Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề kiểm tra học kì 2 môn giáo dục công dân 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.18 KB, 6 trang )

Phòng GD- ĐT Bố Trạch
Trường TH.THCS Nhân Trạch
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN GDCD 9
Thời gian: 45 phút
(Mã đề: 01)
Câu 1: (2điểm)
Vì sao nói: Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Câu 2: (2 điểm)
Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Câu 3: (2điểm)
Nêu nội dung quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của
công dân
Câu 4: (2 điểm)
Em hãy xây dựng một bản kế hoạch học tập để đạt kết quả cao trong
kỳ thi THPT sắp tới?
Câu 5: (2 điểm) Bằng những kiến thức đã học, em hãy hoàn thành sơ đồ
sau:
N1

N1a
N1b

Quyền
tham gia
quản
N1blý Nhà
nước, xã
hội của
công dân


N1

N1c
N2a

N2

N2b
N3

N3a
N3b


(Mã đề: 02)
Câu 1: (2 điểm)
Pháp luật có những quy định gì về quyền và nghĩa vụ của công dân
trong hôn nhân?
Câu 2: (2 điểm)
Thuế là gì? Quyền tự do kinh doanh là gì?
Câu 3: (2 điểm)
Vi phạm pháp luật là gì? Có mấy loại vi phạm pháp luật.
Câu 4: (2 điểm)
Trách nhiệm sống có đạo đức và tuân theo pháp luật của học sinh chúng
ta là gì?
Câu 5: (2 điểm) Bằng những kiến thức đã học, em hãy hoàn thành sơ đồ
sau:
N1

N1a

N1b

Quyền
tham gia
quản
N1blý Nhà
nước, xã
hội của
công dân

N1

N1c
N2a

N2

N2b
N3

N3a
N3b


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN GDCD 9
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Thời gian: 45 phút
Mã đề 01:
Câu 1: (2 điểm) Cần đảm bảo các ý sau:

- Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học
nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại
thu nhập cho bản thân và gia đình. (1đ)
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình,
góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát
triển đất nước. (0,5đ)
- Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân với gia đình, đồng thời cũng
là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân. (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu:
+ Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo
đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết
hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm
mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó (1,5đ)
+ Tuân theo pháp luật là luông sống và hành động theo những quy
định của pháp luật. (0,5đ)
Câu 3: (2điểm)
- Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội là quyền tham gia
xây dựng bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội tham gia bàn bạc; tổ chức thực
hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và
xã hội. (1đ)
- Đây chính là quyền quan trọng nhất của công dân, bảo đảm cho công
dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm của mình đối với nhà
nước. (1đ)
Câu 4: (2 điểm)


Yêu cầu học sinh tự xây dựng cho mình một bản kế hoạch học tập cân
đối để đạt được kết quả cao.
Câu 5: (2 điểm)
N1a: Tham gia xây dựng bộ máy nhà

nước và tổ chức xã hội
N1: Nội dung
N1b: Tham gia bàn bạc công việc chung
(1đ)
N1c: Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện
N2: Cách thực hiện: N2a: Tự mình tham gia
N2b: Thông qua đại biểu nhân dân (đại biểu Quốc hội
và đại biểu HĐND các cấp)
(0,5đ)
N3: Điều kiện bảo đảm: N3a: Nhà nước: - Quy định bằng pháp luật
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
N3b: Công dân: - Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và
cách thức thực hiện.
- Nâng cao phẩm chất, năng lực và
tích cực thực hiện.
(0,5đ)
Mã đề 02:
Câu 1: (2 điểm)
Pháp luật có những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong
hôn nhân là:
- Nam 20 tuổi trở lên, nữ: 20 tuổi trở lên mới được kết hôn, việc kết
hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. (1đ)
- Cấm kết hôn trong trường hợp đang có vợ, có chồng, người mất
năng lực hành vi dân sự, những người cùng dòng máu trực hệ... (0,5đ)
- Vợ chồng bình đẳng với nhau có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và
nghề nghiệp của nhau. (0,5đ)
Câu 2: (2 điểm)
- Thuế là khoản thu bắt buộc mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa

vụ nộp vào ngân sách nhà nước.
(0,5đ)
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình
thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. (0,5đ)
- Kinh doanh phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và sự quản lý
của nhà nước. (0,5 đ)
- Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký trong giấy phép, cấm kinh
doanh các mặt hàng mà nhà nước cấm.
(0,5 đ)
Câu 3: (2 điểm)


Vi phạm pháp luật:(1đ)
- Đó phải là một hành vi
- Các hành vi đó trái với quy định của pháp luật
- Người thực hiện hành vi đó có lỗi
- Người thực hiện hành vi đó phải là người có năng lực trách nhiệm
pháp lý.
+ Có 4 loại vi phạm:
(1đ)
- Vi phạm pháp luật hình sự.
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm pháp luật dân sự
- Vi phạm kỷ luật.
Câu 4: (2 điểm)
Trách nhiệm sống có đạo đức và tuân theo pháp luật:
- Học tập tốt, lao động tốt.
(0,5đ)
- Rèn luyện đạo đức, tư cách tốt.(0,5đ)
- Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội. (0,5đ)

- Nghiêm túc thực hiện pháp luật, trong đó đặc biệt Luật giao thông
đường bộ. (0,5đ)
Câu 5: (2 điểm)
N1a: Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước
và tổ chức xã hội
N1: Nội dung

N1b: Tham gia bàn bạc công việc chung
(1đ)
N1c: Tham gia thực hiện và giám sát việc thực

hiện
N2: Cách thực hiện:

N2a: Tự mình tham gia
N2b: Thông qua đại biểu nhân dân (đại biểu Quốc
hội và đại biểu HĐND các cấp)
(0,5đ)
N3: Điều kiện bảo đảm: N3a: Nhà nước: - Quy định bằng pháp luật
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện
N3b: Công dân: - Hiểu rõ nội dung, ý nghĩa và
cách thức thực hiện.
- Nâng cao phẩm chất, năng lực và
tích cực thực hiện.
(0,5đ)

Người ra đề


Hoàng Thị Linh




×