Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bộ xây dựng trả lời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124 KB, 5 trang )

Bộ Xây dựng trả lời về việc làm rõ trách nhiệm của tư vấn giám sát khi xác nhận
các phụ lục nêu tại Thông tư số 06/2007/TT-BXD
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận được văn bản số 56/TT-CV
ngày 20/6/2008 của Trung tâm khoa học và triển khai kỹ thuật thủy lợi (thuộc Trường Đại học Thủy
lợi), địa chỉ Email () hỏi:
“Hiện nay Trung tâm chúng tôi đang tiến hành một số gói thầu Tư vấn giám sát Thi công Xây dựng trên
địa bàn cả nước. Chúng tôi hiểu nhiệm vụ của Tư vấn giám sát được quy định trong Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 và Nghị định 209/2004/NĐ-CP, bao gồm cả việc Tư vấn giám sát thi công và nghiệm thu.
Cụ thể: TVGS có trách nhiệm giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi
trường trong thi công xây dựng công trình. Có nghĩa là TVGS không giám sát về giá và không ký, đóng
dấu vào Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán.
Tuy nhiên sau khi Thông tư số 06/2007/TT-BXD về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng, trong
đó có các phụ lục 1 là: Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán; Phụ lục 2: Bảng xác định giá trị khối lượng
công việc hoàn thành theo hợp đồng; Phụ lục 3: Bảng xác định đơn giá điều chỉnh theo quy định của hợp
đồng; Phụ lục 4: Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng. Trong các phụ lục này ở
phần xác nhận ghi là đại diện Bên nhận thầu, đại diện Bên giao thầu hoặc đại diện Nhà tư vấn (nếu có).
Chúng tôi hiểu nhà thầu tư vấn ở các phụ lục ở các phụ lục trên là đơn vị tư vấn thẩm định giá, không
thuộc nhiệm vụ của đơn vị tư vấn giám sát thi công. Nhưng hiện nay rất nhiều Chủ đầu tư hiểu ngược lại.
Vì vậy xin quý Cục giúp chúng tôi hiểu rõ vấn đề này”. Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về
chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ thực hiện theo các quy định nêu tại khoản 2
Điều 90 Luật Xây dựng, trong đó có nghĩa vụ “Thực hiện công việc giám sát theo đúng hợp đồng đã ký
kết”.
Nếu nội dung hợp đồng chỉ thỏa thuận thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Luật Xây dựng là
“Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải được thực hiện để theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối
lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình ” thì nhà thầu tư
vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm ký xác nhận khối lượng đã thực hiện và khối lượng phát
sinh do nhà thầu thi công xây dựng thực hiện. Nhà thầu tư vấn không xác nhận giá trị (tiền) của các khối
lượng trong các biên bản nêu tại Phụ lục số 2 và Phụ lục số 4 của Thông tư 06/2007/TT-BXD.
Nếu nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện, năng lực nêu tại Điều 18 của Nghị định
99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và trong hợp đồng có


giao - nhận công việc kiểm tra định mức, đơn giá, giá thành thì có trách nhiệm ký xác nhận vào các biên
bản nêu tại Phụ lục số 1, Phụ lục số 2, Phụ lục số 3 và Phụ lục số 4 của Thông tư 06/2007/TT-BXD.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Bộ Xây dựng trả lời về biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây
dựng, giai đoạn thi công xây dựng
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân Nguyễn Việt Ái, địa chỉ Email
() hỏi:
“1. Trong khi làm hồ sơ hoàn thành giai đoạn xây dựng một hạng mục tôi có thấy có biên bản đề tên là
"biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn hạng mục xây dựng" vậy "biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn
hạng mục xây dựng" trên có phải là biên bản "Nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai
đoạn thi công xây dựng" theo phụ lục 5A ban hành kèm theo nghị định số 209/2004/NĐ-CP không?
2. Hiện tại trong mục thành phần tham gia nghiệm thu "biên bản nghiệm thu chuyển giai đoạn" chúng tôi
có 4 thành phần ký gồm có "Chủ đầu tư", "Giám sát thi công xây dựng", "Ban điều hành" và "Đơn vị thi
công". Vậy các thành phần như trên có đúng với quy định hiện nay không?”. Sau khi nghiên cứu, Cục
Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/0024 của Chính phủ
về quản lý chất lượng công trình xây dựng thì Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu bộ phận
công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng kịp thời sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà
thầu thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 5a,
5b và 5c của Nghị định này.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 2 Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng thì mẫu biên bản nghiệm thu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng nêu tại các
Phụ lục số 2, 3, 4a, 4b, 5a, 5b, 5c, 6, 7 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP đều được hủy bỏ.
Sau khi Nghị định 49/2008/NĐ-CP có hiệu lực, chủ đầu tư có thể tự soạn thảo các mẫu biên bản nghiệm
thu mới hoặc sử dụng các mẫu biên bản nghiệm thu được quy định trong các tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu hoặc trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhưng phải bảo đảm các nội dung được
quy định tại các khoản 2, 3, 5, 6, 7 Điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP.



Như vậy, theo các quy định nêu trên thì khi nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành thì chủ đầu tư phải
lập Biên bản nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng để cho
phép nhà thầu thi công xây dựng được chuyển giai đoạn xây dựng.
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu hoàn thành bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
đã được quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
Các thành phần tham gia nghiệm thu công việc, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công
trình và công trình hoàn thành đã được Bộ Xây dựng hướng dẫn tại trang web của Bộ Xây dựng ngày
14/11/2007 với địa chỉ: />Do không biết hình thức hợp đồng xây dựng và mô hình quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây
dựng nên không thể trả lời cụ thể về các thành phần trực tiếp nghiệm thu giai đoạn mà bạn hỏi. Nhưng có
điều chắc chắn là đã có nhà thầu giám sát thi công xây dựng thì không cần có chủ đầu tư cùng tham gia
nghiệm thu. Bạn hãy cho biết tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của Ban điều hành để nhận được câu
trả lời chính xác. Nhưng nếu là Ban điều hành của nhiều nhà thầu thì bạn cần hiểu rằng, Ban này không
phải là một pháp nhân đầy đủ theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình
xây dựng đã nhận được câu hỏi của công dân, địa chỉ Email () hỏi: “Trong nghị
định 209/2004/NĐ-CP, Điều 24 khoản 1 mục (d): "Tài liệu viện dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây
dựng" được hiểu như thế nào là đúng?”. Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất
lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
1. Mục d khoản 1 Điều 24 của Nghị định 209/2004/NĐ-CP quy định một trong những căn cứ để nghiệm
thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình và có nội dung: “Tài liệu chỉ dẫn kỹ
thuật kèm theo hợp đồng xây dựng”; bạn đọc viết: “Tài liệu viện dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây
dựng” là chưa chính xác.
2. Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng ở đây được hiểu là những yêu cầu kỹ thuật hay
điều kiện kỹ thuật chỉ dẫn trong hợp đồng được hai bên A và B cùng chấp thuận để phục vụ công tác
nghiệm thu các đối tượng nghiệm thu.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Bộ Xây dựng trả lời về chi phí Ban quản lý dự án
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công

dân, địa chỉ Email () hỏi: “Cơ quan tôi là Ban quản lý dự án Sở NN &
PTNT Bạc Liêu. Hiện nay khi lập và thẩm định dự toán thì đang còn chưa thống nhất phần chi phí
Ban QLDA. Vậy Chi phí Ban quản lý dự án (gồm các chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản
lý dự án) và chi phí tư vấn quản lý dự án (thuộc mục chi phí tư vấn đầu tư xây dựng), hai chi phí
này là một hay hai loại chi phí khác nhau. Nếu hai chi phí này khác nhau thì chi phí tư vấn quản lý
dự án là thực hiện những công việc gì? Và hiện nay chi phí tư vấn quản lý dự án chưa có định
mức để áp dụng vậy muốn tính dựa vào đâu? Tạm tính để đưa vào thì cách thanh toán”. Sau khi
nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn
chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử
dụng, bao gồm các khoản mục chi phí quy định chi tiết ở mục 1.1.4 Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày
25/7/2007 của Bộ Xây dựng. Chi phí này có thể tham khảo hướng dẫn tại văn bản số 1751/BXD-VP ngày
14/8/2007 của Bộ Xây dựng để xác định.
Trường hợp, ban quản lý dự án không đủ năng lực để thực hiện các công việc quản lý dự án thì có thể
thuê đơn vị hoặc cá nhân thực hiện tư vấn quản lý dự án. Chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định
bằng dự toán lập trên cơ sở phạm vi, nội dung công việc quản lý dự án do tư vấn thực hiện, số lượng
chuyên gia, thời gian thực hiện của chuyên gia tư vấn, chế độ tiền lượng và các chế độ chính sách theo
quy định hiện hành (tham khảo hướng dẫn trong Phụ lục của văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007
của Bộ Xây dựng).
Vụ Kinh tế Xây dựng
Bộ Xây dựng trả lời một số vấn đề về bù giá vật liệu và định mức thi công công
trình đấu thầu, chỉ định thầu
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công
dân Hoàng Minh Trung, địa chỉ Email () hỏi: “- Đối với cách tính bù giá vật
liệu theo hướng dẫn của Thông tư 09/2008/TT - BXD và văn bản số 1551/BXD-KTXD ngày
01/08/2008 thì cước vận chuyển vật liệu từ nơi sản xuất (nơi bán) đến chân công trường có được
xem như giá thành của vật liệu và được bù chi phí này không? Vì trong kết cầu khi tính giá thành
chi phí vật liệu = giá vật liệu nơi sản xuất (nơi bán) + cước vận chuyển đến chân công trường. Vì



biểu cước này ban hành từ năm 2004 đến nay dù qua nhiều năm giá nhiên liệu, nhân công, máy
tăng nhưng không được điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể:
Khi chúng tôi đấu thầu và ký hợp đồng thi công gói thầu thì áp dụng biểu cước vận chuyển theo QĐ số
2963/2004/QĐ-UB ngày 18/10/2004 của UBND tỉnh; Ví dụ: cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô đối với
hàng bậc 1, đường loại 5, cự ly 10Km là 4.228 đồng/Tấn.Km. Đến nay gói thầu thực hiện chưa xong (vẫn
đảm bảo tiến độ theo hợp đồng) và một số gói thầu mới triển khai thi công. Ngày 10/06/2008 UBND tỉnh
ra QĐ số 937/2008/QĐ-UBND và có hiệu lực từ ngày 20/06/2008 thay thế QĐ số 2963/2004/QĐ-UB ngày
18/10/2004; Ví dụ tương tự như trên: cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô đối với hàng bậc 1, đường
loại 5, cự ly 10Km là 6.760 đồng/Tấn.Km. Vậy những khối lượng công việc thực hiện từ thời điểm QĐ số
937/2008/QĐ-UBND có hiệu lực thì có được tính bù chênh lệch cước vận chuyển hay không? Nếu được
tính bù thì phương pháp tình bù như thế nào?
- Về định mức trong hồ sơ dự thầu giá thanh toán và bù giá: Theo hồ sơ dự thầu trong hạng mục thi công
mặt đường đá dăm tiêu chuẩn lớp trên dày 12cm, phía trên láng nhựa tiêu chuẩn 4,5kg/m2. Khi tính toán
dự thầu cho hạng mục này chúng tôi áp dụng định mức có SHĐM: AD.21113 “Làm mặt đường đá dăm
nước lớp trên dày 12cm” và bỏ lớp cát bảo vệ mặt đường (vì phía trên còn lớp láng nhựa). Với định mức
dự thầu như trên tổ chấm thầu, chủ đầu tư và người quyết định đầu tư chấp thuận công ty chúng tôi trúng
thầu. Hiện tại hạng mục này chưa thi công nhưng cơ quan kiểm toán kiểm tra và đề nghị bỏ lớp đá 0,5x1
với số lượng 0,59m3/100m2 mặt đường và trừ tiền của vật liệu này trong đơn giá trúng thầu vì cho rằng
trong hồ sơ dự toán nhà thầu thiết kế tính thiếu loại đá 0,5x1 nên trong hồ sơ đấu thầu cũng không được
tính (Công ty chúng tôi khi dự thầu không hề biết dự toán do nhà thầu thiết kế tính theo định mức nào,
đúng hay sai mà chỉ căn cứ vào khối lượng mời thầu và tiêu chuẩn kỹ thuật thi công theo hướng dẫn của
hồ sơ mời thầu để lập định mức). Vậy yêu cầu của cơ quan kiểm toán có đúng không? Dựa trên cơ sở
nào, tiêu chuẩn kỹ thuật nào để bỏ lớp đá này, nếu khi thi công nhà thầu bỏ lớp đá này thì ai chịu trách
nhiệm khi kết cấu này bị hư hỏng?
Đối với các định mức để tính ra khối lượng vật liệu, nhiên liệu để tính bù giá thì áp dụng định mức theo
kết quả trúng thầu trong hồ sơ dự thầu hay tính theo định mức trong hồ sơ dự toán thiết kế được duyệt.
Nếu định mức trong dự toán thiết kế tính sai thì phải điều chỉnh như thế nào? Những vấn đề nêu trên
không thể hiện trong hợp đồng thi công.
- Theo Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng
sản. Vậy khi lập dự toán, thanh toán công trình có sử dụng đất để đắp thì có được phép cộng thêm chi

phí bảo vệ môi trường vào chi phí đào xúc đất để đắp không? Vì hiện tại khi lấy đất các vị trí nằm gần
công trình để đắp thì địa phương bắt buộc phải nộp các loại chi phí như tài nguyên, môi trường… từ 3.000
- 5.000đ/m3 mới cho phép lấy đất. Nhưng trong định mức và hồ sơ dự toán không hề tính chi phí này cho
nhà thầu”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Điều chỉnh giá theo hướng dẫn của Thông tư số 09/2008/TT-BXD và văn bản số 1551/BXD-KTXD là điều
chỉnh giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đến hiện trường xây lắp (Giá đến hiện trường xây lắp bao gồm
cả cước phí vận chuyển). Vận dụng chi phí vận chuyển để tính giá đến hiện trường xây lắp như thế nào
cần phải xem trong Quyết định số 937/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Việc tính chi phí vận chuyển (nếu
có) do hai bên tính toán, Nhà nước không ban hành giá cước vận chuyển. Trường hợp, tỉnh ban hành giá
cước vận chuyển để áp dụng trong địa bàn tỉnh, nếu có vướng mắc đề nghị bạn hỏi cơ quan ban hành để
được giải đáp.
Nếu đơn vị thi công chào giá theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của hồ sơ mời thầu và đã trúng
thầu thì cơ quan kiểm toán không thể loại bỏ phần khối lượng và đơn giá do thiết kế tính sai. Nhà thầu thi
công phải đảm bảo công tác thi công có chất lượng, không phải chịu trách nhiệm giảm trừ khối lượng và
đơn giá do đơn vị thiết kế tính sai. Dự toán bổ sung do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu được tính
theo khối lượng nguyên, nhiên, vật liệu trong định mức của dự toán thiết kế. Chủ đầu tư và Nhà thầu căn
cứ dự toán bổ sung được duyệt, nội dung hợp đồng đã ký kết để điều chỉnh giá hợp đồng.
Thuế tài nguyên được tính vào dự toán của phần khai thác đất. Thuế tài nguyên sẽ được tính vào giá vật
liệu trong dự toán xây dựng công trình (theo m 3 đất khai thác), Nhà thầu có trách nhiệm nộp khoản thuế
này cho Nhà nước khi khai thác đất.
Vụ Kinh tế Xây dựng
Bộ Xây dựng trả lời về việc lập dự toán chi phí giám sát khảo sát địa chất công
trình
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công
dân Đặng Đình Lân, địa chỉ Email () hỏi: “Đơn vị chúng tôi đang làm hố sơ
nhận thầu khảo sát địa chất công trình - Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng Quy Nhơn,
Bình Định. Dự toán khảo sát là 100 triệu đồng VN, Bên giao thầu là TT Chỉnh hình và phục hồi
chức năng không giám sát mà muốn thuê một đơn vị tư vấn khác giám sát công tác khảo sát. Vậy
để tính được dự toán chi phí giám sát khảo sát địa chất công trình này là bao nhiêu thì áp dụng



theo hệ số nào để tính hay áp dụng theo công văn hướng dẫn nào?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh
tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Chi phí tư vấn giám sát công tác khảo sát được xác định bằng cách lập dự toán chi phí (tham khảo
hướng dẫn trong Phụ lục của văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng). Bộ Xây dựng
không quy định định mức chi phí cho công việc tư vấn này.
Vụ Kinh tế Xây dựng
Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh nhân công - máy theo Thông tư 03/2008/TTBXD, điều chỉnh giá vật liệu xây dựng theo Thông tư 09/2008/TT-BXD và Công văn
1551/BXD-KTXD
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công
dân Trần Thành, địa chỉ Email () hỏi: “- Công trình trúng thầu (có giảm thầu
theo tỷ lệ %), khi điều chỉnh nhân công - máy theo Thông tư 03/2008/TT-BXD có giảm theo tỷ lệ %
dự thầu thầu hay không? Đơn giá nhân công - máy khi điều chỉnh căn cứ vào đơn giá dự toán
được duyệt hay đơn giá trúng thầu để tính?
- Theo Công văn 1551/BXD-KTXD hướng dẫn: "Giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại
thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng, dự toán gói thầu được duyệt hoặc giá
vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (trường hợp đấu thầu) đối với hợp đồng được ký kết từ
năm 2007, hoặc giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006, ... đối với hợp đồng được ký kết trước năm
2007". Vậy:
+ Giá trong dự toán gói thầu được duyệt chỉ áp dụng cho công trình chỉ định thầu hay áp dụng cho cả
công trình đấu thầu?
+ Khi tính giá trị chênh lệch giá vật liệu chỉ lấy giá vật liệu trong hợp đồng để làm cơ sở hay lấy giá vật liệu
trong hợp đồng và dự toán gói thầu được duyệt để làm cơ sở so sánh, tính toán hay lấy giá vật liệu xây
dựng trong hợp đồng và dự toán gói thầu được duyệt và giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở
thầu (trường hợp đấu thầu) đối với hợp đồng được ký kết từ năm 2007 (hoặc giá vật liệu tại thời điểm
tháng 12/2006, ... đối với hợp đồng được ký kết trước năm 2007) để làm cơ sở so sánh, tính toán?”. Sau
khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD trên cơ sở dự toán được
duyệt. Quá trình thanh toán, quyết toán phải căn cứ theo nội dung hợp đồng kinh tế đã ký kết. Trường
hợp trong hợp đồng kinh tế có phần giảm giá thì khi lập dự toán bổ sung cũng phải giảm trừ giá trị giảm

giá theo tỷ lệ tương ứng.
Về tính giá trị chênh lệch giá vật liệu theo Công văn số 1551/BXD-KTXD:
Đối với hợp đồng có hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định, thì được điều
chỉnh theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng. Khi điều chỉnh giá
và hợp đồng xây dựng theo quy định tại Thông tư này, thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá
vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng.
Trường hợp giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu do Liên sở thông báo thì giá trị
chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu do Liên sở
thông báo ở thời điểm tương ứng, thời điểm tương ứng chia làm hai trường hợp:
+ Đối với hợp đồng ký trước năm 2007: thì giá vật liệu ở thời điểm tương ứng là giá vật liệu tại thời điểm
tháng 12/2006 hoặc quý IV/2006 (nếu không có giá tháng 12/2006);
+ Đối với hợp đồng ký từ năm 2007: thì giá vật liệu ở thời điểm tương ứng là giá trong dự toán gói thầu
được duyệt (đối với gói thầu thực hiện theo hình thức chỉ định thầu) hoặc giá vật liệu theo thông báo giá
tại thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu (đối với gói thầu thực hiện theo hình thức đấu thầu).
Giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên
Sở thông báo, công bố hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với
mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình.
Vụ Kinh tế Xây dựng
Bộ Xây dựng trả lời về giá trị chênh lệch giá vật liệu
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của Công
ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng & Kinh doanh Nhà ĐăkLăk, địa chỉ Email () hỏi:
“Dự toán công trình lập quý 3/2005 và được mở thầu tháng 06/2006, khởi công tháng 10/2006 và
đến ngày 28/8/2008 vẫn đang thi công (nhà thầu không chậm tiến độ thi công). Nhưng theo Thông
tư 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 và Công văn hướng dẫn số 1551/BXD-KTXD ngày 01/8/2008 của
Bộ Xây dựng thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so
với giá vật liệu nào (giá vật liệu của nhà nước công bố tại thời điểm nào, giá vật liệu dự toán được
duyệt, giá vật liệu hồ sơ dự thầu)”. Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Đối với hợp đồng có hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định, thì được điều
chỉnh theo quy định tại Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng. Khi điều chỉnh giá



và hợp đồng xây dựng theo quy định tại Thông tư này, thì giá trị chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá
vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng.
Trường hợp giá vật liệu xây dựng ghi trong hợp đồng thấp hơn giá vật liệu do Liên sở thông báo thì giá trị
chênh lệch giá vật liệu là chênh lệch giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu do Liên sở
thông báo ở thời điểm tương ứng. Đối với hợp đồng ký trước năm 2007, thì giá vật liệu ở thời điểm tương
ứng là giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 hoặc quý IV/2006 (nếu không có giá tháng 12/2006).
Giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh là giá vật liệu tại thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành do Liên
Sở thông báo, công bố hoặc theo hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với
mặt bằng giá thị trường nơi xây dựng công trình.
Vụ Kinh tế Xây dựng
Điều kiện hành nghề "Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng"
được quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đã nhận
được câu hỏi của Bà Trần Thanh Thư (quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) làm việc tại một công ty
kiểm định xây dựng muốn biết công ty của bà có nhu cầu bổ sung ngành nghề "công nhận sự phù
hợp về chất lượng công trình xây dựng" thì cần chứng chỉ hành nghề nào? Sau khi nghiên cứu,
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 hướng dẫn việc kiểm
tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công
trình xây dựng quy định tại Khoản 8, Điều 1 của Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính
phủ. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2005/TT-BXD ngày 14/7/2005.
Theo quy định tại Khoản 2, Mục III của Thông tư số 16/2008/TT-BXD, tổ chức chứng nhận sự phù hợp về
chất lượng công trình xây dựng là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề một trong các lĩnh vực thiết kế
xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định chất lượng công trình xây dựng hoặc chứng nhận sự
phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Trường hợp công ty của bà Thư có chức năng hành nghề kiểm định chất lượng công trình xây dựng thì
có thể thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng nếu đáp ứng các yêu cầu về
điều kiện năng lực và yêu cầu về tính độc lập, khách quan trong việc thực hiện chứng nhận sự phù hợp
về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Điểm a và b Khoản 2 Thông tư này.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Bộ Xây dựng trả lời về việc điều chỉnh dự toán theo Thông tư 16/2005/TT-BXD
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Kinh tế Xây dựng đã nhận được câu hỏi của công
dân Lê Hải Việt, địa chỉ Email () hỏi: “Khi đấu thầu thì dự toán của chúng tôi
được lập theo Thông tư 09/2000/TT-BXD. Vậy khi điều chỉnh chi phí nhân công và máy thi công
theo Thông tư 16/2005/TT-BXD thì dự toán điều chỉnh bổ sung trên có phải lập lại theo Thông tư
04/2005/TT-BXD không (khối lượng thi công từ thời điểm TT 04 có hiệu lực) hay điều chỉnh trên cơ
cấu dự toán của đơn giá trúng thầu (theo Thông tư 09/2000/TT-BXD)?”. Sau khi nghiên cứu, Vụ
Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 của Bộ Xây dựng là Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự
toán chi phí xây dựng công trình do điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. Vì vậy, khi điều chỉnh dự toán
theo Thông tư số 16/2005/TT-BXD vẫn giữ nguyên phương pháp xác định dự toán như dự toán được
duyệt (theo Thông tư số 09/2000/TT-BXD).
Vụ Kinh tế Xây dựng



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×