Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện từ liêm,thành phố hà nội theo hướng công nghệp hoá, hiện đại hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

MAI THỊ THANH HUYỀN

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

MAI THỊ THANH HUYỀN

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA


Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN ĐÌNH THAO

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suố t quá trình ho ̣c tập và hoàn thành luâ ̣n văn : “Giải pháp đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” này, tôi đã nhâ ̣n đươ ̣c sự hướng dẫn, giúp
đỡ quý báu của các thầ y cô, các tổ chức, cá nhân, các anh chi ̣và sự động viên, khích
lệ của gia đình, ba ̣n bè, đồng nghiệp. Với lòng kin
́ h tro ̣ng và biế t ơn sâu sắ c tôi xin
đươ ̣c bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp Hà
Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý báu và hết
lòng giúp đỡ tôi trong những năm học tại trường.
TS. Trần Đình Thao, người thầ y kiń h mế n đã hế t lòng giúp đỡ, da ̣y bảo,
đô ̣ng viên và ta ̣o mo ̣i điề u kiê ̣n thuâ ̣n lơ ̣i cho tôi trong suố t quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình cùng bạn bè,
đồng nghiệp đã thường xuyên động viên khích lệ, giúp đỡ tôi và tạo mọi điều kiện
tốt nhất về tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong suốt thời gian qua.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những kết
quả trong luận văn này đã được tính toán chính xác, trung thực và chưa có tác giả
nào công bố, những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Mai Thị Thanh Huyền


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ................................................................................................................... i
Mục lục ........................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iv
Danh mục các bảng ..................................................................................................... v
Danh mục các hình ..................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN
ĐẠI HÓA ................................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ..........................................................................................5
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................5
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ..................................................................11
1.1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động với chuyển dịch cơ cấu

kinh tế .................................................................................................................13
1.1.4. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp, nông thôn ...............................................................................................16
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ...........................18
1.2.1. Khái quát chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn những năm qua
............................................................................................................................18
1.2.2. Một số mô hình chuyển dich cơ cấu lao động trên thế giới .....................26
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 41
2.1. Đặc điểm huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội ...............................................41
2.1.1. Điều kiện về tự nhiên ................................................................................41
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội .......................................................................42


iii

2.2. Đặc điểm các xã nghiên cứu ...........................................................................45
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................46
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................................46
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................46
2.3.3. Phương pháp tổng hợp số liệu .................................................................47
2.3.4. Phương pháp phân tích ............................................................................47
2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................48
2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động ..........................................................48
2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh các yếu tổ ảnh hưởng đến chuyển dịch lao động .......48
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 49
3.1. Thực trạng dân số và lao động huyện Từ Liêm ..............................................49
3.1.1. Dân số.......................................................................................................49
3.1.2. Lao động ...................................................................................................50
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện Từ Liêm, Thành
phố Hà Nội .............................................................................................................56

3.2.1. Đặc điểm các hộ điều tra ............................................................................56
3.2.2. Tình trạng việc làm của các hộ điều tra .......................................................59
3.2.3. Thực trạng chuyển dịch lao động .............................................................64
3.2.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động .........71
3.2.5. Đánh giá chung về chuyển dịch lao động nông thôn huyện Từ Liêm ......77
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện Từ
Liêm .......................................................................................................................79
3.3.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu xây dựng và phát triển huyện
Từ Liêm 5 năm (2010-2015) ...............................................................................79
3.2.2. Các nhóm giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn
huyện Từ Liêm ....................................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMKT

Chuyên môn kỹ thuật

CNH

Công nghiệp hóa

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


HĐH

Hiện đại hóa

LĐNT

Lao động nông thôn

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

XKLĐ

Xuất khẩu lao động

ĐTH

Đô thị hóa

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

CSDN

Cơ sở dạy nghề

XKLĐ

Xuất khẩu lao động


v

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích đất nông nghiệp

42

3.1

Diện tích, dân số của huyện trong 3 năm gần đây


49

3.2

Cơ cấu lao động của huyện theo các ngành kinh tế

50

3.3

Cơ sở sản xuất, lao động 2009, 2010

51

3.4

Số hộ, lao động kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ

53

3.5

Tình hình cơ bản của hộ điều tra

57

3.6

Đặc điểm của hộ điều tra theo thu nhập, diện tích đất, số nhân khẩu


58

3.7

Tình trạng hoạt động của lao động

60

3.8

Nguyên nhân thất nghiệp của lao động tại thời điểm điều tra

60

3.9

Nguyên nhân thất nghiệp chia theo khu vực

61

3.10 Thực trạng lao động theo ngành

63

3.11 Thực trạng nơi làm việc của lao động

63

3.12 Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp


64

3.13 Chuyển dịch lao động theo ngành

66

3.14 Số lượng lao động chuyển dịch tại các hộ điều tra

67

3.15 Chuyển dịch theo nghề làm việc của lao động

68

3.16 Chuyển dịch địa điểm làm việc của lao động

69

3.17 Số lượng lao động chuyển dịch nơi làm việc

71

3.18 Ảnh hưởng của đô thị hóa theo ngành và nơi làm việc

72

3.19 Ảnh hưởng do thu nhập tới chuyển dịch

73


3.20 Chuyển dịch lao động theo trình độ văn hoá

75

3.21 Chuyển dịch xét theo trình độ chuyên môn

76


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên bảng

Trang

3.1

Đặc trưng của hộ điều tra theo diện tích đất nông nghiệp

59

3.2

Nguyên nhân không làm việc của lao động

62



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng ta đặc biệt quan
tâm, đặt ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển
kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng năng suất lao động
thấp. Đây là một trong những trở lực chủ yếu hạn chế tăng trưởng và nâng cao năng
lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH-HĐH) là sự xuất phát từ đòi hỏi phát
triển của toàn bộ nền kinh tế. Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, cơ cấu
kinh tế nước ta được điều chỉnh theo hướng đẩy mạnh CNH-HĐH. Đi đôi với nó là
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng
tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ; từ lao động kỹ thuật thấp, lạc hậu
năng suất lao động thấp sang lao động có công nghệ, kỹ thuật, năng suất lao động
cao hơn. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn (LĐNT) phù hợp với nền kinh tế
thị trường là vấn đề cấp thiết và có tính chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn. Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang lĩnh vực
khác và khu vực khác là một vấn đề quan trọng với thực tế ở Việt Nam, đặc biệt khi
sức đẩy lao động dư thừa ở nông thôn lớn hơn nhiều lần sức hút lao động ở đô thị.
Việt Nam là nước có nền kinh tế chuyển đổi khá thành công (từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường). Từ chỗ GDP nông nghiệp và
dịch vụ đang chiếm giữ tỷ lệ chủ đạo vào năm 1990 (38,74 và 38,59%) trong khi
GDP công nghiệp chỉ chiếm 22,67%, nhưng đến năm 2007 giữa nông nghiệp và
công nghiệp đã có sự hoán đổi ngoạn mục, GDP nông nghiệp chỉ còn 20,63% trong
khi GDP công nghiệp đã lên ngôi (chiếm 41,58%). Ngành dịch vụ sau 17 năm tuy

có biến động nhưng vẫn dao động ở mức trên 38% [3].


2

Kinh tế chuyển dịch thành công nhưng trong vấn đề lao động chuyển dịch cơ
cấu còn chậm, chưa được như kỳ vọng. Lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao
nhất (50%) trong tổng số 46 triệu lao động làm việc trên cả nước năm 2007, điều
đáng nói ở đây là gần như toàn bộ lao động nông nghiệp tập trung ở nông thôn
trong khi hộ nghèo đói cũng chủ yếu rơi vào khu vực nông thôn. Thách thức này là
không nhỏ khi vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn hay vấn đề tam nông được
đặt ra trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới và chính sách CNH-HĐH
về cơ bản phải được hoàn thành vào năm 2020 [3].
Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, là huyện nằm sát với các trung tâm
chính trị, văn hóa của Thủ đô, có tốc độ đô thị hoá nhanh với khoảng 300 dự án đầu
tư, trong đó phần lớn là phát triển các khu đô thị với tổng diện tích đất thu hồi hàng
nghìn ha. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô đến năm 2020, quá
nửa huyện Từ Liêm nằm trong vành đai phát triển đô thị, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp, các khu công nghiệp, khu đô thị mới từng bước hình thành.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động của đô thị hóa đối với đời sống kinh tế - xã hội
nói chung, không thể không đề cập tới những tác động của nó đối với vấn đề lao
động - việc làm. Việc cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi quá nhanh, dẫn tới sự bất
hợp lý giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, người lao động từ chỗ có việc (lao
động nông nghiệp) trở thành không có việc hoặc là khó tìm kiếm được việc làm
đang trở thành phổ biến. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp của huyện còn lại vẫn chủ
yếu là sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất hàng hoá thấp, cùng với tình trạng dư thừa lao
động dẫn tới năng suất lao động thấp. Bên cạnh đó, xu thế phát triển các khu - cụm
công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư dẫn đến tình trạng thu hẹp đất sản xuất nông
nghiệp, trong khi công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân bị thu
hồi đất chưa được chú trọng dẫn đến tình trạng một bộ phận LĐNT không có khả

năng tìm cho mình công việc mới [1].
Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05
tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về
nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đối với huyện Từ Liêm cần tiếp tục có những


3

nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, toàn diện, hệ thống chuyển dịch cơ cấu LĐNT nhằm
chỉ ra các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu lao động và đưa ra các giải pháp
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH.
Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu lao động nông thôn huyện Từ Liêm,Thành phố Hà Nội theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”, góp phần giải quyết những bất cập về chuyển dịch cơ cấu
LĐNT của huyện hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch lao động nông
thôn;
- Mô tả thực trạng chuyển dịch lao động nông thôn trên địa bàn huyện: (1) giữa
các ngành nghề nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ; (2) giữa nơi làm việc cùng
huyện và khác huyện;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động (chính sách
phát triển kinh tế của huyện, các yếu tố về bản thân người lao động và nhóm các
yếu tố về hộ gia đình);
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh chuyển dịch lao động nông

thôn tại huyện Từ Liêm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện Từ Liêm;
- Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn huyện Từ Liêm,
Thành phố Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Huyện Từ Liêm có 16 xã - thị trấn, do điều kiện về nguồn lực và thời gian có
hạn chúng tôi chia huyện Từ Liêm làm 2 khu vực: Khu vực I (là các xã phát triển
các cụm công nghiệp, làng nghề và khu dân cư) và Khu vực II (là các xã có nhiều
hoạt động sản xuất nông nghiệp) để nghiên cứu. Việc điều tra, khảo sát để thu thập
số liệu trong phạm vi của 4 xã của huyện.
- Về thời gian:
Đề tài thu thập số liệu thứ cấp theo số liệu niên giám thống kê từ năm 2008 đến
hết năm 2010 và số liệu khảo sát hộ gia đình tháng 12 năm 2011.
- Về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình dịch chuyển lao động của lao động nông
thôn huyện Từ Liêm, Hà Nội.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu lao động nông
thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chương 2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu .



5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Lao động và lực lượng lao động
Lao động là hoạt động của con người diễn ra giữa người với tự nhiên. Trong
quá trình lao động, con người sử dụng các tiềm năng trong cơ thể tác động vào giới
tự nhiên chiếm giữ những chất trong giới tự nhiên, biến đổi những chất đó làm cho
chúng trở lên có ích trong đời sống của mình. Mác cho rằng lao động trước hết là
một quá trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, một quá trình trong đó với sức
lao động của mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất
giữa họ với giới tự nhiên. [5].
Có nhiều quan niệm khác nhau về lực lượng lao động.
Theo quan niệm của tổ chức Lao động quốc tế (ILO) thì lực lượng lao động là
một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những
người thất nghiệp [theo 5]. Các nước thành viên của tổ chức này đều thống nhất với
quan niệm này. Giữa các nước chỉ có sự khác nhau về độ tuổi quy định. Gần đây,
nhiều nước đã lấy tuổi tối thiểu là 15, còn độ tuổi tối đa có sự khác nhau tuỳ theo
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Các trị số tối đa về tuổi thường
trùng với tuổi về hưu. Ở Australia không quy định giới hạn tuổi tối đa.
Theo Tổng cục Thống kê (1995), lực lượng lao động bao gồm những người từ
đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm [29].
Hiện nay, Bộ luật Lao động ở Việt Nam quy định lực lượng lao động bao gồm
những người từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 đến 55 tuổi đối với nữ

[24]. Trong đề tài chúng tôi quan niệm về lực lượng lao động phù hợp với định


6

nghĩa của ILO và theo Bộ luật Lao động hiện hành, tuy nhiên chỉ lấy trị số tối đa
của độ tuổi mà không chia theo giới. Từ đó khái niệm lực lượng lao động được hiểu
là những người có năng lực hành vi, đủ 15 - 60 tuổi đang có việc làm và chưa có
việc làm. Ngoài ra là những người không thuộc lực lượng lao động.
1.1.1.2. Lao động nông thôn
LĐNT là một bộ phận của nguồn lao động quốc gia, bao gồm toàn bộ những
người lao động dưới dạng tích cực (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc
dân) và lao động tiềm tàng (có khả năng tham gia lao động nhưng chưa tham gia lao
động) thuộc khu vực nông thôn (khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nông thôn).
Phù hợp với phương pháp thống kê lao động hiện hành có thể tiếp cận với khái
niệm: Nguồn LĐNT gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn
đang làm việc trong các ngành, các lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
công nghiệp,xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động nhưng vì những lý do khác nhau hiện tại chưa tham gia hoạt động kinh tế.
Những người trong độ tuổi LĐNT có khả năng lao động nhưng hiện tại chưa tham
gia lao động do các nguyên nhân như đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội
trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc, người thuộc tình trạng khác (nghỉ
hưu trước tuổi theo quy định của Bộ luật Lao động…)
Khái niệm về nguồn LĐNT nêu trên có tính ưu việt là khống chế được sự lạm
dụng lao động trẻ em (dưới 15 tuổi) và mở rộng được đối với nhóm dân cư có khả
năng lao động ngoài độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật lao động hiện
đang tham gia hoạt động kinh tế. Với ý nghĩa tích cực là đảm bảo sự phát triển của
lao động tương lai và tạo môi trường thoải mái cho những người ngoài độ tuổi lao
động có sức khỏe, có khả năng làm việc tham gia vào các hoạt động lao động xã hội
[4].

Như vậy, nguồn LĐNT là một bộ phận của nguồn lao động quốc gia, thuộc
khu vực nông thôn, là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội nông
thôn và tham gia vào quá trình CNH - HĐH đất nước.


7

1.1.1.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đã tổ chức nhiều
cuộc hội thảo và đưa ra định nghĩa về CNH như sau: “CNH là một quá trình phát
triển kinh tế trong đó một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động
để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghệ hiện đại để sản xuất ra các
phương tiện sản xuất, hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo một nhịp độ tăng
trưởng cao trong nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ kinh tế và xã hội”.
Tại Việt Nam, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều ý kiến về định nghĩa CNH.
Nhóm tác giả của Đề tài KX.02.01 [4] đã đưa ra khái niệm về CNH: “CNH là khái
niệm chỉ quá trình chuyển nền kinh tế từ kinh tế nông nghiệp chậm phát triển sang
nền kinh tế công nghiệp phát triển, tức xác lập phương thức sản xuất đại công
nghiệp, là quá trình đại công nghiệp cấu trúc lại nền kinh tế chiếu theo diện mạo của
đại công nghiệp, biến các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau của nền sản xuất xã
hội thành những ngành công nghiệp đặc thù, xác lập công nghiệp thành nền tảng
của nền kinh tế”.
Tuy nhiên, CNH ngày nay không chỉ đơn thuần quan tâm đến phát triển các
ngành, các lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế, mà còn rất chú trọng đến việc tạo điều
kiện để cho con người được thụ hưởng một cách tốt nhất các thành quả về vật chất
và tinh thần do CNH mang lại. Nói một cách khác, CNH phải luôn gắn với việc
phát triển.
Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công
nghiệp hóa khác nhau: Công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã
hội chủ nghĩa. Các loại công nghiệp hóa này, xét về mặt lực lượng sản xuất, khoa

học và công nghệ là giống nhau. Song chúng có sự khác nhau về mục đích, về
phương thức tiến hành, về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị. Công nghiệp
hóa diễn ra ở các nước khác nhau, vào những thời điểm lịch sử khác nhau, trong
những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác
nhau.


8

Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về
công nghiệp hóa vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Đảng ta nêu ra
quan niệm về CNH-HĐH như sau: CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử
dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội
cao.
1.1.1.4. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quan niệm chung nhất về cơ cấu được hiểu là tập hợp các cấu phần, theo một
tỷ lệ nhất định, trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với nhau, tạo nên một chỉnh thể
thống nhất. Từ đó, khái niệm “cơ cấu kinh tế” được dùng để chỉ các bộ phận cấu
thành (cấu phần) nền kinh tế của một quốc gia, địa phương, vùng lãnh thổ. Nền kinh
tế đó hình thành từ các bộ phận với một quan hệ tỷ lệ nhất định được phân loại theo
các chỉ tiêu (ngành, vùng, khu vực, các thành phần kinh tế…) và giữa chúng có mối
quan hệ với nhau không thể tách rời [25]. Cơ cấu kinh tế phân chia theo tỷ lệ trên cơ
sở tính theo giá trị trong GDP được xác định bằng công thức tổng quát sau:
Tỷ lệ cấu phần
A (B,C)

=


Giá trị trong GDP của cấu phần A (B,C)
Tổng giá trị GDP của toàn bộ nền kinh tế

Cơ cấu kinh tế phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ
nhất định. Đố i với Viê ̣t nam, cơ cấ u kinh tế bao gồ m:
- Cơ cấu kinh tế ngành theo phân loa ̣i ngành của Tổ ng cu ̣c Thố ng kê (ngành
cấ p 1, 2, 3...), chẳng hạn ngành cấ p 1 có: nông nghiê ̣p (nghiã rô ̣ng), công nghiê ̣p và
xây dựng, dich
̣ vu ̣;
- Cơ cấu kinh tế theo vùng: nông thôn và thành thi,̣ 8 vùng lañ h thổ , 63 tin̉ h,
thành phố trực thuô ̣c Trung ương, 3 vùng kinh tế trong điể m...
- Cơ cấu theo thành phầ n kinh tế : kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước,
kinh tế có vố n đầ u tư nước ngoài...
- Cơ cấ u kinh tế theo cấ p quản lý: Trung ương và điạ phương...


9

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình biến đổi, chuyển hoá khách quan từ cơ
cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới tiến bộ hơn, phù hợp quá trình và trình độ
phát triển của lực lươ ̣ng sản xuấ t và quan hê ̣ sản xuấ t đươ ̣c xác lâ ̣p trong mô ̣t giai
đoa ̣n (hay thời kỳ) nhất đinh.
̣ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra trên cơ sở tuân thủ
các quy luâ ̣t kinh tế khách quan (quy luật giá tri,̣ quy luâ ̣t cung - cầu, quy luâ ̣t cạnh
tranh...) và các quy luâ ̣t phát triển biê ̣n chứng (quy luâ ̣t mâu thuẫn và đấ u tranh của
các mă ̣t đố i lâ ̣p, quy luật phủ định của phủ đinh...)
để không ngừng tiế n bô ̣, đảm bảo
̣
cơ cấu kinh tế sau tiến bộ hơn cơ cấ u kinh tế cũ. Ngày nay, đối với nước ta, chuyể n

dich
̣ cơ cấu kinh tế diễn ra theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá và Hội nhập
nhằm mục tiêu tăng trưởng, giảm tỷ tro ̣ng giá tri ̣nông nghiê ̣p trong GDP, phát triển
kinh tế - xã hội bề n vững, nâng cao năng suất lao động xã hô ̣i và khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế, sự thinh
̣ vươ ̣ng chung của xã hô ̣i và từng bước nâng cao chấ t
lươ ̣ng cuộc số ng người dân.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm biến đổi cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và xu hướng phát triển chung của kinh tế thế giới
cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá
trình làm biến đổi các yếu tố của cấu trúc và mối quan hệ giữa các yếu tố đó hợp
thành nền kinh tế theo chủ đích và phương hướng xác định [13].
1.1.1.5. Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động là quan hệ tỷ lệ lao động được phân chia theo một tiêu thức
kinh tế nào đó. Các tiêu thức thường được dùng làm cơ sở để phân loa ̣i, xác định về
mặt lượng của cơ cấu lao động có thể là các đặc trưng nhân khẩu học (đặc trưng về
giới, về độ tuổi, về tình trạng hôn nhân...); các đặc trưng về trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật, tay nghề...; các đặc trưng về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
kinh tế; hoặc nhiều đặc trưng kinh tế - xã hội khác như: quan hệ lao động; thành
phần kinh tế; thu nhập; khu vực thành thị, nông thôn; vùng lãnh thổ…[5].
Tuy nhiên, ở đây cơ cấu lao động được xem xét dưới hai góc độ khác nhau
nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhất là liên quan đến chuyển dịch cơ cấu
lao động:


10

Thứ nhất, cơ cấu lao động xét về mặt nguồn, tức là mặt “cung lao động”. Cơ
cấu cung lao động được xác định bằng chỉ tiêu phản ánh cơ cấu (tỷ lệ) số lượng và
chất lượng nguồn lao động:

- Cơ cấu số lượng: Dân số trong độ tuổi lao động;; dân số từ 15 tuổi trở lên
không hoạt động kinh tế tích cực và dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế tích
cực (lực lượng lao động);
- Cơ cấu chất lượng: Trình độ học vấn; trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kỹ
năng, tay nghề ; thể lực và ý thức, tác phong lao động, văn hóa nghề.…
Thứ hai, cơ cấu lao động xét về mặt phân công lao động xã hội, tức là mặt cầu
lao động. Ở đây, cơ cấu cầu lao động phản ánh tình trạng việc làm hay sử dụng lao
động. Cơ cấu này có quan hê ̣ chă ̣t chẽ với cơ cấ u kinh tế được biểu thị bằng tỷ lệ lao
động phân chia theo ngành, vùng, khu vực, thành phần kinh tế, theo trạng thái việc
làm…
Cơ cấu lao động xét về mặt cầu thành sẽ gắn liền và phụ thuộc vào cơ cấu kinh
tế. Tất nhiên, giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động không có cùng tỷ lệ và cũng
không chuyển dịch với một tốc độ như nhau, thông thường tốc độ chuyển dịch cơ
cấu cầu lao động chậm hơn tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điều đó có nghĩa là,
tuỳ thuộc vào phạm vi và mục đích nghiên cứu, có thể phân tích cơ cấu cầu lao
động tương ứng với các tiêu thức phân chia cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu cầu lao động chia ra:
- Theo ngành kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp và xây dựng; dịch vụ.
- Theo vùng kinh tế: 8 vùng; theo địa phương (63 tỉnh); nông thôn và thành
thi,̣ đồng bằng, trung du, miền núi; 3 vùng kinh tế trọng điể m...
- Theo khu vực kinh tế: Khu vực nhà nước, Khu vực ngoài nhà nước, Khu vực
đầ u tư nước ngoài.
- Theo trạng thái viê ̣c làm: Có viê ̣c làm, thấ t nghiê ̣p, thiế u viê ̣c làm.
- Theo da ̣ng việc làm: tự làm hoặc làm kinh tế hộ gia đình; thành viên hợp tác
xã; lao động được trả công, trả lương (cho khu vực Nhà nước, cho khu vực ngoài
Nhà nước).


11


Trong từng cơ cấu có thể còn được chia nhỏ ra tuỳ thuộc vào mục đích nghiên
cứu. Ví dụ, nông nghiệp chia ra trồng trọt, chăn nuôi…; trong trồng trọt chia ra
trồng lương thực, trồng cây công nghiệp…
Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình biến đổi, chuyển hoá khách quan từ
cơ cấu lao động cũ sang cơ cấu lao động mới tiến bộ hơn, phù hợp cơ cấ u kinh tế
trong mô ̣t thời kỳ nhấ t đinh.
̣
Chuyển dịch cơ cấu lao đô ̣ng bao gồm:
- Chuyển dịch cơ cấu cung lao động theo hướng thay đổi cơ cấu số lượng và
chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất và thị trường lao động (thể hiện ở
trình độ học vấn; trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề; nhân cách trong lao động;
tính năng động xã hội của lao động như: khả năng sẵn sàng, sự linh hoạt, tính thích
ứng, tác phong và văn hoá trong lao động…).
- Chuyển dịch cơ cấu cầu lao động (sử dụng lao động) theo ngành, theo vùng,
theo thành phần kinh tế; theo tình trạng việc làm…
Giữa chuyển dịch cơ cấu cung và cơ cấu cầu lao động có mối quan hệ qua lại
tác động lẫn nhau. Về nguyên tắc, muốn chuyển dịch cơ cấu cầu (sử dụng) lao động
đòi hỏi cơ cấu số lượng và chất lượng lao động (cơ cấu cung lao động) phát triển
đạt đến một trình độ cần thiết phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế (cơ
cấu kinh tế). Ngược lại, sự chuyển dịch khách quan có tính quy luật của cơ cấu cầu
(sử dụng) lao động, phản ánh quá trình xã hội hoá và sự phân công lao động ngày
càng hợp lý, tiến bộ, là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng và phát triển
kinh tế, đến lượt nó lại đặt ra những yêu cầu mới cao hơn về chuyển dịch cơ cấu
chất lượng lao động (cơ cấu cung lao động).
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Để đánh giá chuyển dịch cơ cấu LĐNT trong quá trình CNH-HĐH, có thể
dùng các nhóm tiêu chí sau:
Thứ nhất: Nhóm tiêu chí phản ánh cơ cấu lao động

- Cơ cấu lao động được tính theo công thức sau:


12

Trong đó:
d: Tỷ trọng lao động của bộ phận so với tổng thể.
ybp: số lượng lao động của từng bộ phận cấu thành nên tổng thể.
ytt: số lượng lao động của tổng thể nghiên cứu.
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động
Trong thực tế hiện nay, cơ cấu lao động thường được nghiên cứu theo ngành
kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo khu vực thành thị và nông thôn, theo trình độ
chuyên môn kỹ thuật,... Tương ứng với nó, ta có các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao
động như sau:
+ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động theo ngành kinh tế (theo nhóm ngành,
theo ngành cấp 1, theo ngành cấp 2,...)
+ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (nhà nước, tập
thể, tư nhân, cá thể/hộ gia đình, FDI…).
+ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động khu vực thành thị và nông thôn (trong
khu vực thành thị hoặc nông thôn lại có cơ cấu lao động theo ngành, cơ cấu lao
động theo thành phần kinh tế,...)
+ Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (không
có trình độ chuyên môn kỹ thuật, sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao
đẳng-đại học....)
Thứ hai: Nhóm tiêu chí phản ánh chuyển dịch cơ cấu lao động
- Chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình làm thay đổi quan hệ tỷ lệ và mối
liên hệ về lao động của các bộ phận cấu thành tổng thể lao động theo những mục
tiêu và định hướng nhất định.
- Phương pháp tính.
Chuyển dịch cơ cấu lao động được tính bằng cách so sánh tỷ trọng lao động

của từng bộ phận trong tổng thể kỳ này với kỳ trước đó (chuyển dịch theo thời gian)
hoặc giữa các bộ phận trong tổng thể với nhau (chuyển dịch theo không gian) để
thấy được đã tăng lên (hay giảm đi) bao nhiêu phần trăm.


13

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu lao động.
+ Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu lao động theo thời gian, gồm các chỉ
tiêu chủ yếu như: chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế,
theo khu vực thành thị và nông thôn, theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
+ Chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu lao động theo không gian, gồm các chỉ
tiêu chủ yếu như: chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành, chuyển dịch cơ cấu
lao động giữa các vùng lãnh thổ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành, vùng lãnh thổ hoặc thành
phần kinh tế. Ví dụ trong ngành nông nghiệp: bản thân ngành trồng trọt cũng cần có
sự thay đổi cơ cấu giữa trồng cây hàng năm với trồng cây lâu năm; trong cây hàng
năm cũng cần thay đổi theo hướng trồng cây có giá trị kinh tế cao, có thị trường
xuất khẩu {8}..
1.1.3. Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động có mối quan hệ và
được thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất: Cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao động có mố i quan hê ̣ thố ng nhấ t trong
hê ̣ thống phân công lao động xã hội:
Lao đô ̣ng là yế u tố quan tro ̣ng nhấ t, quyế t đinh
̣ nhấ t của lực lươ ̣ng sản xuấ t.
Quá trình sản xuấ t và tái sản xuấ t xã hô ̣i bao giờ cũng tồ n ta ̣i và đồ ng hành mô ̣t lúc
với cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao đô ̣ng tương ứng trong hê ̣ thố ng phân công lao động
xã hô ̣i nhất đinh.

̣ Chuyể n dịch cơ cấ u kinh tế đòi hỏi và kéo theo sự chuyể n dich
̣ cơ
cấu lao động, ngược lại chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng sẽ thúc đẩ y chuyể n dich
̣ cơ cấ u
kinh tế . Quá trình đó cũng chính là quá trình xã hội hóa, phân công la ̣i và chuyên
môn hóa lao động ngày càng sâu. Bởi vậy, giữa cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao đô ̣ng
có mô ̣t mối quan hê ̣ ràng buộc hữu cơ với nhau không thể tách rời trong hê ̣ thố ng
phân công lao đô ̣ng xã hô ̣i ngày càng tiế n bô ̣.
Thứ hai: Chuyể n di ̣ch cơ cấ u kinh tế quyế t đi ̣nh chuyể n di ̣ch cơ cấ u lao động:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh hay chậm quyết định sự chuyển dịch cơ cấu
lao động với tốc độ nhất định. Tốc độ chuyển dịch của cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào


14

hàng loạt yếu tố như vốn; trình độ phát triể n nguồ n nhân lực; tiến bộ khoa học kỹ
thuật được áp dụng; thể chế , nhấ t là cơ chế, chính sách có liên quan phục vụ cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... Chin
̣ sự phân công
́ h các yế u tố này cũng quyế t đinh
la ̣i lao đô ̣ng xã hô ̣i, đă ̣c biê ̣t là phân công la ̣i lao đô ̣ng trong nông nghiê ̣p, nông thôn
và thúc đẩ y chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng để dầ n phù hơ ̣p với cơ cấ u kinh tế đươ ̣c
xác lâ ̣p trong mô ̣t thời gian nhấ t đinh.
̣ Quá trình chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế diễn ra
liên tu ̣c kéo theo quá trình chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng cũng liên tu ̣c cho đế n khi
xác lâ ̣p đươ ̣c mô ̣t cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao đô ̣ng hơ ̣p lý. Tuy nhiên, tra ̣ng thái

này cũng chỉ đươ ̣c xác lâ ̣p ổ n đinh
̣ tương đố i và ta ̣m thời. Mỗi khi có những biế n
đô ̣ng của nề n kinh tế , nhấ t là khủng hoảng và suy thoái kinh tế , thì quan hê ̣ này bi ̣
phá vỡ, sau khủng hoảng và suy thoái kinh tế , thường phải cấ u trúc la ̣i nền kinh tế
thì la ̣i phải phân công la ̣i lao đô ̣ng và xác lâ ̣p cơ cấ u lao đô ̣ng tương ứng.
Thứ ba: Chuyể n di ̣ch cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao động đề u hướng vào mục
tiêu chung là tăng trưởng kinh tế cao và bề n vững:
Đố i với các nước đang trong quá trình CNH, nhiệm vụ có tính chiế n lươ ̣c và
đột phá là phát huy lợi thế, tăng sức cạnh tranh, tính hiệu quả của từng ngành, từng
vùng, từng sản phẩm và trong toàn bộ nền kinh tế; khai thác tối đa các nguồn lực
của đất nước để phát triển nhanh và bền vững, tạo nhiều việc làm cho người lao
động, nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư, chủ động trong lộ trình hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới. Như vậy, mu ̣c tiêu chung là phải hướng vào tăng trưởng
kinh tế nhanh và bề n vững. Mu ̣c tiêu này cũng là mu ̣c tiêu của đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấ u lao đô ̣ng, nhấ t là trong nông nghiê ̣p, nông thôn. Bởi
vì, chuyể n dịch cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao động theo hướng CNH-HĐH và hội
nhâ ̣p cũng chiń h là sử du ̣ng có hiê ̣u quả các yế u tố của tăng trưởng như vố n, nguồ n
nhân lực, khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t, công nghệ...
Chuyể n dich
̣ nhanh cơ cấ u lao đô ̣ng hiện nay là hướng vào thu he ̣p khoảng
cách quá xa giữa cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao đô ̣ng nhằ m tháo gỡ nút thắ t trong sử
du ̣ng lao đô ̣ng và thúc đẩ y chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế nông thôn theo hướng phát
triể n nông nghiê ̣p hiê ̣n đa ̣i và CNH kinh tế nông thôn: Chuyển dịch cơ cấu LĐNT


15

không chỉ xuất phát từ sự đòi hỏi phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mà
còn là sự đòi hỏi phát triển của nội tại khu vực nông thôn. Đối với Việt Nam, nông

thôn luôn luôn là địa bàn chiến lược của cả nước. Kinh tế nông thôn tăng trưởng
cao, chính trị nông thôn ổn định, xã hội nông thôn phát triển theo hướng tiến bộ và
công bằng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị và phát triển
xã hội của cả nước. Tuy nhiên, nông thôn nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển,
lợi thế và tiềm năng nông thôn, nhất là tiềm năng lao động, đất đai, các sản phẩm
nông nghiệp có ưu thế cạnh tranh… chưa được phát huy; sự chênh lệch về trình độ
phát triển giữa nông thôn và thành thị, về thu nhập giữa lao động nông nghiệp và
công nghiệp, dịch vụ ngày càng giãn cách. CNH-HĐH nông thôn làm cho cơ cấ u
kinh tế nông thôn thay đổ i nhanh chóng, thể hiê ̣n ở tỷ tro ̣ng giá tri ̣ nông nghiê ̣p
trong GDP giảm nhanh.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động không hoàn
toàn như nhau, thường tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn cơ cấu lao
động, bởi tốc độ tăng của kinh tế thường nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao
động, nhất là trong nông nghiệp, khiến số người giảm đi trong nông nghiệp không
tương đương với số người tăng lên trong công nghiệp. Đố i với các nước đang phát
triển ở trình độ thấ p như nước ta thì hiê ̣n tươ ̣ng kinh tế này càng rõ; trong mô ̣t thời
gian dài khoảng cách giữa cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao đô ̣ng còn rấ t lớn (năm 2008
cơ cấ u giá trị nông nghiê ̣p trong GDP giảm còn 21,99%, trong khi cơ cấu lao động
trong nông nghiệp vẫn chiếm trên 52%). Điều đó chứng tỏ lao đô ̣ng bi ̣dồ n ép trong
nông nghiệp với việc làm có năng suất và thu nhâ ̣p thấ p do năng suấ t lao đô ̣ng trong
nông nghiê ̣p quá thấ p và do đó dẫn đế n dư thừa rất lớn lao đô ̣ng trong nông nghiê ̣p,
tạo ra những nút thắt về KT - XH. Để tháo gỡ nút thắ t này thường bắ t đầ u từ khâu
đột phá là phát triể n nguồ n nhân lực thông qua giáo du ̣c, đào ta ̣o, nhấ t là đào ta ̣o
nghề , để sử du ̣ng hiê ̣u quả, giữ la ̣i ngày mô ̣t it́ hơn lao trong nông nghiê ̣p và chuyể n
đổi nghề nghiê ̣p cho lao đô ̣ng nông nghiệp sang ngành nghề phi nông nghiê ̣p để rút
nhanh lao đô ̣ng ra khỏi nông nghiê ̣p. Quá trình đó sẽ thúc đẩ y chuyể n dich
̣ cơ cấ u
kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH.



16

1.1.4. Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông
nghiệp, nông thôn
1.1.4.1. Nhóm yếu tố tự nhiên, môi trường, địa lý
Đây là loa ̣i nhân tố khách quan liên quan đế n điều kiện tự nhiên, tài nguyên
như đất đai, rừng, biển; môi trường sinh thái, thời tiế t, khí hậu…, tác đô ̣ng đến
chuyển dịch cơ cấu lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, nông thôn như là mô ̣t điề u kiê ̣n cơ bản
thuâ ̣n lơ ̣i hay không thuận lơ ̣i trong việc đầ u tư phát triển các ngành, nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn, nhất là phát triển cơ sở ha ̣ tầ ng (giao thông, bế n cảng...), xây
dựng các khu công nghiệp, các trung tâm thương ma ̣i, dịch vu ̣, du lich,
̣ phát triể n
các làng nghề và xây dựng các khu đô thị mới, mở rô ̣ng không gian kinh tế và ta ̣o
nhiề u viê ̣c làm, thu hút lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, nông thôn vào làm viê ̣c.
Nhân tố này còn tác đô ̣ng đế n chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, nông
thôn thông qua viê ̣c khai thác và phát triển lơ ̣i thế so sách về điề u kiê ̣n tự nhiên, môi
trường sinh thái, điạ lý của các vùng trong kinh tế thi ̣trường.
1.1.4.2. Nhóm yếu tố kinh tế, thể chế, hành chính
Yế u tố kinh tế liên quan đế n chuyển dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, nông
thôn chủ yế u là tăng trưởng kinh tế , chuyển dich
̣ cơ cấ u kinh tế , vấ n đề năng suấ t
lao động, đầu tư và hiệu quả đầ u tư, đô ̣ mở của nề n kinh tế trong hô ̣i nhâ ̣p... Các
yế u tố này nế u đươ ̣c phát huy trên cơ sở CNH-HĐH, nhất là trong nông nghiê ̣p,
nông thôn và hô ̣i nhập sâu rô ̣ng và nề n kinh tế thế giới, thu hút đươ ̣c nhiề u vố n FDI,
ODA, tăng xuất khẩu... sẽ mở ra không gian kinh tế rô ̣ng lớn và tiề n đề cho phát
triể n các ngành, các vùng, các thành phầ n kinh tế..., phân công la ̣i lao đô ̣ng xã hô ̣i,
nhấ t là rút được lao đô ̣ng từ nông nghiê ̣p chuyể n sang phi nông nghiê ̣p.
Yế u tố thể chế là yế u tố rấ t quan tro ̣ng, thâ ̣m chí trong điề u kiê ̣n nhấ t đinh,

̣ có
vai trò quyế t đinh
̣ đế n chuyể n dich
̣ hoă ̣c ha ̣n chế viê ̣c chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng
nông nghiê ̣p, nông thôn. Đây là sự can thiê ̣p của nhà nước vào nề n kinh tế , vào thi ̣
trường, nhấ t là thi ̣ trường lao đô ̣ng (cả phiá cung và phía cầ u lao động, kế t nố i
cung – cầ u lao đô ̣ng...) thông qua cơ chế , chính sách, pháp luâ ̣t theo xu hướng thúc
đẩ y chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, nông thôn trên cơ sở hướng vào giải


17

phóng sức sản xuấ t, phát triể n các ngành, các vùng (luâ ̣t doanh nghiê ̣p, luâ ̣t đầ u tư,
luâ ̣t ca ̣nh tranh, luâ ̣t thương ma ̣i...) và giải phóng sức lao đô ̣ng (Bô ̣ luâ ̣t lao đô ̣ng,
luâ ̣t dạy nghề , luâ ̣t lao đô ̣ng Viê ̣t Nam làm viê ̣c ở nước ngoài theo hơ ̣p đồng...); xây
dựng và thực hiê ̣n các chuơng trin
̀ h mu ̣c tiêu (về viê ̣c làm, giáo du ̣c và đào ta ̣o, da ̣y
nghề , giảm nghèo, 135...) sẽ ta ̣o ra đô ̣ng lực mới và tháo gỡ những khó khăn, những
nút thắ t, những rào cản đố i với chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, nông
thôn.
Yếu tố hành chính tác động vào quá trình chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng nông
nghiệp, nông thôn chủ yế u là theo hướng xóa bỏ các rào cản về thủ tu ̣c hành chin
́ h,
gây phiề n hà, tiêu cực trong cấp phép thành lâ ̣p doanh nghiệp, đăng ký sản xuấ t
kinh doanh ngành nghề phi nông nghiê ̣p, cản trở người lao đô ̣ng ở nông thôn di
chuyển tìm việc làm ở khu vực thành thi ̣(hô ̣ khẩ u, hô ̣ tich,

̣ thủ tu ̣c tiế p câ ̣n các dich
̣
vu ̣ giáo du ̣c, y tế ...).
1.1.4.3. Nhóm yếu tố con người, nguồn nhân lực
Quá trình CNH-HĐH, chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế và cơ cấ u lao đô ̣ng nông
nghiê ̣p, nông thôn phu ̣ thuô ̣c rấ t lớn vào yế u tố con người, nguồ n nhân lực. Do đó,
phát triể n con người, nhấ t là nguồ n nhân lực chất lượng và trình độ cao tác đô ̣ng
ma ̣nh, thậm chí là khâu đột phá chiế n lươ ̣c đố i với tăng trưởng và trong phát triển
bền vững, thúc đẩ y nhanh chuyể n dich
̣ cơ cấ u kinh tế và lao đô ̣ng theo hướng tiế n
bô ̣. Phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và
cơ cấu của nguồn nhân lực ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế- xã
hội nói chung, của cơ cấ u lao đô ̣ng nói riêng. Xét về mă ̣t nguồ n nhân lực, sư thay
đổ i cơ cấ u số lươ ̣ng và chấ t lươ ̣ng cung nguồ n nhân lực nông nghiê ̣p, nông thôn (về
thể lực, trí tuệ, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, tay nghề; tính
năng động và sức sáng tạo của nguồ n nhân lực gắn với truyền thống, văn hoá của
mỗi dân tộc, nhấ t là năng lực di chuyể n của lao đô ̣ng) cũng chiń h là mô ̣t mă ̣t quan
tro ̣ng của chuyể n dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng, còn chuyể n dich
̣ cơ cấ u cầ u nguồ n nhân lực
theo ngành, vùng và theo thành phầ n kinh tế chính là nói lên bản chấ t kinh tế của
chuyển dich
̣ cơ cấ u lao đô ̣ng nông nghiê ̣p, nông thôn. Đố i với nước ta phát triể n


×