Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.84 KB, 2 trang )

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung
học: Sân chơi bổ ích khuyến khích niềm đam mê sáng
tạo trong học sinh
PhuthoPortal - Ý tưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh rất phong phú. Để khơi gợi và phát
triển, biến các ý tưởng đó thành hiện thực, trong hai năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo Phú
Thọ đã có nhiều hành động đồng hành cùng học sinh trong sân chơi đầy bổ ích này.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh được Sở GD&ĐT tổ chức cuối tháng 12
vừa qua là một trong những sân chơi khuyến khích học sinh năng động, sáng tạo, nâng cao khả năng vận
dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn. Đồng thời góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong các trường
phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở phát động cuộc thi của Sở, các nhà trường đã khuyến khích tinh thần sáng tạo, nghiên cứu khoa
học của các em nhằm tìm kiếm những ý tưởng mới, sáng kiến, hiến kế hoặc giải pháp cụ thể, thiết thực có
khả năng ứng dụng các lĩnh vực khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Sau một thời gian nghiên cứu, sáng tạo
các em đã mang đến cuộc thi với tổng số 51 dự án của 21 đơn vị, trong đó khối phòng GD&ĐT là 8 đơn vị
với 26 dự án; khối trường THPT là 13 đơn vị với 25 dự án. Các dự án tham gia gồm các lĩnh vực: Khoa học
động vật, khoa học xã hội và hành vi, hóa học, khoa học máy tính, kỹ thuật vật liệu và công nghệ sinh học,
kỹ thuật điện và cơ khí; năng lượng và vận tải, khoa học môi trường, quản lý môi trường, vật lý và thiên văn
học, khoa học thực vật. Sau khi thẩm định hồ sơ các dự án, Ban Tổ chức đã chọn được 30 dự án dự thi của
64 học sinh, 36 giáo viên hướng dẫn thi cấp tỉnh của 11 đơn vị có đủ điều kiện, đảm bảo các tiêu chí của
cuộc thi và đã trao 3 giải Nhất, 7 giải Nhì, 11 giải Ba, 9 giải Khuyến khích.
Gặp Nguyễn Trung Thành – Trường THPT Minh Đài (huyện Tân Sơn), một trong 3 học sinh giành giải Nhất
của cuộc thi với đề tài “Máy nghiền củ quả đa năng T11”, Thành cho biết: “Việc lựa chọn nghiên cứu đề tài
này được xuất phát từ thực tiễn quê em, có rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của người nông dân như sắn,
củ dong, sắn dây... phụ thuộc vào khâu chế biến nên thường được bán dưới dạng nguyên liệu, do đó
thường bị thương lái ép giá. Nhằm tạo cơ hội cho người nông dân không chỉ chủ động hơn trong việc quyết
định sản phẩm của mình mà còn cung cấp phương án chế biến nông sản tại chỗ để nâng cao thu nhập từ
chính sản phẩm của mình cho người nông dân. Đề tài máy nghiền củ quả đa năng T11 không chỉ cung cấp
cho người nông dân phương thức chế biến các nông sản của mình, tạo việc làm, tăng hiệu quả kinh tế”. Đề
tài đã được Ban Tổ chức đánh giá cao bởi cấu tạo máy đơn giản, dễ chế tạo, lắp ráp và vận hành với chi
phí hợp lý. Máy nghiền theo nguyên lý mài mịn nên không chỉ tận thu tối đa tinh bột mà còn giảm thời gian,


công sức giành cho việc tách bột so với phương pháp “nghiền ép” phổ biến hiện nay. Việc thực hiện đề tài
này sẽ tạo ra một giải pháp toàn diện cho những vùng có điều kiện khó khăn, xa khu công nghiệp chế biến,
cho phí cho máy ít mà lợi ích đem lại rất lớn. Thành công lần này đã chứng minh năng lực, sức sáng tạo, sự
nỗ lực không ngừng của Thành. Đồng thời là niềm tự hào của rất nhiều học sinh khu vực miền núi với niềm
đam mê khoa học.
Xuất phát từ thực tế của xã hội hiện nay giúp các em nảy sinh ra nhiều ý tưởng độc đáo với các đề tài gần
gũi, có tính ứng dụng vào thực tiễn cao. Đề tài “Hệ thống rửa đường hữu ích với môi trường” của em Phạm
Minh Hải - Trường THPTchuyên Hùng Vương gây được chú ý và nhận được sự đánh giá cao của Ban Giám
khảo bởi tính thực tiễn của nó. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, bụi bẩn trên các tuyến đường giao
thông trong thành phố trở nên phức tạp. Khói bụi làm cản trở người tham gia giao thông và là nguyên nhân
cơ bản gây ra bệnh về đường hô hấp cho con người. Hệ thống đề xuất của đề tài “Hệ thống rửa đường hữu
ích với môi trường” phù hợp cho các đô thị mới, các đô thị xây dựng theo tiêu chí xanh. Đó là quy trình rửa
đường và tưới cây trên các giải phân cách tự động, bên trong hệ thống là các van, vòi nước mi ni được đặt
chìm ở hai bên sườn giải phân cách. Bên trên giải phân cách được nối với các đường ống, máy bơm, điểm
cung cấp nước ở gần đó. Các đường ống này có nhiệm vụ dẫn nước từ các điểm cung cấp nước đến các
vòi phun để rửa đường, chống bụi bẩn trên đường và tưới luôn cả các cây xanh trên giải phân cách. Nguồn
nước được sử dụng lấy từ hồ sinh thái ở các khu đô thị mới hiện nay. Khi rửa đường xong nước sẽ thoát ra
đường cống và chảy lại về hồ sinh thái tạo thành một chu kỳ, qua sự lắng đọng dưới hồ, nước sẽ được


dùng trở lại. Ý tưởng này góp phần giải quyết bài toán về môi trường, xây dựng một thành phố theo tiêu chí
“Xanh, sạch, đẹp”...
Đánh giá về các dự án tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học năm nay, ông Hà
Văn Sỹ - Trưởng Phòng giáo dục trung học (Sở GD&ĐT) cho biết: So với năm học trước, số dự án đăng kí
dự thi tăng 3 lần, số dự án đạt giải tăng 1,8 lần. Trong đó, nhiều trường đã khuyến khích, động viên được
các em tham gia với số lượng dự án lớn như: Trường THPT Thanh Thủy với 4 dự án tham gia; THPT Kỹ
thuật Việt Trì và Phòng GD&ĐT Cẩm Khê với 3 dự án… Hầu hết các dự án dự thi đều có sự đầu tư công
phu với những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý, hữu ích. Bên cạnh đó, cuộc thi vẫn còn một số hạn chế,
đó là: nhiều dự án trình bày cấu trúc rườm rà, chưa thực sự phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
chưa có nhiều đề tài nổi bật, giá trị khoa học cũng chưa cao... Tuy nhiên, kết quả lớn nhất của cuộc thi là đã

tạo được bước khởi đầu trong chặng đường nghiên cứu khoa học cho học sinh, để các em từng bước
chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2013-2014 đã khép lại. Những đề
tài, dự án trong cuộc thi đã chứng minh rằng từ kiến thức học trong nhà trường, thầy và trò quan tâm đưa
vào ứng dụng trong đời sống. Và đây là một trong những biện pháp có hiệu quả cao trong việc nâng cao
trình độ tay nghề cho đội ngũ giáo viên cũng như chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện trong các nhà
trường.



×