Tải bản đầy đủ (.pptx) (43 trang)

BG quang sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC TP.HCM

*QUANG SINH HỌC
CBGD: Ths. Phạm Minh Khang

Tel: 01207360130

Email:


NỘI DUNG

1.Mắt và các tật của mắt.
2.Lý sinh thị giác.
3.Sự hấp thụ ánh sáng.


Cấu tạo của mắt về phương diện quang hình học


1/ Giác mạc
Giác mạc ở mặt ngoài cùng của mắt, là một màng mỏng trong suốt,
cứng như sừng có nhiệm vụ bảo vệ và làm khúc xạ các tia sáng truyền
vào mắt.
2/ Thủy dịch
Thủy dịch là chất lỏng trong suốt có chiết suất gần bằng chiết suất
của nước (n ≈ 1,33).


3/ Lòng đen
Lòng đen có màu đen (hoặc xanh hay nâu) ở sát mặt trước thủy tinh


thể.
4/ Con ngươi
Giữa lòng đen có một lỗ tròn nhỏ gọi là con ngươi, có đường kính thay
đổi được tùy theo cường độ sáng để điều chỉnh lượng sáng chiếu vào
mắt.


5/ Thủy tinh thể
Có tác dụng giống như vật kính của máy ảnh, đó là một khối chất đặc
trong suốt (giống như thạch) có dạng một thấu kính hội tụ có độ cong thay
đổi được.
6/ Dịch thủy tinh
Là chất lỏng giống như chất keo loãng, trong suốt cũng có chiết suất 1,33
lấp đầy nhãn cầu phía sau thủy tinh thể.


7/ Võng mạc – màng lưới
• Là một lớp mỏng đóng vai trò là màn ảnh, nằm ở thành trong của
mắt, đối diện với thủy tinh thể, tại đó tập trung các dây thần kinh thị
giác.
• Trên võng mạc, gần trục chính của mắt là điểm vàng V, điểm này và
vùng lân cận rất nhạy sáng. Dưới điểm vàng là điểm mù M, điểm này
hoàn toàn không nhạy sáng.
• Khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc không thay
đổi được: OV ≈ 2,2cm


II- Sự điều tiết của mắt – Điểm cực cận – Điểm cực viễn
1/ Sự điều tiết của mắt


Là sự thay đổi độ cong của thuỷ tinh thể để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên
võng mạc.
• Khi nhìn vật ở gần, thuỷ tinh thể phồng to làm tiêu cự giảm.
• Khi nhìn vật ở xa, thuỷ tinh thể dẹt lại làm tiêu cự tăng.
• Khi mắt nhìn thấy vật nào thì ảnh của vật đó hiện rõ trên võng mạc: ảnh thật, ngược chiều
và rất nhỏ hơn so với vật.


2/ Điểm cực cận

Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ được.
Khi nhìn vật ở Cc thì mắt phải điều tiết cực đại (thủy tinh thể phồng to nhất)
Đối với mắt bình thường: Điểm cực cận cách mắt từ 10cm – 25cm (mắt bình thường có thể nhìn rõ những vật
ở gần nhất cách mắt 25cm nhưng mắt phải điều tiết tối đa – mắt chóng mõi).


3/ Điểm cực viễn

Điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật tại đó mắt còn có thể nhìn rõ được. Khi nhìn vật ở
điểm cực viễn thì mắt không phải điều tiết.
Đối với mắt bình thường: Điểm cực viễn ở xa vô cực (có thể nhìn rõ những vật ở xa như trăng, sao……
mà không cần điều tiết – mắt không mõi), tiêu điểm chính của thủy tinh thể nằm ngay trên võng mạc →
tiêu cự lớn nhất ; độ tụ nhỏ nhất.


4/ Giới hạn nhìn rõ
Là khoảng cách từ Cc đến Cv của mắt.


III- Năng suất phân ly của mắt

1/ Góc trông ảnh của vật (góc trông vật)
• Góc trông vật: Vật AB đặt cách mắt một đoạn OA thì góc trông vật là α 0. Nếu đặt vật
tại điểm cực cận của mắt thì góc trông vật là lớn nhất, có thể cho ảnh rõ nhất trên võng
mạc.


2/ Năng suất phân ly



Năng suất phân ly của mắt: là góc trông nhỏ nhất αmin giữa hai điểm A và B mà
mắt còn có thể phân biệt được hai điểm đó.



Lúc đó hai ảnh A’ và B’ của chúng nằm trên hai tế bào nhạy sáng khác nhau,
cạnh nhau trên võng mạc.


Các tật của mắt

MẮT BÌNH THƯỜNG
Mắt tốt là mắt khi không điều tiết thấu kính mắt có tiêu điểm nằm trên võng mạc :
fmax = OF’ = OV
Điểm cực cận cách mắt lấy trung bình Đ =OCc = 25cm.Khi nhìn vật ở cực cận mắt
phải điều tiết tối đa
Điểm cực viễn Cv ở vô cực . Nhìn vật ở vô cực mắt không phải điều tiết
A ≡ CV ≡ ∞ Cc A’≡ F’ 0 V fmax = OV




Cận thị

b. Điểm cực viễn không ở vô cực mà cách mắt một khoảng không lớn, cỡ 2m trở lại .
c. Điểm cực cận gần hơn so với mắt bình thường


Khắc phục cận thị


Viễn thị


Khắc phục viễn thị




Loạn thị

Nguyên nhân là do sự bất cân đối về độ cong của giác
mạc hay do các bất thường về môi trường trong suốt của
mắt


Cơ sở phân tử của sự cảm thụ ánh sáng

HỆ THẦN KINH

TIẾP NHẬN


KÍCH THÍCH

MÔI TRƯỜNG

PHẢN ỨNG

1. Mắt tiếp nhận và phân tích thành phần của ánh sáng (cường độ, bước sóng…)

2. Xung động thần kinh truyền lên não -> nhận thức môi trường xung quanh

3. Phản ứng quang hóa phân hủy sắc tố thị giác -> truyền lên dây thần kinh thị giác để có cảm giác
sáng. Gọi là pứ thông tin


*Bắt đầu bằng sự hấp thu ánh sáng của các sắc tố cảm thụ ánh sáng
(rodopsin và iodopsin) nằm ở phần ngoài của các tế bào que và nón.

*Giả thuyết cho rằng phản ứng quang hóa phân hủy rodopsin làm phát sinh
điện thế phát động.

*Có giả thuyết lại cho rằng sự tiết Na vào phần ngoài của tế bào cảm nhận
quang và sự thoát Na khỏi nó khi chiếu sáng xảy ra theo quy luật như là
kích thích thần kinh và cơ.

24


*Theo quy luật chung dưới tác động của ánh sáng trong các tế bào cảm
nhận ánh sáng xuất hiện điện thế phát động tỷ lệ thuận với cường độ ánh

sáng.

*Điện thế phát động gây ra kích thích lớp tế bào kép và dây thần kinh thị
giác.

*Tần số kích thích của tế bào thần kinh tỷ lệ thuận với điện thế phát động,
tức tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng theo phương trình cơ bản:
f = m.logR + n

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×