Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

con đường nghệ thuật của nguyễn minh châu và những tìm tòi đổi mới văn học sau 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN


Học phần: Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

GVHD: TS. Bạch Văn Hợp
SVTH: Nhóm 6
1. Phan Thị Duyên
2. Nguyễn Thị Thu
3. Huỳnh Lê Anh Thư

TP. HCM, ngày 15 tháng 11 năm 2016

K39.601.018
K39.601.117
K39.601.127

1


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG…………………………………….......…………4
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu ......................... 4
1.1.1. Cuộc đời nhà văn Nguyễn Minh Châu ................................................................ 4
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu ....................................................... 5
1.2. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975 .......................................................................... 7
1.3. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 .................................................................................... 8
CHƢƠNG II: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON
NGƢỜI ............................................................................................................. ……..10


2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu trước 1975.............. 10
2.2. Quan điểm nghệ thuật về con người của Nguyễn Minh Châu sau 1975 ................. 11
CHƢƠNG 3: ĐỔI MỚI VỀ NHÂN VẬT………………………………………….....17
3.1. Các kiểu loại nhân vật ............................................................................................. 17
3.1.1. Nhân vật tư tưởng.............................................................................................. 17
3.1.2. Nhân vật thế sự.................................................................................................. 20
3.1.3. Nhân vật bi kịch ................................................................................................ 23
3.1.4. Nhân vật tính cách ............................................................................................. 28
3.1.5. Nhân vật tha hóa – sám hối ............................................................................... 30
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................................. 33
3.2.1. Miêu tả ngoại hình sinh động làm nổi bật tính cách nhân vật .......................... 33
3.2.2. Đi sâu khai thác tâm lí và sử dụng độc thoại nội tâm ....................................... 36
3.2.3. Nghệ thuật tạo dựng tình huống ........................................................................ 41
3.2.3.1. Tình huống tự nhận thức............................................................................. 42
3.2.3.2. Tình huống nghịch lý .................................................................................. 43
3.2.3.3. Tình huống bi kịch ...................................................................................... 44
3.2.4. Xây dựng hình ảnh mang tính biểu tượng ........................................................ 45
CHƢƠNG 4: NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ KẾT CẤU VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN
THUẬT ……….. ....................................................................................................... 47
4.1. Những vận động và đổi mới về phương diện kết cấu tác phẩm .............................. 47
4.2. Những vận động và đổi mới trong điểm nhìn trần thuật ......................................... 52
2


4.2.1. Trần thuật theo ngôi thứ ba ............................................................................... 52
4.2.2. Trần thuật theo ngôi thứ nhất ............................................................................ 55
4.3. Những đổi mới trong giọng điệu trần thuật ............................................................. 59
4.4. Những đổi mới về ngôn ngữ trần thuật ................................................................... 62
TỔNG KẾT…………………………………………………………………………...64
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………66


3


CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu
1.1.1. Cuộc đời nhà văn Nguyễn Minh Châu
Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20 tháng 10 năm 1930, tại làng Thơi, xã
Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là con út trong một gia đình có sáu anh
chị em. Nguyễn Minh Châu được tạo điều kiện học hành khá chu đáo. Học ở quê rồi vào
Huế, học tiếp đến năm 1945 thi đỗ bằng Thành Chung.
Những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Minh Châu tiếp tục học
trung học trong vùng kháng chiến. Đầu năm 1950, khi đang là học sinh chuyên khoa
trường Huỳnh Thúc Kháng ở Nghệ Tĩnh, Nguyễn Minh Châu tình nguyện vào quân đội.
Sau một khoá đào tạo ngắn của trường Lục quân, Nguyễn Minh Châu về sư đoàn 320 làm
cán bộ trung đội. Trong những năm từ 1950 đến 1954, Nguyễn Minh Châu cùng đơn vị
chiến đấu và hoạt động ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sau 1954, Nguyễn Minh Châu tiếp tục
phục vụ trong quân đội làm cán bộ tuyên huấn tiểu đoàn. Năm 1961, ông theo học trường
Văn hóa quân đội ở Lạng Sơn. Năm 1962, Nguyễn Minh Châu về công tác tại phòng Văn
nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được kết nạp vào Hội
nhà văn Việt Nam năm 1972. Ông mất ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Hà Nội.
Vốn là một sĩ quan tham mưu trong quân đội, Nguyễn Minh Châu sống và làm
việc trước hết với tư cách là một người lính, nhưng lại là một người lính viết văn. Ông đã
phải lăn lộn thực tế ở những nơi đầu sóng ngọn gió, đã tham gia nhiều chiến dịch và đã
trải qua biết bao khó khăn gian khổ ở rừng Trường Sơn để chiến đấu và để viết. Khi hòa
bình lập lại, ông cũng đi nhiều nơi, vào thành phố Hồ Chí Minh rồi trở ra Hà Nội, nhưng
có lẽ dải đất miền Trung mới là miền đất để lại cho ông nhiều thương, nhiều nhớ nhất.
Hình ảnh cái làng quê nghèo ven biển miền Trung cứ trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm
của ông như một nỗi ám ảnh khôn nguôi. Những năm cuối đời, ông còn ấp ủ dự định viết
một cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến ở thành cổ Quảng Trị, rất tiếc nó không thể hoàn

thành vì ông đã đột ngột ra đi khi đang ở giai đoạn tài năng chín muồi nhất. Sau hơn một
năm trời vật lộn với cơn bệnh ung thư máu hiểm nghèo, ông đã vĩnh viễn chia tay với
cuộc đời vào ngày 23 tháng 1 năm 1989 tại Viện Quân y 108 Hà Nội.
Tuy ông đã ra đi nhưng những người thân, người bạn, những đồng chí của ông
luôn dành cho ông một sự yêu quý và kính trọng sâu sắc. Ông là một người thâm trầm
lặng lẽ, ít nói nhưng giàu lòng thương yêu, luôn sống trung thực với chính mình và mọi
người. Ông không thích ồn ào, không thích bon chen tranh đoạt mà lặng lẽ nhẫn nại theo
4


đuổi những công việc và mục đích mình đã lựa chọn. Ông nhạy cảm và quyết liệt với
những gì được coi là cái xấu, cái ác, làm tổn hại đến con người. Và trên hết, Nguyễn
Minh Châu là một người có ý thức sâu sắc về thiên chức của nhà văn, về trách nhiệm và
lương tâm của người cầm bút.
Ở góc độ một công dân, ông đã làm hết sức mình để sống một cuộc sống có ích
cho xã hội và những người xung quanh mình. Ở góc độ một nhà văn, bằng tài năng và
tấm lòng nhiệt tình yêu nghề, với thái độ điềm đạm nhưng cũng hết sức dũng cảm, ông
cũng đã dành trọn cuộc đời mình để cống hiến hết thảy cho những mục tiêu cao đẹp của
văn chương nghệ thuật, xứng đáng là “niềm hãnh diện của những người cầm bút về một
đời văn trong sáng và trọn vẹn” (Nguyễn Khải).
1.1.2. Sự nghiệp sác tác của Nguyễn Minh Châu
Hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu khởi đầu bằng truyện ngắn Sau một
buổi tập (1960) và khép lại với truyện vừa Phiên chợ Giát (1989). Ba thập kỷ – một
hành trình không phải là dài so với những đồng nghiệp, đồng lứa như: Nguyễn Khải,
Xuân Thiều, Hồ Phương… , song với mười ba tập văn xuôi, một tập tiểu luận phê bình,
nhà văn Nguyễn Minh Châu đã để lại một sự nghiệp văn chương đủ sức vượt qua thời
gian. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các tác phẩm như: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967),
Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết,
1972), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết viết cho thiếu nhi, 1974), Miền cháy (tiểu thuyết,
1977), Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết viết

cho thiếu nhi, 1981), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành (tập truyện ngắn, 1983), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết viết cho
thiếu nhi, 1985), Bến quê ( tập truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu ( tiểu thuyết,
1987), Cỏ lau (tập truyện, 1989), tập tiểu luận phê bình Trang giâý trước đèn...
Có thể nói với một khối lượng sáng tác tương đối dày dặn như trên, Nguyễn Minh
Châu đã kịp ghi tên mình vào lịch sử văn học Việt Nam hiện đại như một tên tuổi hết sức
quan trọng.
Là một nhà văn quân đội, tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu viết
nhiều về đề tài chiến tranh như là một điều tất yếu. Tác phẩm “Dấu chân người lính” của
ông từ lúc mới ra đời đã được bạn đọc và giới nghiên cứu đánh giá cao, được xem như là
một trong những tiểu thuyết tiêu biểu viết về chiến tranh chống Mĩ. Bám sát hiện thực đời
sống những năm chiến tranh, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 (Cửa sông,
Những vùng trời khác nhau, Dấu chân người lính…) đã cho chúng ta một cái nhìn tương
đối trọn vẹn về một thời kì hào hùng của cả dân tộc.
Sau năm 1975, hiện thực cuộc sống mới đòi hỏi văn học phải có sự nhìn nhận toàn
diện và thấu đáo hơn. Là một nhà văn với quan niệm văn chương phải gắn với đời sống,
5


nhạy cảm với những đổi thay của đất nước lúc bấy giờ, Nguyễn Minh Châu đã sớm nhận
ra những vấn đề mới của đất nước ngay vào thời điểm chuyển giao từ chiến tranh sang
hòa bình. Bắt đầu từ các tiểu thuyết Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà, Những người đi
từ trong rừng ra,…cũng viết về đề tài chiến tranh và người lính song các vấn đề đặt ra
trong các tác phẩm này đã có sự chuyển biến khác so với các sáng tác ở giai đoạn trước.
Ngòi bút nhà văn hướng đến nhiều vấn đề đặt ra ở thời kì hậu chiến như việc tổ chức lại
cuộc sống và làm ăn kinh tế trong thời kì mới, vấn đề giải quyết hậu quả và hàn gắn
những vết thương chiến tranh, vấn đề chống lại những tiêu cực mới nảy sinh trong cuộc
sống hôm nay…
Sau chiến tranh, cái nhìn sử thi lí tưởng hóa về con người của văn học một thời tỏ
ra không còn phù hợp khi đối mặt với thực tế bộn bề, phức tạp của cuộc sống thường

nhật. Với tiểu luận “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa” (1987),
Nguyễn Minh Châu đã mạnh dạn đề nghị đoạn tuyệt với lối văn chương minh họa “chỉ
quen với công việc cài hoa kết lá, vờn mây cho những khuôn khổ đã có sẵn”, quyết tâm
chọn cho mình một hướng đi mới, tiếp cận đời sống và con người dưới góc độ nhân bản.
Ông đã lặng lẽ và kiên trì thực hiện một loạt những cuộc đối chứng lại quá khứ, ông đã
viết nên những tác phẩm có chiều sâu suy nghĩ và nhận thức mới về con người. Bằng tài
năng và tâm huyết của một nhà văn luôn trăn trở với sự nghiệp văn học nước nhà,
Nguyễn Minh Châu đã thể hiện những thay đổi trong tư duy nghệ thuật của mình qua một
loạt tác phẩm có nhiều tìm tòi, khám phá. Những truyện ngắn viết vào những năm 80 của
thế kỉ XX in trong các tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau của
ông đã tạo nên một hiện tượng mới lạ trong văn học đương đại. Nói như nhà văn Nguyễn
Khải: “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt
Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”.
Không chỉ trong sáng tác, ông còn lưu lại dấu ấn cá nhân của mình qua những
trang tiểu luận phê bình hết sức sâu sắc được viết rải rác suốt một khoảng thời gian dài,
sau này được tập hợp lại trong cuốn Trang giấy trước đèn. Các bài tiểu luận của ông đã đề
cập đến nhiều phương diện trong quá trình văn học: từ tác dụng của văn học đến mối
quan hệ giữa văn học và đời sống chiến tranh cách mạng, mối quan hệ giữa nhà văn –
nhân vật – bạn đọc, vai trò và trách nhiệm của người cầm bút, chân dung nhà văn,…
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu mở ra cho văn học những đề tài và vấn đề mới
của đời sống nhân dân, những hình tượng nhân vật mới. Các tác phẩm của ông đào sâu
thêm ý niệm của chúng ta về nước Việt Nam hiện nay, về tiềm năng tinh thần của những
con người xây dựng đất nước.Nguyễn Minh Châu là một nhà văn có ảnh hưởng quan
trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của
đổi mới.
6


Với những đóng góp sau ba mươi năm miệt mài cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã
vinh dự được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (đợt

II, năm 2000).
1.2. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau 1975
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Đất nước thống nhất và bước vào một giai đoạn phát triển mới. Bên cạnh những
mặt thuận lợi chúng ta cũng phải đối đầu với rất nhiều khó khăn, phức tạp. Việt Nam là
một nước nông nghiệp, lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc
kéo dài 30 năm, thiệt hại về vật chất và tinh thần là rất lớn, dấu vết của mất mát đau
thương vẫn vô cùng nặng nề. Chính vì vậy công cuộc kiến thiết lại đất nước sau chiến
tranh gặp muôn vàn khó khăn. Để khắc phục những khó khăn và mất mát đau thương đó
không phải là việc đơn giản và cũng không thể nhanh chóng.
Cùng với đó, nền kinh tế tập trung bao cấp đã bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Những mặt tiêu cực, những cái xấu, cái ác, phi đạo đức đang len lỏi vào đời sống. Quan
hệ giai cấp xã hội phức tạp hơn, các thế lực thù địch trong và ngoài nước ra sức chống
phá Nhà nước ta. Có thể nói đó là một hiện trạng xã hội “ngổn ngang, bề bộn bóng tối và
ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những biến động bất ngờ” (Nguyễn Khải) như
“một chiến trường mới, lập tức mở ra trên chiến trường cũ ”. Muốn giải quyết được
những khó khăn trên, trước hết cần phải xóa bỏ khoảng cách về tư tưởng, lối sống, chính
kiến của mọi người ở mọi thành phần, giai cấp khác nhau trong xã hội để cả xã hội cùng
hướng vào một mục tiêu chung lúc này là xây dựng một đời sống mới cho cả xã hội. Mọi
người cần nỗ lực chung sức chung lòng đưa đất nước vượt qua thách thức, khó khăn để
phát triển. Trong tác phẩm Miền cháy (1977), Nguyễn Minh Châu đã phát biểu “Bước ra
khỏi cuộc chiến tranh cũng cần phải có đầy đủ nghị lực như bước vào một cuộc chiến
tranh”.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 là mốc son mở ra cho đất nước một
công cuộc đổi mới toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đổi mới mạnh
mẽ và toàn diện là tinh thần cơ bản của Đại hội Đảng lần thứ VI: “Phải đổi mới trước hết
là đổi mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn, thực hiện được những mục
tiêu do Đại hội VI đề ra”. Sự đổi mới trước hết diễn ra sôi nổi trên lĩnh vực kinh tế, với
mục tiêu xóa bỏ nền kinh tế lạc hậu, kinh tế tập trung, bao cấp, phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một nền

kinh tế khép kín, kinh tế Việt Nam đã mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới. Một nền kinh
tế thị trường được thiết lập, cùng với những mặt tích cực của nó, cũng đã tạo ra không ít
những mặt trái, tiêu cực, khiến cuộc sống hậu chiến trở nên phức tạp, bộn bề. Nhiều giá
trị mới được xác lập. Nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức cũ thay đổi. Xung đột giữa giá trị
7


tinh thần và vật chất, giữa chân thật và giả dối, giữa tầm thường và cao thượng... diễn ra
sâu sắc, mạnh mẽ trong xã hội và trong bản thân từng con người. Đúng như nhà văn
Nguyễn Minh Châu từng nhận xét: “Cuộc sống xã hội những năm 80 có nhiều tình huống
thời khắc đậm đặc để con người bộc lộ tính cách mãnh liệt”. Hiện thực đó chính là mảnh
đất màu mỡ để nhà văn khai phá và sáng tạo, nhưng đồng thời cũng là thử thách khắc
nghiệt, những đòi hỏi nặng nề đối với cả nền văn học và mỗi người cầm bút.
Ở lĩnh vực văn hóa văn nghệ, đầu năm 1986, Ban Bí thư ra Chỉ thị về công tác tư
tưởng, mở rộng dân chủ, sau đó ra thông báo tuyên truyền trên báo chí về phê bình và tự
phê bình. Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng lần thứ VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi
mới của Đảng về tư duy, nhận thức, đặc biệt đề cao tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, phát huy tinh thần dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân,
chống lại tinh thần bảo thủ của quan niệm cũ, mở ra một bối cảnh mới trong đời sống xã
hội và giải phóng khơi mở cho sự sáng tạo nghệ thuật. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị
yêu cầu: “Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học,
kỹ thuật đang diễn ra với quy mô, tốc độ chưa từng thấy trên thế giới và việc giao lưu
giữa các nước và các nền văn hóa ngày càng mở rộng, văn hóa, văn nghệ nước ta phải
đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm; Văn nghệ Việt Nam phải thể hiện
tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, lương tri”. “Đảng
khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm
mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật và phát triển các loại hình và thể loại
nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”.
Sự thay đổi trên của bối cảnh đất nước cũng đã tác động đến nhận thức của con
người, tạo ra một điều kiện thuận lợi để cho con người trong xã hội mới nhìn nhận lại

mình, nhìn nhận lại các vấn đề trong đời sống xã hội cả ở quá khứ lẫn hiện tại, trong đó
có lĩnh vực văn học nghệ thuật.

1.3. Văn xuôi Việt Nam sau 1975
Năm 1975 là một mốc son lịch sử đánh dấu một thời kì mới của đất nước. Chiến
tranh đã đi qua và đất nước bước vào thời kì xây dựng trong hòa bình. Văn học cũng như
nhiều lĩnh vực đời sống xã hội khác đứng trước yêu cầu cần phải có sự thay đổi để giải
quyết những vấn đề mới nảy sinh từ cuộc sống sau chiến tranh.
Quá trình phát triển của văn học Việt Nam sau 1975 có thể chia ra làm hai chặng
đường tiếp nối nhau: từ 1975 đến 1985 là chặng đường có tính chất chuyển tiếp từ văn
học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ 1986 trở đi, văn học chính thức
bước vào giai đoạn đổi mới một cách toàn diện.

8


Những năm đầu sau 1975, văn học về cơ bản vẫn tiếp tục phát triển theo những
quy luật và những cảm hứng chủ đạo trong thời kì chiến tranh trước đó. Tuy nhiên, trong
khoảng thời gian giao thời này, ở một số cây bút nhạy cảm với những vấn đề của đời
sống, ý thức muốn đổi mới đã bộc lộ qua việc thay đổi cách viết về chiến tranh, cách tiếp
cận hiện thực đời sống.
So với thơ ca, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn. Một loạt các sáng tác của Nguyễn
Khải (Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người), Nguyễn Mạnh Tuấn (Đứng trước biển, Cù
lao Tràm), Ma Văn Kháng (Mùa lá rụng trong vườn), Nguyễn Minh Châu (Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê)… ra đời và được bạn đọc hoan nghênh đón nhận. Các
sáng tác nói trên đã khởi ra một hướng tiếp cận mới, chú ý nhiều đến mảng hiện thực đời
thường, đặc biệt là các vấn đề đạo đức – thế sự.
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), văn học thật sự bước vào thời kì đổi
mới. Đường lối đổi mới của Đảng đã tạo động lực lớn lao cho sự chuyển biến mạnh mẽ
của đời sống văn học nghệ thuật nước nhà, mở ra một thời kỳ mới của văn học Việt Nam

trong tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Không khí dân chủ được đề cao
hơn.
Văn xuôi tiếp tục khởi sắc với nhiều tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao như
Thời xa vắng của Lê Lựu, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp…Tiếp tục hướng đi đã được khai mở ở chặng trước, nhiều cây bút
đã đi vào “thể hiện mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt
nên cuộc sống đời thường phồn tạp mà vĩnh hằng”. Hiện thực đời sống được khám phá
trên nhiều phương diện, nhất là đời sống nội tâm con người với những trăn trở, khát vọng
thầm kín mà trước đây văn học thời chiến tranh chưa có điều kiện nói đến. Tinh thần
nhân văn, ý thức cá nhân đã trở thành cảm hứng sáng tạo cho các văn nghệ sĩ.
Cùng với sự thay đổi về tư duy nghệ thuật, các nhà văn đã có nhiều tìm tòi đổi mới
về những phương diện nghệ thuật. Văn xuôi có nhiều đổi mới về nghệ thuật tự sự, từ sự
thay đổi điểm nhìn trần thuật đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng các thủ pháp
độc thoại nội tâm và dòng ý thức, tính đa thanh, đa giọng điệu…
Nhìn chung, văn học Việt Nam từ sau 1975 trong đó có văn xuôi đã vận động theo
khuynh hướng dân chủ hóa, đổi mới các quan niệm về văn học, quan niệm nghệ thuật về
con người, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn với những
tìm tòi, thể nghiệm mới về nghệ thuật.

9


CHƢƠNG II: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƢỜI
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù hết sức quan trọng trong sáng
tác của bất kì nhà văn nào. “ Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa,
sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp,
hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho
các hình tượng nhân vật trong đó”. Vì vậy, quan niệm nghệ thuật về con người chính là

cốt lõi tư tưởng, là cách nhìn nhận, thể hiện con người bằng nghệ thuật của tác giả.

2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Minh Châu trƣớc 1975
Trước 1975, trong bối cảnh đất nước đang diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại,
cảm hứng sử thi anh hùng là cảm hứng chủ đạo chi phối cách nắm bắt và thể hiện vấn đề
của Nguyễn Minh Châu. Con người trong sáng tác giai đoạn này được soi chiếu và nhận
diện chủ yếu trên bình diện xã hội, trong mối quan hệ với giai cấp, với cộng đồng, với
dân tộc, được đặt vào trong những hoàn cảnh điển hình, là những hoàn cảnh của các biến
cố lịch sử, những xung đột xã hội mà trung tâm là cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc
chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân vật mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, ý chí
và sức mạnh phi thường, kết tinh những vẻ đẹp tinh thần và lí tưởng cao cả của một dân
tộc anh hùng.
Quan niệm về con người sử thi chi phối cách cảm nhận về con người trong mối
quan hệ với hiện thực đời sống. Cũng giống như những nhà văn khác, con người trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu trước 1975 được cảm nhận không bao giờ tách rời với
các sự kiện chính trị. Ông cũng say mê “ghi tạc cho tương lai… bằng cẩm thạch và đồng
hun”, dựng những bức tượng đài cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Với
những đại diện ưu tú như Kinh, Lữ ( Dấu chân người lính), Nguyệt (Mảnh trăng cuối
rừng) cùng cuộc sống chiến đấu của họ, Nguyễn Minh Châu đã tái hiện được phần nào
bức tranh lịch sử hoành tráng của dân tộc những ngày đánh Mĩ, khắc họa vẻ đẹp tâm hồn,
trí tuệ và sức mạnh tiềm ẩn trong con người Việt Nam. Ta bắt gặp hình ảnh những người
lính dũng cảm đối mặt với kẻ thù trong Dấu chân người lính, Những vùng trời khác
nhau,…;hình ảnh đôi trai gái gan dạ, dũng cảm trên cung đường Trường Sơn bị đánh phá
ác liệt trong Mảnh trăng cuối rừng,…
Với quan niệm nghệ thuật về con người: “Mỗi con người đều chứa đựng trong
lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám
phá tất cả những cái đó”, hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu trước 1975 là hành
trình “cố gắng đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Đây chính là
ngọn nguồn của sự tìm tòi, niềm lạc quan về vẻ đẹp con người, làm nên một cảm hứng
lãng mạn bay bổng của Nguyễn Minh Châu khi khắc họa hình ảnh con người trong chiến

tranh. Nhân vật của Nguyễn Minh Châu trước 1975 thường là những người chiến sĩ, anh
10


hùng. Trong một cảm hứng ngợi ca đặc biệt, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nhân vật
như những con người hoàn thiện hoàn mỹ, với vẻ đẹp của lý tưởng cao cả, với tinh thần
xả thân, với tâm hồn lãng mạn sáng trong không tỳ vết. Đó là Nguyệt – cô thanh niên
xung phong trong Mảnh trăng cuối rừng, không chỉ dũng cảm, kiên cường mà còn có
một tâm hồn tuyệt đẹp với tình yêu chung thủy, với niềm tin diệu kỳ vào tình yêu và cuộc
đời. Nguyệt hiện lên rạng rỡ trong một đêm trăng thượng tuần, từ ngoại hình “mát mẻ
như từ sương núi tỏa ra” đến gương mặt “tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường”, từ giọng
nói bình tĩnh trong trẻo đến tâm hồn đẹp như “một sợi chỉ xanh óng ánh”…
Có thể nói, con người trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là hiện thân cho một lớp
thanh niên trẻ Việt Nam, tiêu biểu cho sức thanh xuân của dân tộc. Nói như Nikulin, đó là
những con người “như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng” mà chiến tranh
dường như không thể hủy hoại nổi vẻ đẹp của họ.

2.2. Quan điểm nghệ thuật về con ngƣời của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Những manh nha về một bước chuyển trong nhận thức nghệ thuật của Nguyễn
Minh Châu đã có từ rất sớm. Ông đã từng nhận ra bất cập trong những ngày tháng mơ
mộng và hào hùng rằng: “Hình như cuộc chiến đấu anh hùng sôi nổi hiện nay đang được
văn xuôi và thơ ca đôi khi tráng lên một lớp men “trữ tình” hơi dày, cho nên ngắm nó
thấy mỏng mảnh, bé bỏng và óng chuốt quá khiến người ta phải ngờ vực”. Nguyễn Minh
Châu sớm trăn trở và day dứt về vấn đề viết về con người như thế nào? Hơn nữa, trong
điều kiện chiến tranh, không cho phép nhà văn đi sâu vào những vấn đề riêng tư của con
người, nhưng từ rất sớm Nguyễn Minh Châu đã cảm nhận được sự “bất ổn” khi văn học
viết về chiến tranh có khuynh hướng thể hiện con người “một chiều, thường là quá tốt,
chưa thực”. Ngay từ những năm 60, ông đã băn khoăn: “Phải chăng bên cạnh những đức
tính tốt đẹp thì tính cơ hội, nịnh nọt, tham lam ích kỷ, phản trắc, vụ lợi, còn được ẩn kín
và đã có lúc ngấm ngầm phát triển đến mức gần như lộ liễu…”. Nguyễn Minh Châu vẫn

luôn trăn trở về những bất cập của văn học chiến tranh khi viết về con người. Dường như,
chúng ta vẫn chưa nắm bắt được hết ngay cả cái vẻ “đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời
cũng chưa đủ để nhận thức, khám phá”, và bởi thế “những con người làm ra lịch sử thì
“tráng kiệt”, đa dạng và đầy từng trải, mà các nhân vật của văn chương thì vẫn có phần
đơn giản và non yếu”. Và bởi vậy, ngay từ lúc đang cùng cả dân tộc lao vào “cuộc chiến
đấu cho cả dân tộc” Nguyễn Minh Châu đã tâm niệm sâu xa: “Sau này ta phải chiến đấu
cho quyền sống của từng con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp”.
Chính niềm day dứt, tâm huyết và dự cảm chuẩn xác ấy đã dẫn tới sự thay đổi sâu
sắc trong cái nhìn về con người trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu.
Đất nước đã hòa bình, từ giã cuộc sống đầy bất trắc với những cách cư xử bất
thường của thời chiến, con người trở về với cái “bản chất người thực sự như nó vốn có”,
11


do vậy để phụng sự được con người văn chương cũng cần phải đổi khác. Và vì thế ý thức
hướng tới một thứ văn chương sâu xa hơn đã trở thành một nhu cầu hết sức bức xúc trong
Nguyễn Minh Châu. Với tiểu luận Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa, Nguyễn Minh Châu đã tự chia đời văn của mình làm hai chặng: Chặng đường minh
họa và chặng đường đoạn tuyệt với lối minh họa. Qua dằn vặt rồi quyết tâm nhà văn đã
chọn cho mình hướng đi: Lấy con người làm đối tượng khảo sát thay cho sự kiện đời
sống. Do đó, sáng tác của ông càng về sau càng minh chứng xác thực cho quy luật thuộc
về bản chất của sáng tạo văn học “Rồi trước sau con người cũng leo lên trên các sự kiện
để đòi quyền sống”. Tự tìm đường đi cho nghệ thuật, khám phá, đào sâu vào bản chất con
người với ông đó cũng là con đường đến với những giá trị vĩnh hằng. Không phủ nhận
việc văn chương phải quan tâm đến cái chung, cái cộng đồng nhưng theo Nguyễn Minh
Châu văn chương còn phải là và trước hết là câu chuyện của mỗi con người.
Trên cơ sở thẳng thắn nhìn nhận lại những trang sách viết về chiến tranh trước
1975, Nguyễn Minh Châu nhận thấy: “các nhân vật thường khi có khuynh hướng được
mô tả một chiều, thường là quá tốt, chưa thực. Hình như tất cả những mặt tính cách đa
dạng phải phơi bày trong đời sống thực thì lại có thể tạm thời giấu mình trên trang sách.

Vì ý thức cổ động kháng chiến một phần, một phần khác có phải do quan niệm sơ lược về
nhân vật anh hùng?...Phải chăng những đặc điểm đó bắt buộc chúng ta tạm gác lại
những sự thực đau lòng, những thất thiệt, những mặt tính cách nào của từng con người
không trực tiếp tạo nên chiến thắng”, thực sự “chúng ta vẫn chưa làm được cái việc là
biến ngòi bút trở thành một cái lưỡi cày để xới thật sâu vào cõi lòng người dân Việt Nam
trong bốn mươi năm vừa qua của cách mạng và chiến tranh. Cũng vì nói về con người
chưa sâu, nên tư tưởng của tác phẩm chưa cao”. Vốn là cây bút tâm huyết, đầy trách
nhiệm, Nguyễn Minh Châu khẳng định rõ: “Trong bối cảnh đầy khó khăn của đời sống
hậu chiến không cho phép những người đã nếm trải chiến tranh, đã biết như thế nào là
cái nghiêm khắc của chiến tranh, cầm bút một cách điệu đàng, ca ngợi và vuốt ve một
cách dễ dãi”. Và bởi thế Nguyễn Minh Châu đã lặng lẽ, âm thầm, dũng cảm “tự thay
máu” tiếp nối chính những khát vọng, trăn trở của ông ngay từ trước 1975. Nhà văn
hướng tới việc lấy số phận con người làm “miếng đất khám phá những quy luật vĩnh
hằng của giá trị nhân bản”, khẳng định “văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm
mà tâm điểm là con người ”. Muốn hòa nhập vào cuộc đời, văn học không có con đường
nào khác hơn là phải trở về với con người “bằng ngòi bút đào sâu cho đến cùng đáy cái
thật chứa đầy bí ẩn, đầy nỗi niềm, nguồn cơn của con người”. Ông nhận thức rất sâu sắc
rằng: “…niềm hạnh phúc lớn nhất và cũng đồng thời là cái điều khổ ải nhất trần đời của
một người cầm bút xưa nay vẫn là công việc khám phá ra tất cả những cái gì khó nắm
bắt nhất, xảy ra nơi cái thế giới bên trong con người”. Quan niệm nghệ thuật về con
người như vậy đã tạo ra những vận động trong ý thức nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
12


Nhà văn đã hướng cái nhìn từ thiên về sự kiện thời chiến tranh sang số phận từng con
người với sự tác động biện chứng của hoàn cảnh. Nguyễn Minh Châu đã trở thành một
trong những người tiên phong trên con đường đổi mới văn học mà đầu tiên là đổi mới
cách nhìn, cách biểu hiện con người, hướng văn học quan tâm đến số phận của từng con
người với “tất cả chiều sâu của tiến trình diễn biến tâm lý và tính cách thật là chân thực,
khách quan…khiến người đọc không thể thờ ơ được”. Những chuyển đổi đó trong quan

niệm đã sớm được thể nghiệm trong những tác phẩm viết về chiến tranh của Nguyễn
Minh Châu. Chiến tranh là bi kịch. Nó tàn phá đất nước. Nhưng bộ mặt quái ác của chiến
tranh còn hơn thế. Di chứng của chiến tranh để lại cho con người thật khôn lường.
Nguyễn Minh Châu là một trong số ít nhà văn bằng cảm quan tinh tế đã phát hiện sớm
nhất và lôi ra ánh sáng cái phần khuất lấp này của hiện thực chiến tranh và của con người.
Trong cách nhìn nhận của ông, chiến tranh không chỉ hun đúc nên những anh hùng mà
cũng là nơi bộc lộ bản chất của những kẻ hèn nhát, phản trắc, phản bội. Nhìn nhận đa
chiều với cả hai phần sáng - tối trong con người như vậy là một đóng góp rất lớn của
Nguyễn Minh Châu vào việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của văn xuôi
đương đại Việt Nam. Và chính nhờ vậy mà trong những sáng tác sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu, con người thậm chí cả những anh hùng trong chiến tranh cũng không còn
hoàn thiện, không tỳ vết mà có cả những khiếm khuyết, những sai lầm như Quỳ
(Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), Lực (Cỏ lau), thậm chí xơ cứng, tha hóa như
Quang (Cơn giông), Bàng (Miền cháy), Toàn (Mùa trái cóc ở miền Nam)…Nhờ thế, con
người hiện lên trong văn chương mang dáng vẻ gần gũi, chân thực hơn, đúng với bản
chất “Nhân vô thập toàn” của cuộc đời.
Từ những con người của cộng đồng, Nguyễn Minh Châu cũng chú ý hướng tới,
khai thác số phận riêng tư của con người trong chiến tranh, đặc biệt những nạn nhân của
cuộc chiến với những trớ trêu, bất hạnh. Nhạy cảm và đa cảm, ông đã sớm cảm nhận và
viết về những di chứng của chiến tranh, những nỗi nhức nhối, mất mát éo le, những bi
kịch của con người đi qua chiến tranh “một cách da diết, đau đớn và sâu sắc”. Đó là nỗi
đau, là bi kịch của mẹ Êm (Miền cháy), của Thai, Lực và ông Quảng (Cỏ lau), của lão
Khúng (Phiên chợ Giát), của bà Hạnh (Bên đường chiến tranh)…
Có thể xem Miền cháy là tác phẩm đánh dấu bước chuyển của Nguyễn Minh Châu
từ chủ nghĩa hiện thực đậm chất lãng mạn cách mạng và cảm hứng sử thi trước 1975 tới
chủ nghĩa hiện thực sau 1975. Ở đó gương mặt những người anh hùng hiện lên đầy khắc
khổ, dằn vặt và đau đáu hoài niệm và do vậy đã khắc phục được cách nhìn xơ cứng về
con người.
Tiểu thuyết Lửa từ những ngôi nhà càng khắc họa rõ nét hơn bộ mặt khắc khổ
của những người lính là anh hùng nơi chiến tuyến nhưng xa lạ với lo toan đời thường –

13


sống bất an trong hòa bình. Nguyễn Minh Châu đã tuyên chiến với cách phản ánh hiện
thực tô hồng – một chiều của văn học trước đây. Cuộc sống hiện lên trong trang viết của
ông đa chiều, đầy những vết nham nhở xù xì, ở đó có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã,
bức bối đầy phức tạp và biến động. Nhà văn đã thấu hiểu, đã khơi sâu vào những miền
khuất lấp của chiến tranh, của tâm hồn con người, điều mà trước đây, do nhiều nguyên
nhân buộc ông phải tạm thời “gác” lại.
Ở Bên đường chiến tranh, nhà văn đã cho thấy cái chất bi kịch nằm phía sau ánh
hào quang lấp lánh mà văn chương kháng chiến một thời chưa có điều kiện nói được. Ba
mươi năm âm thầm, lo âu, khắc khoải, vò võ đợi chờ đến vô vọng, ba mươi năm mà mỗi
ngày tưởng chừng như dài hơn cả một thế kỷ, tuổi xuân của bà Hạnh cứ lặng lẽ, phũ
phàng trôi đi và phai tàn theo năm tháng. Ba mươi năm thời gian quá dài đối với đời
người con gái. Chiến tranh đã làm ngời lên vẻ đẹp của họ nhưng cũng chính chiến tranh
là thủ phạm đã tạo nên những con người có cuộc sống dị biệt, tước mất quyền được làm
người bình thường, quyền được làm vợ, làm mẹ, cái thiên chức nguyên sơ mà tạo hóa đã
dành cho những người như bà Hạnh. Hy vọng có ngày gặp lại, nhưng oái oăm thay sự
đoàn viên ngắn ngủi sau ba mươi năm khắc khoải đợi chờ chỉ còn đủ sức làm lăn ra
những giọt nước mắt đặc quánh của mỗi người còn sót lại để rồi đưa họ tới bi kịch mới –
vĩnh viễn mất nhau.
Trong Cỏ lau, Thai thuộc diện phụ nữ “chỉ biết yêu có một người” đó là Lực. Họ
yêu nhau nên vợ nên chồng, nhưng chiến tranh đã như nhát dao chia lìa cuộc sống đoàn
tụ của họ. Tưởng Lực đã hy sinh, Thai đi lấy chồng khác. Bên người chồng thứ hai dù rất
tốt và yêu thương mình, Thai vẫn sống vật vờ như cái bóng, cái xác không hồn. Chiến
tranh đã không làm Thai bị thương tích về thể xác nhưng đã làm tổn thương nặng nề tâm
hồn Thai. Ở Cỏ lau, chiến tranh còn ám ảnh qua hình ảnh núi Đợi với những người đàn
bà ôm con chờ chồng đến mỏi mòn hóa đá, là bờ cỏ lau hoang dại có sức sống man rợ mà
chua chát. Đau đáu hơn vẫn là cảm giác cô đơn nơi Lực – một người lính sống sót trở về
quê hương sau cuộc chiến. Mọi thứ đối với anh đã được sắp xếp lại theo trật tự mới mà

dẫu hoàn toàn ngoài ý muốn Lực cũng phải bất lực chấp nhận. Bi kịch cuộc đời Lực cũng
chính là bi kịch của chiến tranh. Anh “đã bị chặt lìa ra khỏi cuộc đời mình” và cuối cùng
trở thành người khách lạ ở ngay chính gia đình mình. Lực đã nhận ra một sự thật đầy bi
kịch, trớ trêu: Việc ông còn sống, sự trở về của ông không đem lại niềm vui, hạnh phúc
cho ông và cho người thân mà chính là nguyên nhân làm “rắc rối thêm cuộc sống... quấy
rầy các số phận đã an bài” . Chiến tranh, với Lực “như một nhát dao phạt ngang mà hai
nửa cuộc đời bị chặt lìa khó gắn lại như cũ. Nhưng đau hơn là hai nửa cuộc đời tôi cũng
không bị cắt lìa hẳn”.

14


Ngoài việc thể hiện cái nhìn đa chiều về con người qua chiến tranh, sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 còn sớm gióng lên một hồi chuông cảnh báo về sự xuống
cấp đạo đức, về phần tối, góc khuất trong mỗi con người. Không phải đợi đến ngày đất
nước hòa bình, thống nhất, khi vấn đề đạo đức, nhân cách, lối sống của con người, của
toàn xã hội đã trở thành vấn đề nhức nhối, Nguyễn Minh Châu mới nhận ra cái mặt trận
đầy cam go, ác liệt này mà ngay từ những năm sáu mươi, khi đất nước mới bước vào
cuộc chiến tranh chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã từng băn khoăn và xác định “Bây giờ
ta phải chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc. Sau này, ta phải chiến đấu cho quyền
sống của từng con người, làm sao cho con người ngày một tốt đẹp hơn. Chính cuộc chiến
đấu ấy mới là lâu dài”. Dự cảm tinh tường, tâm sự “gan ruột” cháy bỏng đó của Nguyễn
Minh Châu không chỉ thể hiện sự nhạy cảm, tiên phong mở đường của nhà văn, không
chỉ đúng vào những năm tám mươi của thế kỷ XX mà mãi mãi, vẫn như một hồi chuông
tiếp tục thức tỉnh mỗi người và toàn xã hội. Có thể nói, trong ý thức thường trực gắn bó
với đời sống, người nghệ sĩ mẫn cảm và đầy tâm huyết Nguyễn Minh Châu đã rất kịp
thời bắt vào nhịp sống mới của đất nước giữa thời điểm chuyển giao chiến tranh và hòa
bình. “Dũng cảm rất điềm đạm” ông lại dùng ngòi bút “tham gia trợ lực vào cuộc giao
tranh giữa cái tốt và cái xấu trong mỗi con người – một cuộc giao tranh không có gì ồn
ào nhưng xảy ra từng giờ, từng ngày và khắp mọi lĩnh vực của đời sống” để giành

“quyền sống cho từng con người”. Ông xông pha vào mặt trận đạo đức, soi rọi vào cuộc
đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái chung và cái riêng trong mỗi con người từ một góc
nhìn rộng, khắt khe và sâu sắc. Đó là điểm khác biệt trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu với giai đoạn trước và với sáng tác của phần lớn các nhà văn cùng thời. Chính
với sự thay đổi mạnh dạn trong cách nhìn nhận con người, Nguyễn Minh Châu đã thành
công và đem đến cho văn học những hình tượng nhân vật mới khẳng định những đổi mới
mang tính chất “tiên phong” đó của Nguyễn Minh Châu.
Bức tranh không phải là kiệt tác của Nguyễn Minh Châu nhưng là truyện ngắn
đánh dấu mốc cho hành trình sáng tạo văn học, dự báo một quan niệm, một bút pháp
hoàn toàn mới. Trong Bức tranh, con người lý tưởng nhòe mờ, thay vào đó là con người
đa nhân cách: có cả tốt đẹp lẫn đớn hèn. Từ những dằn vặt, đối chứng của nhân vật người
họa sỹ, một câu hỏi lớn - nhức nhối được đặt ra: Chúng ta có thể vì vinh quang của cộng
đồng dân tộc mà bỏ qua số phận cá nhân không? Rõ ràng ở đây, cái nhìn của nhà văn đã
thay đổi theo hướng tiến dần đến sự thực hơn. Chiến tranh không chỉ mang ánh hào
quang mà còn có cả mất mát, đớn đau, giả dối; Chiến tranh còn làm “cho người ta hư đi
hơn là làm người ta tốt hơn”; con người cũng không còn lấp lánh vẻ đẹp thiên thần mà
hội tụ cả những ham muốn tầm thường, thấp hèn… Ở Mùa trái cóc ở miền Nam cũng đã
cho thấy những chiêm nghiệm đau đớn như thế. Toàn là anh hùng nhưng anh hùng phi
nhân tính. Từ chối tình mẫu tử thiêng liêng, sẵn sàng đẩy đồng đội vào cái chết để công
15


danh mình thêm rạng rỡ có lẽ là chân dung của cái xấu, cái ác đang ngấm ngầm nảy nở
trong cuộc sống thời kỳ hậu chiến. Nguyễn Minh Châu đã khiến người đọc phải bàng
hoàng, nhức nhối khi dựng lên hình tượng nhân vật Toàn rất sinh động, có giá trị nghệ
thuật, báo động cho xã hội một vấn đề không nhỏ về đạo đức và sự tha hóa bi thảm trong
nhân cách con người.
Hàng loạt những thể nghiệm sau Bức tranh như các truyện ngắn Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa, Một lần đối chứng, Khách ở quê ra,
Phiên chợ Giát, đến Cỏ lau đã khẳng định chắn chắc thêm về cách tiếp cận hiện thực

nhìn từ góc độ con người của Nguyễn Minh Châu. Nếu ở giai đoạn văn học trước, con
người là phương tiện biểu đạt lịch sử thì trong những sáng tác sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu lịch sử lại trở thành phƣơng tiện để nhà văn biểu đạt con ngƣời. Trên cơ
sở đổi mới quan niệm nghệ thuật ấy, Nguyễn Minh Châu đã nhìn sâu vào tâm thức con
người để phát hiện những khao khát riêng tư, sự xung đột kỳ vọng giữa họ và thực tế
khách quan… Hình ảnh Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã mang đến
cho người đọc nhiều ám ảnh. Quỳ là con người cô đơn, suốt đời “lang thang đi tìm cái
chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mỹ”. Nơi cánh rừng Trường Sơn trong những
cuộc chiến khốc liệt nhất Quỳ đã từng là “nàng công chúa” nhưng lúc quay về đời thường
người đàn bà này lại mang căn bệnh mộng du. Những suy tư, trăn trở bao lâu mà Quỳ ấp
ủ bằng trái tim rỉ máu, bằng khát vọng mãnh liệt bỗng nhiên trở nên hài hước và cứng
nhắc giữa thường nhật cuộc đời. Quỳ tự hiểu mình, hiểu người, hiểu đời, hiểu tất các
những nỗi đau riêng chung tê dại. Hòa bình đã không thể làm lành hết những vết thương
trong lòng cô. Có lẽ vì thế Quỳ luôn phải sống cô đơn, phiêu du cùng hoài niệm. Sự khắc
nghiệt của chiến tranh là thế ! Sự khắc nghiệt đó đã in dấu lên cuộc đời của mỗi con
người.
Đặc biệt với lão Khúng trong Phiên Chợ Giát, “anh nông dân suốt đời đi sau con
bò vạch những luống cày trong đêm tối” – hình ảnh điển hình của người nông dân Việt
Nam làm ăn cá thể lạc hậu thì bản lĩnh nghệ thuật cũng như quá trình cách tân văn học
của Nguyễn Minh Châu đã được khẳng định chắc chắn. “Truyện không khép kín ở một ý
nghĩa nào, nó mở cho mỗi nhóm người đọc một chân trời … Sự hóa thân người - bò của
ông lão Khúng - Khoang đen, sự phân đôi nhân cách ấy, sự kết hợp hai ý thức con người,
con vật ấy, là bi kịch của nhân vật, của thời đại. Sự quan sát xã hội di chuyển vào sự quan
sát nội tâm, tạo nên một tâm lý vận động, đó là nghệ thuật của truyện ngắn Phiên chợ
Giát. Suốt cuộc đời lão Khúng đã vắt kiệt sức lực của mình, của vợ con cho đất nhưng
đến đời con lão chúng còn phải đi xa hơn nữa, đến với miền đất còn nhọc nhằn hơn. Lão
và con bò Khoang – công cụ lao động hiệu quả nhất - luôn gắn bó với nhau. Khi lão
quyết định thả con bò về rừng cũng chính là khi nó đã quá quen với cái ách nô lệ trên cổ,
vĩnh viễn quên mất tự do. Sự trở về của con bò Khoang ở cuối truyện là sự trở về của bi
16



kịch con người… Dường như mỗi lúc Nguyễn Minh Châu lại về gần hơn với người nông
dân, với làng quê miền Trung đói nghèo, lam lũ của mình; mỗi lúc càng như hiểu rằng
chiến tranh đi qua, thời gian đi qua nhưng nỗi cay cực của những kiếp người vẫn cứ chất
chồng, dai dẳng.
Như vậy, có thể thấy Nguyễn Minh Châu đã dũng cảm “tự thay máu”, thực sự là
người mở đường xuất sắc cho văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nói như Nguyễn Khải,
sau này đã có người “đứng trên vai ông để mà to lớn hơn” nhưng vị trí tiên phong và
những cống hiến có tính chất khai phá của ông là không thể phủ nhận. Tìm ra hướng đi
mới cho văn học cả trên bình diện nội dung phản ánh lẫn bút pháp thể hiện, nhà văn đã
công khai với bạn đọc một cách viết mới: Hiện đại mà vẫn đậm đà truyền thống. Ông đã
đi được một chặng đường xa, dù nhọc nhằn nhưng thật nhiều ý nghĩa. Từ Nguyễn Minh
Châu vấn đề con người với số phận riêng cùng vô vàn trăn trở âu lo đã được văn học
quan tâm khai thác ở cách nhìn mới. Hình như ông tự mình bứt phá và giúp một thế hệ
nhà văn dám “bước qua lời nguyền”, từ giã “cái thời lãng mạn” để đến với một thứ văn
chương đích thực. Ở đó con người được sống thật, không phải cố tỏ ra “trùng khít với
chính mình, với bộ áo xã hội của nó một cách đau đớn, giả dối” (Bakhtin).

CHƢƠNG 3: ĐỔI MỚI VỀ NHÂN VẬT
3.1. Các kiểu loại nhân vật
Từ sau 1975, trong bối cảnh lịch sử mới, với những đổi mới căn bản trong quan
niệm nghệ thuật, đặc biệt là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, sự trăn trở trong
lao động và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, thế giới nhân vật của Nguyễn Minh Châu đã
có những chuyển đổi rõ rệt vượt ra khỏi những khuôn mẫu trước đó, phù hợp với đời
sống muôn màu muôn vẻ sau 1975.

3.1.1. Nhân vật tƣ tƣởng
Nhân vật tư tưởng là kiểu “nhân vật tập trung thể hiện một tư tưởng, một ý thức
tồn tại trong đời sống tinh thần xã hội”. Nhân vật tư tưởng thường xuất hiện khi xã hội có

những dấu hiệu biến động mà nhà văn thông qua nhân vật để thể hiện tư tưởng của mình.
Sau 1975 cuộc chiến tranh kết thúc, xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ. Trong
cuộc sống thời hậu chiến, những suy nghĩ, lối sống theo quan niệm cũ trước 1975 dường
như đã lỗi thời, lạc hậu trước những quan hệ mới, những quan niệm và chuẩn mực mới.
Những lối sống, quan niệm cũ lâu nay tưởng như đã trở thành chân lý sống thì giờ đây,
trong điều kiện mới, bắt đầu bộc lộ mặt trái của nó. Là một nhà văn nhạy cảm trước
những biến đổi của xã hội, Nguyễn Minh Châu sớm nhận ra những bất cập, éo le của
cuộc sống. Âm thầm và nghiêm khắc, ông đã tiến hành cuộc "đối chứng" dũng cảm đối
diện với "cuộc đời đa sự, con người đa đoan", len lỏi vào trong ngõ ngách sâu kín của
tâm hồn con người để tìm ra những vấn đề phức tạp của đời sống. Trong các truyện ngắn
17


luận đề của Nguyễn Minh Châu, kiểu nhân vật tƣ tƣởng đã xuất hiện thể hiện sớm nhất
và trực tiếp nhất nỗi trăn trở của nhà văn về đổi mới tư duy nghệ thuật cũng như vấn đề
bản lĩnh và nhân cách con người, trung tâm để đặt ra mọi vấn đề phức tạp của đời sống.
Nhân vật tư tưởng hoặc mang nhu cầu được sống đúng với bản chất thật của mình hoặc
đòi hỏi nhận thức lại một vấn đề phức tạp của đời sống. Chính sự thay đổi trong tư duy
nghệ thuật ấy đã giúp Nguyễn Minh Châu xây dựng thành công kiểu nhân vật tư tưởng,
qua đó ông có thể gửi gắm những quan niệm, tư tưởng tới cuộc đời.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, không phải đến Nguyễn Minh Châu mới có kiểu
nhân vật tư tưởng. Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, Nam Cao đã để lại dấu ấn riêng
trong việc xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng mà thông qua các nhân vật đó, ông muốn gửi
gắm quan điểm nghệ thuật của mình. Nhân vật Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), là
những nhân vật thể hiện nỗi đau đớn, bi kịch cơm áo của lớp nhà văn trước những mâu
thuẫn không thể điều hoà. Đó còn là bi kịch giữa khả năng và khát vọng tồn tại của con
người.
Đến Nguyễn Minh Châu kiểu nhân vật tư tưởng trong các truyện ngắn luận đề của
ông không những thể hiện quan điểm nghệ thuật mà còn đảm nhận khá xuất sắc vai trò
"tải đạo" của nhà văn. Với kiểu nhân vật tư tưởng, Nguyễn Minh Châu đã “phá vỡ tính

nguyên khối trong cách xây dựng nhân vật” đưa nhân vật trở về với đời thực, với bản
chất thực vốn đa dạng và phức tạp với cả những mặt đối lập, đan xen “tìm đến một quan
niệm “người” hơn, “đời” hơn về con người. Kiểu nhân vật tư tưởng đã được Nguyễn
Minh Châu thể hiện khá sinh động trong các truyện ngắn: Một lần đối chứng, Sắm vai,
Bức tranh, Bến quê,...
Nhân vật "tôi"- nhà văn trong Một lần đối chứng là nhân vật tư tưởng đã giúp
Nguyễn Minh Châu khám phá ra chiều sâu bí ấn trong tâm hồn con người. Quan sát hai
con mèo trong mọi diễn biến tinh tế nhất của sự yêu thương giao hòa, hằn học, ghen
tuông, trong những tội ác ghê gớm, những nỗi đau đớn, sự nguôi quên, nhân vật này với
thói quen của một người cầm bút đã không ngừng suy nghĩ về vẻ đẹp phồn thực dữ dội và
bản năng, cuộc đối đầu ghê gớm giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện trong sự hóa thân vào
tâm hồn non tươi trong ngần của cháu bé Lan thật bé bỏng và bất lực: "Nó ngồi ẩn mình
dưới gầm bàn viết của tôi, đem hai cánh tay bé bỏng và can đảm quyết bảo vệ con mèo
khỏi số phận bất hạnh. Khuôn mặt đứa trẻ con cứ trắng bệch ra vì sợ hãi và giận dữ, cặp
môi mím chặt, hai con mắt cứ long lanh lúc cúi xuống âu yếm nhìn con vật trong cánh
tay, lúc ngước lên mái nhà một cách lo lắng". Bé Lan là đại diện của lương tri, của cái
thiện mà loài người qua mọi sự tương tàn, mọi cảnh bon chen vẫn giữ lại được cho chính
mình. Trong sự ngây thơ của con trẻ, cháu chỉ biết sự yêu thương âu yếm và hết lòng bảo
vệ con mèo mẹ khỏi lọt vào tay "tên sát nhân man rợ". Đó cũng là cái lí trí ngây thơ của
18


con người trong cuộc đối chọi không cân sức với sức mạnh khủng khiếp của "bản năng
giống loài". Nhân vật "tôi" trong truyện đã đề nghị Một cuộc đối chứng "nhân danh loài
người như muốn nhắc nhở chúng ta phải lưu tâm đến bản chất con người bao hàm cả ánh
sáng và bóng tối, nhân cách và phi nhân cách; lí trí, trí tuệ và bản năng mù quáng... lưu
tâm để thấu hiểu và cảnh giác với chính mình, với cái phần vô thức vẫn nương náu trong
những góc sâu kín nhất của con người”.
Nhân vật người họa sĩ trong Bức tranh cũng là một kiểu nhân vật tư tưởng của
Nguyễn Minh Châu sau 1975. Người hoạ sĩ với tác phẩm chân dung "người lính giải

phóng" nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Trong thời bình, sau lần
đến cái quán nhỏ cắt tóc, anh ta mới bàng hoàng phát hiện ra tội lỗi khó bề tha thứ của
mình. Do sự thất hứa của anh với người lính đã từng giúp đỡ, cứu mạng mình, khiến
người mẹ tưởng con đã hi sinh khóc mù cả hai mắt. Bắt đầu từ những ngày đó, anh ta
sống trong dằn vặt và đau khổ. Cũng khi người hoạ sĩ nhận thức về sự vi phạm chuẩn
mực đạo đức trong bản thân anh ta thì trong chính anh lại tự xuê xoa biện hộ với lí do là
để chuẩn bị cho cuộc triển lãm. Người họa sĩ đã không đủ dũng cảm để ra "đầu thú"
nhưng lương tâm anh ta cũng chưa đến mức có thể lờ đi tội trạng của mình. Quá trình tự
nhận thức của người hoạ sĩ trong Bức tranh diễn ra khá phức tạp. Thông qua nhân vật
người họa sĩ, Nguyễn Minh Châu muốn đặt ra vấn đề về lương tâm và trách nhiệm của
con người: Nếu là một con người đạo đức, liệu người họa sĩ có thể cho phép mình vô ơn
với những người dẫu vô danh trong xã hội nhưng lại đã từng cứu mạng mình? Nếu biết
được hậu họa thói vô ơn của mình liệu anh ta có đủ dũng cảm để thú tội hay không? Hơn
thế là xin được gánh một phần trách nhiệm? Phải chăng người nghệ sĩ viện vào lý do "vì
mục đích phục vụ số đông" mà “anh có quyền lừa dối” coi lời hứa của mình với người
lính vô danh như một phép ứng xử có phần lịch sự thông thường để đáp lễ ? Cuộc tự vấn
của nhân vật người họa sĩ trước chân dung tự họa của anh ta là một bức thông điệp mà
Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới con người.
Trong truyện ngắn Sắm vai nhà văn T là một hình tượng giúp Nguyễn Minh Châu
phản ánh một cách hài hước xen lẫn tâm trạng đau xót trước bi kịch "đánh mất mình".
Nhân vật T là một nhà văn có bề dày của sự từng trải trong sự nghiệp cũng như trong
cuộc sống. Anh ta có đủ tư cách để lớp nhà văn đàn em phải kính phục, vì anh đã "từng
dám tước bỏ đi cái phù phiếm những lớp vỏ bề ngoài vô bổ, tất cả những gì lấp lánh tự
lừa dối mình và lừa dối người khác". Thế rồi do chiều theo sở thích, nhu cầu của vợ anh
ta đã từ bỏ tất cả những thói quen và sở thích của mình để đóng vai một anh chồng hào
hoa có vẻ bề ngoài hiện đại. Nhưng sắm vai trên sân khấu đã khó dù đối với một diễn
viên tài năng, huống chi sắm vai trong cuộc đời. Từ con người làm được việc "anh ta
bỗng trở thành một con người khác với vẻ mặt khác", các hành động, cử chỉ, lời nói... của
anh đều trở nên "lạ lùng và đáng thương". Khắc khoải, băn khoăn để nhận làm con người
19



mình rồi "dứt khoát từ nay sẽ không chịu sắm vai", người hoạ sĩ và anh nhà văn T phải
chăng là các phiên bản tinh thần khác nhau của Nguyễn Minh Châu.
Nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê lại mang một ý nghĩa tư tưởng khác về
những nghịch lý trớ trêu của cuộc đời. Vốn là người suốt đời luôn sống với những khát
vọng được đi đây đó, vì vậy Nhĩ đã từng đi "không sót một xó xỉnh nào trên trái đất".
Song đối với anh cuộc đời quá ngắn ngủi. Chỉ khi lâm vào căn bệnh hiểm nghèo, trong
tình trạng "toàn thân bất toại" đến mức không tự mình dịch chuyển được nữa, Nhĩ mới
kịp nhận ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia Sông Hồng "cả một vùng phù sa lâu đời". Song đối
với Nhĩ trong hoàn cảnh bây giờ cái chân trời mơ ước gần gũi đó "bỗng trở nên xa lắc".
Anh chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp, cái mới mẻ của bên kia sông bằng chiếc giường
hẹp kề bên cửa sổ, mà không thể đặt chân đến được. Đó là một nghịch lí trớ trêu của
cuộc đời: Thì ra con người không phải luôn bất khả chiến bại, cuộc đời luôn có những
giới hạn bất ngờ mà con người không thể vượt qua. Từ sự nhận biết cái nghịch lí của
cuộc sống của nhân vật Nhĩ đã đem đến một bài học thấm thía về lẽ đời: Đó là những lời
cảnh tỉnh con người đừng bao giờ phung phí quỹ thời gian hạn hẹp của mình, hãy làm tất
cả để cuộc sống đạt được những giá trị đích thực, ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
Qua các truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng kiểu nhân vật tư tưởng
mang những sắc thái khác nhau. Đặc điểm chính của loại nhân vật tư tưởng là tính chất
hƣớng nội. Nhờ ý thức hướng nội với những giằng xé nội tâm, những suy ngẫm, chiêm
nghiệm lẽ đời và lòng người mà con người có thể tự nhận thức phán xét lại mình nhằm
vươn tới sự hoàn thiện về nhân cách về những giá trị nhân bản có trong mỗi con người.
Thông qua việc xây dựng những nhân vật tư tưởng, Nguyễn Minh Châu muốn
nhận thức lại mối quan hệ giữa con người và xung quanh, giữa người nghệ sĩ và mục đích
của nghệ thuật "không muốn văn học chỉ là sự minh họa". Trong sáng tác của Nguyễn
Minh Châu loại nhân vật này đã thể hiện trực diện ý đồ nghệ thuật của nhà văn, thể hiện
tư tưởng mới mẻ cũng như sự sáng tạo nghệ thuật của ông.
3.1.2. Nhân vật thế sự
Kiểu nhân vật này khá quen thuộc trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau

1975, đặc biệt là trong những năm 80 của thế kỷ XX. Bước ra khỏi cuộc chiến tranh trở
về với cuộc sống thời hậu chiến còn nhiều khó khăn phức tạp, xô bồ, dễ nảy sinh chủ
nghĩa cá nhân, những tiêu cực trong xã hội, những thói vô ơn bạc nghĩa đối với truyền
thống đạo lí của dân tộc Việt Nam. Với nỗi lo âu khắc khoải đầy trách nhiệm, Nguyễn
Minh Châu đã xây dựng những nhân vật thế sự là những con người trong cuộc đời dung
dị đang mặc nhiên trôi chảy để gửi gắm vào đó những lời cảnh báo, những chiêm nghiệm
về lẽ đời, lòng người.
20


Có thể thấy giữa nhân vật thế sự với nhân vật tư tưởng có những điểm tương đồng
nhau ở chức năng khái quát tư tưởng, rút ra những bài học, những triết lí nhân sinh. Tuy
nhiên biểu hiện chính của nhân vật tư tưởng là tính chất hướng nội, là sự tự ý thức của
bản thân nhân vật qua xung đột giằng xé nội tâm để từ đó mà vươn tới sự hoàn thiện
mình, rút ra những vấn đề có ý nghĩa triết lí nhân sinh, còn những nhân vật thế sự
thƣờng mang tính chất hƣớng ngoại. Nhân vật không được nhà văn miêu tả qua những
xung đột giằng xé nội tâm mà họ cứ hồn nhiên bộc lộ cách sống, suy nghĩ của mình trong
môi trường quen thuộc. Tất cả mọi hành động của họ đều là vô thức tự nhiên, không hề
có suy nghĩ sâu xa. Họ cũng không hề ý thức được hậu quả từ cách sống, cách nghĩ quá
vô tâm của mình. Là nhà văn nhạy cảm trước hiện thực cuộc sống, Nguyễn Minh Châu
đã sớm nhận thấy những mặt trái đó trong các mối quan hệ giữa con người với cuộc sống,
con người với con người. Và nhân vật thế sự là một phương tiện thích hợp để nhà văn thể
hiện quan điểm, tư tưởng của mình, góp phần “bàn bạc về quan niệm sống hoặc báo động
một điều gì” bức xúc trong đời sống.
Nếu như các nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu luôn thể hiện tâm trạng
băn khoăn day dứt để kiểm nghiệm lại chính bản thân mình thì các nhân vật thế sự lại có
một niềm tin hồn nhiên nhưng rất vững chắc vào sự đúng sai trong cách sống của họ.
Nhân vật thế sự không ý thức được rằng, cái vô tư hồn nhiên đó làm ảnh hưởng đến lòng
tự trọng của người khác và đôi khi nạn nhân của sự đối xử hồn nhiên vô tư đó cũng
không hề cảm thấy mình bị xúc phạm mà vẫn vui tươi sống như không hề có gì xảy ra.

Có chăng chỉ từ sự tỉnh táo, trong vai trò của người quan sát nhìn nhận đánh giá vấn đề
một cách khách quan, nhà văn và người tiếp nhận tác phẩm mới nhận thức được tính chất
bi hài đau xót của thói tục trong những con người vô tư, vô tâm ấy. Kiểu nhân vật này
chính là tiêu điểm để nhà văn thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận của mình về thực trạng
cuộc sống của con người sau chiến tranh đầy phức tạp.
Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, giữa con người với cuộc sống
cộng đồng xung quanh là những vấn đề nhạy cảm và bức thiết nhất đã thu hút được sự
chú ý quan sát của Nguyễn Minh Châu. Trong hàng loạt truyện ngắn Lũ trẻ ở dãy K ,
Đứa ăn cắp, Mẹ con chị Hằng…hiện lên những bức tranh đời sống thật sinh động. Qua
những nhân vật như cô Hoằng, Thoan và những người đàn bà ở khu tập thể, Nguyễn
Minh Châu đã đưa ra lời cảnh báo về cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc
sống. Trong các nhân vật thế sự, Nguyễn Minh Châu tập trung sự chú ý ở phần bản năng
hồn nhiên của họ. Ở mặt trái của nó, bản năng hồn nhiên đó dẫn đến thói ích kỷ, vô tâm,
vô trách nhiệm với người thân và cộng đồng khiến họ trở thành những kẻ “độc ác một
cách hồn nhiên” ngoài ý muốn.

21


Biểu hiện về nhân cách của cô Hoằng trong Lũ trẻ ở dãy K được nhà văn miêu tả
khá sắc nét. Đó là người đàn bà sống rất chân thành, tốt bụng, luôn quan tâm đến mọi
người, thậm chí là quan tâm đến mức thái quá. Là một phụ nữ đang ở độ tuổi trung niên
nhưng cô lại sống hồn nhiên như "một lẵng hoa ngát hương", suốt ngày chỉ thích trưng
diện chạy theo mốt để mong chờ có được những lời khen trầm trồ thán phục từ những
người hàng xóm ở mọi lứa tuổi. Ở cô Hoằng có một đức tính rất đáng nể phục và trân
trọng, đó là cô không bao giờ hận thù ghét bỏ bất cứ ai. Thậm chí cô còn giúp đỡ những
con người lầm lỗi nhận thức lại mình vượt qua bao bóng tối để trở về với ánh sáng của
con người lương thiện. Cô không bao giờ ngờ tới hậu quả của sự phiền nhiễu bởi sự tốt
bụng của mình. Chỉ vì "con cún Nhị Thể" yêu quý, cô đã làm cho tinh thần của cả khu tập
thể chao đảo: Khi là cơn sốt say mê "con rồng bốn chân", khi là nỗi lo sợ đến gầy người

bởi cái tin thất thiệt do cô đem về, lúc khác lại là nỗi sung sướng như "vừa chết đi sống
lại". Tất cả đều là hậu quả từ sự hấp tấp hồn nhiên, sự sốt sắng thái quá của cô. Cô không
hề ý thức được cái hồn nhiên vô tư đỏm dáng, "cái ngây thơ tuổi già" đã khiến ông chồng
là nạn nhân trực tiếp "khổ sở và xấu hổ" chịu đựng như chịu đựng một "thử thách cuối
cùng của cuộc đời". Sự yêu quý chiều chuộng đến mức thái quá của cô, sự tốt bụng hồn
nhiên với tất cả mọi người trong khu tập thể, tình yêu thương đối với loài vật và yêu
chính bản thân mình của người đàn bà ấy đã gây nên không biết bao phiền toái cho cộng
đồng. Mặc dù trân trọng lối sống hồn nhiên của cô Hoằng, nhưng ở một mặt khác,
Nguyễn Minh Châu đã nhắc nhở mọi người về mặt trái của lối sống thiếu trách nhiệm với
cộng đồng của một người “tốt bụng” “chả bao giờ biết thủ đoạn, độc ác hay nói dối” như
cô Hoằng.
Trong truyện Đứa ăn cắp, vẫn là cách sống vô tư trở thành vô tâm của những
người đàn bà trong khu tập thể. Họ hồn nhiên đặt điều cho Thoan, khinh thị cô. Hễ mất
một vật gì trong khu tập thể thì như một phản xạ có điều kiện, họ nghĩ ngay đến Đứa ăn
cắp là Thoan. Vậy mà khi nghe tin Thoan mất thì chính những con người đó lại hồn
nhiên xót xa thương cảm cô. Thoan chính là nạn nhân trực tiếp của sự đối xử hồn nhiên
vô tư đó của những người đàn bà hàng xóm. Cô vẫn cứ hồn nhiên sống mà không hề suy
nghĩ điều gì. Sự vô tình đã dẫn đến thói vô tâm, vô cảm, điều đó không chỉ tồn tại trong
mối quan hệ xã hội mà còn được thể hiện rõ ràng trong cuộc sống gia đình. Từ câu
chuyện “Đứa ăn cắp”, Nguyễn Minh Châu đã khái quát một triết lý thấm thía: “Đôi lúc
con người ta trở nên tàn ác một cách hồn nhiên” khiến người đọc phải giật mình suy nghĩ
và trăn trở.
Trong Mẹ con chị Hằng, nhân vật Hằng là một biểu hiện sinh động cho cách sống
thông thường và đáng trách ấy của những người phụ nữ vô tâm. Hằng không phải là một
đứa con bất hiếu, chị cũng yêu mẹ, nhất là những khi neo vắng "chị vẫn nhớ tới mình có
một bà mẹ trên đời". Đôi lúc chị cũng âm thầm ân hận vì chót cáu gắt với mẹ dù trong ý
22


nghĩ của chị bà mẹ cũ kỹ vụng về, luộm thuộm đến mức không thể không cáu gắt được.

Chị cũng thương em, lo cho em, nhưng ngay cả khi cuống quýt chuẩn bị tiền nong, quà
bánh cho mẹ ra thăm em gái, Hằng vẫn không quên đòi chiếc áo len mà em chị đã tự
động lấy đi. Trọng tâm cuộc sống và tình thương yêu chăm sóc, âu yếm lo toan của Hằng
là dành cho chồng con. Cuộc sống hiện ra qua Mẹ con chị Hằng như một cuộc chạy tiếp
sức "của cái nợ đồng lần" vay của bố mẹ trả cho con cái. Dường như những cái gì mà con
người đương nhiên được hưởng thì họ không nâng niu quý trọng bằng những cái mà họ
phải đổi bằng tất cả tình yêu sức lực của mình. Tình thương vô tận của người mẹ không
cần biết đứa con là như thế nào, còn tình yêu thương chung thủy của chồng, sự hiếu lễ
của con phần lớn lại phụ thuộc vào sự hi sinh trả giá của người vợ, người mẹ. Câu chuyện
khép lại trong sự chiêm nghiệm buồn bã của bà cụ Huân, "đời con người ta vay của cha
mẹ rồi trả cho con cái, cho nên tui cũng không hề phàn nàn con cháu Hằng mô". Đến cả
người mẹ cũng coi đó là cái thường tình của "đời con người ta" không hề phàn nàn trách
móc thì nội dung triết lý mà câu chuyện muốn khái quát càng trở nên sâu sắc và cay
đắng. Qua nhân vật, Nguyễn Minh Châu như muốn nhắn nhủ với cuộc đời và với những
con người đang sống vô tư, vô tâm một cách hồn nhiên: Hãy sống sao cho đúng với bổn
phận trách nhiệm của một người con báo hiếu với cha mẹ đừng làm những việc vô tâm
dẫu không cố ý của mình khiến các bậc sinh thành phải đau lòng.
3.1.3. Nhân vật bi kịch
Có thể nói được soi sáng bởi tinh thần đổi mới, văn học Việt Nam sau 1975 đã
thực sự quan tâm đến thân phận con người và có nhiều khám phá mới về con người. Một
trong những biểu hiện của sự khám phá đó là các tác giả đã nhìn thấy được bi kịch của
con người thời hậu chiến.
Từ những đổi mới cơ bản trong tư duy nghệ thuật, văn học sau 1975 đã bám sát
vào cuộc sống, miêu tả sâu sắc số phận cá nhân con người, làm nổi bật bi kịch của con
người thời hậu chiến. Thân phận Hai Hùng (Ăn mày dĩ vãng) của Chu Lai là một nhân
vật b kịch. Sau 20 năm vùi trong lửa đạn đã khiến anh từ một thanh niên tráng kiệt thành
một người có hình dáng đáng sợ, chỉ còn “nặng chưa đầy năm tư kilogam”, “hốc hác”,
thân hình tiều tụy, già nua, “bắt đầu có dấu hiệu thần kinh”. Hơn nữa, “Không vợ, không
con, không tương lai, không hiện tại, không cắc bạc dính túi, chỉ có mảnh quá khứ phập
phồng đập trong lồng ngực ọp ẹp, đầu trần chân đất”. Bên cạnh nỗi đau của nhân vật Hai

Hùng (Ăn mày dĩ vãng) là nỗi đau của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Với “mười năm lặn lội ở chiến trường đắm mình trong máu, trong đau thương”, trải qua
bao nhiêu trận đánh, Kiên trở về với thân thể lành nguyên nhưng tâm hồn thì mang những
thương tật vĩnh viễn. Chiến tranh đã cướp đi tất cả: Tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống bình
thường của Kiên. Ngoài ra còn nhiều nhân vật trong tác phẩm khác như Giang Minh Sài
23


(Thời xa vắng), Thân (Đời thường), Thắm (Bến không chồng)...đều là những bi kịch
đau đớn của cuộc đời, đặc biệt những di chứng của chiến tranh.
Trong các nhà văn đi sâu khám phá bi kịch của con người sau chiến tranh phải nói
đến Nguyễn Minh Châu. Ông mang nặng trong mình một tình yêu thương vô bờ bến đối
với con người, một tình yêu như “là một nỗi đau đớn, khắc khoải, một mối quan hoài
thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình”. Trước 1975,
ngay trong không khí hào sảng của Cửa sông và Dấu chân người lính, Nguyễn Minh
Châu đã dành những góc riêng cho chuyện đời tư trắc trở của nhân vật bác Thỉnh, cho cái
góc tối âm thầm trong số phận của Xiêm, tạo cho người đọc một cảm giác bất ổn, ngậm
ngùi. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chiến tranh nhà văn chưa có điều kiện đi sâu vào những
số phận bi kịch khuất lấp đó. Sau 1975, hoàn cảnh xã hội thay đổi mạnh mẽ, tinh thần
“nhìn thẳng vào sự thật” đã mở ra không khí dân chủ cho các văn nghệ sĩ phản ánh những
bi kịch của con người trước kia còn ít nhiều né tránh. Cùng với những đổi mới sâu sắc
trong quan niệm nghệ thuật về con người, Nguyễn Minh Châu đã đi sâu khai thác những
khía cạnh bi kịch của con người và xây dựng được những nhân vật bi kịch đầy sức ám
ảnh.
Là nhà văn quân đội, Nguyễn Minh Châu đã nói lên những nỗi đau, những bi kịch
của con người bằng tiếng nói chia sẻ của của người trong cuộc từng sống trải, từng tận
mắt chứng kiến những gì chiến tranh gây ra cho con người. Chiến tranh tôi luyện nhân
cách, khiến người ta sống với nhau tình nghĩa hơn, nhân hậu hơn, nhưng chiến tranh cũng
làm tha hóa con người hoặc gây ra những vết thương vĩnh viễn không thể hàn gắn. Chiến
tranh đã cướp đi người chồng của Khơi (Mảnh đất tình yêu), người yêu của Quỳ (Người

đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), đứa con thân yêu của lão Khúng (Phiên chợ Giát), để
lại nỗi đau điên dại, âm ỉ, dai dẳng như muối xát trong lòng họ suốt cuộc đời. Chiến tranh
đã chia cắt mẹ con bà Thiện Linh, hủy hoại nhân cách và tình máu mủ của Toàn, để
người mẹ đáng thương phải đầy đọa thân già trong gió bụi (Mùa trái cóc ở miền Nam).
Trong sáng tác sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Cỏ lau là truyện ngắn thể hiện
sâu đậm và đầy ám ảnh nhất những vết hằn khắc nghiệt của chiến tranh lên số phận của
con người. Cả ba nhân vật Lực, Thai, Quảng đều là nạn nhân của chiến tranh với bi kịch
số phận đầy éo le ngang trái. Chiến tranh như một nhát dao phạt ngang cuộc đời Lực
thành hai nửa khiến vết thương khủng khiếp ấy chảy máu suốt cuộc đời. Cả tuổi trẻ vùi
chôn ở chiến trường, khi trở về người lính ấy lại hoàn toàn trắng tay, bất lực trước sự
thực tàn nhẫn: em trai hi sinh, cha già sống nhờ ở gửi, người vợ yêu dấu thủy chung đã có
một gia đình khác. Ngôi mộ “của ông” còn đó, Lực đã thành người thiên cổ từ lâu trong
tâm trí mọi người. Mất những người thân, Lực mất luôn cả quyền hiện diện. Còn nỗi đau
nào hơn khi người lính từ cõi chết trở về không dám nhận cha, không dám gặp người vợ
24


xưa dù cả hai còn tình sâu nghĩa nặng. Những gì chờ đợi Lực chỉ là tuổi già khắc khoải
cô đơn trong thung lũng vắng, chỉ bạt ngàn cỏ lau với những đêm day dứt về quá khứ với
những hình người đàn bà bằng đá câm lặng như bằng chứng trần trụi về sự độc ác của
chiến tranh. Cơn lốc chiến tranh cũng xô đẩy cuộc đời ông Quảng trong những thăng
trầm: Bị giặc pháp bắt đi tù, vợ ở nhà phản bội. Số phận éo le lại gắn kết đời ông với
Thai- người đàn bà đã dành trọn trái tim cho người chồng cũ, khiến bao năm ông sống
trong ghen tuông, đau khổ, nhục nhã như sống với một cái xác không hồn. Sự trở về đột
ngột của Lực, tâm thế bất ổn và ước nguyện tái hợp với Lực của Thai lại đẩy ông đến tình
thế bi kịch: Hoặc mất người vợ ông hằng yêu thương và quý trọng, hoặc chấp nhận một
sự chung sống vốn không hạnh phúc nay tất sẽ càng bất hạnh hơn. Số phận của Thai
trong Cỏ lau là bi kịch đau đớn của người chinh phụ. Ngay giữa những ngày hạnh phúc
bên chồng mới cưới, Nguyễn Minh Châu đã để cho người đọc dự cảm về một số phận
không may khi Thai sống giữa một vùng rừng núi Đợi với "bốn phía đầy những hòn vọng

phu". Tám năm xa cách, Thai vừa công tác xã hội vừa bị tù đày, vừa chăm sóc bố chồng,
tự tay chôn cất đứa em chồng rồi "chôn luôn cả chồng". Bi kịch đó cũng không gây được
ấn tượng, nếu Thai không có một phẩm chất đặc biệt, "suốt đời chỉ có thể yêu được một
người". Bi kịch ấy càng được đẩy lên cao trào khi Lực- chồng cũ của cô trở về sau hai
mươi tư năm xa cách. Bây giờ anh là trung đội trưởng phụ trách thu gom hài cốt liệt sỹ.
Nguyễn Minh Châu đã đặt Thai giữa mối tình của hai người đàn ông vốn rất đặc biệt, một
người gần như "hai mươi tư năm nay không hề yêu một ai" và một người luôn cảm thấy
"khổ sở nhục nhã" vì không được vợ yêu nhưng lại càng yêu càng quý vợ vì anh đã nhìn
thấy ở Thai kiểu mẫu “những người đàn bà chờ chồng có thể hóa đá” , thân xác đã gửi
cho người chồng khác mà linh hồn còn trăn trở vật vã bởi tình cũ người xưa suốt hai
mươi bốn năm. Đó còn là bi kịch của Phi Phi- cô gái có cá tính đặc biệt mạnh mẽ ấy đã
chôn chặt trong lòng mình mối tình với người chiến sĩ đã hy sinh và trả thù cuộc đời bằng
những phá phách điên khùng. Chiến tranh đã cướp đi của cô tất cả hạnh phúc của cuộc
sống, cướp đi một chàng trai tuyệt vời-người duy nhất biết bảo ban, mắng mỏ và yêu
thương cô. Chiến tranh đã hất cô ra lề đường lẫn trong đám con gái “ăn sương”, “phe
phẩy”, “hư hỏng”. Sự đối lập giữa một tấm ảnh cũ có “hai khuôn mặt rất đẹp, hai mái đầu
nghiêng vào nhau, hai cặp mắt tinh anh đầy lòng tin vào cuộc đời đang nhìn về phía
trước, hai cái miệng cười sao mà trẻ trung” với hình ảnh người con gái hai mươi tuổi đầu
ngang bướng, xấc xược, đau khổ,… cùng đám bạn “phe phẩy” đi tìm hài cốt người yêu
giữa một vùng bạt ngàn cỏ lau, bạt ngàn những hình người đàn bà hóa đá, trong tiếng hát
và “tiếng đàn ghi ta vẳng trong gió Lào cuốn lá lau bập bùng” khiến cho những trái tim
cứng rắn nhất cũng phải đau đớn, những tâm hồn bình thản nhất cũng phải căm giận sự
tàn bạo của chiến tranh.

25


×