Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài 21 “ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc mĩ và chính quyền sài gòn ở miền nam (1954 1965)” lớp 12, trường THPT” để n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151 KB, 16 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn phát triển và
truyền bá tri thức nhân loại. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện
nay, trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển giáo dục và đào
tạo, được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường
quốc tế và sự thành đạt của mỗi ngươi trong cuộc sống. Chính vì vậy, chính phủ
và nhân dân đánh giá cao vai trò của giáo dục và đào tạo, coi Giáo dục là quốc
sách hàng đầu và tiến hành cải cách Giáo dục.
Thực hiện chủ trương đổi mới Giáo dục và Đào tạo của Đảng, nhà nước,
dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của bộ giáo dục và Đào tạo, trong năm học 2010 –
2011, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa quán triệt sâu sắc hơn nữa việc đổi
mới phương pháp dạy học và phát động sâu rộng phong trào “Mỗi thầy cô giáo là
một tấm gương tự học, tự sáng tạo”
Thực hiện sự chỉ đạo của phòng THPT mà trực tiếp là đồng chí chuyên
viên phụ trách môn Lịch sử thì đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng
giảm kênh chữ, tăng kênh hình cho học sinh tiếp cận với nguồn sử liệu gốc, giảm
bớt phần lịch sử quân sự, tăng phần lịch sử kinh tế văn hóa...đặt ra yêu cầu phải
đổi mới phương pháp dạy học môn, từ “ thầy nói trò nghe” ( phương pháp thuyết
trình ) sang phương pháp “ thầy và trò cùng làm việc”, đa dạng hóa loại hình dạy
học, đòi hỏi bắt buộc phải có đồ dùng trực quan.
Để công tác thực hiện chương trình, sách giáo khoa Lịch Sử THPT mới
cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở các trường THPT tỉnh
Thanh Hóa thuận lợi và có kết quả tốt, tôi chọn nội dung “ Sử dụng đồ dùng
trực quan theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy Bài 21 “
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 12, trường THPT” để nghiên
cứu.
2 . LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

1




Năm 2002 nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản bộ sách “ Hướng dẫn sử
dụng kênh hình trong sách giáo khoa Lịch Sử THPT” nhưng chưa được triển
khai rộng rãi, không phải giáo viên dạy lịch sử nào cũng có bộ sách này. Bên
cạnh đó việc sử dụng bộ sách này cũng chỉ đáp ứng được một phần của viêc sử
dụng đồ dùng trực quan vì sách chỉ hướng dẫn khai thác kênh hình trong sách
giáo khoa còn các loại đồ dùng trực quan khác thì bộ sách này chưa đề cập đến.
Với đề tài này người viết hy vọng sẽ giải quyết một cách toàn diện vấn đề
sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy một bài cụ thể “Bài 21 – Xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài
Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 12, trường THPT.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1 mục đích:
Cung cấp tư liệu về thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lich sử ở Trường THPT. Đưa ra một số giải pháp phục vụ cho việc sử dụng đồ
dùng trực quan theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
học“Bài 21 – Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 12, trường
THPT.
3.2 Nhiệm vụ:
Hoàn thiện hệ thống lí luận của vấn đề: “Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Bài 21, “Xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền
Nam (1954-1965)” lớp 12, trường THPT.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHAM VI NGHIÊN CỨU.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết bị dạy học môn lịch sử 12, Kế hoạch tập
huấn đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT mới của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.

- Nhóm cốt cán bộ môn Lịch sử THPT tỉnh Thanh Hóa.
2


- Học sinh THPT Nguyễn Mộng Tuân
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về đối tượng: bài Bài 21 “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 12,
trường THPT.
- Về không gian: địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài kết hợp tất cả các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp điều tra
khảo sát, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp tường thuật miêu tả.phương pháp đối chiếu, phân tích, giải thích,
phương pháp logic, phương pháp quy nạp...Trong đó đặc biệt coi trọng phương
pháp miêu tả, phương pháp tường thuật, phương pháp logic, phương pháp diễn
giải, phương pháp kể chuyện.

3


B. NỘI DUNG
1. CÁC LOẠI ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG
VIỆC DẠY BÀI NÀY.
- Hệ thống các kênh hình trong sách giáo khoa:
+ Hình 57: Đồng bào Hà Nội dẫn bộ đội vào tiếp quản Thủ đô
+ Hình 58: Nông dân được chia ruộng đất trong cải cách ruộng đất
+ Hình 59: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm công trình thủy nông Bắc – Hưng
– Hải (1958)
+ Hình 60: Thanh niên xung phong tham gia khôi phục đường sắt Hà Nội

– Mục Nam Quan (1957
+ Hình 61: Lược đồ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam
+ Hình 62: Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ duyệt một đơn vị vũ trang giải
phóng miền Nam Việt Nam
+ Hình 63: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
+ Hình 64: Toàn cảnh khu gang thép Thái Nguyên.
+ Hình 65: Thanh niên miền Bắc nô nức tham gia phong trào “Ba sẵn
sàng”
+ Hình 66: Chiến thuật “ trực thăng vận” của Mĩ.
+ Hình 67: Phá “ấp chiến lược”, khiêng nhà về nơi ở cũ.
+ Hình 68: “Đội quân tóc dài”
2. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG.
2.1. Hình 57: Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quoản Thủ đô.
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục I – Tình hình nước ta sau Hiệp
định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.
2.1.2. Nội dung cần nắm.
Theo kế hoạch đã định, ngày 8-10-1954,các đơn vị quân đội nhân dân Việt
Nam chia làm nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Chiều ngày 9-10 - 1954
quân đội ta tập kết ở các cửa ô thành phố. Sáng ngày 10-10-1954, các đơn vị
quân đội, trong đó có các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô - những người con tám
năm trước thề “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đã trở về Hà Nội trong đoàn
quân chiến thắng. “ Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về”.
4


Trong ảnh là đoàn xe cơ giới, xuất phát từ Bạch Mai lúc 9 giờ 30 phút, qua
phố Huế, 11 giờ 15 phút đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đông
Xuân, rẽ sang cửa Bắc và tiến vào thành Hà Nội lúc 13 giờ 15 phút.. Nhìn trong
hình ảnh ấy, nhân dân Thủ đô đứng bên đường rất đông, nhưng rất trật tự, vẫy cờ
hoa đón trào bộ đội, nhìn khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ phấn khởi,hồ hởi. Trên

chiếc ô tô có gắn dải lụa đỏ ở mui trước xe, đầu xe gắn lá cờ đỏ sao vàng. Các
chiến sĩ trên xe ai cũng nở nụ cười sung sướng, hân hoan vẫy trào nhân dân.
Không khí thật trang nghiêm, xúc động nhưng cũng thật sôi động, vui tươi mà
không có ngòi bút nào tả xiết. Đó là niềm vui của một dân tộc, một quân đội vừa
chiến thắng kẻ thù xâm lược sau 9 năm kháng chiến trường kì gian khổ.
Khi bộ đội tiếp quản các khu phố, công nhân và thanh niên tự vệ các khu
đã cùng bộ đội, công an được phân vào Hà Nội từ chiều hôm trước, giữ gìn an
ninh trật tự. Đến 4 giờ chiều, tên lính cuối cùng của quân Pháp rút hết sang phía
Bắc cầu Long Biên, đến 4 giờ 30 phút, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát Hà Nội.
Chiều 10 - 10 - 1954, mấy chục vạn nhân dân Hà Nội đã trang nghiêm dự
lễ trào cờ do ủy ban quân chính thành phố tổ chức.
Thật là một ngày vui lớn, ngày vui hội nghộ của những người con chiến thắng,
của một dân tộc đã chiến thắng.
2.1.3 Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:
Sưu tầm các tài liệu nói về ngày giải phóng Thủ đô, các tác phẩm thơ văn,
các bài hát, các bản nhạc viết về ngày giải phóng Thủ đô.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bước 1: Tổ chức học sinh quan sát sách gióa khoa.
- Giáo viên có thể tổ chức học sinh quan sát bức ảnh này trong SGK
- Nếu trường có đèn chiếu thì dùng đèn chiếu phóng to bức ảnh lên phông
để cả lớp thuận tiện, tập chung theo dõi.
- Cũng có thể quét, phóng ảnh ra khổ lớn.
Bước hai: Giáo viên nêu các nội dung gợi mở vè bức ảnh.
Bước ba: GV tổ chức học sinh kết hợp với tài liệu tham khảo để miêu tả thật sinh
động.
5


Bước bốn: ẩío viên bổ sung và chốt lại theo nội dung trên.

2.2. Hình 59 – Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng
(7-1960).
Bức ảnh này sử dụng để dạy mục II, ý 3 – Cải tạo quan hệ sản xuất, bước
đầu phát triển kinh tế – văn hóa (1958-1960).
2.2.1. Nội dung cần nắm.
Từ ngày 7 đến ngày 15-7-1960 diễn ra kì họp thứ nhất của Quốc hội kháo
II. Quốc hội đã bầu Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch nước, Tôn Đức Thắng giữ
chức Phó Chủ tịch nước, Trường Chinh giữ chức Chủ Tịch ủy ban thường vụ
Quốc hội, Phạm Văn Đồng giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội bầu hội
đồng Quốc phòng, cử Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tránh án
Tòa án nhân dân tối cao.
Trong kì họp, sau khi quốc hội công bố kết quả bầu cử, Bác Hồ và Bác
Tôn đã đứng dậy bắt tay nhau rất thắm thiết, nhìn nhau rất trìu mến, đầy vẻ thân
thiện và cảm thông. ánh mắt của cả hai vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch đều toát lên
vẻ ân cần thân tình như hai anh em ruột xa nhau lâu ngay gặp lại, tay bắt , mặt
mừng.cả hai vị lãnh tụ đều ăn mặc giản dị nhưng rất lichjm sự. Phía sau là các
đại biểu Quốc hội cũng đứng cả dạy, vỗ tay hoan hô không ngơt, tỏ vẻ rất hài
lòng về sự sáng suốt và đồng lòng của tất cả các vị đại biểu Quốc hội, những đại
biểu ưu tú của nhân dân, đã chọn ra được những người có tài có đức đứng ra
gánh vác công việc đất nước.
Bức ảnh trên còn thể hiện tình đoàn kết Bắc - Nam. Bắc – Nam là anh em
ruột thịt, là con một nhà. Bác Tôn sinh ở miền Nam, Bác Hồ sinh ở miền Bắc,
nhưng đều là con của dân tộc Việt Nam.
2.2.2. Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
Sưu tầm tài liệu, tóm tắt đôi nét về tiểu sử Bác Hồ và Bác Tôn.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bước một: GV giới thiệu bức ảnh
-Tổ chức học sinh quan sát bức ảnh trong SGK.


6


-Nếu trường có điều kiện thì phóng to bức ảnh để treo tường cho học sinh tập
trung trong qua trình học.
Bước hai: GV giới thiệu bức ảnh và bổ sung ý: “Từ năm 1958 đến 1960 bên cạnh
việc thực hiên cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế văn hóa của
đất nước, Đang ta còn ra sức củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Điều đó
được thể hiên qua kì họp thứ nhất Quốc hội khóa II đã bầu ra những người lãnh
đạo cao nhất của đất nước.
2.3. Hình 60 – Lược đồ phong trào “ Đồng khởi” .
Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục III, ý 2 – Phong trào đồng khởi
(1959-1960) của bài.
2.3.1. Nội ndung cần nắm.
Đây là lược đồ phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam những năm 19591960. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết, Mĩ đã tìm cách
phá hoại hiệp định, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm ở miền Nam,
nhằm chia cắt lâu dài đất nước ta. Từ năm 1954 đến năm 1959, Mĩ – Diệm đã
đàn áp khốc liệt đồng bào miền Nam gây lên những tội ác man rợ. Chính những
hành động đó đã làm cho toàn thể nhân dân miền Nam với đế quốc Mĩ và tay sai
ngày càng thêm sâu sắc.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng ta đã họp (1-1959) và chỉ rõ con đường cho cách mạng miền Nam. Dưới
ánh sáng nghị quyết Hội nghị 15, ngọn lửa “Đồng khởi” trên nhiều vùng ở miền
Nam đã bùng lên mạnh mẽ.
Tháng 2-1959, nhân dân ở vùng Đông và Tây Bắc Ai (Ninh Thuận) đã nổi
dậy phá tề, trừ gian; tháng 4-1959, nhân dân làng Tà Booc, huyện Đắc Lây (Kon
Tum) và nhiều làng khác ở Kon Tum,Đắc Lắc đã nổi dậy diệt ác, dời làng vào
rừng chống Mĩ- Diệm. Thangs8- 1959, tại các xã Trà Phong,Trà lãnh, Trà
Quân...thuộc huyện trà Bồng (Quảng Ngãi) nhất loạt chieng trống, tù và nổi lên
hiệu triệu nhân dân đứng dậy tiêu diệt bọn cảnh sát, bảo an...Phong trào phát

triển nhanh chóng thành cao trào “Đồng khởi”, trong đó tiêu biểu là ở Bến Tre.
Ngày 17-1-1960, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh
thuộc huyện Mỏ Cày với gậy gộc, giáo mác... đã nổi dậy đánh đồn, diệt ác ôn,
7


giải tán chính quyền dịch, giành lấy chính quyền làm chủ ở thôn xã. Cuộc nổi
dậy lan ra toàn huyện Mỏ Cày, toàn tỉnh Bến Tre và toàn miền Nam...
Đồng khởi dã làm cho hệ thống kìm kẹp của Mĩ – Diêm ở thôn xã bị phá
vỡ từng mảng lớn. Ngày 20-12-1960,Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam – người đại diện chaanchinhs của nhân dân miền Nam đã ra đời...
2.3.2 .Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
Vẽ lược đồ phong trào “Đồng khởi” vào vở bài tập và tập miêu tả, tường
thuật diễn biến của phong trào.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp. Với lược đồ này có nhiều cách sử dung để
phát huy tính tích cực của HS trong giờ học . Giáo viên có thể sáng tạo linh hoạt
theo những hình thức sau.
-Treo lược đồ ( có tên các nơi nổ ra đồng khởi chưa có kí hiệu gì. Sau đó tổ chức
học sinh trình bày diễn biến đồng khởi bằng các tấm đề can nhỏ cắt hình ngọn
lửa gián theo tiến trình tường thuật lên lược đồ. Lúc tường thuật xong thì kí hiệu
của nơi nổ ra đồng khởi cũng gián xong.
Sau đó giáo viên tổ chức học sinh nhận xét về quy mô, tính chất của cuộc
đồng khởi.
Cũng có thể sử dụng hệ thống đèn nháy thắp sáng những nơi nổ ra đồng
khởi theo tiến trình tường thuật.
Cách thứ ba là sử dụng lược đồ in của nhà xuất bản giáo dục để giảng dạy.
Dù dùng theo cách nào thì giáo viên cũng cần trải qua các bước sau:
+ Bước một: GV giới thiệu lược đồ, cac kí hiệu.
+ Bước hai: giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ , kết hợp với

SGK để trả lời các câu hỏi gợi mở:
Quan sát lược đồ, em thấy nhân dân nổi dậy đầu tiên ở đâu? sau đó phong
trào phát triển như thế nào? Mặt trận dân tộc miền Nam Việt Nam ra đời ở đâu?
Quan sát lược đồ, em có nhận xét gì về phong trào đồng khởi?
+ Bước ba: Sau khi trình bày xong diễn biến của cuộc đồng khởi, GV tổ
chức cho các em thảo luận về ý nghĩa của phong trào.
2.4. Hình 61 – Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi – năm 1959)
8


Bức ảnh này cũng được dùng đẻ dạy mục III, ý 2 – Phong trào “Đồng khởi”
2.4.1. Nội dung cần nắm.
Đây là bức ảnh được rút ra từ tập ảnh được lưu giữ tại bảo tàng Cách mạng
Việt Nam.
Trong ảnh là cảnh nhaandaan người dân tộc Co ở vùng cao huyện Trà
Bồng,tỉnh Quảng Ngãi mang theo các biểu ngữ kéo nhau ra rẫy, ra rừng nhằm tẩy
chay cuộc bầu cử của Mĩ – Diệm (8-1959). Đoàn người biểu tình có cả nam và
nữ. Tất cả mọi người đều mặc quần áo dân tộc đi hàng hai với khí thế hừng hực,
quyết đấu tranh với kẻ thù. Nhân dân các xã Trà Phong, trà Nham, Trà Thanh
cũng đã vùng dậy dùng vũ khí thô sơ tiêu diệt địch. Cuộc khởi nghĩa đã lan ra 16
xã vùng cao. Tất cả những người Co làm việc trong chính quyền Sài Gòn cũng
tham gia khởi nghĩa. Địch phải rút khỏi huyện lị chuồn về tỉnh. Các ủy ban tự
quản của nhân dân được thành lập. Ngayf3-9-1959, nhân dân xã Trà Phong mở
đại hội bầu ủy ban nhân dân tự quản.
Liên tục trong 8 ngày đêm nổi dậy, nhân dân Trà bồng đã đập tan bộ máy
ngụy quyền, quét sạch các đồn bốt, tiêu diệt 161 tên địch và làm bị thương hàng
trăm tên khác. Thắng lợi của cuộc khởi nghỉa ở Trà Bồng có ý nghĩa to lớn, Mở
đầu một trang sở mới, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng ở miền Nam.
2.4.2. Phương pháp sử dụng.
* hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà: Kết hợp với lược đồ phong trào đồng khởi

để tập tường thuật phong trào đồng khởi.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bức ảnh này giáo viên sử dụng kết hợp với lược đồ “phong trào đồng khởi”.
Để làm được như vậy ,GV có thể tổ chức học sinh quan sát bức ảnh trong SGK
hoặc dùng đèn chiếu phóng to bức ảnh lên phông để học sinh tiện theo dõi.
2.5. Hình 62 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
Bức ảnh này dùng minh họa khi dạy học mục IV, ý 1.
2.5.1. Nội dung cần nắm.
Đay là ảnh tư liệu của bảo tàng cách mạng Việt Nam.
Ngày 5-9-1960, tại hội trường Ba Đình- Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc của
Đảng lao động Việt nam đã khai mạc trọng thể. Tham dự Đại hội 525 đại biểu
9


chính thức,51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả
nước và có 20 đại biểu quốc tế đến dự.
Trong ảnh là Chủ tịch đoàn của Đại hội. Trên tấm bình phong lớn treo trên
lễ đài là bức ảnh hai vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản quốc tế- Các Mác và Lênin. Chủ tịch đoàn ngồi trên khán đài. Hàng đầu tiên (từ trái sang phải) là Lê
Duẩn, Hồ Chí Minh, Trường Chinh; hàng thứ hai là đại tướng Võ nguyên giáp và
nhiều đại biểu khác đều là những nhà lãnh dạo cao cấp của Đảng lao động Việt
Nam. Chủ tịch Hồ Chí minh (người đứng ) mặc bộ quần áo kaki màu sáng, cổ áo
cài kín, dáng giản dị thanh thản, râu tóc bạc trắng. Người đứng trước micro đọc
Diễn văn khai mạc Đại hội. Trong diễn văn Hồ Chí minh đã nêu khái quát nhiêm
vụ mới của cáh mạng Việt Nam và nhấn mạnh: “Đại hội lần này là Đại hội xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Đồng chí Lê Duẩn đọc báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung Ương
Đảng. Đồng chí Lê Đức Thọ đọc Báo cáo về sửa đổi điều lệ Đảng. Đòng chí
Nguyễn Duy Trinh đọc Báo cáo về phương hướng nhiêm vụ kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất. Đại hội đã nghe và thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ
Đảng, thông qua nghị quyết về đường lối, nhiêm vụ của Đảng trong giai đoạn

mới. Đồng thời Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung Ương khóa mới. Hồ Chí
Minh được bầu lại làm chủ tịch nước, Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất
Ban chấp hành Trung Ương Đảng.
2.5.2. Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
Tìm hiểu ý nghĩa của Đại hội.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
-Bước một: GV Tổ chức học sinh quan sát bức ảnh, Gv giới thiêu bức ảnh cho
học sinh biết.
-Bước hai: GV tổ chức học sinh thảo luân về ý nghĩa của Đại hội.
2.6. Hình 63 – Chiến thuật “trực thăng vận” của Mĩ.
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy học mục V, ý 1 – Chiến lược “chiến tranh đặc
biệt” của Mĩ ở miền Nam.
2.6.1. Nội dung cần nắm.
10


Sau thất bại trong phong trào “Đồng khởi” 91959-1960) ở miền nam, Mĩ
chuyển sang chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một chiến lược chiến tranh xâm
lược kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do “cố vấn” Mĩ chỉ
huy. Để thực hiên mưu đồ càn quét và bình định miền Nam, chúng thực hiện
chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.
Chiến thuật trực thăng vận là chiến thuật quân sự được Mĩ sử dụng trong
chiến tranh xâm lược Việt nam, dùng máy bay lên thẳng vận chuyển vũ khí và
quân lính chiến đấu tấn công bất ngờ đối phương. Tong ảnh là cảnh hai trực
thăng Mĩ vừa đổ quân xuống và chuẩn bị bay đi. 5 lính được trang bị đầy đủ
quân phục, giày, mũ sắt, trên lưng đeo ba lô còn súng quàng vai đưa về trước
bụng, đang chạy vội vã về phía trước. Qua bức ảnh ta thấy đây là một chiến thuật
hiện đại, diễn ra hết sức nhanh chóng bất ngờ nhằm tiêu diệt lực lượng đối
phương.

2.6.2. Phương pháp sử dụng.
Bước một: GV tổ chức quan sát bức tranh bằng cách quan sát bức tranh trong
SGK hoặc dùng đèn chiếu phóng to bức tranh lên phông để học sinh dễ quan sát.
Bước hai: tổ ch ức học sinh thảo luận: em nhận xét gì về chiến lược chiến tranh
này? Nó nguy hiểm ở chỗ nào? theo em điểm yếu của nó là gì?
Bước ba: GV miêu tả chốt lại nội dung bức ảnh.
2.7. Hình 64 – Phá ấp chiến lược khiêng nhà về làng cũ.
Bức ảnh này dược sử dụng khi dạy mục V,ý 2 –“ Chiến đấu chống chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ”.
2.7.1. Nội dung cần nắm.
Trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh dặc biệt “,dựa vào lực lượng
quân sự và những cuộc càn quét, Mĩ – ngụy dáo diết dồn dân lập, “ ấp chiến
lược”, chúng dự định dồn 10 triệu dân vào 16000 ấp trong tổng số 17000 ấp của
toàn miền Nam bằng nhứng thủ đoạn cưỡng bức trắng trợn. ấp lập đến đâu, địch
giăng đồn bốt, bảo an,dân vệ, chính quyền đến đó để kìm kẹp. Nhân dân trong
các “âp chiến lược” bị kiểm soát gắt gao, ngột ngạt như trong các trại tập trung.
Mĩ – ngụy coi “ấp chiến lược” là một “quốc sách” và lập “ấp chiến lược” như
một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã,ấp,
11


tách dân khỏi cách mạng,tiến tới nắm dân, thực hiện trương trình “bình định”
miền Nam.
Đẻ chống địch “bình định”, cuộc đấu tranh giữa ta và địch diễn ra dai
dẳng, giằng co nhau quyết liệt giữa lập và phá “ấp chiến lược”. Đến cuối năm
1962, mặc dù Mĩ – ngụy đã huy động gần như toàn bộ quân vào cuộc càn quét,
dồn dân, lập ấp chiến lược nhưng chúng cũng chỉ thực hiên được một phần của
kế hoạch bình định. Trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân (6,5 triệu) toàn
miền Nam vẫn do cách mạng kiểm soát.
Trong ảnh là cảnh nhân dân phá “ấp chiến lược” khiêng nhà về làng cũ.

Nhà được làm bằng tre, luồng và lợp gianh (rơm, rạ dánh thành từng tấm). Có
đến gần hai chục người cả ông già và thanh niên tham gia cùng với bộ đội và du
kích. Không khí thật khẩn trương, hối hả và tràn đày quyets tâm, quân với dân
một ý chí. Đo cũng là ý chí của quân dân miền Nam quyết tâm dánh bại chiến
lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Qua đó cũng nói lên phần nào sự thất bại của
Mĩ – ngụy trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.
2.7.2. Phương pháp sử dụng.
Bước một: GV tổ chức học sinh quan sát SGK bằng cách:
Quan sát ảnh nhỏ – hình 64 trong SGK
Cũng có thể GV sử dụng đèn chiếu phóng to bức anhrleen phông để học
sinh tập trung quan sát.
Bước hai: Gv tổ chức hộc sinh thảo luận ,trả lời các câu hỏi gợi mở:
Quan sát ảnh em thấy nổi bật lên hình ảnh gì?
Tại sao quân giải phóng lại cùng nhân dân khiêng nhà về làng cũ?
Qua đó nói lên điều gì?
Bước ba: sau khi học sinh trao đổi phát biểu ý kiến, GV bổ sung và chốt lại nội
dung ảnh thể hiện.

12


C. KẾT LUẬN
Thế kỉ XX đã kết thúc , loài người bước vào thế kỉ XXI với những chuyển
biến mới cực kì quan trọng ảnh hưởng to lớn đến tình hình các nước, các dân tộc
và cuộc sống thường nhật của con người. Trong những chuyển biến đó, nổi bật là
sự hình thành một xã hội thông tin, kinh tế tri thức và sự phát triển nhanh tróng
chưa từng thấy của khoa học công nghệ, xu thế không thể cưỡng lại được của
toàn cầu hóa. Những yếu tố đó đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục, tạo ra một làn
sóng cải cách giáo dục chung ở các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam vấn đề cải cách đổi mới giáo dục cũng được quan tâm đặc biệt.

Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII (1996 ) đã chỉ
rõ: “phải đổi mới mạnh mẽ, phát triển giáo dục và đào tạo”. Tiếp đó trong luật
giáo dục của nước cộng hòa XHCN Việt Nam (1998), Nghi quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX (4-2001) và trong một loạt các văn bản, Chỉ
thị của Quốc hội và Chính phủ, chủ trương đổi mới giáo dục - đào tạo liên tục
được đề ra. Đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là nguyện vọng
của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Thực hiện chủ trương trên, từ năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từng
bước thực hiện thí điểm trương trình và SGK phổ thông mới, trong đó có bộ môn
lịch sử. Từ năm 2002, công tác bồi dưỡng thay sách được bắt đầu thực hiện ở các
bậc học trong hệ thống giáo dục phổ thông trên toàn quốc.
Trong quá trình triển khai công tác bồi dưỡng thay sách và thực hiện đại trà
sách giáo khoa lịch sử mới ở THPT tôi nhận thấy việc thay SGK là một việc làm
cần thiết, nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải đổi mới cách dạy và học.
Tuy nhiên trong thực tế để thực hiện tốt SGK đổi mới của thầy và trò còn có
những khó khăn lúng túng. Đó là việc sử dụng đồ dùng trực quan phục vụ cho
bài học. Lúng túng về nội dung của một số đồ dùng trực quan, lúng túng về
phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Những giải pháp thực hiện mà tôi đưa ra hy vọng sẽ đáp ứng được một phàn
nhỏ góp vào việc “ Sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng phát huy tính tích cực

13


của học sinh trong dạy học lich sử Việt Nam nói riêng và lịch sử thế giới nói
chung.
Những biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan nêu trên là gắn với một bài học
lịch sử cụ thể, tuy nhiên chúng ta có thể linh hoạt sáng tạo để có thể áp dụng khi
dạy chương trình lịch sử việt Nam và chương trình lịch sủ thế giới.


Đông Sơn, ngày 19 tháng 5 năm 2011
Người thực hiện

Trịnh Văn Long

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Thái Duy Tuyên, tìm hiểu chiến lược phát triển phương pháp dạy học phổ
thông, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 1-1991.
2. Phan Ngọc Liên,Trịnh Đình Tùng,Hệ thống phương pháp dạy học ở trường
phổ thông. Tạp chí NCGD,số 1-1992.
Nguyễn Thanh Hùng, Sự tồn tại của phương pháp dạy học là cụ thể, Tạp chí
NCGD số 2-1992.
3. Phan Ngoc Liên-Trần Văn Trị, Phương pháp dạy học lịch sử.

15


MỤC LỤC
A. Mở
đầu .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................2
3.1. Mục
đích..........................................................................................................2
3.2. Nhiệm vụ.........................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2

4.1. Đối tượng nghiên
cứu......................................................................................2
4.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
5. Phương pháp nghiên
cứu....................................................................................3
B. Nội dung...........................................................................................................4
1. Các loại đồ dùng trực quan sử dụng để dạy bài 21............................................4
2. Phương pháp sử dụng.........................................................................................4
2.1. Hình 57............................................................................................................4
2.2. Hình 59............................................................................................................6
2. 3. Hình 60...........................................................................................................7
2.4. Hình 61............................................................................................................8
2.5. Hình 62............................................................................................................9
2.6. Hình 63..........................................................................................................10
2.7. Hình 64..........................................................................................................11
C. Kết luận......................................................................................................... 13

16



×