Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá nhân viên tại công ty cổ phần tiêu chuẩn việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.98 KB, 16 trang )

Chuyên đề:

Chủ đề: Hãy nêu hoạt động đánh giá thực hiện tại tổ chức của các anh/chị được diễn ra như thế
nào với từng công đoạn:
a. Mục tiêu đánh giá
b. Tiêu chí đánh giá
c. Phương pháp đánh giá
d. ...
Những hạn chế của hoạt động này hiện nay tại đơn vị các anh/chị. Từ đó gợi ý một số những thay
đổi để hoạt động này làm tăng hiệu quả quản trị nguồn nhân lực tại đơn vị mình.
Các nội dung chính sẽ trình bày:

1. Đặt vấn đề
1.1. Mục tiêu đánh giá
1.2. Chính sách đánh giá
1.3. Yêu cầu đối với việc đánh giá


1.4. Tiến trình đánh giá

2. Ví dụ minh hoạ: Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá nhân viên tại Công ty cổ phần Tiêu
chuẩn Việt phục vụ việc trả lương và tính thường cho nhân viên hàng tháng.
2.1. Giới thiệu Công ty
2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Doanh nghiệp
2.3. Một số mẫu biểu đánh giá nhân viên tại doanh nghiệp
2.4. Kết luận
PHẦN TRÌNH BÀY
1. Đặt vấn đề:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công, nói chung đều phải sở hữu 3 nguồn lực: Nhân
lực, Vật lực và Tài lực. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mỗi nguồn lực trên sẽ có tầm quan
trọng khác nhau. Tuy nhiên trong bối cảnh mà nền kinh tế tri thức đang ngày càng chiếm ưu thế


như ngày nay thì nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của mọi
Doanh nghiệp.
Chính vì vậy, vấn đề Quản trị nhân sự ngày càng được các doanh nghiệp đặc biệt coi trọng với
mục đích làm sao để tuyển dụng được người giỏi, giữ chân người giỏi, tạo điều kiện để mọi
thành viên có điều kiện cống hiến và phát triển tốt nhất, với mục đích cuối cùng là để họ đóng
góp cho Doanh nghiệp nhiều nhất.
Trong suốt gần 20 năm kể từ khi bắt đầu công việc kinh doanh trong môi trường doanh nghiệp
Nhà nước, rồi tự thành lập doanh nghiệp riêng, cho đến nay tôi đã phỏng vấn, tuyển chọn và sử
dụng rất nhiều thế hệ người lao động với các lứa tuổi, cấp bậc và trình độ đào tạo khác nhau,
càng ngày tôi càng nhận thấy rằng vấn đề nhân sự thực sự là vấn đề khó và mang ý nghĩa sống
còn đối với Doanh nghiệp, đặc biệt là khi Doanh nghiệp muốn ngày càng mở rộng và phát
triển.
Nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp là làm thế nào để mọi thành viên trong doanh nghiệp
đều có thể cống hiến tốt nhất các khả năng của mình. Muốn vậy, phải đặt người vào đúng vị trí,
giao nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo các điều kiện và môi trường làm việc, tổ chức hệ thống làm
việc hợp lý, có qui định rõ ràng, hệ thống thưởng, phạt nghiêm minh, thù lao, chế độ đãi ngộ
xứng đáng, mọi người đều có cơ hội được đào tạo, phát triển và cống hiến.
Tuy nhiên, có một thực tế là kể cả khi đã làm tốt các vấn đề trên, đội ngũ lao động của một
doanh nghiệp vẫn luôn biến động. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp cần bổ sung lực


lượng lao động mới, đào thải những người không phù hợp hoặc là người lao động ra đi theo nhu
cầu tự nhiên v...v.
Ngoài ra, ở vị trí người đứng đầu doanh nghiệp, một câu hỏi luôn xuất hiện trong đầu Nhà quản
trị là: Đội ngũ lao động của doanh nghiệp hiện nay ra sao? Vị trí nào cần thay đổi, bổ sung, đào
tạo hoặc đề bạt, bổ nhiệm, tuyển mộ v...v ? Trong tương lai doanh nghiệp cần một đội ngũ lao
động như thế nào về số lượng và chất lượng?
Để trả lời được các câu hỏi trên, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp luôn có được đội ngũ lao
động đáp ứng tốt yêu cầu công việc, rõ ràng là cần phải biết rõ chất lượng đội ngũ lao động hiện
có của doanh nghiệp ra sao. Muốn đặt người đúng chỗ trước hết phải biết họ có năng lực sở

trường gì; Muốn thưởng phạt nghiêm minh, thù lao đãi ngộ xứng đáng thì cũng cần phải có hệ
thống đánh giá mức độ cống hiến của từng người. Tức là phải có hoạt động đánh giá chất lượng
đội ngũ lao động một cách thường xuyên và liên tục. Như vây có thể nói đánh giá lực lượng lao
động của Doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của quản trị nguồn nhân lực.
1.1 Mục tiêu đánh giá: Trong một doanh nghiệp, việc đánh giá nhân viên thường nhằm các
mục tiêu sau:
- Cải thiện hiệu quả công việc và thực hiện chế độ lương bổng, đãi ngộ: Xem xét và kết luận
một cách công bằng và khách quan về việc nhân viên có thực hiện nhiệm vụ theo đúng các yêu
cầu đề ra hay không, từ đó thưởng công xứng đáng cho các cá nhân xuất sắc vì những cố gắng
của họ trong công việc, đồng thời tìm ra những nhân viên yếu kém, thiếu năng lực hay chưa thực
sự nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
- Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực : Dựa trên sự đánh giá của cấp quản lý, nhân viên biết
được điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó có thể đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể nhằm
nâng cao năng suất lao động và thăng tiến trong công việc. Đó cũng là dịp để các nhân viên kiểm
điểm bản thân và tối ưu hóa quy trình hoạt động của mình để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
- Hoạch định và phát triển nghề nghiệp: Phát triển các mục tiêu nghề nghiệp giúp nhân viên theo
kịp những yêu cầu của một tổ chức năng động. Hơn nữa, ngày càng nảy sinh nhiều yêu cầu mới
đối với công việc, do đó nhân viên phải được tạo điều kiện để phát triển cùng với công việc và tổ
chức. (Nguồn Business World)
- Đánh giá tiềm năng của nhân viên, hoạch định nguồn tài nguyên nhân sự: Thông qua mức độ
hoàn thành công việc, chất lượng thực hiện công việc, tinh thần thái độ, ý thức rèn luyện tu


dưỡng, hành vi ứng xử của nhân viên để đánh giá đúng tiềm năng phát triển của từng người, trên
cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển cũng như đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn,
hoặc là ngược lại, những người không đạt yêu cầu cần phải thuyên chuyển, thay đổi.
- Phục vụ công tác tuyển mộ và tuyển chọn: Việc đánh giá thường xuyên giúp nhà quản lý nắm
rõ hơn thực trạng chất lượng lao động của doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch bổ sung và phát triển
nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp hiện tại và tương lai.
1.2. Chính sách đánh giá:

Mục tiêu thì đã rõ, nhưng làm thế nào để việc đánh giá đạt được kết quả mong muốn. Việc này
đòi hỏi doanh nghiệp cần có chính sách đánh giá đúng đắn, thể hiện ở những điểm sau:
- Khuyến khích người có thành tích: những người có thành tích phải được đánh giá đúng mức
- Cải thiện chất lượng quản lý, nâng cao năng lực đánh giá của đội ngũ quản lý các cấp .
- Tạo cơ hội cho mọi thành viên hiểu rõ và được tham gia vào quá trình đánh giá thông qua tự
đánh giá ( Biết rõ tiêu chí và thang điểm đánh giá, qua đó có thể tự đánh giá)
- Tăng khả năng hội nhập, gắn bó khi mục tiêu, quyền lợi của cá nhân phù hợp với mục tiêu Công
ty
- Tạo điều kiện, cơ hội để nhân viên phát triển, khẳng định năng lực của mình thông qua các nhận
xét, đánh giá đúng mức và toàn diện về bản thân họ chứ không chỉ nhằm để bắt lỗi nhân viên.
- Nâng cao vai trò của cấp quản lý trực tiếp trong việc hướng dẫn, giúp đỡ để nhân viên của mình
hoàn thiện bản thân, làm việc cống hiến ngày càng hiệu quả.
- Không trái với luật pháp hoặc qui định của Công ty. Ví dụ như vấn đề tôn trọng quyền cá nhân,
phân biệt đối xử v...v.
1.3. Yêu cầu đánh giá: Để thực hiên được chính sách trên, quá trình xây dựng tiêu chí và thực
hiện đánh giá phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng xuất phát từ yêu cầu và nội dung công việc của một vị trí làm
việc cụ thể , thang điểm được thiết kế chi tiết và có thể lượng hoá được.
- Tuỳ theo mục tiêu đánh giá mà đưa ra các tiêu chí đánh giá khác nhau nhưng nhìn chung tiêu chí
đánh giá phải cụ thể, biểu mẫu đánh giá không quá phức tạp, rắm rối hoặc trừu tượng sẽ dẫn đến
mất thời gian hoặc khó đạt được độ chính xác.


- Thang điểm phải đủ rộng để đảm bảo tính phân loại cao, đồng thời được tính toán trên nguyên
tắc tạo cơ hội cho những cá nhân tích cực có được sự đánh giá, thừa nhận công lao thoả đáng.
- Việc đánh giá phải công khai, đảm bảo sự công bằng, tránh gây ra những phản ứng tiêu cực, mâu
thuẫn ngầm, mất đoàn kết, giảm năng suất lao động. Việc này đòi hỏi người đánh giá phải hiểu
rõ trách nhiệm công việc, làm việc công minh, không thiên vị đồng thời doanh nghiệp phải có cơ
chế giám sát, phản biện chặt chẽ quá trình đánh giá.
- Việc đánh giá phải đảm bảo tính hệ thống để có thể theo dõi được mức độ thăng tiến hay thụt lùi

của nhân viên, giúp người quản lý có biện pháp ứng xử kịp thời.
1.4. Tiến trình xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá:
Việc xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá được thực hiện theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu đánh giá
- Từ mục tiêu đánh giá xác định các mặt đánh giá
- Trong mỗi mặt đánh giá xác định các tiêu chí đánh giá
- Xác định phương pháp đánh giá (cho điểm, đánh dấu, trả lời v...v.). Nếu là cho điểm thì phải xác
định thang điểm , điểm thưởng, điểm phạt và tổng điểm tối đa.
- Xây dựng bản hướng dẫn đánh giá
2. Ví dụ minh hoạ: Thực hiện việc xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên tại Công ty cổ
phần Tiêu chuẩn Việt phục vụ cho việc tính lương và thưởng cho nhân viên hàng tháng.
2.1. Giới thiệu Công ty
Tên Công ty:

Công ty cổ phần Tiêu chuẩn Việt

Địa chỉ trụ sở chính:

18 Nguyễn Chí Thanh , Ba Đình, Hà Nội

Nhà máy:

Khu CN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

Website:

www.standa.com.vn

Vốn điều lệ:


25.000.000.000 đồng

Tổng số lao động:

208 người

Doanh thu năm 2008: 98 tỷ đồng
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, điện máy gia dụng, các sản
phẩm cơ khí, thiết bị nội thất trường học


Các sản phẩm chính:
Ổn áp, biến áp, thiết bị nguồn, bộ lưu điện, chuyển điện, ổ cắm điện, thiết bị bảo vệ
Các sản phẩm cơ khí tấm mỏng: Rack cabinet, tủ điện, cột bơm xăng, tủ giá thiết bị văn
phòng, trường học...
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN TIÊU CHUẨN VIỆT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC 2

PHÓ GIÁM ĐỐC 1
Kiêm Giám đốc Nhà Máy
NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Phân
xưởng
điện


Phân
xưởng
cơ khí

Phòng
Kế
hoạch
vật tư

Các
tổ sản
xuất

Các
tổ sản
xuất

Kho
vật tư

Phòng
Kỹ
thuật

Bộ
phận
QC

Trung

tâm
bảo
hành

Nhân
sự
hành
chính
Bộ
phận
R&D

Văn
phòng

Phòng
kinh
doanh

Kế
toán
tài
chính

Bộ
phận
dự án

Kho
vận,

đội xe

Ban

điện

2.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp:
Công ty có bộ phận chuyên trách về nhân sự được phân ra hai địa điểm, văn phòng Công ty và tại
Nhà máy để tiện cho việc quản lý. Bộ phận này là đầu mối giúp Giám đốc Công ty và Giám đốc
Nhà máy trong việc tuyển mộ (sơ tuyển), thực hiện các thủ tục về nhân sự. Việc quản trị nhân sự do
Giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo chung, việc tuyển chọn được phân công như sau:
- Tuyển Nhân viên: Uỷ quyền cho các bộ phận sử dụng lao động thông qua các phó giám đốc phụ
trách. Tại Nhà máy uỷ quyền cho Giám đốc Nhà máy.
- Các vị trí quan trọng, các trưởng bộ phận: Do Giám đốc Công ty trực tiếp tuyển chọn.
Hiện tại, hệ thống đánh giá nhân viên tại Công ty đã có nhưng mới chỉ thực hiện ở những bộ phận
quan trọng như marketing, bán hàng, lái xe, kỹ thuật, bảo hành. Ở các bộ phận này việc đánh giá
được thực hiện dựa trên báo cáo kết quả công tác tuần hoặc công tác tháng theo các biểu mẫu qui
định riêng cho từng bộ phận có xác nhận của phụ trách bộ phận và phụ trách giám sát. Các báo cáo
này được xem xét để trả lương, thưởng cho nhân viên hàng tháng.


Việc đánh giá này còn phiến diện và cơ bản là chưa phát huy vai trò của cấp quản lý cơ sở vì công
việc của họ mới chỉ dừng ở việc xác nhận thông tin chứ chưa đánh giá kết quả thực hiện công việc
của nhân viên. Mặc dù trên thực tế, đối với một người quản lý có kinh nghiệm thì thông qua các báo
cáo này có thể đánh giá tương đối chính xác về nhân viên của mình. Tuy nhiên, nhân viên thì lại
không biết được mình được đánh giá như thế nào.
Tại Nhà máy thì từ lâu vẫn tồn tại hệ thống đánh giá bằng hệ số do các tổ trưởng thực hiện, Quản
đốc phân xưởng kiểm tra, giám sát, điều chỉnh và trình Giám đốc Nhà máy phê duyệt để trả lương
hàng tháng. Tuy nhiên một hệ số không thể nói lên tất cả, điều đó dẫn đến thường xuyên xảy ra tình
trạng khiếu nại, thắc mắc, nhiều khi không phải do bộ phận quản lý làm sai mà là do người lao động

không có được thông tin đầy đủ.
Để cải thiện tình hình, gần đây Công ty đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001-2008 với chính sách chất lượng 3 chữ C gồm: Chất lượng Lao động, Chất lượng
sản phẩm và Chất lượng phục vụ khách hàng
Trong chính sách Chất lượng lao động Công ty triển khai một loạt các biện pháp, từ việc xây dựng
lại Nội qui Công ty đến qui chế tuyển dụng, đào tạo, xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí
làm việc, xây dựng bảng tiêu chuẩn đánh giá nhân viên cho từng bộ phận. Qui trình xây dựng thực
hiện theo đúng các bước như đã trình bày trong mục 1.4 ở phần trên.


2.3. Một số mẫu biểu đánh giá nhân viên tại doanh nghiệp
Biểu 2.3.1 Bảng đánh giá nhân viên marketing

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
Họ tên nhân viên:

Bộ phận: Marketing
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

I. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ:

điểm tối
đa
25

1. Số ngày đi làm trong tháng
2. Số ngày bám địa bàn được giao phụ trách
3. Mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu *
4. Mức độ hoàn thành kế hoạch triển khai thị trường
5. Chất lượng và tiến độ hoàn thành các báo cáo theo qui định.

II. Chất lượng và hiệu quả công việc:
1. Kỹ năng tổ chức và điều hành hệ thống phân phối tại vùng được giao phụ trách
2. Khả năng giám sát, thúc đẩy doanh số bán hàng của từng đại lý
3.Kỹ năng ghi chép sổ sách, đối chiếu công nợ, tính toán chiết khấu v..v
4. Chất lượng và hiệu quả của các chương trình thu hút đầu tư từ khách hàng *
5. Chất lượng tăng trưởng về lượng khách hàng, về doanh thu bán hàng
6. Chất lượng chăm sóc khách hàng
7. Khả năng giải quyết các vấn đề xung đột và cạnh tranh
8. Khả năng tư vấn, thuyết phục đối tác
9 Tiết kiệm chi phí
III. Thái độ đối với công việc:
1. Ý thức chấp hành các qui định của Công ty
2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc (mức độ tự giác, chăm chỉ, chịu khó bám sát địa bàn phụ
trách)
3. Tinh thần học hỏi, cầu tiến, có ý thức trau dồi nghiệp vụ chuyên môn
4. Trung thực, có ý thức tiết kiệm cho doanh nghiệp
IV. Hành vi ứng xử
1. Cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng nội bộ
2. Vai trò đối với tập thể (tác phong sinh hoạt gương mẫu, tinh thần hỗ trợ, chia sẻ công việc với
đồng nghiệp) *
3. Nhận xét, ý kiến phản hồi từ khách hàng về thái độ và chất lượng phục vụ
TỔNG

Trưởng
bộ phận
đánh giá
0

Kiểm
soát xem

xét
0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2
8
8
5
2
57
5
5
5

10
10
5
5
7
5
18
2

Giám Đốc
duyệt
0

8
5
3
20
4
8
8
120

Lưu ý:
- Việc cho điểm theo các tiêu chí trên thực hiện theo Bảng hướng dẫn cho điểm kèm theo bảng đánh
- Những tiêu chí có dấu (*) nếu vượt kế hoạch sẽ được cộng điểm thưởng (Tổng quỹ điểm thưởng = 30 điểm)
- Tổng cộng quỹ điểm =150 điểm
Xác nhận của Trưởng bộ phận

Biểu 2.3.2 Bảng đánh giá nhân viên bán hàng


Ngày
Xác nhận Bộ phận Kiểm soát

tháng

năm 2009

Xác nhận của Ban Giám đốc


Họ tên nhân viên:

Bộ phận: bán hàng
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

điểm tối
đa

Trưởng bộ
phận đánh giá

Kiểm soát
xem xét

Giám Đốc
duyệt

25
5
5

5
5
5
40
5
5
5
10

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0


0

I. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
1. Số ngày đi làm trong tháng
2. Số ngày đi công tác ngoại tỉnh.
3. Số ngày đi làm vào ngày chủ nhật và ngày lễ.*
4. Số lần đi giao hàng, gửi hàng bằng xe máy tại Hà Nội
5. Chất lượng và tiến độ hoàn thành các báo cáo liên quan.
II. Chất lượng chuyên môn:
1. Kỹ năng sắp xếp công việc*
2. Nhận hàng từ kho và giao hàng cho khách hàng đủ về số lượng, chủng loại.
3. Kỹ năng ghi chép hàng hóa, công nợ của từng khách hàng
4. Thu tiền hàng và nộp cho phòng kế toán đầy đủ, chính xác.
5. Cập nhật thông tin kịp thời về khách hàng: ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có),
mức độ hài lòng, tốc độ bán hàng, mức độ tồn kho, khả năng thanh toán...
6. Thông tin về hàng hoá của các hãng khác (các đối thủ cạnh tranh)
III. Thái độ đối với công việc:
1. Ý thức chấp hành nội quy của Công ty

10
5
15
5

2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc (mức độ tự giác, chăm chỉ, chịu khó, sẵn
sàng làm việc ngoài giờ)
3. Trung thực, có ý thức tiết kiệm cho doanh nghiệp *
IV. Hành vi ứng xử
1. Cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng nội bộ

2. Vai trò đối với tập thể (tác phong sinh hoạt gương mẫu, tinh thần hỗ trợ, chia sẻ
công việc với đồng nghiệp)
3. Nhận xét, ý kiến phản hồi từ khách hàng về thái độ và chất lượng phục vụ.
TỔNG

5
5
20
5
5
10
100

Lưu ý:
- Việc cho điểm theo các tiêu chí trên thực hiện theo Bảng hướng dẫn cho điểm kèm theo bảng đánh
- Những tiêu chí có dấu (*) nếu vượt kế hoạch sẽ được cộng điểm thưởng (Tổng quỹ điểm thưởng = 30 điểm)
- Tổng cộng quỹ điểm =130 điểm
Xác nhận của Trưởng bộ phận

Ngày
Xác nhận Bộ phận Kiểm soát

Biểu 2.3.3 Bảng đánh giá nhân viên sản xuất
Họ tên nhân viên:

Bộ phận: Sản xuất

tháng

năm 2009


Xác nhận của Ban Giám đốc


TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
I. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
1. Số ngày đi làm trong tháng
2. Số giờ làm thêm giờ.
3. Năng suất lao động
4. Mức độ đóng góp vào thành tích chung của tổ *

điểm
tối đa

Trưởng
bộ phận
đánh giá

Kiểm
soát xem
xét

20

0

0

Ban
Giám

Đốc
duyệt
0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

II. Chất lượng chuyên môn:
1. Kỹ năng sắp xếp công việc
2. Chất lượng công việc thực hiện
3. Sử dụng máy móc thiết bị, dụng cụ lao động
4. Tiêu hao nguyên vật liệu, trang bị bảo hộ lao động
5. Sáng kiến cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc*
6. An toàn lao động


5
5
5
5
40
5
10
5
8
10
2

III. Tinh thần thái độ:
1. Ý thức chấp hành nội quy của Nhà máy

25
3

2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc (mức độ tự giác, chăm chỉ, chịu khó, sẵn sàng làm
việc ngoài giờ)
3. Tinh thần học hỏi, cầu tiến, có ý thức trau dồi nghiệp vụ chuyên môn
4. Bảo vệ tài sản, ý thức tiết kiệm cho doanh nghiệp
IV. Hành vi ứng xử
1. Cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng nội bộ
2. Vai trò đối với tập thể (tính chủ động, tinh thần hỗ trợ, chia sẻ công việc với đồng nghiệp)*
3. Nhận xét, ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp
TỔNG

10
5

7
15
3
10
2
100

Lưu ý:
- Việc cho điểm theo các tiêu chí trên thực hiện theo Bảng hướng dẫn cho điểm kèm theo bảng đánh
- Những tiêu chí có dấu (*) nếu vượt kế hoạch sẽ được cộng điểm thưởng (Tổng quỹ điểm thưởng = 20 điểm)
- Tổng cộng quỹ điểm =120 điểm
Xác nhận của Trưởng bộ phận

Ngày
Xác nhận Bộ phận Kiểm soát

tháng

năm 2009

Xác nhận của Ban Giám đốc


Sau khi đã xác định được các tiêu chí và phân bổ số điểm tối đa cho từng tiêu chí như trên, việc
tiếp theo là phải xây dựng Bản hướng dẫn cho điểm cho từng tiêu chí, tức là hệ thống thang điểm
đánh giá cho từng tiêu chí trên.

BẢNG HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM
Bộ phận: Marketing
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

I. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
1. Số ngày đi làm trong tháng (Tối đa 2 điểm)
- Đi làm đủ công: 2 điểm
- Nghỉ đến 2 ngày: 1 điểm
- Nghỉ quá 2 ngày: 0 điểm
2. Số ngày bám địa bàn được giao phụ trách (tối đa 8 điểm)
- Dưới 5 ngày: 0 điểm
- Từ 5-8 ngày: 2 điểm
- Từ 9-15 ngày: 5 điểm
- Trên 15 ngày: 8 điểm
3. Mức độ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch doanh thu * (tối đa 8 điểm + 10 điểm thưởng)
- Đến 50%: 0 điểm
- Đến 70%: 4 điểm
- Đến 90%: 6 điểm
- Đến100%: 8 điểm
- Đến 120%: cộng 5 điểm thưởng
- Trên 120%: cộng 10 điểm thưởng
4. Mức độ hoàn thành kế hoạch triển khai thị trường (tối đa 5 điểm)
- Đến 50%: 0 điểm
- Đến 70%: 3 điểm
- Đạt 100%: 5 điểm
5. Chất lượng và tiến độ hoàn thành các báo cáo theo qui định. (tối đa 2 điểm)
- Báo cáo chi tiết, đầy đủ, chính xác, bao gồm cả các đề xuất: 2 điểm
- Báo cáo sơ sài, không đúng hạn: 0 điểm
II. Chất lượng và hiệu quả công việc:
1. Kỹ năng tổ chức và điều hành hệ thống phân phối tại vùng được giao phụ trách (tối đa 5 điểm)
- Tổ chức hệ thống hợp lý, ít xung đột: 3 điểm
- Tổ chức tốt hệ thống , mức độ bao phủ thị trường cao: 5 điểm
2. Khả năng giám sát, thúc đẩy doanh số bán hàng của từng đại lý ( tối đa 5 điểm)
- Mức độ Duy trì doanh thu bình thường: 3 điểm

- Tăng trưởng đều: 5 điểm
3. Kỹ năng ghi chép sổ sách, đối chiếu công nợ, tính toán chiết khấu v...v (tối đa 5 điểm)
- Số liệu đúng nhưng phải có chỉnh sửa, đối chiếu hoặc không dứt điểm theo từng giai đoạn hoặc
chương trình: 3 điểm
- Ghi chép tính toán rõ ràng, chính xác, đúng qui định, số liệu xác thực, kịp thời, chốt được với khách
hàng: 5 điểm
- Các trường hợp sai sót, thất thoát đương nhiên sẽ được 0 điểm và sẽ xử lý theo qui định riêng
4. Chất lượng và hiệu quả của các chương trình thu hút đầu tư từ khách hàng * (tối đa 10 điểm cộng 10
điểm thưởng)
- Thực hiện đúng chủ trương của Phòng Kinh doanh: 5 điểm
- Có sáng kiến thu hút, khuyến khích khách hàng đầu tư với chi phí hỗ trợ hợp lý: 10 điểm
- Dồn ép, tạo áp lực, hỗ trợ nhà phân phối đầu tư phủ kín chân hàng, tính dứt điểm cao: cộng thêm
10 điểm thưởng
5. Chất lượng tăng trưởng về lượng khách hàng, về doanh thu bán hàng (Khả năng mở rộng thị trường):
tối đa 10 điểm
- Tăng trưởng tự nhiên, nhất thời, không mang tính hệ thống (Sự tác động của nhân viên kinh doanh
là không nhiều): 5 điểm


-

Tăng trưởng có chiều sâu, là kết qủa của quá trình nỗ lực tìm kiếm đối tác, khai thác thị trường một
cách có hệ thống: 10 điểm
- Không có tăng trưởng hoặc tụt doanh thu: 0 điểm, đồng thời xem xét lại thị trường và năng lực của
nhân viên
6. Chất lượng chăm sóc khách hàng (Tham chiếu điểm 3 mục IV): tối đa 5 điểm
- Có quan hệ bình thường nhưng giải quyết, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng: 3 điểm
- Có quan hệ tốt, duy trì thông tin thường xuyên, giải quyết kịp thời và chủ động đề xuất các sáng
kiến hỗ trợ bán hàng, quảng bá sản phẩm, bảo hành...: 5 điểm
- Để khách hàng phàn nàn: 0 điểm đồng thời tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm.

7. Khả năng giải quyết các vấn đề xung đột và cạnh tranh: Tối đa 5 điểm
- Giải quyết được nhưng không nhạy bén trong dự báo, chủ động phòng ngừa, thường phải đi giải
quyết hậu quả: 3 điểm
- Chủ động điều tiết thị trường, có đối sách hợp lý, ứng phó tốt với các tình huống nhạy cảm trong
cạnh tranh dựa trên cơ sở nắm bắt thông tin xác thực: 5 điểm
- Phản ứng chậm, thiếu tính chủ động, thiếu thông tin, thường xuyên để xảy ra xung đột hoặc bị đối
thủ lấn sân: 0 điểm đồng thời cần sự hỗ trợ của nhân viên có kinh nghiệm
8. Khả năng tư vấn, thuyết phục đối tác: Tối đa 7 điểm
- Bình thường, cung cấp đủ thông tin khi khách hàng cần: 3 điểm
- Hiểu biết về thị trường và sản phẩm tốt, tư vấn thuyết phục hiệu quả, đặc biệt hỗ trợ khách hàng để
giành được hợp đồng hoặc thắng thầu: 7 điểm
- Khả năng xử lý tình huống, hỗ trợ khách hàng kém: 0 điểm
9. Tiết kiệm chi phí: Tối đa 5 điểm
- Thực hiện theo đúng qui định của Công ty: 3 điểm
- Sắp xếp chuyến đi, tính toán mọi chi phí : Tiếp khách, sử dụng điện thoại, thưởng hiện vật, khuyến
mại, tổ chức các chương trình, sự kiện v...v một cách hợp lý: 5 điểm
- Chi tiêu không hợp lý, chứng từ thiếu minh bạch: 0 điểm và sẽ bị nhắc nhở
III. Thái độ đối với công việc:
1. Ý thức chấp hành các qui định của Công ty: Tối đa 2 điểm
- Tốt: 2 điểm
- Không tốt: Sinh hoạt, nghỉ, vắng mặt tuỳ tiện, ít tuân thủ các qui định: 0 điểm, cần chấn chỉnh
2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc (mức độ tự giác, chăm chỉ, chịu khó bám sát địa bàn phụ trách)
Tham chiếu các điểm ở mục I, tối đa 8 điểm.
- Hoàn thành công việc: 5 điểm
- Có tinh thần trách nhiệm cao: 8 điểm
3. Tinh thần học hỏi, cầu tiến, có ý thức trau dồi nghiệp vụ chuyên môn: Tối đa 5 điểm
- Bình thường: 2 điểm
- Có ý thức học hỏi, tiến bộ nhưng chỉ làm tròn vai: 3 điểm
- Mục tiêu phấn đấu, học tập rõ ràng, ý thức rèn luyện tu dưỡng tốt: 5 điểm
4. Trung thực, có ý thức tiết kiệm cho doanh nghiệp (Tham chiếu điểm 9 mục II): tối đa 3 điểm

- Báo cáo chi phí rõ ràng, trung thực, đúng mẫu qui định, kiểm soát được: 3 điểm
- Không đạt các tiêu chí trên: 0 điểm
IV. Hành vi ứng xử
1. Cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng nội bộ: Tối đa 4 điểm
- Bình thường: 2 điểm
- Tương đối có ý thức : 3 điểm
- Là trung tâm đoàn kết, có ý thức tập thể cao: 4 điểm
2. Vai trò đối với tập thể (tác phong sinh hoạt gương mẫu, tinh thần hỗ trợ, chia sẻ công việc với đồng
nghiệp) *: Tối đa 8 điểm cộng 10 điểm thưởng
- Khả năng phối hợp, chia sẻ công việc bình thường: 5 điểm
- Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ: 8 điểm
- Đầu tàu gương mẫu, có được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và đối tác: 8 điểm cộng 10 điểm
thưởng
3. Nhận xét, ý kiến phản hồi từ khách hàng về thái độ và chất lượng phục vụ: Tối đa 8 điểm
- Bình thường: 4 điểm
- Phục vụ tương đối tốt: 6 điểm
- Khách hàng đánh giá cao: 8 điểm
TỔNG ĐIỂM TỐI ĐA: 150


BẢNG HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM
Bộ phận: bán hàng
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
I. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
1. Số ngày đi làm trong tháng: (tối đa 5 điểm)
- Đủ công: 5 điểm
- Nghỉ 1 ngày: 4 điểm
- Nghỉ 2 ngày: 2 điểm
- Nghỉ từ 3 ngày trở lên:0 điểm
2. Số ngày đi công tác ngoại tỉnh. (tối đa 5 điểm)

- Dưới 5 ngày: 1 điểm
- Từ 5-8 ngày: 2 điểm
- Từ 9-15 ngày: 4 điểm
- Trên 15 ngày: 5 điểm
3. Số ngày đi làm vào ngày chủ nhật và ngày lễ.(tối đa 5 điểm)
- Mỗi chủ nhật được tính 1 điểm
- Mỗi ngày lễ được tính 1,5 điểm
- Nếu trùng lặp vừa ngày chủ nhật vừa là ngày lễ: 2,5 điểm
4. Số lần đi giao hàng, gửi hàng bằng xe máy * (tối đa 15 điểm)
- Mỗi lần đi giao hàng hoặc chuyển hàng bằng xe máy tính 0,5 điểm,
- Không hạn chế số điểm, nếu trên 5 điểm sẽ được cộng điểm thưởng
5. Chất lượng và tiến độ hoàn thành các báo cáo theo qui định (tối đa 5 điểm)
- Báo cáo đủ nội dung, đúng qui định về thời hạn: 4 điểm
- Báo cáo chi tiết, đầy đủ, chính xác, bao gồm cả các đề xuất: 5 điểm
- Báo cáo sơ sài, không đúng hạn: 0 điểm
II. Chất lượng chuyên môn:
1. Kỹ năng sắp xếp công việc* (tối đa 5 điểm)
- Tổ chức tuyến đi hợp lý, thực hiện đúng lịch trình giao hàng: 3 điểm
- Vượt kế hoạch thời gian, tăng chuyến: 5 điểm
- Không thực hiện đúng theo lịch trình: 0 điểm
2. Giao, nhận hàng với khách hàng (tối đa 5 điểm)
- Giao đủ hàng, đúng chủng loại và số lượng, đúng khách hàng: 2 điểm
- Nhận hàng bảo hành, hàng nhập lại có kiểm tra đúng trình tự thủ tục: 2 điểm
- Làm tốt cả hai việc trên: 5 điểm
3. Kỹ năng ghi chép hàng hóa, công nợ của từng khách hàng (tối đa 5 điểm)
- Ghi chép sổ công nợ rõ ràng, chính xác, đúng qui định, chốt được số liệu với khách hàng: 4 điểm
- Cập nhật số liệu chính xác, thông tin kịp thời, sổ sách hoàn hảo: 5 điểm
4. Thu tiền hàng và nộp cho phòng kế toán đầy đủ, chính xác* (tối đa 20 điểm)
- Thu đúng, thu đủ, nộp đủ, không sai sót nhầm lẫn: 10 điểm
- Thu vượt kế hoạch: cộng thêm 10 điểm thưởng

- Các trường hợp sai sót, thất thoát đương nhiên sẽ được 0 điểm và sẽ xử lý theo qui định riêng
5. Cập nhật thông tin kịp thời về khách hàng: ý kiến phản hồi, khiếu nại (nếu có), mức độ hài lòng, tốc độ
bán hàng, mức độ tồn kho, khả năng thanh toán...* (tối đa 10 điểm)
- Có thực hiện ghi chép phiếu phản hồi thông tin khách hàng: tối đa 3 điểm
- Có nhận xét, báo cáo thường xuyên, đầy đủ thông tin về khách hàng: tối đa 5 điểm
- Có đánh giá hữu ích, có sáng kiến đề xuất về chính sách với khách hàng: tối đa 2 điểm
6. Thông tin về hàng hoá của các hãng khác (các đối thủ cạnh tranh) – tối đa 5 điểm
- Thông tin kịp thời: 3 điểm
- Thông tin chính xác, có bằng chứng, biết cách khai thác thông tin: 5 điểm
III. Thái độ đối với công việc:
1. Ý thức chấp hành nội quy của Công ty (tối đa 5 điểm)
- Bình thường: 3 điểm
- Tốt: 5 điểm


2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc (mức độ tự giác, chăm chỉ, chịu khó, sẵn sàng làm việc ngoài giờ)
Cho điểm dựa trên cơ sở xem xét các điểm ở mục I, tối đa 5 điểm.
- Hoàn thành công việc: 3 điểm
- Có tinh thần trách nhiệm cao: 5 điểm
3. Trung thực, có ý thức tiết kiệm cho doanh nghiệp * (Tối đa 20 điểm)
- Báo cáo chi phí rõ ràng, trung thực, đúng mẫu qui định, kiểm soát được: 5 điểm
- Bố trí hợp lý chuyến đi, tiết kiệm thời gian, cung đường: 5 điểm
- Làm tốt cả hai việc trên được thưởng thêm 10 điểm
IV. Hành vi, ứng xử
1. Cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng nội bộ (tối đa 5 điểm)
- Bình thường: 3 điểm
- Tương đối có ý thức : 4 điểm
- Là trung tâm đoàn kết, có ý thức tập thể cao: 5 điểm
3. Vai trò đối với tập thể (tính chủ động, tinh thần hỗ trợ, chia sẻ công việc với đồng nghiệp)
- Khả năng phối hợp, chia sẻ công việc bình thường: 3 điểm

- Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ: 4 điểm
- Đầu tàu gương mẫu, có được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và đối tác: 5 điểm
2. Nhận xét, ý kiến phản hồi từ khách hàng về thái độ và chất lượng phục vụ. (tối đa 10 điểm)
- Bình thường: 5 điểm
- Phục vụ tương đối tốt: 7 điểm
- Khách hàng đánh giá cao: 10 điểm
TỔNG ĐIỂM TỐI ĐA: 130

BẢNG HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM
Bộ phận: Sản xuất
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
I. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ:
1. Số ngày đi làm trong tháng: Tối đa 5 điểm
- Đủ công: 5 điểm
- Nghỉ 1 ngày: 4 điểm
- Nghỉ 2 ngày: 2 điểm
- Nghỉ từ 3 ngày trở lên:0 điểm
2. Số giờ làm thêm giờ: Tối đa 5 điểm
- Đủ 100% theo yêu cầu: 5 điểm
- Từ 50% trở lên: 3 điểm
- Dưới 50%: 2 điểm
- Không làm thêm giờ: 0 điểm
3. Năng suất lao động: Tối đa 5 điểm
- Đạt tiêu chuẩn định mức: 3 điểm
- Vượt năng suất đến 20%: 4 điểm
- Vượt năng suất từ 20% trở lên: 5 điểm
4. Mức độ đóng góp vào thành tích chung của tổ *: Tối đa 5 điểm cộng 5 điểm thưởng
- Bình thường: 3 điểm
- Tích cực, có vai trò và tầm quan trọng: 5 điểm
- Xuất sắc, chủ lực: 5 điểm cộng 5 điểm thưởng

II. Chất lượng chuyên môn:
1. Kỹ năng sắp xếp công việc( Tham chiếu điểm3 mục I): Tối đa 5 điểm
- Tổ chức công việc hợp lý: 4 điểm
- Tổ chức tốt, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị: 5 điểm
- Tổ chức công việc chưa tốt, năng suất lao động chưa cao: 0 điểm, cần huấn luyện lại


2. Chất lượng công việc thực hiện: Tối đa 10 điểm
- Mắc lỗi do chủ quan dẫn đến thiệt hại về vật chất như: Linh kiện thay thế, tổn hao nguyên vật
liệu, chi phí sx v...v (lỗi lớn): 0 điểm và kiểm điểm rút kinh nghiệm ở tổ
- Không có lỗi lớn nhưng mắc lỗi nhỏ phải xử ký lại gây lãng phí thời gian và lao động: 4 điểm
- Thực hiện công việc đảm bảo tiêu chí, yêu cầu kỹ thuật, không mắc các lỗi chủ quan, không phải
xử lý lại: 7 điểm
- Chất lượng thực hiện công việc cao và ổn định: 10 điểm
3. Sử dụng máy móc thiết bị, dụng cụ lao động: Tối đa 5 điểm
- Vận hành máy móc, sử dụng dụng cụ trang thiết bị đúng qui trình: 3 điểm
- Kỹ thuật vận hành tốt,có khả năng phán đoán, phát hiện những trục trặc để kịp thời khắc phục,
sử dụng trang bị dụng cụ lâu bền, hiệu quả,: 5 điểm
- Cẩu thả, thiếu tập trung, vận hành không đúng qui trình dẫn đến sai hỏng: 0 điểm và xử lý hoặc
đào tạo lại.
4. Tiêu hao nguyên vật liệu, trang bị bảo hộ lao động: Tối đa 8 điểm
- Sử dụng nguyên vật liệu, trang bị sản xuất đúng tiêu chuẩn về chất lượng và định mức: 5 điểm
- Có sáng kiến, giải pháp tiết kiệm hữu ích: 8 điểm
- Sử dụng nguyên vật liệu thiếu tính toán gây lãng phí, không giữ gìn tốt trang bị bao động: 0 điểm
và cần được nhắc nhở tại tổ sx.
5. Sáng kiến cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc* (chỉ áp dụng cho trường
hợp có sáng kiến cải tiến được công nhận ở các cấp độ : Tổ, Phân xưởng, Nhà máy): Tối đa 10 điểm
công 10 điểm thưởng
- Cấp độ Tổ sx: 5 điểm
- Cấp độ Phân xưởng: 10 điểm

- Cấp độ Nhà máy: 10 điểm cộng 10 điểm thưởng
6. An toàn lao động: Tối đa 2 điểm
- Tuân thủ đúng yêu cầu về an toàn trong sản xuất: 2 điểm
- Các trường hợp bị nhắc nhở: 0 điểm
III. Tinh thần thái độ:
1. Ý thức chấp hành nội quy của Nhà máy: Tối đa 3 điểm (Tham chiếu điểm 1 mục I, điểm 3 mục II)
- Chấp hành tốt các nội qui, qui định : 3 điểm
- Có những vi phạm nhỏ do lỗi không cố ý: 2 điểm
- Vi phạm, bị nhắc nhở: 0 điểm
2. Tinh thần trách nhiệm trong công việc (mức độ tự giác, chăm chỉ, chịu khó, sẵn sàng làm việc ngoài
giờ): Tối đa 10 điểm
- Có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng nhận những công việc khó, làm việc với tinh thần tự giác,
chủ động tham gia giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất để cả tổ hoàn thành nhiệm
vụ: 10 điểm
- Thực hiện đúng trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ: 7 điểm
- Cần sự nhắc nhở, giám sát: 4 điểm
3. Tinh thần học hỏi, cầu tiến, có ý thức trau dồi nghiệp vụ chuyên môn: tối đa 5 điểm
- Bình thường: 2 điểm
- Có ý thức học hỏi, tiến bộ nhưng chỉ làm tròn vai: 3 điểm
- Mục tiêu phấn đấu, học tập rõ ràng, ý thức rèn luyện tu dưỡng tốt: 5 điểm
4. Bảo vệ tài sản, ý thức tiết kiệm cho doanh nghiệp: Tối đa 7 điểm
- Có ý thức trong sử dụng và giữ gìn tài sản chung, có ý thức tiết kiệm trong sử dụng nguyên vật
liệu, năng lượng (Được bình chọn, đánh giá chính thức): 7 điểm
- Bình thường, không lãng phí, có ý thức: 5 điểm
- Bị nhắc nhở hoặc không có ý thức trong sử dụng tài sản chung, bừa bãi: 0 điểm
IV. Hành vi ứng xử
1. Cởi mở, hoà đồng, có tinh thần đoàn kết, ý thức xây dựng nội bộ: Tối đa 3 điểm
- Bình thường: 1 điểm
- Tương đối có ý thức : 2 điểm
- Là trung tâm đoàn kết, có ý thức tập thể cao: 3 điểm

2. Vai trò đối với tập thể (tính chủ động, tinh thần hỗ trợ, chia sẻ công việc với đồng nghiệp)*: Tối đa 10
điểm công 5 điểm thưởng
- Khả năng phối hợp, chia sẻ công việc bình thường: 5 điểm
- Sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ: 8 điểm


-

Đầu tàu gương mẫu, có được sự tín nhiệm của đồng nghiệp và các bộ phận liên quan: 10 điểm
cộng 5 điểm thưởng
3. Nhận xét, ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp: Tối đa 2 điểm
- Đánh giá cao: 2 điểm
- Không có ý kiến: 0 điểm
TỔNG SỐ ĐIỂM TỐI ĐA: 120

Dựa vào các bản hướng dẫn này các trưởng bộ phận sẽ rất dễ dàng cho điểm và bản thân nhân viên
cũng có thể tự cho điểm mình, tự thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách toàn
diện qua đó có những điều chỉnh, định hướng trong làm việc và rèn luyện, tu dưỡng. Khi người lao
động nhận thấy rằng mình được nhìn nhận đánh giá đúng họ sẽ thoải mái và làm việc tốt hơn.
Người đã tích cực sẽ tích cực hơn, người chưa hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải nỗ lực hơn. Bản thân
Nhà quản lý cũng sẽ nhìn thấy rõ hơn đâu là hạt nhân của doanh nghiệp, những người nào có tiềm
năng phát triển cần tạo điều kiện và những đối tượng nào cần phải xem xét đào tạo lại hoặc sa thải.
Hiện nay hệ thống này đã bắt đầu được triển khai áp dụng tại doanh nghiệp và đã có những phản
hồi tích cực. Công ty đang tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng hệ thống đánh giá cho toàn bộ các vị
trí để có thể áp dụng một cách đồng bộ. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời
gian và liên tục cải tiến cho phù hợp với đặc thù công việc vốn thường xuyên thay đổi.
Kết luận:
Trong bất kỳ môi trường nào, từ xưa đến nay, việc sử dụng con người luôn là yếu tố gắn liền với
thành công và thất bại. Từ các tác phẩm dã sử kinh điển của Trung Hoa cho đến các chương trình
quản trị kinh doanh hiện đại, ở đâu cũng nhấn mạnh đến nghệ thuật dùng người. Từ “Dụng Nhân

như dụng mộc” đến “Hiền tài là nguyên khí của Quốc Gia” hay “ con người là tài sản của Doanh
nghiêp” v...v. tất thảy đều muốn nhấn mạnh một điều con người là trung tâm của mọi vấn đề. Tạo
hoá đã sinh ra con người để sống, để làm việc, để vui, để buồn, để ham muốn và ước vọng, để yêu
ghét, sung sướng, căm thù. Để thành công, người chủ Doanh nghiệp luôn cần phải biết người lao
động của mình cần gì, muốn gì, mình cần ở họ điều gì và mình phải cho họ điều gì. Muốn vậy
ngoài những trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, Nhà quản lý phải không ngừng tìm hiểu, học
hỏi để cập nhật những phương thức quản trị tiên tiến, trong đó có vấn đề QUẢN TRỊ NHÂN
NGUỒN NHÂN LỰC.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2009
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực”
2. Cẩm nang kinh doanh “Harvard Business Essentials” nghệ thuật giữ chân người tài
3. Giáo trình “Quản trị nhân sự” của tác giả Bùi Hoàng Lợi
4. Tạp chí Business World



×