Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

de thi thu thpt quoc gia nam 2017 mon gdcd phong gd dt hai phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.47 KB, 7 trang )

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

KÌ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐỀ KHẢO SÁT

Môn: Giáo dục công dân

(Đề gồm 04 trang)

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời
gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một
hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
A. như nhau.

B. giống nhau.

C. ngang nhau.

D. tương tự nhau.

Câu 2: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là nội dung
quyền
A. sáng tạo.



B. được chăm sóc.

C. được phát triển.

D. tham gia.

Câu 3: Bất kì công dân nào khi vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu hậu quả bất
lợi từ hành vi của mình là thể hiện bình đẳng về
A. trách nhiệm đạo đức.

B. nghĩa vụ phát sinh.

C. nghĩa vụ công dân.

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 4: Tự ý vào nhà người khác kiểm tra vì nghi ngờ có chứa hàng cấm là công
dân đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Được bảo hộ về đời tư.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về tài sản.

D. Được bảo hộ về danh dự.

Câu 5: Nguyên tắc nào dưới đây là thước đo đầu tiên về mức độ dân chủ trong
bầu cử?
A. Phổ thông.


B. Bỏ phiếu kín.

C. Bình đẳng.

D. Trực tiếp.

Câu 6: Ở phạm vi cơ sở, việc dự toán và quyết toán ngân sách xã được nhân dân
A. giám sát, kiểm tra.

B. duy trì, bảo mật.

C. hoạch định, điều phối.

D. xem xét, giải quyết.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa
A. nhà nước và công dân.

B. tổ chức và công dân.

C. chính trị và pháp quyền.

D. lợi ích và trách nhiệm.


Câu 8: Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia khám
tuyển nghĩa vụ quân sự là nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực
A. phòng chống tệ nạn.


B. an sinh xã hội.

C. quốc phòng, an ninh.

D. ngăn ngừa tội phạm.

Câu 9: Quyền nào dưới đây là quan trọng nhất đối với mỗi công dân?
A. Bí mật thư tín.

B. Bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Tự do ngôn luận.
Câu 10: Hình thức văn bản nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ của Đoàn thanh niên.

B. Đơn đề nghị xét miễn giảm thuế.

C. Lệnh ân xá của Chủ tịch nước.

D. Nội quy ra vào cơ quan.

Câu 11: Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi
phạm quyền
A. tự do thông tin.

B. tự do ngôn luận.

C. quản lí truyền thông.

D. quản lí cộng đồng.


Câu 12: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ
A. xã hội.

B. tài sản công dân.

C. nhân thân.

D. công vụ nhà nước.

Câu 13: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là
công dân vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, người phát triển sớm về trí tuệ được
A. miễn học phí.

B. cấp học bổng.

C. học trước tuổi.

D. đi du học.

Câu 15: Bình đẳng trong lao động nghĩa là mọi công dân được
A. tự do tìm kiếm việc làm.
B. thay đổi mô hình sản xuất.
C. xét miễn giảm các loại thuế.
D. chủ động điều chỉnh doanh thu.
Câu 16: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?



A. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
B. Lựa chọn hình thức học phù hợp.
C. Có mức sống đầy đủ về vật chất.
D. Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm.
Câu 17: Người không thực hiện đúng hợp đồng mua bán phải bồi thường thiệt hại
là thể hiện trách nhiệm
A. dân sự.

B. hành chính.

C. kỉ luật.

D. công vụ.

Câu 18: Công dân được thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới
đây?
A. Phát hiện kẻ gian đột nhập vào nhà.
B. Chứng kiến việc vận chuyển ma túy.
C. Thực hiện quy trình luân chuyển công tác.
D. Nhận quyết định đền bù chưa thỏa đáng.
Câu 19: Để đảm bảo cho mọi công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà
nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống
A. kiểm tra.

B. giám sát.

C. pháp luật.

D. giáo dục.


Câu 20: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học ban
ngày hoặc buổi tối là nội dung quyền
A. học bất cứ ngành nghề nào.
B. học thường xuyên, học suốt đời.
C. học không hạn chế.
D. bình đẳng về cơ hội.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong kinh doanh giữa
các doanh nghiệp?
A. Tự do buôn bán theo nhu cầu bản thân.
B. Mở rộng thị trường.
C. Tìm kiếm khách hàng.
D. Đầu tư quảng cáo cho sản phẩm.


Câu 22: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của
A. xã hội.

B. nhà nước.

C. cộng đồng.

D. dân tộc.

Câu 23: Bình đẳng về văn hóa có nghĩa là các dân tộc trong một quốc gia đều có
quyền
A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
B. thực hiện chính sách tương trợ.
C. thay đổi cơ chế quản lí.
D. tham gia quản lí xã hội.

Câu 24: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mục đích của việc áp dụng trách
nhiệm pháp lí?
A. Răn đe người khác. B. Giáo dục pháp luật.
C. Điều chỉnh hành vi. D. Bảo mật danh tính.
Câu 25: Phát hiện bạn trai là anh K có con với người phụ nữ khác, chị L nhờ H lấy
máu có nhiễm HIV rồi thuê Q tiêm vào cháu bé. Một ngày sau, mẹ cháu bé vô tình
nghe H kể chuyện này với bạn vội đưa con đến bệnh viện. Trong trường hợp này,
những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Anh K, chị L và Q.

B. Anh K, mẹ cháu bé, L và Q.

C. Chị L, H và Q.

D. Chị L, anh K, Q và H.

Câu 26: Sau nhiều lần bày tỏ tình cảm nhưng không được chị N đáp lại, Giám đốc
doanh nghiệp X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà
không có phụ cấp độc hại. Giám đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực
nào dưới đây?
A. Lao động.

B. Đãi ngộ.

C. Tài chính.

D. Việc làm.

Câu 27: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và
anh M liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ

là nông dân không nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của
2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm
pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ?


A. Anh M.

B. Chủ tịch xã.

C. Chủ tịch xã và anh M.

D. Anh M và T.

Câu 28: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay
gói bưu phẩm và tự ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về danh tính.
B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
C. Bảo mật quan hệ của cá nhân.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 29: Vì bị sốt nên sau khi lựa chọn kỹ danh sách ứng cử viên, anh K đã nhờ
đồng nghiệp bỏ phiếu bầu hộ mình. Anh K đã không thực hiện đúng nguyên tắc
bầu cử nào dưới đây?
A. Tập trung.

B. Phổ thông.

C. Dân chủ.

D. Trực tiếp.


Câu 30: T bị mất máy tính, do nghi ngờ H là thủ phạm nên T đã tung tin mẹ H có
con riêng với chủ một sòng bạc khiến H bị bạn bè kì thị, xa lánh. Trong trường
hợp này, T đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về quan hệ riêng tư.
B. Được bảo hộ về đời sống tình cảm.
C. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Bất khả xâm phạm về tình trạng sức khỏe.
Câu 31: Bà M chuyển quyền quản lí doanh nghiệp cho con trai theo đúng quy
định của pháp luật nhưng bị cơ quan chức năng từ chối. Bà M và con cần dựa vào
quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của
mình?
A. Gia đình.

B. Lao động.

C. Đầu tư.

D. Kinh doanh.

Câu 32: Anh H lái xe đi ngược đường một chiều làm ùn tắc giao thông. Trong
trường hợp trên, anh H đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Quy tắc.

B. Hành chính.


C. Kỉ luật.

D. Dân sự.


Câu 33: Chị Q sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không
thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 34: Biết chồng giấu một khoản thu nhập để làm tài sản riêng, bà L đã tìm
cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng
kinh doanh quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào
tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên cửa
hàng đó khiến V bị trắng tay. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền
bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh K và V.

B. Vợ chồng bà L, anh K và V.

C. Vợ chồng bà L và V.

D. Vợ chồng bà L.

Câu 35: Trong đợt tiếp xúc với cử tri thành phố Z, ông E đã bày tỏ quan điểm của
mình về quy trình bổ nhiệm nhân sự. Ông E đã thực hiện quyền nào dưới đây của
công dân?
A. Quản lí nhà nước. B. Độc lập phán quyết.
C. Tự do ngôn luận.

D. Xử lí thông tin.

Câu 36: Bác H tham gia đóng góp ý kiến xây dựng hương ước của làng, xã. Trong
trường hợp trên, bác H đã thể hiện dân chủ theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân giám sát và kiểm tra.


B. Dân biết và thực hiện.

C. Dân bàn và quyết định.

D. Dân xây dựng và quản lý.

Câu 37: Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình
cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận
nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương
tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. H và M.

B. H, T và M.

C. H và T.

D. T và M.

Câu 38: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn.


Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ
chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng
vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường
hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng.

B. Trực tiếp.


C. Phổ thông.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 39: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X
đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm
pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Hình sự.

Câu 40: Anh Q đi làm xa nhà nên đã yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc
gia đình. Trong trường hợp trên, anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và
chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Công việc.

B. Thân nhân.

C. Tài sản.

D. Nhân thân.




×