PHẦN MỞ ĐẦU
Một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính dồi dào, máy móc thiết
bị kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân sự.
Chính phương thức quản trị nhân sự sẽ tạo ra bộ mặt, bầu không khí vui tươi, phấn
khởi hay căng thẳng, u ám trong công ty. Bầu không khí sinh hoạt trong công ty sẽ
quyết định sự thành đạt chính mình. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các lĩnh vực
khác như quản trị tài chính, quản trị sản xuất, quản trị hành chính, kế toán… những rõ
ràng quản trị nhân sự đóng vai trò quan trọng trong mọi doanh nghiệp. Bất cứ cấp
quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân viên của mình.
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn. Nó bao gồm nhiều vấn
đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức…Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật,
nghệ thuật quản trị con người. Công việc quản trị không hề dễ dàng khiến vai trò của
nhà quản trị trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một nhà quản trị giỏi phải biết: Phân
tích và nắm vững các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
công tác quản trị nhân sự.
Các bước trong quản trị nhân sự người quản trị phải biết: Phân tích công việc;
Hoạch định nhân sự; Tuyển mộ nhân sự; Tuyển chọn nhân sự; Đào tạo và phát triển
nhân sự; Đánh giá thực hiện công tác và Thù lao lao động.
Trước khi tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự, cần phân tích công việc và hoạch
định nhân sự. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân sự là các bước thực thi trực tiếp mà đơn
vị chức năng trong trường Cao đẳng nghề Duyên Hải- Hải Phòng (DVCOL), đó là
chức năng của phòng Tổ chức - Đối ngoại phải tiến hành. Để có nhiều ứng viên có
trình độ, giỏi nghề đến với Trường, cần phải có sức thu hút từ trường đối với xã hội và
cá nhân các ứng viên. Để lựa chọn đúng người, đúng việc cần có quy trình và tổ chức
tuyển chọn khoa học, công khai và dân chủ.
Chính vì lẽ đó, công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân sự đối với truờng DVCOL
chúng tôi sẽ là nhiệm vụ đổi mới công tác mà Ban giám hiệu giao cho phòng Tổ chức
– Đối ngoại xây dựng, hoàn thiện và trình duyệt vào giai đoạn tháng 6-8 năm 2009.
1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
TRONG TỔ CHỨC
1.1. Khái niêm.
Tuyển mộ nhân sự.
Tuyển mộ nhân sự: Là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều
nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm.
Theo định nghĩa trên, tuyển mộ nhân bắt nguồn từ nhu cầu thực tế mà các đơn vị
chức năng đề xuất (theo phiếu mô tả công việc), phân tích các nguồn có thể cung cấp
cho nhân sự với các tiêu chuẩn đặt ra. Nếu thật sự cần thiết, sẽ tiến hành các biện
pháp phù hợp nhằm thu hút các ứng viên đến tuyển mộ.
Tuyển chọn nhân sự.
Tuyển chọn nhân sự: Là tiến trình chọn lựa các ứng cử viên phù hợp nhất với
một vị trí nào đó.
Để đảm bảo công tác tuyển chọn nhân sự cho một vị trí, với các công việc cụ
thể nào đó, cần đặt ra tiêu chuẩn cho các ứng viên. Việc tuyển chọn sẽ là một quá
trình lựa chọn nhân sự đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động. Từ những
người đáp ứng đó sẽ lựa chọn những người đáp ứng tốt nhất với số lượng cần thiết
của tổ chức. Như vậy, để công việc lựa chọn có chất lượng cao, cần có số lượng ứng
viên đủ lớn và lựa chọn qua một số bước cơ bản.
1.2. Nội dung tuyển mộ
1.2.1. Nguồn tuyển mộ
Nguồn tuyển mộ bên trong.
Tuyển mộ nhân viên ngay trong nội bộ công ty.
Đối với các chức vụ cao cấp, thường công ty áp dụng hồ sơ thuyên chuyển công
tác hoặc niêm yết chỗ làm trống. Bảng niêm yết được dán ngay bảng tin Công ty để
2
cho toàn bộ nhân viên trong Công ty biết rằng hiện đang cần tuyển công khai vị trí
làm việc. Nội dung được thể hiện rõ rõ: cấp bậc, lương, sức khoẻ…
Ưu điểm của phương pháp tuyển mộ từ nội bộ Công ty:
-Nhân viên thấy công ty luôn tạo cơ hội để họ được thăng tiến, do đó họ gắn bó
với công ty hơn và làm việc tích cực hơn. Còn họ là người đã quen thuộc, hiểu được
chính sách và cơ cấu của công ty nên chỉ cần một thời gian ngắn công ty giúp họ hội
nhập vào môi trường làm việc mới ngay.
-Người sử dụng lao động cao cấp yên tâm với các ứng viên dưới quyền khi được
tuyển mộ vì họ đã hiểu được năng lực của nhân sự này.
-Ít tốn kém.
Nguồn tuyển mộ bên ngoài.
-Bạn bè của nhân viên trong Công ty;
-Nhân viên cũ đã từng làm việc trong Công ty nhưng vì một lý do nào đó ra đi,
bây giờ lại muốn quay về làm việc.
-Ứng cứ viên tự nộp đơn xin việc.
-Nhân viên của các hãng khác.
-Các trường Đại học và Cao đẳng.
-Người thất nghiệp.
-Người làm nghề tự do.
1.2.2. Phương pháp tuyển mộ
Có khá nhiều phương pháp tuyển mộ nhân viên từ nguồn bên ngoài. Phổ biến
nhất vấn là quảng cáo, marketing, đến các cơ sở có khả năng cung cấp nhân sự
(trường đào tạo, các đơn vị, xí nghiệp,…). Ngoài ra các thực tập sinh (sinh viên thực
tập) hoặc nhờ các nhân viên giới thiệu…
- Quảng cáo. Phổ biến nhất vẫn là quảng cáo trên báo trí, truyền hình, mạng Internet.
Ưu điểm tốn kém ít, nhân viên trẻ tuổi,; Nhược điểm: Nhân viên it có kỹ năng theo
nhu cầu của công ty.
3
- Cử chuyên viên tuyển mộ đến các cơ sở đào tạo
Các trường đều có những Trung tâm Tuyển sinh và giới thiệu việc làm; Trung tâm
hướng nghiệp… Ở đây các em được tư vấn về học và giới thiệu việc làm sau khi ra
trường, được cung cấp mọi thông tin liên quan đến tìm kiếm việc làm ngay khi còn
đang học. Họ còn trang bị cho sinh viên các kỹ năng cơ bản để có thể kiếm được việc
làm.
Họ cung cấp cho công ty những sinh viên có thành tích học tập, khả năng triển
vọng…Công ty dễ dàng sàng lọc tuyển chọn ứng cử viên theo nhu cầu.
- Các cơ quan tuyển dụng.
Công ty nhờ các cơ quan khác tuyển mộ giùm (làm dịch vụ hưởng hoa hồng).
- Thuê chuyên gia tuyển mộ.
Công ty có thể thuê chuyên gia tuyển mộ trên cơ sở ký hợp đồng từng vụ việc.
- Sinh viên thực tập.
Qua thời gian làm sinh viên thực tập tại Công ty, Công ty có thể lựa chọn sinh
viên dựa vào năng lực hoặc ngược lại sinh viên thấy nhu cầu cần thiết ơ lại Công ty
làm việc.
- Nhờ nhân viên giới thiệu.
Các nhân viên đang làm việc trong công ty thường biết rõ bàn bè của mình đang
cần một việc làm và họ có thể trở thành một công nhân tốt. Họ thường giới thiệu cho
Công ty những người có khả năng và chất lượng.
-Ứng viên tự nộp đơn xin việc.
Những người tự ý đến văn phòng công ty để nộp đơn xin việc- Các ứng cử viên
tự nguyện bởi vì Công ty không đăng quảng cáo tìm người.
Còn một số phương pháp khác tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của Công ty
để tuyển mộ nhân sự…
1.3. Các bước tuyển chọn
4
Tuyển chọn nhân sự thực hiện theo 7 bước cơ bản, được chỉ ra trên bảng sau.
SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
1. Xét hồ sơ xin việc
ỨNG
2. Phỏng vấn sơ bộ
CỬ
VIÊN
3. Phỏng vấn kỹ (sâu)
BỊ
4. Rà soát trước khi
tuyển dụng
BÁC
5. Quyết định tuyển chọn
BỎ
6. Khám sức khoẻ
7. Tuyển dụng bổ nhiệm
5
- Trong giai đoạn chính thức tiến trình tuyển chọn bắt đầu bằng việc xem xét hồ
sơ xin việc để đánh giá xem các ứng cử viên có đáp ứng theo yêu cầu của tổ chức
không.
- Bước kế tiếp ứng viên phải qua các số trắc nghiệm tuỳ theo từng loại công
việc. Trắc nghiệm có rất nhiều lợi điểm, tuy nhiên cũng có những hạn chế của nó.
Phương pháp trắc nghiệm thường dùng là bút vấn, khẩu vấn, bằng máy móc, hình vẽ
và dụng cụ liên hệ (Các Công ty ít dùng phương pháp này).
- Giai đoạn quan trọng là giai đoạn phỏng vấn sâu hay phỏng vấn tuyển dụng.
Phỏng vấn sơ bộ là hầu hết do Phòng Tổ chức chọn lọc. Trong cuộc phỏng vấn sâu là
do đích thân Trưởng các đơn vị đang cần người phỏng vấn.Thường dùng các phương
pháp sau đây: Phỏng vấn hội đồng; phỏng vấn căng thẳng; phỏng vấn mô tả hành vi;
Phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.
Phỏng vấn sâu rất quan trọng cho nên Nhà quản trị phải biết nên làm gì và nên
tránh những gì khi phỏng vấn.
- Sau khi phỏng vấn cấn kết hợp với phương pháp sưu tra lí lịch, phối hợp cả ba
loại trên, công ty dễ có khả năng tuyển chọn đúng người hơn.
- Hai giai đoạn sau cùng là khám sức khoẻ và quyết định tuyển dụng.
2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ DUYÊN HẢI- HẢI PHÒNG
2.1. Giới thiệu về trường.
Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải tiền thân là trường Dân lập kỹ thuật cao được
nâng cấp theo Quyết định số 259/QĐ-BLĐTB&XH của Bộ trưởng Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội ngày 15/02/2007. Việc thành lập trường Cao đẳng nghề
Duyên Hải nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự
nghiệp CNH-HĐH.
6
Trường Cao đẳng nghề Duyên hải (Duyen hai Vocational College- DVCOL) là
trường cổ phần, ngoài công lập. Trong đó vốn cổ điều lệ mà công ty vận tải xăng dầu
VIPCO chiếm 70%.
Trường gồm Hội đồng quản trị (05 thành viên), Ban giám hiệu (03 thành viên),
các phòng ban , các khoa chuyên môn.
Trường tọa lạc tại khu công nghiệp Đồng Hòa, Quận Kiến An, Hải Phòng.
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
- Đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước,
theo nhu cầu xã hội hóa giáo dục.
Đào tạo nghề 3 cấp trình độ nghề: Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp;
Đào tạo định hướng đi lao động có thời hạn tại nước ngoài;
Đào tạo theo địa chỉ và liên kết các cơ sở đào tạo trong, ngoài nước;
Đào tạo cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ đào tạo;
- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ dạy nghề, sản xuất.
Các ngành nghề đào tạo:
1.
Điều khiển tàu biển;
2.
Khai thác máy tàu biển;
3.
Lắp đặt, sửa chữa máy tàu thủy
4.
Kế toán doanh nghiệp;
5.
Điện công nghiệp;
6.
Công nghệ thông tin;
7.
Cơ khí.
8.
Sửa chữa lắp đặt máy tàu thuỷ.
2.1.2. Các kết quả chính của Trường trong những năm qua.
7
-Công tác đào tạo.
Hiện nay, khoảng 3000 sinh viên đang theo học các ngành nghề đào tạo của hai
khoá học, từ khi trường đào tạo hệ cao đẳng nghề chính quy, 2007-2008; 2008-2009 .
Dự kiến, Năm học 2009-2010, sẽ tuyển sinh 1400-1600 HS-SV mới.
Các sinh viên có học lực khá, tư cách đạo đức tốt sau khi tốt nghiệp được nhận
học bổng của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước và nhà trường bố trí việc làm tại
các khu công nghiệp NOMURA, Đình Vũ…
Riêng Khoa Hàng hải sinh viên tốt nghiệp ra trường được nhận vào làm việc tại
Tổng công ty vận tải xăng dầu VIPCO và được giới thiệu đến làm việc tại các công ty
VTB quốc tế và trong nước.
-Công tác phục vụ đào tạo
Để đảm bảo chất lượng cho dạy nghề đạt chất lượng, Nhà trường từng bước đầu
tư: đội ngũ cán bộ giáo viên nghề; xây dựng cơ sở vật chất; chương trình đào tạo với
mục tiêu đảm bảo khoảng 70 % thực hành, còn lại 30% lý thuyết.
Với kết quả ban đầu, nhà trường đã được Tổng cục Dạy nghề chấp thuận, cấp giấy
phép hành nghề cho các nghề trên, với lưu lượng hàng năm khoảng 1400 – 1600 HS-SV
2.1.3. Cơ cấu tổ chức
Đây là một trường ngoài công lập nên cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tinh giản, song phải
đáp ứng các yêu cầu của luật Dạy nghề Việt Nam.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan cao nhất, quyết định chiến lược phát
triển trường. Duyệt các kết hoạch đầu tư, hoạt động hàng năm qua bỏ phiếu tán thành
tại Đại hội đồng cổ đông thường niên hàng năm. Đại hội đồng cổ đông DVCOL gồm
30 thành viên, trong đó thành viên chiến lược – VIPCO chiếm 70% vốn điều lệ.
8
Hội đồng Quản trị Trường do đại hội đồng cổ đông bầu, Bộ Lao động Thương binh
và xã hội phê duyệt, nhiệm kỳ họat động 5 năm. Hội đồng Quản trị thay mặt Đại hội
đồng cổ đông lãnh đạo Nhà trường (Ban Giám hiệu) thực hiện nhiệm vụ chiến lược đã
được ĐHĐCĐ biểu quyết.
Ban giám hiệu là đơn vị chức năng điều hành hoạt động trực tiếp của Trường theo
quy chế tổ chức và hoạt động của DVCOL. Ban giám hiệu, Các phòng, Trung tâm,
Khoa chuyên môn, Xưởng thực hành,… được chỉ ra trên sơ đồ sau.
CƠ CẤU TỔ CHỨC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DUYÊN HẢI
HỒI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
HIỆU TRƯỞNG
PHÒNG
HC-TH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
(Nội chính)
(Đào tạo)
PHÒNG
TC-ĐN
PHÒNG
T.VỤ
Phòng
Khoa
Khoa
Khoa
Khoa
Khoa
Đào
tạo
Cơ bản
Hàng
Cơ
Diện
K.Tế
K.Tế
CNTT
CNTT
Hải
2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực.
9
Để đảm bảo nguồn nhân lực cho đào tạo nghề chất lượng tại trường DVCOL, cần
có nguồn nhân sự quản lý (từ BGH, đến các phòng, khoa chuyên môn, trung tâm), cán
bộ giáo viên phải có chất lượng cao.
Thực tế trường DVCOL xuất phát điểm là trường công nhân kỹ thuật, dạy nghề
bậc 3/7, đội ngũ nhân sự giai đoạn chuyển giao hạn chế,chưa đáp ứng được cho sự
nghiệp dạy nghề của giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, sau 2 năm chuyển đổi cơ chế,
DVCOL đã từng bước đảm bảo chất lượng, theo yêu cầu của luật Dạy nghề Việt Nam.
Nguồn nhân lực quản lý:
- Ban giám hiệu: TSKH. Ths.CN.
- Các phòng ban, trung tâm: Trưởng, Phó đơn vị: 100% từ đại học trở lên;
- Các Khoa chuyên môn: Trưởng, Phó Khoa trình độ 100% đại học, trong đó
50% trình độ thạc sỹ.
Nguồn nhân lực giáo viên dạy nghề:
Giáo viên dạy lý thuyết: 100% có trình độ từ đại học (chính quy) trở lên;
Dạy thực hành: Trình độ từ Cao đẳng, thợ bậc cao trở lên.
Số lượng: 50% giáo viên cơ hữu; 50% giáo viên thỉnh giảng.
2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại DVCOL
2.2.1. Hoạt động tuyển mộ tại Nhà trường.
Nguồn tuyển mộ:
-Bạn bè của nhân viên trong Trường;
-Nhân viên cũ đã từng làm việc trong Trường nhưng vì một lý do nào đó ra đi,
bây giờ lại muốn quay về làm việc.
-Ứng cứ viên tự nộp đơn xin viêc.
-Nhân viên của các hãng khác.
-Các trường Đại học và Cao đẳng.
-Người thất nghiệp.
-Người làm nghề tự do.
10
Phương pháp tuyển mộ:
- Đến các trường Đại học: Trung tâm Tuyển sinh; Phòng Đào tạo-CTSV liên hệ dán
thông tin tuyển mộ, xin danh sách sinh viên giỏi, khá về làm công tác giảng dạy
và quản lý khối Phòng Ban (Phương pháp này đạt tới 60%)
- Quảng cáo trên Truyền hình Hải Phòng, VTV2, Báo Anh ninh Hải Phòng, các tạp
chí …(được sử dụng tới 10%)
- Tuyển nhân sự trên Internet (được sử dụng 10%)
- Thông qua các nhân viên đang làm việc tại trường (10%)
- Tự nộp đơn xin việc (10%).
• Một trong những mô hình Tuyển mộ nhân sự
Sau đây là thông báo tuyển dụng nhân sự DVCOL năm 2008-2009
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ DUYÊN HẢI TUYỂN DỤNG
VỊ TRÍ
Giảng viên các ngành đào tạo
SL
1.Cử nhân kinh tế:
10
(Các chuyên ngành kinh tế)
2.Kỹ sư điều khiển tàu biển:
04
3.Kỹ sư máy tàu biển:
04
4.Kỹ sư cơ khí:
02
5.Kỹ sư điện công nghiệp:
02
Tiêu chuẩn:
- Các ứng cử viên phải tốt nghiệp đại học chính quy.
- Ưu tiên những ứng cử viên đã có thâm niên trong nghề.
- Đủ sức khỏe theo quy định.
Mức lương: Theo thoả thuận.
11
* Xin liên hệ:
Phòng Tổ chức - Đối ngoại .
Địa chỉ: 156/190 Trường Chinh -Kiến An- Hải Phòng
ĐT: 0313.544.178; 0989.150.385
Thời hạn nộp hồ sơ: Hết ngày 31/12/2009
2.2.2.Các bước tuyển chọn
Trường tiến hành tuyển chọn theo các bước đã chỉ ra trên sơ đồ (Mục 1.3)
Bước 1. Phòng Tổ chức- Đối ngoại rà soát lại hồ sơ trên cơ sở yêu cầu vị trí của
Trưởng các đơn vị đưa lên.
Hồ sơ ứng viên gồm:
-Sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận địa phương đang ở.
-Bảng điểm đại học;
-Các văn bằng chứng chỉ (Bằng tổt nghiệp đại học, thạc sĩ…)
Bước 2. Phỏng vấn sơ bộ: Về tính cách, phong cách, kỹ năng giao tiếp, nguyện
vọng…
Bước 3: Lưu giữ hồ sơ xin việc và gửi hồ sơ phỏng vấn sơ bộ lên Các đơn vị cần
nhân sự để phỏng vấn chuyên môn.
Phỏng vấn chuyên môn sâu: Các Trưởng Khoa, Phòng Ban cử 1, 2 chuyên viên
phỏng vấn sâu về Chuyên môn, kỹ năng sư phạm hay kỹ năng làm việc tại các phòng
ban…
Bước 4. Rà soát sơ yếu lý lịch: Là bản tóm tắt định hướng mục tiêu về kinh
nghiệm, trình độ học vấn và đào tạo được soạn thảo để sử dụng trong quá trình tuyển
chọn.
- Bao gồm cả mục tiêu về nghề nghiệp cho vị trí nhất định.
- Chứng thực rằng thông tin cung cấp trên mẫu đơn là chính xác và xác thực.
- Vị trí cần tuyển người là vị trí theo mong muốn.
12
Bước 5: Tuyển chọn;
Bước 6. Khám sức khoẻ tại Bệnh viện chỉ định;
Bước 7. Hiệu trưởng ra quyết định tuyển dụng thử việc nhân sự.
2.3. Những hạn chế trong tuyển dụng nhân sự tại DVCOL.
- Trường mới được thành lập nên thương hiệu về trường chưa cao;
- Việc tuyển dụng nhân sự gặp rất nhiều khó khăn: nguồn nhân sự, nguồn tài
chính để thu hút những nhân tài;
- Trường ngoài công lập, nên nhiều người có trình độ, giỏi tay nghề vẫn băn
khoăn suy tính thiệt hơn giữa trường công lập / ngoài công lập;
- Dạy nghề ở giai đọan mới vực dậy trong hệ thống đào tạo Việt nam- Người có
đủ điều kiện không nhiều.
Vì vậy không có nhiều ứng cử viên để chọn lọc, nên việc tuyển chọn nhân sự tại
trường là thường xuyên.
Trường đang thiếu nhiều nhân sự giáo viên nghề. Đội ngũ giáo viên thỉnh giảng
của trường chủ yếu thuê từ các trường bên ngoài giảng dạy. Những giáo viên này
giảng dạy vẫn mang đặc thù của dạy đại học, hàn lâm. Tác phong sư phạm nhiều khi
không phù hợp với dạy nghề.
Đội ngũ giáo viên DVCOL còn trẻ chưa nhiều kinh nghiệm thực tế. Kiến thức,
kỹ năng nghề còn thiếu. Nhìn chung chưa thật đáp ứng cho sự hội nhập với khu vực
và Quốc tế.
3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự
3.1. Tăng cường nội lực và nâng cao thương hiệu nhà trường
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo, liên kết đào tạo
với doanh nghiệp,… để thu hút người học, tạo nguồn tài chính cho hoạt động của Nhà
trường. Sinh viên sẽ là cầu nối để tuyên truyền thương hiệu về DVCOL;
13
- Tăng cường công tác quản lý, đào tạo nghề theo chuẩn chất lượng của TCDN,
ISO 2000:2009;
- Đưa công tác quản lý đào tạo của DVCOL theo hướng Tin học hóa;
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng về DVCOL trong hệ thống dạy nghề Quốc gia: Truyền hình; Báo chí; Webstes,
Quảng bá áp phích, Pa nô,…
3.2. Xây dựng cơ chế thu hút nhân tài
- Tạo môi trường cho nhân sự có trình độ làm việc tốt nhất;
- Cải tiến tiền lương, thưởng, và các phụ cấp khác;
- Tạo cơ hội cho nhân sự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để thăng tiến;
3.3. Hoàn thiện quy trình tuyển chọn nhân sự trong trường DVCOL
- Xây dựng quy trình tuyển chọn theo ISO;
- Công bố công khai trên trang Web của DVCOL: quy trình tuyển chọn; tiêu
chuẩn các ứng viên; số luợng cần tuyển, thời gian dự kiến tuyển chọn và kết quả
tuyển dụng.
- Xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi, xử lý tình huống trong các đợt tuyển chọn.
- Hoàn thiện các hội đồng tuyển dụng tại các đơn vị và Ban giám hiệu.
KẾT LUẬN
14
1.
Tuyển mộ, tuyển chọn là các bước thực thi trong quá trình tuyển dụng
nhân sự. Chúng liên kết mật thiết với các bước trước và sau đó.
2.
Hiệu quả của công tác tuyển dụng nhân sự, đặc biệt là các bước tuyển mộ,
tuyển chọn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thực hiện, thương hiệu của tổ
chức (DVCOL)
3.
Công tác tuyển dụng nhân sự cần chuẩn hóa theo chuẩn nhất định, ví dụ
ISO. Đó là sự chỉ dẫn khoa học cho công tác tuyển dụng nhân sự để ta
chọn được người đủ tiêu chuẩn và hiệu quả nhất.
4.
Tuyển chọn nhân sự liên quan đến sự thành bại của tổ chức (DVCOL), nên
người đứng đầu phải quan tâm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản
trị về nhân sự được tuyển, quan tâm đến các họat động khác ảnh hưởng
đến công tác tuyển dụng nhân sự.
15