Tải bản đầy đủ (.pptx) (13 trang)

Bay truyen thong mang xa hoi social MEdia trap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.53 KB, 13 trang )

“BẪY TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI”
The Social Media Trap

MỒI “LỢN” NHỬ “CHUỘT” SẬP BẪY

By : Sao Hồng Notes


Sự kiện Trang Hạ tự dưng lên TOP TREND Việt nam tuần
10/3 đến 15/3


Nguyên nhân nào?



Một tờ báo (điện tử) mới ra… ràng đã “copy and paste” một bài báo cũ cách
đây 3 năm về một đề tài cũ rích với tiêu đề giật gân mà làm xôn xao mạng xã
hội Facebook mấy ngày liền. Chỉ có thể gọi đó là “bẫy truyền thông mạng xã
hội” (The Social Media Trap). 


The Social Media Trap là gì?






“Bẫy truyền thông mạng xã hội” (The Social Media Trap) được thế giới bàn luận
khoảng dăm năm trở lại đây. Gọi là bẫy, vì nhiều người tham gia mạng xã hội bị


dẫn dắt vào những câu chuyện giật gân; những cuộc tranh luận vô bổ miên man
về hành vi,ngôn từ, sự kiện được cho là “nóng” và “gây sốc” mà chẳng đi đến
đâu; đích cuối chưa biết khi nào kết thúc; nó làm lệch nội dung cái thông tin gốc
ban đầu,...
Mạng xã hội với tốc độ tương tác và phạm vi giao thoa đa dạng rộng lớn, người
chơi từ thông thái đến ngây thơ rất dễ bị “xỏ mũi” bằng những cái “trap” như
bẫy… chuột. Từ chuột cống già đời, chuột nhắt trắng tinh nhỏ nhoi ngây thơ hay
chuột lang có bộ lông tam sắc dễ thương đều có thể bị… sập bẫy như chơi.
Giới truyền thông cũng lợi dung xu thế đó để tạo ra những cái “bẫy” dẫn dắt dư
luận. Hay để khỏa lấp những vấn đề nóng hổi khác của thế sự và xã hội.


CASE STUDY ĐiỂN HÌNH



Ví như chuyện nhà văn Trang Hạ đối thoại với đạo diễn Lê Hoàng. Từ một
chương trình TV về bình đẳng giới, 3 năm sau lại biến thành sự kiện “đàn ông…
con lợn” và thu hút sự quan tâm của cộng đồng “Vietnamese Facebookers” mấy
ngày liền. Đó đích thị là một điển hình về sập “bẫy truyền thông mạng xã hội”.



Nguồn gốc câu chuyện








Trung tuần tháng 12 năm 2012, Chương trình “Mỗi Tuần Một Chuyện” (1) phát sóng 
VTV, anh Lê Hoàng đối thoại với chị Trang Hạ về “bình đẳng giới” và sự chia sẻ việc… rửa
bát của đàn ông với vợ (MC là Thảo Vân). Tập MTMC này, cũng được tvplus.vn  đưa lên 
youtube (13/1/2013). Sau đó, cả hai "Nhà" đều có những bài viết tiếp về đề tài này
đăng trên các báo. Giới truyền thông coi đó là “cuộc chiến rửa bát” và một vài trang
mạng đã “bắt” được những con chữ “gây sốc” của Trang Hạ và lấy đó làm tít bài báo:
"ĐÀN ÔNG ~....~ CON LƠN".
Thực ra, câu ví “đàn ông – con lợn” mà Trang Hạ nói là mượn ý kiến của nhân vật phụ
nữ trong MỘT câu chuyên cùng đề tài trên một tạp chí nước ngoài (Playboys, khi tranh
cãi với chồng về việc nhà).
Câu chuyện bình đẳng giới đã diễn ra cách đây 3 năm. Rất nhiều trang báo, blogs, đua
theo câu chuyện. Nhiều bài viết đứng đắn nhưng cũng có những bài viết câu viêu (view)
với những cái tít giật gân, ngôn từ nổi giận của người viết.
Những tưởng đã trôi về quá khứ trong dòng thác thông tin thời đại số. Bây giờ lại được
“copy and past” để làm mồi nhử như một cái “bẫy chuột” trên mạng xã hội (Facebook) ở
Việt Nam. Sở dĩ bẫy có tác dụng là nhờ mồi nhử với cái tít có… “đàn ông... con lợn”.  


AI ĐÃ GIĂNG BẪY ?





Qua tìm hiểu nguồn gốc thì cái tít “đàn ông ... con lợn” ("
Trang Hạ: Đàn ông về nhà chỉ có ăn - tắm - ngủ thì khác gì con lợn") hồi đó
đăng sớm nhất trên báo Trí Thức Trẻ (bài phỏng vấn của Mai Phương với Trang
Hạ, đăng 11/01/2013; Trước đó là bài “
Lê Hoàng - Trang Hạ tranh luận nảy lửa chuyện "đàn ông rửa bát", 10/01/2015

). Rất nhiều trang mạng và blog đăng lại, trong đó có ‘aFamily’ (12/01/2013). 
Cũng như những bài viết của các báo khác quanh chủ đề này, nền tảng bài báo
là cuộc trao đổi về “bình đẳng giới” của Lê Hoàng và Trang Hạ phát trong 
Mỗi Tuần Một Chuyện. 


Khơi lại chủ đề - Retrends




Sau 3 năm, khơi lại chủ đề bằng cách đăng lại bài từ ‘aFamily’và link sang
Facebook là báo điện tử “Một Thế Giới”, 11/3/2015 (4).
Trí Thức Trẻ (2)  không để chế độ bình luận. Sau gần 3 năm, bài gốc của TTT
cũng chỉ có 6 người like và dẫn link sang Facebook. Cũng ngần ấy thời gian, ‘
aFamily’có 42 bình luận trực tiếp và có 10.638 người thích, khi được chia sẻ trên
FB (3). Thế nhưng, sau 3 năm, 
MTG đăng lại, mới 3 ngày mà đã có tới 99 bình luận trực tiếp và 37 bình luận trê
n trang FanPage MTG. Và có tới 34.888 người thích
. Hiệu ứng này có được là nhờ MTG có trang FanPage với trên Facebook (born on
November 03 2014 và đã có hơn 51.820 người like, đến 13/3/2015).


Chủ nhân của nó?





MộtThế Giới là tờ báo điện tử mới toe (GP số 261/GP-Bộ 4T, cấp ngày

11/7/2013), ra đời sau “cuộc chiến rửa bát”... 7 tháng. Việc đăng lại bài cũ của
người khác, từ một trang thứ hai,  y như là “ra đường nhặt cánh hoa rơi,…  cũ
người mới ta”. Thế mà thành công mới lạ chứ.
“Copy and Paste”, không ghi tác giả là ai (chắc không biết bài gốc) mà tạo ra hiệu
ứng cao gấp vạn lần với Tri Thức Trẻ, nhờ dẫn link sang Facebook.. Cộng đồng
Facebookers vào cuộc và bị dẫn dắt sa đà làm lệch xa nội dung và mục đích của
câu chuyện “bình đẳng giới” ban đầu. 
Đó chính là…“bẫy truyền thông mạng xã hội” (“The Social Media Trap”)…Thế là
mọi người…sập bẫy và bị dẫn dắt cho đến hôm nay!


AI ĐÃ SẬP BẪY?






Xét theo khía cạnh truyền thông, một bài báo cũ, đề tài không mới, “copy and paste” và
không biết bài gốc từ đâu,.. mà gây hiệu ứng truyền thông cao, dẫn dắt người đọc đi xa chủ
đề ban đầu,… vì “mồi” giật gân, như thế được coi là chiêu tận dụng “bẫy truyền thông xã
hội”. 
Mồi nhử trong cái bẫy này là cụm đại từ “đàn ông – con lợn” của cái tít bài báo. Người giăng
bẫy biết một cái tít như thế sẽ gây tự ái cho “một bộ phận không nhỏ”. Về giới tính, giống
đàn ông Việt, chiếm 51% dân số. Mạng xã hội ít ra cũng có tỷ lệ tương đương hoặc có khi
hơn.
Người sập bẫy, dĩ nhiên là các facebookers, từ thông thái đến ngây thơ đều sập bẫy. Cho đến
hôm nay, vẫn có người treo status về câu chuyện “đàn ông – con lợn” và đã vượt ra ngoài
phạm vi “bình đẳng giới” ! Thậm chí lan sang cả hội họa và các diễn đàn mang tính comedy.
Cũng có những người vốn có bản tính nhạy cảm (cả nghề nghiệp lẫn về chính trị) đã biết và

cảnh báo vấn đề này (như nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Quốc Dũng (DzungArt Nguyễn) hay anh
Dũng Mai,… )


MỤC ĐÍCH GIĂNG BẪY








Khi mà những vấn đề kinh tế, xã hội và tình hình biển đông đang nóng lên sau mùa lễ hội. Xăng, điện, nước đều tăng giá;
tai nạn giao thông, phí thuế đều tăng; bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, bao nhiêu là vấn đề đang là mối quan tâm của
người dân và doanh nghiệp. Ngoài biển Đông Trung Quốc vẫn đẩy nhanh tốc độ xây dựng và thực hiện chính sách bành
trướng, tuyên truyền,.. Đến những chính khách, chính phủ Mỹ, Ấn và cả Pháp bên trời Âu cũng quan tâm,…
Tại sao không tạo nên diễn đàn tranh luận lại đi quan tâm một câu chuyện cũ và sa vào cái bẫy..“con lợn – đàn ông”??

Người ta có thể nghi ngờ mục đích giăng bẫy và dẫn dắt dư luận mạng xã hội của ai đó theo định hướng quên đi những
vấn đề thời sự thiết thực của đời sống chính trị xã hội kinh tế hiện tại.
Cũng có thể đây là một cái bẫy được giăng ra chỉ để dùng cho một tiểu luận hay một nghiên cứu về xu hướng, đặc tính,…
truyền thông mạng xã hội của một sinh viên hoặc một nghiên cứu sinh báo chí tư tưởng nào đó,..
Vậy, dù mục đích của họ là gì thì cộng đồng cũng chớ nên sa đà vào cái bẫy như những con chuột say mồi !
Mình chẳng dám khuyên ai, nhưng qua câu chuyện “đàn ông – con lợn” mình sẽ cảnh giác hơn để đừng tự biến mình
thành… con chuột nhanh nhảu, hiếu động, ham mồi mà dễ sập bẫy!
He he…

• 13/3/2015
• Sao Hồng Notes



Chú thích






(1) -  />(2) - 
/>(3) - 
/>hi-khac-gi-con-lon-2013011102362723.chn
(4) - 
/>





Học về sáng tạo Digital Media
Đào tạo Seo Google
Content marketing
Các khóa Giáo dục truyền thông



×