Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự dịch chuyển các vùng tập trung nguồn lợi thủy sản ở vùng biển đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 47 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đức Linh

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ DỊCH CHUYỂN CÁC
VÙNG TẬP TRUNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở
VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Đức Linh

NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ DỊCH CHUYỂN CÁC
VÙNG TẬP TRUNG NGUỒN LỢI THỦY SẢN Ở
VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM BỘ

Chuyên ngành: Hải Dƣơng Học
Mã số: 60 44 02 28

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỌ SÁO


Hà Nội – Năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thọ Sáo
– Khoa Khí tượng Thủy văn Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo và các cán bộ trong
Khoa Khí tượng Thủy văn Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã có
những chỉ dẫn quý báu cũng như cung cấp những tài liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Trong thời gian học tập, thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn tôi đã nhận được
sự tạo điều kiện, sự giúp đỡ nhiệt tình của các lãnh đạo, các đồng nghiệp trong Trung
tâm Dự báo Ngư trường Khai thác Hải sản, Phòng nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản Viện Nghiên cứu Hải sản. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các đồng
nghiệp khác trong và ngoài Viện Nghiên cứu Hải sản đã luôn ủng hộ, động viên và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... 3
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 5
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................... 6
1. 1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VEN BỜ ĐÔNG NAM BỘ ................................... 6
1.1.1 Đặc điểm chung ............................................................................................................. 6
1.1.2 Đặc điểm địa hình.......................................................................................................... 6
1.1.3 Đặc điểm khí tƣợng thủy văn ....................................................................................... 7
1.1.3.1 Chế độ khí tƣợng ........................................................................................................ 7
1.1.3.2 Chế độ thủy văn .......................................................................................................... 8

1.1.3.3 Chế độ hải văn ............................................................................................................ 8
1.1.3.4 Đặc điểm môi trƣờng biển ....................................................................................... 10
1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TCCC-ATTTC .................................... 11
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................................. 11
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................................................... 15
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA TCCC ATTTC .................................................................................................................................... 17
2.1 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG KÊ SỐ LIỆU ................................ 17
2.2 PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT HIỆN TRƢỜNG ........................................................ 20
2.3 PHƢƠNG PHÁP MÔ HÌNH TOÁN ............................................................................ 21
2.3.1 Phƣơng pháp ................................................................................................................ 22
2.3.2 Các điều kiện biên ...................................................................................................... 22
2.3.3 Hệ phƣơng trình cơ bản của mô hình ...................................................................... 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỊCH CHUYỂN TCCC-ATTTC Ở VÙNG
BIỂN ĐÔNG NAM BỘ .......................................................................................................... 25
3.1 THIẾT LẬP MÔ HÌNH TÍNH TOÁN ......................................................................... 25
3.1.1 Phạm vi miền tính ...................................................................................................... 25
3.1.2 Thời gian tính toán ..................................................................................................... 25
3.1.3 Điều kiện biên ............................................................................................................. 25
3.1.4 Các thông số mô hình ................................................................................................. 27
3.1.5 Hiệu chỉnh mô hình .................................................................................................... 27
3.1.6 Kiểm chứng mô hình .................................................................................................. 28
3.1.7 Các kịch bản ............................................................................................................... 29
3.2 CÁC MÔ PHỎNG SỰ DỊCH CHUYỂN CỦA TCCC-ATTTC ................................ 30

1


3.2.1 Mô phỏng cho tháng 2 .............................................................................................. 30
3.2.2 Mô phỏng cho tháng 5 .............................................................................................. 33
3.2.3 Mô phỏng cho tháng 8 ............................................................................................. 36

3.2.4 Mô phỏng cho tháng 11 ........................................................................................... 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 41
1. Kết luận ........................................................................................................................... 41
2. Kiến nghị ......................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 43

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCCC: Trứng cá – cá con
ATT-TC: Ấu trùng tôm – tôm con
SVPD: Sinh vật phù du
TVPD: Thực vật phù du
ĐVPD: Động vật phù du
ĐNB: Đông Nam Bộ
TNB: Tây Nam Bộ
ĐB: Mùa gió Đông bắc
TN: Mùa gió Tây nam

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Lưu lượng nước cửa sông lấy trung bình theo các tháng ........................................... 27
Bảng 2. Các thông số của mô hình ........................................................................................... 27

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Dụng cụ thu mẫu tầng thẳng đứng (A), mặt (B), đáy (C) và đo lư ợng
nước qua lư ới (D) .................................................................................... 20

Hình 2. Mi ền tính và lưới tính .................................................................. 25
Hình 3. Hoa gió tại trạm Côn Đảo theo các tháng s ố liệu từ năm 1979 -2009
.............................................................................................................. 26
Hình 4. Biểu đồ so sánh độ cao mực nước thực đo và tính toán t ại .............. 28
Hình 5. Biểu đồ so sánh mực nước thực đo và tính toán t ại Vũng Tàu từ ngày
3/2-16/2/ 2007 ......................................................................................... 28
Hình 6. Khu vực sinh sản của tôm cá trong các tháng 2,5,8,11 .................... 29
Hình 7. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 2 năm 2007 ............. 30
Hình 8. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 2 năm 2007 ............ 31
Hình 9. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 2 năm 2007 ............ 32
Hình 10. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 5 năm 2007 ............ 33
Hình 11. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 5 năm 2007 .......... 34
Hình 12. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 5 năm 2007 .......... 35
Hình 13. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 8 năm 2007 ............ 36
Hình 14. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 8 năm 2007 .......... 37
Hình 15. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 8 năm 2007 .......... 38
Hình 16. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 11 năm 2007 .......... 39
Hình 17. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 11 đ ến ngày 14 tháng 11 năm 2007 ....... 40
Hình 18. Mô phỏng bãi đẻ từ ngày 15 đến ngày 16 tháng 11 năm 2007 ....... 41

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo Luật thủy sản 2003, điều 2:‛‛ Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong
vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thuỷ sản,
bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản”. Trong luận văn này học viên tập trung vào
trứng cá cá con và ấu trùng tôm tôm con.
Trứng cá cá con (TCCC) và ấu trùng tôm - tôm con (ATT-TC), là đối tƣợng nghiên

cứu của khoa học cơ bản và có vai trò thực tiễn rất quan trọng, đã đƣợc các nƣớc trên
thế giới đánh giá cao và đƣa vào chƣơng trình nghiên cứu thƣờng niên. Để đánh giá sự
dịch chuyển của các vùng tập trung nguồn giống thủy sản ngƣời ta thƣờng dùng các
phƣơng pháp nhƣ: khảo sát hiện trƣờng theo các trạm mặt rộng, liên tục, thí nghiệm
trong ao hồ, các mô hình toán....Trong từng trƣờng hợp cụ thể các phƣơng pháp đƣợc
lựa chọn phù hợp với mục tiêu của bài toán. Ở Việt Nam hiện nay, chƣa có công trình
khoa học nào nghiên cứu sự vận chuyển TCCC và ATT-TC bằng mô hình số, việc xây
dựng các định hƣớng bảo vệ nguồn lợi ven bờ chủ yếu dựa vào nguồn số liệu từ các
chƣơng trình khảo sát vốn rời rạc và không liên tục. Do đó việc quy hoạch, phát triển
thuỷ sản ven bờ không khắc phục triệt để đƣợc các khó khăn phát sinh từ thực tế,
không sát với điều kiện hiện tại, chƣa đáp ứng thực tiễn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ bị giảm sút,
nhƣng nguyên nhân chính là lƣợng chất thải, chất bảo vệ thực vật thải trực tiếp ra biển
làm ô nhiễm vùng nƣớc ven bờ, việc hiện đại hoá các phƣơng tiện đánh bắt với cƣờng
độ đánh bắt cao, đánh bắt bằng các phƣơng thức hủy diệt, đánh bắt tại các bãi đẻ trong
mùa sinh sản khi tôm, cá con chƣa trƣởng thành… dẫn đến làm giảm sút nguồn bổ
sung từ TCCC và ATT-TC. Vì vậy, việc nghiên cứu phân bố và dịch chuyển của
TCCC và ATT-TC sẽ góp phần quan trọng cho việc quy hoạch, định hƣớng phát triển
các ngành nghề khai thác cho phù hợp, bảo vệ bền vững nguồn lợi bổ sung đầy tiềm
năng này.
Từ những cơ sở khoa học trên tác giả tiến hành thức hiện đề tài: ‛‛Nghiên cứu,
phân tích và đánh giá sự dịch chuyển các vùng tập trung nguồn lợi thủy sản ở
vùng biển Đông Nam Bộ’’
5


CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. 1 ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VEN BỜ ĐÔNG NAM BỘ
1.1.1 Đặc điểm chung
Vùng biển Đông Nam Bộ nằm trong khu vực Biển Đông giới hạn từ vĩ độ 7˚N đến

11˚N và kinh độ 105˚E đến 109˚E có diện tích 150 km2. Vùng biển đƣợc bao bọc phía
tây là bờ biển Việt Nam chạy qua 9 tỉnh và có hai đảo lớn là Phú Quý và Côn Đảo.
Vùng ven bờ chịu ảnh hƣởng của hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai, chúng ảnh
hƣởng rất nhiều đến nhiệt độ đặc biệt là độ muối của khu vực và tạo ra những đặc
trƣng riêng của nó. Vùng biển Đông Nam Bộ có vị trí chiến lƣợc quan trọng đối với
Việt Nam cả về quốc phòng an ninh cũng nhƣ kinh tế. Vùng biển này chứa nhiều dầu
khí và hải sản. Ngoài ra khu vực này còn là cửa ngõ giao thông lớn nhất nƣớc và gần
tuyến giao thông hàng hải đi qua Biển Đông, là cửa ngõ giao lƣu lâu đời của Việt Nam
và thế giới.
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Vùng biển Đông Nam Bộ phía bờ biển kéo dài từ Bình Thuận đến mũi Cà Mau, có
các kiểu địa hình phức tạp và đa dạng do nhiều yếu tố tác động đồng thời nhƣ thủy
động lực sông và biển. Vùng biển Đông Nam Bộ là vùng biển nông, độ sâu trên dƣới
100 m, địa hình cả vùng không có sự thay đổi lớn, rất thuận lợi cho hoạt động khai
thác dầu khí cũng nhƣ các hoạt động khai thác hải sản.
Đƣờng đẳng sâu 10 m phân bố khá phức tạp. Khu vực từ Bà Rịa- Vũng Tàu đến
mũi Cà Mau mang đặc tính bờ của châu thổ sông Đồng Nai và Cửu Long, địa hình
thấp phẳng bị chia cắt bởi các cửa sông. Ven các cửa sông phát triển các bãi triều rộng
lớn, đƣờng đẳng sâu 10 mét thƣờng chạy song song với bờ cách bờ từ 12 đến 15 km.
Các cồn cát phía cửa sông thƣờng xuyên biến động. Các hiện tƣợng bồi tụ, xói lở đất
diễn ra mạnh mẽ và rất phức tạp. Khu vực có độ sâu 10 – 15 mét rất hẹp chạy song
song với bờ, nền đáy dốc vòng cung. Khu vực từ 15 – 50 mét trải rộng thoải và độ dốc
tƣơng đối đều. Khu vực có độ sâu lớn hơn từ 50 mét trở lên có độ dốc tƣơng đối lớn và
có cấu tạo từ nền đá gốc.

6


1.1.3 Đặc điểm khí tƣợng thủy văn
1.1.3.1 Chế độ khí tượng

Vùng biển Đông Nam bộ chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm
có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mƣa và 2 thời kỳ chuyển tiếp là mùa gió chƣớng
vào tháng 4 và tháng 10. Nói chung nhiệt độ vùng biển Đông Nam Bộ cao quanh năm,
nhiệt độ đạt cực đại hai lần trong năm. Quá trình hoàn lƣu khí quyển đã tạo nên chế độ
phức tạp chi phối sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái biển, ảnh hƣởng đến
phân bố thành phần loài của chúng.
Hƣớng gió Đông Bắc (NE) là hƣớng gió chủ đạo trong tháng 2và 3 với tần suất đạt
38,58%. Cấp độ của gió chủ yếu là cấp III đến IV và tập trung chủ yếu hƣớng Đông
Bắc và Đông Đông Bắc. Các hƣớng gió còn lại thƣờng có chiếm tần suất thấp hơn, cấp
II là 9,14%, cấp V là 12,18%.
Vào tháng 5 hƣớng gió quan trắc đƣợc thay đổi từ Đông (E) đến Tây Bắc
(NW), hƣớng gió chủ đạo là hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất chiếm 67,50%, hƣớng
Tây chiếm 19,50%, các hƣớng còn lại chiếm tần suất nhỏ. Cấp gió chủ yếu là cấp III
và IV với tần suất tƣơng ứng là 31,50% và 33,50%, tần suất lặng gió chiếm 1,50%.
Tháng 8 hƣớng gió quan trắc đƣợc khá ổn định và hƣớng gió thịnh hành là
hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất 93,30%, các hƣớng Đông Nam (SE) và hƣớng Tây
(W) chiếm tần suất là 3,91% và 2,23%. Cấp gió chủ yếu vẫn là cấp II và cấp III. Nhƣ
vậy trong tháng 8, gió Tây Nam hoạt động mạnh và ổn định.
Sang tháng 11 độ phân tán hƣớng gió quan trắc nhỏ hơn so với tháng 2 và 3,
hƣớng gió chủ đạo cũng chiếm tần suất thấp hơn. Hƣớng gió chủ đạo trong tháng 11 là
hƣớng Đông Bắc (NE) với tần suất là 60,00%. Cấp gió quan trắc đƣợc trong các tháng
này cũng không tập trung nhƣ trong tháng 2 và 3, mà phân tán từ cấp I đến cấp VI.
Nhƣ vậy trong thời gian này gió mùa Đông Bắc đã chi phối đến trƣờng gió trong vùng
biển này, tuy nhiên mức độ hoạt động và cƣờng độ của hệ thống gió này trên vùng
biển chƣa đƣợc ổn định

7


1.1.3.2 Chế độ thủy văn

Mạng lƣới cửa sông lớn nhƣng không đồng đều dọc ven biển. Đồng bằng sông Cửu
Long có mạng lƣới sông lớn, nhỏ, kênh rạch nhiều trên 5000 km, những đoạn sông về
thƣợng lƣu rộng từ 60 – 300 mét phía hạ lƣu rộng tới 2 km và đặc biệt ở của sông Hậu
rộng tới 18 km. Bên cạnh các dòng sông chính còn có các kênh rạch rộng từ 35 – 100
mét sâu từ 2-4 mét, các kênh nhỏ rộng dƣới 20 mét và sâu từ 1.5 – 2 mét.
Hàng năm sông Cửu Long nhận đƣợc khoảng 5 tỉ m3 nƣớc từ thƣợng nguồn đƣa
về. Lƣu lƣợng mùa lũ trung bình khoảng 24000m3/s, lớn nhất vào khoảng 30000m3/s.
Về mùa cạn lƣợng nƣớc trung bình là 5920m3/s và thấp nhất qua Campuchia là
1700m3/s. Dòng chảy khu vực ven biển Bình Thuận – Ninh Thuận về mùa lũ phân bố
không đều và ngắn, thƣờng xảy ra vào tháng VI tháng X và XI. Lƣợng dòng chảy mùa
lũ chiếm khoảng 80 -85% năm. Mùa cạn xảy ra trong những tháng còn lại và thƣờng
có lũ tiểu mãn. Lƣợng dòng chảy mùa cạn chiếm 5-10 % dòng chảy năm. Hệ thống
sông Đồng Nai thƣờng có lũ vào tháng VII và kết thúc vào tháng IX. Lƣợng dòng chảy
mùa lũ chiếm khoảng 60-85 % tổng lƣợng dòng chảy năm. Mùa cạn kéo dài trong thời
gian còn lại trong năm nhƣng tổng lƣợng dòng chảy chỉ chiếm từ 15 – 35 % tổng
lƣợng dòng chảy trong năm.
1.1.3.3 Chế độ hải văn
Đặc điểm hải văn biển khu vực Đông Nam bộ khá phong phú và đa dạng. Thủy
triều của khu vực là bán nhật triều, trong ngày có 2 lần nƣớc lên và 2 lần nƣớc xuống.
Thủy triều có ảnh hƣởng rất lớn tới đời sống của dân cƣ.
Chế độ sóng của khu vực cũng tƣơng tự nhƣ các vùng khác của Việt Nam phụ
thuộc vào chế độ gió mùa. Vào mùa gió Tây Nam hƣớng sóng chủ yếu thƣờng là Nam
và Tây Nam, độ cao sóng phụ thuộc cấp gió, vào chính mùa gió sóng tƣơng đối lớn từ
1.5 -2 m, độ cao sóng trung bình năm khoảng 1 m. Vào mùa gió Đông Bắc tuy gió
cũng ảnh hƣởng trực tiếp tạo nên sóng nhƣng thƣờng là cấp độ sóng nhỏ. Nhƣng vào
thời kỳ cao điểm của mùa gió, sóng lừng do gió Đông Bắc tạo ra truyền xuống gây nên
sóng tƣơng đối lớn.
Trong tháng 2-3 của hai năm hƣớng sóng Đông Bắc (NE) là hƣớng chủ đạo với tần
suất đạt 57,07%, các hƣớng có tần suất thấp hơn là Đông (E) và Đông Nam (SE) với
8



tần suất 14,14% và 10,61%. Cấp độ của sóng chủ yếu là cấp II đến III và tập trung chủ
yếu hƣớng Đông Bắc, tỷ lệ lặng sóng là 8,42%. Nhìn chung hƣớng sóng quan trắc
đƣợc khá trùng với hƣớng gió nên sóng trong vùng biển chủ yếu là sóng gió.
Vào tháng 5 hƣớng sóng quan trắc đƣợc thay đổi từ Đông (E) đến Tây Bắc (NW),
hƣớng sóng chủ đạo là hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất chiếm 67,00%, hƣớng Tây
chiếm 17,00%, các hƣớng còn lại chiếm tần suất nhỏ. Cấp sóng chủ yếu là cấp III và
IV với tần suất tƣơng ứng là 23,00% và 18,00%, tần suất lặng gió chiếm 4,00%.
Những quan trắc về sóng trong các chuyến khảo sát cũng chƣa thể hiện hết đƣợc
tính khái quát của toàn vùng biển vì quá trình quan trắc chỉ đƣợc tiến hành trong điều
kiện thời tiết thuận lợi, tuy nhiên kết quả cho thấy trong vùng biển vào tháng 5 năm
2007 và 2008 sóng hƣớng Tây Nam thịnh hành và sóng quan trắc đƣợc trong vùng
biển chủ yếu là sóng gió.
Tháng 8 trong năm 2007 và 2008 hƣớng sóng quan trắc đƣợc khá ổn định và hƣớng
thịnh hành là hƣớng Tây Nam (SW) với tần suất 89,78%, các hƣớng Đông Nam (SE)
và hƣớng Tây (W) chiếm tần suất là 3,23% và 2,15%. Cấp sóng chủ yếu vẫn là cấp II
và cấp III, thống kê chi tiết kết quả quan trắc gió trên vùng biển nghiên cứu đƣợc thể
hiển trong bảng 5. Nhƣ vậy trong tháng 8 sóng hƣớng Tây Nam đã hoạt động mạnh và
ổn định.
Sang tháng 11 độ phân tán hƣớng sóng quan trắc đƣợc nhỏ hơn so với tháng 2&3
và hƣớng sóng chủ đạo cũng chiếm tần suất thấp hơn. Hƣớng gió chủ đạo trong tháng
11 là hƣớng Đông Bắc (NW) với tần suất là 62,11%. Cấp sóng quan trắc đƣợc trong
các tháng này thay đổi từ cấp I đến cấp VI, tập trung chủ yếu ở cấp II và cấp III. Nhƣ
vậy trong thời gian này gió mùa Đông Bắc đã chi phối đến trƣờng gió trong vùng biển
này, làm thay đổi trƣờng sóng trong vùng biển nghiên cứu so với tháng 8
Tƣơng tự, dòng chảy của khu vực phụ thuộc vào chế độ gió và lƣu lƣợng nƣớc từ
sông đổ ra. Dòng chảy ngoài khơi chịu tác động của gió mùa nên hƣớng thịnh hành
phụ thuộc vào hƣớng gió. Khi vào gần bờ dòng chảy chịu ảnh hƣởng của địa hình đáy,
thƣờng có hƣớng chảy dọc bờ, ở vùng các cửa sông hay trong sông dòng chảy thƣờng

có hƣớng chảy theo trục lòng dẫn.

9


1.1.3.4 Đặc điểm môi trường biển
Môi trƣờng là bức tranh phản ánh đặc điểm tự nhiên và sự ảnh hƣởng qua lại bởi
các yếu tố thiên nhiên và tác động của con ngƣời. Song song với sự phát triển kinh tế
xã hội, môi trƣờng sinh thái vùng biển sẽ chịu tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của
cảng biển và giao thông trên biển, các khu công nghiệp ven biển, các khu vực nuôi
trồng thủy hải sản, các khu du lịch giải trí và đặc biệt là khai thác dầu khí. Vùng
nghiên cứu này trong thời gian vừa qua đã bị ảnh hƣởng trực tiếp của sự cố tràn dầu và
dầu loang trên biển. Bên cạnh đó thƣờng xuyên xảy ra các vụ va đụng tàu và nƣớc thải
trong sông chảy ra. Đây là nguyên nhân ô nhiễm chất thải từ các tàu thuyền, các bến
cảng, từ hoạt động khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản, từ các hoạt động
phát triển kinh tế xã hội trên bờ.
+ Nhiệt độ: Phân bố nhiệt độ theo mặt rộng ở vùng ven biển Đông Nam Bộ phụ
thuộc vào chế độ gió mùa, sự xáo trộn giữa khối nƣớc ven bờ với khối nƣớc vùng biển
khơi. Dƣới tác dụng của dòng chảy mùa, nhiệt độ nƣớc biển trong vùng có xu thế tăng
dần theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam với giá trị xấp xỉ 10C trên mỗi vĩ độ, theo
phƣơng từ bờ ra nhiệt độ có xu hƣớng giảm. Nhiệt độ nƣớc trung bình khoảng 28,6 0C
ở tầng mặt và 21,20C ở tầng đáy; vùng ven biển Bạc Liêu nhiệt độ trung bình tầng mặt
và tầng đáy chênh lệch không đáng kể (khoảng 26,30C tầng măt và 26,10C tầng đáy).
Nhiệt độ toàn vùng biển thấp nhất vào tháng 1 khoảng 24,90C- 27,50C [1].
+ Độ muối: Tƣơng tự nhƣ nhiệt độ, phân bố độ muối nƣớc biển cũng có biến trình
mùa. Biên độ dao động độ muối trung bình tầng mặt nhiều năm lên tới 1,48‰. Vùng
sát ven bờ độ muối tầng mặt và tầng đáy dao động trong khoảng 20,0 - 28,0‰. Nhìn
chung độ muối trong toàn vùng có xu hƣớng tăng dần từ Bắc đến Nam và từ bờ ra
khơi, xu thế tăng từ bờ ra khơi thể hiện rất rõ trong vùng nƣớc nông ven bờ với tốc độ
tăng có thể tới 1‰ trên mỗi vĩ độ, vùng ngoài khơi Đông Nam Bộ, độ muối ổn định và

đạt trị số cao.

10


1.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TCCC-ATTTC
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về TCCC và ATT-TC ở Việt Nam còn ít do
việc điều tra trên diện rộng còn thiếu và rời rạc. Các công trình mới tiến hành nghiên
cứu ở vùng cửa sông, cửa vịnh và một số điểm, nên kết quả chƣa toàn diện. Các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hình thái phân loại học, điều tra thành phần loài,
phân bố, mô tả các giai đoạn phát triển của TCCC và ATT-TC của một số loài (hoặc
nhóm loài).
Công trình đầu tiên nghiên cứu về TCCC và ATT-TC ở vịnh Nha Trang nhằm xác
định nhịp điệu di cƣ thẳng đứng ngày đêm của cá bột đƣợc C.Dawydoff khảo sát năm
1937. Năm 1959-1960 chuyến điều tra tổng hợp tại vịnh Bắc Bộ của đoàn hợp tác điều
tra Việt - Trung, khảo sát liên tục trong 13 tháng và đã xác định đƣợc 125.492 trứng cá
và 17.131 cá con, thuộc 38 họ 27 giống và 44 loài. Bƣớc đầu đã đƣa ra sự phân bố của
TCCC, dự báo bãi đẻ, mùa đẻ của một số loài cá ở vịnh Bắc Bộ. Tiếp theo năm 1960 1961 đoàn hợp tác Việt - Xô đã bố trí thí nghiệm thụ tinh nhân tạo và nghiên cứu phát
triển giai đoạn đầu của 20 loài cá.
Viện Nghiên cứu Hải sản (Hải Phòng) đã tổ chức khảo sát vùng biển phía tây vịnh
Bắc Bộ từ Cát Bà đến Hà Tĩnh trong các năm 1962, 1963 và 1965, xác định đƣợc
3.806 trứng cá và 1.008 cá con. Năm 1970-1971, tại các cửa sông Ba Lạt, Ninh Cơ,
Cửa Đáy, đã tiến hành nghiên cứu TCCC hàng tháng thu mẫu liên tục (một ngày đêm
thu 6 lần, mỗi tháng làm 2 lần) đã thu đƣợc 99.390 trứng cá 10.979 cá bột. Sơ bộ đã
xác định đƣợc mùa vụ và biến động của một số loài cá phổ biến ở vùng cửa sông ven
bờ nhƣ: cá Trích, cá Trỏng, cá Đù, cá Vƣợc… Năm 1971-1972 đã tiến hành khảo sát
vùng biển Quảng Ninh - Hải Phòng và thu đƣợc 35.150 trứng cá và 4.747 cá con.
Trong đó, đã xác định đƣợc một số loài tôm cá là nguồn giống của các đối tƣợng khai
thác ở vùng ven bờ, và các đối tƣợng này có thể trở thành giống nuôi trong các đầm

nƣớc lợ ven biển. Các tác giả cũng đã nêu sự liên quan của các điều kiện môi trƣờng
nhƣ: nhiệt độ, độ mặn, dòng hải lƣu… tới đối tƣợng TCCC và ATT-TC.
Nguyễn Bá Hùng (1962), qua số liệu thống kê số lƣợng TCCC vùng ven bờ vịnh
Bắc Bộ, đã xác định mùa đẻ chính của cá từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm; và từ tháng
11


10 đến tháng 2 năm sau là mùa đẻ phụ của cá.
Một vài giai đoạn phát triển, sự sinh sản và phân bố của cá Ngừ con ở Vịnh Bắc
Bộ, đã đƣợc Nguyễn Anh (1963) thể hiện tƣơng đối rõ. Tác giả đã đƣa ra hình vẽ các
loài cá Ngừ con, sơ đồ phân bố, sinh sản, sơ đồ các điều kiện môi trƣờng nhƣ nhiệt độ,
độ mặn, dòng chảy, mật độ sinh vật phù du… Song kết quả còn rất sơ sài.
Năm 1975-1976, Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu TCCC
ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Cửa Sót
(Hà Tĩnh) bƣớc đầu đã đƣa ra thành phần và biến động số lƣợng của TCCC trong vùng
nghiên cứu. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố
môi trƣờng đến sự xuất hiện của TCCC, giúp cho việc dự đoán mùa đẻ của đàn cá bố
mẹ.
Nguồn giống tôm cá vào đầm nƣớc lợ Tràng Cát (Hải Phòng) đã đƣợc nghiên cứu
bởi Nguyễn Mạnh Long, Đào Tất Kim và Nguyễn Văn Bé (1976). Kết quả cho thấy,
trong những ngày đầu con nƣớc, số lƣợng con giống vào đầm phong phú hơn những
ngày sau nhiều lần.
Ƣơng nuôi và theo dõi sự phát triển phôi của họ cá Mối (Synodontidae) đã đƣợc
Hoàng Phi (1978-1979) tiến hành tại Viện Hải dƣơng học Nha Trang. Tác giả đã mô tả
chi tiết về đặc điểm hình thái và thời gian phát triển của phôi. Ngoài ra, còn có một số
công trình nghiên cứu về sinh vật vùng triều, trong đó có một phần nhỏ đề cập đến
TCCC và ATT-TC, nhƣng những số liệu này chƣa đánh giá đƣợc sự biến động của
nguồn giống ở vùng ven bờ nhất là trong những năm gần đây, sự biến động rất lớn của
điều kiện môi trƣờng ở vùng ven bờ dẫn đến việc dự báo về nguồn lợi ven bờ gặp rất
nhiều khó khăn.

Nguồn giống tôm, cá trong các hệ sinh thái RNM, các đầm nuôi nƣớc lợ ven bờ
Hải Phòng - Quảng Ninh đã đƣợc nghiên cứu từ những năm 1980 -1985 trong các
công trình của Phạm Đình Trọng, Nguyễn Thị Thu và Trần Quốc Hoà. Kết quả cho
thấy, ở vùng xung quanh RNM và các bãi có RNM số lƣợng nguồn giống tôm, cá cao
gấp 3-5 lần nơi không có hay xa RNM. Năm 1993 nguồn giống tôm, cua, cá ở vùng
biển Đông Nam Cát Bà cũng bƣớc đầu đƣợc nghiên cứu để làm cơ sở khoa học cho
khu bảo tồn biển Cát Bà. Năm 1992 sự biến động số lƣợng cá bột theo thuỷ triều tại
12


các vùng cửa sông Tiên Yên, Nam Triệu, Ba Lạt cũng sơ bộ đƣợc nghiên cứu trong hệ
sinh thái vùng triều các cửa sông. Kết quả cho thấy số lƣợng cá bột và tôm con thu
đƣợc trong pha thuỷ triều lên cao hơn gấp nhiều lần pha thuỷ triều rút.
Năm 1978-1980, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện Đề tài “Điều tra tổng hợp
vùng biển Thuận Hải - Minh Hải” trong đó có thu mẫu TCCC. Bƣớc đầu các tác giả đã
xác định thành phần loài, bãi đẻ và mùa vụ sinh sản của một số loài hải sản. Với số
lƣợng mẫu thu đƣợc rất lớn, nhƣng các tác giả không phân chia theo các giai đoạn phát
triển của cá thể, miêu tả rất ít số lƣợng cá thể bắt gặp, đặc biệt hiện nay mẫu không còn
lƣu giữ, nên giá trị tham khảo không cao.
Tàu “Viện sĩ Alecsander Nesmeyanov” năm 1982, đã điều tra tại 47 trạm từ cửa
sông Cửu Long đến Thuận Hải, cách bờ từ 5 đến 190 hải lý (độ sâu từ 19 đến 1.935m)
với hai loại lƣới kéo tầng mặt và tầng thẳng đứng ở các độ sâu từ 50 đến 500m, cũng
đã thu đƣợc một số lƣợng mẫu TCCC và ATT-TC, hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Viện
Hải dƣợng học (Nha Trang).
Năm 1991, các nghiên cứu về TCCC ở vùng biển Việt Nam đƣợc tổng kết bởi
Nguyễn Hữu Phụng. Kết quả cho thấy, ở vùng biển Việt Nam thành phần TCCC rất
phong phú. Đã xác định đƣợc 102 họ cá thuộc 19 bộ. TCCC xuất hiện quanh năm,
nhiều loài có thời gian xuất hiện rất dài, nhƣng phổ biển và tập trung chủ yếu từ tháng
4 - 6 và tháng 10 - 12, có khi cả năm. Số lƣợng TCCC nhiều hơn cả là ở vùng biển
Đông-Tây Nam Bộ (nhất là ở phía Nam cửa sông Hậu và Côn Đảo, Nam Vũng Tàu và

ven bờ Phan Thiết), vịnh Bắc Bộ (nhất là ở ven bờ Tây Bắc vịnh, xung quanh đảo
Bạch Long Vĩ, Tây Nam đảo Hải Nam), vùng biển dọc miền Trung không có vùng
phân bố tập trung rõ rệt. Tại vịnh Bắc Bộ số lƣợng trung bình là 83 trứng và 95 cá
/100m3 nƣớc biển, cao nhất vào tháng 5 với 282 trứng và 218 cá/ 100m3 nƣớc biển.
Vùng biển Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ số lƣợng ít hơn và mùa vụ không rõ ràng
nhƣ ở vịnh Bắc Bộ khoảng 68 trứng và 67 cá con/ 100m3 nƣớc biển. Vùng biển Tây
Nam Bộ và vịnh Thái Lan có số lƣợng lớn nhất, trung bình vào tháng 4-5 là 199 trứng
và 158 cá/ 100m3 nƣớc biển.
Bản đồ phân bố bãi của tôm Vỗ - Ibacus ciliatus và Thenus orientalis ở ba vùng
biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã đƣợc Nguyễn Công Con (1994) xác
13


định: Ở vùng biển vịnh Bắc Bộ vào mùa mƣa tôm Vỗ có xu hƣớng tập trung ở phía
Nam; vào mùa nắng chúng xu thế dịch chuyển lên phía Bắc và các vùng ven bờ. Ở
miền Trung có hai bãi tôm: một từ Quảng Ngãi đến Bình Định vào tháng 10 đến tháng
6 năm sau và một từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Ở vùng biển Đông Nam Bộ có hai
bãi đẻ quan trọng là bãi Cù Lao Thu và bãi Nam Côn Sơn. Ngoài ra phía Đông Nam
Mũi Cà Mau còn có một bãi tôm khác phân bố hẹp, song mật độ tập trung khá cao
trong tháng 12.
Năm 1996-1997 cùng với việc nghiên cứu cấu trúc, chức năng hệ sinh thái cỏ biển,
kết quả nghiên cứu về TCCC và ATT-TC trong thảm cỏ biển lần đầu tiên đƣợc đề cập
đến ở các thảm cỏ biển vùng biển Gia Luận (Cát Bà, Hải Phòng) và đầm Lăng Cô
(Thừa Thiên Huế). Kết quả cho thấy, số lƣợng TCCC và ATT-TC ở những mặt cắt có
cỏ biển cao hơn các vị trí không có cỏ khoảng 2-3 lần.
Năm 1999, tàu SEAFDEC (Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á) nghiên
cứu ở vùng Biển Đông đã xác định TCCC tập trung cao ở vùng biển ven bờ và khu
vực quanh các đảo, vùng biển xa bờ xuất hiện với số lƣợng thấp hơn. Vùng biển phía
Bắc có số lƣợng TCCC cao hơn vùng biển phía Nam. Vùng biển miền Trung số lƣợng
TCCC thấp nhất. Sự phân bố của trứng cá thƣờng tập trung thành bãi và có mật độ cao

hơn cá con ở các bãi đẻ.
Là một phần thuộc Đề tài KC.CB.01.14 “Nghiên cứu trữ lƣợng và khả năng khai
thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá Trích, cá Nục, cá Cơm, cá Bạc má...) ở vùng biển Việt
Nam” năm 2005 và Đề tài “Đánh giá nguồn lợi cá Cơm (Stolephorus spp.) ở vùng biển
Tây Nam Bộ và đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý” năm 2005-2006, đối
tƣợng TCCC ở vùng biển Đông-Tây Nam Bộ cũng đƣợc thu mẫu trên diện rộng, các
trạm nghiên cứu chủ yếu ở vùng nƣớc lớn hơn 30m nƣớc, với mật độ thu mẫu là 20-30
hải lý/ lần thu mẫu. Bƣớc đầu đã xác định nơi tập trung, thành phần loài và số lƣợng
của TCCC. Đây là điều kiện thuận lợi rất quan trọng, giúp cho Đề tài bổ sung thêm
nguồn số liệu, mở rộng phạm vi nghiên cứu và có cái nhìn tổng quát hơn về đối tƣợng
TCCC và ATT-TC ở vùng biển nghiên cứu.
Nguyễn Khắc Bát và các chuyên gia Nga (2006) đã xác định một số nguyên nhân
chính gây tử vong đối với trứng cá và cá con ở vịnh Nha Trang (Khánh Hoà), Quảng
14


Bình và đảo Cát Bà (Hải Phòng) chủ yếu là do nhiễm kí sinh, địch hại, chất lƣợng môi
trƣờng nƣớc…
Những năm gần đây Viện Hải dƣơng học (Nha Trang) và Viện Nghiên cứu Hải
sản (Hải Phòng) cũng đã tiến hành nhiều đợt khảo sát nguồn lợi hải sản ven bờ, song
việc nghiên cứu TCCC và ATT-TC chỉ là một phần nhỏ và tập trung ở những vùng
trọng điểm nhƣ một số vùng cửa sông, chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu về hiện
trạng của TCCC và ATT-TC ở vùng ven bờ. Do đó tƣ liệu về thành phần loài, số
lƣợng cá thể và biến động mùa vụ của TCCC và ATT-TC chƣa đánh giá đƣợc thực
trạng tiềm năng nguồn lợi ở vùng ven bờ.
Khá nhiều lĩnh vực liên quan đến TCCC và ATT-TC đang đƣợc quan tâm
nghiên cứu nhƣ đa dạng loài, đánh giá nguồn lợi, phân loại học, đa dạng nguồn gen,
đặc điểm sinh học nhƣ cấu trúc tuổi, chuỗi thức ăn, vòng đời, các đặc điểm sinh sản,
dinh dƣỡng, sự di cƣ, sự phát triển của cá thể, cấu trúc quần thể, mối quan hệ giữa
chúng với các quần xã khác, môi trƣờng sống và sự ảnh hƣởng của các yếu tối môi

trƣờng tới sự phát triển của chúng, nghiên cứu chuyên sâu về những loài đặc sản và
sinh sản nhân tạo nhằm hỗ trợ cho việc khôi phục số lƣợng các loài tôm, cá có giá trị
về khoa học và kinh tế.
Lĩnh vực TCCC có nội dung nghiên cứu đa dạng. Tuy đa số hƣớng nghiên cứu
là tập trung vào việc mô tả đặc điểm hình thái và đặc trƣng phân bố, song vẫn có nhiều
công trình đề cập tới các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của TCCC. Nhiều nhất
phải kể đến các nghiên cứu về tác động của nhiệt độ và độ mặn, hai yếu tố đƣợc coi là
quyết định với tỷ lệ tử vong của TCCC. Bên cạnh đó còn có các nhân tố môi trƣờng
khác nhƣ dòng chảy, mật độ chlorophyl, tia phóng xạ, mối quan hệ dinh dƣỡng, thuỷ
triều, thời gian ngày- đêm, …Nhƣng chƣa có hƣớng nghiên cứu nào sử dụng mô hình
thủy động lực học để đánh giá sự dịch chuyển của TCCC-ATTTC.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Ở Việt Nam hiện nay chƣa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình thủy động lực
học để dự đoán hƣớng di chuyển của TCCC và ATT-TC trong biển và đại dƣơng,
trong khi đó nhiều nƣớc trên thế giới đã thực hiện, nhƣ đối với loài Palunirus
marginatus ở Hawaii (Polovina và Moffit, 1995); với loài Jasus edwardsii và
15


Palunirus cygnus ở Australia (Griffin, Bruce và Bradford, 1998); với loài Jasus
edwardsii ở Newzealand (Chriswell và Booth, 1999); với loài Palunirus argus ở
Bahamas (Lipcius và Stockhausen, 2001) [11,8].
Jeffrey J. Polovina, Pierre Kleiber, Donald R. Kobayashi đã nghiên cứu sự phát
tán ấu trùng của loài tôm hùm gai Palinuridae ở vùng biển phia tây bắc quần đảo
Hawaiian năm 1993 -1996. Camila Aguirre Góes cũng đã nghiên cứu sự phát tán ấu
trùng của loài tôm hùm gai Palinuridae ở vùng biển nhiệt đới Ân độ dƣơng bằng mô
hình số kêt hợp với dữ liệu từ vệ tinh thực hiện năm 1993 -1996 [11,5].
Barry Bruce, David Griffin, Russell Bradford đã nghiên cứu sự vận chuyển
bằng mô hình số cho loài tôm hùm đá ở nam Australia năm 2007. Christopher M.
Aiken1 nghiên cứu phát tán ấu trùng dọc bờ biển Chi Lê năm 2007 bằng mô hình số

[4,7].
Grinson George đã dùng mô hình MIKE 21 PA để nghiên cứu sự phát tán của
ấu trùng ở bở biển phía tây của Ân Độ năm 2006 -2007 [9].....
Các nghiên cứu đều cho thấy trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển khi
các ATT-TC và TCCC chƣa có khả năng tự vận động, sự phát triển, phát tán và phân
bố của chúng hoàn toàn bị phụ thuộc vào các yếu tố động lực và môi trƣởng biển. Vì
vậy nghiên cứu giai đoạn này là rất quan trọng và nhiều ý nghĩa thực tiễn trong công
việc quy hoạch và quản lý các bãi đẻ và các bãi ƣơng nuôi tự nhiên.

16


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ DỊCH
CHUYỂN CỦA TCCC - ATTTC
2.1 PHƢƠNG PHÁP THU THẬP, XỬ LÝ THÔNG KÊ SỐ LIỆU
+ Phân tích mẫu TCCC và ATT-TC
Trang thiết bị phân tích mẫu bao gồm: Kính giải phẫu Nikon SWZ1000,
KRUSS (Đức), kính hiển vi Nikon E200 dùng để xác định mẫu…
Tài liệu phân loại TCCC và ATT-TC dựa vào tài liệu của các tác giả Nguyễn
Hữu

Phụng

(1973,1976-1982,1991,1994),

Deslman

H.C(1920,1938),

Mito.S(1960,1966), Zvjagina O.A (1965), Muneo Okiyama (1988), J. M. Lei và D. S.

Rennis (1983), J.M.Lei và T.Trunski (1989), Jeffrey M.Leis và Brooke M. CarsonEwart (2000), A. M. Shadrin et al (2003)…
TCCC và ATT-TC đƣợc nhặt ra khỏi các sinh vật phù du và rác bẩn khác, cho
vào ống nghiệm nút bằng bông thấm nƣớc và lƣu giữ trong một bình có chứa
formaldehyd 5-7% (bảo đảm mẫu không bị khô và hƣ hỏng).
Mẫu TCCC đƣợc xác định dựa vào các giai đoạn phát triển theo Rass T. S
(1965):
Trứng cá chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn phân cắt trứng (Giai đoạn I): Từ khi trứng đƣợc thụ tinh đến khi trên
cực động vật của noãn hoàng xuất hiện vòng phôi.
Giai đoạn mầm phôi (Giai đoạn II): Vòng phôi bao 1/2 noãn hoàng, đầu phôi
xuất hiện đến khi vòng phôi biến mất, trứng đã sang thời kỳ phôi vị.
Giai đoạn hình thành thể phôi (Giai đoạn III): Các cơ quan phôi lần lƣợt xuất
hiện, đã hình thành đuôi phôi, đến khi đuôi phôi tách khỏi noãn hoàng, thân phôi đã
bao trên 1/2 đến 3/4 noãn hoàng.
Giai đoạn phôi hoàn thành (Giai đoạn IV): Thể phôi đã bao gần hết noãn hoàng,
xuất hiện màng vây lƣng, vây hậu môn và vây đuôi, mầm vây ngực. Trứng đang chuẩn
bị nở.
17


Cá con chia làm 3 giai đoạn:
Cá bột (Larvae): Từ cá bột mới nở đến khi hình thành xong vây đuôi.
Cá hƣơng (Postlarvae): Từ lúc hình thành xong vây đuôi đến hết giai đoạn biến
thái, có đầy đủ các vây bao gồm các tia và gai, ở nhiều loài đã xuất hiện vẩy.
Cá con (Juvenile): Hình dạng cơ thể giống cá trƣởng thành, có đủ các vây và tia
vây, có vẩy… cho đến khi bắt đầu phát triển tuyến sinh dục lần đầu trong đời sống.
Mẫu ATT-TC đƣợc xác định theo phƣơng pháp của CMFRI - Central Marine
Fisheries Research Institute, India (1978) và Liu Heng & Liu J.U (1999):
Giai đoạn Nauplius (N): Khi ấu trùng vừa nở khỏi phôi, cơ thể chƣa phân đốt
(chƣa có chân bụng), chia làm 3 phần: đầu ngực, bụng và đuôi.

Giai đoạn Zoea (Z): Phần đầu ngực rộng và ngắn; phần thân nhỏ và dài; phần
đuôi ngắn và xoè rộng. Đã xuất hiện chuỳ, các bộ phận khác của cơ thể. Các đốt trên
cơ thể chƣa rõ ràng.
Giai đoạn Mysis (M): Bắt đầu có hình dạng giống tôm trƣởng thành, các đốt
phân biệt rõ ràng. Phần đầu ngực vẫn lớn hơn phần thân.
Giai đoạn Postlarva (PL): Xuất hiện cặp lông dạng lông chim ở 5 đôi chân bụng
(chân bơi). Phần thân phát triển nhanh hơn so với phần đầu ngực, cơ thể trở lên cân
đối hơn.
- Chỉ số tƣơng đồng Sorensen đƣợc tính theo công thức: 2C / (A+B)
Trong đó: C là số loài có chung giữa hai điểm/ khu vực thu mẫu,
A là số loài có riêng ở điểm/ khu vực thu mẫu 1.
B là số loài có riêng ở điểm/ khu vực thu mẫu 2.
- Chỉ số đa dạng H’ đƣợc tính theo công thức của Shamon - Weiner (1963):
s

H’ = - Pi log 2 Pi
i 1

Trong đó: Pi = ni / N; ni là số lƣợng cá thể của loài thứ i; N là tổng số cá thể.
18


- Chỉ số bình quân E đƣợc tính theo công thức của Pielou (1966):
E = H’/log2A
Trong đó: A là số loài xuất hiện trong mẫu
Giá trị tính đa dạng (Dv) tính theo công thức của Trần Thanh Triều (1994):
Dv = H’ x E
+ Xác định bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên
Sau khi đã xác định đƣợc mật độ của các đối tƣợng trong vùng nghiên cứu, đo
chiều dài các đối tƣợng, dựa vào tốc độ và hƣớng dòng chảy, sử dụng phƣơg pháp tính

ngƣợc để xác định bãi đẻ và bãi ƣơng nuôi tự nhiên của các đối tƣợng. Bãi đẻ và bãi
ƣơng nuôi tự nhiên đƣợc xác định là những khu vực tập trung TCCC và ATT-TC có
mật độ từ 500 cá thể/1000m3 nƣớc trở lên.
+ Phỏng vấn và thu mẫu tại các bến cá trọng điểm
Địa điểm lựa chọn là các bến cá chính thuộc 6 tỉnh trọng điểm ở Đông Tây
Nam Bộ: Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang,
với các loại nghề lƣới kéo đáy, kéo tôm, vây cá cơm, nghề đáy và cào bay. Tại các bến
cá khi tàu đi biển về, tiến hành phỏng vấn các thông tin về ngƣ trƣờng, ngƣ cụ, sản
phẩm, loại nghề khai thác, thành phần loài, sản lƣợng… Lấy mẫu ngẫu nhiên thuộc
thành phần nhóm cá tạp (hoặc cá phân) để phân tích thành phần loài, cân khối lƣợng,
xác định độ no dạ dày, tuyến sinh dục và đo chiều dài cá thể. Quá trình phỏng vấn và
phân tích mẫu đƣợc tiến hành ngay tại các bến cá.
+ Chương trình giám sát hoạt động khai thác
Khu vực lựa chọn để giám sát hoạt động khai thác trên tàu ngƣ dân là vùng biển
ven bờ Đông và Tây Nam Bộ, đại diện là Bà Rịa - Vũng Tàu và Kiên Giang, bao gồm
các loại nghề lƣới kéo tôm, lƣới kéo cá, lƣới vây cá Cơm, nghề đáy và cào bay. Quy
trình thu mẫu cũng tƣơng tự nhƣ chƣơng trình phỏng vấn và thu mẫu trên bờ, các
thông tin đƣợc ghi chép theo từng mẻ lƣới.

19


2.2 PHƢƠNG PHÁP KHẢO SÁT HIỆN TRƢỜNG
+ Thiết bị thu mẫu TCCC và ATT-TC
- Lƣới kéo tầng mặt: Lƣới đƣợc cấu tạo bằng sợi ni-lon, có miệng hình chữ
nhật, chiều dài 1m, chiều rộng 0,5m, kích thƣớc mắt lƣới 450m. Lƣới đƣợc thiết kế
hình chóp nón, chiều dài tính từ miệng lƣới tới ống đáy là 3m, thu mẫu ớ tầng nƣớc
0,5-0m.
- Lƣới kéo thẳng đứng (xiên): Lƣới có miệng hình tròn, đƣờng kính 0,8m. Lƣới
có cấu tạo giống nhƣ lƣới kéo tầng mặt.

- Lƣới kéo tầng đáy: Miệng lƣới có hình chữ nhật, chiều dài 1,00m, chiều rộng
0,75m, kích thƣớc mắt lƣới 2a = 1mm. Khung lƣới đƣợc thiết kế bằng sắt chống gỉ,
ván trƣợt có chiều ngang 0,2m, chiều dài 1m, cách đáy 0,2m (Hình 1).
- Máy đo lƣợng nƣớc qua lƣới của Mỹ, độ chính xác +/- 3%, độ nhạy 0,22,0m/giây.

(A)

(B)

(C)

(D)

Hình 1. Dụng cụ thu mẫu tầng thẳng đứng (A), mặt (B), đáy (C) và đo lượng nước qua

lưới (D)
20


+ Cách thực hiện: Tại mỗi trạm nghiên cứu, sau khi tàu đã dừng hẳn khoảng 15 phút,
thì tiến hành thu mẫu TCCC và ATT-TC ở tầng thẳng đứng (xiên) và quan trắc các
yếu tố môi trƣờng. Mẫu TCCC và ATT-TC ở tầng mặt và tầng đáy thu với tốc độ chạy
tàu khoảng 2 hải lý/ giờ trong thời gian khoảng 5-10 phút.
- Lƣới kéo tầng mặt: Lƣới đƣợc thả cách mạn tàu khoảng 30m và cố định vào
mạn tàu. Cho tàu chạy theo hƣớng ngƣợc sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/ giờ. Thời
gian vớt mẫu tính từ khi lƣới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên là 5-10 phút.
- Lƣới kéo thẳng đứng (xiên): Khi thu mẫu lƣới đƣợc thả theo phƣơng thẳng
đứng, sao cho miệng lƣới vừa chạm đáy.
- Lƣới kéo tầng đáy: Lƣới đƣợc thả ở phía sau tàu, chiều dài dây thả tùy thuộc
vào độ sâu nơi thu mẫu. Cho tàu chạy theo hƣớng ngƣợc sóng, với tốc độ khoảng 2 hải

lý/ giờ. Thời gian thu mẫu tính từ khi lƣới bắt đầu ổn định cho tới khi bắt đầu vớt lên
là 5-10 phút. Lƣới cho phép thu đƣợc cá và tôm con ở giai đoạn hậu ấu trùng
(postlarvae) và con non (juvenile). Lƣợng nƣớc qua lƣới đƣợc xác định bằng máy
flowmetter đo gắn ở miệng lƣới.

2.3 PHƢƠNG PHÁP MÔ HÌNH TOÁN
Có một số mô hình đƣợc dùng để mô phỏng dự đoán hƣớng di chuyển của
TCCC và ATT-TC, trong đó bộ mô hình MIKE 21 là phổ biến và thân thiện với ngƣời
sử dụng nhất.
Bộ phần mềm MIKE do Viện Thuỷ lực Đan Mạch (DHI) phát triển. Một đặc
điểm mạnh của MIKE rât dễ sử dụng với các giao diện Windows, kết hợp chặt chẽ với
GIS (hệ thống thông tin địa lý). MIKE tích hợp các module thuỷ lƣc (HD) và modul
sóng (Wave spectrum), bao gồm: thuỷ lực, sóng, truyền tải - khuếch tán. MIKE là một
mô hình với nhiêu tính năng mạnh, khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiêu dạng thuỷ
vực khác nhau.
Bộ công cụ MIKE bao gồm các mô đun sau:
- Mô đun tính toán thủy lực (MIKE 21/3 HD)
- Các mô đun tính sóng (MIKE 21 SW, NSW, PMS, EMS, BW)
21


- Các mô đun tính biến đổi đƣờng bờ (LITPACK)
- Các mô đun tính vận chuyển bùn cát (MIKE 21/3 ST, MT)
- Các mô đun tính tràn dầu, mô hình sinh thái (MIKE 3 OS, EcoLab)
- Các mô đun tính khuyếch tán – bình lƣu (MIKE 3 AD)
Với các bộ công cụ nhƣ trên, có thể nói bộ phần mềm MIKE có thể áp dụng để
mô hình hóa hầu hết các vấn đề liên quan đến thủy động lực và môi trƣờng biển.
Ngoài việc chạy riêng lẻ các mô đun nhƣ trên còn có thể chạy tích hợp các mô đun
trên để mô phỏng biến đổi hình thái (MIKE 21/3 Coupled model, MIKE Coastal area
mophological shell) hoặc mô phỏng phân tích phần tử, tràn dầu (MIKE 21/3 PA/OS).

2.3.1 Phƣơng pháp
Phƣơng pháp rời rạc hóa mô hình: Miền tính toán đƣợc rời rạc hóa sử dụng
phƣơng pháp thể tích hữu hạn (Finite volume method). Các phần tử có thể chia thành
phần tam giác hoặc phần tử tứ giác hoặc kết hợp cả hai loại phần tử (lƣới phi cấu trúcunstructured mesh).
Các hiện tƣợng vật lý đƣợc xét đến: Hiện tƣợng khô ƣớt (Flooding and drying),
quá trình bốc hơi - mƣa, áp suất gió - khí quyển, hiện tƣợng trao đổi nhiệt, sources sinks (nguồn bổ sung hay nguồn mất đi), các mô hình khép kín rối (Turbulence
closures), sức cản đáy, các ứng suất do sóng (Wave radiation stresses), các công
trình...
Từ phiên bản 2008, phần mềm MIKE đã tạo đƣợc lƣới phối hợp giữa ô lƣới
hình tam giác và ô lƣới hình chữ nhật với phiên bản FM (flexible mesh ). Điều này
giúp cho viềc tạo lƣới đựơc nhanh, mức độ linh họat cao hơn cho ngƣời sử dụng và do
đó tốc độ tính toán cũng đƣợc cải thiện đáng kể so với trƣớc.
2.3.2 Các điều kiện biên
Biên kín: Dòng chảy pháp tuyến tại các biên cứng (biên đất liền) đƣợc cho giá
trị bằng 0.

22


×