Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lạc tại thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.84 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THẮNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THẮNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THỊ XUYẾN

THÁI NGUYÊN - 2016




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THẮNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC
TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. LƯU THỊ XUYẾN

THÁI NGUYÊN - 2016


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo hướng dẫn, các tổ chức
và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc cô giáo TS. Lưu Thị Xuyến, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám
hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo Sau Đại học,

Khoa Nông Học, các thầy cô bộ môn sau Đại học trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp
đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thắng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích yêu cầu ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Yêu cầu sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc...................................... 4
1.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây lạc .......................................................... 4
1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc ............................................................... 6
1.2. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc .................................................... 7
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới ................................ 9
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ................................................ 9
1.3.2. Một số yếu tố hạn chế chính trong sản xuất lạc trên thế giới ....... 12
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới ............... 13

1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam .............................. 15
1.4.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ............................................... 15
1.4.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc tại Việt Nam ......................... 19
1.4.3. Tình hình nghiên cứu lạc tại Việt Nam......................................... 20
1.5. Tình hình sản xuất lạc của Thái Nguyên ............................................. 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28
2.1.Vật liệu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 28
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 28


iv
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 28
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 29
2.3.3. Các biện pháp kỹ thuật thực hiện trong thí nghiệm ...................... 30
2.3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ................................... 31
2.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 35
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống lạc tham gia thí nghiệm vụ
Xuân và vụ Hè Thu năm 2015 .................................................................... 35
3.2. Một số chỉ tiêu hình thái của các giống lạc thí nghiệm ....................... 39
3.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc vụ Xuân năm 2015 ... 42
3.4. Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc vụ Hè Thu 2015 ........ 44
3.5. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống lạc
trong thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2015 ................................... 46
3.5.1. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống
lạc trong thí nghiệm vụ Xuân năm 2015................................................. 46
3.5.2. Tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống
lạc trong vụ Hè Thu 2015 ....................................................................... 49
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc tham gia thí

nghiệm vụ Xuân trong năm 2015................................................................ 50
3.7. Năng suất của các giống lạc tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 201554
3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc tham gia thí
nghiệm vụ Hè Thu trong năm 2015 ............................................................ 57
3.9. Năng suất của các giống lạc tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015.. 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 63
1. Kết luận ................................................................................................... 63
2. Đề nghị .................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 68
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM ......................................................... 84


v
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

BNNVPTNT

: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

CC1

: Cành cấp 1

CCC

: Chiều cao cây

đ/c


: Đối chứng

FAO

: Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới

ICRISAT

: Viện nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSCT

: Năng suất cá thể

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu


QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TGST

: Thời gian sinh trưởng


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới những năm gần đây.............. 10
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên
thế giới .......................................................................................... 11
Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam trong những
năm gần đây .................................................................................. 18
Bảng 1.4: Tình hình sản xuất lạc tại Thái Nguyên năm 2010 đến năm 2014 ..... 26
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống lạc thí nghiệm .............. 36
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu hình thái của các giống lạc thí nghiệm ................ 40
Bảng 3.3: Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc thí nghiệm vụ
Xuân năm 2015 ............................................................................. 43
Bảng 3.4: Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc thí nghiệm vụ
Hè thu năm 2015 ........................................................................... 45
Bảng 3.5: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lạc thí nghiệm vụ
Xuân 2015 ............................................................................ 48
Bảng 3.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lạc thí nghiệm vụ Hè
thu 2015 ................................................................................ 49
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc vụ Xuân 2015 52
Bảng 3.8. Năng suất của các giống lạc vụ Xuân năm 2015 .......................... 56
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc vụ Hè thu

năm 2015 .............................................................................. 58
Bảng 3.10. Năng suất của các giống lạc vụ Hè thu năm 2015........................ 60


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi
trực tiếp thực hiện trong hai vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2015. Số liệu và
kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thắng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo
hướng nền kinh tế thị trường thì sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu
được những thành tựu đáng kể. Nhờ đó, chúng ta có điều kiện tập trung vào
phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, đặc biệt là nhóm cây đậu đỗ để tăng
cường dinh dưỡng cho con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, góp
phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát triển
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để đáp ứng được nhu cầu của người dân vấn đề an ninh lương thực
hiện nay đang là bài toán khó giải của toàn cầu cho những thập kỷ sắp tới bởi
hàng loạt những thách thức như: áp lực dân số, đất canh tác, biến đổi khí hậu

và thoái hóa đất …Ở Việt Nam nói riêng mặc dù ở phạm vi toàn quốc, xuất
khẩu lúa gạo được xếp hạng trên thế giới, nhưng đói nghèo, an ninh lương
thực ở cấp hộ gia đình vẫn đang là thách thức, đặc biệt là cư dân vùng cao.
Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế thì từ nay đến năm 2025 có 10 15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác sẽ được chuyển sang phục
vụ phát triển công nghiệp. Đây sẽ là thách thức trong việc bảo đảm an ninh
lương thực của nước ta. Vì vậy vấn đề đặt ra cần phải có quy hoạch sử dụng
đất hợp lý, ưu tiên phát triển cây lương thực, thực phẩm có triển vọng, phù
hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng, nhằm tăng khả năng đa dạng
sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực cho con người.
Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ,
phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các
tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ.
Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục y tế của


2
Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Với 8
trường Đại học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân
kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học,
giáo dục và đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc. Vị trí địa lý của tỉnh đã
tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành
phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập
và phát triển kinh tế.
Lạc là cây trồng thuộc nhóm cây đậu đỗ có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn
nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm, là cây trồng góp phần xóa đói,
giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực cho các nước nghèo nhiệt đới. Chính vì
vậy mà cây lạc là cây trồng được trồng nhiều nước trên thế giới nói chung, Việt
Nam nói riêng quan tâm nghiên cứu và phát triển sản xuất.
Thái Nguyên có nhiều điều kiện phù hợp cho cây lạc sinh trưởng, phát
triển. Lạc là một trong số 4 cây trồng chủ đạo (lúa, ngô, đậu tương, lạc) của

tỉnh Thái Nguyên được đặc biệt chú trọng để nâng cao thu nhập, cải thiện
cuộc sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, theo báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên thì hiện tại diện tích diện tích
trồng Lạc của tỉnh Thái Nguyên đang giảm dần. Diện tích trồng Lạc của tỉnh
Thái Nguyên cũng như các tỉnh khác giảm dần là do quá trình đô thị hóa và
phát triển các khu công nghiệp.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của
một số giống lạc tại thành phố Thái Nguyên” góp phần đáp ứng yêu
cầu thực tế là lựa chọn được giống lạc mới có năng suất cao, chất lượng
tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên để giới thiệu
ra sản xuất.


3
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nhằm chọn được những giống lạc có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh
Thái Nguyên.
2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển, tình hình sâu bệnh, các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
Xuân và vụ Hè thu năm 2015.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để chọn được
giống phù hợp với điều kiện địa phương để đưa vào sản xuất đại trà.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học để hoàn thiện, bổ
sung các tài liệu nghiên cứu về cây lạc cho giảng dạy nghiên cứu và áp dụng

vào sản xuất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả đề tài tìm ra giống lạc có năng suất cao, phẩm chất
tốt thích nghi với vùng sinh thái, khuyến cáo người dân sử dụng giống mới và
áp dụng biện pháp kĩ thuật phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc
đẩy phát triển lạc tại Thái Nguyên.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Yêu cầu sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc
1.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây lạc
Với cây trồng hai yếu tố sinh thái khí hậu và đất đai được xem là hai
yếu tố quyết định. Khai thác triệt để những thuận lợi của chúng sẽ giúp cho
cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và đem lại nhiều
nguồn lợi kinh tế khác.
- Khí hậu
Khí hậu là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống cũng như quyết định
sự phân bố của cây lạc trên thế giới. Trong đời sống cây lạc, nhiệt độ và chế
độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tăng trưởng, đến sức sống của cây
và khả năng cho năng suất.
- Nhiệt độ: Cây lạc thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Nhiệt độ
thích hợp ở từng giai đoạn phát triển khác nhau của cây lạc biểu hiện ở yêu
cầu về lượng tích ôn trong từng giai đoạn.
Ở thời kỳ nảy mầm, nhiệt độ là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng
lớn đến sự nảy mầm của cây lạc. Hạt nảy mầm nhanh nhất ở nhiệt độ 32 340C. Trên đồng ruộng, nhiệt độ thích hợp là 28 - 330 C và cần có tổng tích ôn
từ 250 - 3000C.
Thời kỳ cây con đến trước hoa, cây lạc cần tổng tích ôn khoảng 700 10000C. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 25 - 300C.

Thời kỳ cây lạc ra hoa, đâm tia, hình thành quả cần tổng tích ôn là 1600
- 35000C. Đây là thời kỳ cây lạc có hoạt động sinh lý mạnh về cả sinh trưởng
dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nhiệt độ không khí trung bình thích hợp
cho lạc là 25 - 280C. Lúc hình thành quả là 31 - 330C. Nếu nhiệt độ cao trên
340C kèm theo gió tây nóng, độ ẩm thấp nên khoảng 50% lạc ra hoa rất ít, quả
nhỏ, một hạt.


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn, tôi luôn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô giáo hướng dẫn, các tổ chức
và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới:
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc cô giáo TS. Lưu Thị Xuyến, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám
hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Nông Học, các thầy cô bộ môn sau Đại học trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả sự giúp
đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Thắng


6
- Đất trồng lạc

Lạc được trồng rộng rãi trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp
nhất là đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu ôxi như đất cát pha, đất phù xa
cổ…đất trồng lạc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đất có tầng mặt tơi xốp và tầng đất mặt càng dày càng tốt.
+ Đất phải sạch cỏ dại và nguồn sâu bệnh.
Ruộng phẳng, giữ và thoát nước tốt. Để nâng cao năng suất khi trồng
lạc trên từng loại đất khác nhau cần chú ý đầu tư các biện pháp kỹ thuật bảo
vệ và bồi dưỡng đất
1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc
* Giá trị dinh dưỡng
Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Hạt lạc là loại hạt to và có chứa
nhiều dinh dưỡng. Trong hạt hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả
các nhóm chất hoá học hữu cơ và rất nhiều chất vô cơ như lipid, protein,
glucid, và các amin… Trong đó lipid (dầu) chiếm tỉ lệ lớn nhất, sau đó là
protein và glucid. Nó cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn. Trong 100g hạt
lạc cung cấp 590kcal, trong khi trị số ở Lạc là 411kcal, gạo tẻ là 353 kcal, thịt
lợn nạt là 286kcal…
* Giá trị xuất khẩu
Trên thị trường thế giới, lạc là mặt hàng của nhiều nước. Do giá trị nhiều
mặt của hạt lạc nên chưa bao giờ lạc mất thị trường tiêu thụ. Theo số liệu của
FAO 1999, hiện đang có 100 nước đang trồng và xuất khẩu lạc. Ở Xênêgan, giá
trị lạc chiếm 80% giá trị xuất khẩu, ở Nigiêria chiếm 60% giá trị xuất khẩu.
Hiện nay có 5 nước xuất khẩu lạc chủ yếu, đó là: Trung Quốc, Mỹ,
Achentina, Ấn Độ và Việt Nam. Các nước phải nhập khẩu lạc là Nhật Bản,
Inđônêxia, Canada, Philipin, Đức…Ở Việt Nam sản lượng lạc xuất khẩu dao
động từ 100-130 nghìn tấn. Khối lượng xuất khẩu từ năm 1990 đến nay có
chiều hướng tăng, tuy nhiên sự tăng ấy còn ở mức độ chậm. Mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là hạt, song về chất lượng của chúng ta còn rất thấp vì kích cỡ
hạt nhỏ, hàm lượng dầu thấp nên giá trị chưa cao.



7

* Giá trị công nghiệp
Do giá trị dinh dưỡng của lạc, con người đã sử dụng như một nguồn
thực phẩm quan trọng. Ngoài việc dùng để ăn dưới nhiều hình thức như luộc,
rang, nấu xôi, làm bánh kẹo, chao dầu… lạc được dùng để ép dầu ăn và khô
dầu để chế biến nước chấm và chế biến các mặt hàng khác. Gần đây nhờ công
nghiệp thực phẩm phát triển, người ta chế biến nhiều mặt hàng thực phẩm có
giá trị từ lạc như lạc rút dầu, bơ lạc, chao, phomat sữa, sữa lạc… được sử
dụng chế biến nhiều loại thuốc trong y dược, dùng làm dầu nhờn để xoa máy,
bỏ trục xe, loại dầu xấu dùng để nấu xà phòng.
* Giá trị nông nghiệp
Lạc là cây trồng có ý nghĩa nhất là đối với các nước nghèo vùng nhiệt
đới. Sản phẩm phụ của lạc là thức ăn quý cho động vật nuôi. Khi ép dầu sản
phẩm phụ là khô dầu với lượng dinh dưỡng khá cao làm thức ăn cho gia súc
gia cầm. Dùng khô dầu trong khẩu phần thức ăn sẽ làm tăng sản lượng trứng
của gà, làm lợn tăng trọng nhanh hơn. Khi phân tích thân lá lạc thì có 47%
đường bột, trên 15% chất hữu cơ chứa Nitơ và 1,8% chất béo nên thân lá lạc
cũng có thể dùng làm thức ăn cho gia súc.
Lạc có bộ rễ rất sâu và có nhiều nốt sần tự hút được đạm đáng kể. Vì
vậy trồng lạc có tác dụng cải tạo, bồi dưỡng, tăng độ phì nhiêu của đất, tạo
điều kiện cho việc thâm canh tăng năng suất là đối với đất bạc màu, ở vùng
Trung Du và đất bồi dốc, trồng lạc thu đông có tác dụng vừa sản xuất giống
tốt, vừa làm cây phủ đất chống xói mòn trong mưa lũ. Ngoài ra, lạc là loại cây
trồng có khả năng trồng xen, trồng gối vụ với các cây hoa màu, cây công
nghiệp khác cho năng suất và hiệu quả cao.
Tóm lại, lạc là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cần phải nghiên
cứu phát triển để phát huy lợi thế của nhiều vùng để góp phần xây dựng bộ
mặt nông thôn mới phù hợp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.2. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc
Cây lạc là một trong những cây trồng lâu đời ở Nam Mỹ. Căn cứ vào
tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và ngôn ngữ học, nhiều


8
nhà khoa học đã xác định rằng lạc có nguồn gốc từ Bra-xin hoặc Peru. Nhiều
các loài hoang dại thuộc chi Arachis chỉ được phát hiện ở Nam Mỹ và phân
bố vùng Đông Bắc Braxin đến Tây Nam Achentina và từ bờ biển nam
Uruquay đến Tây Bắc Mato Grosso (Gregory ,1979 - 1980) [29].
Về mặt lịch sử học, chắc chắn người da đỏ đã biết ăn lạc theo nhiều cách:
rang, luộc, giã nhỏ, nấu canh, ép dầu. Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã biết ép dầu
trước khi kỹ nghệ ép dầu lạc xuất hiện ở Châu Âu. Sau khi xâm chiếm Xênêgan,
Pháp đã chú ý tới khả năng phát triển lạc ở vùng này để có thể nhập một lượng
lạc lớn dùng cho công nghiệp. Nhà hoá học Pháp Roussean năm 1841 lần đầu
tiên đã nhập vào Pháp một lượng lớn 70 tấn lạc cho nhà máy ép dầu.
Lịch sử Việt Nam tới nay chưa xác minh được rõ ràng cây lạc có
nguồn gốc từ đâu. Nếu căn cứ vào tên gọi mà xét đoán danh từ “Lạc” có
thể do từ Hán “Hoa sinh” là người Trung Quốc gọi là cây lạc. Như vậy
cây lạc có thể từ Trung Quốc nhập vào nước ta khoảng thế kỷ XVII,
XVIII (Lê Song Dự và Nguyễn Thế Côn, 1979) [6].
* Sự phân bố lạc trồng trên thế giới:
Những tài liệu ghi chép sớm nhất về cây lạc của người Châu Âu là ở
thế kỷ 16. Năm 1587 nhà tự nhiên học người Bồ Đào Nha Gabriel Soares de
sauza đã mô tả cây lạc và Jean de Lery (1578) mô tả kỹ về quả lạc.
Có lẽ cây lạc đầu tiên được đưa từ Nam Mỹ (Pêru) tới Châu Âu vào
năm 1574 theo báo cáo của Nicolas Monardes.
Krapovickas (1968) cho rằng lạc được đưa từ bờ biển phía tây Pêru tới
Mêxico và sau đó ngang qua Thái Bình Dương theo các thương thuyền Tây
Ban Nha tới Philíppin và các vùng khác thuộc Châu Á - Thái Bình Dương.

Tại Hoa Kỳ, thành công trồng lạc sớm nhất là đối với các giống quả
nhỏ, dạng cây bò và có thời gian sinh trưởng dài (Var. hypogeae), có lẽ được
đưa từ châu Phi tới. Còn dạng quả nhỏ, có thời gian sinh trưởng ngắn thuộc
dạng Spanish (Var. vulgaris) có thể do Thomat B.Rowland đưa từ Tây Ban
Nha tới vào năm 1871 (Anonymous, 1918), dạng Valencia (Var.fastigiata)
được đưa từ Paragoay và trung tâm Braxin.


9
Tóm lại, từ vùng nguyên sản ở Nam Mỹ, bằng nhiều con đường - lạc đã
được đưa đi khắp nơi trên thế giới và nó nhanh chóng thích ứng với các vùng
nhiệt đới, á nhiệt đới và các vùng có khí hậu ẩm. Đặc biệt lạc đã tìm được
mảnh đất phát triển thuận lợi ở châu Phi và vùng nhiệt đới Châu Á. Lạc được
trồng rộng rãi ở châu Phi rồi từ đây theo các thuyền buôn nô lệ, lạc lại được
đưa trở lại Châu Mỹ và Châu Âu. Chính vì vậy đã hình thành nhiều vùng gen
thứ cấp và làm phong phú thêm hệ gen của lạc.
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trong các loài cây làm thực phẩm cho con người, lạc có một vị trí quan
trọng. Mặc dù cây lạc có từ lâu đời nhưng tầm quan trọng của cây lạc mới chỉ
được khẳng định hơn một trăm năm nay, khi những xưởng ép dầu ở Macxay
(Pháp) bắt đầu nhập lạc từ Tây Phi để ép lấy dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc
trên quy mô lớn. Công nghiệp ép dầu đã được xây dựng với tốc độ nhanh ở
các nước Châu Âu và trên toàn thế giới. Gần đây người ta chú ý nhiều hơn tới
nguồn protein trong lạc, nhân loại hy vọng vào các loại cây bộ đậu sẽ giải
quyết nạn đói protein trước mắt và trong tương lai.
Trong các cây bộ đậu diện tích lạc đứng thứ hai sau đậu tương. Diện tích
trồng lạc trên thế giới đạt 23 - 24 triệu ha và sản lượng đạt tới 30 triệu tấn/năm
Vùng sản xuất lạc chủ yếu trên thế giới là vùng nhiệt đới và á nhiệt đới
của lục địa Á - Phi, song năng suất lạc vùng này không cao, riêng Trung Quốc

có năng suất cao 20 tạ/ha, các nước khác chỉ đạt 9 - 15 tạ/ha. Ấn Độ là nước
có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới nhưng lại có năng suất dưới mức trung
bình. Năng suất cao nhất ở Ixaren (trên 65 tạ/ha) nhưng diện tích chỉ có 3000
ha. Sản lượng cao nhất là Trung Quốc 9,7 triệu tấn, sau đó là Ấn Độ 8 triệu
tấn, Nigienia 2,5 triệu tấn, Mỹ 1,6 triệu tấn.
Trên thế giới các nước xuất khẩu lạc nhiều là Trung Quốc, Mỹ,
Achentina, Ấn Độ. Các nước nhập khẩu hàng năm lớn như Hà lan, Indonexia,
Anh, Singgapo, Đức.


10

Trong các loài cây làm thực phẩm cho con người, lạc có một vị trí quan
trọng. Mặc dù cây lạc có từ lâu đời nhưng tầm quan trọng của cây lạc mới chỉ
được khẳng định hơn một trăm năm nay, khi những xưởng ép dầu ở Macxay
(Pháp) bắt đầu nhập lạc từ Tây Phi để ép lấy dầu, mở đầu thời kỳ dùng lạc trên
quy mô lớn. Công nghiệp ép dầu đã được xây dựng với tốc độ nhanh ở các nước
Châu Âu và trên toàn thế giới. Gần đây người ta chú ý nhiều hơn tới nguồn
protein trong lạc, nhân loại hy vọng vào các loại cây bộ đậu sẽ giải quyết nạn đói
protein trước mắt và trong tương lai (Nguyễn Thị Chinh và cs, 2002) [5].
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong những năm gần đây được thể
hiện qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất lạc trên thế giới những năm gần đây
Chỉ tiêu
Năm
2006
2007
2008
2009
2010

2011
2012
2013

Diện tích
(triệu ha)
21,52
22,65
24,21
23,97
25,47
24,74
24,59
25,44

Năng suất
(tấn/ha)
1,54
1,63
1,58
1,54
1,67
1,64
1,64
1,77

Sản lượng
(triệu tấn)
33,34
37,12

38,50
37,14
42,72
40,57
40,47
45,22

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016) [30]
Qua bảng 1.1 chúng tôi thấy:
Về diện tích: Năm 2008 diện tích trồng lạc trên thế giới tăng 2,69 (triệu
ha) so với năm 2006, đến năm 2009 có sự giảm nhẹ, nhưng năm 2010 lại tăng
lên đạt 25,47 (triệu ha). Năm 2011 đến 2012 biến động không nhiều. Diện
tích tăng từ 24,59 triệu ha lên 25,44 triệu ha trong giai đoạn 2012 đến 2013.
Về năng suất: Từ bảng trên ta thấy năng suất lạc có nhiều biến động,
lên xuống thất thường. Thấp nhất là năm 2006 với 1,54 (tấn/ha) và cao nhất là
năm 2013 với 1,77 (tấn/ha).


11

Về sản lượng: Nhìn chung sản lượng lạc trên thế giới có xu hướng tăng
trong những năm gần đây. Sản lượng lạc năm 2013 đạt 45,22 (triệu tấn) tăng
11,88 (triệu tấn) so với năm 2006.
Nhìn chung tình hình sản suất lạc trên thế giới trong những năm gần
đây đang phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước
trên thế giới
Diện tích
(triệu ha)


Tên nước

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

Ấn Độ
Trung Quốc
Argentina
Brazil
Ai Cập

2011 2012 2013 2011
4,19 4,7
5,2 1,65
4,67 4,7 4,66 3,45
0,26 0,37 0,4 2,65
0,31 0,1 0,107 2,91
0,06 0,62 0,65 3,17

2012
0,09
3,57
2,23
3,02
3,28

2013 2011 2012 2013

1,8 6,93
4,6
9,4
3,61 16,11 16,8 16,86
2,53 0,7
0,68 1,02
3,36 2,91 3,34 3,63
3,21 0,206 0,205 0,209

Việt Nam

0,22

2,13

2,27

0,22

0,21

2,08

0,46

0,47

0,49

(Nguồn: Số liệu thống kê của FAO năm 2016) [30]

Qua bảng 1.2 chúng tôi thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng trồng lạc
trên thế giới đều có sự biến động.
Về diện tích: Ấn Độ là nước trồng lạc có diện tích liên tục tăng từ năm
2011 có diện tích 4,19 (triệu/ha) đến năm 2013 diện tích tăng lên 5,2
(triệu/ha). Từ năm 2011 đến năm 2013 diện tích trồng lạc của Trung Quốc
giảm nhưng không đáng kể, từ 4,67 (triệu/ha) xuống còn 4,66 (triệu/ha). Năm
2011 Argentina có diện tích trồng lạc 0,26 (triệu/ha) đến năm 2013 diện tích
tăng lên 0,4 (triệu/ha) tăng 0,14 (triệu/ha). Brazil có diện tích trồng lạc giảm
mạnh từ 0,31 (triệu/ha) năm 2011, đến năm 2013 chỉ còn 0,107 (triệu/ha). Ai
Cập có diện tích tăng nhanh, từ năm 2011 có 0,06 (triệu/ha) đến năm 2013
diện tích tăng lên 0,65 (triêu/ha). Ở Việt Nam diện tích trồng lạc tương đối ổn
định, năm 2011 diện tích có 0,22 (triệu/ha) đến năm 2013 còn 0,21(triệu/ha).


12
Việc tăng năng suất lạc ở nhiều quốc gia là nhờ ứng dụng rộng rãi các
thành tựu khoa học công nghệ mới trên đồng ruộng của người nông dân. Qua
bảng số liệu 2.2 ta thấy: Trung Quốc là nước có năng suất cao nhất, năm 2013
đạt 3,61 (tấn/ha) qua đó ta thấy Trung Quốc là nước có khoa học tiên tiến
trong lĩnh vực nông nghiệp, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như cày sâu,
bón phân cân đối, mật độ trồng hợp lý, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp.
Giai đoạn từ năm 2011 - 2013, năng suất lạc trên thế giới không thay
đổi. Các nước có năng suất lạc tăng là Brazil, Ai Cập, Việt Nam, Trung Quốc.
Trong đó Brazil là nước có năng suất tăng nhiều nhất năm 2013 tăng (0,45
tấn/ha) so với năm 2011. Argentina là nước có năng suất tăng, giảm không ổn
định so với các nước trên thế giới.
Trung Quốc là nước có sản lượng cao nhất so với các nước trên thế giới,
năm 2013 sản lượng đạt 16,86 (triệu tấn). Trong khi đó sản lượng lạc tại Việt
Nam chỉ đạt 0,49 (triệu tấn).
Trên thế giới các nước xuất khẩu lạc nhiều là Trung Quốc, Mỹ,

Achentina, Ấn Độ. Các nước nhập khẩu hàng năm lớn như Hà Lan,
Indonexia, Anh, Singapo, Đức.
1.3.2. Một số yếu tố hạn chế chính trong sản xuất lạc trên thế giới
Lạc là cây trồng có tiềm năng cho năng suất cao, tuy nhiên nhiều nơi
con người chưa khai thác được tiềm năng này. Diện tích trồng lạc của nhiều
nước giảm, năng suất lạc thấp. Để giải quyết vấn đề này, việc xác định các
yếu tố hạn chế đến sản xuất lạc là cần thiết. Trong nhiều năm qua các nhà
khoa học trên thế giới đã xác định được ba nhóm yếu tố hạn chế chính là:
Kinh tế- xã hội, phi sinh học và sinh học.
Về các yếu tố kinh tế - xã hội (Willam M.J.R,Dillin J.L, 1987) [31] đã
chỉ ra rằng các yếu tố quan trọng nhất hạn chế sản xuất đậu lạc là thiếu sự
quan tâm chú ý ưu tiên phát triển cây đậu lạc kể cả phía nhà nước và nông
dân. Nhiều nơi, con người chủ yếu chú trọng phát triển cây lương thực, coi
cây đậu lạc là cây trồng phụ. Nhiều nước nông dân nghèo không có cơ hội


13
tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật trồng lạc mới, để hạn chế yếu tố này chính phủ
và các nhà khoa học nhiều nước đã tìm cách chia sẻ kinh nghiệm với nông
dân trồng lạc. Tuy nhiên, việc này chưa được phổ biến. Ngoài ra thị trường
tiêu thụ lạc không ổn định cũng là yếu tố hạn chế đến sản xuất.
Về các yếu tố phi sinh học như khô hạn, đất chua, nghèo dinh dưỡng là
yếu tố hạn chế lớn đến sản xuất lạc. Theo Carangal và cs (1987) [27], cho
rằng các yếu tố khí hậu, điều kiện đất, chế độ mưa là những yếu tố hạn chế
năng suất đậu lạc ở hầu hết khu vực châu Á.
Các yếu tố sinh học như sâu bệnh hại, giống có khả năng chống chịu
kém là yếu tố hạn chế lớn đến sản xuất lạc trên thế giới. Ấn Độ thiệt hại do sâu,
bệnh cho lạc năm 1987 lên tới 150 triệu đôla, tại Nigiêria năm 1975 thiệt hại ở
lạc do virut đã lên tới 250 triệu đôla. Duan Shufen (1998) [28], cho biết ở
Trung Quốc, những năm thập kỷ 60, 70 do thiếu những giống lạc kháng bệnh,

chịu hạn nên năng suất lạc thấp 11 - 12 tạ/ ha. Từ năm 1990 đến nay, nhờ công
tác chọn giống và kết hợp áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến nên năng suất
lạc đã đạt năng suất rất cao 30,1 tạ/ ha (2005).
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới
Nghiên cứu về vấn đề chọn tạo giống lạc, ngay từ rất sớm các nhà khoa
học trên thế giới đã quan tâm tới việc thu thập và bảo tồn nguồn gen cây lạc.
Viện nghiên cứu cây trồng bán khô hạn (ICRISAT) là cơ sở nghiên cứu lớn
nhất về cây lạc. Tại ICRISAT nguồn gen cây lạc từ con số 8489 ( năm 1980)
ngày càng được bổ sung phong phú hơn. Tính đến nãm 1993, ICRISAT đã
thu thập được 13.915 lượt mẫu giống lạc từ 93 nước trên thế giới. Đặc biệt,
ICRISAT đã thu thập được 301 mẫu giống thuộc 35 loài dại của chi Arachis,
đây là nguồn gen quý có giá trị cao trong công tác cải tiến giống theo hướng
chống bệnh và chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Cùng với việc
thu thập, đánh giá, bảo quản, ICRISAT đã cung cấp 107.710 lượt mẫu giống
cho nhiều nước để làm nguyên liệu chọn tạo giống.


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích yêu cầu ...................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Yêu cầu sinh thái và giá trị kinh tế của cây lạc...................................... 4

1.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây lạc .......................................................... 4
1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc ............................................................... 6
1.2. Nguồn gốc và sự phân bố của cây lạc .................................................... 7
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc trên thế giới ................................ 9
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ................................................ 9
1.3.2. Một số yếu tố hạn chế chính trong sản xuất lạc trên thế giới ....... 12
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống lạc trên thế giới ............... 13
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam .............................. 15
1.4.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ............................................... 15
1.4.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc tại Việt Nam ......................... 19
1.4.3. Tình hình nghiên cứu lạc tại Việt Nam......................................... 20
1.5. Tình hình sản xuất lạc của Thái Nguyên ............................................. 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28
2.1.Vật liệu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 28
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................................. 28


15
1.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu lạc ở Việt Nam
Lạc là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dùng để chế biến dầu
ăn thuộc loại tốt nhất. Lạc chỉ xếp hạng thứ hai sau đậu tương về sản lượng dầu
trong các dầu ăn thực vật, cũng như diện tích trong tổng diện tích cây lấy dầu. Ở
nước ta, lạc được coi là một loại thức ăn bổ, thơm ngon và được nhân dân ưa
chuộng. Trong thực phẩm, lạc có thể dùng ăn trực tiếp trong các bữa ăn hàng ngày
như luộc, rang, hầm, hoặc chế biến thành lạc rang tẩm muối, bột lạc, bơ lạc, pho
mát lạc, dầu tinh lạc, bánh, kẹo,…Ngoài ra, lạc còn được dùng làm nguyên liệu
chế biến một số dược phẩm và mỹ phẩm, đặc biệt dầu lạc không đạt tiêu chuẩn
còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến xà phòng cao cấp ở các nước phát
triển, mà nổi tiếng nhất là xà phòng Macxây của Pháp.

1.4.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lạc là sản phẩm quan trọng để xuất khẩu và sản xuất dầu
ăn mà hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu. Hơn thế nữa, cây lạc đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở vùng nhiệt đới bán khô hạn
như Việt Nam nơi mà khí hậu biến động và canh tác đặc biệt khó khăn. Trong
số 25 nước trồng lạc ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ 5 về sản lượng
nhưng năng suất thì còn thấp.
Tuy nhiên hiện nay lạc vẫn giữ vị trí hàng đầu trong các cây công
nghiệp ngắn ngày ở nước ta. Lạc được trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước.
Diện tích trồng lạc chiếm 40% diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
Các tỉnh trồng lạc ở nước ta chia làm bốn vùng chính, vùng trung du
miến núi phía Bắc, khu 4 cũ, đông Nam Bộ và Duyên hải nam trung bộ.
Trong đó khu vực trung du miền núi phía Bắc và duyên hải nam trung bộ cơ
cấu trồng lạc vẫn phát triển chủ yếu vụ lạc Xuân. Vùng trung du miền núi
phía Bắc có tiềm năng phát triển thêm diện tích ở chân ruộng bỏ hóa vụ xuân,
trồng xen cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
Lịch sử trồng lạc ở Việt Nam chưa dài so với các cây trồng khác như:
lúa, đậu tương, đậu xanh... trong cuốn “Vân đài loại ngữ” một số cuốn bách


16
khoa toàn thư đầu tiên của nước ta do Lê Quý Đôn viết năm 1773 chưa hề
nhắc tới cây lạc (Nguyễn Danh Đông, 1984) [13]. Tuy nhiên hiện nay lạc vẫn
giữ vị trí hàng đầu trong các cây công nghiệp ngắn ngày ở nước ta. Diện tích
trồng lạc chiếm 40% diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
Những năm gần đây các nhà khoa học nghiên cứu về lạc của Việt Nam
đã tập trung tổng kết kinh nghiệm các điển hình tiên tiến trong thực tiễn sản
xuất, tiếp cận với thành tựu khoa học về lạc của thế giới, nghiên cứu đề xuất
các kỹ thuật trồng lạc mới phổ biến rộng rãi cho nông dân góp phần làm tăng
năng suất lạc ở Việt Nam. Gần đây công tác nghiên cứu và chuyển giao kỹ

thuật tiến bộ trồng lạc ở nước ta được đầu tư mạnh mẽ các đề tài nghiên cứu
cấp Nhà nước, cấp ngành, cũng như các dự án trong nước và ngoài nước được
triển khai. Qua đó đã chọn tạo được bộ giống lạc thích ứng với điều kiện sản
xuất khác nhau gồm các giống thâm canh cao như: Sen lai 7523, L14, L02,
L18, L23, TB25 các giống ngắn ngày chịu hạn như V79, L05, L12, VD1,
VD2, giống thích ứng rộng kháng bênh héo xanh vi khuẩn như MD7, MD9 và
đã ứng dụng thành công kỹ thuật che phủ Nilon...vì vậy sản xuất lạc ở nước ta
hiện nay có xu hướng tăng về diện tích và sản lượng.
Khi chế biến lạc làm thực phẩm, các phế liệu còn được dùng làm thức
ăn gia súc,…Đóng góp quan trọng vào việc phát triển chăn nuôi. Khô dầu lạc
là sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Thân lá xanh cây lạc có
thành phần dinh dưỡng giàu protein, gluxit và lipit. Thành phần này không
kém các loại cỏ chăn nuôi khác nên có vai trò khá lớn trong chăn nuôi đại gia
súc (trâu, bò sữa). Vỏ lạc được dùng để nghiền thành cám, có thành phần dinh
dưỡng tương đương cám gạo nên phục vụ cho chăn nuôi rất tốt. Một công
dụng quan trọng khác của cây lạc là vừa làm cây trồng lấy củ vừa làm cây
trồng để cải tạo đất (phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới). Do có khả
năng cố định nitơ khí quyển thông qua bộ rễ cộng sinh với vi khuẩn nốt sần
Rhizobium vigna, nhờ đó sau khi thu hoạch lượng chất hữu cơ để lại trong đất
tương đương 30 - 60 kg urê/ha/vụ.


×