Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bản mô tả công việc phó phòng đầu tư sở tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.13 KB, 4 trang )

Bản mô tả công việc Phó Phòng đầu tư Sở Tài chính tỉnh
Ngày lập bản mô tả công việc: 15/5/2009
Vị trí công việc: Chuyên viên Phòng đầu tư - Sở Tài chính Nam Định:
Nhiệm vụ chung:
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày
26/11/2003.
Căn cứ Nghị định số 77/ 2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ
về nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.
Phòng đầu tư sở Tài chính được UBND tỉnh Nam Định giao thực hiện
chức năng năng nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh về việc thẩm tra quyết
toán dự án hoàn thành đối với dự án sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
theo quyết định số 3146/2007/QĐ-UBND ngày 18/12/2007.
Căn cứ bản phân công nhiệm vụ công chức phòng đầu tư của trường
phòng ngày 17/4/2008 với nhiệm vụ chính được trường phòng giao:
Trực tiếp quản lý nghiệp vụ:
+ Các dự án khối trạm trại Nông nghiệp.
+ Các dự án đồng muối đồng tôm, kinh tế mới.
+ Các dự án chương trình nước sạch.
+ Các dự án rác thải – Tài nghuyên và môi trường.
Nội dung công việc chính:
I- Tiếp nhận hồ sơ
Khi chủ đầu tư giao nộp báo cáo quyết toán dự án, công trình, hạng
mục công trình của các chủ đầu tư trình duyệt, tiến hành kiểm tra hồ sơ báo
cáo quyết toán theo các nội dung:


- Kiểm tra danh mục hồ sơ tài liệu do chủ đầu tư trình đối chiếu với quy
định về hồ sơ trình duyệt quyết toán theo thông tư số 33/2007/BTC về việc
hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.
-Kiểm tra nội dung các biểu mẫu báo cáo quyết toán do chủ đầu tư lập,
đối chiếu với mẫu biểu quy định.


Sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ đảm bảo yêu cầu tiến hành lập phiếu giao
nhận hồ sơ.
II- Thẩm tra quyết toán:
1- Thẩm tra hồ sơ pháp lý của dự án:
- Thẩm tra trình tự lập và duyệt văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản.
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp
luật về đầu tư và xây dựng.
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự lựa trọn nhà thầu của các gói thầu theo
quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Thẩm tra việc thương thảo và ký kết hợp đồng của chủ đầu tư và các nhà
thầu so với quy định pháp luật về hợp đồng.
2- Thẩm tra nguồn vốn cảu dự án: Tập trung đối chiếu số liệu thanh toán vốn
hàng năm của chủ đầu tư và cơ quan thanh toán ( Kho bạc hoạc Ngân hàng)
3- Thẩm tra chi phí đầu tư:
- Thẩm tra chi phí bồi thường GPMB: Tập trung kiểm tra danh sách chi trả
cho các tổ chức cá nhân nhận tiền bồi thường đã ký xá nhận theo quy định.
- Thẩm tra chi phí xây dựng: Đối chiếu các yêu cầu nội dung công việc, khối
lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bảng tính giá trị quyết toán A-B
với các yêu cầu nội dung công việc, khối lượng đơn giá ghi trong hợp đồng.


Nếu các yêu cầu nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành đúng
theo hợp đồng thì giá trị quyết toán bằng đúng giá trị hợp đồng.
- Thẩm tra chi phí thiết bị: Đối chiếu danh mục chủng loại, nguồn gốc xuất sứ
nhãn mác so với biên bản nghiệm thu và dự toán chi phí đã được phê duyệt
qua đó xác định chi phí quyết toán mua sắm thiết bị.
- Thẩm tra chi phí quản lý dự án: Đối chiếu sự phù hợp giữa số liệu đề nghị
quyết toán với số liệu phân bổ chi phí quản lý dự án.
- Thẩm tra chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Đối chiếu các khoán chi phi theo
định mức tình theo tỷ lệ %.

4- Thẩm tra xác định giá trị tài sản : căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư
của dự án xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tư. Bao gồm chi phí đầu
tư hình thành tài sản cố định và chi phí hình thành tài sản lưu động.


III- Trình phê duyệt quyết toán.
Sau khi thẩm tra tiến hành lập báo cáo kết quả thẩm tra theo trình tự nội
dung thẩm tra, dự thảo quyết định phê duyệt quyết toán kèm theo các hồ sơ
của chủ đầu tư trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quyết toán.



×