Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bản mô tả công việc tại công ty XD HUD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 8 trang )

Đơn vị công tác: Sàn Giao dịch Bất động sản HUD - Tổng công ty Đầu tư
phát triển nhà và đô thị (HUD) - Bộ Xây dựng.
Địa chỉ Sàn GDBĐS HUD: Tầng 1, tầng 6 toà nhà HUD BUILDING 430 Ngô
Gia Tự - Long Biên - Hà Nội (thuộc Dự án Khu đô thị mới Việt Hưng).
Địa chỉ Tổng công ty HUD: 21 Kim Đồng – Hoàng Mai - Hà Nội.
Đề bài: Hãy nêu hoạt động đánh giá thực hiện công việc tại tổ chức của
các anh/chị được diễn ra như thế nào với từng công đoạn:
a. Mục tiêu đánh giá.
b. Tiêu chí đánh giá.
c. Phương pháp đánh giá.
d. …

1


Những hạn chế của hoạt động này hiện nay tại đơn vị các anh/chị. Từ đó gợi ý
một số những thay đổi để hoạt động này làm tăng hiệu quả quản trị nguồn nhân
lực tại đơn vị mình.
BÀI LÀM

Tổng công ty HUD là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng,
hoạt động trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, chủ yếu là đầu tư xây
dựng các khu đô thị mới trên cả nước. Đến nay HUD đã và đang đầu tư xây dựng
nhiều khu đô thị mới tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước như: dự án Linh Đàm,
Định Công, Mỹ Đình 2, Việt Hưng, Pháp Vân - Tứ Hiệp (Hà Nội), Văn Quán,
Vân Canh, An Khánh (Hà Tây cũ), Mê Linh (Vĩnh Phúc cũ), Lý Thái Tổ (Bắc
Ninh), Nam Lê Chân (Phủ Lý – Hà Nam), Trần Hưng Đạo (Thái Bình), Đông
Bắc Ga, Đông Sơn (Thanh Hoá), một số dự án tại Đà Nẵng, Nha Trang, dự án
Đông Tăng Long (Quận 9 Tp HCM), Long Thọ - Phước An (Nhơn Trạch - Đồng
Nai), Chánh Mỹ (Bình Dương), Phú Quốc…
Vì là doanh nghiệp Nhà nước nên mọi chế độ chế độ đánh giá thực hiện


công việc, quy chế phân phối tiền lương vẫn cơ bản tuân thủ quy định của về tiền
lương áp dụng cho các Công ty Nhà nước. Trong phạm vi bài viết này tôi xin
trình bày nội dung đánh giá thực hiện công việc của từng cán bộ nhân viên trong

2


Tổng công ty trong việc phân phối tiền lương, thu nhập. Cụ thể: tiền lương của
một cán bộ công nhân viên bao gồm lương cấp bậc và lương năng suất.
1. Lương cấp bậc:
* Đối tượng được áp dụng hưởng nguyên lương cấp bậc:
- Cán bộ công nhân viên trong những ngày làm việc, đi công tác, hội họp
do Tổng công ty cử đi.
- Cán bộ công nhân viên nghỉ chế độ theo Luật Lao động bao gồm: nghỉ
chờ giải quyết thủ tục hưu, nghỉ phép, nghỉ các ngày lễ tết, nghỉ việc riêng có
hưởng lương (nghỉ việc cưới, việc tang).
- Cán bộ công nhân viên đi học tại các chương trình bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ (được cơ quan cử đi theo nhu cầu của
Tổng công ty) không tham gia sản xuất kinh doanh.
* Cách tính:
Tiền lương
cấp bậc, chức
vụ

=

Hệ số lương cấp
bậc, chức vụ

Mức lương tối thiểu

x

doanh nghiệp áp
dụng

x

Ngày
công/22

- Mức lương tối thiểu Tổng công ty áp dụng căn cứ mức lương tối thiểu
chung do Nhà nước quy định và hệ số điều chỉnh tăng thêm tuỳ thuộc vào năng
suất lao động, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (tối đa
không quá 2lần trên mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
2. Lương năng suất (hay còn gọi là lương lần 2 ngoài lương cấp bậc, chức
vụ):
* Đối tượng được hưởng lương năng suất:
- Cán bộ công nhân viên được thanh toán những ngày công làm việc bình
thường, ngày đi công tác, hội họp do Tổng công cử đi.

3


- Cán bộ công nhân viên đi học các lớp bồi dưỡng về kỹ thuật, nghiệp vụ
các khoá ngắn hạn (không quá một tháng) nhưng vẫn thực hiện và hoàn thành tốt
nhiệm vụ ở cơ quan được hưởng như đang công tác.
* Cách tính:
Tiền lương
năng suất


=

Lương cấp
bậc, chức vụ

x

Hệ số phân phối tiền
lương năng suất

Hệ số
x

hoàn
thành

* Hệ số phân phối tiền lương năng suất:
- Căn cứ xây dựng hệ số:
+ Theo chức danh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo,
công việc được giao.
+ Theo khối lượng công việc, độ phức tạp, trách nhiệm và hiệu quả
công việc.
- Căn cứ áp dụng hệ số: hàng tháng căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ
của từng cá nhân, các phòng, ban, đơn vị tiến hành bình xét phân loại kết quả
công tác theo 3 mức A-B-C gửi về Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng công ty
thông qua phòng Tổ chức lao động vào ngày mùng 10 tháng sau. Phòng Tổ chức
lao động có trách nhiệm tập hợp và trình Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng
công ty xem xét phê duyệt.
* Mục đích bình xét A-B-C: động viên, khen thưởng cán bộ công nhân
viên có thành tích trong sản xuất kinh doanh và các mặt công tác, đóng góp công

sức vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của Tổng công ty.
* Nguyên tắc bình xét A-B-C: khi xét thưởng, tính lương năng suất phải
đảm bảo tính công bằng, dân chủ và công khai; phù hợp với công sức đóng góp
của mỗi người vào kết quả sản xuất kinh doanh từng tháng, quý của năm kế
hoạch.
4


* Đối tượng bình xét A-B-C:
- Đối tượng được bình xét A-B-C: Là cán bộ công nhân viên thuộc Tổng
công ty quản lý đang làm việc hoặc đi công tác, hội họp do Tổng công ty cử đi.
- Đối tượng không được bình xét: Người giao kết hợp đồng ngắn hạn,
hợp đồng công việc, mùa vụ, hợp đồng lao động trong giai đoạn thử việc; Người
lao động bị thi hành kỷ luật từ mức khiển trách trở lên; Người lao động nghỉ việc
tự do >= 01công/tháng; Người lao động nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ thai sản,
nghỉ tai nạn lao động cộng dồn trong tháng >= 06công/tháng; Người lao động
nghỉ việc riêng không hưởng lương >= 03công/tháng.
* Tiêu chuẩn bình xét A-B-C:
- Loại A:
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng và hiệu quả cao,
hoàn thành khối lượng công việc lớn.
+ Đảm bảo đạt và vượt ngày công chế độ, đảm bảo thời gian làm việc
trong ngày theo quy định của Tổng công ty, không vi phạm nội quy Nội quy lao
động của Tổng công ty, không vi phạm pháp luật của Nhà nước.
+ Chấp hành tốt các chế độ chính sách của Nhà nước, tích cực tham
gia các phong trào thi đua do Tổng công ty phát động, nhiệt tình tham gia các
hoạt động của các đoàn thể quần chúng.
+ Đối với cán bộ công nhân viên được Tổng công ty cử đi học nâng
cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phải đạt kết quả từ trung bình khá
trở lên.

- Loại B:
+ Hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ trung bình, khối lượng công việc
được giao đều hoàn thành.
+ Đảm bảo đủ ngày công chế độ. Không vi phạm nội quy lao động,
không vi phạm pháp luật của Nhà nước.
5


+ Có số ngày công nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn
lao động <= 04công/tháng; Nghỉ việc riêng không hưởng lương <=02 công/tháng.
- Loại C:
+ Khối lượng công việc ít, hoàn thành nhiệm vụ được giao ở mức độ
thấp.
+ Có số ngày công nghỉ ốm, nghỉ con ốm, nghỉ thai sản, nghỉ tai nạn
lao động <= 06công/tháng; Nghỉ việc riêng không hưởng lương <= 03công/tháng.
* Tỷ lệ khống chế bình xét A-B-C: Các đơn vị phòng, Ban … bình xét AB-C theo tỷ lệ: 60% loại A, 30% loại B, và 10% loại C (đối với thành viên Hội
đồng quản trị, Ban giám đốc, Kế toán trưởng không tính trong tỷ lệ bình xét tại
các phòng).
Bảng hệ số phân phối tiền lương năng suất áp dụng đối với cơ quan Tổng
công ty:
Chức vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công việc

Hệ số phân phối tiền lương

đảm nhận

Loại A

Loại B


Loại C

Chủ tịch HĐQT
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc, Uỷ viên HĐQT
Kế toán trưởng
Trưởng phòng Tcty, Giám đốc các Ban QLDA và

1,6
1,6
1,5
1,5

1,5
1,4
1,4

1,4
1,3
1,2

1,4

1,3

1,1

1,3

1,2


1,05

1,2
1,15

1,1
1,05

0,95
0,90

1,1

1

0,85

1,05

0,95

0,8

tương đương
Phó phòng Tcty, Phó giám đốc các Ban QLDA và
tương đương
Trưởng phòng các Ban QLDA và tương đương
Phó phòng các Ban QLDA và tương đương
Cán bộ NV có trình độ đại học trở lên, được bố trí

công việc có sử dụng chuyên môn đào tạo
Cán bộ NV có trình độ cao đẳng , trung học được
bố trí công việc có sử dụng chuyên môn đào tạo

6


Các đối tượng còn lại

1

0,9

0,7

* Hệ số hoàn thành kế hoạch:
- Căn cứ áp dụng hệ số:
+ Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế tài chính, hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong kỳ (quý, 6tháng, năm);
+ Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá của Tổng công ty.
Hàng năm, phòng Tài chính kế toán và phòng Tổ chức lao động căn cứ kế
hoạch sản xuất kinh doanh của năm và các yếu tố đảm bảo cho việc hoàn thành
chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng và trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phương án
tạm chi trước tiền lương năng suất bình quân cả năm cho CBCNV, để đảm bảo
thu nhập cho người lao động yên tâm công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Cuối mỗi quý, hoặc 6tháng, hoặc năm, căn cứ mức độ hoàn thành kế hoạch
sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ trên kế hoạch cả năm và quỹ tiền lương đã
thực hiện trên quỹ lương kế hoạch để trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
Tổng công ty quyết định áp dụng hệ số hoàn thành kế hoạch cho cả kỳ.

Với những quy định về việc đánh giá, phân loại A-B-C để tính tiền lương
năng suất như trên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số vướng mắc sau:
- Nếu trong đơn vị có người không đủ tiêu chuẩn để bình xét loại A, có
nghĩa là thuộc loại B, hoặc C thì điều kiện khống chế về tỷ lệ bình xét 60% loại
A, 30% loại B, 10% loại C là chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu tất cả mọi người
trong đơn vị đều đáp ứng tiêu chuẩn được bình xét là loại A thì quy định khống
chế tỷ lệ bình xét loại A chỉ được 60% như trên là bất hợp lý. Vì vậy thực tế tại
các đơn vị đã có trường hợp xảy ra là luân phiên cán bộ công nhân viên trong đơn
vị chịu loại B, đầu tiên là lãnh đạo đơn vị chịu xếp loại B, sau đó lần lượt các
7


tháng các cấp dưới thay nhau xếp loại B để đảm bảo tỷ lệ theo quy định. Điều
này đã khiến mục đích của việc bình xét A-B-C là để tiền lương, tiền lương năng
suất phải gắn với hiệu quả và trách nhiệm trong công việc của từng cá nhân đã bị
sai lệch với thực tế.
- Còn nếu trường hợp dưới các đơn vị cán bộ nhân viên toàn loại B, C
trong khi các uỷ viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, kế toán trưởng lại luôn
luôn xếp loại A là vô lý vì mặc dù có sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trên nhưng
lực lượng chính để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của Tổng
công ty là do các cán bộ nhân viên trong từng đơn vị phấn đấu, nỗ lực. Vì vậy,
nếu đa số cán bộ chuyên môn cấp dưới xếp loại B trong khi hàng ngũ lãnh đạo
cấp cao lại toàn xếp loại A cũng là một sự bất hợp lý.
Vì vậy để đảm bảo công bằng trong việc bình xét A-B-C nên bỏ quy định
khống chế tỷ lệ bình bầu trong các đơn vị mà bình bầu theo thực tế: nếu có người
không đủ tiêu chuẩn xếp loại A thì xếp loại B, loại C. Còn nếu tất cả đều đủ tiêu
chuẩn xếp loại A thì phải xếp loại tất cả là loại A. Có như vậy mới đảm bảo được
công bằng trong việc bình xét A-B-C làm cơ sở cho việc tính lương năng suất gắn
với hiệu quả và trách nhiệm trong công việc của từng cá nhân trong đơn vị.


8



×