Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.56 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN: NGỮ VĂN 12
Năm học: 2016 - 2017
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đất nước tôi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ đảo to
Cỏ ở đây ánh màu san hô đỏ
Biển chỉ xanh ở chỗ xa bờ
Những hải đội dân binh Hoàng Sa đi giữ đất
Cát vàng tươi mịn ướt Nồm, Nam
Gió biển đảo mặn mòi xanh cứng tóc
Quả bàng vuông hình chiếc bánh trưng
Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo
Neo lịch sử qua thăng trầm biến động
Giữa khơi xa vẫn thong thả nhịp chèo
(Trích Tổ Quốc tôi ba nghìn cây số biển, Nguyễn Ngọc Phú, Làng biển Kim Đôi, 02/10/2011.
VietNamnet.vn)
Câu 1( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
Câu 2 ( 0,5 điểm). Ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo Tổ Quốc được thể hiện qua các từ
ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3 (0,5 điểm). Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai
dòng thơ sau:
“Tổ quốc tôi ba nghìn cây số biển
Chữ S bao đời hình chiếc mỏ neo”


Câu 4 (1,0 điểm) . Qua bài thơ, nhà thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì về biển đảo quê
hương?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về
trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc
qua hai câu thơ ở phần Đọc hiểu.
“Đất nước tôi ba nghìn cây số biển
Nhấp nhô ba nghìn đảo nhỏ đảo to”
Câu 2 (5,0 điểm)
Phân tích nghệ thuật chính luận mẫu mực trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
–––––––––HẾT––––––––
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 12
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1. (0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Câu 2. (0,5 điểm)
Ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo Tổ Quốc được thể hiện qua từ ngữ hình ảnh: Những
hải đội dân binh đi giữ đất, neo lịch sử qua thăng trầm,
Câu 3. (1,0 điểm)
- Biện pháp tu từ: So sánh. (0,5 điểm)
- Hiệu quả: tạo tính gợi cảm, sinh động, thuyết phục cho hình ảnh thơ đồng thời nhấn
mạnh Tổ Quốc Việt Nam vững vàng, chắc chắn trước phong ba, bão táp. (0,5 điểm)
Câu 4. (1,0 điểm)
Tình cảm của tác giả:
- Xúc động, tự hào ngợi ca biển đảo quê hương và ý chí quyết tâm bảo vệ biển đảo Tổ
Quốc của dân tộc tự bao đời. (0,5 điểm)

- Đó là tình cảm chân thành, sâu lắng, gợi ý thức trách nhiệm của con cháu thế hệ mai
sau tiếp nối truyền thống bảo vệ biển đảo Tổ Quốc của cha anh. (0,5 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
* Giải thích (0,5 điểm)
- Đất nước ba nghìn cây số biển là biểu tượng của một đất nước tươi đẹp với biển khơi
mênh mông.
- Ba nghìn đảo nhỏ đảo to là ẩn dụ cho vùng trời thiêng liêng của Tổ Quốc
 Vậy trách nhiệm của thế hệ trẻ là phải bảo vệ vẻ đẹp hùng vĩ, bao la và chủ quyền
biển đảo của Đất nước.
* Phân tích, bàn luận (1,0 điểm)
- Câu thơ thể hiện niềm tự hào và tình yêu sâu sắc của tác giả với vẻ đẹp của Đất nước.
- Đất nước Việt Nam có bờ biển trải dài hơn ba nghìn cây số. Bên cạnh những thế
mạnh về vị trí địa lý, về lợi ích kinh tế biển, … thì còn đặt ra nhiệm vụ to lớn là phải bảo vệ
vững chắc biên giới biển quốc gia.
- Vùng biển nước ta có khoảng ba nghìn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng
Sa và Trường Sa được phân bố theo chiều dài bờ biển của đất nước. Với vị trí đặc biệt quan
trọng như tuyến phòng thủ tiền tiêu bảo vệ sườn Đông của Quốc gia. Một số đảo ven bờ còn
có vị trí quan trọng được sử dụng làm điểm mốc để xác định bờ lục địa Việt Nam. Vì vậy câu
thơ gợi lại lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.
* Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
:+Biển đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời Tổ Quốc, trách nhiệm
của tuổi trẻ là ra sức giữ gìn toàn vẹn phần lãnh thổ như lời Bác Hồ năm xưa đã căn dặn.
+ Thanh niên cần nâng cao ý thức trách nhiệm với Đất Nước bằng việc kịch liệt lên án
đấu tranh ngăn chặn hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo, không ngừng tu dưỡng phẩm
chất con người Viêt Nam mới, có định hướng lí tưởng yêu nước và đoàn kết tạo nên sức mạnh
bảo vệ chủ quyền biển đảo…
Câu 2 (5,0 điểm)



1. Mở bài (0,5 điểm)
- Khái quát về tác giả, tác phẩm. (0,25 điểm)
- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25 điểm)
2. Thân bài (4,0 điểm)
a. Khái quát giá trị của bản tuyên ngôn (giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật) (0,5 điểm)
b. Về nghệ thuật lập luận (4,0 điểm)
* Khẳng định: (0,5 điểm)
“Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước xuất sắc nối tiếp các áng văn trong
quá khứ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất văn chương. Sức mạnh và tính
thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén,
bằng chứng xác thực, văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm mĩ của Hồ Chí Minh
* Chứng minh:
- Cách nêu vấn đề và khẳng định cơ sở pháp lí (1,0 điểm)
+ Trích dẫn những lời lẽ bất hủ…
+ Mục đích trích dẫn: tạo tiền đề cơ sở pháp lí vững chắc, đề cao cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc của nhân dân ta, đặt 3 nền độc lập ngang hàng nhau, nâng vấn đề quyền dân
tộc lên một tầm vóc mới “Suy rộng ra…”
+ Hiệu quả: chiêu bài “Gậy ông đập lưng ông” khôn khéo, kiên quyết, sáng tạo…
- Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: (1,0 điểm)
+ Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định lập trường chính nghĩa của dân tộc ta
+ Mục dích: tranh luận ngầm với Pháp và công bố trước dư luận về bản chất của chiêu
bài “bảo hộ”, “khai hóa” cũng như tinh thần nhân đạo của dân tộc ta….
+ Hiệu quả: với những lí lẽ sắc bén, chứng cứ “sự thật” không thể chối cãi, bản tuyên
ngôn đã vạch trần bản chất tàn bạo, hèn nhát của giặc …
- Lời tuyên bố độc lập: (1,0 điểm)
+ Khẳng định quyền hưởng tự do độc lập của dân tộc và quyết tâm bảo vệ nền độc lập
của toàn thể nhân dân ta.
+ Mục đích: Công bố trước toàn thể đồng bào và dư luận quốc tế về nền độc lập của
dân tộc Việt Nam, ngăn chặn âm mưu tái chiếm Việt nam của Pháp.
+ Hiệu quả: Tạo niềm tin, tính thuyết phục và sự khẳng định chắc chắn cho mục đích

của bản tuyên ngôn.
- Về ngôn ngữ, giọng điệu: (0,5 điểm)
+ ngôn ngữ: cô đọng, súc tích, chan chứa tình cảm…
+ giọng điệu khi nồng nàn, tha thiết, khi đanh thép, hùng hồn, khi hậm hực căm thù,
khi hào sảng, khích lệ.
+ Tất cả tạo nên một áng văn hào hùng của thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh.
3. Kết luận (0,5 điểm): “Tuyên ngôn độc lập” là tác phẩm tài hoa, tâm huyết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, kết tinh khát vọng độc lập của Người và nhân dân cả nước. Tác phẩm cũng
đã thể hiện được khí phách dân tộc trên trường quốc tế, đồng thời có sức lay động sâu sắc
hàng chục triệu trái tim con người Việt Nam. Vì thế tác phẩm xứng đáng là áng văn chính
luận mẫu mực muôn đời.



×