Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

bài tiểu luận MÔN VSANTTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.78 KB, 21 trang )

MÔN
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Câu 1: Phân loại và sử lý rác thải.
Phân loại – thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt
1. Phân loại rác tại nguồn
1.1. Phương pháp phân loại rác tại nguồn
Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia
đình.
Cách nhận biết như sau:
– Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên
sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái
cây,….
– Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế.
Rác tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại
như: giấy, các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng,…), các loại nhựa…. Còn
lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.


Bảng hướng dẫn phân loại rác tại nguồn
1.2. Vì sao phải phân loại rác tại nguồn
– Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho
chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng


thải ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận
chuyển, xử lý.
2. Phương pháp thu gom rác


– Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận
dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập
trung thành phân compost).
– Thu gom rác khó phân hủy
+ Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi
vải để bán lại cho cơ sở tái chế.
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ
được thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để
xe chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung
theo quy định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn
ở gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,….


Một số vật dụng chứa rác tại hộ gia đình
Xem các loại thùng đựng rác
3. Phương pháp xử lý rác thải
+ Chôn lấp hợp vệ sinh:
Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích và phủ đất lên (phun
hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ quy trình như sau:

Sơ đồ phân loại rác
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý
nước rỉ rác.
Đây công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát
triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn.
+ Thiêu đốt:
Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.1000C) để phân hủy rác. Ưu điểm nổi bật của
phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn lấp (xỉ, tro). Tuy
nhiên, chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao, phù hợp với các nước tiên

tiến, phát triển.


Các nước phát triển còn sử dụng nhà máy đốt rác để phát điện, biến rác thành
nhiên liệu có ích. Một số tỉnh thành ở nước ta đã áp dụng phương pháp đốt nhưng
chủ yếu là để xử lý rác thải nguy hại.
+ Chế biến phân compost: Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost
dùng trong nông nghiệp.
• Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được
tách ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân
compost cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao.
• Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành
phân compost ngay trong sân vườn.
Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ,
không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an
toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng,
nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.
Câu 2: Vệ sinh cá nhân , vệ sinh nơi làm việc bảo đảm nguyên tắc ATVSTP.
Vệ sinh lao động trong kinh doanh nhà hàng
Thực hành vệ sinh cá nhân tốt sẽ giúp cho người lao động khỏe mạnh và
phòng tránh lây nhiễm mầm bệnh sang thức ăn.
Trang phục phải sạch sẽ
Nhân viên cần phải tuân thủ việc giữ gìn vệ sinh cá nhân trong suốt thời gian làm
việc. Tất cả mọi người đều phải đội mũ trùm tóc khi chuẩn bị thức ăn trong nhà
bếp. Điều này sẽ tránh cho tóc không bị rơi vào thức ăn.
Giày


Giày không được để hở các ngón chân, đế giày phải là loại chống trơn trượt và
phải đeo tất.

Rửa tay thật sạch
Nhân viên trong nhà hàng phải rửa tay thật sạch với xà phòng dưới vòi nước chảy
bằng cách chà mạnh hai bàn tay và cánh tay với nhau ít nhất 20 giây sau đó rửa lại
bằng nước sạch. Nhân viên luôn phải chú ý giữ gìn sạch sẽ phần móng tay và kẽ
các ngón tay.
Nhân viên phải luôn cắt, giũa móng tay và giữ cho móng tay luôn sạch sẽ. Nhiều vi
khuẩn có thể xâm nhập vào những móng tay dài và như vậy có thể truyền sang
thức ăn khi chuẩn bị, nhiều lần như vậy thì sẽ khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Nhân viên nhà hàng phải rửa tay trong bồn rửa tay được lắp đặt 2 vòi nước nóng và
lạnh. Không được rửa tay trong bồn dùng để rửa thức ăn, bồn chuyên dụng để đổ
nước lau sàn hay để loại bỏ những chất lỏng tương tự.

Nhân viên phải rửa tay và cách tay ở những thời điểm sau đây:


– Sau khi chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể .
– Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
– Sau khi chăm sóc hay sờ mó vào vật nuôi.
– Sau khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn tay hoặc giấy dùng một lần, sau khi hút thuốc,
ăn uống.
– Ngay trước khi chuẩn bị thức ăn đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn không được
che đậy, những thiết bị và các dụng cụ đã được làm sạch.
– Trong suốt quá trình chuẩn bị thức ăn, rửa tay càng thường xuyên càng tốt để loại
bỏ vết bẩn, mầm bệnh và để ngăn chặn việc nhiễm khuẩn chéo khi thay đổi công
việc.
Nhân viên phục vụ thức ăn phải tuân thủ các quy tắc dưới đây để đảm bảo sự an
toàn và vệ sinh thực phẩm:
– Không nên chạm tay hoặc ngón tay lên tóc, mặt, mũi và miệng vì vi khuẩn sẽ dễ
dàng xâm nhập và di chuyển từ tay và ngón tay sang thức ăn.
– Sử dụng thìa, đũa, dĩa hoặc các dụng cụ khác để lấy thức ăn. Điều này sẽ giảm

thiểu việc tiếp xúc trực tiếp bằng tay và tránh lây nhiễm mầm bệnh sang thức ăn.
– Phải mặc quần áo chuyên dụng bên ngoài quần áo thường khi chuyển từ khu xử
lý thức ăn tươi sống sang khu vực thức ăn chín. Phải thay đổi quần áo chuyên dụng
khi chúng đã bị nhiễm bẩn.
– Các dụng cụ sạch hay bẩn đều phải được vệ sinh sạch sẽ cả phần đế để bảo vệ
người phục vụ và khách hàng khỏi vi khuẩn. Luôn giữ các thiết bị và dụng cụ hoạt
động tốt để phòng tránh vi khuẩn tích tụ ở những chỗ hỏng hóc.


– Nhân viên không được hút thuốc hoặc sử dụng thuốc dưới bất cứ hình thức nào
trong quá trình làm việc ở khu chuẩn bị và phục vụ thức ăn hoặc khi sử dụng các
dụng cụ hay thiết bị để phục vụ đồ ăn. Không được phép hút thuốc ở nơi bảo quản
thức ăn hay ở những khu vực nơi các dụng cụ đều được vệ sinh sạch sẽ và được
bảo quản.
– Không được phép làm việc trong bất cứ khu vực thực phẩm nào nếu người đó
đang nhiễm phải căn bệnh dễ lây truyền, khi bị mụn nhọt, có vết thương hở, lở loét
hoặc viêm đường hô hấp cấp. Bởi những người này có khả năng truyền mầm bệnh
sang thức ăn hoặc lây bệnh sang người khác. Trước khi nhận vào làm việc, nhân
viên phải có giấy xác nhận về sức khỏe từ bệnh viện. Chỉ những người khỏe mạnh
mới được phép tiếp xúc với thức ăn.
Bảo đảm Nguyên tắc ATVSTP
VỆ SINH NƠI LÀM VIỆC
Giữ vệ sinh nhà bếp:
Giờ ăn luôn là thời gian bận rộn nhất, và dĩ nhiên bạn không muốn bất kỳ ai bị tai
nạn trong khi làm bếp. Dưới đây là một vài cách để giảm thiểu tai nạn xảy ra:


Không vội vã hay chạy tứ tung trong bếp. Cho dù có phải phục vụ thực khách
trong thời gian ngắn tức thời đi nữa, thái độ điềm tĩnh không chỉ giúp thực hiện
mọi việc nhanh chóng, mà còn giúp ngăn chặn những tai nạn và tình trạng bừa bộn

không cần thiết.

Không nên để bếp hoạt động không kiểm soát vì có thể gây ra hoả hoạn. Tắt ga khi
không dùng bếp để tránh cháy nổ.

Không đặt các vật sắc nhọn hoặc nóng trong góc bếp hoặc chỗ khuất. Trong thời
gian phục vụ ăn uống, nhân viên nhà bếp có thể không đủ chú ý đến nguy hiểm
xung quanh. Những vật nguy hiểm như vậy phải được cất giữ ở nơi an toàn.


Sử dụng các thiết bị và đồ dùng thích hợp.

Đặt túi cứu thương và bình chữa cháy ở chỗ dễ thấy, dễ lấy nhất. Đảm bảo những
vật dụng này không bị quá hạn sử dụng.
Mỗi người có một vai trò khác nhau trong nhà bếp, chứ không riêng gì bếp trưởng.
Cảnh giác và kỷ luật không chỉ giúp phòng ngừa tai nạn, mà còn giữ gìn mạng
sống cho đồng nghiệp.
2. Thiết kế , bố trí khu vực sản xuất , chế biến bảo quản thực phẩm.
Có đủ diện tích để bố trí các khu vực của dây chuyền sản xuất thực phẩm và thuận
tiện cho việc vận chuyển thực phẩm;


Khu vực sản xuất không bị ngập nước, đọng nước;
Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;
Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất
độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.
Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất thiết kế
của cơ sở;
Bố trí quy trình sản xuất thực phẩm theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu
vào cho đến sản phẩm cuối cùng;

Các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sản xuất, sơ chế, chế biến;
khu vực đóng gói sản phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực
phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm,
vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được phân luồng riêng;
Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh; cống rãnh thoát
nước thải phải được che kín và vệ sinh khai thông thường xuyên;
Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực sản xuất thực phẩm.
3. KẾT CẤU NHÀ XƯỞNG
Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình
công nghệ sản xuất thực phẩm;
Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn, không
thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, ít bị bào mòn bởi các chất
tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng;
Trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, không bị rạn nứt, không bị
dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không
thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;
Cửa ra vào, cửa sổ bằng vật liệu chắc chắn, nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận
tiện cho việc làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.


Cầu thang, bậc thềm và các kệ làm bằng các vật liệu bền, không trơn, dễ làm vệ
sinh và bố trí ở vị trí thích hợp.
4. HỆ THỐNG THÔNG GIÓ:
a) Phù hợp với đặc thù sản xuất thực phẩm, bảo đảm thông thoáng cho các khu vực
của cơ sở, đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, dễ bảo dưỡng và làm vệ
sinh;
b) Hướng của hệ thống thông gió phải bảo đảm gió không được thổi từ khu vực
nhiễm bẩn sang khu vực sạch.
5. HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG:

a) Hệ thống chiếu sáng bảo đảm theo quy định để sản xuất, kiểm soát chất lượng
an toàn sản phẩm;
b) Các bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị
vỡ và bảo đảm các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.
6. HỆ THỐNG CUNG CẤP NƯỚC:
a) Có đủ nước để sản xuất thực phẩm và phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
(QCVN) về chất lượng nước ăn uống số 01:2009/BYT;
b) Có đủ nước để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số
02:2009/BYT;
c) Các nguồn nước trên phải được kiểm tra chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần
theo quy định.
7. HƠI NƯỚC VÀ KHÍ NÉN:
a) Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn,
không gây ô nhiễm cho thực phẩm;
b) Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng
với mục đích khác phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không
được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm.


8. Hệ thống xử lý chất thải, rác thải:
a) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư
hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy, có khoá trong các trường hợp cần thiết. Dụng cụ
chứa đựng chất thải nguy hiểm phải được thiết kế đặc biệt, dễ phân biệt, khi cần có
thể khoá để tránh ô nhiễm;
b) Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và xử lý chất thải đạt
các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. NHÀ VỆ SINH, KHU VỰC THAY ĐỒ BẢO HỘ LAO ĐỘNG:
a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà
vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; ít nhất phải có 01 (một) nhà

vệ sinh cho 25 người;
b) Hệ thống thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thổi từ khu vực nhà vệ
sinh sang khu vực sản xuất; hệ thống thoát nước phải dễ dàng loại bỏ chất thải và
bảo đảm vệ sinh. Có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn tại
khu vực nhà vệ sinh;
c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.
CÂU 3: SƠ CẤP CỨU
1. Bỏng
Bỏng do nhiều nguyên nhân: bàn là nóng, bô xe máy, cháy nổ bình ga, hỏa hoạn,
nước sôi, hơi nước nóng, điện, hóa chất sinh hoạt, bức xạ...
Khi bị bỏng, cần quan sát thật kỹ và tùy theo nguyên nhân mà xử trí. Nên lưu ý
trong những trường hợp phức tạp, phải bình tĩnh xem xét một cách tổng quát để
giúp đỡ nạn nhân tốt nhất và tránh việc mình trở thành nạn nhân. Đảm bảo hiện
trường an toàn cho người cấp cứu và nạn nhân, đặc biệt khi nguyên nhân bỏng là
do hóa chất, phóng xạ, cháy nổ...


Sau đó tiến hành sơ cứu theo thứ tự ưu tiên. Nếu nạn nhân có vấn đề về đường thở,
chấn thương cột sống, chảy máu cần phải tiến hành xử trí trước. Trường hợp nạn
nhân còn tỉnh, cần nhanh chóng uống bù nước.
Xử trí vết thương nhanh chóng, nhẹ nhàng tránh đau cho nạn nhân. Cách xử trí
bỏng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.
Ví dụ bỏng do nhiệt là loại hay gặp nhất, chiếm từ 60 đến 75% các loại bỏng,
nguyên nhân do lửa, nước sôi, tiếp xúc vật nóng. Công tác sơ cứu cần tiến hành
tuần tự các bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt như dập lửa, cởi bỏ
quần áo đang cháy hoặc ngấm nước sôi, tách nạn nhân khỏi vật nóng...
Bước 2: Việc sử dụng nước sạch để làm mát vùng bỏng chỉ có giá trị trong khoảng
30 phút đầu sau khi bị bỏng nên cần nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào
nước mát. Đây là biện pháp đơn giản nhưng khá quan trọng trong sơ cấp cứu bỏng

ban đầu. Nếu không thể ngâm cơ thể vào nước mát, có thể dùng cách dội nước mát
hoặc đắp khăn mát lên vùng bị bỏng, tiến hành khoảng 15 đến 20 phút. Nếu mùa
đông cần giữ ấm các phần khác của cơ thể.
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để điều trị.
Lưu ý: Da có xu hướng giữ nhiệt làm cho vết thương trở nên nặng nề hơn. Do
đó nguyên tắc quan trọng trong xử trí bỏng là làm mát ngay vùng da bị bỏng.
Không dùng nước quá lạnh hoặc đá chườm vào vết bỏng, không làm tổn thương
các nốt phỏng vì có nguy cơ gây nhiễm trùng về sau, không bôi kem hoặc chất
nhờn lên chỗ bỏng. Nếu bỏng mắt, không được dụi mắt. Không cần cố gắng lấy dị
vật ra khỏi chỗ bỏng.


Để phòng ngừa tai nạn bỏng, bác sĩ Đỗ Ngọc Chánh khuyên gia đình nên sắp xếp
các vật dụng trong bếp như: phích nước, nồi canh, cơm nóng ở những nơi an toàn
để tránh nguy cơ bị hỏa hoạn, cháy, nổ, điện giật; quản lý, sử dụng hóa chất sinh
hoạt, chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp đúng quy định, an toàn; để xa tầm tay trẻ
em và không để trẻ chơi những đồ dùng, hóa chất có nguy cơ gây bỏng.
2. Vết thương chảy máu
Nguyên nhân thường do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh
hoạt, các vật sắc nhọn đâm vào da, phần mềm, xương bị gãy đâm ra ngoài làm rách
da, phần mềm, rách, đứt mạch máu, dập nát chân tay...
Khi bị chấn thương này thường thấy những dấu hiệu sau: rách hoặc dập nát da,
phần mềm; máu chảy từ vết thương ra ngoài da... Dấu hiệu toàn thân: vã mồ hôi,
lạnh run, da xanh tái. Vết thương gây chảy máu, nếu mất máu nhiều sẽ dẫn đến
choáng/sốc, bất tỉnh, tử vong.
Nếu gặp vết thương đang chảy máu không có dị vật, ta tiến hành sơ cứu như sau:
- Đeo găng tay cao su, bọc nilon hay vật dụng thay thế (để tránh lây bệnh truyền
nhiễm từ bệnh nhân nếu có).
- Dùng gạc, vải sạch, ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu.
- Băng ép trực tiếp tại vết thương.

- Kê cao chân, ủ ấm để phòng choáng.
- Đỡ nạn nhân nằm (để đầu thấp) để làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương.
- Kiểm tra đầu chi sau khi băng.


- Nếu máu vẫn chảy thấm qua băng thì băng chồng lên bằng băng khác.
Đối với vết thương chảy máu có dị vật thì xử lý theo hướng dẫn sau:
- Không rút dị vật.
- Mang găng tay.
- Ép chặt mép vết thương.
- Chèn băng, gạc quanh dị vật và băng cố định (không băng trùm qua dị vật).
- Nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
Với loại vết thương dập nát, đứt chi thì tiến hành sơ cứu như sau:
- Garo cầm máu (quấn thật chặt) cách trên vết thương 3-5 cm.
- Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy.
- Cho nạn nhân nằm đầu thấp, chân cao.
- Ủ ấm cho nạn nhân.
- Ghi nhận rõ giờ làm garo. Cứ 15 phút lại nới lỏng garo khoảng vài giây.
- Đưa người bị nạn đến bệnh viện (để nạn nhân ở tư thế nằm, không nên vận
chuyển bằng xe máy).
Trong quá trình sơ cứu không nên: làm garo (xoắn chặt) nếu không phải là vết
thương dập nát hoặc đứt lìa, chảy nhiều máu; không nên vận chuyển nạn nhân đến
cơ sở y tế ngay mà nên sơ cứu tại chỗ trước để hạn chế thương tổn. Trong một số


trường hợp bất khả kháng, chỉ nên vận chuyển nạn nhân ra khỏi hiện trường khi
hiện trường không an toàn; không được tự ý rút dị vật trong vết thương ra ngoài.
3. Bong gân, trật khớp
Do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, giao thông, thể thao..., bộ phận bị thương có
những dấu hiệu như: đau, khó cử động, sưng, phù nề, bầm tím, biến dạng.

Các bước sơ cứu bong gân như sau:
- Hạn chế cử động chỗ bong gân.
- Băng, ép nhẹ vùng bong gân.
- Chườm đá vùng tổn thương
- Sau khi băng hỏi nạn nhân có tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng
phù hợp. Cần quan sát xem các đầu chi có tái nhợt không. Nếu có thì băng lỏng
hơn.
- Tập vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.
Đối với tai nạn trật khớp:
- Không cử động khớp bị trật.
- Chườm lạnh vùng tổn thương.
- Cố định khớp tư thế mà khớp đang ở vị trí sai lệch.
- Trật khớp vùng tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng chính
thân người làm trụ.


- Vật cố định nâng đỡ cho tay.
- Đưa nạn nhân đến bệnh viện
Cần lưu ý: Không nên thoa bóp dầu nóng và không nên cố gắng nắn khớp.
Câu 4 : Ngộ độc thực phẩm

1.

Nguyên nhân

Tình trạng bị ngộ độc thực phẩm thời hiện đại như ngày nay đang phổ biến ở
khắp nơi như: các khu nhà ăn tập thể, trường học, từ nông thôn đến các thành
thị đâu đâu cũng có thể xảy ra các vấn nạn ngộ độc thực phẩm, vậy nguyên
nhân chính do đâu,
1. Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vât: Vi sinh vật hiện diện ở khắp nơi xung

quanh chúng ta, chúng tác động rất nhiều đến cuộc sống của con người nhưng
da phần chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Sự hiện diện của vi
sinh vật trong thực phẩm có ảnh hưởng theo hai hướng: tích cực và tiêu cực.
Trong lĩnh vực thực phẩm vi sinh vật làm biến đổi tính chất hóa lý của thực
phẩm làm gia tăng hương vị, tính đa dạng cho sản phẩm,… Tuy nhiên nhiều vi
sinh vật gây bênh có thể nhiễm vào thực phẩm nếu không được kiểm soát chặc
chẻ, khi đó chúng sẽ gây ra những tình trạng ngộ độc mãn tính hay cấp tính cho
con người.
2. Ngộ độc thực phẩm do nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm chứa độc tố.
Nguyên liệu chủ yếu cho chế biến thực phẩm là thực vật và động vật. Nhiều


trường hợp thực vật và động vật được sử dụng trực tiếp không cần qua chế biến.
Môt số trong đó chứa chất độ. Các chất độc đó có thể bị phá hủy trong quá trình
chế biến, có thể tồn tại sau quá trình chế biến. Khi đó chúng sẽ gây ngộ độc cho
người tiêu dung.
3. Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm Có 2
nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi chất lượng thực phẩm trong quá trình
chế biến và bảo quản thực phẩm: do sự chuyển hóa của vi sinh vật, do sự
chuyển hóa hóa học xảy ra khong do các quá trình vi sinh vật.
4. Ngộ độc thực phẩm do các chất phụ gia Nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ
rủi ro khi cho chất phụ gia vào thực phẩm là không nhỏ. Biểu hiện của những
rủi ro đó như sau: rủi ro gián tiếp do qua tác động của các chất phụ gia lên thực
phẩm, rủi ro gian tiếp có thể gây ra do sự tạo thành các độc tố từ các phản ứng
có nhiều cơ chế khác nhau.
5. Ngộ độc thực phẩm do phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật Ngày càng có
nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học được sử dụng trong nông
nghiệp. các loại thuốc hóa học thường có hai tách động trái ngược:
– Thuốc tác động lên sâu bệnh
– Thuốc tác động xấu đến môi trường.

Nếu khả năng phân hủy của chúng trong thiên nhiên chậm thì tác động xấu của
chúng đến môi trường càng tăng. Nếu dư lượng của chúng trong thực phẩm vẫn
còn thì khi con người sử dụng sẽ có ảnh hường không tốt tùy vào mức độ khi ăn
phải.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng tránh khỏi bị nhiễm độc, nên thực hiện tốt 10 lời khuyên sau đây:.
1. Lựa chọn và mua thực phẩm ở nơi càng gần nhà càng tốt, nên chọn những con
vật (cá, tôm, gà vịt...) đang còn sống, cử động được. Với những thực phẩm đã giết


mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các
sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có
ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán... để làm các thủ tục pháp lý và đền
bù thỏa đáng.
.2. Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình.
Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch.
.3. Nếu sử dụng củ Sắn (khoai mì) , cần chú ý phòng ngừa ngộ độc xyanua, Hàm
lượng Xyanua cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách
tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh
nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi; Đối với
khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu.
.4. Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã
mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi
mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt
mà chuột, bọ, dán, ruồi...
.5. Luôn luôn rửa sạch tay thật kĩ trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh và
sau khi vuốt ve, chạm vào thú vật.
. 6. Nấu chín kĩ thức ăn trước khi ăn. Thịt phải chuyển sang màu nâu đỏ hoàn toàn,
tuyệt đối không ăn thịt còn màu đỏ hồng.
.

7. Các thực phẩm để dành, không để quá 4 giờ và phải hâm kỹ trước khi ăn.


.8. Cất giữ thịt và cá chưa chế biến trong bao kín và giữ trong đáy tủ lạnh; Giữ các
loại thực phẩm dễ ôi thiu dưới 50C (410F); Rửa rau quả dưới vòi nước chảy trước
khi ăn.
. 9. Không nên dùng lại đồ ăn thừa, nhất là khi chúng không được bảo quản vệ
sinh. Để tránh lãng phí, hãy mua và nấu vừa đủ. .
.10. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm quá hạn (date), có mùi vị lạ bất thường,
hoặc bị ôi thiu, nổi nấm mốc....



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×