Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Kỹ thuật trồng cây mây nếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.2 KB, 3 trang )

KỸ THUẬT VÀ QUY TRÌNH TRỒNG, CHĂM SÓC CÂY MÂY NẾP
1. Mô tả hình thái
Mây nếp là loài cây mọc cụm, mỗi cụm gồm nhiều thân khí sinh mọc lên từ thân
ngầm (có từ 30-50 thân khí sinh/cụm). Thân ngầm nằm dưới đất có hình dạng như
củ gừng, vỏ mầu đen và cứng như sừng, có xu hướng ăn nổi dần trên mặt đất. Thân
khí sinh vươn dài, không phân nhánh, leo dựa vào cây khác, cây trung bình có
đường kính 0,8-1,2cm, dài đến 30m hoặc hơn nếu không bị khai thác. Thân chỉ
phát triển trên ngọn, như vậy thân mây chỉ dài ra mà không phát triển đường kính,
kích thước giữa ngọn và gốc ít chênh lệch. Thân chia đốt và lóng, lóng dài 1540cm, đốt ít nổi.
Lá Mây nếp là lá đơn xẻ thuỳ lông chim rất sâu, gần giống như một lá kép. Lá ở
cây còn nhỏ có cuống dài, mang 4-6 thuỳ lớn dài 18cm, rộng 6cm. Cây trưởng
thành lá dài đến 1m, trên cuống lá mang 14-20 lá chét, mọc từng cụm cách nhau 420cm thuỳ dài 10-30cm, rộng 2-3cm. Bẹ lá hình ống, bao kín thân cây rất chặt,
đỉnh bẹ lá có thìa lìa cao 3-5mm, không gai, khi non thìa lìa mầu xanh khi già mầu
nâu. Trên mặt bẹ lá có gai dẹt. Từ bẹ lá mọc ra “tay mây”; Tay mây nằm đối diện
và thấp hơn nách lá khoảng 2cm (thường từ lá thứ 6-7 trở đi tay mây mới xuất
hiện). Tay mây hình sợi mỏng, màu xanh lục, dài khoảng 1m. Trên tay mây có
những vuốt gồm 2-4 gai mập ngắn, có gốc thường dính vào nhau, tay mây giúp
thân bám chắc vào giá thể. Lá mây xanh quanh năm và 4-5 năm mới rụng lá.
Mây nếp là loài cây thân leo, mọc cụm. Cây mây nếp (tên khác: Mây tắt,
Mây trắng, Mây ruột già, Mây nhà) có tên khoa học: Calamus tetradactylus
Hance, thuộc họ thực vật: họ Cau (Arecaceae)
Mây nếp là một trong loài Mây có khu phân bố rộng nhất ở Việt Nam, tập
trung nhiều ở Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Nghệ An. Cây mây có lóng dài, màu
trắng đẹp, dẻo bền, dễ chẻ nên rất được ưa chuộng làm đồ đan lát, làm hàng
mỹ nghệ. Gần đây, mây được sử dụng nhiều để đan mặt ghế và các đồ thủ công
mỹ nghệ để xuất khẩu. Dưới đây xin giới thiệu một số kỹ thuật gây trồng cây mây
nếp.


1. Nguồn giống
Chọn cây mẹ trên 7 tuổi mọc ở nơi quang hoặc có ngọn mọc vượt lên khỏi tán


rừng hay tán cây gỗ. Hạt thu được hong khô trong nhà và cất giữ nơi khô ráo,
thoáng mát để làm giống.
2. Tạo cây con
+ Đất gieo: Chọn nơi đất bằng, ẩm, thoát nước, có thành phần cơ giới nhẹ.
Lên luống rộng 0,8 - 1,0 m, bón 3 - 4 kg phân chuồng hoai/1 m 2 mặt luống. Nơi có
nhiều kiến cần rắc vôi.
+ Gieo ươm: Nếu gieo quả trực tiếp phải 4 tháng hạt mới nảy mầm, còn nếu
ngâm nước lạnh trong 24 giờ sau đó đãi sạch vỏ và cùi rồi xử lý bằng nước ấm 40 450C (2 sôi 3 lạnh) thì sau 15 - 20 ngày hạt bắt đầu nứt nanh và 30 - 45 ngày lá
mầm hình kim xuất hiện.
Sau khi gieo hạt, cần làm giàn che bằng phên nứa hoặc thân đay... Tưới nước
2 lần/ngày để đảm bảo độ ẩm cho hạt chóng nảy mầm.
+ Cấy cây: Sau khi gieo 2 - 3 tháng, thấy lá mầm dạng kim đâm qua lớp đất
che phủ là có thể cấy cây.
+ Tiêu chuẩn cây con: Cây ươm 1,5 tuổi trở lên, cao trên 20 - 30 cm với 3 - 4
lá có thể mang trồng. Nếu cây ươm rễ trần trên luống thì đánh bầu đất rộng 5 cm
và trồng vào mùa xuân. Muốn vận chuyển cây con đi xa phải hồ rễ và giữ rễ luôn
ẩm.
3. Gây trồng chăm sóc
+ Chuẩn bị đất trồng: Trồng mây quanh nhà, ven hàng rào, dọc mương máng,
đất chuẩn bị đòi hỏi không cầu kỳ.
+ Mật độ: Cuốc hố trồng cây giá thể 0,5 - 1,0 m, kích thước hố 15x15x15 cm.
Hố trồng đào liên tục cách nhau 1 m dọc theo hàng rào. Trường hợp giá thể là tre
cần chú ý: Tre là bụi lớn, trồng mây thì mây khó sống, phát triển kém. Kinh
nghiệm trong nhân dân là đào mương sâu 1 m, rộng 0,8 m cạnh hàng tre và trồng
mây bên kia bờ mương cách 0,5 m, khi mây lớn cho leo lên cây tre.
Khi trồng mây dưới tán rừng tự nhiên: phát theo băng rộng 2 m, dọn sạch cây.
Băng phát cách nhau 4 m. Kích thước hố 15x15x15 cm. Mỗi hố trồng 2 - 3 cây
con.
+ Trồng cây: Trồng mây tốt nhất vào mùa xuân thời tiết ẩm và có mưa phùn,
hoặc có thể trồng vào đầu mùa mưa. Không đào hố sâu dưới tán rừng, lá khô rụng

xuống sẽ che lấp và làm chết cây con. Khi lấp đất phải nén chặt để cây mau bén rễ
và lấp đất ngang cổ rễ cây để mây dễ đẻ nhánh sau này.
+ Chăm sóc, bảo vệ cây trồng: Trong 2 năm đầu, mỗi năm làm cỏ 2 - 3 lần kết
hợp với vun xới. Hàng năm phải luỗng phát dây leo bụi rậm một lần để đảm bảo
ánh sáng cho cây phát triển. Khi mây lớn và leo lên giá thể, tiến hành phát cành
cây để điều chỉnh ánh sáng giúp cho mây vươn lên sinh trưởng tốt. Cần đề phòng
trâu bò và châu chấu ăn lá mây non.


Nơi đất tốt, gần nhà, mây trồng sau 3 - 4 năm có thể thu hoạch. Mây trồng
thành rừng sau 5 - 10 năm khi bẹ lá ở gốc bị chết và rụng đi, để lộ sợi mây trắng có
thể thu hoạch. Sau đó 2 năm thu hoạch 1 lần. Khi thu hoạch, chặt gốc cách mặt đất
10 cm rồi lôi ra khỏi khóm mây.



×