Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Theo lộ trình của bộ GDĐT đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.47 KB, 5 trang )

Võ Thị Mỹ Duyên

Đề: Theo lộ trình của bộ GDĐT đến năm 2018, bậc THCS sẽ
giảng dạy theo chương trình SGK mới theo hướng tích hợp. Nêu
ý kiến của a, chị về vấn đề trên?

Bài làm
I. Sơ lược về việc đổi mới chương trình giảng dạy theo hướng tích
hợp của bộ GDĐT ở bậc THCS năm 2018
Việc giảng dạy theo hướng tích hợp là một trong những định hướng
xây dựng chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015. Trong thực thế,
dạy học tích hợp ở bậc THCS đã được thực hiện ở những chừng mực nhất
định, như sử dụng kiến thức liên môn trong bài giảng hay kết hợp lồng
ghép giữa lý thuyết với thực tiễn đời sống trong bài giảng. Vấn đề dạy
học tích hợp ở bậc THCS mà nền giáo dục Việt Nam đang hướng đến đó
là triển khai một cách đồng bộ và hệ thống. Điều đó không những đòi hỏi
sự thay đổi chương trình và sách giáo khoa mà còn đòi hỏi sự thay đổi về
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Dạy học tích hợp được thực
hiện tập trung ở cấp THCS. Để phù hợp với đối tượng giáo viên và học
sinh hiện nay.
II . Khái niệm dạy học tích hợp.
1. Về phương diện lý luận dạy học: tích hợp dược hiểu là sự kết
hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc
giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.
2. Cũng có thể hiểu: tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải
kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên
quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và
cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
III. Định hướng dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục ở Việt
Nam đến năm 2018.
Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa


từ những năm 90 và sau năm 2000, các kiến thức về địa lý, lịch sử, khoa
học tự nhiên đã được tích hợp trong môn Tự nhiên xã hội ở bật tiểu học.
Nhưng bậc THCS việc dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội, khoa


Võ Thị Mỹ Duyên
học tự nhiên vẫn chưa được áp dụng. Tâm thế của học sinh, giáo viên,
nhà trường và toàn xã hội đối với việc dạy học tích hợp cũng chưa sẵn
sàng. Bởi vậy, thuật ngữ dạy học tích hợp còn khá mới mẻ với khá đông
những người làm công tác giảng dạy và giáo dục.
Theo đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa mới trong chương
trình bật THCS theo hướng tích hợp phải thể hiện được cả mục tiêu, nội
dung kiến thức, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phương pháp
kiểm tra đánh giá.
Một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất khi đổi mới
chương trình, SGK chính là đội ngũ nhà giáo.
Theo tôi, giáo viên rất cần một chương trình và cách thức kiểm tra
đánh giá hợp với dạy học phát triển năng lực; Tăng cường cơ sở vật chất
để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học; Tập huấn kỹ, cụ
thể chi tiết cho giáo viên, có thật nhiều ví dụ minh họa. (Tập huấn qua
mạng, liên kết với trường trong nước và các trường của các nước tiên tiến
để chia sẻ thông tin…; tăng cường truyền thông; tạo cơ chế để khuyến
khích giáo viên…).
1. Những năng lực giáo viên cần có để giảng dạy chương trình mới
theo hướng tích hợp.
Đáp ứng nhu cầu giảng dạy tích hợp theo mong muốn của bộ
GDĐT vào năm 2018 thì đội ngủ giáo viên trước hết phải khẳng định
được những năng lực đã được quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo
viên THCS đã được ban hành. Bên cạnh đó cần phải bổ sung them những
năng lực sau đây:

a) Có năng lực chuyên môn sâu, kiến thức liên nghành rộng và một
sự hiểu biết xã hội sâu sắc. Đó là một yếu tố nền tảng quan trọng, bởi
thiếu nó giáo viên sẽ không liên kết được những kiến thức có liên quan
đến nội dung giảng dạy.
b) Có hiểu biết sâu về dạy học tích hợp thể hiện thông qua việc:
hiểu rõ các cách tích hợp, mức độ tích hợp, (ví dụ: theo nội dung, theo
chủ đề: liên môn, xuyên môn, đa môn,..). Biết xây dựng chủ đề hoặc nội
dung tích hợp; biết khai thác những nội dung, yếu tố có mối liên hệ gần
gủi với nội dung bài học. Thiết kế được các kế hoạch dạy học theo hướng
tích hợp ( về nội dung, hoạt động,..). Biết phương pháp cách thức dạy học


Võ Thị Mỹ Duyên
tích hợp để giúp học sinh tự cập nhật, đổi mới tri thức, phát triển năng lực
sáng tạo và giải quyết các vấn đề phức hợp, đồng thời chuyển tải nội
dung giáo dục đến học sinh một cách sinh động, hấp dẫn. Sử dụng kết
hợp phương pháp dạy học với phương tiện kỹ thuật, phương tiện dạy học
tạo nên hình thức tổ chức dạy học đa dạng và phong phú.
c) Có năng lực khai thác, sử dụng các kênh thông tin qua internet,
để làm nội dung giảng dạy thêm phong phú, đa dạng, Tạo điều kiện cho
học sinh được học tập qua các nguồn tài liệu đa dạng trong xã hội phát
triển khả năng tư duy.
d) Có năng lực giải quyết vấn đề cũng như các tình huống nảy sinh
trong dạy học
e) Có năng lực kết hợp lý thuyết với thực hành.
2. Đào tạo giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy học tích hợp.
Do chương trình đào tạo giáo viên THCS hiện nay chỉ nhằm đào
tạo giáo viên dạy một hoặc hai môn, mới chú trọng kiến thức và kỷ năng,
chưa coi trọng đào tạo năng lực. Chính điều này đã làm giảm khả năng
phát triển và thích ứng củ giáo viên trong thực tiễn dạy học khi chương

trình giáo dục thay đổi. Để đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy
tích hợp, cần có các giải pháp đồng bộ; xây dựng chương trình và đào tạo
giáo viên bồi dưỡng giáo viên, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo
giáo viên.
Giải pháp khả thi để có thể giải quyết những bất cập trên là các
trường sư phạm nhanh chóng sắp xếp, thiết kế lại chương trình đào tạo
đội ngủ giáo viên theo hướng tích hợp các môn học mới và phát triển
chương rình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để đào tạo khả năng dạy tích
hợp một số môn học cùng lĩnh vực như: các môn khoa học tự nhiên, các
môn khoa học xã hôi nhân văn và các môn ngoại ngữ, tin học và công
nghệ. Các giáo viên được đào tạo theo chương trình trên có thể làm giáo
viên đứng lớp cho những môn học theo hướng tích hợp của chương trình
THCS. Chính sách dạy tích hợp của người giảng viên sư phạm sẽ là
phương tiện, là khuôn mẫu để rèn luyện kỹ năng diach5 tích hợp cho
những giáo viên tương lai sau này.
Tóm lại để đào tạo giáo viên giảng dạy tích hợp ở trường THCS
trong bối cảnh hiện nay bộ GDĐT nên:


Võ Thị Mỹ Duyên
1. Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu dạy
học tích hợp. Một vấn đề đặt ra là trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện
nay là giáo viên dạy tích hợp cần có kiến thức chuyên môn sâu, kiến thức
xã hội rộng vì thế vẫn cần thiết phải trang bị kiến thức các phân môn
khoa học, nhưng đồng thời phải có các chuyên đề liên môn. Điều này đòi
hỏi các bộ môn khoa học phải liên kết sâu trong quá trình xây dựng
chương trình và biên soạn nội dung môn học. Ví dụ ( vấn đề biển đảo thì
phải có sự liên kết của môn địa lý, môn lịch sử,..)
2. Chú trọng hình thành và phát triển năng lực cho sinh viên sư
phạm. Hướng tiếp cận của chương trình giáo dục đổi mới chuyển từ mục

tiêu kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực cho người học: thiết kế
giáo án tích hợp, năng lực tổ chức các oạt động dạy học, năng lực giải
quyết vấn đề một cách chủ động,..
3. Đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học. Đa dạng hóa hình
thức tổ chức dạy học đối với sinh viên sư phạm, tăng tính thực tế, thực
hành. Đối với SV được đào tạo để dạy học môn Khoa học Xã hội ở
THCS thì tăng cường tổ chức học tập, nghiên cứu tại thực địa, tham gia
các hoạt động xã hội, tổ chức dạy học theo các phương pháp tích cực, dạy
học dự án, …Kiểm tra, đánh giá chú trọng đến cả kết quả và quá trình, kết
hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá như quan sát, vấn đáp, bài viết
kiểm tra, bài luận.
4. Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề dạy học tích hợp và rèn luyện
kỷ năng dạy học tích hợp cho giáo viên THCS. Đối với các sinh viên sư
phạm đã tốt nghiệp, các giáo viên ở trường THCS có thể tổ chức các lớp
bồi dưỡng chuyên đề về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
giảng dạy tích hợp theo nhóm phân môn: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã
hội, Ngoại ngữ, Tin học – công nghệ.
IV.Kết luận.
Qua những ý kiến nêu trên ta có thể thấy giảng dạy tích hợp là một
trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc phát triển
chương trình giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, định
hướng đổi mới chương trình giáo dục cũng thể hiện quan điểm dạy học
tích hợp. Vì vậy, để hội nhập nền giáo dục quốc tế và giảng dạy theo


Võ Thị Mỹ Duyên
chương trình giáo dục đổi mới, việc trang bị những lý luận và năng lực
dạy học tích hợp cho giáo viên, sinh viên sư phạm là cần thiết.


:



×