Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
-
-
-
-
Giáo dục đạo đức: giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn và
bảo vệ môi trường tự nhiên xung quanh, giúp trẻ có thái độ trân trọng, yêu
lao động, có trách nhiệm với công việc được giao, hình thành ở trẻ sự nhạy
cảm với các trạng thái của sự vật hiện tượng, con người xung quanh, biết thể
hiện sự đồng cảm, chia sẽ…
Giáo dục thẩm mỹ: hình thành ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, rung động
trước cái đẹp có ở xung quanh; biết giữ gìn và bảo vệ cái đẹp ở môi trường
xung quanh; kích thích trẻ tham gia vào quá trình cải tạo môi trường, tạo ra
cái đẹp.
Giáo dục lao động: kích thích trẻ hứng thú với quá trình lao động, kết quả
lao động của mình, hình thành lao động ở trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có thể
thực hiện các nhiệm vụ lao động vừa sức, giáo dục trẻ biết trân trọng lao
động của người lớn, quý trọng sản phẩm lao động, tôn trọng người lao động.
Giáo dục thể chất: quá trình nhận thức về MTXQ được thực hiện thông qua
các hoạt động cơ bản của trẻ mần non thông qua các hoạt động cơ bản của
trẻ mầm non như vui chơi, học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày. Đây là cơ
hội để phát triển các nhóm cơ lớn nhỏ ở trẻ, làm cho vận động cơ thể của trẻ
linh hoạt hơn, sự phối hợp vận động được tăng cường.
Câu 2: Phân tích đặc điểm nhận thức của trẻ về MTXQ
a. Khả năng nhận thức của trẻ lứa tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi)
Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ phát triển rất nhanh về thể chất và sự phát triển của nó
có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển trí tuệ.
Trẻ nhận thức thế giới thông qua quá trình cảm giác, tri giác và nó là cơ sở để
phát triển hoạt động cảm nhận của trẻ. Nhờ có hoạt động cảm nhận mà trẻ có
được những hiểu biết đầu tiên về sự vật xung quanh và dùng nó để xác định đối
tượng khi có yêu cầu của người lớn.
Những dấu hiệu cảm tư duy xuất hiện vào cuối năm thứ nhất khi trẻ thực hiện
các hành động thực hành. Đây là tư duy trực quan hành động. ngoài ra, các quá
trình tâm lý khác cũng phát triển ở trẻ như trí nhớ, sự chú ý... Đảm bảo cho trẻ
nhận thức sự vật hiện tượng, hiện tượng xung quanh chúng dễ dàng, đầy đủ và
chính xác.
Đến giữa năm thứ 2 trẻ có thể đưa ra một vài kết luận đơn giản, các mối quan
hệ về sự vật hiện tượng nhờ quá trình tri giác cảm tính với sự giúp đỡ của người
lớn. ngoài ra, hiểu biết của trẻ về đặc điểm tính chất của sự vật cũng đạt được
bước tính mới: trẻ có thể phân biệt được các hình cơ bản, màu cơ bản, âm thanh
theo cường độ…
Hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi này là hoạt động với đồ vật. Nhờ hoạt
động tích cực trẻ lĩnh hội được các công cụ và các hiểu biết về đặc điểm tính
chất của các đồ vật đó. Hoạt động với đồ vật và nhu cầu giao tiếp trong quá
trình hoạt động là cơ sở để phát triển các trò chơi sáng tạo ở lứa tuổi sau. Ngoài
ra, ở lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu tích lũy được những kinh nghiệm xã hội đầu
tiên.
b. Khả năng nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi)
- Đối với trẻ 3-4 tuổi:
Nhờ sự phát triển thể chất và sự hoàn thiện dần của hệ thần kinh mà khả
năng tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng. Nhu cầu tìm hiểu
và khám phá thế giới con người và các mối quan hệ giữa họ ngày càng tăng.
Đây là lứa tuổi bắt đầu hình thành ý thức bản ngã nên ý thức của trẻ còn
mang tính duy kỷ. Trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định trong
sinh hoạt và giao tiếp.
Tư duy của trẻ đang ở ranh giới giữa trực quan hành động và bắt đầu chuyển
sang trực quan hình tượng. Vì vậy, cần giúp trẻ tích lũy nhiều biểu tượng
thông qua quan sát và hành động với đồ vật. Trẻ lứa tuổi này đã biết phân
biệt được các sự vật, hiện tượng bằng các dấu hiệu rõ nét bên ngoài. Tuy
nhiên, tư duy của trẻ còn gắn liền với cảm xúc và ý muốn chủ quan. Đối với
trẻ em, mọi sự vật đều có hồn, có tính tình và ý thích của nó.
Trẻ lứa tuổi này chưa có khả năng phân tích, tổng hợp, chúng nhìn nhận
SVHT theo lối trực quan tổng thể- trẻ nhìn sự vật như muốn chụp lấy nó với
một đặc điểm rõ nét nhất của đối tượng. Trẻ chưa biết nhìn nhận sự vật với
nhiều chi tiết phức tạp và sự liên kết chặt chẽ tạo thành một tổng thể thống
nhất.
Các nhà tâm lý học cho rằng, trẻ 3 tuổi đã có thể hiểu được các mối quan hệ
và sự phụ thuộc đơn giản của SVHT dưới hình thức trực quan hình tượng.
Do vậy, nếu cung cấp cho trẻ kiến thức loại này thì trẻ không chỉ tiếp thu
được mà còn sử dụng nó trong các lập luận và suy luận của chúng.
-
-
Đối với trẻ 4-5 tuổi
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ
em có nhu cầu khám phá các mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa các SVHT
để thỏa mãn nhu cầu nhận thức ngày càng cao của chúng. Trẻ cũng có khả
năng suy luận mặc dù những kết luận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh.
Để suy luận những vấn đề mới, trẻ thường chỉ dựa vào những biểu tượng đã
có, những kinh nghiệm đã trải qua và cũng chỉ dừng lại ở các biểu tượng bên
ngoài chứ chưa đi vào bản chất bên trong của chúng. Trẻ lứa tuổi này rất dễ
nhầm lẫn những thuộc tính bản chất và không bản chất của SVHT. Vì vậy,
cần tiếp tục cung cấp các biểu tượng một cách phong phú, đa dạng và giúp
trẻ hệ thống hóa, khái quát hóa chung.
Trẻ 4-5 tuổi đã biết so sánh các dấu hiệu khác và giống nhau của 2 đối
tượng. Trẻ dần dần có ý thức hơn với hành động và lời nói của mình, biết
thực hiện một quy định về nề nếp trong các hoạt động và sinh hoạt.
Tình cảm của trẻ lứa tuổi này rất mãnh liệt. Trẻ thường biểu lộ tình cảm với
người thân, gần gũi với chúng, những nhân vật trong trong truyện, các con
vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi và các hiện tượng tự nhiên. Trẻ đã biết nhận ra vẻ
đẹp của thế giới xung quanh và biết rung động trước vẻ đẹp của chúng. Đối
với trẻ, việc giáo dục đạo đức được thực hiện thông qua giáo dục thẫm mĩ.
Đối với tẻ 5-6 tuổi:
ở lứa tuổi này ys thức bản ngã được hình thành, trẻ có khả năng so sánh
mình vowias người khác. Trẻ đã nhận biết được giới tính của mình và biết
phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ có thể lĩnh hội các
khái niệm sơ đẳng, có các lập luận và kết luận chính xác hơn.
Do khả năng tập trung chú ý của trẻ lâu hơn, bền vững hơn, ghi nhớ của trẻ
có chủ định hơn nên khả năng khám phá SVHT cũng tốt hơn làm cho khối
lượng tri thức về SVHT của trẻ ngày càng phong phú. Đây là cơ sở để trẻ có
thể tiến hành các thao tác so sánh những điểm khác nhau và giống nhau của
một vài đối tượng, phân nhóm đối tượng theo 1 hay vài đối tượng rõ nét.
Nhờ vậy, khả năng tổng hợp và khái quát những dấu hiệu bên ngoài của
SVHT được trẻ thực hiện tương đối tốt.
Ở lứa tuổi này, bên cạnh kiểu tư duy trực quan hình tượng đang phát triển
mạnh mẽ còn xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Nhờ đó, trẻ có thể khám
phá các mối quan hệ phức tạp bên trong SVHT và giữa nó với MTXQ. Hình
thức tư duy mới này là bước đệm để chuyển từ kiểu tư duy trực quan sơ đồ
sang tư duy cao hơn- tư duy logic. Sự phát triển kiểu tư duy này được thể
hiện rõ khi trẻ biết sử dụng thành thạo vật thay thế trong trò chơi đóng vai. Ý
thức của trẻ trong trò chơi đóng vai. Ý thức của trẻ đã đạt được bước tiếng
mới nhờ sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết của trẻ ngày càng tăng. Vì
vậy, trẻ cs khả năng và có nhu cầu muốn giải thích trạng thái xúc cảm,tình
cảm riêng của mình với người khác và điều này đã làm thay đổi một cách rõ
nét quan hệ của trẻ với bạn và người lớn xung quanh. Trẻ đã biết đánh giá
bạn qua xuất cảm, tình cảm, hành động cụ thể của chúng và quan hệ tình bạn
đã thể hiện tương đối rõ ở lứa tuổi này. Do kinh nghiệm xã hội mà trẻ tích
lũy được ngày càng nhiều nên trẻ dần biết được trách nhiệm của chúng, có ý
thức trong việc thực việc nghĩa vụ và cố gắng thực hiện các hành vi văn
minh trong các hoạt động và sinh hoạt.