Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

cấu tạo và hđ ly hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 15 trang )

1. Cấu tạo chung và nguyên lý hoạt động:
a) cấu tạo chung

Bộ ly hợp ma sát gồm có ba phần:
Phần chủ động gồm bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu,vỏ ly hợp lắp cố định trên bánh đà, đĩa ép lắp qua cần bẩy và giá đỡ lên vỏ ly hợp.
Đĩa ép cùng quay với vỏ ly hợp và bánh đà.
Phần bị động gồm đĩa ma sát và trục bị động (trục sơ cấp của hộp số). Đĩa ma sát có mayơ được lắp then hoa trên trục bị động để truyền mô
men cho trục bị động và có thể di trượt dọc trên trục bị động trong quá trình ngắt nối ly hợp.
Cơ cấu điều khiển dùng để ngắt ly hợp khi cần, gồm bàn đạp, thanh nối, khớp trượt, các cần bẩy và các lò ép.


b) nguyên lý hoạt động:
Để ngắt ly hợp, đối với nhiều ly hợp
cần phải ép khớp trượt vào đầu cần
bẩy hoặc lò xo màng, nhưng đối với
một số ly hợp lại cần phải kéo khớp
trượt đầu cần bẩy hoặc đầu lò xo
màng ra.

- Khi đóng ly hợp, người lái rời chân khỏi bàn đạp ly hợp, lúc này bàn đạp ở trạng thái tự do, các lò xo đẩy đĩa ép ép chặt đĩa ma sát lên bánh đà. Nhờ có
ma sát nên đĩa ma sát, đĩa ép, lò xo, vỏ ly hợp và bánh đà tạo thành một khối cứng quay cùng bánh đà, do đó mômen được truyền từ trục khuỷu- bánh
đà qua đĩa ma sát và then hoa đến trục sơ cấp của hộp số.
- Muốn ngắt ly hợp, chỉ cần đạp chân lên bàn đạp, thông qua thanh nối, khớp trượt chuyển động sang trái ép vào đầu cần bẩy làm các cần bẩy quay trên
giá đỡ và đầu kia của cần bẩy kéo đĩa ép thắng lực ép lò xo, dịch chuyển sang phải và tách đĩa ma sát khỏi mặt bánh đà. Lúc này đĩa ma sát ở trạng thái tự
do và mômen động cơ không thể truyền qua đĩa tới trục sơ cấp hộp số.


2. Chức năng, cấu tạo từng cụm hệ thống:
2.1. Bánh đà:

- Bề mặt bánh đà là nơi các bộ phận khác gắn vào. Bánh đà sử dụng với hộp số thường là dày để hấp thụ lượng nhiệt lớn tỏa ra từ hoạt động của ly


hợp.
- Bề mặt của bánh đà được gia công nhẵn để tạo ra bề mặt ma sát. Trên bề mặt bánh đà được khoan các lỗ để gắn các bộ phận ly hợp. Một lỗ được
khoan vào giữa bánh đà để lắp bạc đạn đỡ trục sơ cấp hộp số.
- Bạc đạn ở tâm của bánh đà đóng vai trò giữ cho đầu ngoài cùng của trục sơ cấp hộp số. Nó giống như một ổ lót dẫn hướng. Ổ lót dẫn hướng có thể
là bạc đạn bi hay ống lót đồng.


2.2. Đĩa ly hợp:

Đĩa ly hợp tròn và cấu tạo mỏng được làm từ thép với một mayơ đặt ở giữa, mayơ ăn khớp bằng then hoa vào trục sơ cấp của hộp số. Đĩa ly hợp có thể
dịch chuyển dọc theo trục, nhưng khi đĩa quay thì trục cũng phải quay theo. Hai bề mặt ngoài của đĩa ly hợp được ép vật liệu ma sát bằng đinh tán. Vật
liệu ma sát có thể là amian, hay những vật liệu chịu nhiệt độ cao khác và dây đồng đan lại hay đúc với nhau.


2.3. Mâm ép:
Có hai loại cơ bản của mâm ép, mâm ép lò xo trụ và mâm ép lò xo màng.Nguyên tắc hoạt động cơ bản của mỗi cái là giống
nhau. Khác nhau là kiểu lò xo được sử dụng.
a. Đĩa ép:
Đĩa ép ly hợp là giống nhau trong mỗi loại mâm ép. Nó được làm từ một tấm sắt đúc dày để hấp thụ nhiệt lớn nhất. Nó hình
tròn và bằng đường kính của đĩa ly hợp. Một mặt của tấm ép được gia công nhẵn. Mặt này sẽ ép bề mặt đĩa ly hợp vào bánh đà. Mặt ngoài có
biên dạng thay đổi để dễ dàng gắn các lò xo và nhả cơ cấu.

b. Mâm ép lò xo trụ:
Mâm ép lò xo trụ gồm một số lò xo trụ, giá đỡ và cần nhả ly hợp. Lò xo được sử dụng để cung cấp áp lực tác dụng lên đĩa ép. Số lượng lò
xo sử dụng thay đổi tùy thuộc vào nhiệm vụ của đĩa được thiết kế. Các lò xo tác dụng lực lên vỏ ly hợp và đĩa ép.


c. Mâm ép lò xo màng:
Thay vì lò xo trụ, tấm ép lò xo màng sử dụng một lò xo màng đơn. Cấu tạo các ly hợp phổ biến là loại lò xo màng. Sự khác nhau là ở lò xo ép. Lò xo màng
tròn và mỏng. Nó được làm từ thép chất lượng cao và được cấu tạo với dạng đĩa tạo ra hiệu quả cần thiết.các phần tử đàn hồi bố trí hướng tâm là các

cần đẩy ra, thay thế các cần bẩy.
Cạnh bên ngoài của lò xo màng chạm vào tấm ép, các đỉnh vấu hướng vào trong và có dạng lõm. Hai vòng định vị được đặt một khoảng cách ngắn từ
cạnh ngoài. Các vòng định vị được bảo vệ bởi một gu-dông đến nắp ly hợp, một vòng định vị đặt ở ngoài và một cái còn lại ở bên trong.
Tấm ép được dẫn động bằng ba cặp bản giằng (tấm thép). Các bản giằng được tán ri-vê vào vỏ ly hợp và bắt bulông vào tấm ép. Vòng bi cắt ly
hợp tiếp xúc với đầu của các vấu.


d.Càng cắt ly hợp
Càng cắt ly hợp được thiết kế để kéo tấm ép tách khỏi đĩa ly hợp. Một đầu của cần tách ly hợp dính vào tấm ép.Đầu còn lại tự do và được thiết
kế để ép vào trong. Giữa hai đầu, cần được gắn bản lề đến vỏ ly hợp bằng bu lông.


2.4. Vòng bi cắt ly hợp:
Một bộ phận cần thiết khác của ly hợp là cơ cấu đóng và cắt ly hợp. Nó gồm có một vòng bi thường gọi là vòng bi cắt ly hợp. Vòng bi này
được gắn trên ống trượt có thể trượt dọc trục
Vòng bi cắt ly hợp được bôi mỡ đầy đủ tại nhà máy và không cần bảo dưỡng trong suốt thời gian sử dụng
Vòng bi cắt ly hợp tự định tâm:
Vòng bi cắt ly hợp tự định tâm dùng để tránh tiếng ồn thỉnh thoảng gây ra do ma sát giữa lò xo đĩa và vòng bi cắt ly hợp. Điều đó được
thực hiện tự động bằng cách giữ cho đường tâm của vòng bi cắt ly hợp (trục khuỷu) thẳng với đường tâm của trục sơ cấp hộp số.



2.5. Sơ lược về ly hợp hai đĩa:

Nếu một đĩa ly hợp có kích thước rất lớn có thể lắp trên bánh đà thì không phù hợp cho việc truyền mômen động cơ, ly hợp hai đĩa phải được sử
dụng. Ly hợp hai đĩa dựa trên cơ sở ly hợp một đĩa, ly hợp hai đĩa thêm vào một đĩa ma sát và một đĩa dẫn động đặt ở giữa hai đĩa ma sát.
Khi ly hợp không nối lò xo kéo đĩa dẫn động trở lại, để đảm bảo hai đĩa ly hợp quay tự do khi ly hợp không nối, đĩa dẫn động ly hợp được cung cấp
một sự điều chỉnh trượt. Khi ly hợp mòn, bộ chỉnh trượt tư động đứng yên khi lò xo ly hợp tác động lên đĩa ép. Bạc của bộ chỉnh trượt tỳ vào vòng
trung gian khi ly hợp không nối và tỳ vào bánh đà khi ly hợp nối. Điều này cho phép nó tạo nên độ chùng đúng với độ mòn ly hợp. Loại ly hợp này
được trang bị bộ giảm mòn, vì thế độ mòn xảy ra dưới giới hạn.



PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN LY HỢP
1. phương pháp điều khiển bằng cơ khí:
Hệ thống nối cơ khí kết hợp sử dụng cần và thanh nối hay dây cáp nối giữa bàn đạp ly hợp và càng cua cắt ly hợp. Khi bàn đạp được nhấn, lực
được truyền đến càng cua cắt ly hợp bằng thiết bị nối cơ khí. Hình dưới đây mô tả một cần đơn và thanh bản lề.


a. giới thiệu chung:
Một hệ thống khác sử dụng năng lượng thủy lực để điều khiển càng cắt ly hợp.
Thủy lực giúp điều khiển công việc đơn giản. Nó cũng làm giảm lực tác dụng lên bàn đạp ly
hợp.Khi bàn đạp được nhấn, nó tác động lên xylanh chính của ly hợp. Lực ép tạo nên trong
xylanh chính được truyền đến một xylanh con lắp gần càng cắt ly hợp. Xylanh con được nối
với càng cắt ly hợp với một thanh đẩy. Khi áp suất tác dụng đến xylanh con, nó đẩy càng
cắt ly hợp. Cả hai xylanh chính và xylanh con được thiết kế đơn giản, có thể lắp với mọi vị
trí.


b. Xy lanh chính của ly hợp:
Hình ở trên mô tả xylanh chính của một ly hợp bao gồm một bình chứa, píttông, phốt cao su (cuppen), các van… và áp sụất thủy lực sinh ra bởi sự
trượt của píttông. Thanh đẩy luôn luôn kéo bàn đạp ly hợp về phía trước nhờ lò xo hồi bàn đạp.
Đạp bàn đạp ly hợp:
Píttông chuyển động sang trái khi nhấn bàn đạp ly hợp. Dầu phanh trong xilanh chạy qua van vào tới bình chứa và xylanh cắt ly hợp. Khi píttông tiếp tục
chuyển động sang bên trái, thắng lực tấm chặn lò xo (nó giữ thanh nối). Kết quả là thanh nối được chuyển động sang trái nhờ lực của lò xo. Sau đó bình
chứa được đóng lại bởi van vào. Khoang A được tách khỏi khoang B, tạo áp suất thủy lực trong khoang A, tiếp theo áp suất được truyền qua ống dẫn cao su
và ống dầu tới píttông xylanh cắt ly hợp.
Thả bàn đạp ly hợp:
Khi thả bàn đạp ly hợp, pít-tông được ấn ngược lại sang phải nhờ lò xo nén và áp suất thủy lực giảm. Khi pít-tông trở lại hoàn toàn thanh nối được kéo sang
phải nhờ tấm chặn lò xo, thắng lực của tấm chặn lò xo hồi. Khi đó van vào mở, dầu đi vào bình chứa, khoang A và khoang B nối với nhau bằng đường dầu.
Bình chứa hấp thụ sự thay đổi thể tích dầu của từng phần của hệ thống ly hợp. dầu vẫn được bổ sung từ bình chứa nếu cần..



4. Hành trình tự do của bàn đạp:

Tất cả nhà sản xuất định rõ khoảng hành trình tự do
cho phép. Nghĩa là khoảng cách của bàn đạp ly hợp khi
được nhấn trước khi bạc cắt ly hợp chạm vào cần cắt ly
hợp. Khoảng cách bàn đạp dịch chuyển từ mở hết mức
đến khi trở nên cứng để đẩy cần cắt ly hợp.

Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là quan trọng nhất, khi bàn đạp ly hợp được nhả, vòng bi cắt ly hợp không chạm vào cần cắt ly
hợp, nó phải tách ra cho hai mục đích . Khi kéo dài thời gian tiếp xúc của chúng, chúng sẽ tiếp tục quay, điều này làm giảm tuổi thọ của
chúng. Ngoài ra, nếu bạc không cắt hoàn toàn, nó có thể chịu tác động của cần cắt ly hợp đủ cứng để cắt một phần ly hợp. Sự thay đổi
lực tấm ép là nguyên nhân làm ly hợp trượt. Khi xảy ra trượt bề mặt ly hợp sẽ quá nhiệt và cháy.


TÓM LẠI:
Ly hợp là cần thiết cho việc khởi động nhẹ nhàng, chuyển số hay cho phép xe ngừng mà không cần trả hộp số về số không. Ly hợp
được thiết kế để nối hay không nối sự truyền công suất từ bộ phận làm việc này đến bộ phận làm việc khác – Trong trường hợp này là truyền
từ động cơ đến hộp số.
Ly hợp xe hơi sử dụng ngày nay là loại đĩa đơn, loại đĩa khô. Bánh đà, đĩa ly hợp, tấm ép, lò xo, nắp ly hợp, và các bộ nối là những bộ
phận cơ bản của ly hợp điển hình. Một loại sử dụng lò xo trụ, một loại khác sử dụng lò xo màng.
Khi hoạt động (ăn khớp), đĩa ly hợp được giữ vững chắc giữa bánh đà và tấm ép, khi bánh đà quay, đĩa quay trục vào hộp số.
Không đóng ly hợp, bàn đạp ly hợp được nhấn qua thiết bị nối cơ khí hay thủy lực. càng cua cắt ly hợp đẩy bạc cắt ly hợp đi vào tiếp
xúc với tấm ép. Cần kéo tấm ép khỏi đĩa ly hợp để tách nó. Khi đĩa tự do, các bánh đà và tấm ép tiếp tục quay, ngay cả khi đĩa ly hợp và trục
vào hộp số không quay.
Có hai kiểu bạc tách ly hợp, bạc bi tròn và bạc Graphit, hầu hết các xe sử dụng bạc bi tròn. Đĩa ly hợp được thiết kế để cung cấp sự ăn
khớp nhẹ nhàng bằng các lò xo xoắn trong bộ moay-ơ.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×