Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CHỦ ĐỀ SÔNG NGÒI VIỆT NAM ĐỊA LÝ LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ
SÔNG NGÒI VIỆT NAM
( 2 tiết)
I. LÍ DO LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ:
1. Đây là một nội dung cơ bản nằm trong chương trình SGK Địa lí 8.
2. Chủ đề thiết thực, gần gũi với các em học sinh trong cuộc sống. Qua học tập
chủ đề các em không những nắm bắt được các đặc điểm của sông ngòi Việt Nam
đồng thời thấy được giá trị của sông ngòi trong cuộc sống và những nguyên nhân,
hậu quả của tình trạng ô nhiễm sông ngòi ở nước ta. Từ đó có thái độ và hành động
đúng đắn góp phần bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như
đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm…và sử dụng các phương tiện dạy học hiện
đại như máy chiếu, máy tính, các thông tin khai thác từ Interet…
4. Phát triển được năng lực tự học, giải quyết vấn đề, làm vệc theo nhóm…và
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
II. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam: mạng lưới sông, hướng
chảy, chế độ nước, lượng phù sa
- Nắm được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi Việt Nam đối với đời
sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông. Nêu và giải thích được
sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ
- Biết được một số hệ thống sông lớn ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được bản đồ hệ thống sông ngòi Việt Nam để trình bày đặc điểm
chung của sông ngòi Việt Nam.
- Sử dụng được bản đồ để trình bày các hệ thống sông lớn ở nước ta.
- Phân tích được bảng số liệu, bảng thống kê về các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ đồng thời có những hành động, việc
làm cụ thể đối với sự trong sạch của các dòng sông, bảo vệ nguồn nước và môi trường.



4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung: tư duy, khám phá, làm việc theo nhóm, giao tiếp…
- Năng lực riêng: Phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu; phân tích các mối
quan hệ nhân quả, tư duy tổng hợp…
III. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông.
3. Các hệ thống sông lớn.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp thảo luận nhóm, sử dụng bản đồ, lược đồ, đàm thoại, giải quyết vấn đề,
động não, giảng giải.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn.
V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bản đồ Sông ngòi Việt Nam. Atlat địa lí VN. Các tư liệu tham khảo.
- HS : SGK; Vở ghi; Atlat địa lí VN; Tập bản đồ; sưu tầm tranh ảnh về thủy lợi, thủy điện,
du lịch sông nước và ô nhiễm sông ngòi ở Việt Nam.
VI. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
1. Bảng mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành
Chủ đề

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
- Trình bày được - Giải thích - Sử dụng bản đồ - Đánh giá
đặc điểm chung được các đặc để trình bày đặc được

thực


Sông ngòi của sông ngòi điểm
chung điểm chung của trạng sông ngòi
Việt Nam Việt Nam. Biết của sông ngòi sông ngòi nước ta của nước ta và
được một số hệ Việt Nam.
thống sông lớn -

Giải

và của các

thích thống sông lớn.

hệ của địa phương
em. Từ đó đưa


của nước ta.

được sự khác - Phân tích bảng ra những giải

- Nhận biết được nhau về chế độ số

liệu,

bảng pháp

khắc

giá trị của sông nước, về mùa thống kê về sông phục.
ngòi đối với đời lũ

sống và sản xuất.

của

sông ngòi.

ngòi Bắc Bộ, - Vẽ biểu đồ phân
Trung Bộ và bố
Nam Bộ.

lưu

lượng

trong năm ở một
địa điểm cụ thể.

Những năng lực có thể hướng tới:
(1) Năng lực chung: năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo, giải quyết vấn đề, sử dụng
ngôn ngữ, tự quản lí
(2) Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng
hình vẽ - mô hình, sử dụng số liệu thống kê .
2. Câu hỏi và bài tập

Lược đồ các hệ thống sông lớn ở Việt Nam

1. Câu hỏi nhận biết
Quan sát H.33.1 SGK, cho biết đặc điểm mạng lưới sông ngòi nước ta?



2. Câu hỏi thông hiểu
Bảng 33.1. MÙA LŨ TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12
Các sông ở Bắc Bộ
+
+
++ +
+
Các sông ở Trung bộ
+
+
++ +
Các sông ở Nam bộ
+
+
+
++ +
Ghi chú: + Tháng lũ; ++ tháng lũ cao nhất.
Dựa vào bảng 33.1 cho biết lũ trên các lưu vực sông có trùng nhau không? Tại sao?
3. Câu hỏi vận dụng.

Cho bảng số liệu (Lưu lượng bình quân tháng m3/s)
Tháng
Chỉ số
Lưu lượng
(m3/s)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


1318

1100

914

1071

1893

4692

7986

9246

6690

4122

2813

1746

Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây
(sông Hồng) từ đó rút ra nhận xét về chế độ nước của sông Hồng.
4. Câu hỏi vận dụng cao.
“Sông ngòi ở địa phương đang bị ô nhiễm”. Em hãy cho biết nguyên nhân và giải
pháp khắc phục?


VII. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP

Tuần 30
Tiết 39

Ngày soạn: 11/ 3/ 2016
Ngày dạy: 22/ 3/ 2016
*Hoạt động 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI NƯỚC TA

* Hoạt động 1a: Khởi động 5'
1. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS
2. Nội dung:
- Những hiểu biết của HS về sông ngòi
3. Hình thức: Cá nhân
GV chiếu một số hình ảnh kèm theo câu hỏi:
? Sông gì đỏ nặng phù sa.
? Sông gì lại hóa được ra chín rồng.
? Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời.
? Sông nào nơi ấy sóng trào
Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn.
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV vào bài: Các em thân mến, hình ảnh các dòng sông đã trở nên rất đỗi quen thuộc
trong tiềm thức của mỗi chúng ta, gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc. Dòng nước
khi vơi, khi đầy theo sát mùa khô và mùa mưa mang lại cho ta bao nguồn lợi lớn. Song có


lúc sông ngòi cũng gây ra những tai hoạ cướp đi của cải, sinh mạng của rất nhiều người.
Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sông ngòi trên đất nước mình.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1b: Tìm hiểu đặc điểm chung của sông

ngòi Việt Nam (15’)
1. Mục tiêu: Nêu và giải thích được đặc điểm chung của
sông ngòi Việt Nam
2. Nội dung: đặc điểm của sông ngòi Việt Nam
3. Hình thức : Cá nhân/ cặp
- GV chiếu, HS quan sát hình 33.1.Lược đồ các hệ .....
- GV: QS lược đồ, em có nhận xét gì về đặc điểm mạng
lưới và sự phân bố sông ngòi ở nước ta?
- HS nêu, GV kết hợp ghi bảng.
- HS đọc đoạn văn a), GV khái quát.
- GV: Bình quân 1km2 đất đai có khoảng 1km sông và dọc bờ

Kiến thức cơ bản
1. Đặc điểm chung:
a. Nước ta có mạng lưới
sông ngòi dày đặc, phân
bố rộng khắp trên cả
nước:
- Phần lớn: sông nhỏ,
ngắn và dốc.

biển cứ 20km lại có một cửa sông đổ ra. Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn
đến Cà Mau phải vượt qua khoảng trên 1400 cây cầu khác nhau.

- GV: Vì sao nước ta có rất nhiều sông ngòi? Vì sao
phần lớn lại các sông nhỏ, ngắn và dốc?
- HS: gợi ý: Khí hậu mưa nhiều, lãnh thổ hẹp ngang, địa
hình nhiều đồi núi, nằm sát biển.
- GV: Địa hình nước ta có mấy hướng chính? Điều đó có
ảnh hưởng như thế nào đến hướng chảy của sông ngòi

nước ta?
- HS nêu, GV kết hợp ghi bảng.
- GV: Kể tên các sông lớn chảy theo hai hướng đó?
- HS kể tên, chỉ vị trí một số sông trên bản đồ.
- GV và HS nhận xét bổ sung.
- GV: Ngoài ra còn có một số sông chảy theo hướng
khác: sông Kì Cùng (ĐN-TB), Đồng Nai (ĐB-TN), Xêxan (Đ-T).
- GV: Chế độ nước sông ngòi nước ta chia làm mấy
mùa? Cho biết lượng nước sông trong mỗi mùa?
- HS nêu, GV kết hợp ghi bảng.
- GV: Giải thích vì sao chế độ nước sông ngòi nước ta
chia thành hai mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt? (Khí
hậu có 2 mùa rõ rệt).
- GV: Đặc điểm chế độ nước như vậy đã gây ra những
khó khăn gì cho sản xuất và đời sống của nhân dân ta?
- HS nêu, GV chiếu ảnh minh hoạ.
- HS làm việc theo cặp (bàn): Thảo luận với bạn đẻ trả
lời câu hỏi
1) Dựa vào bảng 33.1, cho biết mùa lũ trên các sông có
trùng nhau không? Giải thích vì sao có sự khác biệt ấy?

b. Hướng chảy: theo hai
hướng chính là tây bắc –
đông nam và vòng cung:

c. Chế độ nước: theo
mùa: mùa lũ và mùa cạn
khác nhau rõ rệt.
- Mùa lũ: 70-80% lượng
nước, mùa cạn: ít nước.



2) Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để
khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt.
- GV hướng dẫn làm việc: ghi ngắn gọn, chính xác.
- HS thảo luận.
- Tổng kết:
+ Các nhóm đổi phiếu, đại diện một nhóm trình bày kết
quả, các nhóm khác bổ sung.
+ GV chiếu kết quả. HS đánh giá cho điểm. GV thu
phiếu nhận xét, đánh giá, động viên các nhóm làm việc
tích cực.
- GV: Sông ngòi nước ta có lượng phù sa như thế nào?
Em hãy nêu số liệu để chứng minh?
- HS nêu, chứng minh.
- GV bổ sung: S.Hồng: 120 triệu tấn.
S.Cửu Long: 70 triệu tấn
- GV: Có em nào biết, vì sao sông ngòi nước ta có lượng
phù sa lớn như vậy không?
(Gợi ý: + Địa hình nhiều đồi núi, độ dốc lớn.
+ Lượng mưa lớn tập trung vào một mùa.
+ Lãnh thổ nước ta nằm ở hạ lưu các sông lớn.
- GV: Hàm lượng phù sa lớn có tác động như thế nào tới
thiên nhiên và đời sống cư dân ở ĐBSH và ĐBSCL?
+ Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng...
+ Ảnh hưởng đến tập quán canh tác SX nông nghiệp.
+ Lấp đầy các cửa sông, cản trở giao thông….
- GV bổ sung:
+ ĐBSCL mỗi năm mở rộng ra phía biển khoảng 80m,
ĐBSH: 120m. Nhà thờ Phát Diệm.....

- GV KL chung: Như vậy sông ngòi nước ta có bốn đặc
điểm chung, có quan hệ chặt chẽ và chịu sự chi phối sâu
sắc của các yếu tố khí hậu, địa hình.... và sông ngòi
mang đặc trưng sông ngòi của miền nhiệt đới gió mùa.
* Hoạt động 1c: Tìm hiểu giá trị của sông ngòi (10’)
1. Mục tiêu: hiểu được những thuận lợi và khó khăn do
sông ngòi nước ta mang lại.
2. Nội dung: giá trị của sông ngòi Việt Nam
3. Hình thức: Trò chơi vận động chạy tiếp sức
- GV: Theo em sông ngòi nước ta có những giá trị gì?
- GV chia lớp thành 2 đội, cử đội trưởng điều hành.
- Hướng dẫn: HS thay nhau, mỗi em lên bảng chỉ viết 1
giá trị, sau đó về chỗ cho đến khi hết thời gian. Đội nào
có nhiều kết quả đúng hơn, đội đó giành chiến thắng.
- GV kết luận, tuyên dương động viên các đội.
- GV: Các dòng sông còn là sợi dây liên kết, tạo dựng

d. Sông ngòi nước ta có
lượng phù sa lớn:
+ Hàm lượng phù sa lớn:
trung bình 232g/m3
+ Tổng lượng phù sa:
200 triệu tấn/năm.

2. Khai thác kinh tế và
bảo vệ các dòng sông:
a. Giá trị của sông ngòi:

- Giá trị lớn về nhiều mặt
+ Kinh tế.

+ Đời sống sinh hoạt.
+ Môi trường:


tình hữu nghị, đoàn kết giao lưu hợp tác quốc tế: Các
nước tiểu vùng sông Mê Kông.
- GV: QS hình 33.2: đập thuỷ điện Hoà Bình nằm trên
sông nào? Vai trò, tác dụng?
- HS: Thuỷ điện, giảm lũ, dự trữ nước, thuỷ sản, du lịch.
- GV: Chiếu hình giới thiệu một số hồ lớn. Chúng nằm
trên những dòng sông nào?
- HS nêu tên sông.
- GV: Đây là một trong những một trong nhiều biện
pháp khai thác tổng hợp các dòng chảy ở nước ta.
* Hoạt động 1d: Tìm hiểu thực trạng của sông ngòi. 10’
1. Mục tiêu: hiểu được thực trạng của sông ngòi.
2. Nội dung: nguyên nhân làm cho sông ngòi bị ô nhiễm,
hậu quả và biện pháp bảo vệ.
3. Hình thức: cá nhân
- GV: chiếu một số bức ảnh ô nhiễm sông ngòi.
- HS: Các bức ảnh có chủ đề chung là gì?
- GV: Những biểu hiện nào cho thấy điều đó?
- GV: Dựa vào SGK và hiểu biết thực tế, theo em có
những nguyên nhân nào dẫn đến sự ô nhiễm các dòng
sông ở nước ta hiện nay?
- HS nêu một số nguyên nhân chính.
- GV: Hậu quả của ô nhiễm sông ngòi đối với cảnh quan
tự nhiên và đời sống của chúng ta?
- HS nêu một số hậu quả.
- GV: Sông ngòi ở địa phương em hiện nay có bị có ô nhiễm

không? Do nguyên nhân chủ yếu nào? Nêu ví dụ cụ thể.
- HS nêu, HS bổ sung.
- GV: Chiếu một số hình ảnh ô nhiễm nguồn nước sông
ngòi ở địa phương.
- GV: Vậy để các dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta
cần phải làm gì?
- HS nêu, HS khác bổ sung.
- GV: Là học sinh, em sẽ làm gì để tham gia bảo vệ các
dòng sông ở địa phương em?
- HS nêu suy nghĩ của bản thân.

b. Sông ngòi nước ta
đang bị ô nhiễm::
* Nguyên nhân:
- Mất rừng, lũ lụt.
- Hoá chất độc hại, nước
và rác thải (chưa qua xử
lí) trong sản xuất và sinh
hoạt.
- Đánh bắt thủy sản bằng
hoá chất, chất nổ, điện.

* Biện pháp bảo vệ:
- Bảo vệ rừng đầu nguồn
- Tích cực phòng chống
lũ lụt.
- Xử lí tốt chất thải.
- Khai thác hợp lí các
nguồn lợi sông ngòi.
- ...


* Hoạt động 1e: Tổng kết và hướng dẫn học tập 5'
1. Tổng kết: 4'
- Du lịch qua màn ảnh nhỏ. HS xem đoạn băng, chuẩn bị một bài thu hoạch nhỏ.
+ Chúng ta vừa đi du lịch qua những dòng sông nào?
+ Em thấy có những hoạt động kinh tế, đời sống nào diễn ra trên các dòng sông?
- KNS: Các em có biết bơi không?
- GV tổng kết bằng bản đồ tư duy:


- Hướng dẫn làm bài tập 3 SGK.
+ Xác định dạng biểu đồ: Đường biểu diễn (đồ thị)
+ Các bước tiến hành: Dựng hệ trục toạ độ, trục đứng: thang giá trị dòng chảy (m3/s),
trục ngang thể hiện các tháng trong năm, đặt tên biểu đồ.
+ Lưu ý: các điểm đánh dấu giá trị lượng chảy các tháng phải đặt ở giữa khoảng cách
mỗi tháng.
2. Hướng dẫn: 1'
- Học bài cũ nắm vững kiến thức trọng tâm.
- Làm bài tập số 3 (SGK- trang 120)
- Những đặc điểm chung nào chứng tỏ rằng: Sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt
đới gió mùa?
- Sưu tầm thêm tranh ảnh về các nhà máy thủy điện.
- Chuẩn bị bài: “Các hệ thống sông lớn ở nước ta”.

Tuần 30
Tiết 40

Ngày soạn: 11/ 3/ 2016
Ngày dạy: 23/ 3/ 2016


*Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
* Hoạt động 2a: Khởi động 5'
1. Mục tiêu: Kiểm tra việc nắm kiến thức, kĩ năng của HS
2. Nội dung: Kiến thức của hoạt động 1
3. Hình thức: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi
? Trình bày đặc điểm sông ngòi nước ta? Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước
khác nhau rõ rệt?


? Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ ở địa phương em?
Để bảo vệ sự trong sạch cho các dòng sông theo em cần phải làm gì?
- HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 2b: Xác định các hệ thống sông lớn của
nước ta. (10’)
1.Mục tiêu: Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ.
2. Nội dung: Xác định các hệ thống sông lớn của nước ta
3. Hình thức: Cá nhân
- GV nêu yêu cầu
? Em hãy cho biết thế nào là hệ thống sông lớn?
(Diện tích lưu vực trên 10.000km2 )
? Dựa vào bảng 34.1sgk và bản đồ hệ thống sông ngòi,
em hãy xác định 9 hệ thống sông lớn của Việt Nam theo
thứ tự từ Bắc vào Nam?
- HS xác định, GV chuẩn xác kiến thức.
? Ngoài ra còn một số hệ thống sông nhỏ phân bố ở
đâu? Cho ví dụ?
? Địa phương em có con sông lớn nào? Thuộc hệ thống

sông gì?
* Hoạt động 2c: Tìm hiểu đặc điểm các hệ thống
sông lớn của nước ta. 15’
1.Mục tiêu: hiểu được đặc điểm các hệ thống sông lớn
của nước ta.
2. Nội dung: các hệ thống sông lớn của nước ta và đặc
điểm của từng hệ thống sông.
3. Hình thức: nhóm
- GV cho học sinh thảo luận nhóm. Cả lớp chia làm 6
nhóm, 2 nhóm thảo luận một miền theo các ý:
+ Tên các hệ thống sông lớn của vùng
+ Đặc điểm: Chiều dài, hình dạng, chế độ nước (tháng
nào lũ, cạn)
+ Giải thích chế độ nước của sông.
Nhóm 1, 2: Nghiên cứu sông ngòi Bắc Bộ
Nhóm 3, 4: Nghiên cứu sông ngòi Trung Bộ.
Nhóm 5, 6: Nghiên cứu sông ngòi Nam Bộ
- Sau khi học sinh thảo luận xong trong 5', GV gọi đại
diện của các nhóm lên báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nội dung cơ bản
1. Sông ngòi nước ta
phân hoá đa dạng
- Gồm 9 hệ thống sông
lớn.
- Còn lại là các hệ thống
sông nhỏ và rời rạc nằm
dọc ven biển Quảng

Ninh và Trung Bộ nước
ta.
- Chia làm 3 miền:
Sông ngòi Bắc Bộ
Sông ngòi Trung Bộ
Sông ngòi Nam Bộ


Bắc Bộ
Các hệ Sông Hồng, sông Thái
thống Bình, Bằng Giang, Kì
sông Cùng, sông Mã....
- Sông có dạng hình nan
quạt.
Đặc - Chế độ nước thất thường.
điểm - Lũ kéo dài 5 tháng (T6
-> T10), cao nhất T8. Lũ
lên nhanh, kéo dài.

Trung Bộ
sông Cả, sông Thu
Bồn,
sông
Đà
Rằng...
- Ngắn dốc
- Lũ lên nhanh và
đột ngột.
- Lũ tập trung cao
vào tháng 9 đến

tháng 12

Nam Bộ
sông Đồng Nai,
sông Cửu Long....
- Lượng nước lớn, lòng
sông rộng và sâu, ảnh
hưởng thuỷ triều mạnh.
- Chế độ nước điều hoà
hơn 2 miền trên.
- Lũ từ T7→ T11.

* Hoạt động 2d: Tìm hiểu vấn đề sống chung với lũ. 9’ 2. Vấn đề sống chung với
1.Mục tiêu: biết cách phòng tránh và sống chung với lũ lũ:
- Đồng bằng sông Hồng:
của nhân dân.
2. Nội dung: Giải thích được một số đặc điểm nổi bật + Đắp đê lớn.
+ Tiêu lũ theo nhánh vào ô
của một số hệ thống sông nước ta; biết được khó
trũng.
khăn và lợi thế do lũ mang lại cũng như cách phòng + Bơm nước từ đồng ruộng
tránh.
ra sông......
3. Hình thức: Cá nhân
- Đồng bằng sông Cửu
? Hệ thống sông Hồng gồm 3 sông chính hợp lưu ở Long:
gần Việt Trì. Em hãy tìm trên H33.1 vùng hợp lưu + Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ
của 3 con sông trên?
+ Tiêu lũ ra vùng biển phía
? Em hãy cho biết vì sao sông ngòi ở Trung Bộ lại có Tây, qua các kênh rạch nhỏ.

đặc điểm nổi bật như vậy? Tìm trên bản đồ một số + Làm nhà nổi, làng nổi.
sông lớn ở Trung Bộ nước ta?
+ Xây dựng nơi cư trú ở các
? Em hãy cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua lãnh vùng đất cao
thổ nước ta có tên chung là gì? Tên của các sông + Dự báo chính xác và sử
nhánh đó, đổ ra cửa biển bằng những cửa nào?
dụng hợp lý nguồn lợi sông
Học sinh lên chỉ trên bản đồ. GV chuẩn xác.
Mê Công.
? Dựa vào vốn hiểu biết hãy cho biết khi sống chung
với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long có những thuận
lợi và thiệt hại gì? Nêu một số biện pháp phòng lũ
hiện nay ở hai đồng bằng lớn của nước ta?
( - Thuận lợi: thau chua rửa mặn, bồi đắp phù sa tự
nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng, cung cấp nguồn
thủy sản lớn…
- Khó khăn: gây ngập lụt ở diện rộng; phá hoại mùa
màng, tài sản và tính mạng của con người; gây dịch
bệnh…)
HS trả lời, GVnhận xét, tóm tắt.
* Hoạt động 2e: Tổng kết và hướng dẫn học tập.
1. Tổng kết: 5’
- HS lên bảng xác định vị trí và nêu đặc điểm chính của sông ngòi 3 miền nước ta...


? Giải thích vì sao sông ngòi ở 3 miền lại có sự khác nhau như vậy?
- Làm bài tập 2 &3 sgk trang 123
2. Hướng dẫn học tập: 1'
- Học sinh học bài kết hợp với các câu hỏi sgk và thực tế.
- Hoàn thành các bài tập trong TBĐ.

- Chuẩn bị bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn VN
+ Ôn lại kiến thức về sông ngòi nước ta
+ Chuẩn bị: bút chì, thước kẻ, màu
TRƯỜNG

THCS
HIỆP HÒA

THCS
BẠCH ĐẰNG

DUYỆT CỦA
BAN GIÁM HIỆU

DUYỆT CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN



×