ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Trần Minh Tiến
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
MƯA AXÍT ĐẾN HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÒA BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Trần Minh Tiến
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA MƯA AXÍT ĐẾN HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HÒA BÌNH
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THU HÀ
Hà Nội - 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của
mình tới TS. Phạm Thị Thu Hà - Giảng viên Bộ môn Sinh Thái Môi Trường. Cô đã
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm luận văn.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Môi
Trường và đặc biệt các thầy cô trong Bộ môn Sinh Thái Môi Trường – Trường Đại
học Khoa học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dẫn dắt, truyền thụ cho em
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập tại trường
Đồng thời em cũng xin cảm ơn các cán bộ công tác tại Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình, Sở Tài nguyên và Môi trưởng Tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Tỉnh cùng các Phòng Tài nguyên và Môi trường tại các huyện Yên Thủy, Lạc
Sơn, thành phố Hòa Bình đã nhiệt tình cung cấp các tài liệu và số liệu có liên quan
tới vấn đề nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động
viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong thời gian làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2017
Học viên
Trần Minh Tiến
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. i
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................3
1.1. Tổng quan về mưa axít .........................................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm về mưa axít: ..........................................................................3
1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng mưa axít .............................................................4
1.1.3. Cơ chế hình thành mưa axít ..............................................................................5
1.1.4. Những ảnh hưởng của mưa axít ........................................................................6
1.2. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) ..............................................7
1.2.1. Khái niệm về hệ sinh thái nông nghiệp .............................................................7
1.2.2. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp ............................................................8
1.2.3. Tổ chức của hệ sinh thái nông nghiệp...............................................................8
1.3. Các nghiên cứu về hiện trạng và ảnh hưởng của mưa axít tới hệ sinh thái nông
nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam .............................................................................9
1.3.1. Trên thế giới ......................................................................................................9
1.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................12
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..........................................................................14
1.4.1. Tỉnh Hòa Bình ................................................................................................14
1.4.2. Thành phố Hòa Bình .......................................................................................19
1.4.3. Huyện Yên Thủy .............................................................................................19
1.4.4. Huyện Lạc Sơn ................................................................................................20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................22
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................22
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22
2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp ...........22
2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa ........................................................................22
2.3.3. Phương pháp tính toán các đặc trưng mưa axít ..............................................23
2.3.4. Phương pháp tiếp cận bằng mô hình DPSIR ..................................................25
2.3.5. Phương pháp Delphi........................................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................28
3.1. Hiện trạng mưa axít vùng nghiên cứu ................................................................28
3.1.1. Tần suất xuất hiện mưa axít ............................................................................28
3.1.2. Nồng độ các ion chính trong nước mưa ..........................................................30
3.1.3. Sự biến đổi ion theo mùa ................................................................................33
3.1.4. Đánh giá các thành phần làm thay đổi giá trị pH của nước mưa ....................34
3.1.5. Đánh giá tải lượng lắng đọng axít tại vùng nghiên cứu ..................................37
3.2. Hiện trạng hệ sinh thái nông nghiệp tỉnh Hòa Bình...........................................46
3.2.1. Diện tích hệ sinh thái nông nghiệp (hệ thống trồng trọt) ................................46
3.2.2. Cơ cấu cây trồng .............................................................................................49
3.2.3. Sản lượng cây trồng ........................................................................................50
3.3. Ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh thái nông nghiệp vùng nghiên cứu .........52
3.3.1. Phân tích kết quả phiếu điều tra bằng tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn, thành
phố Hòa Bình………………..………………………………………………….….52
3.3.2. Đánh giá chung về ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh thái nông nghiệp tại
thành phố Hòa Bình và các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn ............................................66
3.4. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh thái nông
nghiệp ........................................................................................................................67
3.4.1. Giải pháp giảm thiểu sự phát thải các chất khí gây lắng đọng axít ................67
3.4.2. Đề xuất giải pháp thích ứng cho hệ sinh thái nông nghiệp trước ảnh hưởng
của mưa axít ..............................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................73
PHỤ LỤC .................................................................................................................76
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GTVT: Giao thông vận tải
HTTT: Hệ thống trồng trọt
HST: Hệ sinh thái
HSTNN: Hệ sinh thái nông nghiệp
QT: Quần thể
UBND: Ủy ban nhân dân
i
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa axít……………………….….4
Hình 1. 2. Cơ chế hình thành mưa axít .......................................................................5
Hình 1. 3. Sơ đồ vị trí tỉnh Hòa Bình .......................................................................15
Hình 3. 1. Tỷ lệ mưa axít (%) tại trạm Hòa Bình .....................................................29
Hình 3. 2. Biến động pH qua các tháng tại trạm Hòa Bình ......................................30
Hình 3. 3. Nồng độ trung bình của các ion chính trong nước mưa tại trạm Hòa Bình
giai đoạn 2000-2014 ..................................................................................................32
Hình 3. 4. Giá trị nồng độ trung bình các ion chính trong mùa mưa và mùa khô tại
trạm Hòa Bình giai đoạn năm 2000-2014………………………………………….33
Hình 3. 5. Sự biến thiên của giá trị pH và pAi tại trạm Hoà Bình ...........................37
Hình 3. 6. Tổng lắng năm các ion NO3-, SO42-, NH4+, Ca2+ (g/m2) ở Hòa Bình giai
đoạn 2000 – 2014 ......................................................................................................38
Hình 3. 7. Sơ đồ tính toán lắng đọng ướt ..................................................................39
Hình 3. 8. Tổng lượng lắng ướt của ion SO42- và NOx qui đổi ra S và N ở Hòa Bình
...................................................................................................................................40
Hình 3. 9. Tải lượng lắng khô SO2 và NOx qui đổi ra S và N tại Hòa Bình .............43
Hình 3. 10. Sơ đồ tải lượng lắng đọng axít tại Hòa Bình.........................................45
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Diện tích rừng trồng và chăm sóc rừng qua các năm - tỉnh Hoà Bình ....17
Bảng 2. 1. Mức độ đồng thuận và tin tưởng liên quan đến hệ số Kendall ................27
Bảng 3. 1. Hệ số tương quan giữa các ion trong nước mưa tại trạm Hòa Bình ........35
Bảng 3. 2. Tỷ lệ nồng độ các thành phần hóa học nước mưa tại trạm Hòa Bình….36
Bảng 3. 3. Tổng lượng lắng ướt của ion SO42- và NOx qui đổi ra S và N ở Hòa Bình
...................................................................................................................................39
Bảng 3. 4. Nồng độ trung bình của các khí SO2 và NOX tại Hòa Bình ....................41
Bảng 3. 5. Tải lượng lắng khô SO2 và NOx qui đổi ra S và N tại Hòa Bình ............42
Bảng 3. 6. Tải lượng lắng đọng axít tại Hòa Bình………………………………...44
Bảng 3. 7. Sản lượng một số loại cây trồng chính của tỉnh Hòa Bình và các huyện
Yên Thủy, Lạc Sơn, thành phố Hòa Bình......................................................….......51
Bảng 3. 8. Thống kê kết quả phân tích cho các câu hỏi của phiếu điều tra tại huyện
Yên Thủy ...................................................................................................................58
Bảng 3. 9. Thống kê kết quả phân tích cho các câu hỏi của phiếu điều tra tại huyện
Lạc Sơn .....................................................................................................................59
Bảng 3. 10. Thống kê kết quả phân tích cho các câu hỏi của phiếu điều tra tại thành
phố Hòa Bình ............................................................................................................60
Bảng 3. 11. Hệ số Kendall của huyện Yên Thủy, huyện Lạc Sơn và thành phố Hòa
Bình ...........................................................................................................................61
Bảng 3. 12. Thống kê về thiệt hại nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình năm 2015 .........64
iii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện tượng mưa axít được phát hiện đầu tiên vào năm 1872 tại Anh. Nguyên
nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường
chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá
trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này
hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axít sunfuaric (H2SO4), axít
nitơric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axít này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của
nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axít. Do có độ
chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có
trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối,
vật nuôi và con người.
Tại tỉnh Hoà Bình, dựa theo số liệu quan trắc của Mạng lưới giám sát Lắng
đọng axít Đông Á ( EANET), tính toán cho thấy tần suất xuất hiện mưa axít tương
đối lớn (34,9%) và từ năm 2000 đến 2013 tỉnh Hòa Bình liên tục xuất hiện mưa axít
với lưu lượng từ 1303 mm/năm đến 2008 mm/năm. Một trong những tác hại
nghiêm trọng của mưa axít là các tác hại đối với thực vật và đất. Khi có mưa axít,
các dưỡng chất trong đất sẽ bị rửa trôi. Các hợp chất chứa nhôm trong đất sẽ phóng
thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây.
Không phải toàn bộ SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành acid sulfuric mà
một phần của nó có thể lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này
tiếp xúc với lá cây, nó sẽ làm tắt các thể soma của lá cây gây cản trở quá trình
quang hợp. Như vậy, mưa axít có thể đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái nông nghiệp
tỉnh Hòa Bình. Từ đó chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh giá hiện
trạng và ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh thái nông nghiệp ở tỉnh Hòa
Bình”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng mưa axít tại tỉnh Hòa Bình.
1
- Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh thái nông nghiệp tại tỉnh
Hòa Bình.
- Đề xuất được một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của mưa axít tới hệ
sinh thái nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình
3. Nội dung nghiên cứu:
3.1. Đánh giá hiện trạng và tải lượng lắng đọng axít ở khu vực nghiên cứu
bao gồm:
- Đánh giá tần suất mưa axít, giá trị pH và nồng độ các ion chính trong nước
mưa, sự biến đổi ion theo mùa, các thành phần chính làm thay đổi giá trị pH trong
nước mưa, biện luận sự trung hòa tính axít trong nước mưa thông qua chỉ số pAi.
- Đánh giá tải lượng lắng đọng axít (tải lượng lắng ướt của các ion chính
trong nước mưa, tải lượng lắng đọng của S và N) ở khu vực nghiên cứu.
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh thái nông nghiệp
tại tỉnh Hòa Bình bao gồm:
- Nghiên cứu đặc điểm hệ sinh thái nông nghiệp và ứng dụng phương pháp
delphi, kết hợp với số liệu thống kê để đánh giá ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh
thái nông nghiệp vùng nghiên cứu, với nghiên cứu điển hình ở thành phố Hòa Bình,
huyện Yên Thủy và huyện Lạc Sơn.
3.3. Đề xuất một số giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của mưa axít tới hệ
sinh thái nông nghiệp tại địa phương bao gồm:
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu sự phát thải các chất khí gây lắng đọng axít.
- Đề xuất giải pháp thích ứng cho hệ sinh thái nông nghiệp trước ảnh hưởng
của mưa axít.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về mưa axít
1.1.1. Một số khái niệm về mưa axít:
Mưa axít là hiện tượng tự nhiên, là kết quả cửa sự tích tụ từ khí quyển và rơi
xuống mặt đất của các chất axít hoặc sẽ tạo thành axít, gây tác hại cho môi trường.
Danh từ mưa axít bao gồm cả axít trong mưa, axít trong xương mù, sương khói, bụi,
không khí bị ô nhiễm, gây ra sự lắng tụ các chất khí tạo nên axít như: CO2, NOx,
SOx và Cl2. Vì vậy, thuật ngữ mưa axít không chỉ là mưa axít, mà gọi chung là sự
lắng đọng axít.[1]
Theo định nghĩa của Ủy ban kinh tế Châu Âu (ECE) thì mưa có chứa các axít
H2SO4 và HNO3 với pH 5,5 là mưa axít. Tuy nhiên quy định về giới hạn giá trị
pH ứng với mưa axít ở mỗi nước lại có sự khác nhau, ví dụ ở Mỹ quy định mưa axít
là những trận mưa có pH 5,0, còn ở Ấn Độ, Inđônêxia, Hàn Quốc, Thái Lan thì
chỉ tiêu tương ứng với pH 5,6. Hiện nay người ta đều thống nhất lấy giá trị pH =
5,6 (là giá trị của dung dịch H2CO3 bão hòa trong nước cất) làm giới hạn quy định
mưa axít. Theo đó thì tất cả những cơn mưa có độ pH đo được của nước mưa < 5,6
đều được xem là mưa axít.[15]
Lắng đọng axít (acid deposition) là một quá trình mà các chất nhiễm bẩn có
tính axít trong khí quyển rơi xuống bề mặt trái đất. Các chất nhiễm bẩn đó gây tác
hại đối với cây trồng vật nuôi, ăn mòn nước sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường
sống của các sinh vật trong nước. Lắng đọng axít bao gồm cả hai hình thức:
- Lắng đọng khô gồm các khí, hạt bụi và sol khí có tính axít.
- Lắng đọng ướt được thể hiện dưới nhiều dạng như mưa, tuyết, sương mù,
hơi nước có tính axít.
Mưa axít là một dạng của lắng đọng ướt. Lắng đọng axít được tạo thành
trong điều kiện khí quyển bị ô nhiễm do sự phát thải quá mức các khí SO2, NOx từ
các nguồn thải công nghiệp và có khả năng lan xa tới hàng trăm, hàng ngàn kilomet.
Bởi vậy, có thể nguồn phát thải sinh ra từ quốc gia này nhưng lại có ảnh hưởng tới
nhiều quốc gia lân cận khác do sự chuyển động quy mô lớn trong khí quyển.[28]
3
1.1.2. Nguyên nhân của hiện tượng mưa axít
Nguyên nhân của mưa axít là do trong nước mưa có hoà tan những khí SO2,
SO3, NO, NO2, N2O. Các khí này hoà tan trong nước mưa tạo ra các axít tương ứng
của chúng, làm cho độ pH thấp gây nên hiện tượng mưa axít [15].
Người ta đã phân loại ra được nguồn gây ra mưa axít. Có 2 nguồn cơ bản là
các nguồn cố định và các nguồn không cố định.
(1) Các nguồn cố định: thường là hoạt động công nghiệp như nhà máy nhiệt
điện sử dụng than, các nhà máy đúc quặng và công nghiệp chưng cất… Loại này
phát thải hầu hết lượng SO2 và khoảng 35% lượng NOx do con người tạo ra. [34]
(2) Các nguồn không cố định: chủ yếu là giao thông đường bộ do các xe có
động cơ gây ra. Đây là một nguồn gây ô nhiễm dưới hình thức lắng đọng axít đáng
kể với khoảng 30 – 35 % lượng NOx phát thải.
Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt của nhân dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường không khí (đun nấu bằng than, dầu, đặc biệt là than tổ ong), ước tính
góp vào khoảng 10% chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí.[10]
Hình 1.2. Các nguyên nhân gây nên hiện tượng mưa axít
4
1.1.3. Cơ chế hình thành mưa axít
Cơ chế hình thành mưa axít là cơ chế hình thành những chất hoá học hình
thành lên axít, đó là SO2, NOx, các chất này từ các nguồn khác nhau được thải vào
bầu khí quyển. Trong khí quyển những chất này trải qua nhiều phản ứng hoa học
khác nhau, kết hợp với nước tạo thành các hạt axít sulfuric (H2SO4), axít nitơric
(HNO3). Khi trời mưa, tuyết, các hạt axít này tan trong nước mưa, hoặc lắng đọng
trong tuyết làm độ pH giảm, gây mưa axít [15].
Hình 1. 3. Cơ chế hình thành mưa axít
Quá trình này diễn ra theo các phản ứng hoá học sau đây:
S(than) + O2 SO2
(1)
2SO2 + O2 (kk) SO3
(2)
SO3 + H2O (kk) H2SO4
(3)
4NO2 + O2(kk) 2N2O5
(4)
N2O5 + H2O(kk) 2HNO3
(5)
Phản ứng (2) và(3) được xúc tác bởi các chất như ion amoni (NH4+),
ôzon,…Phản ứng (4) và (5) được xúc tác bởi ion Mg2+, NH4+, Fe2+, Fe3+,…có mặt
trong không khí, đặc biệt là không khí bị ô nhiễm nặng.
5
1.1.4. Những ảnh hưởng của mưa axít
1.1.4.1. Ảnh hưởng của mưa axít lên thực vật và đất
Một trong nhữ n g tác hại nghiêm trọng của mưa axít là các tác hại đối với
thực vật và đất. Khi có mưa axít, các dưỡng chất trong đất sẽ bị rữa trôi. Các hợp
chất chứ a nhôm trong đất sẽ phóng thích các ion nhôm và các ion này có thể hấp
thụ bởi rễ cây và gây độc cho cây. Như chúng ta đã nói ở trên, không phải toàn bộ
SO2 trong khí quyển được chuyển hóa thành axít sulfuric mà một phần của nó có
thể lắng đọng trở lại mặt đất dưới dạng khí SO2. Khi khí này tiếp xúc với lá cây, nó
sẽ làm tê liệt các thể soma của lá cây gây cản trở quá trình quang hợp. Một thí
nghiệm trên cây Vân Sam (cây lá kim) cho thấy, khi phun một hỗn hợp axít sulfuric
và axít nitric có pH từ 2,5 - 4,5 lên các cây Vân Sam con sẽ làm xuất hiện và phát
triển các vết tổn thương có màu nâu trên lá của nó và sau đó các lá này rụng đi, các
lá mới sẽ mọc ra sau đó nhưng với một tốc độ rất chậm và quá trình quang hợp bị
ảnh hưởng nghiêm trọng [15].
1.1.4.2. Ảnh hưởng của mưa axít lên ao hồ và hệ thủy sinh vật
Mưa axít làm giảm giá trị pH của nước hồ, gây ô nhiễm nguồn nước hồ, đe
dọa sự tồn tại của các loài tôm, cua, cá và sinh vật thủy sinh khác (4000 hồ ở Thụy
Điển và 1,3km2 diện tích mặt hồ ở Na Uy không còn cá).
Ở Thụy Điển có hơn 9 vạn hồ nước 22% đã bị axít hóa ở mức độ khác nhau.
80% nước hồ ở miền Nam Na Uy bị axít hóa. Ở Canada có hơn 5 vạn hồ đang có
nguy cơ biến thành “hồ chết”. Ở Mỹ có 2,7% hồ bị axít hóa, có vùng bị axít hóa lên
tới 28 – 56%. Các chuyên gia môi trường Mỹ cho rằng trong vòng 20 – 50 năm tới,
mức độ axít hóa của toàn nước Mỹ sẽ tăng 5 – 10 lần hiện nay [15].
1.1.4.3. Ảnh hưởng đến khí quyển
Mưa axít gây ảnh hưởng đến hệ thống khí quyển. Nó góp phần gây hiệu ứng
nhà kính làm gia tăng nhiệt độ ở hạ tầng khí quyển. Nó gây hiện tượng nóng lên
toàn cầu (global warming). Băng ở 2 cực trái đất tan, nước hạn chế tầm nhìn. Các
sương mù axít làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt trời.
6
1.1.4.4. Ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc
Mưa axít làm giảm tuổi thọ của các công trình kiến trúc. Những hạt mưa axít
ăn mòn kim loại, đá, gạch của các tòa nhà, cầu, tượng đài. Nó làm hư hỏng các hệ
thống thông khí, các thư viện, viện bảo tàng và phá hủy các vật liệu như giấy, vải...
Ví dụ như tòa nhà Capitol ở Ottawa đã bị tan rã bởi hàm lượng SO 2 trong không khí
quá cao. Vào năm 1967, cây cầu bắc ngang sông Ohio đã sập làm chết 46 người
nguyên nhân cũng là do mưa axít [15].
Theo dự báo, đến giữa thế kỉ 21, hàm lượng khí SO2 trong khí quyển sẽ tăng
gấp đôi so với hiện nay.
1.1.4.5. Ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người
Khí SO2 là chất chủ yếu gây ra mưa axít, rất nguy hiểm cho sức khỏe con
người. Với hàm lượng SO2 trong không khí lên tới 8mg/l, con người sẽ cảm thấy
khó chịu, nếu hàm lượng SO2 lên tới 400mg/l thì sẽ gây tử vong.
Sự phát thải SO2 và NOx gây ra những nguy cơ tới vấn đề về hô hấp như khô
họng, bệnh hen, đau đầu, mắt, mũi và rát họng. Nước mưa bị ô nhiễm đặc biệt có
hại cho những người bị bệnh hen suyễn hay những người khó thở. Nhưng ngay cả
những người khoẻ cũng bị tổn hại về phổi bởi những chất ô nhiễm không khí có
tính axít. Mưa axít có thể làm giảm khả năng thở và có thể làm tăng những loại
bệnh nguy hiểm.
NOx bản thân nó là một khí nguy hiểm. Loại khí này tấn công lớp màng của
cơ quan hô hấp và làm tăng các bệnh về đường hô hấp. Khí này cũng góp phần phá
hủy ozon và hình thành sương mù [15].
1.2. Tổng quan về hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN)
1.2.1. Khái niệm về hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái do con người tạo ra và duy trì trên
cơ sở các quy luật khách quan của tự nhiên vì mục đích thỏa mãn nhu cầu nhiều mặt
và ngày càng tăng của mình. Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân tạo điển
hình, chịu sự điều khiển trực tiếp của con người [19].
Ví dụ : Nông trường, hợp tác xã, nông trại hoặc làng, xóm ... .
7
1.2.2. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp
Với thành phần tương đối đơn giản và đồng nhất về cấu trúc nên HSTNN
kém bền vững và dễ bị phá vỡ. Hệ sinh thái nông nghiệp được duy trì trong sự tác
động thường xuyên của con người để bảo vệ HST mà con người tạo ra và cho là
hợp lý [19].
Ngày nay, con người cũng đã và đang can thiệp vào HST tự nhiên như rừng,
đồng cỏ, ao hồ để nhằm tăng năng suất của chúng. Tuy vậy giữa các HST tự nhiên
và các HSTNN vẫn có những khác biệt cơ bản.
Các HST tự nhiên có mục đích chủ yếu kéo dài sự sống của các loài. Trái lại
các HSTNN chủ yếu cung cấp cho con người các sản phẩm của cây trồng vật nuôi,
sự sống của sinh vật trong HSTNN bị quy định bởi con người. Vì vậy vật chất và
năng lượng có sự khác nhau: HST tự nhiên có sự trả lại hầu như hoàn toàn khối
lượng chất hữu cơ và chất khoáng trong sinh khối của các vật sống cho đất, chu
trình vật chất khép kín. Ở các HSTNN, vật chất bị lấy đi khỏi HST để cung cấp cho
con người, vì vậy chu trình vật chất hở [19].
Các HST tự nhiên có sự tự phục hồi lớn, có quá trình phát triển lịch sử. Trái
lại HSTNN là các HST thứ cấp do con người phục hồi, khi con người biết nuôi
trồng mới có HSTNN.
HST tự nhiên thường đa dạng và phức tạp về thành phần loài thực vật và
động vật, còn các HSTNN thường có số lượng loài cây trồng, vật nuôi rất đơn giản
[24]. HSTNN ứng với giai đoạn đầu của quá trình diễn thể của HST, là HST trẻ cho
năng suất cao nhưng lại không ổn định, dễ bị thiên tai hay sâu bệnh phá hoại.
1.2.3. Tổ chức của hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp là đơn vị sản xuất nông nghiệp, là một bộ phận của sinh
quyển, là một hệ thống nên HSTNN có các mức tổ chức [19] với các HST phụ sau:
- Ðồng ruộng cây hàng năm (lúa, cây công nghiệp ngắn ngày: mía, đay,...).
- Vườn cây lâu năm.
- Ðồng cỏ chăn nuôi.
- Ao nuôi thủy sản.
8
- Khu vực dân cư.
Trong các HST phụ, HST đồng ruộng cây hàng năm chiếm diện tích rất lớn .
HST cây lâu năm về thực chất không khác mấy so với HST rừng. HST đồng cỏ về
tính chất gần giống các HST tự nhiên. HST ao hồ là nội dung nghiên cứu chủ yếu
của nghề nuôi cá, dính đến HST nước ngọt.
1.3. Các nghiên cứu về hiện trạng và ảnh hưởng của mưa axít tới hệ sinh
thái nông nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Theo các nhà khoa học thì sau trận mưa axít đầu tiên đã xuất hiện từ rất lâu
trên trái đất, khoảng 65 triệu năm trước, từ đó cho đến nay hiện tượng mưa axít đã
gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng trên hành tinh của chúng ta.
Năm 1852, nhà hóa học người Anh - Robert Argust Smith đã đưa ra báo cáo
chi tiết về hóa học nước mưa từ đó kêu gọi sự chú ý của mọi người đến sự thay đổi
hóa học giáng thủy. Năm 1872, trong cuốn sách “Không khí và mưa: Những khởi
đầu của ngành hóa học khí hậu”, lần đầu tiên ông sử dụng thuật ngữ mưa axít.
Đầu thế kỷ XX, một nhà khoa học thổ nhưỡng của Thụy Điển tên là Hans
Egner đã thiết lập một hệ thống trạm để thu gom, lấy mẫu và phân tích thành phần
hóa học nước mưa. Giữa năm 1940, việc lấy mẫu bằng thùng và theo tháng được
triển khai trên toàn điền trang của Thụy Điển. Độ axít của nước mưa được đo đạc.
Sau đó, các nhà khoa học đã mở rộng mạng lưới ra Na Uy, Đan Mạch và hầu hết
các nước Tây, Trung Âu - gọi là Mạng lưới hóa học không khí Châu Âu (European
Air Chemistry Network – EACN). Đến năm 1957, mạng lưới này tiếp tục mở rộng
về phía Đông bao gồm Ba Lan và một phần lớn Liên Xô (cũ). [16]
Đầu thập niên 1970, tại hội nghị “Hội nghị của Liên hợp quốc về vấn đề con
người - Môi trường” ở Stockholm, chính quyền Thụy Điển đã công bố những kết
quả nghiên cứu được tóm tắt với nhan đề: “Ô nhiễm không khí xuyên qua biên giới
các quốc gia; tác hại trên môi trường của Sulfur trong không khí và mưa, mù axít”.
Nghiên cứu này đã chỉ ra sự ảnh hưởng xuyên biên giới của mưa axít do có sự di
chuyển của khí Sulfur trong khí quyển bởi gió.
9
Năm 1973 đến năm 1975, Tổ chức Hợp tác Quốc tế và Phát triển chủ trì một
dự án thứ hai nghiên cứu về vận chuyển có cự ly dài và lắng lưu huỳnh của không
khí tại vùng Tây Âu và đã đưa ra kết quả: Có mưa axít ở hầu hết vùng Tây Bắc
Châu Âu; Các chất ô nhiễm được vận chuyển xa; chất lượng không khí ở Tây Âu bị
ảnh hưởng do phát thải từ các nước Châu Âu khác.
Tháng 10 năm 1977, EC (Europe Commission) thiết lập Chương trình quan
trắc và đánh giá các chất ô nhiễm không khí có cự ly dài tại châu Âu (European
Monitoring and Evaluation Program – EMEP). Tổ chức này có liên hệ với nhiều
trạm thuộc Mạng lưới quan trắc Môi trường không khí (Back ground Air Pollution
Monitoring Network – BAPMON) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (World
Meteorological Organisation – WHO).
Ở Bắc Mỹ, các hoạt động của chương trình đánh giá giáng thủy axít quốc gia
(NAPAP - National Acid Precipitation Assessment Program) đã dẫn đến sự ra đời
của Luật làm sạch khí quyển (CAA – Clean Air Act) vào năm 1990.
Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vấn đề nghiên cứu và giám sát lắng
đọng axít đã được đặt ra ngay từ Hội nghị hợp tác về Môi trường Đông Bắc Á lần
thứ nhất (10/1992). Những vấn đề này cũng được tiếp tục thảo luận tại các Hội nghị
lần thứ hai (1993), lần thứ ba (1994) và cũng tại Đại hội môi trường Châu Á – Thái
Bình Dương (ECO – ASIA, 1994). Kết quả là Mạng lưới Giám sát Lắng đọng axít
vùng Đông Á (EANET – Acid Deposition Monitoring Network in East Asia) ra đời
với sự tham gia của 11 nước, trong đó có Việt Nam. Mục tiêu chính của EANET là
tạo sự hiểu biết chung về thực trạng lắng đọng axít trong vùng Đông Á; cung cấp
thông tin hữu hiệu cho các nhà quyết định chính sách ở cấp địa phương, quốc gia và
khu vực để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới sức khỏe con người
và môi trường do lắng đọng axít gây nên.[27]
Đặc biệt, đã có một số các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa axít
đến hệ sinh thái nông nghiệp như sau:
Năm 1972, ba tổ chức Na Uy tiến hành thiết lập một dự án mang tên:
Chương trình nghiên cứu liên ngành Na Uy: “Giáng thủy axít – Hậu quả đến lâm
nghiệp và thủy sản”. Ở nghiên cứu này, các tác giả đã xác định được ảnh hưởng của
10
mưa axít đến lâm nghiệp và thủy sản ở Na Uy. Theo đó, hiện tượng giáng thủy axít
không giết chết cây cối ngay lập tức hay một cách trực tiếp. Thay vào đó, chúng
làm cho cây yếu đi bằng cách phá hủy lá cây, do đó làm hạn chế lượng chất dinh
dưỡng cho cây sử dụng. Hay cách khác, mưa axít thấm vào đất, gây độc cho cây với
những chất độc thông qua bộ rễ cây.
Nghiên cứu của Dubay D.T và Heagle A.S trong năm 1987 về “Ảnh hưởng
của mưa axít nhân tạo với việc có sự tác động và không tác động của mưa tự nhiên
lên sự sinh trưởng và sản lượng của cây đậu tương.” cho thấy mưa axít nhân tạo
gồm các nồng độ SO42-, NO3-, H+ gây ra những tổn thương về lá, làm gia tăng hàm
lượng S trong lá, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, làm giảm sản lượng của cây trồng,
và thay đổi tính chất hóa học trong đất [39].
Trong nghiên cứu “Mưa axít và sự nảy mầm của hạt giống hoa ngô” –Frank S.
Wertheim và Lyle E.Craker vào năm 1987, các tác giả đánh giá sự đóng góp của ion
sunphat, ảnh hưởng của sự axít hóa, những ảnh hưởng của thời gian và việc điều chỉnh
các nồng độ axít khác nhau làm giảm khả năng nảy mầm của phấm hoa ở ngô [39].
Vào năm 2005, Munzuroglu và cộng sự tiến hành nghiên cứu về “Ảnh hưởng
của lắng đọng axít lên vitamin A, C, E ở cây dâu tây”. Nghiên cứu cho thấy ảnh
hưởng của mưa axít được tiến hành với pH từ 2 -5 đến các vitamin A, C, E của quá
trình dâu tây chin. Mưa axít được thực hiện trên các cây ăn quả theo 2 cách: phun
lên phần đất phía trên hoặc vào rễ. Các nồng độ vitamin của tất cả các cây dâu tây
được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).Nó xác định
các mức độ vitamin của cây được phun với sự kích thích mưa axít với nồng độ giảm
dần của pH và thời gian tiếp xúc. Đặc biệt, những cây mà phun mưa axít vào rễ thì
ảnh hưởng nhiều hơn những cây không phun.
Cho đến nay, mưa axít đang là một vấn đề lớn đối với sự phát triển của các
quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước ở Châu Á và Châu Mỹ nơi sử dụng than
đá và dầu mỏ với lượng lớn. Trung Quốc, Bắc Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc là
những nơi có sự lắng đọng axít ở nồng độ cao nhất do đó là những khu vực ở gần
hoặc theo hướng gió từ các đô thị hay các trung tâm công nghiệp. Những ảnh hưởng
của mưa axít cũng được thấy ở các khu vực sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu ở
Ấn Độ cho thấy lúa mì được trồng ở gần những nhà máy nhiệt điện (nói có sự lắng
11
đọng SO2 gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép) có sản lượng giảm 49% so với những khu
vực trồng lúa mì cách đó 22km. Ở Tây Nam Trung Quốc, một nghiên cứu ở tỉnh
Quý Châu và Tứ Xuyên cho thấy mưa axít ảnh hưởng tới 2/3 diện tích đất nông
nghiệp với 16% diện tích cây trồng bị phá hủy [43].
1.3.2. Tại Việt Nam
Việc nghiên cứu về mưa axít ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu và rất sơ bộ từ
những năm đầu của thập kỷ 90.Tuy đã có những nghiên cứu đánh giá bước đầu về
hiện trạng mưa axít ở nước ta nhưng các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa axít tới
hệ sinh thái nông nghiệp còn rất ít.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Lan và công sự, Viện Sinh học Nhiệt đới đã tiến
hành nghiên cứu thực nghiệm vào năm 2006 về ảnh hưởng của mưa axít lên quá
trình sinh trưởng và phát triển của cây cải xanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các
nghiệm thức có pH thấp, nước mưa axít làm giảm tỉ lệ nảy mầm, thời gian sinh
trưởng than, tăng tỉ lệ rễ/thân, tăng thời gian diệp lục hóa lá mầm và thời gian hình
thành lá gốc. So với nghiệm thức pH=6.0, các chỉ số ở nghiệm thức pH= 5.5 không
có sai khác đáng kể. Ảnh hưởng của những lượng mưa khác nhau ở pH=4.5 không
có quy luật nên chỉ số sinh trưởng và phát triển của rau cải xánh không có quy luật,
ngoại trừ tỉ lệ nảy mầm giảm, chiều dài rễ và tỉ lệ rễ/thân đến khi hình thành lá gốc
tăng khi tần suất mưa axít tăng. Nghiên cứu này nhằm tìm ra sự liên quan của các
thông số về mưa axít như độ pH, lượng mưa, tần suất mưa lên chỉ số sinh trưởng và
phát triển của cây cải xanh. Kết quả thu được cùng với việc thống kê hiện trạng
mưa axít vùng trồng rau có thể đánh giá được tác hại của mưa axít lên năng suất rau
trồng trong điều kiện kỹ thuật trồng rau hiện tại [17].
PGS.TS. Nguyễn Hồng Khánh, Viện CNMT – Viện KH & CN Việt Nam, có
bài “Đánh giá diễn biến và phân tích nguồn gốc bản chất hóa nước mưa từ Ninh
Bình trở ra” [16], trong bài tác giả đã phân tích các thành phần của nước mưa theo
diễn biến không gian và thời gian và kết quả đều cho thấy mưa axít đã xuất hiện khá
cao ở Yên Bái, Bãi Cháy, Bắc Quang, tỷ lệ mưa axít xuất hiện vào mùa khô cao hơn
nhiều so với mùa mưa. Trong bài “Một so sánh giữa phát thải chất tiền axít và tổng
lượng lắng axít trong không khí vùng miền Bắc Việt Nam” tác giả đã tính toán tổng
lắng ướt lắng khô, tính toán phát thải và đã đưa ra kết quả tính toán quan hệ giữa
12
phát thải và lắng axít trong giai đoạn 2003 – 2005 như sau: Tổng lắng S/phát thải
năm 2004 là 2,7 lần; 2005 là 3,1 lần. Tổng lắng N/phát thải năm 2004 là 1,45 lần;
năm 2005 là 1,47 lần. Theo kết quả tính toán có thể kết luận rằng tổng lượng lắng
axít lớn hơn so với lượng phát thải, tuy nhiên kết quả tính toán này chỉ có tính
tương đối vì ở nước ta chưa có chính sách đăng ký thải và quan trắc chất thải tại
nguồn cũng như quan trắc không khí xung quanh nguồn phát thải nên phần các chất
thải từ vùng lãnh thổ này vận chuyển đi nơi khác hoặc từ nơi khác đến là chưa kiểm
soát được.
ThS. Phạm Thị Thu Hà, trường ĐHKHTN – ĐHQGHN, có bài “Bước đầu
đánh giá hiện trạng lắng đọng axít ở khu vực Hà Nội và Hòa Bình”. Trong bài
nghiên cứu này, tác giả cũng khẳng định mưa axít đã xuất hiện ở Hà Nội và Hòa
Bình với tần suất khá cao và dao động mạnh qua các tháng và giữa các mùa trong
năm. Hai ion chính gây ra tính axít trong nước mưa đó là SO42- và NO3-. Nồng độ
trung bình các năm 2000 - 2006 của các ion chính trong nước mưa tại Hà Nội là cao
hơn tại Hoà Bình. Nhìn chung, thành phần chính làm giảm giá trị pH nước mưa ở
khu vực Hà Nội và Hoà Bình là ion nss- SO42- đã loại bỏ phần mang đến từ biển,
còn thành phần chủ yếu trung hoà tính axít trong nước mưa là ion NH4+. Trong một
nghiên cứu khác với đề tài “Bước đầu nghiên cứu, đánh giá sự phát thải và lắng
đọng axít ở vùng kinh tế trọng điểm phía bắc Việt Nam”, tác giả đã tính toán lượng
phát thải S, N tại khu vực nghiên cứu và trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét về
phát thải và lắng đọng ở khu vực nghiên cứu [10].
Trong năm 2010, ThS. Phạm Thị Thu Hà tiếp tục có bài “Đánh giá hiện
trạng mưa axít ở một số khu vực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam
(Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh)” [11], trong bài nghiên cứu này tác
giả đã đánh giá hiện trạng mưa axít của một số khu vực thuộc khu kinh tế trọng
điểm phía Bắc dựa trên chuỗi số liệu quan trắc hóa nước mưa trong vòng 10 năm
(từ năm 2000 – 2009) đối với Hà Nội, Hải Dương và 5 năm ( từ 2004 – 2008) đối
với Hải Phòng, Quảng Ninh và cũng đưa ra nhận định mưa axít đã xuất hiện ở 4 khu
vực nghiên cứu.
13
Đặc biệt, năm 2014, ThS. Phạm Thị Thu Hà đã nghiên cứu đề tài luận án tiến
sĩ “Nghiên cứu, đánh giá lắng đọng axít ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam
[12]”. Tác giả đã đánh giá được hiện trạng và tải lượng lắng đọng axít tại vùng
nghiên cứu, đồng thời nghiên cứu được ảnh hưởng của mưa axít đến sự sinh trưởng
và phát triển của cây đậu Cô ve. Những kết quả của luận án đã có những đóng góp
quan trọng trong việc nghiên cứu chuyên sâu về mưa axít. Luận án đã phân tích,
đánh giá một cách có hệ thống hiện trạng và tải lượng lắng đọng axít khu vực
nghiên cứu trong 7 năm liên tục (từ 2006-2012). Đây cũng là nghiên cứu khoa học
đầu tiên trong nước đánh giá ảnh hưởng của mưa axít đối với cây đậu Cô ve và góp
phần bổ sung cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa ảnh hưởng của mưa axít đến sự
sinh trưởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp cũng như sự thay đổi một số
tính chất hóa học của đất trồng. Lần đầu tiên xây dựng được phần mềm quản lý cơ
sở dữ liệu và đánh giá hiện trạng lắng đọng axít cho khu vực nghiên cứu.
Như vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước cho thấy
Hòa Bình là tỉnh có tần suất xuất hiện mưa axít tương đối lớn. Do vậy, những ảnh
hưởng của mưa axit đến hệ sinh thái là điều không tránh khỏi. Tại Hoà Bình, đã có
một số các công trình nghiên cứu về hiện trạng mưa axít, tuy nhiên chưa có nghiên
cứu hệ thống nào về hiện trạng mưa axít trong giai đoạn liên tục từ năm 2000-2014
cũng như chưa có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa axít đến hệ sinh
thái nông nghiệp ở tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống hiện trạng mưa
axit trong giai đoạn dài và đánh giá ảnh hưởng của mưa axit đến hệ sinh thái nông
nghiệp trong tỉnh Hoà Bình là rất cần thiết.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1. Tỉnh Hòa Bình
1.4.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, địa hình chuyển tiếp từ vùng đồng bằng Sông
Hồng lên vùng Tây Bắc. Là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách Hà nội khoảng 70 km.
14
Tỉnh có 11 huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Tân lạc, Lạc Sơn, Kim
Bôi, Lương Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn, Cao Phong và Thành phố Hoà Bình
với 210 xã, phường, thị trấn.
Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè
nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao
nhất trong năm, trung bình 27 – 290C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình
15,5 – 16,50C.
Hình 1. 4. Sơ đồ vị trí tỉnh Hòa Bình [46]
Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương đối
đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi.
Mưa, bão tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm với lượng mưa trung
bình hàng năm là 1800 - 2200 mm. Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xuyên
xảy ra. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,70C; cao nhất 41,20C; thấp nhất 1,9oC.
Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ trung bình từ 27-290C; tháng lạnh nhất là
tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5-16,50C. Tần suất sương muối xảy ra: 0,9
ngày/năm
15
1.4.1.2. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Tỉnh Hòa Bình có 460.869 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất
nông nghiệp là 66.759 ha, chiếm 14,32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194.308 ha,
chiếm 41,67%; diện tích đất chuyên dùng là 27.364 ha, chiếm 5,87%; diện tích đất
ở là 5.807 ha, chiếm 1,25%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 172.015
ha, chiếm 36,89% [19].
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.046 ha, chiếm
67,48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25.356 hecta, chiếm 60,51% diện tích đất
trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.052 ha, chiếm 6,06%; diện
tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha [19].
Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135.010 ha; diện tích đất bằng
chưa sử dụng là 3.126 ha; diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 6.385 ha [19].
b. Tài nguyên rừng
- Công tác lâm nghiệp đã chỉ đạo tích cực và đôn đốc các dự án triển khai
thực hiện kế hoạch, chuẩn bị cây giống lâm nghiệp, khoanh nuôi bảo vệ rừng,…
- Bảo vệ rừng : 72.578ha/ kế hoạch 72.607 ha, đạt 99%; Trong đó: Rừng phòng
hộ đặc dụng: 66.734ha/ 66.734ha đạt 100% so với kế hoạch ; Rừng sản xuất: 5.844/ kế
hoạch 5.873ha đạt 99%. Trồng rừng mới và phân tán: 7.372,1ha/7.036ha đạt 104,8%
gồm : Rừng phòng hộ đặc dụng: 1.701 ha, Rừng sản xuất: 949,7ha/800 ha, dự án giảm
nghèo 133 ha, dự án 135: 295ha, Dân tự trồng và các dự án khác 4.293,4 ha. Chăm sóc
rừng trồng: 7061ha/7114 ha đạt: 99%. Khoanh nuôi tái sinh : 4.180 ha/4180 ha, đạt
100%.
16
Bảng 1. 1. Diện tích rừng trồng và chăm sóc rừng qua các năm - tỉnh Hoà Bình
Đơn vị tính :ha
Diện tích
Loại rừng
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Rừng sản xuất
5.850
6.300
7980
Rừng phòng hộ
2.399
2.465
822
Rừng đặc dụng
421
0
0
Chăm sóc rừng
21.368
22.491
24.210
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2013, 2015)[19]
Tài nguyên rừng tại Hoà Bình là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cùng với tài
nguyên nước là hai thế mạnh của tỉnh. Diện tích trồng rừng tập trung hiện đang có
chiều hướng tăng và được quy hoạch chặt chẽ. Rừng Hoà Bình cũng được xem như
đặc trưng của rừng lưu vực sông Đà.
c. Tài nguyên, khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản có 12 loại. Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây
dựng và nguyên liệu làm sứ: Ðất sét, đá vôi, đá granít, đá cócđoa...; khoáng sản kim
loại như: Quặng sắt mỏ nhỏ trữ lượng ít chưa xác định, sắt, quặng đa kim (đồng,
chì, kẽm, thuỷ ngân, antimoan), vàng sa khoáng, khoáng sản phi kim loại như pirít,
photphorít, cao lanh...; khoáng sản than đã được khai thác rải rác ở huyện Kim Bôi,
Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, có nhiều vỉa lộ thiên để khai thác với trữ lượng 1 triệu tấn.
d. Tài nguyên nước
* Tài nguyên nước mặt:
Hoà Bình có nguồn tài nguyên nước mặt rất dồi dào, tổng lượng nước hàng
năm của các sông suối trong tỉnh đạt hơn 60 tỷ m3. Ngoài hồ chứa Hoà Bình, trong
tỉnh còn có 514 hồ chứa lớn nhỏ khác. Hệ thống sông suối trong tỉnh Hoà Bình
17