Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Quy trình thâm canh Bạch đàn lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.55 KB, 8 trang )

Quy trình thâm canh rừng trồng bạch đàn lai Pellita
I. Các điều kiện cần thiết
1. Điều kiện lập địa
- Nhiệt độ bình quân: 22°c, nhiệt độ tốt nhất là từ 24 - 28°c, không trồng rừng tại
những nơi có nhiệt độ trên 40°c.
- Lượng mưa trung bình trên l.000mm, tối thích l.600mm, số tháng mưa bình quân: 4
tháng, tối thích: 6 tháng.
Bạch đàn lai UP chủ yếu trồng trên loại đất feralit, tầng dầy tối thiểu 35cm, tối ưu: 40
- 50cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước
đều có thể trồng được.
Rừng thâm canh các dòng chọn lọc của bạch đàn lai UP được trồng trên các loại đất
hạng I, II, III, bao gồm đất đồi trọc, trảng cỏ, cây bụi, nứa tép, đất sau nương rẫy và
rừng nghèo kiệt. Nên trồng ở những nơi có độ dốc 15 - 25°, có tầng dày trung bình
từ 40cm trở lên, thành phần cơ giới thịt nhẹ, sét nhẹ, thịt trung bình, cát pha. Không
trồng ở nơi đất quá xấu hoặc ngập úng, lớp đất mạt bị chai cứng và đất hạng IV, V.
Chú ý: Không nên trồng bạch đàn trên các loại đất sau:
+ Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu tầng đất < 20cm.
+ Đất cát trắng, đất cát di động.
+ Đất nhiễm mặn thuờng xuyên ngập úng.
+ Đất bị đá ong hoá, sét hoá.

1

Điều kiện nhân lục
Có đủ nhân lực được tập huấn về kỹ thuật nhân giống bạch đàn lai, có hiểu biết về
kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật nhân giống, trồng rừng và phòng chống sâu bệnh. Hộ gia
đình trồng bạch đàn lai cần có tư vấn của cán bộ chuyên môn.

2

Cơ sỏ’ vật chất



a.

Trang thiết bị cho nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô

- Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào phải đảm bảo thông thoáng với nhiệt độ, ánh

sáng, và độ ẩm thích họp, đặc biệt là điều kiện vô trùng.
- Trang thiết bị:

+ Các giàn đèn huỳnh quang, có độ chiếu sáng ỏ’ chỗ để bình nuôi cấy từ 2000
-3000lux.
+ Máy điều hòa nhiệt độ (nhiệt độ phòng nuôi cấy 25 - 28°C)
+ Máy lắc nằm ngang 100 - 200 vòng/phút + các thiết bị và dụng cụ nuôi cấy
+ Máy hấp khử trùng đặt chế độ áp suất 1,2 atm, nhiệt độ 120 - 130°c, thòi gian từ
20-40 phút + máy đo pH.
+ Cân phân tích.
b. Cơ sở vật chất cho vườn
ươm
- Nhà giâm hom:
Luống giâm hom nền cứng rộng từ 1.2 - 1.4m, xung quanh xây gờ cao 6 cm và thoát
nước tốt;
Nhà lều giâm có khung vòm hình bán nguyệt, cao khoảng 70-90cm có chiều dài và


chiều rộng bằng luống giâm hom và được phủ bằng nilon trắng để giữ ẩm và có hệ
thống phun mù tự động trong các lều giâm hom;
Giá thể giâm hom: là cát vàng hoặc hỗn hợp ruột bầu gồm 89% đất sạch+ 10% phân
chuồng hoai + 1% Lân lâm thao;
-


Khu huấn luyện cây con:

Vườn ươm có dàn che năng với độ tàn che khoảng 50-60% ánh sáng trực xạ + mặt
bằng vườn ươm, hệ thống tưới phun;
Nhà kho ủ phân chuồng hoai và hỗn họp ruột bầu;
Các dụng cụ cân thiết: Kéo cắt cành, dao ghép, xô chậu và bình phun sương mù
(đối vói làm thủ công).
Các loại hoá chất: Thuốc chống nấm Viben-C hoặc thuốc tím, chất điều hoà sinh
trưởng IBA hoặc NAA 1.0%ẽ H Các loại vật tư: Túi bầu PE , phân bón và hỗn hợp
ruột bầu.

3

Luân kỳ trồng
Luân kỳ trồng bạch đàn là 6- 8 năm (để làm giấy hoặc dăm) hoặc trên 12 năm (để
lấy gỗ xẻ, gỗ bóc, đồ mộc).
II.

1

Kỹ thuật nhân giống

Nguồn giống
Cây giống bạch đàn lai UP được sản xuất bằng công nghệ giâm hom và nuôi cấy
mô tế bào từ những dòng chọn lọc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
công nhận và những dòng đã qua nghiên cứu có triển vọng; Không nhân giống
những dòng chưa qua kiểm nghiệm.

2


Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.
*Quy định về mẫu vật và kỹ thuật nuôi mẫu vật
- Mẫu vật là các đoạn chồi dài 10 - 15cm (bỏ ngọn), cắt từ chồi vượt, mang nhiều
mắt ngủ.
- Mẫu vật phải được khử trùng và cắt thành các đoạn dài 2 - 4cm {chú ỷ dùng panh
và dao sắc, thực hiện trong bốc cấy vô trùng), có ít nhất 1 mắt ngủ để cấy vào môi
trường tái sinh chồi ban đầu.
- Trong 30 - 35 ngày, mẫu vật được quan sát, ỉọc loại nhũng mẫu chết và bị nhiễm
nấm hoặc vi khuẩn, nuôi dưỡng mẫu sinh chồi khoẻ. Khi chồi đạt độ dài 2 - 2,5cm,
cắt hạ và cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh chồi.
*Quy định về môi trường nuôi cấy
- Môi trường cơ bản cho nuôi cấy mô bạch đàn lai là MS (Murashige và Skooge) và
MS cải tiến (MS*).
- Hấp khử trùng môi trường ở điều kiện áp suất 1,2 atm, nhiệt độ 120 - 130°c trong
thời gian 20 - 40 phút và điều chỉnh pH = 5,8.
- Môi trường nhân nhanh chồi là MS có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng (gốc
Cytokinin như BAP, BA, kinetin, zeatin...) ở các nồng độ thích hợp. Vòng cấy chuyển
của giai đoạn nhân chồi là 20 - 25 ngày, thông thường 8 - 1 0 chu kỳ cấy chuyển nên
vào lại mẫu mới.
- Môi trường nâng cao chất lượng chồi là MS cải tiến (MS'* có điều chỉnh nồng độ
chất đa lượng và vi lượng) và bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thuộc nhóm
Gibberellin (GA3) hoặc than hoạt tính - một chất có tác dụng khử độc, kích thích sự
tăng trưởng và biệt hoá mô, với liều lượng (g/l) khác nhau tuỳ theo tình trạng chồi cụ
thể. Các chồi khỏe mạnh, cao từ 2,5cm trở lên được chọn lọc và cấy vào môi trường
ra rễ. Vòng cấy chuyển sang môi trường ra rễ là 20 - 25 ngày.


- Môi trường ra rễ là ½ MS hay MS*, bổ sung chất điều hoà sinh trưởng (gốc Auxin
như IBA, NAA, ABT...) theo cách riêng rẽ hoặc phối hợp, với nồng độ thích hợp. Thời

gian cho quá trình ra rễ là 15 - 20 ngày.
*Quy định về kỹ thuật cấy
- Cấy nhân chồi: Dùng panh và kéo cắt các đoạn chồi dài 0,5 - 1,0cm, mang
1- 2 mắt ngủ, cấy dập và dàn đều trên mặt môi trường.
- Cấy ra rễ: cắt chồi đơn thân (cắt bỏ chồi nhánh) và cấy thẳng trong môi trường ra

rễ.
Quy định huấn luyện và chăm sóc cây mô
- Nhà huấn luyện phải có giàn che 75% và có hệ thống phun sương, bình cây ra rễ

cần 7 - 1 0 ngày để thích nghi và cây mô phải được tưới phun đủ ẩm trong 2 tuần
đầu trước khi chuyển ra vườn ươm.
- Cây mô ở vườn ươm phải phủ lưới che nắng và tưới đủ ẩm cho cây. Lượng tưới

và số lần tưới thay đổi theo điều kiện thời tiết từng nơi.
- Sau 25 - 30 ngày làm cỏ phá váng và làm sạch rãnh luống.
- Sau 1,5 - 2,0 tháng, làm cỏ và đảo bầu lần đầu, bấm tỉa chồi bất định và để lại một

chồi ngọn phát triển tốt.

3

Kỹ thuật nhân giống bằng phưong pháp giâm hom,
*Quy định về vật liệu: Hom dùng để làm vật liệu giâm hom là chồi vượt, cành bánh
tẻ, không bị sâu bệnh.
*Quy định về kỹ thuật:
- Cắt cành lấy hom và cắt hom
+ Dùng kéo hoặc dao sắc cắt các cành đủ tiêu chuẩn (chú ý, khỉ cắt phải để lại 1-2
nách lá của cành lấy hom để tạo chồi cho lần cắt sau), cắt bỏ 1/3 phiến lá của cành
hom để giảm bớt thoát hơi nước.

+ Hom giâm là hom ngọn (hom đoạn một) dài 8 - 15cm (tuỳ mùa sinh trưởng), hoặc
hom đoạn hai có 2 - 3 lá (cắt bỏ 1 - 2 lá phía dưới) để lại 1 - 2 lá phía trên, cắt bỏ 2/3
phiến lá. Dùng dao sắc cắt vát gốc hom 45°, tránh giập hom.
- Khử trùng và giâm hom

+ Khử trùng: Ngâm hom trong dung dịch Viben-C nồng độ 0,3% trong 15 - 20 phút.
+ Xử lý ra rễ: Hom chấm chế phẩm TTG1 (chế phẩm chứa IBA hoặc NAA ở nồng độ
thích hợp).
-Giá thể giâm hom:
+ Thành phần: Bể cát vàng hoặc bầu chứa hỗn hợp ruột bầu.
+ Khử trùng giá thể (truức khi giâm); sử dụng Viben-C nồng độ 0,3% hoặc bằng
thuốc tím (KMn04) nồng độ 0,1% với lượng phun 10 lít trên 100m 2.
- Mùa giâm, hom:

+ Miền Bắc: Các tháng mùa mưa (từ xuân - hè đến hè - thu).
+ Miền Nam: Giâm hom quanh năm
Chú ý: Các đợt giâm hom cần chú ý mùa trồng rừng ở các vùng miền, giâm hom
trước quá lâu phải có biện pháp hãm cây.
4

Quy định vườn ươm và chăm sóc cây con
- Vườn ươm: Giàn che nắng với độ tàn che 50 - 60% ánh sáng trực xạ và có thống

phun sương.


- Chăm sóc cây con: Tưới đủ ẩm (lưu ý không để bầu đất bị úng). Lượng nước

phun, tưới và số lần tưới thay đổi theo điều kiện thời tiết từng nơi. Khi cây đã ra
rễ thì dỡ nilon và tưới như cho cây ở vườn ươm thông thường.

- Phòng trừ sâu bệnh ở vườn ươm :

+ Phun dung dịch thuốc phòng bệnh;
+ Phòng và diệt côn trùng phá hoại;
+ Khi có các loại sâu hại khác cần bắt giết kịp thời đầu buổi sáng, không để xảy ra
dịch;
+ Khi sâu bệnh có triệu chứng thành dịch cần tư vấn của cơ quan bảo vệ thực vật
để diệt trừ kịp thời, không để sâu bệnh lan ra diện rộng. .
5

Tiêu chuẩn cây giống trồng rừng
Cây giống đem đi trồng rừng phải đạt những tiêu chuẩn sau:
-

Tuổi cây: 2,5 -3 tháng;

-

Chiều cao: 20-30cm;

-

Đường kính gốc: 0,2-0,3cm.

Cây xanh tốt, khoẻ mạnh, không sâu bệnh, có đỉnh chủ đạo, bầu không bị vỡ nát và
hệ rễ phát triển đầy đủ. Trước khi xuất vườn, cây con phải được đảo bầu, phân loại
và hãm cây. Chỉ sử dụng những cây đạt tiêu chuẩn đem trồng .

III. Kỹ thuật trồng rừng
1


Thiết kế trồng rừng
Trồng rừng phải có thiết kế theo quy định và do tổ chức có đủ tư cách pháp nhân
thực hiện. Thiết kế trồng rừng thâm canh các dòng chọn lọc bạch đàn lai UP áp
dụng theo quy trình thiết kế trồng rừng tập trung vùng đồi núi của Bộ Lâm nghiệp.
2 Thời vụ trồng rừng
-

Các tỉnh phía Bắc: vụ Xuân từ tháng 2 đến 15 tháng 5. Vụ Thu từ tháng 8
đến 15 tháng 9ễ

-

Các tỉnh vùng Đông Nam bộ trồng rừng từ tháng 6 đến tháng 7.

-

Các tỉnh vùng Trung bộ và Tây nguyên trồng rừng từ tháng 6 đến tháng 8.

-

Thời vụ có thể xê dịch 10-15 ngày tuỳ thuộc biến động thời tiết cụ thể của
từng vùng trong năm.

3 Xử lý thực bì

Tuỳ theo từng nhóm thực bì và điều kiện của từng địa phương mà áp dụng các biện
pháp xử lý khác nhau.
-


Đổi với thực bì thưa thấp (nhóm I, II)

Phát trắng, dọn sạch theo băng rộng 2m xếp theo đường đồng mức. Những nơi cho
phép đốt thì xếp thành từng đống nhỏ đế đốt.
-

Đổi với thực bì rậm rạp (nhóm III)

Các vùng phía Bắc: Phát toàn bộ thực bì trên lô, dọn sạch hoặc dọn theo băng rộng
2m, băng xếp thực bì rộng 1m.
Các vùng phía Nam: Phát toàn bộ thực bì trên lô, dọn sạch. Nơi có địa hình thuận lợi
và điều kiện cho phép thì dùng máy ủi toàn bộ lớp thực bì và các gốc cây ra bìa lô,
không được ủi lớp đất mặt.
Chú ý: Những nơi được phép đốt thực bì, trước khi đốt phải làm đường gianh cản
lửa, rộng từ 5-8m, được dọn sạch bề mặt, ngăn cách với khu vực xung quanh. Khi
đốt thực bì cần chọn ngày nắng, khô ráo và lặng gió.


Nguyên tắc đốt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, ngược gió, luôn chú ý đường
thoát. Thực bì chưa cháy hết được gom lại thành đống hay băng để đốt tiếp. Chú ý
canh gác khi đốt thực bì, để phòng chống cháy lan.

4 Phương thức và mật độ trồng
Có thể trồng phân tán, trồng thuần loài hoặc hỗn giao với các cây bản địa theo hàng,
theo băng hoặc theo đám (thí dụ: trong lô trồng rừng bố trí trồng keo lai ở những
diện tích có dộ dốc và độ cao hơn, diện tích dưới thấp có thể trồng bạch đàn Uro với
mật độ tùy theo từng loài cây mà bố trí cây cách cây, hàng cách hàng cho phù hợp)
hoặc trồng kết hợp với cây nông nghiệp (mì, bắp, lúa nương...) theo phương thức
nông lâm kết hợp trong 2 năm đầu.
Tùy theo phương thức trồng rừng, loài cây trồng hỗn giao hay trồng xen và điều kiện

lập địa, mật độ trồng rừng là 1000 cây/ha hoặc 1600 cây/ha hoặc 2000 cây/ha . Nếu
mật độ trồng 1.000 cây/ha thì bố trí hàng cách hàng 4m và cây cách cây 2,5m. Giữa
2 hàng bạch đàn lai UP có thể trồng hỗn giao với một hàng cây bản địa với cự ly cây
cách cây 3 -5m tùy theo từng loài cây; hoặc trồng kêt hợp với cây nông nghiệp ngắn
ngày trong 2 năm đầu (chiều rộng của luống cây nông nghiệp ngắn ngày giới hạn từ
0,8 - 1m). Mật độ trồng 1.600 cây/ha (hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 2,5m).
Mật độ 2.000 cây/ha (hàng cách hàng 2,5m; cây cách cây 2m).
- Trồng rừng trên đất tương đối bằng phẳng cơ giới hóa được: Để thuận lợi cho quá
trình chăm sóc và phòng chống cháy rừng bằng cơ giới (máy cày) chúng ta nên thiết
kế trồng rừng với cự ly hàng cách hàng 3m; cây cách cây có thể là 2m; 1,5m hoặc
1m. Tương ứng với các mật độ trồng là :
+ Mật độ: 1.660 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây 2m)
+ Mật độ: 2.220 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây 1,5m)
+ Mật độ: 3.330 cây/ha ( cự ly hàng 3m, cự ly cây 1m)
-Trồng rừng trên đất đồi núi không thể cơ giới được: Tiến hành thiết kế và trồng theo
đường đồng mức. Có thể trồng theo nhiều loại mật độ như sau :
+ Mật độ: 2.500 cây/ha (cự ly hàng 2m, cự ly cây 2m)
+ Mật độ: 2.220 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây 1,5m)
+ Mật độ: 2.000 cây/ha (cự ly hàng 2,5m, cự ly cây 2m)
+ Mật độ: 1.660 cây/ha (cự ly hàng 3m, cự ly cây 2m)
-Về nguyên tắc, cự ly cây trong hàng nhỏ hơn hoặc bằng cự ly hàng; nơi đất tốt
trồng thưa, đất xấu trồng dày; phù hợp đặc tính sinh thái của các loài cây trồng.
Tuỳ theo điều kiện đất đai và đầu tư để xác định mật độ trồng rừng.

5

-

Đất tốt trồng mật độ 1110 cây/ ha (3 m X 3 m).


-

Đất xấu trồng mật độ 1660 cây/ ha (3 m X 2 m)ề

Làm đất
Tuỳ theo điều kiện địa hình, độ dốc và yêu cầu thâm canh để chọn biện pháp làm đất
bằng cơ giới hay thủ công.
- Những nơi có độ đốc <15°, yêu cầu thâm canh cao và điều kiện kinh doanh cho
phép thì áp dụng làm đất bằng cơ giới: cày toàn diện hoặc cày theo băng. Những nơi
đất có tầng kết cứng hoặc tầng mỏng, cày ngầm bằng máy cày một lưỡi, sâu 50-60
cm theo đường đồng mứcề Sau khi cày xong cuốc hố trên rạch đã cày theo kích
thước 20cm X 20cm X 20 cm.
- Những nơi có độ dốc >15°, làm đất thủ công, hố cuốc theo kích thước 40cm X
40cm X 40cm.

6

Bón phân lót và lấp hố


- Bón phân lót được tiến hành trước khi trồng rừng từ 8-10 ngày cùng với khi lấp hố.
Liều lượng các loại phân bón:
+ Phân NPK 8:4:4 hoặc 10:5:5 200 gam/ cây (Miền Bắc) hoặc Phân NPK 16:16:8
100 gam/ cây (Miền Nam)
+ Phân vi sinh: 1.000 gam/ cây
-

Cách bón phân và lấp hố:

+ Dùng cuốc cào lóp mặt lấp đây 1/2 chiều sâu của hố.

+ Đổ phân NPK và phân vi sinh theo lượng quy định xuống hố, tiếp tục lấp đất màu
đến 2/ 3 chiều sâu của hố.
+ Trộn đều đất với phân trong hố và cuối cùng lấp đất đầy hố vun thành hình mu rùa
cao hơn miệng hố 5cm.
Nơi có nhiều mối, dế có thể cho thêm vào mỗi hố 10 gam thuốc Fugadan hay
Diaphos 10H hoặc các loại thuốc chống mối, dế có hiệu quả khác cùng lúc vói bón
lót.
7. Kỹ thuật trồng
Chỉ tiến hành trồng rừng khi đất trong hố đủ ẩm và thời tiết cho phép; không trồng
rừng vào những ngày quá nắng nóng.
-Vận chuyển cây con đi trồng:
Vận chuyển cây con đến nơi trồng, tùy theo cự ly xa (trên 20km) hay gần (dưới
20km) mà áp dụng cách xắp xếp cây khác nhau:
+ Cự ly xa, đường đi khó khăn phải xếp cây vào các khung cứng cố định đặt trên
sàn xe tải (xếp thành 2-3 tầng).
+ Nếu cự ly vận chuyển gần có thể xếp cây theo kiểu hình tháp, bầu nọ chồng nên
bầu kia theo phương thẳng đứng và không quá 3 tầng.
+ Sau khi xếp cây xong phải chèn chặt xung quanh không để cho bầu đố hoặc bị vỡ
bẹp trong quá trình vận chuyển. Trời nắng phải có bạt che cây
-Trồng rừng:
+ Chọn những ngày mưa phùn, mưa nhỏ, trời dâm hoặc nắng nhẹ, đất trong hố đủ
ẩm đế trồng cây.
+ Dùng cuốc (hoặc xẻng,...) moi một lỗ sâu 14 -15cm, rộng 15 - 20cm ở giữa hố đã
lấpể
+ Dùng dao nhọn hay lưỡi lam rạch rạch túi bầu, gỡ nhẹ túi bầu ra khỏi bầu hoặc để
sau khi đặt xuống hố mới gỡ vỏ bầu (không được làm vỡ bầu), đưa bầu cây đặt
ngay xuống giữa hố, gạt đất ngập 1/2 chiều cao bầu, nếu chưa bỏ vỏ bầu thì dùng
tay kéo nhẹ vỏ bầu lên sau đó vun đất lấp kín cổ rễ (cao hơn mặt bầu 3 - 4cm) và ấn
chặt xung quanh bầu cây.
+ Không trồng cây võ bầu, long gốc, gẫy ngọn.

IV.

Chăm sóc và bảo vệ

1

Trồng dặm
Sau khi trồng cây từ 8-10 ngày phải tiến hành trồng dặm . Cây con trồng dặm phải
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật như cây trồng chính. Việc trồng dặm không kéo dài quá
một tháng. Tỷ lệ sống trong năm đầu đạt trên 95%.

2

Số lần chăm sóc
Rừng trồng bạch đàn lai UP được chăm sóc 3 năm đầu. Số lần chăm sóc quy định
như sau:


Các tỉnh
Năm chăm sóc

3hía Bắc

Cây trồng
vụ Xuân

3

Cây trồng
vụ Thu


Phía Nam
Cây trồng vụ
Hè-Thu

- Năm thứ nhất

3 lần

1 lần

2 lần

- Năm thứ hai

2 lần

3 lần

3 lần

- Năm thứ ba

1 lần

2 lần

1 lần

Kỹ thuật chăm sóc

Căn cứ vào mức độ phát triến, xâm lấn của thực bì, khả năng sinh trưởng của cây
trồng để xác định thời điểm chăm sóc sao cho cây rừng không bị thực bì chèn ép,
cạnh tranh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nội dung công việc được quy
định theo bảng sau:
Năm

Nội dung chăm sóc

Lần
Các tỉnh phía Bắc

Năm
thứ
1

Lần
1

Các tỉnh phía Nam

1. Phát thực bì, căt dây Chăm sóc thủ công:
leo, cạnh tranh với cây
- Xới cỏ, vun gốc, rẫy cỏ theo băng cây
trồng trên toàn diện
rộng 0,6-0,8m.
tích..
- Phát toàn bộ thực bì còn lại giữa 2 hàng
2. Ray cỏ và xới nhẹ
cây.
xung quanh gốc cây

với đường kính 0,6- Chăm sóc cơ giới:
0,8m.
- Xới cỏ, vun gốc, rẫy theo băng dọc theo
3. Trồng dặm những
cây chết, chú ý phòng

hàng cây rộng 0,6-0,8m.
Chăm sóc thủ công:
1 Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên
toàn diện tích.

Lần Nội dung chăm sóc

2.Xới cỏ, vun gốc, rẫy theo băng dọc theo
hàng cây rộng 0,6-0,8m.

2

Chăm sóc cơ giới

như lần 1

3. Xới cỏ, vun gốc, rẫy theo băng dọc theo
hàng cây rộng 0,6-0,8m.
4. Cày chăm sóc 2 đường chảo 7 (đi-lại)
giữa 2 hàng cây.
- Phát thực bì, cắt dây
leo cạnh tranh với cây
trồng. Phát sạch cỏ xung
Lần quanh gốc cây với

3 đường kính 1m, phần
gốc thực bi còn lại cao
<10cm không đế phủ lên
cây.

5. Gom và xử lý vật liệu cháy trên lô.


Chăm sóc thủ công:
1. Phát thực bì, cắt dây leo cạnh
tranh với cây trồng trên toàn diện
tích, chặt chồi, phần gốc còn lại cao
<10cm, không để thực bì đổ phủ lên
cây trồng

Năm
thứ
2
Lần
1

Lần

2. Phát toàn bộ thực bì còn lại giữa
2 hàng cây.

Bón
thúc
1 Xới cỏ, vun đất xung quanh gốc 3.
NPK(16:16:8)/ gốc.

cây đường kính lm.

thêm

lOOg

1. Bón thúc thêm 200g phân NPK 4. Cách bón: đào rạch sâu 10-15cm,
hình vòng cung phía trên dốc, dài 30
(8:4:4 hoặc 10:5:5)/goc.
cm, rắc phân đều theo rạch sau đó
2. Cách bón: đào rạch sâu 10-15cm,
lấp đất lên.
hình vòng cung phía trên dốc,
dài 30cm, rắc phân đều theo
rạch sau đó lấp đất lên.
1.Phát toàn diện thực bì, cắt dây leo
cạnh tranh với cây trồng trên toàn
diện tích. Gốc cây phát cao <10cm

Chăm sóc thủ công
1.Phát toàn diện thực bì trên lô
2. Xới cỏ, vun gốc, rẫy cỏ theo băng
dọc theo hàng cây rộng 0,8m.

2

2.Rẫy cỏ xung quanh gốc cây
đường kính 1m, xới vun đất vào gốc
cây trồng.


Lần

1.Phát thực bì cạnh tranh với câyChăm sóc thủ công
trồng trên toàn diện tích, phát thấp
1.Phát toàn diện thực bì trên lô
gốc thực bì <10cm
2.Gom và xử lý vật liệu cháy trên lô
2.Phát sạch cỏ xung quanh gốc
3.Làm đường băng cản lửa phòng
đường kính 1m.
chống cháy
3.Tỉa cành loà xoà xung quanh gốc
đến độ cao khoảng 1,5m.

3

Năm
thứ
3

1. Xới cỏ, vun gốc, rẫy cỏ theo băng
dọc theo hàng cây rộng 0,8m.

Lần
1

Chăm sóc thủ công
1 Phát toàn diện thực bì, cắt dây leo
cạnh tranh với cây trồng trên 1 Phát toàn diện thực bì trên lô
toàn diện tích, chặt cây sâu 2 Gom và xử lý vật liệu cháy trên lô

bệnh.
3 Làm đường băng cản lửa phòng
2 Phát cỏ xung quanh gốc cây, phát
chống cháy
gốc thực bì thấp <10 cm, tỉa
cành gốc.

+ Giao khoán quản lý bảo vệ rừng phù hợp vói yêu cầu, kế hoạch và chủ trương
theo từng giai đoạn.
4. Quản lý rừng trồng
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm kê để đánh giá kết quả trồng rừng, lưu trữ hồ
sơ thiết kế rừng trồng theo từng lô, khoảnh cho đến khi khai thác.
Nội dung bao gồm:
-

Hồ sơ thiết kế và thi công trồng, chăm sóc rừng qua các năm

-

Biên bản nghiệm thu qua mỗi công đoạn sản xuất hàng năm

Hồ sơ hợp đồng khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nếu có.
Vương Thanh



×