủ tịch và Quốc dân đảng do T-ởng Giới
Thạch đứng đầu.
Lực l-ợng cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã lớn mạnh: Quân chủ lực có 120 vạn ng-ời,
khu căn cứ chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số cả n-ớc;
+ Tiền đề khách quan:
Ngoài ra còn đ-ợc sự giúp đỡ của Liên Xô (chuyển giao vùng Đông Bắc Trung Quốc, chuyển toàn
bộ vũ khí t-ớc đ-ợc của 1 triệu quân Quan Đông cho quân giải phóng nhân dân Trung Quốc). Cách
mạng Trung Quốc đã có những điều kiện thuận lợi và cơ sở vững chắc để phát triển mạnh mẽ.
Tr-ớc sự lớn mạnh của lực l-ợng cách mạng, tập đoàn thống trị T-ởng Giới Thạch âm m-u phát
động nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng. Họ đã cấu kết chặt chẽ với Mĩ
và dựa vào Mĩ để thực hiện ý đồ này.

Về phía Mĩ, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ ra sức giúp đỡ t-ởng Giới Thạch phát
động nội chiến, âm m-u biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Diễn biến: Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn phòng ngự tích cực: (7-1946-6-1947)
Ngày 20-7-1946 T-ởng Giới Thạch huy động 160 vạn quân chính quy tấn công toàn diện vào các
vùng giải phóng.
Do so sánh lực l-ợng lúc đầu còn chênh lệch, từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng
nhân dân Trung Quốc thực hiện chiến l-ợc phòng ngự tích cực, không giữ đất mà chủ yếu tiêu diệt sinh
lực địch, phát triển lực l-ợng mình. Sau 1 năm quân giải phóng đã tiêu diệt 1.112.000 quân Quốc dân
đảng, phát triển lực l-ợng chủ lực mình lên 2 triệu ng-ời.
+ Giai đoạn phản công: (6-1947- 4-1949)
Từ tháng 6-1947, quân giải phóng chuyển sang phản công, giải phóng các vùng do Quốc dân đảng
thống trị. Từ tháng 4-1948 đến tháng 1 -1949, quân giải phóng lần l-ợt mở ba chiến dịch, tiêu diệt hơn
1.540.000 quân Quốc dân đảng, làm cho lực l-ợng của địch về cơ bản đã bị tiêu diệt.
Tháng 4-1949, quân giải phóng v-ợt Tr-ờng Giang, ngày 23-4, Nam Kinh - trung tâm thống trị
của tập đoàn Quốc dân đảng đ-ợc giải phóng, nền thống trị của Quốc dân đảng sụp đổ. T-ởng Giới
Thạch bỏ lục địa chạy ra đảo Đài Loan.
Ngày 1-10-1949, n-ớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố thành lập do Mao Trạch Đông làm
Chủ tịch, đánh dấu thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc.
- ý nghĩa lịch sử:
+ Kết thúc 100 năm Trung Quốc bị đế quốc, phong kiến và t- sản mại bản thống trị và đ-a nhân
dân Trung Quốc b-ớc vào kĩ nguyên mới, kĩ nguyên độc lập, tự do tiến lên CNXH.
+ Với diện tích 1/4 diện tích châu á, và chiếm gần 1/4 dân số toàn nhân loại. Thắng lợi của Cách
mạng Trung Quốc đã tăng c-ờng lực l-ợng của CNXH trên phạm vi thế giới và có ảnh h-ởng sâu sắc
đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới .
Câu 2: Những nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của nhân dân trong cuộc nội chiến cách mạng 19461949 ở Trung Quốc, nguyên nhân nào là chủ yếu?

Gia s Thnh c



Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc....
- Tinh thần yêu n-ớc, căm thù bè lũ T-ởng Giới Thạch, tinh thần đoàn kết, tinh thần chiến đấu hi
sinh dũng cảm... của nhân dân Trung Quốc.
Câu 3: Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) thành công đã có ảnh h-ởng
nh- thế nào đến sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung.
- Sự kiện đó có ảnh h-ởng đến Trung Quốc:
+ Đánh dấu cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã thành công. Với thắng lợi này
đã kết thúc sự nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến và t- bản mại bản kéo dài hơn 100 năm
qua.
+ Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên
CNXH.
+ Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc d-ới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc liên
tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất n-ớc. Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với
đ-ờng lối đổi mới, Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã thu đ-ợc nhiều thắng lợi trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc. Có thế nói Trung Quốc là n-ớc XHCN đầu tiên tiến
hành cải cách mở cửa thành công.
- Thành công của cách mạng Trung Quốc có ảnh h-ởng đến sự nghiệp cách mạng thế giới.
+ Với diện tích bằng 1/4 diện tích châu á và chiếm gần 1/4 dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách
mạng Trung Quốc có tác động lớn đến cách mạng thế giới mà tr-ớc hết tăng c-ờng lực l-ợng cho phe
XHCN và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các n-ớc á, Phi,
Mĩ latinh.
+ Việc Trung Quốc thu đ-ợc nhiều thắng lợi từ sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ(1946-1949)
đã để lại nhiều bài học cho cách mạng các n-ớc, đặc biệt là Việt Nam: Một n-ớc gần Trung Quốc đang
tiến hành cải cách, mở cửa và đổi mới đất n-ớc.
Vấn đề 4: Trình bày các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào (1945-1954)?
- Từ 1945-1954: Giai đoạn kháng chiến chống Pháp xâm l-ợc.

+ Tháng 8-1945 lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy khởi nghĩa thành lập chính
quyền cách mạng ở nhiều nơi. Ngày 12-10-1945 nhân dân thủ đô Viên Chăn khởi nghĩa giành chính
quyền, chính phủ Cách mạng Lào ra mắt quốc dân, tuyên bố nền độc lập của Lào.
+ Tháng 3-1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm l-ợc, nhân dân Lào đứng lên kháng chiến chống
Pháp. Ngày 13-8-1950, Mặt trận Lào tự do và chính phủ kháng chiến Lào thành lập do hoàng thân
Xuphanuvong đứng đầu.
+ Phối hợp với chiến tr-ờng Việt Nam và Cămpuchia, đ-ợc sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt
Nam, quân dân Lào đã giành đ-ợc nhiều thắng lợi trong những năm 1953-1954 buộc thực dân Pháp
phải ký hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
- Từ 1954 - 1975: Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ xâm l-ợc.
+ Sau khi Pháp thất bại đế quốc Mĩ phát động chiến tranh xâm l-ợc thực dân kiểu mới, nhằm biến
Lào thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
+ D-ới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạng Lào (thành lập tháng 3-1955), quân dân Lào
đứng lên kháng chiến chống Mĩ. Đến đầu những năm 60 vùng giải phóng chiếm 2/3 diện tích, 1/3 dân
số trong cả n-ớc. Từ 1964 đến 1973 nhân dân Lào đã đánh bại cuộc "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ,
buộc Mĩ và tay sai phải ký Hiệp định Viêng Chăn (21-2-1973), lập lại nền hoà bình, thực hiện hoà hợp
dân tộc ở Lào.
+ Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 30-4-1975 đã cổ vũ và tạo điều kiện thuận lợi cho cách
mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. D-ới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ
tháng 5 đến tháng 12-1975, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả n-ớc. Ngày 2-12-1975,
n-ớc Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập.
- ý nghĩa lịch sử cách mạng Lào:
Thắng lợi của 30 năm đấu tranh gian khổ có ý nghĩa lịch sử trọng đại của n-ớc Lào. D-ới sự lãnh
đạo của Đảng Nhân dân cách mạnh Lào, quân đội và nhân dân Lào đã:

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c


www.daythem.com.vn

+ Đánh thắng bọn thực dân xâm l-ợc Pháp, và bọn xâm l-ợc Mĩ, giành độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ.
+ Chấm dứt nền quân chủ phong kiến, thành lập Nhà n-ớc cộng hòa dân chủ nhân dân.
+ Hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, đ-a n-ớc Lào b-ớc sang thời kỳ phát
triển mới.
+ Đánh dấu thắng lợi mới của tình đoàn kết giữa ba n-ớc Đông D-ơng trong cuộc đấu tranh chống
đế quốc, giành độc lập tự do và xây dựng đất n-ớc. Tình đoàn kết hữu nghị Việt Lào đã đ-ợc thử thách
trong khói lữa chiến tranh, ngày càng phát triển trong công cuộc xây dựng hòa bình.
Vấn đề 5: Những biến đổi về kinh tế, chính trị và xã hội ở Đông Nam á tr-ớc và sau chiến tranh
thế giới thứ hai.
- Tr-ớc chiến tranh: Là những n-ớc thuộc địa, lệ thuộc vào các n-ớc t- bản ph-ơng Tây, bị các
n-ớc t- bản ph-ơng Tây ra sức bốc lột tàn bạo
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tuy diễn ra mạnh mẽ nh-ng đều thất bại...
- Từ sau chiến tranh: Lần l-ợt các n-ớc đều giành đ-ợc độc lập dân tộc với các chế độ chính trị
phù hợp cho mỗi n-ớc. Từ sau khi giành đ-ợc độc lập dân tộc các n-ớc đều ra sức xây dựng phát triển
nền kinh tế xã hội của mình, nhiều n-ớc đạt đ-ợc nhiều thành tựu to lớn (NIC, con rồng); các n-ớc
Đông Nam á chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, đều trở thành thành viên của ASEAN.
Vấn đề 6: Quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các n-ớc Đông Nam á (ASEAN). Cơ hội
thách thức Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ?
Câu 1: Quá trình thành lập và phát triển của Hiệp hội các n-ớc Đông Nam á (ASEAN) ? Cơ hội
thách thức Việt Nam khi gia nhập tổ chức này ?
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành độc độc lập, các n-ớc Đông Nam á ra sức khôi phục và phát triển kinh tế. Trong
khi 3 n-ớc Đông D-ơng phải tiến hành cuộc chiến tranh cứu n-ớc gian khổ.
+ Tháng 8-1967, "Hiệp hội các n-ớc Đông Nam á" (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)
gồm các n-ớc: Inđônêsia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. Hiện nay số thành viên của
ASEAN là 10 n-ớc. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào tháng 7-1995. Trong t-ơng lai, Đông timo
cũng sẽ là thành viên của "Hiệp hội các n-ớc Đông Nam á"

+ Mục tiêu của ASEAN: Năm 1976, Hội nghị cấp cao ASEAN họp ở Bali (Inđônêxia) ký hiệp
-ớc hữu nghị và nêu rõ mục đích của ASEAN là: Mục đích: Xây dựng mối quan hệ hoà bình, hữu nghị
và hợp tác giữa các n-ớc trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam á hùng mạnh trên cơ sở tự
c-ờng khu vực.
Thiết lập một khu vực hoà bình, tự do, trung lập ở Đông Nam á.
Nh- vậy, ASEAN là tổ chức Liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam á.
- Quá trình phát triển:
Hoạt động của ASEAN trải qua các giai đoạn phát triển chính:
+ Từ 1967 đến 1975: ASEAN còn là một tổ chức khu vực non yếu, ch-ơng trình hợp tác giữa các
n-ớc thành viên còn rời rạc.
+ Tháng 2-1976, các n-ớc ASEAN đã ký "Hiệp -ớc hữu nghị và hợp tác" (tại Hội nghị cấp cao ở
Bali, Inđônêxia) nêu rõ mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các n-ớc trong
khu vực tạo nên một cộng đồng ĐNA hùng mạnh trên cơ sở tự c-ờng khu vực, thiết lập một khu vực
hoà bình, tự do, trung lập ở ĐNA. ASEAN trở thành một tổ chức chính trị - kinh tế của khu vực ĐNA.
+ 1979 ASEAN có quan hệ đối đầu với ba n-ớc Đông D-ơng (chủ yếu xoay quanh vấn đề
Campuchia). Đến cuối thập niên 80 ASEAN đã chuyển sang đối thoại, hợp tác trong cùng tồn tại hoà
bình với ba n-ớc Đông D-ơng. Sau khi vấn đề Campuchia đ-ợc giải quyết, ASEAN và ba n-ớc Đông
D-ơng đã phát triển mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học...
+ Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, sau đó là gia nhập của các n-ớc Lào, Mianma (1997),
Campuchia (1999). ASEAN gồm 10 n-ớc đã trở thành "ASEAN toàn ĐNA"
- Thời cơ, thách thức Việt Nam khi gia nhập tổ chức này:

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

+ Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam đ-ợc hoà nhập vào cộng đồng khu vực, vào thị tr-ờng các

n-ớc Đông Nam á. Thu hút đ-ợc vốn đầu t-, mở ra cơ hội giao l-u học tập, tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật, công nghệ và văn hoá.... để phát triển đất n-ớc ta.
+ Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Hoà nhập nếu
không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị "hoà tan" về chính trị, văn hoá xã hội...
+ Thái độ: Bình tĩnh, không bỏ lỡ thời cơ. Cần ra sức học tập, nắm vững khoa học kĩ thuật....
Câu 2: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay Đông Nam á có những biến đổi to lớn gì ?
Theo Anh (chị) trong những biến đổi lớn đó thì biến đổi lớn nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Đông Nam á có những biến đổi lớn sau đây:
+ Biến đổi thứ nhất: Các n-ớc Đông Nam á từ thân phận các n-ớc thuộc địa, nữa thuộc địa và lệ
thuộc đã trở thành những n-ớc độc lập. (Kể tóm tắt 10 n-ớc Đông Nam á và cho biết thuộc địa của
n-ớc nào, và giành độc lập năm nào theo gợi ý sau)
- Biến đổi thứ hai: Từ sau khi giành lại độc lập, các n-ớc Đông Nam á đều ra sức xây dựng và phát
triển nền kinh tế - xã hội của mình và đạt nhiều thành tựu to lớn: nh- Xingapo, Inđônêxia, Thái Lan,
Malaixia, đặc biệt là Xingapo, n-ớc có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực ĐNA và đ-ợc xếp vào
hàng n-ớc phát triển trên thế giới.
- Biến đổi thứ ba: Cho đến tháng 4-1999, các n-ớc ĐNA đều gia nhập Hiệp hội các n-ớc ĐNA,
gọi tắt là ASEAN nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu nghị hợp tác giữa các
n-ớc trong khu vực.
Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất: Là biến đổi từ thân phận các n-ớc
thuộc địa, nữa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những n-ớc độc lập. Nhờ có biến đổi đó các n-ớc
ĐNA mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của mình ngày càng
phồn vinh.
Câu 4: Hãy nêu những hiểu biết của mình về tổ chức ASEAN ? Sự gia nhập của Việt Nam vào
ASEAN ?
- Hoàn cảnh ra đời: Sau khi giành độc độc lập, nhiều n-ớc Đông Nam á dự định thành lập một tổ
chức khu vực nhằm hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hoá, đồng thời để
hạn chế ảnh h-ởng của các n-ớc lớn đối với các n-ớc trong khu vực.
Ngày 8- 8-1967, "Hiệp hội các n-ớc Đông Nam á" (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)
gồm các n-ớc: Inđônêsia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin. Hiện nay số thành viên của
ASEAN là 10 n-ớc. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào tháng 7-1995.
- Mục tiêu: T-ơng trợ, hợp tác về kinh tế; xây dựng một Đông Nam á thịnh v-ợng, an ninh, hoà

bình trung lập và cùng phát triển.
Nh- vậy, ASEAN là tổ chức Liên minh chính trị kinh tế của khu vực Đông Nam á.
- Cơ cấu tổ chức:
+ Hội nghị th-ợng đỉnh: 3 năm họp 1 lần.
+ Hội nghị ngoại tr-ởng: mỗi năm họp 1 lần
+ Uỷ ban th-ờng trực: đảm nhận công việc giữa hai kỳ họp của hội nghị ngoại tr-ởng.
+ Hệ thống các Uỷ ban th-ờng trực phụ trách các ngành.
- Các giai đoạn chính:
+ Giai đoạn đầu (1967-1975)
- Từ 1967 - 1975: ASEAN còn non yếu, ch-a có hoạt động nổi bật, mọi ng-ời ít biết đến.
- Từ 1976 đến nay: ASEAN ngày càng phát triển, có những đóng góp tích cực trong khu vực và
trên thế giới.
Hiện nay ASEAN trở thành một tổ chức của tất cả các n-ớc trong khu vực: Năm 1984, brunây trở
thành thành viên thứ sáu của ASEAN, năm 1995 Việt Nam là thành viên thứ chính thức của ASEAN,
năm 1997, Lào và Mianma cũng gia nhập ASEAN, năm 1999 Campuchia, thành viên thứ 10, thành
viên thứ cuối cùng của ASEAN đ-ợc kết nạp.
* Mối quan hệ Việt Nam với ASEAN.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

- Từ 1967-1972: Do một số n-ớc dính líu vào cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam nên quan hệ
Việt Nam - ASEAN rất hạn chế.
- Từ 1973-1986: Tình hình khu vực có nhiều chuyển biến. Quan hệ Việt Nam - ASEAN đã đ-ợc
cải thiện. Tuy nhiên do "vấn đề Campuchia" mà mối quan hệ giữa Việt Nam - ASEAN vẫn còn căng
thẳng.

- Từ 1986, nhất là từ cuối thập niên 80, do"vấn đề Campuchia" đã đ-ợc giải quyết nên quan hệ
Việt Nam - ASEAN đã chuyển sang đối thoại, thân thiện hợp tác.
- Hiện nay, quan hệ Việt Nam - ASEAN ngày càng phát triển toàn diện, có hiệu quả. Việt Nam trở
thành thành viên thứ 7 của ASEAN (7-1995) và có vai trò tích cực trên nhiều lĩnh vực trong ASEAN.
* Sự gia nhập của Việt Nam vào ASEAN ?
- Tán thành những nguyên tắc của tổ chức ASEAN, tháng 7-1992, tại Manila (Philippin) Việt Nam
và Lào đã gia nhập Hiệp -ớc Bali, trở thành quan sát viên chính thức của ASEAN.
- Ngày 28-07-1995, Việt Nam đã gia nhập ASEAN. đ-a số thành viên của tổ chức này lên 7 n-ớc.
Đây là một sự kiện quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông
Nam á.
- Ngày 23-7-1997, Hiệp hội các n-ớc Đông Nam á kết nạp thêm Lào, Mianma. Từ ngày 30-41999, Campuchia là thành viên thứ 10 của tổ chức này. Nh- vậy, ASEAN đã trở thành "ASEAN toàn
Đông Nam á". Hơn 30 năm, kể từ khi ra đời, ASEAN đã đạt đ-ợc những thành tựu to lớn và tốc độ
tăng tr-ởng kinh tế cao, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế xã hội các n-ớc thành
viên. Mặc dù có những b-ớc thăng trầm, vai trò quốc tế ASEAN (với t- cách là một tổ chức chính trị
kinh tế khu vực) ngày càng tăng.
Vấn đề 7: Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi từ
1945 đến nay ?
- Những nét chung:
+ Châu Phi có 57 quốc gia với diện tích 30,3 triệu km2 (gấp 3 lần châu Âu, xấp xỉ châu Mĩ và
bằng 3/4 châu á). Với dân số khoảng 650 triệu ng-ời. Châu Phi có tài nguyên phong phú và nhiều nông
sản quý. Nh-ng d-ới ách thống trị của thực dân ph-ơng Tây trong nhiều thế kĩ châu Phi trở thành
nghèo nàn, lạc hậu hơn nhiều so với châu lục khác.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển
mạnh mẽ ở châu Phi. Châu phi trở thành "Lục địa mới trỗi dậy" trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Các giai đoạn: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở
châu Phi đã trải qua các giai đoạn sau:
+ 1945-1954: Phong trào bùng nổ đầu tiên ở Bắc Phi với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến
cách mạng của binh lính và sĩ quan yêu n-ớc Ai Cập (3-7-1952), lập đổ v-ơng triều Pharúc và nền
thống trị của thực dân Anh, thành lập n-ớc Cộng hoà Ai Cập (18-6-1953).

+ 1954-1960: Do ảnh h-ởng của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 làm rung chuyển
hệ thống thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi, Tây Phi, nhân dân châu Phi đã vùng dậy, mở đầu bằng cuộc
đấu tranh vũ trang của nhân dân Angiêri vào tháng 11 -1954. Sau đó nhiều quốc gia đã giành đ-ợc độc
lập dân tộc nh-: Tuyniđi (1956), Marốc (1956), Xu đăng (1956), Gana (1956), Ghinê (1958)... Trong
những năm 1954 đến 1960, hầu hết các n-ớc Bắc Phi và Tây Phi giành đ-ợc độc lập.
+ 1960 -1975: Năm 1960, 17 n-ớc châu Phi giành đ-ợc độc lập - lịch sử gọi "năm châu Phi"; tiếp
đó là thắng lợi của nhân dân Angêri (3-1962), Êtiôpi (1974), Môdămbích (1975), đặc biệt là thắng lợi
của nhân dân Ăngôla dẫn đến sự ra đời của n-ớc Cộng hòa (11-1975) đánh dấu sự sụp đổ về cơ bản hệ
thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

+ 1975 - nay: Giai đoạn hoàn thành cuộc đấu tranh chống ách thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ
để giành độc lập dân tộc với sự ra đời của n-ớc Cộng hòa Namibia (3-1991).
Tuy nhiên sau khi giành lại độc lập dân tộc, trong sự nghiệp xây dựng đất n-ớc, cũng cố độc lập
dân tộc hiện nay, nhiều n-ớc châu Phi đang gặp những khó khăn: sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

mới, nợ chồng chất, nạn mù chữ, đói rét, bệnh tật luôn xãy ra, dân số quá đông, tình hình chính trị
không ổn định (do xung đột các phe phát, bộ tộc...)
- Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi:
So với châu á và Mĩlatinh, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi có 1 số đặc điểm riêng nhsau:
- Các n-ớc châu Phi đã đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thông qua Tổ
chức thống nhất châu Phi giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của các n-ớc châu Phi.
- Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở các n-ớc châu Phi hầu hết đều do các chính đảng hoặc

các tổ chức chính trị của giai cấp t- sản dân tộc, còn giai cấp vô sản ch-a tr-ởng thành, hoặc ch-a có
chính đảng độc lập.
- Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu là thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp để đ-ợc
công nhận độc lập: các n-ớc châu Phi giành đ-ợc độc lập ở nhiều mức độ khác nhau và sự phát triển
kinh tế - xã hội cũng rất khác nhau từ sau khi giành đ-ợc độc lập (vùng Bắc Phi phát triển nhanh, vùng
châu Phi xích đạo phát triển chậm...)
Câu 2: Trình bày những đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai đến nay. Phân tích những nét khác biệt cơ bản về đối t-ợng và mục tiêu đấu tranh giữa
các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi, châu á với khu vực Mĩ latinh trong thời kỳ lịch sử này.
- Các n-ớc châu Phi đã đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thông qua Tổ
chức thống nhất châu Phi giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hành động và thúc đẩy sự nghiệp
đấu tranh cách mạng của các n-ớc châu Phi.
- Lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở các n-ớc châu Phi hầu hết đều do các chính đảng hoặc
các tổ chức chính trị của giai cấp t- sản dân tộc, còn giai cấp vô sản ch-a tr-ởng thành, hoặc ch-a có
chính đảng độc lập.
- Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu là thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp để đ-ợc
công nhận độc lập: các n-ớc châu Phi giành đ-ợc độc lập ở nhiều mức độ khác nhau và sự phát triển
kinh tế - xã hội cũng rất khác nhau từ sau khi giành đ-ợc độc lập (vùng Bắc Phi phát triển nhanh, vùng
châu Phi xích đạo phát triển chậm...)
* Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu á, châu Phi với khu vực Mĩ
latinh.
- Nhân dân châu á, châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc, thực dân và tay sai để giải phóng
dân tộc, giành lại độc lập chủ quyền.
- Khu vực Mĩ latinh đấu tranh chống lại các thế lực thân Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc,
dân chủ, qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.
Vấn đề 8: Các giai đoạn phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh từ
1945 đến nay ?
Khu vực Mĩ latinh bao gồm Mêhicô (Bắc Mĩ), toàn bộ Trung và Nam Mĩ; rất giàu về nông sản,
Lâm sản và khoáng sản.
- Tr-ớc chiến tranh thế giới thứ hai về hình thức, hơn 20 n-ớc cộng hoà ở Mĩ latinh đều là những

quốc gia độc lập; trên thực tế là thuộc địa kiểu mới - trở thành "sân sau" của Mĩ.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh phát triển mạnh mẽ
(đ-ợc gọi là "đại lục núi lữa"), thể hiện qua ba giai đoạn.
+ 1945-1959: Cao trào cách mạng nổ ra hầu khắp các n-ớc Mĩ latinh d-ới nhiều hình thức bải
công của công nhân (Chilê), nổi dậy của nông dân (Pêru, Ecuađo, Mêhicô, Baraxin, Vênêxuêla..., khởi
nghĩa vũ trang (Panama, Bôlivia) và đấu tranh nghị viện (Goatêmala, Achentina, Vênêxuêla)...
+ 1959 đến cuối những năm 80: Cách mạng Cuba thắng lợi (1959) đánh dấu b-ớc phát triển mới
của phong trào giải phóng dân tộc, cổ vũ cuộc đấu tranh của các n-ớc Mĩ latinh. Tiếp đó phong trào
đấu tranh vũ trang bùng nổ nhiều n-ớc... Mĩ latinh trở thành "lục địa bùng cháy". Do áp lực đấu tranh
của quần chúng (d-ới nhiều hình thức), các chính quyền phản động tay sai của Mĩ lần l-ợt bị lật đổ,
các chính phủ dân tộc dân chủ đ-ợc thành lập để cũng cố độc lập và chủ quyền dân tộc mới giành
đ-ợc.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

+ Từ cuối thập niên 80 đến 1991: Do những biến động không có lợi cho phong trào cách mạng thế
giới ở Liên xô và Đông Âu, Mĩ tăng c-ờng chống lại phong trào cách mạng ở Mĩ latinh (Grênađa,
Panama...), uy hiếp và đe doạ các mạng ở Nicaragoa, tìm mọi cách phá hoại chủ nghĩa xã hội ở Cuba...
Qua hơn 4 thập niên đấu tranh, các n-ớc Mĩ latinh đã khôi phục lại độc lập, chủ quyền và b-ớc lên
vũ đài quốc tế với t- thế độc lập, tự chủ, kinh tế ngày càng phát triển (Braxin, Mêhicô..)
* Cách mạng Cuba 1953-1961.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng Cuba phát triển. Mĩ tìm mọi cách ngăn
chặn, lập ra chế độ độc tài Batixta.
- 26-7-1953: 135 thanh niên yêu n-ớc do Phiđen Caxtrôn lãnh đạo tấn công vào trại lính
Môncađa, phát động nhân dân nổi dậy lật đổ chế độ độc tài Batixta.

- Cuộc khởi nghĩa Môncađa thất bại, nhiều ng-ời bị tàn sát, Phiđen Caxtrôn bị cầm tù, nh-ng đã
mở ra một giai đoạn mới của Cách mạng Cuba (đấu tranh giành chính quyền) d-ới sự lãnh đạo của tổ
chức "Phong trào 26-7".
- Năm 1955, Phiđen Caxtrôn đ-ợc trả tự do và bị trục xuất sang Mêhicô. Ông đã tập hợp những
thanh niên yêu n-ớc, mua sắm vũ khí... luyện tập quân sự.
- 25-11-1956, Phiđen Caxtrôn cùng 81 chiến sĩ từ Mêhicô trở về tổ quốc..., xây dựng căn cứ cách
mạng ở vùng Xie Maextơra.
- 1957-1958, Chiến tranh du kích phát triển mọi miền, lực l-ợng vũ trang phát triển, đánh bại cuộc
càn quét của Batixta, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1000 tên địch.
- 12-1958, nghĩa quân tấn công khắp trên mặt trận, giải phóng nhiều vùng đất đai, chiếm đ-ợc
pháo đài Xanta Cơlara. Ngày 30-12-1958, Batixta bỏ chạy ra n-ớc ngoài. Ngày 1-1-1959, nghĩa quân
chiếm La Habana, chế độ độc tài Batixta sụp đổ.
- 1959-1961, Cách mạng Cuba hoàn thành triệt để những cải cách dân chủ, cải cách ruộng đất,
quốc hữu hoá hết các xí nghiệp của t- bản n-ớc ngoài, thực hiện các quyền tự do dân chủ... Từ 1961,
Cu ba tiến hành cách mạng XHCN và xây dựng CHXH.
- Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo Cách mạng trong giai đoạn mới Đảng xã hội dân chủ nhân dân
Cuba và Ban chỉ đạo phong trào 13 tháng Ba đã hợp nhất thành "Tổ quốc cách mạng thống nhất"(26-71961) và 1965 đổi tên thành Đảng Cộng sản Cuba.
* ý nghĩa lịch sử của cách mạng Cuba.
- Đánh dấu b-ớc phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh.
- Làm thất bại âm m-u của Mĩ trong việc chinh phục Cuba.
- Cổ vũ phong trào đấu tranh của các n-ớc trong khu vực.
- Xứng đáng là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Milatinh.
* Nét khác nhau của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh vời phong trào giải phóng dân
tộc ở châu á, châu Phi ?
Châu á, châu Phi
Mĩ latinh
- Cuối thế kỷ XIX, hầu hết trở thành
- Đầu thế kỷ XIX, hầu hết các n-ớc
thuộc địa hoặc nữa thuộc địa của các n-ớc t- giành đ-ợc độc lập dân tộc.
bản ph-ơng Tây.

- Là thuộc địa kiểu cũ
- Là thuộc địa kiểu mới.
- Liên tục nổ ra các cuộc đấu tranh của
- Từ năm 1945 buộc phải tham gia các
nhân dân chống thực dân xâm l-ợc.
hiệp -ớc do Mĩ soạn thảo, về danh nghĩa là
độc lập nh-ng trên thực tế là thuộc địa kiểu
mới
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai một số
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
n-ớc giành đ-ợc độc lập dân tộc.
kiểu mới có những đặc điểm:
- Châu á: Cuối những năm 60 hầu hết các
+ Sự phát triển của giải cấp công nhân
n-ớc giành đ-ợc độc lập dân tộc.
+ Xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất lớn.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

+ Châu Phi: Giữa những năm 70 hầu hết
+ Đấu tranh vũ trang mang tính toàn lục
các n-ớc giành đ-ợc độc lập dân tộc dân tộc. địa
+ Mặt trận dân tộc thống nhất thành lập
và phát triển.
- Các giai đoạn đấu tranh.

- Các giai đoạn đấu tranh: 1945-1959,
1959-1980,
1980- nay.
+ Châu á: 1945-1949,1949-1954, 19541975, 1975- nay.
+ Châu Phi: 1945-1954,1954-1960,
1960-1975,1975- nay.
Vấn đề 9: Tình hình n-ớc Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ đến nay
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế, khoa kĩ thuật Mĩ phát triển phát triển nhanh
chóng nh- thế nào? Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất?
- Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ:
Trong khi các đồng minh châu âu của Mĩ bị chiến tranh tàn phá, thì Mĩ lại có điều kiện hoà bình,
an toàn để ra sức phát triển kinh tế.
+ Sản l-ợng công nghiệp trung bình hàng năm tăng 14%, sản xuất nông nghiệp tăng 27 % so với
thời kỳ 1935 - 1939.
+ Trong những năm 1945 - 1949 sản l-ợng công nghiệp Mĩ luôn luôn chiếm hơn một nữa sản
l-ợng công nghiệp toàn thế giới ( 56,4% năm 1948).
+ Nắm 3/4 dự trữ vàng của thế giới; 50% tàu bè đi lại trên các biển.
Trong hai thập niên đầu sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.
* Sở dĩ Mĩ có b-ớc phát triển nhanh chóng về kinh tế nh- thế là do:
+ Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học - kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản
xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
+ Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung t- bản cao.
+ Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận cao.
+ Ngoài ra các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất n-ớc không bị chiến tranh
tàn phá...cũng là những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.
- Những mặt hạn chế và nh-ợc điểm:
+ Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng bị giảm sút trên thế giới: Các n-ớc Tây Âu và Nhật Bản ngày
càng trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt, nguy hiểm của Mĩ.
+ Khả năng cạnh tranh hàng hoá của Mĩ ngày càng sút kém.
+ Tuy phát triển nhanh nh-ng không ổn định vì th-ờng xuyên xảy ra những cuộc suy thoái về kinh

tế.
- Nguyên nhân nào là quan trọng nhất.
Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học -kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất,
cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm là nguyên nhân quan trọng
nhất.
*Những thành tựu của nền khoa học - kỹ thuật Mĩ:
Rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã chạy sang Mĩ (ở đây có điều kiện hoà bình và
ph-ơng tiện đầy đủ nhất để làm việc) nên Mĩ là n-ớc đã khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học - kỹ
thuật lần thứ hai của nhân loại và đạt đ-ợc những thành tựu kỳ diệu: đi đầu trong việc sáng tạo ra công
cụ sản xuất mới(máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động...), nguồn năng l-ợng mới (nguyên tử,
nhiệt hạch, mặt trời,...), những vật liệu mới (chất Pôlime, vật liệu tổng hợp...), cuộc "cách mạng xanh"
trong nông nghiệp, cách mạng giao thông và thông tin liên lạc, trong khoa học chinh phục vũ trụ và sản
xuất vũ khí hiện đại.
Chính nhờ những thành tựu khoa học này mà nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng và đời sống
vật chất tinh thần nhân dân Mĩ đ-ợc nâng cao.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Câu 2: Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ ? Em có suy nghĩ
gì về sự phát triển kinh tế n-ớc ta ?
- Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
+ Biết dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học -kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản
xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
+ Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung t- bản cao.
+ Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận cao.

+ Ngoài ra các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất n-ớc không bị chiến tranh
tàn phá...cũng là những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.
+ Song nguyên nhân quan trọng nhất là biết sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật (nguyên nhân
chủ quan là chủ yếu).
- Em có suy nghĩ gì về sự phát triển kinh tế n-ớc ta.
+ Tr-ớc xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và những bài học lịch sử, sự phát triển của kinh tế
Việt Nam và các n-ớc trong khu vực cần đ-ợc điều chỉnh để phù hợp với cơ cấu kinh tế thế giới.
+ Khai thác thế mạnh thiên nhiên và con ng-ời.
+ Sử dụng thành tựu mới nhất của cách mạng khoa học kỹ thuật.
+ Đa dạng hoá quan hệ để tranh thủ sự ủng hộ về chính trị, kinh tế hoặc thu hút đầu t-.
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, vì sao Mĩ phát động chiến tranh lạnh ?
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất các n-ớc thắng trận chủ yếu Anh, Pháp, Mĩ đã họp hội nghị ở
Véc xai để chia phần thắng lợi và kí các hiệp -ớc với các n-ớc bại trận Đức, áo, Hung. Lúc đó, Liên
xô nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tr-ớc ảnh h-ởng ngày càng lớn mạnh của Liên xô, của CNXH
trên toàn thế giới, Mĩ và các n-ớc t- bản ph-ơng Tây đã cấu kết với nhau để chống lại "sự đe doạ của
chủ nghĩa cộng sản".
- Nếu phát động "chiến tranh nóng" mang tính chất toàn cầu thì với sự huỷ diệt của bom nguyên
tử, cả Mĩ và Liên xô đều thất bại.
Câu 4: Chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập niên 80 ?
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ luôn luôn theo đuổi m-u đồ bá chủ thế giới. Tháng 3 1947 tổng thống Mĩ Truman đề ra "chủ nghĩa Tờ ruman", mở đầu thời kỳ bành tr-ớng v-ơn lên bá chủ
thế giới, công khai nêu"sứ mạng" của Mĩ là "lãnh đạo thế giới tự do", chống lại sự bành tr-ớng của chủ
nghĩa cộng sản, xúc tiến việc thành lập các liên minh quân sự; chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh
tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các n-ớc XHCN, mặt khác, thông qua viện trợ kinh tế, quân sự cho
các n-ớc đồng minh của Mĩ để khống chế các n-ớc này. Tiến hành chiến tranh tổng lực tiêu diệt Liên
xô và các n-ớc XHCN.
Các Tổng thống Mĩ nối tiếp nhau (Aixenhao, Kennơđi, Giônxơn, Níchxơn, Catơ, Rigân...) đều lần
l-ợt đ-a ra học thuyết hoặc đ-ờng lối của mình để thực hiện "Chiến l-ợc toàn cầu"của Mĩ
- Dù nội dung, biện pháp có khác nhau giữa các đời Tổng thống, nh-ng chiến l-ợc toàn cầu của
Mĩ đều thực hiện thống nhất ba mục tiêu:

1. Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các n-ớc XHCN.
2. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân, phong trào hoà bình dân chủ và
tiến bộ trên thế giới.
3. Khống chế, nô dịch, điều khiển các n-ớc đồng minh.
Để đạt đ-ợc mục tiêu trên, Mĩ thực hiện chính sách cơ bản là "Chính sách thực lực", lập ra các
khối quân sự, chạy đua vũ trang, phát động nhiều cuộc chiến tranh xâm l-ợc, can thiệp vào nhiều n-ớc,
nhiều khu vực trên thế giới.
- Trong việc thực hiện chiến l-ợc toàn cầu, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề (ở Trung Quốc
(1949), Triều Tiên, Cu Ba (1959), Iran...đặc biệt là thất bại là trong chiến tranh xâm l-ợc Việt Nam
(1975).
Mặt khác, Mĩ cũng đạt đ-ợc một số thành công, tiêu biểu:

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

- Gây chiến tranh xâm l-ợc ở các n-ớc Đông D-ơng, Triều Tiên...
- Bao vây, cấm vận các n-ớc XHCN, viện trợ kinh tế cho các n-ớc Đồng Minh và các n-ớc chậm
phát triển.
- Góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ CNXH ở Liên xô và Đông Âu.
Câu 5: Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945-1975?
- Từ 1945-1954:
+ Từ 1941-1946: Mĩ giúp lực l-ợng Việt Minh chống Nhật. Cách mạng Tháng Tám thành công,
Mĩ có đại diện tại Hà Nội.
+ Từ 1946-1954: Mĩ giúp Pháp mở rộng và kéo dài chiến tranh Đông D-ơng.
+ 1949, Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Rơve, khoá chặt biên giới Việt Trung, lập hành lang
Đông Tây.

+ 12-1950, lập phái đoàn cố vấn Viện trợ quân sự (MAAG): Năm 1950, viện trợ Mĩ chiếm 19%
ngân sách chiến tranh Đông D-ơng, 1952 là 35%, 1953 là 42%.
+ Mĩ giúp Pháp thực hiện kế hoạch Nava, xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, viện trợ khi
Điện Biên Phủ sắp thất bại.
- Trì hoãn, kéo dài Hội nghị Giơnevơ, không kí vào văn bản Hiệp định Giơnevơ.
* Từ 1954-1975:
- Phá hoại Hiệp định Giơnevơ, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
+ Ngày 25-6-1954, tr-ớc khi kí Hiệp định Giơnevơ, Mĩ đã đ-a Ngô Đình Diệm là ng-ời do Mĩ
đào tạo nắm chính quyền ở miền Nam.
+ Ngày 23-7-1954, Bộ tr-ởng Bộ Ngoại giao Đalét tuyên bố: Không mở đ-ờng cho chủ nghĩa
cộng sản bành tr-ớng xuống Đông á và Thái Bình D-ơng.
+ Mĩ giúp Diệm tổ chức "tr-ng cầu dân ý", bầu cử "quốc hội", hợp pháp hoá chính quyền Ngô
Đình Diệm, xây dựng ở miền Nam một chính quyền đối lập với chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà
trái với tinh thần Hiệp định Giơnevơ.
+ Tháng 7 1956, Diệm cự tuyệt hiệp th-ơng với miền Bắc nhằm tìm kiếm việc thống nhất đất
n-ớc.
- Thực hiện các chiến l-ợc chiến tranh xâm l-ợc Việt Nam.
+ Từ 1954-1960: Thực hiện chiến l-ợc "chiến tranh một phía", thông qua viện trợ kinh tế điều
khiển chính quyền tay sai đàn áp phong trào cách mạng miền Nam.
+ Từ 1961-1965: Thực hiện chiến l-ợc "Chiến tranh đặc biệt" đ-a cố vấn quân sự vào miền Nam
Việt Nam để trực tiếp điều kiển cuộc chiến, thực hiện kế hoạch Xtalây Taylo.
+ Từ 1965- 1968: Thực hiện chiến l-ợc: "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, đ-a quân Mĩ và quân
ch- hầu trực tiếp tham chiến cùng với quân Ngụy; gây chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền
Bắc.
+ Từ 1969-1973: Mĩ thực hiện chiến l-ợc "Việt Nam hoá" chiến tranh, thay quân Mĩ bằng quân
Nguỵ, hỗ trợ nguỵ về hoả lực, gây chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc.
+ 21-1-1973, Mĩ kí hiệp định Pari công nhận độc lập thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Việt Nam, cam kết rút hết quân Mĩ về n-ớc.
+ Từ 1973 đến 1975, Mĩ vẫn tiếp tục viện trợ cho Thiệu mà thực chất là tiếp tục "Việt Nam hoá"
chiến tranh.

+ Với Đại thắng mùa Xuân 1975 của nhân dân ta, chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam
từ 1954-1975 bị thất bại hoàn toàn.
+ Hiện nay, chính sách đối ngoại của Đảng ta "là bạn của tất cả các n-ớc", với Mĩ ta chủ tr-ơng
"khép lại quá khứ h-ớng tới t-ơng lai". Thực hiện chủ tr-ơng này quan hệ Việt - Mĩ ngày càng đ-ợc
cải thiện.
Đề 10: Tình hình n-ớc Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai kinh tế, khoa học kĩ thuật Nhật Bản phát triển nhảy vọt
nh- thế nào ? Nguyên nhân của sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản ?

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

* Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, là n-ớc chiến bại, nền kinh tế bị tàn phá...sản xuất công nghiệp
năm 1946 chỉ bằng 1/4 so với tr-ớc chiến tranh. Từ sau khi Mĩ phát động chiến tranh xâm l-ợc Triều
Tiên (6 -1950) và Việt Nam (những năm 60), kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ hẳn lên nhờ những
đơn đặt hàng quân sự của Mĩ. Nhật đuổi kịp rồi v-ợt các n-ớc Tây Âu v-ơn lên hàng thứ hai (sau Mĩ)
trong thế giới t- bản chủ nghĩa.
Trong công nghiệp: Giá trị sản l-ợng công nghiệp năm 1950 là 4,1 tỷ đô la, đến năm 1960 v-ơn
lên 56,4 tỷ đô la.
Trong nông nghiệp: Năm 1969 cung cấp 80% nhu cầu trong n-ớc.
Đến năm 1973, tổng sản phẩm quốc dân đạt 402 tỷ đô la. Trong khoảng 20 năm tổng sản phẩm
quốc dân tăng 20 lần, năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân đạt 2.828,3 tỷ đô la. Năm 1990 thu nhập
bình quân tính theo đầu ng-ời là 23.796 đô la, đứng thứ hai thế giới (sau Thụy Sĩ).
Nh- vậy chỉ sau vài ba thập kỹ, Nhật Bản đã v-ơn lên thành một siêu c-ờng kinh tế, là một trong
ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. Nhiều ng-ời gọi đó là "thần kỳ Nhật Bản".

- Những nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản là:
+ Biết lợi dụng nguồn vốn n-ớc ngoài tập trung đầu t- vào những ngành công nghiệp then chốt, ít
chi tiêu quân sự, biên chế Nhà n-ớc gọn nhẹ.
+ Biết lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật và hạ
giá thành hàng hoá.
+ Biết "len lách" xâm nhập thị tr-ờng các n-ớc khác, qua đó để mở rộng thị tr-ờng thế giới.
+ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Truyền thống "tự lực tự c-ờng" của nhân dân và tài năng điều hành nền kinh tế của giới kinh
doanh và những nhà lãnh đạo Nhật Bản.
- Về khoa học kĩ thuật:
+ Coi trọng phát triển khoa học kỹ thuật, vừa chú trọng phát triển các cơ sở nghiên cứu trong
n-ớc, vừa chú ý mua các phát minh của n-ớc ngoài.
+ Hiện nay Nhật Bản đứng đầu về trình độ KHKT đặc biệt trong các lĩnh vực dân dụng.
+ Quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo những con ng-ời có năng lực, giữ vững những bản sắc
văn hoá của dân tộc, có ý chí v-ơn lên trong mọi hoàn cảnh.
Câu 2: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai? Theo em, trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản
kể trên, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và nguyên nhân đó có thể giúp ích gì cho các n-ớc
đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình ?
- Những nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Nhật Bản là:
+ Biết lợi dụng nguồn vốn n-ớc ngoài tập trung đầu t- vào những ngành công nghiệp then chốt, ít
chi tiêu quân sự, biên chế Nhà n-ớc gọn nhẹ.
+ Biết lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật và hạ
giá thành hàng hoá.
+ Biết "len lách" xâm nhập thị tr-ờng các n-ớc khác, qua đó để mở rộng thị tr-ờng thế giới.
+ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh.
+ Truyền thống "tự lực tự c-ờng" của nhân dân và tài năng điều hành kinh tế của giới kinh doanh
và những nhà lãnh đạo Nhật Bản.
* Nguyên nhân quan trọng nhất: Biết lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất
lao động, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hoá.

*Giúp ích cho các n-ớc đang phát triển: Nhận rõ vai trò quan trọng của cuộc CMKHKT trong
việc xây dựng nền kinh tế của mình.
Câu 3: Trong các nguyên nhân phát triển kinh tế Nhật Bản và kinh tế Mĩ từ sau chiến tranh thế
giới thứ hai, có những nguyên nhân chung và nguyên nhân riêng. Hãy trình bày và phân tích nguyên
những nhân đó.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Nguyên nhân chung:
+ Biết lợi dụng thành tựu khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật và hạ
giá thành hàng hoá.
+ Bốc lột nhân dân trong n-ớc và các n-ớc nhỏ yếu và cạnh tranh với các n-ớc lớn.
Nguyên nhân riêng của:
+ Biết dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học -kỹ thuật, Mĩ điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản
xuất, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm.
+ Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí thu lợi nhuận cao.
+ Ngoài ra các điều kiện tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, đất n-ớc không bị chiến tranh
tàn phá...cũng là những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng.
Nguyên nhân riêng của Nhật Bản:
+ Biết lợi dụng nguồn vốn n-ớc ngoài tập trung đầu t- vào những ngành công nghiệp then chốt, ít
chi tiêu quân sự, biên chế Nhà n-ớc gọn nhẹ.
+ Biết "len lách" xâm nhập thị tr-ờng các n-ớc khác, qua đó để mở rộng thị tr-ờng thế giới.
+ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Truyền thống "tự lực tự c-ờng" của nhân dân và tài năng điều hành nền kinh tế của giới kinh
doanh và những nhà lãnh đạo Nhật Bản.

Vấn đề11: Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh?
Câu 1: Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh?
- Bối cảnh lịch sử:
Đầu năm 1945, Cục diện chiến tranh thế giới thứ hai đã b-ớc vào giai đoạn chót, nhiều mâu thuẫn,
nhiều tranh chấp trong nội bộ phe đồng minh chống phát xít nổi lên gay gắt, trong đó nổi bật lên ba
vấn đề bức thiết cần giải quyết:
1. Việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và Châu á - Thái Bình D-ơng.
2. Việc tổ chức lại trật tự thế giới mới sau chiến tranh
3. Việc phân chia khu vực chiếm đóng theo chế độ quân quản ở các n-ớc phát xít chiến bại và
phân chia phạm vi ảnh h-ởng của các n-ớc tham gia chiến tranh chống phát xít.
Hội nghị cấp cao ba c-ờng quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp ở Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến 12-21945.
- Những quyết định của hội nghị:
1. Về việc kết thúc chiến tranh ở Châu Âu và Châu á - Thái Bình D-ơng, 3 c-ờng quốc đã thống
nhất mục đích là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, nhanh
chóng kết thúc chiến tranh ở Châu Âu, Châu á - Thái Bình D-ơng và Liên Xô sẽ tham gia chiến tranh
chống Nhật ở Châu á- Thái Bình D-ơng sau khi chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.
2. Ba c-ờng quốc thống nhất thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ
bản là sự nhất trí giữa 5 c-ờng quốc Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc để gìn giữ hoà bình, an
ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
3. Hội nghị đã đi đến thoả thuận việc đóng quân tại các n-ớc nhằm giải giáp quân đội phát xít và
phân chia phạm vi ảnh h-ởng ở châu Âu và châu á.
ở Châu Âu, quân đội Liên Xô sẽ chiếm đóng Đông Đức, Đông Béclin và các n-ớc Đông Âu do
Liên Xô giải phóng. Còn quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Beclin, Italia và một
số n-ớc Tây Âu khác, vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh h-ởng của Liên Xô, vùng Tây Âu thuộc phạm
vi ảnh h-ởng của Mĩ, trong đó, áo, Phần Lan trở thành hai n-ớc trung lập.
ở Châu á, hội nghị chấp nhận những điều kiện để đáp ứng việc Liên Xô tham gia chiến tranh
chống Nhật, bao gồm:
1. Bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ.
2. Trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở Viễn Đông tr-ớc chiến tranh Nga - Nhật
năm 1904 cụ thể: trả lại Liên Xô miền Nam đảo Xakharin và tất cả các đảo nhỏ thuộc đảo này; quốc tế

hoá th-ơng cảng Đại Liên (Trung Quốc) và khôi phục việc Trung Quốc thuê cảng Lữ Thuận (Trung

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Quốc) làm căn cứ hải quân; trả lại Liên Xô đ-ờng sắt Xibiri - Tr-ờng Xuân; cùng sử dụng đ-ờng sắt
Hoa Đông và đ-ờng sắt Nam Mãn - Đại Liên.
3. Liên Xô chiếm 4 đảo Curin.
Ngoài ra 3 c-ờng quốc cũng đã thoả thuận: Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, quân đội Liên Xô
chiếm đóng miền Bắc Triều Tiên và quân đội Mĩ chiếm đóng miền Nam Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38o
làm ranh giới; Nhật Bản thuộc phạm vi ảnh h-ởng của Mĩ; Trung Quốc tiến tới thành lập Chính phủ
liên hiệp và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc; các vùng còn lại của Châu á vẫn thuộc phạm vi ảnh h-ởng
của các n-ớc ph-ơng Tây.
Những quyết định của hội nghị cấp cao Ianta tháng 2-1945 đã trở thành những khuôn khổ của trật
tự thế giới mới từng b-ớc đ-ợc thiết lập trong những năm 1945 - 1947 sau khi chiến tranh kết thúc
th-ờng gọi là "Trật tự hai cực Ianta" (hai cực chỉ Mĩ và Liên Xô phân chia nhau phạm vi ảnh h-ởng
trên cơ sở thoả thuận Ianta).
Vấn đề 12: Mục đích, nguyên tắc hoạt động và tổ chức Liên Hợp Quốc, kể tên một số tổ chức
chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động tại Việt Nam ( ít nhất 3 tổ chức)
* Hoàn cảnh ra đời:
- Chiến tranh thế giới sắp kết thúc, phe phát xít sắp thất bại; các n-ớc đồng minh và nhân dân thế
giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn những cuộc chiến tranh mới.
- Hội nghị Ianta (2-1945) giữa các vị đứng đầu 3 c-ờng quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã nhất trí về sự
cần thiết thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Từ 25 - 4 đến 26-6-1945, đại biểu 50 n-ớc đã họp tại Xanphơranxixcô (Mĩ) để thông qua Hiến
ch-ơng Liên Hợp Quốc.

- Ngày 24 - 10 - 1945 phiên họp đầu tiên của Liên Hợp Quốc đ-ợc triệu tập tại Luân đôn và đ-ợc
coi là ngày chính thức thành lập Liên Hợp Quốc.
- Mục đích:
Duy trì hoà bình, an ninh thế giới , thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các n-ớc trên cơ sở
tôn trọng quyền độc lập tự quyết và quyền bình đẳng giữa các quốc gia.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng quyền bình đẳng của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các n-ớc.
+ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng ph-ơng pháp hoà bình.
+ Phải có sự nhất trí của 5 c-ờng quốc: Liên Xô (nay là Liên Bang Nga), Anh, Pháp, Mĩ, Trung
Quốc.
+ Liên Hợp Quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ n-ớc nào.
- Các tổ chức chính:
+ Đại hội đồng: Là hội nghị của tất cả các thành viên mỗi năm họp một lần.
+ Hội đồng Bảo an: Là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động th-ờng xuyên của Liên
Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về duy trì hoà bình và an ninh thế giới , bao gồm 5 thành viên
th-ờng trực là Nga, Anh, Mĩ, Pháp, Trung Quốc và 6 thành viên không th-ờng trực nhiệm kỳ 2 năm.
Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an chỉ đ-ợc thông qua khi đ-ợc sự nhất trí của cả 5 uỷ viên th-ờng
trực.
+ Ban th- ký: Là cơ quan hành chính của Liên Hợp Quốc đứng đầu là Tổng Th- ký do Đại hội
đồng bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm.
Ngoài ra Liên Hợp Quốc còn có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác nh- Hội Đồng Kinh Tế và
Xã Hội, Toà án quốc tế, Hội đồng Quản thúc,Tổ chức Giáo dục-Khoa học - Văn hoá...
- Vai trò:
Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hoà bình, an
ninh thế giới, thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực, đẩy mạnh các mối giao
l-u, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới .

Gia s Thnh c



Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc tháng 9 - 1977.
* ở Việt Nam, có các tổ chức sau đây đang hoạt động tích cực: Ch-ơng trình L-ơng thực (PAM),
Quỹ nhi đồng (UNICEF), Tổ chức Nông nghiệp và L-ơng thực (FAO), Tổ chức Văn hoá và Giáo dục
(UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
* Vai trò của Liên hợp Quốc trong tình hình hiện nay.
Liên hợp Quốc Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc gìn
giữ hoà bình, an ninh thế giới, thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực, đẩy mạnh
các mối giao l-u, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới là một tổ chức quốc tế lớn nhất có vai trò to
lớn
Hiện nay Liên hợp Quốc vần ch-a giải quyết tranh chấp, xung đột khu vực các n-ớc lớn trên thế
giới.
Vấn đề 13: Cuộc "chiến tranh và âm m-u của Mĩ:
- Hoàn cảnh lịch sử :
Tháng 3- 1947, Tổng thống Mĩ Truman đã phát động "chiến tranh lạnh". Trong bài diễn văn đọc
tr-ớc Quốc hội Mĩ, ông ta cho rằng: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, " Chủ nghĩa cộng sản đang đe dọa
thế giới tự do" và " Nga Xô đang bành tr-ớng thuộc địa ở châu Âu" , Mĩ và ph-ơng Tây phải liên kết
để chống lại sự "đe dọa" đó.
- Mục tiêu:
Mĩ "đảm nhận sứ mạng thế giới tự do", giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại sự "đe dọa của
chủ nghĩa cộng sản", chống lại "sự bành tr-ớng của Nga Xô".
*Hành động và biện pháp của Mĩ trong thời kỳ " chiến tranh lạnh":
- Mĩ và ph-ơng Tây ra sức "chạy đua vũ trang" với ngân sách quân sự khổng lồ để chuẩn bị cho
cuộc "chiến tranh tổng lực" nhằm tiêu diệt Liên Xô và các n-ớc xã hội chủ nghĩa.
- Mĩ lập ra các khối quân sự : NATO, SEATO, ANZUS, CENTO, Liên minh quân sự Mĩ- Nhật,
Liên minh quân sự Tây bán cầu, xây dựng hàng ngàn căn cứ quân sự hải, lục, không quân khắp thế

giới.
- Mĩ phát động các cuộc chiến tranh xâm l-ợc: Việt Nam, Lào, Campuchia, can thiệp Grênađa
(1983), và Panama (1990); bao vây kinh tế và hoại về chính trị quân sự ở Cuba...
Ngoài ra, Mĩ còn bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị và hoạt động phá hoại: đảo
chính, lật đổ, chiến tranh tâm lí...gây tình trạng đối đầu, luôn luôn căng thẳng với các n-ớc xã hội chủ
nghĩa. Mĩ đã áp dụng "chính sách bên miệng hố chiến tranh", đối đầu giữa hai khối NATO, và
Vácxava..., làm cho các mối quan hệ luôn luôn phức tạp, gay gắt.
Vấn đề 14: Nguồn gốc, nội dung, thành tựu chính của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau
chiến tranh thế giới thứ hai
- Nguồn gốc:
+ Do yêu cầu của cuộc sống con ng-ời, cụ thể là yêu cầu của kỹ thuật và của sản xuất trở thành
động lực và là nguồn gốc sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng công nghiệp thế kỹ XVIII-XIX và cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật hiện nay.
+ Do sự bùng nổ dân số và nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của con ng-ời, mặt khác do tài
nguyên thiên nhiên cung cấp cho cuộc sống con ng-ời ngày càng vơi cạn một cách nghiêm trọng, vì
vậy việc tìm ra công cụ sản xuất mới có kỹ thuật cao, những nguồn năng l-ợng và những vật liệu mới
thay thế đ-ợc đặt ra một cách bức thiết đối với con ng-ời.
+ Do yêu cầu của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các bên tham chiến phải đi sâu nghiên cứu KH
- KT để cải tiến vũ khí và sáng tạo ra loại vũ khí mới có sức huỷ diệt lớn hơn nhằm giành thắng lợi về
mình.
+ Những thành tựu về KH - KT cuối thế kỹ XIX đầu thế kỹ XX cũng tạo tiền đề và thúc đẩy sự
bùng nổ của cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai.
- Đặc điểm:

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn


Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai có sự kết hợp và gắn bó chặt chẽ giữa cách mạng
khoa học và cách mạng kỹ thuật. Hầu nh- tất cả những khuynh h-ớng chủ yếu của khoa học cơ bản
đều gắn liền với lĩnh vực sản xuất, nh- kho học vật lí hạt nhân và năng l-ợng nguyên tử, điều khiển học
và tự động hoá.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần này phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn
và đạt đ-ợc những thành tựu kỳ diệu ch-a từng thấy trong lịch sử nhân loại.
* Nội dung và thành tựu của cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai.
- Nội dung:
Cuộc cách mạng KH - KT diễn ra trong mọi ngành mọi lĩnh vực.
+ Về khoa học cơ bản: Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sinh vật học.
+ Nhiều ngành khoa học mới nh- khoa học vũ trụ và khoa học du hành vũ trụ...
+ Những ngành khoa học mới kết hợp khoa học tự nhiên với kỹ thuật mới nh- điều khiển học,
phân tử...
+ Giải quyết những vấn đề cấp bách về KH và KT phục vụ cuộc sống con ng-ời nh- vấn đề năng
l-ợng, công cụ sản xuất, vật liệu mới, khắc phục các bệnh tật của con ng-ời...
- Thành tựu:
+ Trong lĩnh vực khoa học cơ bản con ng-ời đã thu đ-ợc những thành tựu hết sức to lớn; đánh dấu
những b-ớc nhảy vọt ch-a từng có trong lịch sử ở các ngành Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sinh vật
học.
Toán học đã có những phát minh lớn và xâm nhập vào các ngành khoa học khác, tạo thành quá
trình Toán học hoá đối với Vật lý học, Hoá học, Sinh vật học, cả Ngôn ngữ, Lịch sử... Hoá học có
những thành tựu lớn tác động vào kỹ thuật và sản xuất, mở ra ph-ơng pháp mới để sản xuất "Vật liệu
hoá học". Trong Vật lý với những phát minh về lý thuyết hạt nhân, sóng điện từ, tr-ờng điện từ, góp
phần sản xuất những công cụ mới, vật liệu mới...Những phát minh trong Sinh học dẫn đến sự biến đổi
lớn lao trong nông nghiệp, đến sự ra đời của công nghệ sinh học...
+ Phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, đáng chú ý là máy tính, máy tự động (Rô bốt),
hệ thống máy tự động.
+ Tìm ra nguồn năng l-ợng mới phong phú vô tận: năng l-ợng nguyên tử, năng l-ợng nhiệt hạch,
năng l-ợng mặt trời...

+ Chế tạo những vật liệu mới thay thế cho nguyên liệu thiên nhiên đang ngày càng vơi cạn, quan
trọng nhất là chất Pôlime.
+ Cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp, nhờ đó con ng-ời đã tìm ra đ-ợc ph-ơng h-ớng để
có thể khắc phục đ-ợc nạn đói ăn, thiếu thực phẩm.
+ Những phát minh trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc (máy bay siêu âm hiện
đại, tàu hoả tốc độ cao, hệ thống phát sóng truyền hình hiện đại qua vệ tinh...).
+ Thành tựu chinh phục vũ trụ (tàu vũ trụ, tàu con thoi, con ng-ời đặt chân lên mặt trăng...)
Vấn đề15: Vị trí và ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai. Cơ hội và thách
thức của Việt Nam tr-ớc sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay.
* Vị trí và ý nghĩa:
+ Đã làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất nh- công cụ và công nghệ, nguyên liệu,
năng l-ợng, thông tin vận tải, ...nhờ đó con ng-ời đã tạo ra những lực l-ợng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ
hơn lực l-ợng sản xuất của tất cả các thế hệ tr-ớc cộng lại.
+ Đ-a loài ng-ời chuyển sang một nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp hay còn gọi văn
minh trí tuệ.
+ Nền kinh tế thế giới ngày càng đ-ợc quốc tế hoá cao, thị tr-ờng toàn thế giới đang hình thành
bao gồm tất cả các n-ớc có chế độ xã hội khác nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau trong cùng
tồn tại hoà bình.
+ Gây nên những hậu quả tiêu cực mà con ng-ời hiện nay ch-a khắc phục đ-ợc: Việc chế tạo vũ
khí huỷ diệt nhằm sát hại con ng-ời và nạn ô nhiễm môi tr-ờng, tai nạn giao thông, bệnh tật do KHKT
mang lại.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

* Cơ hội và thách thức của Việt Nam tr-ớc sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công

nghệ hiện nay.
- Cơ hội: Nếu quốc gia nào tiếp cận đ-ợc những thành tựu khoa học kỹ thuật thì quốc gia đó sẽ có
điều kiện để phát triển.
- Thách thức: Để dựa vào những thành tựu khoa học kỹ thuật phát triển đất n-ớc thì thực tế đã
chứng minh các n-ớc trên thế giới. Nếu biết tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật thì khã năng
tiềm lực kinh tế phát triển. Nếu không nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học thì sẽ tụt hậu.
Câu 1: Nêu những đặc điểm nổi bật và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ
hai đối với sự phát triển của xã hội loài ng-ời.
* Đặc điểm nổi bật.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai có sự kết hợp và gắn bó chặt chẽ giữa cách mạng
khoa học và cách mạng kỹ thuật. Hầu nh- tất cả những khuynh h-ớng chủ yếu của khoa học cơ bản
đều gắn liền với lĩnh vực sản xuất, nh- khoa học vật lí hạt nhân và năng l-ợng nguyên tử, điều khiển
học và tự động hoá.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần này phát triển với tốc độ nhanh chóng, quy mô rộng lớn
và đạt đ-ợc những thành tựu kỳ diệu ch-a từng thấy trong lịch sử nhân loại.
* Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển xã hội loài ng-ời.
- Nhờ có những thành tựu kỳ diệu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra b-ớc phát triển
nhãy vọt ch-a từng thấy trong lực l-ợng sản xuất và năng xuất lao động. Con ng-ời tạo ra những lực
l-ợng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực l-ợng sản xuất của tất cả các thế hệ tr-ớc cộng lại.
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã đ-a loài ng-ời b-ớc sang một nền văn minh mới, sau nền
văn minh công nghiệp và nền văn minh mới hiện nay là nền văn minh trí tuệ (hay nền văn minh hậu
công nghiệp, văn minh truyền tin...) Nền văn minh mới này tạo điều kiện để con ng-ời phát triển hơn,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nh-ng cũng đòi hỏi con ng-ời phải sáng tạo, năng động và
thông minh hơn.
- Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho nền kinh tế thế giới
ngy cng quốc tế ho cao, đang hình thnh trị trường ton thế giới bao gồm những n-ớc có chế độ
chính trị khác nhau, vừa hợp tác, vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình.
- Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng tạo ra sự giao l-u, trao đổi văn hoá, du lịch,
văn hoá nghệ thuật, sự hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: y tế, dân số, khoa học kỹ thuật... giữa các
quốc gia, dân tộc trên thế giới ngày càng phát triển và gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Cuộc cách mạng đã dẫn đến những thay đổi lớn lao về cơ cấu dân c- với xu h-ớng dân số lao
động trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp sẽ giảm đi, dân số trong ngành dịch vụ tăng lên.
- Bên cạnh những tác động tích cực, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng có những tác động
tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội loài ng-ời, nh- việc chế tạo ra vũ khí huỷ diệt (bom nguyên tử,
vũ khí hoá học, vũ khí sinh học, tên lữa v-ợt đại châu...) nạn ô nhiểm môi tr-ờng, bệnh hiểm nghèo; tai
nạn giao thông, tai nạn lao động.
Phần lịch sử Việt Nam
Vấn đề 1: Tình hình phân hoá xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất khả năng cách
mạng của từng tầng lớp, giai cấp?
Do tác động của "Ch-ơng trình khai thác thứ hai" của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam có sự biến
đổi sâu sắc, bên cạnh giai cấp cũ, xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới. Mỗi giai cấp, tầng lớp có địa
vị và quyền lợi khác nhau nên thái độ chính trị và khã năng cách mạnh củng khác nhau.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chổ dựa của đế quốc Pháp, càng ngày cấu kết chặt chẽ với đế
quốc, tha hồ chiếm đoạt ruộng đất, bốc lột kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nông dân. Tuy nhiên
cũng có một bộ phận, nhất là địa chủ nhỏ và vừa có tinh thần yêu n-ớc, tham gia các phong trào yêu
n-ớc khi có điều kiện.
- Giai cấp t- sản: Hình thành từ tr-ớc và trong chiến tranh, mấy năm sau chiến tranh mới trở thành
một giai cấp.
Giai cấp t- sản Việt Nam dần dần phân hoá thành hai bộ phận: Tầng lớp t- sản mại bản có quyền
lợi gắn liền với đế quốc, cấu kết chặt chẽ với đế quốc; tầng lớp t- sản dân tộc có khuynh h-ớng kinh

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ, chống đế quốc phong kiến nh-ng thái độ lại
không kiên định dễ thoả hiệp, cải l-ơng khi đế quốc mạnh.

- Các tầng lớp tiểu t- sản: Bao gồm những ng-ời buôn bán, chủ x-ởng nhỏ đến viên chức, trí thức
học sinh, sinh viên...sau chiến tranh phát triển nhanh về số l-ợng. Họ bị t- sản Pháp chèn ép bạc đãi,
đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với trào l-u văn hoá bên
ngoài nên có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực l-ợng quan trọng trong cách mạng dân tộc
dân chủ ở n-ớc ta.
- Giai cấp nông dân: Chiếm hơn 90% dân số, chịu sự bốc lột nặng nề của thực dân, phong kiến,
nông dân bị bần cùng hoá trên quy mô lớn, do vậy họ căm thù sâu sắc thực dân Pháp và phong kiến tay
sai.
- Giai cấp công nhân là lực l-ợng hăng hái của đông đảo nhất của cách mạng.
- Giai cấp công nhân: Do những đặc điểm chung và riêng trong quá trình hình thành... giai cấp
công nhân Việt Nam căm thù sâu sắc thực dân Pháp, phong kiến tay sai và giới chủ.
- Sớm trở thành lực l-ợng chính trị độc lập, thống nhất, tự giác trong cả n-ớc, trên cơ sở đó nhanh
chóng v-ơn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng n-ớc ta.
Vấn đề 2: Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã ảnh h-ởng tới cách mạng Việt
Nam nh- thế nào?
Trong lúc xã hội Việt Nam đang phân hóa sâu sắc thì ảnh h-ởng của phong trào cách mạng thế
giới, chủ yếu ảnh h-ởng của cách mạng Tháng M-ời Nga dội vào có tác dụng thúc đẩy cách mạng Việt
Nam chuyển sang thời kỳ mới.
- Cách mạng Tháng m-ời Nga thành công (1917) có ý nghĩa lịch sử to lớn, nó xóa bỏ ách áp bức
bốc lột của CNTB và phong kiến, đ-a công nhân và nông dân lên nắm chính quyền xây dựng chế độ
mới- chế độ XHCN.
- D-ới ảnh h-ởng của cách mạng Tháng M-ời Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các n-ớc
ph-ơng Đông và phong trào công nhân ở các n-ớc ph-ơng Tây gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc
đấu tranh chống CNĐQ.
- Trong cao trào cách mạng 1918-1923, giai cấp vô sản bắt đầu b-ớc lên vũ đài chính trị, nhiều
đảng cộng sản đ-ợc thành lập: Đảng Cộng sản Pháp (12-1920), với sự đóng góp của Nguyễn ái Quốc,
tạo ra những thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đặc biệt giúp cho chủ nghĩa Mác Lênin thâm nhập vào Việt Nam. Sự ra đời Đảng Cộng sản Trung Quốc (7/1921) và sự phát triển của
phong trào cách mạng Trung Quốc vào những năm 20 là điều kiện thuận lợi cho những ng-ời cách
mạng Việt Nam "đứng chân" và gây dựng phong trào trong n-ớc.... T- t-ởng dân chủ t- sản, nhất là
chủ nghĩa Tam Dân, ảnh h-ởng mạnh đến phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh h-ớng t- sản làm

phong trào này phát triển nhanh, nh-ng tất cả đều thất bại. Tháng 3-1919, Đệ Tam quốc tế (Quốc tế
Cộng sản) đ-ợc thành lập - đ-ợc đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cách mạng thế giới.
- Phong trào cách mạng thế giới có ảnh h-ởng tích cực tới phong trào cách mạng Việt Nam, thúc
đẩy cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách
mạng thế giới.
Vấn đề 3: Nguyễn ái Quốc và vai trò của ng-ời đối với việc chuẩn bị t- t-ởng, chính trị và tổ chức
thành lập cho chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam ?
Tháng 7 -1920, Ng-ời đọc Luận c-ơng của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, từ đó Ng-ời
hoàn toàn tin theo Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba.
- 1921 Ng-ời sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp để tuyên truyền, tập hợp lực l-ợng
để chống chủ nghĩa đế quốc.
- 1922: Ra báo "Le Paria" (Ng-ời cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp bốc lột dã man của chủ
nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
- 1923: Sang Liên xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc cho Quốc tế Cộng sản.
- 1924: Ng-ời dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
Ngoài ra, Ng-ời còn viết nhiều bài báo cho Báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn sách
nổi tiếng " Bản án chế độ thực dân Pháp" - Đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân Pháp.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

- Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc (chủ yếu trên mặt trận t- t-ởng, chính trị), nhằm truyền
bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào n-ớc ta. Thời gian này tuy ch-a thành lập chính đảng của giai cấp vô sản
ở Việt Nam, nh-ng những t- t-ởng của Ng-ời truyền bá sẽ làm nền tảng của Đảng sau này. Đó là:
+ Chủ nghĩa t- bản, đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản các n-ớc và nhân dân các thuộc
địa. Chỉ có làm cuộc cách mạng đánh đổ CNTB, đế quốc mới giải phóng đ-ợc giai cấp vô sản và nhân

các n-ớc thuộc địa. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng chính quốc và thuộc địa.
+ Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực l-ợng nồng cốt của cách mạng.
+ Giai cấp công nhân có đủ khã năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là
Đảng Cộng sản.
* Về tổ chức:
- Ngày 11-11-1924: Nguyễn ái Quốc từ Liên xô trở về Quảng Châu, sáng lập ra Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức á Đông.
- 6-1925: Nguyễn ái Quốc tập họp những ng-ời yêu n-ớc trong Tâm Tâm Xã và từ trong n-ớc
sang để thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với hạt nhân là Cộng sản đoàn.
- Nguyễn ái Quốc đã tích cực tổ chức, huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng để đ-a về n-ớc hoạt
động.
-21-6-1925: Ng-ời ra báo Thanh niên và xuất bản tác phẩm "Đ-ờng Kách mệnh" (1927)
- Do tác động của Hội, phong trào cách mạng theo khuynh h-ớng vô sản ngày càng phát triển
mạnh mẽ: hệ thống tổ chức và hội viên phát triển khắp n-ớc.
- Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên đã trở thành tổ chức của Đảng, có tính chất quá độ và tính
chất vô sản sớm nhất Việt Nam.
- Vai trò: Những hoạt động trên của Nguyễn ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn
bị về chính trị- t- t-ởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Vấn đề 4: Những nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam và quá trình phát triển
từ tự pht đến tự gic ca phong tro công nhân Việt Nam.
Vấn đề 5: Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam. Sự thống
nhất ba tổ chức thành Đảng Cộng sản Việt Nam. ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản
và của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hoàn cảnh:
+ Phong trào dân tộc dân chủ ở n-ớc ta, đặc biệt là phong trào công nông- theo con đ-ờng cách
mạng vô sản phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải gấp rút có một chính đảng của giai cấp vô sản,
kịp thời đ-a cách mạng Việt Nam tiến lên những b-ớc mới.
+ Hoàn cảnh trên đã tác động mạnh mẽ tới những phần tử tiên tiến trong lực l-ợng cách mạng
n-ớc ta. Tr-ớc hết, trong tổ chức Hội Việt Nam CMTN, đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt, dẫn đến
sự phân liệt của tổ chức này.

- Quá trình thành lập:
+ Đông D-ơng CS Đảng: Tại Hội nghị trù bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội VNCMTN
(1929) đại biểu Thanh niên Bắc Kì đ-a ra đề nghị thành lập Đảng Cộng sản, nh-ng bị gạt đi. Về n-ớc,
nhóm thanh niên này lập chi bộ cộng sản đầu tiên gồm 7 ng-ời (3-1929). Tại Đại hội đại biểu toàn
quốc của Hội VNCMTN họp ở H-ơng Cảng, Đại biểu thanh niên Bắc Kì lại đ-a ra đề nghị nh- lần
tr-ớc nh-ng vẫn không đ-ợc chấp nhận, họ tuyên bố li khai Hội VNCMTN và bỏ Đại hội ra về.
Tháng 6-1929, nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì họp và quyết định thành lập Đông D-ơng CS
đảng, bầu BCH TW lâm thời, thảo ra ch-ơng trình, điều lệ dựa theo ch-ơng trình, điều lệ của Quốc tế
Cộng sản.
+ An Nam Cộng sản đảng:
Đông D-ơng Cộng sản đảng ra đời đã kịp thời đáp ứng yêu cầu của cách mạng, nên đ-ợc quần
chúng nhiệt liệt ủng hộ và tin theo. Đứng tr-ớc tình hình đó, Hội VNCMTN quyết định cải tổ bộ còn
lại thành An Nam Cộng sản đảng (7-1929).
+ Đông D-ơng Cộng sản liên đoàn:

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Sự ra đời của Đông D-ơng cộng sản đảng (6-1929) và An Nam cộng sản đảng (7-1929) đã tác
động mạnh mẽ đến sự phân hoá của Tân Việt Các mạng đảng. Tháng 9-1929, bộ phận tiên tiến của
Tân Việt Cách mạng đảng cũng tự cải tổ thành Đông D-ơng Cộng sản liên đoàn.
- ý nghĩa lịch sử:
+ Đánh dấu sự tr-ởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam, chứng tỏ xu h-ớng cách mạng vô
sản phát triển rất mạnh mẽ ở n-ớc ta.
+ Là b-ớc chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Đông D-ơng.
Câu 2: Sự thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam ?

- Hoạt động của ba tổ chức cộng sản mang tính riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giảnh ảnh
h-ởng lẫn nhau đã gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết lúc này là phải có
một đảng cộng sản thống nhất trong cả n-ớc.
- Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho những ng-ời cộng sản Đông D-ơng thống nhất các tổ chức cộng
sản thành một đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị còn thông qua Chính c-ơng
vắn tắt, Sách l-ợc vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng do Nguyễn
ái Quốc soạn thảo.
- Chính c-ơng vắn tắt, Sách l-ợc vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Lời kêu gọi đ-ợc Hội nghị thông qua là
C-ơng lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 3: Trình bày nội dung của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930? Vì
sao nói sự ra đời của Đảng là b-ớc ngoặc vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
- Nội dung:

Câu 3: ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (10 -1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông
D-ơng) là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam trong thời đại
mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong
trào yêu n-ớc Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này.
- Là b-ớc ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, "nó
chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã tr-ởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng" (Hồ Chí Minh)
- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về vai trò lãnh đạo trong phong trào cách mạng Việt Nam, mở
đầu thời kỳ cách mạng Việt Nam có Đảng của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối. Từ đây
cách mạng Việt Nam thật sự trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
- Sự chuẩn bị đầu tiên, có tính chất quyết định cho những b-ớc phát triển về sau của dân tộc Việt
Nam.
Vấn đề 6: Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao xô viết Nghệ -Tĩnh.
* Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 -1931:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho
nền kinh tế Việt Nam tiêu điều, xơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực.
- Về chính trị: Nhất là từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách "khủng

bố trắng" hòng dập tắt phong trào cách mạng.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp
càng nung nấu lòng căm thù, nâng cao tinh thần cách mạng của nhân dân ta.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động n-ớc
ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do.
* Diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931.
- Phong trào trên toàn quốc: Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách khủng bố
của thực dân Pháp, đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng do Đảng Cộng sản
lãnh đạo.

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Mở đầu là bãi công của 3.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (2- 1930), tiếp đến là cuộc
bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và c-a Bến Thuỷ, nhà máy xi măng Hải
Phòng, hãng dầu Nhà Bè (Sài Gòn), đồn điền Dầu Tiếng, x-ởng đóng tàu Ba Son...
Phong trào đấu tranh của nông dân nổ ra ở Thái Bình, Nam Hà, Nghệ An, Hà Tĩnh...điểm mới là
truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng xuất hiện trên các đ-ờng phố Hà Nội và một số địa ph-ơng khác.
Phong trào đặc biệt mạnh mẽ từ tháng 5, ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 lần đầu tiên giai cấp
công nhân và nhân dân lao động n-ớc ta d-ới sự lãnh đạo của Đảng đã tỏ rõ sức mạnh đoàn kết của
mình và đoàn kết với vô sản thế giới. Trên khắp cả n-ớc xuất hiện cờ Đảng, truyền đơn tố cáo kẻ thù,
khẩu hiệu kêu gọi quần chúng đấu tranh, diễn ra các cuộc mít tinh, biểu tình tuần hành.
Từ sau ngày 1-5-1930 làn sóng đấu tranh tiếp tục dâng cao. Riêng tháng 5-1930 có đến 16 cuộc
đấu tranh của công nhân, 34 cuộc đấu tranh của nông dân 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo
thành thị.
*Phong trào ở Nghệ Tĩnh:

Nghệ Tĩnh là nơi có truyền đấu tranh cách mạng, Vinh - Bến Thuỷ có cơ sở Đảng và Công hội
mạnh. Vì vậy phong trào nổ ra mạnh mẽ nhất.
Ngày
1-5-1930 d-ới sự lãnh đạo của Đảng bộ Nghệ An, công nhân Vinh - Bến Thuỷ và nông
dân các vùng lân cận biểu tình thị uy gi-ơng cao ngọn cờ đỏ búa liềm và khẩu hiệu đòi tăng l-ơng,
giảm giờ làm, giảm s-u thuế. Cùng ngày 1-5, 3.000 nông dân huyện Thanh Ch-ơng biểu tình phá đồn
điền Ký Viện, lấy ruộng đất chia cho nông dân.
Ngày 1-8-1930, ngày Quốc tế chống chiến tranh đế quốc, công nhân khu công nghiệp Vinh - Bến
Thuỷ tổng bãi công, đánh dấu "Thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến".
Từ ngày 1-5 đến 9-1930, ở nông thông Nghệ - Tĩnh đã nổ ra hàng loạt các cuộc đấu tranh của
nông dân d-ới hình thức biểu tình có vũ trang tự vệ.
Ngày 12-9-1930, để h-ởng ứng cuộc đấu tranh của nông dân các huyện và bãi công của công
nhân Vinh - Bến Thuỷ, một cuộc biểu tình khổng lồ với 2 vạn ng-ời tham gia đã nổ ra ở H-ng Nguyên
rồi định kéo về Vinh để đ-a yêu sách. Thực dân Pháp đàn áp dã man làm 217 ng-ời chết, 125 ng-ời bị
th-ơng. Nhân dân vô cùng căm phẩn và đẩy mạnh đấu tranh.
Trong suốt tháng 9 và tháng 10-1930, ở các huyện Thanh Ch-ơng, Diễn Châu, H-ơng Sơn...nông
dân đã vũ trang khởi nghĩa. Công nhân Vinh - Bến Thuỷ đã bãi công lần thứ 3 trong hai tháng để ủng
hộ phong trào nông dân.
Từ sau cuộc biểu tình ngày 12-9 phong trào đấu tranh của quần chúng lên rất mạnh, tiến công vào
các cơ quan chính quyền địch ở địa ph-ơng.
Tr-ớc khí thế đấu tranh của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nông thôn hai tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh hầu nh- tan rã và bị tiêu diệt. Tr-ớc tình hình đó, các tổ chức Đảng ở địa ph-ơng đã lãnh đạo
quần chúng thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý lấy đời sống của mình. Các ban chấp hành
nông hội xã do các chi bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông
thôn, mặc nhiên làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên nhân
dân ta thật sự nắm chính quyền ở địa ph-ơng. Xô Viết Nghệ Tĩnh duy trì đ-ợc 4-5 tháng thì bị đế quốc
Pháp và phong kiến tay sai đàn áp.
* Chứng minh Xô Viết Nghệ Tĩnh là hình thức sơ khai của chính quyền công nông ở n-ớc ta.
- Xô viết Nghệ Tĩnh đã đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân:
+ Về kinh tế: Chia lại ruộng đất công cho nông dân, giảm tô xoá nợ, bãi bỏ các thứ thuế vô lý.

+Về chính trị: Thực hiện các quyền tự do dân chủ, lập các tổ chức quần chúng: Hội t-ơng tế, Công
hội, Nông hội, Hội Phụ nữ giải phóng...tổ chức các cuộc mít tinh, hội nghị để tuyên truyền giáo dục ý
thức chính trị cho quần chúng.
+Về quân sự: Mỗi làng đều có một đội tự vệ võ trang.
+Về xã hội: Phát động phong trào thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan, các hủ tục. Trật
tự xã hội đ-ợc bảo đảm, nạn trộm c-ớp không còn.
- Xô viết Nghệ Tĩnh là bộ máy chính quyền ch-a hoàn chỉnh, ch-a giải quyết triệt để vấn đề ruộng
đất cho nông dân.
*ý nghĩa lịch sử phong trào 1930-1931:

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh, là một sự kiện lịch sử trọng
đại trong lịch sử cách mạng n-ớc ta. Lần đầu tiên giai cấp công nhân và nhân dân lao động n-ớc ta
d-ới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đã vùng lên với một khí tấn công cách mạng ch-a từng thấy,
giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
Thực tiễn của phong trào cho thấy: D-ới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nông dân
đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị của đế quốc và phong kiến để
xây dựng một cuộc sống mới.
Đó là cuộc Tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta d-ới sự lãnh đạo của Đảng chuẩn bị cho thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.
Vấn đề 7: Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 ?
Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử và chủ tr-ơng của Đảng:
- Tình hình thế giới :
+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, trở thành hiểm hoạ lớn

đe doạ hoà bình và an ninh thế giới
+ Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản (7-1935) họp ở Mátxcơva xác định kẻ thù nguy hiểm
tr-ớc mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít; đề ra chủ tr-ơng thành lập Mặt trận nhân dân ở
các n-ớc nhằm tập hợp các lực l-ợng dân chủ, tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh
do chúng gây ra.
+ Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp thắng cử và lên cầm quyền ở Pháp, chính phủ Mặt trận nhân
dân Pháp ban hành một số chính sách tự do, dân chủ áp dụng phần nào cho các thuộc địa.
- Tình hình trong n-ớc:
+ Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và chính sách khủng bố kéo dài của thực
dân Pháp làm cho đời sống các tằng lớp nhân dân hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các
quyền tự do dân chủ đặt ra rất bức thiết.
+ Đảng ta và lực l-ợng cách mạng đã hồi phục, cách mạng có thêm điều kiện để chuyển sang thời
kỳ đấu tranh mới.
* Chủ tr-ơng của Đảng
- Căn cứ tình hình thế giới, trong n-ớc và vận dụng đ-ờng lối của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị
Trung -ơng Đảng lần thứ nhất (7-1936), đề ra chủ tr-ơng chỉ đạo chiến l-ợc và sách l-ợc mới.
- Xác định kẻ thù cụ thể tr-ớc mắt của nhân dân Đông D-ơng ch-a phải là thực dân Pháp nói
chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa và tay sai không thi hành chính sách của Chính phủ
Mặt trận nhân dân Pháp. Quyết định tạm gác khẩu hiệu "Đánh đuổi đế quốc Pháp", "Đông D-ơng
hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày".
- Quyết định thành lập Mặt trận nhân dân Phản đế Đông D-ơng (tháng 3-1938 đổi thành Mặt trận
Dân chủ Đông D-ơng), nhằm tập hợp các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, cá nhân...thực hiện nhiệm vụ
trên. Các tổ chức quần chúng của Mặt trận đều thay bằng Hội Cứu tế, Hội ái hữu, Đoàn Thanh niên
Cộng sản đ-ợc thay bằng Đoàn Thanh niên dân chủ.
- Hình thức và ph-ơng pháp đấu tranh là lợi dụng triệt để những khả năng hợp pháp và nửa hợp
pháp, công khai và nửa công khai để vận động quần chúng. Bên cạnh hoạt động bí mật, lần đầu tiên
đảng đ-a một bộ phận ra hoạt động công khai.
Câu 2: Trình bày một số sự kiện tiêu biểu trong thời kỳ 1936-1939.
Chủ tr-ơng của đảng đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng, làm dấy lên phong trào đấu
tranh sôi nổi mạnh mẽ, trong đó có các cuộc đấu tranh tiêu biểu nh-: Phong trào Đông D-ơng đại hội,

cuộc "đón r-ớc" GôĐa và toàn quyền Đông D-ơng Bơriviê, cuộc mít tinh ngày 1-5-1938 ở Hà Nội.
* Phong trào Đông D-ơng Đại hội (8-1936).
Giữa năm 1936, đ-ợc tin Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp của một phái đoàn sang điều tra tình
hình ở đông D-ơng, Đảng phát động phong trào đấu tranh công khai vận động thành lập "Uỷ ban trù bị
đông D-ơng đại hội" nhằm thu thập nguyện vọng của nhân dân tiến tới Đông D-ơng Đại hội (Đại hội
của nhân dân Đông D-ơng). H-ởng ứng chủ tr-ơng trên, các "Uỷ ban hành động" nối tiếp nhau ra đời
ở nhiều địa ph-ơng trong cả n-ớc. Quần chúng sôi nổi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, diễn thuyết

Gia s Thnh c


Gia S Thnh c

www.daythem.com.vn

để thu thập "dân nguyện" đòi Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thả tù chính trị, thi hành Luật Lao
động, cải tiến đời sống nhân dân.
* Phong trào "đón r-ớc" Gô Đa và toàn quyền đông D-ơng Bơrivie
Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên của Chính phủ Pháp - Gô Đa và toàn vẹn mới xứ đông
D-ơng Bơrivie, quần chúng có dịp biểu d-ơng lực l-ợng mạnh mẽ qua các cuộc mít tinh, biểu tình, đ-a
"dân nguyện", trong đó công nhân và nông dân là lực l-ợng đông đảo và hăng hái nhất.
* Cuộc mít tinh ngày 1-5-1938:
Ngày Quốc tế lao động 1-5-1938 tại quảng tr-ờng Nhà Đấu xảo Hà Nội đã diễn ra một cuộc mít
tinh khổng lồ với hai vạn r-ỡi ng-ời tham gia, hô vang các khẩu hiệu đòi tự do độc lập Hội ái hữu,
nghiệp đoàn, thi hành Luật Lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, ủng
hộ hoà bình...
Từ cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp càng thiên về hữu, bọn phản động Pháp ở
Đông D-ơng ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận dân chủ Đông D-ơng. Phong trào đấu tranh công
khai thu hẹp dần đến khi chiến tranh bùng nổ thì chấm dứt.
* ý nghĩa và tác dụng:

- Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị
cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Cao trào dân chủ 1936-1939 đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh,
đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của bọn Tơ rốt kít và bè lũ phản động khác.
- Qua cao trào, uy tín và ảnh h-ởng của Đảng đ-ợc mở rộng và ăn sâu trong quần chúng; Chủ
nghĩa Mác - Lênin và đ-ờng lối cách mạng của Đảng đ-ợc phổ biến rộng rãi; xây dựng đ-ợc đội quân
chính trị quần chúng đông đảo.
Câu 3: Phân tích sự khác nhau về các mặt chủ tr-ơng, sách l-ợc cách mạng, hình thức và lực
l-ợng đấu tranh của cuộc vận động dân chủ so với cao trào cách mạng 1930 -1931. Theo anh (chị) ý
nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939?
- Về chủ tr-ơng, sách l-ợc cách mạng:
+ 1930 -1931: Kẻ thù chủ yếu là đế quốc và phong kiến (có tính chất chiến l-ợc)
+ 1936-1939: Kẻ thù cụ thể tr-ớc mắt là bọn thực dân phản động Pháp (có tính chất sách l-ợc).
- Về hình thức đấu tranh:
+ 1930 -1931: Sử dụng các hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu
+ 1936-1939: Sử dụng các hình thức đấu tranh công khai, nữa hợp pháp
- Về lực l-ợng đấu tranh:
+ 1930 -1931: Chủ yếu là công nông.
+ 1936-1939: Lực l-ợng đấu tranh đông đảo, không phân biệt thành phần giai cấp.
* ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc vận động 1936-1939:
- Cao trào dân chủ 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của nhân dân Việt Nam chuẩn bị
cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Câu 4: Theo anh (chị), Hội nghị Trung -ơng tháng 5-1941 có ý nghĩa quan trọng nh- thế nào?
Hội nghị Trung -ơng Đảng tháng 5-1941 có ý nghĩa rất quan trọng. Nghị quyết của Hội nghị đánh
dấu sự hoàn chỉnh việc chuyển h-ớng chỉ đạo chiến l-ợc đã đề ra từ Hội nghị Trung -ơng Đảng tháng
11 1939. Đ-ờng lối đó có ý nghĩa quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân chuẩn bị cho
cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Vấn đề 8: Tình hình Đông D-ơng d-ới ách thống trị của Pháp - Nhật.Hội nghị lần thứ 6 (111939) của BCH Trung -ơng Đảng. Lần thứ 8 (5-1941) Nét chính về sự hoạt động của Việt Minh từ
tháng 5/1941 đến tháng 03/1945.
Câu 1: Tình hình Đông D-ơng d-ới ách thống trị của Pháp - Nhật?

Sau khi đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn (9-1940), thực dân Pháp từng b-ớc cấu kết với phát xít Nhật áp
bức bóc lột nhân dân Đông D-ơng.
a) Về kinh tế:

Gia s Thnh c


×