Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

báo cáo thực tập địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.37 KB, 42 trang )

Chương I Mở đầu
Căn cứ vào quyết định số 54 QĐMĐCĐT khoa địa chất đã tổ chức
cho lớp DDCK54 chúng tôi đi thực tập địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ
ở lạng sơn với mục đích giúp cho sinh viên củng cố lý thuyết đã học biết
khảo sát địa chất thu thập và sử lý tài liệu thực tế biết cách tôt chức một
nhóm, 1 đội thực tập biết cách viết báo cáo địa chất và làm các phụ bản
kèm theo....
Trong đợt thực tế này chúng tôi tiến hành dự kiến về địa chất, kiến
tạo, địa mạo...và tiến hành các lộ hành lộ trình ở thực địa khảo sát
nghiên cứu địa tầng đất đá cấu tạo nếp uốn đứt gãy...
Đoàn thực tế chúng tôi gồm 48 sinh viên lớp địa chất K54 được
chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 9 người
Đợt thực tập chúng tôi gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ ngày 26/5-6/6 là giai đoạn thực tế các điểm khảo
sát.
Giai đoạn 2:từ ngày 6-18/6 là giai đoạn về trường để xử lý tài liệu
thực tế :bản đồ,báo cáo,sổ mẫu......
Kết quả sau thời gian thực tập chúng tôi đã lập được 1 sổ thống kê mẫu,
9 quyển nhật ký nhóm, 4 phụ bản kèm theo gồm
Sơ đồ tài liệu thực tế
Bản đồ địa chất
Sơ đồ kiến tạo
Bản đồ địa mạo


Và 1 báo cáo địa chất gồm 7 chương
Chương 1: Đăc điểm địa lý – kinh tế - nhân văn
Chương 2: Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng
Chương 3: Địa tầng
Chương 4: Kiến tạo
Chương 5: Địa mạo


Chương 6: Địa chất thủy văn
Chương 7: Khoáng sản
Để đạt được kết quả nêu trên ngoài sự nổ lực của mỗi cá nhân
trong nhóm còn có sự giúp đỡ tạo điều kiện của phòng đào tạo, phòng tài
vụ, ký túc xá cơ sở Lạng Sơn và đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận
tình của các thầy: Trần Mỹ Dũng, Đào Xuân Nghiêm. Qua đây cho
nhóm chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các phòng ban cùng các thầy đã giúp
chúng tôi hoàn thành đợt thực tập vừa qua.


Chương 2: Đặc điểm địa lý – nhân văn – thị xã Lạng Sơn
I/ Vị trí: Vùng thị xã Lạng Sơn nằm ở phía bắc – Đông Bắc Hà Nội
Vùng có diện tích khoảng 81km2 phía bắc giáp với Đồng Đăng,
phía tây và đông bắc giáp với Cao Lộc, phía đông và đông nam giáp với
Lộc Bình. Trên bản đồ Việt Nam vùng thị xã Lạng Sơn giới hạn bởi các
tọa độ sau...
Phần 2: Đặc điểm địa lý tự nhiên
• Địa hình:
Thị xã lạng Sơn thuộc vùng núi thấp ở đây độ cao tuyệt đối của địa hình
từ 250m->gần 600m gồm 3 dạng
a/ Địa hình đồi núi thấp: Chiếm 60->70% diện tích vùng phân bố xung
quanh thị xã lạng Sơn. Tại đây không có núi cao hầu hết là đồi núi thấp
phân bố thành từng dải liên tục hoặc ở dang núi đồi riêng biệt, càng xa
trung tâm thị xã địa hình càng cao, độ dốc thay đổi tới 20->30 độ. Đôi
chỗ lên tới 40->50 độ với phần lớn đỉnh tròn sống núi thoải, đỉnh cao
nhất nằm ở phía tây bắc thị xã,đạt đến 587,1m
cấu tạo địa hình này là các đá trầm tích lục nguyên và macma phun
trào axit.Phần lờn bề mặt các đá bị phong hóa mạnh và đang tiếp tục bi
phong phong hóa.chính do đặc điểm này mà vỏ phong hóa khá dày tạo
điều kiện thuận lợi để thực vật phat triển.

b)Địa hình núi đá vôi
Núi đá vôi ở đây là những khối núi cao hoặc là đơn lẻ dạng núi
sot.về độ cao tuyệt đối phần lớn cac núi vùng này đều cao hơn 290m,phổ
biến trên 300m mức độ phân cách đá hay độ chênh cao giữa đỉnh núi và
địa hình xung quanh không quá 200m.Vì vậy nếu phân loại núi thì địa
hình này chưa đạt tiêu chuẩn là núi.tuy nhiên nếu dùng thuật ngữ là đồi
đá vôi thì càng không chuẩn ,về mặt bản chất và hình thái,do đó dùng
thuạt ngữ núi đá vôi cho mội dung đã nêu trên.Trong nui đá vôi phát
triển nhiều các hang động kasto,một số nơi có phong cảnh đẹp như động
Nhị Thanh,Tam Thanh...
c)Địa hình đồng bằng và thung lũng.


Địa hình này phân bố ở khu trung tâm thi xã Lang Sơn.Về nguồn
gôc địa hình này do quá trình hòa tan,xâm thực,tich tụ tạo nên.Thung
lũng lớn nhất là thung lũng Lang Sơn.Một số dải khac phân bố dọc suối
Na Sa,suối Ki Két và thung lũng Nà Ch uông.Do đặc điểm địa hình khá
bằng phẳng,giao thông thuận tiện,đi lại dễ dàng nên nơi đây đã sớm tập
chung dân cư đông đúc,kinh tế thương nghiệp và nông nghiệp phát triển
2)Mạng sông suối
Mạng sông suối ở đây phân bố tương đối đều ở khu vực trung
tâm.Về sông chỉ có duy nhất sông Kì Cùng chảy từ Đông sang Tây,chiều
dài khảng 15km,rộng từ 50-250cm.Dòng sông uốn khuc quanh co nước
chảy chậm dọc hai bờ sông lộ ra đá gốc,lòng sông có nhiều đá,thác gềnh.
Về suối có 3 con suối chính là suối Na Sa,Ki Ket và suối Lau
Ly.các suối có chiều rộng từ 5-20cm nước suối nhiều vào mùa mưa và ít
vào mùa khô,tuy nhiên lúc nào cũng có nước chảy.
3)Khí hậu
Lạng Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đầy đủ các đặc
điểm,tính chất khí hậu của nhiệt đới gió mùa.Một năm có 4 mùa;xuân

hạ,thu,đông.tuy nhiên do nhiệt đới gió,do lương mưa mà chia làm 2 mùa
rõ rệt;
Mùa mưa :bắt đầu từ tháng 5-9,lượng mưa từ 1800-2000mm,nhiệt
độ trung bình khoảng 27 độ có lúc lên tới 38-40 độ.có những năm vào
mùa muwa xuất hiện các trận lũ bất thương làm cho dời sống nhân dân ở
đây và công tác nghiên cứi trở nên gặp không ít khó khăn.
Mua khô từ tháng 10-4 năm sau,lương mưa thấp 200mm,nhiệt độ
trung bình từ 17-19oC có lúc hạ xuống 5oC trong mùa khô co các đợt
gió mùa đông bawcskemf theo mưa phùn.tuy nhiên về mùa này thời tiết
khô ráo,ít mưa nên rất thuận tiện cho công tác khảo sát,nghiên cứu đia
chất.
4)Đông thực vật
Do ảnh hươngr của các điệu kiện tự nhiên và nhân văn chi phối
nên đông thực vật ở vùng này kém phát triển,ít đôngj vật hoang dã,đôngj
vật chủ yếu là các đàn gia súc gia cầm do nhân dân chăn thả.thực vật chủ
yếu là thông,hồi,ngoai ra còn có sim,mua,và các loai cây khác.


III)Đặc điểm kinh tế vung
1)Giao thông
Do vị trí địa lý thận lợi nên giao thông ở đây phát triển mạnh về
đường bộ lẫn đường sắt
Đường sắt :chạy từ HN lên LS sang bằng tường TQ
Đường bộ :
Quốc lộ 1A nối liền HN-LS
Quốc lộ 1B TN-LS
Quốc lộ 4A CB-LS
Quốc lộ 4B LS-Móng Cái
Ngoài ra còn các hệ thống các đường liên huyện,liên bản.
2)Công nghiệp

Nhìn chung nền công nghiệp trong khu vực chưa phát triển các
công xưởng,xí nghiệp của nhà nước,các cơ sở sx mang tính chất địa
phương chưa có cơ sở công nghiệp trung ương.Đáng kể là nhà máy xi
măng lạng sơn với sản lượng hàng van tấn.
3)Nông- lâm nghiệp
Nông nghiệp trong vùng phát triển chưa cao.Phương thức canh tác
còn lạc hậu.Nông nghiệp và cây hoa màu còn ít.Trong những năm gần
đây ngay cả cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp vẫn chưa được chú
trọng,vẫn còn tệ nạn chạt phá rừng .
4)Thương nghiệp
Trong những năm gần đây do chính sách mở cửa của nhà nước và
tạo dk phát triển kt thương nghiệp giao lưu hàng hó.Lạng Sơn là miền
biên giới có kinh tế thương nghiệp pt khá mạnh.Tập trung nhất ở khu
vực Kỳ Lừa,Đông Kinh,ở đây lưu lượng hàng hóa khá mạnh.
IV-Đặc điểm nhân văn
Thị xã Lạng Sơn là trung tâm kt –vh-gd của tỉnh Lạng Sơn.Hiện tại
thị xã LS có hơn 6 vạn dân,chủ yếu là người kinh bên cạnh đó là người
Tày,Nùng,Dao.Tuy gồm nhiều thành phần dân tộc nhưng hầu hết mọi
người đều có tinh thần đoàn kết cao.Trình độ văn hóa của người dân
trong khu vực thi xã ở mức trung bình.Tuy nhiên vẫn còn một số bộ


phận các em thất học,đăc biệt là con em vùng dân tộc ít người.Hiện tại
thị xã LS đã có trường cấp 3 Cao Lộc và Việt Bắc,nhiều trường trung
học cơ sở,tiểu học và đặc biệt hơn thị xã LS đã có 2 trường cao đẳng sư
pham và cao đẳng y LS.


Chương III:Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng thị xã Lạng Sơn
I-giai đoạn trước 1945

Từ cuối tk 19 VN bị đặt dưới sự cai tri của thưc dân Pháp cho đén
1945 trước đó cv nghiên cứu khảo sát địa chất nước ta chưa có cong
trình nào đáng kể.Từ đó cho đến năm 1945 công việc khảo sát nghiên
cứu địa chất VN nói chung và miền Đông Bắc nói riêng chủ yếu là
người Pháp tiến hành.
+Năm 1907 Lan Tenoir đã khảo sát địa tầng vùng Đông Bắc nước ta.Các
đá phun trào ở LS được ông gọi là phức hệ x
+Năm 1924 Baurret đã có công trình nghiên cứu vùng Đông VN ông gọi
các đá trầm tích:sét kết,bột kết có hóa đá chân rìu ở LS là đá phiến sông
Hiến
+1926Patte đã nghiên cứu hóa đá phun trào ở Bắc Bộ và LS và sếp
chúng vào tuổi Triat.
II)Giai đoạn 1945-1954
Ở giai đoạn này nước ta đang trong thời kỳ chiến tranh chống giặc
ngoại xâm nên công việc khảo sát và nghiên cứu đia chất trong nước và
thi xã LS nói riêng hầu như chưa được tiến hành như trươc.
III)Giai đoạn 1954 đến nay
Năm 1956 Esaurriin conon bố công trình nghiên cứu Baxit khu vực
Đồng Đăng-LS ông cho rằng Bauxit ở Bắc Bộ thành tạo sau bào mòn
KaZani.
Từ đó đến năm 1991 công việc khảo sát nghiên cứu địa chất ở
nước ta và LS chủ yếu do các nhà địa chất Liên Xô cũ,VN và một số
nước XHCN khác tiến hành.Năm 1962 Bùi Phú Mỹ,Gazenco và một số
nhà địa chất khác đã xếp Bauxit ở Sài Vũng-Đông Đăng vào tuổi
Triat.Năm 1965 các nhà địa chất Liên Xô cũ và VN đã hoàn thành bản
đồ địa chất Miền Bắc VN tỷ lệ 1:500000 công trình do Aedopjicop chủ
biên chia các vùng thi xã LS thành các phân vị địa tầng sau:hệ tầng
LS(T1i ls) hệ tầng sông Hiến (T2a sh),hệ tầng Mẫu Sơn(T3c ms).
Trong nghiên cứu trùng lỗ Palezoi thượng của Nguyễn Văn Liên
năm 1966 đã xếp Bauxit ở khu vực này vào hệ tầng Đồng Đăng(P2

dđ),và xếp đá vôi khu vực Tam Thanh,Nhị Thanh vào hệ tầng Bắc
Sơn(C-P1bs)


Năm 1972 đến 1977 Trần Văn Trị và một số nhà địa chất khác đã thành
lập bản đồ địa chất Miền Bắc VN tỷ lệ:1:10000000,trong đó đá Riolit ở
khu vực thị xã LS được xếp vào bậc anizi,trầm tích có hóa đá chân
rìu,chân đầu nằm trên đá phun trào xếp vào ladini,trầm tích màu đỏ
Mẫu Sỏn xếp vào tuổi Cacni(T3c ms).
Từ năm 1969 các thầy giáo và sinh viên trường ĐH Mỏ-Địa Chất
đã nghiên cứu,khảo sát địa chất khu vực này với mục đích đào tạo và kết
hợp với nghiên cứu khoa học phục vụ đời sống kinh tế,quốc phòng đã
làm sáng tỏ cấu trúc địa chất khu vực và những vấn đề liên quan.Trong
đó địa tầng được phân chia:
+Giới Kainozoi(kz)
Hệ đệ tứ Q
Hệ Naogen.Hệ tầng Nà Dương:N1nd
+Giới Menozoi(MZ)
Hệ Triat,thống trên hệ tầng Mẫu Sơn:T3ms,thống giữa hệ tầng Nà
KhuatsaT2l nk.sông Hiến:T2a sh;thống dưới hệ tầng Kỳ Cùng:T1o
kc;thống dưới hệ tầng LS:T1i ls
+Giới Palezoi
Hệ pecmi thôngs trên hệ tầng Đồng Đăng(P2 dđ)
Hệ các bon –Pecmi thôngs dưới hệ tầng Bắc Sơn(C-P1 bs)
Về địa chất vùng thị xã LS là nơi giao nhau của ba đới tường cấu tạo Hạ
Long,Sông Hiến,An Châu.Đặc biệt đây là nơi có đứt gãy lớn Cao BằngLộc Bình-Tiên Yên đi qua.Đây là đứt gãy có lịch sử hoạt động khá lâu
dài từ PZ đén nay,có vai trò quan trọng trong thành tạo địa tầng,macma
và cấu trúc của vùng thị xã LS.Ở đây triển hai đứt gãy loại vừa đó là;đứt
gãy NaSa –Chi Lăng-sông Thương và đứt gãy Chi Mac-Thác Trà-Quán
Lóng.Hai đứt gãy này cũng đóng vai trò nhất định trong quá trình thành

tạo cấu trúc của vùng.
Do vị trí đặc biệt về mặt kiến tạo,nơi đây đã hình thành cấu trúc
dạng phức nếp lồi khối tảng,địa lũy,gồm các thành tạo cacbonnat luc
nguyên phun trào có tuổi cacbon đến đệ tứ.


ChươngIII:ĐỊA TẦNG
Khu vực thị xã LS đã trải qua lịch sử phát triển địa chất lâu
dài,phần lớn các thành tạo cổ ở đây bị chôn vùi chìm sâu xuống do hoạt
động hạ võng kiến tạo.hiện nay trên bình đồ kiến trúc khu vực tồn tại
các đá trầm tích,phun trào có tuổi từ cacbon đến đẹ tứ.Các thành tạo
được xếp vào phân vi địa tầng theo thang địa tầng địa phương như sau:
-Giới palezoi(Pz)
+Hệ cacbon-Pecmi thống dưới hệ tầng Bắc Sơn C-P1 bs
+hệ Pecmi thống trên thuộc hệ tầng Đồng Đăng P2đ đ
-Giới Mezozoi(Mz)
+Hệ Triat thống dưới bậc indi thuộc hệ tầng LS T1i ls
+Hệ Triat thống trên bậc Olenegi hệ tầng kỳ Cùng T1o kc
+Hệ Triat thống giữa bậc anigi hệ thống sông Hiến T2a sh
+Hệ Triat thống giữa bậc ladini hệ tầng Nà khất T2l nk
+Hệ Triat thống trên bậc cacni hệ tầng Mẫu Sơn T3c ms
-Giới kainozoi
+Hệ Neogen thống dưới hệ tầng Nà Dương N1 nd
+Hệ đệ tứ Q
-Sự phân bố của các phân vị địa tầng vùng thị xã LS có quy luật rất rõ
+.Phần trung tâm là hệ tầng Bắc Sơn,xa dần là hệ tầng Đồng Đăng,hệ
tầng Ls,hệ tầng Kỳ Cùng,hệ tầng sông Hiến,hệ tầng Nà Khuất,hệ tầng
Mẫu Sơn.
1)Giói Paleozoi(Pz)
+Hệ cacbon-pecmi-thống dưới hệ tầng Bắc Sơn

+Hệ tầng BS được nhà địa chất người Pháp Esauvin nghiên cứu và
đặt tên vào năm 1956.Đến năm 1965 nhà địa chất người Liên Xô
Aedopjocop trong bản đồ địa chất miền Bắc VN tỷ lệ 1:5000000 do ông
chủ biên đã xác định đá vôi BS thuộc vùng thị xã LScó tuổi cacbon –
Pecmi.Năm 1977 Trần Văn Trị và một số tác giả khác xếp đá vôi trên
vào loạt BS C-P1 bs.Trên sơ đồ địa chất vùng hệ tầng BS có diện như
tích phân bố khá lớn,gần như chiến toàn bộ diienj tích thi xã có dạng
hinh quả tròn phình to ở giữa và thu hep,thắt hẳn ở hai đầu Tây Bắc và


Đông Nam.Nghiên cứu mặt cắt trầm tích hệ tầng BS từ Đông Kinh đến
Nhị Thanh,Tam Thanh đến khu vực Việt Thắng cho thấy hệ tầng gồm:
+Phần dưới là đá vôi dang hối màu xám xanh,xám sáng kết tinh khá
yếu,khá đòng nhất một số nơi có cấu tạo trứng cá phân lớp dày
+Phần trên đá vôi có màu xám sáng,xám xanh,xám đen ,cấu tạo phân lớp
vừa đến day.
Trong đá vôi có nhiều hóa đá các hóa đá điển hình là verbeckina
verbecki,mimrekin compressa............
Về dạng nằm và cấu trúc các đá của hệ tầng BS nằm ở dưới cùng
của cột địa tầng vùng nghiên cứu,chưa tìm thấy đá nào nằm dưới gìa
hơn.Các lớp đá vôi ở đây thường nằm nghiêng,trong các cấu tạo nếp
uốn thoải dạng vòm,dạng chảo,nếp uốn ngắn có góc dốc từ 20-40
độ.Căn cứ vào các hóa đá,các vị trí địa tângf liên hệ so sánh với các
vùng lân cận xếp các đá vôi trên vào hệ tầng BS,tuổi cacbon-Pecmi
sớm.Quqn hệ phia dưới của hệ tầng BS với cá hệ tầng già hơn chưa quan
sát được.Một số nơi như Cao Bằng và miền Bắc VN thấy chúng phủ bất
chỉnh hợp lên các đá già hơn.Quan hệ phía trên bị các trầm tích hệ tầng
Đồng Đăng phủ bất chỉnh hợp lên trên.Chiều dày của hệ tầng BS lớn
hơn 1000m
2)Hệ pecmi-hệ tầng Đông ĐăngP2dđ

Năm 1965 nhà địa chất người Pháp Esauve đã nghiên cứu các trầm
tích silic,bauxit,đá vôi ở LS và xác định chúng có tuổi Pecmi sớm.Năm
1962 một số nhà địa chất xếp chungs vào tuổi Triat sóm.Năm 1966,qua
nghiên cứu một số nhà địa chất :Ngyễn Văn Liên xếp chúng vào điệp
Đồng Đăng tuổi Pecmi muộn(P2 dđ).Ở khu vưcj thij xã LS trầm tichs hệ
tầng Đồng Đăng tạo thành các dải không rộng vây quanh trầm tích hệ
tầng Bs.Ở phía Tây Nam trầm tích hệ tầng Đồng Đăng rộng ở khu vực
chua Tiên,chiều rộng vài trăm m.Một số nởi khác tràm tích này nằm độc
lập xung quanh các trầm tich trẻ hơn như ở khu vực Quán Lóng.
Mặt cắt trầm tích hệ tầng Đồng Đăng qun sát tốt ở khu vực Quán lóng từ
dưới lên trên gồm:


+Phần dưới cuội,cát,bột,sét kết đá silic có chứa hóa đá Nankinella,Media
pirica các lớp trên có cấu tạo phân lớp dạng khối,hóa đá tay cuộn,trùng
lỗ
+Phần trên là đá vôi phân lớp mỏng nhiều tạp chất sét,đá silic dạng
khối,cát bột kết silic,sét kết.Tuy nhiên không phải chỗ nào cũng có măt
cắt đấy đủ gồm 3 thành phần đã nêu.Điều này được giải thích bằng tính
không đồng nhất tính cục bộ trong quá trình thành tạo trầm tích nói trên
cũng như hoat động xói mòn,bóc mòn ngầm.Ở một số nơi của trầm tích
hệ tầng đồng đăng ngay trong quá trình thành tạo.Về thành phần của
trầm tích hệ tầng đồng đăng có một số đặc điểm lớn sau:
+Phần dưới cùng và tên cùng đều là trầm tích luc nguyên:cát,bột,sét kết.
+Phần giữa chủ yếu là đá vôi
Điều này phản ánh quá trình thay đổi thành phần trầm tích và điều
kiện cổ địa lý tướng đá.Trong quá trình thành tạo ban đầu nước hạ võng
của trầm tích ven bờ,môi trường có độ ph nhỏ,sau đó tiến trển mạnh
hơn,nhiệt độ nóng ẩm hơn,đáy trầm tích sâu hơn.tràm tích của các sp
cacbonat can xi.Cuối thời kỳ pecmi muộn có hiện tượng biển lùi đáy

nâng dần lên,trấn động các vật liệu vụn cơ học,vụn thô lẫn silic.
Về cấu trúc phần lớn hệ tầng đòng đăng nằm ở cánh nếp lồi và
nhân là đá già hơn của hệ tầng BS.Một số nơi chung phat triển hoàn
chỉnh thành các dạng nếp lồi,nếp lõm.Tren cơ sở hóa đá,và xem xét các
khu vực xung quanh,căn cứ vào quan hệ các đá thành tạo khác gìa
hơn,trẻ hơn xếp các đá trên vào hệ tầng Đồng Đăng tuổi Pecmi muộn
P2dđ
Quan hệ phía dưới là bất chỉnh hợp trên các đá hệ tầng BS,bất
chỉnh hợp này thuộc dạng khá lớn,song song.
Quan hệ phía trên là quan hệ chỉnh hợp,được các đá cát,bột,sét
kết,đá vôi hệ tầng LS phủ chỉnh hợp lên trên.
Trước đây quan hệ này được vẽ dưới dạng quan hệ kiến tạo chủ yếu là
đứt gãy nghịch,mặt trượt thường nghiêng về hệ tầng Đồng Đăng.Đá hệ
tầng Đồng Đăng nâng lên,hệ tầng LS đổ xuống.Hiện nay nghiên cứu
trong vùng cho thấy cơ bản quan hệ tiếp xúc giữa hai hệ tầng trên là
quan hệ chỉnh hợp địa tầng.Điều này có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu


cấu trúc khoáng sản,mô hình,môi trường và quy hoach phân tích ở thị xã
LS chiều dày hệ tầng từ 100-200m.
II)Giới Mezozoi(Mz)
1 Hệ Triat-thống dưới bậc indi-hệ tầng LS(T1i ls)
Hệ tầnng LS do Aedopjicop xác lập 1965 dưới tên điệp Ls năm
1977.Đoàn kỳ thị tách làm 2 điệp:
+Điệp LS-phần dưới T1i ls
+Điệp kỳ Cùng-phần trên T1o kc
Trên cơ sở khác nhau về thành phần các lớp,tầng,hóa đá,điều kiện
thành tạo trầm tích,phản ánh điều kiện trầm tích tăng tiến,biển sâu
hơn,trầm đong mạnh hơn,nước ẩm hơn...Việc phân chia vung tạo điều
kiện thuận lơi cho việc nghiên cứu khoáng sản.

Các tập đá vôi của hệ tầng Kỳ Cùng phân bố liên tục như là tầng
đánh dấu để chuyển hóa và so sánh các hệ tầng khác nhau trong vùng,hệ
tầng LS phân chia thành các dải,các khu vực xung quanh trầm tích vùng
mở rộng diện tích phân bố lớn,dang phức nếp lồi uốn thoải.Mặt cắt điều
chỉnh hệ tầng LS theo đới tốt trên các tuyến bệnh viện LS-Thach TràQuán Lóng.Ranh giới dưới của hệ tầng tren các đá của hệ tầng Đồng
Đăng rất rõ ranh giới với hệ tầng kỳ Cung,Sông Hiến cung dễ quan
sát.Hệ tầng Ls chia làm ba tập:
+Tập dưới chủ yếu là cát,sét bột kết phân lớp mỏng,có cấu tạo
phân lớp,nhịp điển hình.Đá có màu xanh lục,thành phần chur yếu là
TA,F,silic,vật liệu phun trào đá có kết cấu rắn chắc nhất là lớp cát kết.
+Tập trên chủ yếu cát kết hạt mịn,bột kết phân lớp vừa 3050cm.Các đá có cấu trúc phân nhip rất đều đặn.Căn cứ vào hóa đá trong
phần dưới của hệ tầng trong khu vực đâp tràn đến Thác Trà.
Quan hệ của tầng này với hệ tầng Đồng Đăng,Kỳ Cùng cho phép xác
định tuổi của chúng bậc indi,thể sớm,kỷ Triat xếp vào hệ tầng LS.Quan
hệ dưới của hệ tầng LS phủ chỉnh hợp trên hệ tầng Đồng Đăng,quan hệ
trên đuợc các đá hệ tầng Kỳ Cùng phủ chỉnh hợp lên trên có bề dày 7001000m
2)Hệ Triat thống dưới bậc Olengi-hệ tầng Kỳ Cùng.
+Phần dưới là hệ tầng T1i ls
+Phần trên là hệ tầng Kỳ Cùng T1o kc


+Phần dưới cùng là đá vôi màu xám,bề mặt đá vôi bị phong hóa
mạnh.Hiện tượng phai vôi rất rõ.Tiếp theo là tập các đá cat,bột,sét kết
màu xám,lục...Một số nơi trong hệ tầng này có hóa đá.Hệ tầng nằm
chỉnh hợp lên các hệ tầng LS các hóa đá tuổi T1i nằm dưới các đá phun
trào lục nguyên hệ tầng sông Hiến có hóa đá tuổi T2a.Căn cứ vào các
hóa đá trong tầng,quan hệ địa tầng và tuổi giới hạn xác định tuổi hệ tầng
là Olengi (T1o) hệ tầng KC
3 Hệ Triat –thống giữa –bậc Anigi –hệ tầng sông Hiến.
Năm 1986 Vũ Khúc thấy hóa đá chân rìu trong các đá lục nguyên

xen lớp đá phun trào xác định tuổi Anigi.Hệ tầng gồm 2 phần.
+phần dưới dài 500-700m phủ chỉnh hợp lên hệ tầng KC,phủ
không chỉnh hợp lên hệ tầng LS.Đá chủ yếu là Riolit,cat,bột,sét kết .Đây
là đá phun trào Axit,thành tạo trong điều kiện hạ võng dạng tuyến tạo
thành các lớp trầm tích phun trào mở đường cho macma
1 Hệ Triat thống giữa –bậc ladini-hệ tầng Nà Khuất.
Hệ tầng Nà Khuất là các trầm tích lục nguyên:bột sét kết màu tím
gan gà,vàng xám cấu tạo nhịp đặc trưng.Năm 1984 tìm thấy hóa đá chân
rìu định tuổi ladini
Trên sơ đồ phân bố khu vực Luc Khoan-La Hầu-Pò lèo-Pó Tây và
khu vực Đông Nam Nà Chuông đến Bình Cầm.Mặt cắt khá rõ được
quan sát từ Na Sa đi Lộc Bình,Na Sa đi bản Cẳm,các đá ở đây là cát kết
hạt mịn,bột kết thành phần chủ yếu là TA,F.Bột kết,sét kết có màu vàng
Phần dưới :là cac lớp trầm tich sạn.cát,bột,sét kết chiều dày lớp dưới
biến đổi,hướng đổ chuyển về phía Tây 250-280 độ.
Phần trên gồm bột sét cát sạn kết có cả than nâu thành phần chủ yếu là
F,S,Riolit vì vậy bị phong hóa tạo thành sét Kaolin màu trắng vàng.Một
số nơi thấy dấu vết của thân cây,lá cây tuổi Mioxen.Quan sát ranh giới
phía Đông và Đông Bắc nơi tiếp xúc trực tiếp với trầm tích hệ tầng Nà
Khuất và tràm tích phun trào hệ tầng sông Hiến thấy đá đổ vỡ,vỡ vụn
phong hóa theo măt ghềnh thẳng đứng.Trầm tích hệ tầng này được thành
tạo trong một cấu trúc địa hào lục địa,do hoạt động căng tách của đứt
gãy lớn CB-Lộc Bình –Tiên Yên.
Quan hệ phía dưới trầm tích Nà Dương phủ bất chỉnh hợp lên trên
các trầm tích hệ tầng Sh,NK,Ms,phủ bất chỉnh hợp ở phía trên.
2) Đệ tứ


Các thành tạo bờ rơi đệ tứ gồm thành tạo trầm tích do phong
hóa(Eluvi) sườn tích (Đeluvi) lũ tích (Proluvi) do hoạt động kast vỏ

phong hóa sét kaolin trên đá Riolit.Các thành tạo phong hóa có màu
trắng vàng loang lổ,tím đỏ phong hóa Terarotxa.Lũ tích trầm đọng ở các
thung lũng giữa núi:Na Sa nằm ở chân núi đá vôi có dạng tảng lớn lẫn
sét phong hóa.
Cuội thường là thạch anh khá tròn,màu trắng,vàng.Thềm bậc 2
thường là thềm hỗn hợp,phía dưới là lớp mỏng,sét kết có màu tím gan gà
đặc trưng,càng lên cao độ hạt của chúng càng thô,tính phân nhịp
giảm,màu sắc sặc sỡ.Ở Nà Chuông có hóa đá chân rìu.Quan hệ phía trên
chuyển tiêp từ từ đến trầm tích vun thô màu đỏ hệ tầng MS.
5) Hệ tầng Triat thống trên bậc Cacni-hệ tầng MS
Trầm tích ở phía đông và đong bắc thi xã LS có màu nâu đỏ thành
phần chủ yếu là F,S,Riolit cát kết.Mặt cắt quan sát Cao Lộc-Bản CẳmNa Sa-Lộc Bình.
Trầm tích của hệ tầng bắt đầu bằng lớp dăm cuội sạn cát hạt thô.Sau đó
là cát,bột kết.
Trong hệ tầng MS tìm thấy hóa đá,ở đây đá có màu sắc sặc sỡ hơn
ở Nà Khuất,tính phân nhịp giarm hơn.Trầm tích có dạng nghiêng về phía
Đông-Đông Bắc,Đông Nam,có đạng uốn lõm ở bản Cẳm.
Quan hệ dưới cho ta thấy hệ tầng MSđược chuyển tiếp từ từ trên
hệ tầng Nà Khuất,phủ lên hệ tầng này.
III)Giới Kainozoi.
1)hệ Neogen-thống dưới hệ tầng Nà Dương
Phân bố ở phía Đông Bắc dọc theo thung lũng Nà Sa .Mặt cắt tràm
tích quan sát rõ từ khu vực Hợp Thành.
Trầm tích Nà Dương gồm 2 phần.
Đá vôi ,đá lục nguyên Riolit.Phía trên cuội cát trầm tích thềm bậc 1 phần
lớn là Aluvi ở sông Kỳ Cùng
Trầm tích đệ tứ thành tạo trong các thời gian khác nhau.
Trầm tích thềm bậc 3 có tuổi Pleoxtoxen giữa
Trầm tích bậc 2 có tuổi Pleoxtoxen muộn
Trầm tích thềm bậc 1 có tuổi Pleoxtoxen sớm.



Nghiên cứu thành tạo đệ tứ cho biết các pha trầm tích có quan hệ
với các vận động kiến tạo trẻ với đá gốc,với các khoáng sản và môi
trường.


Chương IV

Kiến tạo

Lạng Sơn là một vùng có hoạt động đc mạnh mẽ và hết sức phức
tạp.Tại đây xuất hiện nhiều đưt gãy đáng chú ý là F Cao bằng-Lộc BìnhTiên yên.quá trình hoạt động Đc mạnh mẽ tạo ra các đơn vị địa tầng,các
đá macma,đá biến chất có cấu trúc đặc trưng phản ánh quá trình vận
động kiến tạo của vỏ trái đất ở khu vực này cũng như các điều kiện về cổ
địa lý,tướng đá trong mỗi thời kỳ địa chất.Trên cơ sở chuyến đi thực
tập,qua các tài liệu nghiên cứu,tham khảo,chúng tôi xin trình bày các
vấn đề kiến tạo ở khu vực như phân chia kiến trúc mô tả cấu tạo uốn
nếp,đứt gãy,lịch sử kiến tạo của vùng.
A )Phân Chia Tầng kiến Trúc.
Phân chia tầng kiến trúc tạo điều kiện cho chúng ta nghiên cứu sâu
các hoạt đôngj kiến tạo của vùng ,xác định được chính xác các cấu trúc
địa chất,đánh giá đúng được tình hình biến dạng,nghiên cứu khả năng
quặng hóa,tác động của môi trường địa chất.dụa trên cơ sở các bất chỉnh
hợp địa tầng lớn,và kiến trúc cấu tạo của vung,căn cứ vào ls phát
triển,phát sinh của các pha kiến tạo và kết quả của chúng,chúng tôi chia
vùng nghiên cứu làm 3 tầng kiến trúc.
I )Tầng kiến trúc dươi.
Đó là cacbon thuộc hệ tầng BS.Đá có màu xám trắng,xám
xanh,xám đen thành phần chủ yếu là cacbonnat,canxi,kiến trúc hạt mịn

hoặc kết tinh yếu,cấu tao phân lớp vừa đến dày hoặc có cấu tạo dạng
khối.Trong các đá trầm tích BS phát triển các nếp uốn ngăn,thoải ứng
với cấu trúc có dạng phân phức nếp looiftrucj của nếp uốn có phương
Tây Bắc –Đông Nam.trong các kiến trúc có nhiều biến dang uốn
nếp,F.trên bản đồ kiến tạo tầng kiến trúc dưới được lộ có màu xám chì
Có F lớn chạy qua khu vực phân bố này nên ảnh hưởng rất nhiều đến
kiến trúc.
II) Tầng kiến trúc giữa


Tầng kiến trúc này bao gồm thành tạo của hệ tầng Đồng
Đăng,LS,KC,sH,NK,MS.chúng tôi chia tầng kiến trúc giữa thành
+Phụ tầng kiến trúc dưới.
+Phụ tầng kiến trúc giữa
+Phụ tầng khiến trúc trên.
Sau đây chúng tôi trình bày các phụ tầng của kiến trúc giữa:
1)Phụ tầng kiến trúc dươi(Iia)
Phụ tầng kiến truc dưới bao gồm các đá trầm tích của hệ tầng
Đông Đăng,phân bố thành từng dải bao quanh tầng kiến trúc dưới và
một số nơi như Quán Lóng,phía Đông Pò Mỏ.các đá bao gồm
cuội,cát,bột kết,sét kết.silic,Bauxit,đá vôi và cát kết silic,phần lớn các đá
này ở cánh nếp lồi ven hệ tầng Bs.Một số nơi chúng nằm ở dạng nếp uốn
nhỏ,các nếp uốn thoải như ở Quán Lóng,Pò Mỏ.Đây là các phụ tầng
kiến trúc có tuổi P2 chịu ảnh hương của nhiều pha biến dạng nên các đá
bị uốn nếp nứt nẻ,F khá mạnh hình thành nên các nếp lồi,lõm ở khu vực
Quán Lóng,Kéo Tào...
2 Phụ tầng kiến trúc giữa(II b)
Phụ tầng kiến trúc giữa gòm các đá thành tạo của hệ tầng LS,KC
tạo thành các dải ở Tây Bắc và Đông Bắc ở thị xã LS và phát triển rộng
ra ở phía Nam và Tây Nam.Bao gồm cát,bột kết.sét kết lẫn silic,vôi.cấu

tạo đặc trưng là phân lớp mỏng,đến vừa theo nhịp hạt thô,hạt mịn.Trong
các lớp cát ,bột kết ta thấy rõ các phân lớp mỏng có màu sắc đặc
trưng.Các phân lớp này uốn lượn theo dạng sóng,dạng xuyên chéo,dạng
song song,phản ánh điều kiện thành tạo của chung là biển ven bờ rìa đại
dương.Ở đây bồn tràm tích xuất hiện một số F,phần đáy thành các dải
các khối có biên độ nâng hạ khác nhau,tác động rất lớn đến dạng nằm
của các đá ở phía trên nhất là việc tạo ra các đới vò nhàu,uốn nếp
nhỏ.Về cấu trúc của các đá phụ tầng tạo thành các nếp uốn thoải dạng
sóng các trục co phương chạy theo hướng BN,DDTN và TBDN.Góc dốc
của các cánh phần lớn thoải 10-30 tuy nhiên cá biệt có cánh có góc dốc
tăng đên 40-60 ở phía TN và Nam vung ngiên cứu,phụ tầng có cấu trúc
phức nếp uốn.Phần lớp nếp uốn này nhỏ có phương và trục nếp uốn khác
nhau,tính định hướng kém hơn so với phần TB và ĐB của vùng.Phụ tầng
này nắm chồng lên phụ tầng kiến trúc dưới dạng song song với nhau và
dốc chúc xuống dưới các đá của phụ tầng kiến tạo trên.Mối liên quan


giữa điều kiện trầm tích của tầng kiến trúc giữa với các hoạt động kiến
tạo có thể thấy rõ ba hoàn cảnh khác nhau với 3 phụ tầng kiến trúc.Phụ
tầng kiến trúc dưới thành tạo trong pha kiến tạo có tính chất dao động
tương đối khép kín: lúc đầu hạ võng từ từ,thành tao lục
ngyên,silic,Bauxit,quãng giữa hạ mạnh,thành tạo đá vôi cuối cùng nâng
tương đối,đáy nông thành tạo lục nguyên,silic,đá vôi mỏng gần như ban
đầu,thì phu tầng giữa thành tạo trong điều kiện hạ võng tăng dần từ biển
ven bờ đến biển hơi sâu,võng mạnh,thành tạo từ lục nguyên đến đá vôi
để tiến dần đến hạ võng cực đại,đứt tách.Như vậy vận động kiến tạo
trầm tich phụ tâng kiến trúc dưới mang tinhs chất dao động,còn phụ tầng
giữa mang tính chất tăng tiến rõ rệt.Trong khi đó 2 phụ tầng dưới,giữa
hình thành trong điều kiện vận động kiến tạo có chu kỳ và tăng tiến thì
phụ tầng trên được thành tạo trong điều kiện tương đối khác.Sự thành

tạo phu tầng khởi đầu bằng pha kịch biến,căng đứt mở đường cho
macma,Riolit phun tào ra ở biển rồi sau đó cường đoọ kiến tạo hạ võng
giảm dần và biến thoái luì.Điều nầy cugx là cơ sở tốt để chia ra 3 phụ
tầng kiến trúc như trên.
3 Phụ tầng kiến trúc trên
Gồm các hệ tầng:SH,NK,MS chiếm phần lớn diện tích nghiên
cứu.Các đá chính là Riolit,đá vụn Tur của chúng,bột,sét cát kết,cuội dăm
kết,sạn kết.Các đá cos màu từ xanh lục,sang nâu đỏ,màu đỏ sặc
sỡ.Thành phần các đá giàu F,TA,S,các đá phần lớn nằm nghiêng,nghiêng
thoải hoặc nằm trong các nếp uốn thoải như bản Cảm,Hợp Thành...sự
tạo thành phụ tầng kiến trúc trên bắt đầu bằng hoạt đông căng đứt phần
trên của vỏ trai đất khá sâu vào trong lớp vỏ này để mở đường cho
macma Riolit phun lên theo các đường đứt gãy,khe nứt tách.Điển hình
nhất là F CB-LB-TY qua đây từng đợt phn trào Riolit được đưa lên qua
các pha ngưng nghỉ trầm tích các lớp đá lục nguyên.Nhưng cũng chính
thời điểm này miệng núi lửa đứt gãy,khe nứt dần dần hàn nguyên trong
kh đó macma từ dưới sâu đi lên thành tạo các thể xâm nhập Á phun trào
đẩy địa hình dâng cao làm biển nóng dần,do nguồn nhiệt từ bên trong
tryền ra và nhiệt bên ngoài tăng dần làm biển chuyển dịch dần vè phía
Đông Bắc.Điều kiện khí hậu khô nóng giàu oxi đã làm cho đá Riolit có
màu tím cùng với các tập đá lục nguyên xen kẽ với chúng.Sau đó trầm
tich các lớp set,bột kết màu tím gan gà của hệ tầng NK.Quá trình trên


cho thấy sự thay đổi điều kiện môi trường có tác động quan trọng đến
màu sắc của đá.Ban đầu biển thực sự thiên về khử tạo màu xanh cho đá
sau đó điều kiện nửa khử-nửa oxi hóa tạo thành màu tím cho các thành
tạo đá phun trào xen lục nguyên.Cuối cùng điều kiện oxi hóa tạo thành
màu đỏ,đỏ nâu sặc sỡ cho các trầm tích hệ tầng MS.
Mức độ biến dạng trong phụ tầng kiến trúc trên vừa phải các đá bị

uốn nếp yếu hoặc các đá nằm đơn nghiêng.Tuy nhiên mức độ phá vỡ vỏ
biến dạng lại khá mạnh,nhất là liên quan đến pha ép cuối Triat muộn tạo
vùng nâng cao hàng loạt các F nghịch phương TB-ĐN gần song song
với F CB-LB-TY...cũng như hình thành các đới khe nứt liên quan đến
chúng.
III) Tầng kiến trúc trên
Gồm các thành tạo địa chất phát triển ở phần sau nguyên đại Kz
chủ yếu vào N và Q.Tầng kiến trúc đó được ình thành trong điều kiện
lục điạ khi mà chế độ biển đã kết thúc ở vùng này vào cuối cacni.Sự
hình thành tầng kiến trúc liên quan cơ bản với 2 vận động cính và điều
kiện ngoại sinh.
Vận động thứ nhất là vận động phá hủy, F,dập vỡ lục địa dọc theo
F lớn CB-LB-TY vào N,thành tạo các dải địa hào,các hồ hep,kéo dài
trầm tích vụn thô và than ở CB,NS,HT,LB.
Vận động thứ 2 chủ yếu là vận động thăng trầm,nâng tầm kiến
tạo,cùng với vận động này là sự phát triển của hàng loạt các quá trình
ngoại sinh như phong hóa,bào mòn,xâm thực,hòa tan tao điều kiện phát
triển trầm tích Q có nguồn gốc khác nhau
1 Phụ tầng kiến trúc dưới.
Gồm các thành tạo cuả hệ tầng Nà Dương phân bố dọc theo thung
lũng Na Sa có chiều rộng lớn nhất khu vực Hợp Thành.Đá ở đây là
sét,sạn,cat,bột kết,xen một số thấu kính và các dải than nâu.Phần lớn các
lớp trên có mức độ biến đổi nhanh về thành phần,chiều dày,góc dốc của
lớp.điều này phẩn ánh đúng quy luật phân bố và thành tạo trầm tichs hồ
hẹp,lục địa,các lớp đá cơ bản nằm nghiêng về phía Tây,Tây
Nam,Tây,Tây Bắc,góc dốc tăng nhanh khi đàn về phía Tây,Tây
Nam.Phần lớn các trầm tich ở đây có mức độ gắn kết vừa và yếu,do
chúng khong có điều kiện nhấn trìm,nén chăt,ép chặt tăng.Ap lực và



nhiệt độnhư các trầm tích khác.Một số nơi phát triển các khe nứt và nếp
uốn.
2 Lớp phủ đệ tứ.
Thanh tạo đệ tứ phổ biến trong vùng ngiên cứu.Trong đó trầm tích
đặc trưng là bồi tích,lũ tích dọc theo sông Kỳ Cùng và thung lũng suối
Na Sa các trầm tích phổ biến nhất là cát pha,sét pha,cat set,cuội
sỏi,tảng,phần lớn các lớp nằm nghang ít chịu biến dạng kiến tạo.Tuy
nhiên ở một số nơi các biến dạng đứt gãy trẻ tác dụng khá lớn đến trầm
tích đệ tứ,làm thay đổi chiều dày của chung dọc hung lũng Na Sa nơi
phát triển F lớn CB-LB-TY.Do chuyển động thăng trầm nên một số trầm
tích được nâng cao nên thềm sông B3,B2,B1 .Số khác bị chôn vùi.
B –Đặc điểm của uốn nêp-đứt gãy.
Qua theo dõi các thành tạo địa chất có tuổi từ cacbon đến nay,các
hoạt động kiến tạo hình thành nên các nếp uốn,cacsF ngắn có biên độ
nhỏ ít thấy nêp uốn đảo.Hoạt đông F mạnh hơn nhiều có nhiều F lớn.
I- Các nếp uốn
1 Các nếp uốn trong tầng kiến trúc dưới.
Các uốn nếp này phát triển trong hệ tầng BS.Sau đây chúng tôi mô
tả từng nếp uốn.
A Nếp uốn U1:đây là nếp lõm phân bố ở khu vực cầu kỳ Lừa.Trục
nếp uốn có phương Nam-Tây Nam-Bắc-Đông Bắc.Bản lề có góc chìm
khoảng 20-30 cánh Tây Nam đổ về phía Đông Nam thế nằm 160<30
độ,cánh Đông Bắc đổ về phía Tây Nam.thế nằm 220-230,góc dốc 3040.Các đá cấu thành nếp lõm là đá vôi phân lớp dày,đến vừa,chịu tác
động uốn nếp vào cuối Pecmi sớm.
Nếp uốn U2
Đây là nếp uốn lồi phân bố ở khu vực thác Mạ.Phai lạnh trục nếp
uốn có phương gần Bắc Nam,bản lề có góc nhỏ cánh tây có góc dốc 3040 đổ về phía tây nam.Cánh đông ddor về phía đông nao có góc dốc 4055,nhân và cánh đều được cấu tạo bởi đá vôi hệ tầng BS,giống như nếp
uốn U1 nếp uốn U2 cũng được hinh thành vào Pecmi sớm.



Nếp uốn U3
phân bố ở khu vực quán lóng nhân của nếp uốn là các trầm tích
lục nguyên,silic bauxit.Đây là nếp lồi không cân xứng cánh phía đông
còn khá đầy đủ các đá trầm tích lục nguyên,silic,bauxit,đá vôi.Các cánh
phía Đông Nam có thế nằm 340,góc dốc 40-50,cánh phía Tây do nâng
lên bi bào mòn hết các đá cacbonnat,cánh Tây có thế nằm 220,góc dốc
30.
Nếp uốn U4
nếp uốn đó nằm ở phía Tây Nam trạm thông tin thị xã,phía Đông
Bắc phai lạnh.Trục nếp uốn có phương kinh tuyến,cánh Tây có góc dốc
30.cánh Đông 30-40 Các đá cấu tạo nếp uốn này là đá vôi của hệ tầng
Đồng Đăng.
Nếp uốn U5
Nằm ở phía Tây chùa Tiên khoảng 700m.Đây là nếp lồi phát triển
trong trầm tích hệ tầng Đồng Đăng.Trục nếp uốn có phương Đông BắcTây Nam nhân nếp uốn là các đá cát,bột ,set kết ứng với phần dưới của
hệ tầng.Cánh nếp uốn là đá vôi phân lớp vừa đến dày,ứng với phần trên
của hệ tầng Đồng Đăng.
Nếp uốn U6
Đây là nếp uốn nhỏ nằm ở phía Tây Pò Mỏ thể hiện dạng khu lộ đá
vôi của hệ tầng Đồng Đăng,xung quanh là trầm tích lục nguyên của hệ
tầng LS.
Nếp uốn U14
Đây là nếp uốn phân bố tại khu vực trạm thông tin thị xã.Đây là
nếp lõm co phương Băc Tây Băc-Nam Đông Nam.Nhân nếp uốn là các
đá set,bột cát kết của hệ tầng LS.cánh Tây Nam là đá vôi của hệ tầng
Đồng Đăng,cánh Đông Bắc bị phủ góc 2 cánh thay đổi 30-40
h)Nếp uốn U15.
Phân bố ở phía Tây bệnh viện Ls khoảng 50m.Đây là nếp lồi phức tạp
của hệ tầng LS.Trong nếp uốn này phát triển một số nếp uốn nhỏ có
dạng chúc đầu,dạng hình hộp.Trục nếp uốn theo phương 340,cánh Đông



Bắc dốc đứng,cánh Tây Nam khá dốc.Nếp uốn nằm trong đới vò nhàu
liên tục.
Nếp uốn U16
Phân bố khu vực phía Đông Bắc bản Áng.Đây là nếp lồi trục có
phương Á vĩ tyến.Nhân nếp uốn là cát,bột,sét,kết.đá vôi phân lớp mỏng
của hệ tầng kỳ Cùng,cánh Bắc và Nam là Riolit của hệ tầng sông Hiến.
Nếp uốn U17
Phân bố phía Đông Bắc Nà Chuông khoảng 900m.Đây là nếp lồi
cấu thành từ đá vôi phân lớp mỏng và các đá lục nguyên của hệ tầng kỳ
Cùng trục có phương Đông Bắc,cánh phía Đông Nam dốc 35-40,cánh
Tây Bắc dốc 30-35.
Nếp uốn U18
Nằm phía Đông Bắc cty gạch ngói Hợp Thành.Đây là nếp lồi.Trục
nếp uốn có phương Đông Bắc-Tây Nam,cánh Đông Bắc có góc dốc 4050,cánh Tây Nam có góc dốc 35-40.
Nếp uốn U19
Nằm ở khu vực bản Cảm thuộc hệ tầng MS,đây là nếp lõm trục
kéo dài theo phuong Đông Bắc-Tây Nam.Cánh Đông Bắc gồm các đá
cuội dăm kết,cát,bột đổ về phía Tây Bắc,thế nằm 300-320,góc dốc 1520,cánh Tây Nam có thế nằm 120-130,góc dốc 30-45.
II)Các đứt gãy và khe nứt.
Đứt gãy F1:Đứt gãy CB-LB-TY.Đây là F có quy mô lớn,đóng vai
trò quan trọng trong thành tạo cấu trúc của vùng.F có phương TB-ĐN
kéo dài từ CB qua LS đến TY Quảng Ninh.Đoạn chạy qua vùng nghiên
cứu có chiều dài khoảng 7,5km.F có hoạt động nhiều pha.F hoạt đọng
mạnh vào pecmi muộn-Triat và đàu Neogen.Trong vùng F phát triển dọc
theo thung lungx Na Sa,Nà Đảo,Tuồng Thống,Đồng Én,các thung lũng
này có chiều rộng từ vài m đến vài trăm m.Hai bên thung lũng phát triển
2 dãy đồi gần như song song với nhau và khá liên tục từ Đồng Én đến
phía Bắc Nà Chuông.Các đá phân bố dọc đứt gãy là đá lục nguyên xen

lẫn silic,đá vôi hệ tầng Đông Đăng.Đá lục nguyên hệ tàng LS (T1i ls),đá


phun trào hệ tầng sông Hiến(T2a sh),và hệ tầng MS(T3c ms),các thành
tạo đầm hồ Neogen sớm hệ tầng Nà Dương và trầm tich đệ tứ.
Hoạt đông của F1 bộc lộ trực tiếp,là các mặt trượt khe nứt dọc
thung lũng Na Sa.Trong các đá cát,bột kết của hệ tầng MS,NK,trong đá
Riolit cuả hệ tầng Sh.Dọc F1 các thành tạo siêu mafic.Ở Ls dọc F gặp đá
phun trào thành phần từ axit đến mafic xen kẽ các lớp Tur ,cat,bột,sét kết
hệ tầng sH.Đây là dấu hiệu đặc trưng veef hđ macma.
Hoạt đông F chưa hoạt động mạnh ở giai đoạn này,nhìn chung ở
khu vực thị xã Ls có hoạt động sụt võng trầm tich hệ tầng BS và sau đó
dồn ép các đá này hình thành các nếp uốn vào cuối Pecmi sớm.Vào đầu
Pecmi muộn –Triat sớm hđ của F là căng võng dần đến hạ thấp địa
hình,biển tiến,trầm tích lục nguyên cacbon hệ tầng Đồng
Đăng,LS,KC.Đồng thời ở phía Tây Bắc F này đã mở đường cho siêu
mafic xuyên lên ở khu vực CB,HQ F1 căng vongx cực đại vào cuối Triat
sớm.Đầu Triat giữa F1 thể hiện ở F toac axit và mafic phun lên ở Hà
Quảng,NS LS hoạt động sụt võng dọc F1 lại mạnh lên ở Ladini,Cacni
làm toàn bộ hai bên cánh F bị nâng hạ khác nhau.Vào thời gian này F1
là F thuận,mặt nghiêng về phía Đông Bắc dốc 70-80 tạo đk thuận lợi cho
trầm tích hệ tầng NK,MS.Cuối Cacni dọc F1 xuất hiện lực ép uốn dồn
các trầm tích Pecmi muôn-Triat hình thành vùng dâng cao uốn nếp.Kết
thúc chế độ biển trong vung đồng thời hình thành các F nghịch có pương
Tây Bắc-Đông Nam gần song song với nhau,trong đó F1 là F trung
tâm.Đứt gãy F1 có măt nghiêng về phía Tây Nam góc dốc 70-80 .Trong
thời kỳ Jura ở khu vực Đồng Đăng vào kzeta đến Pz khả năng F1 yên
tĩnh tạo đk cho phong hóa bóc mòn.Đầu Neogen F1 tái hoạt động căng
đứt hình thành các dải địa hào tương đối hẹp dọc các F hình thành các
hố lục địa trầm tích vật liệu.Cuối Neogen xuất hiện lực nén ép nâng cao

trầm tích Neogen.
b)Đứt gãy F2
F2 là tên của F Na Sa-Nà Chuông-Chi Lăng-Sông Thương.F kéo
dài theo phương Đông Băc-Tây Nam,phần trong vùng nghiên cứu dài
4km.Đây là F khá lớn dài gần 100km,có đới hđ rông từ vài trăm m đến
hàng km.Trong khu vực F chạy dọc theo thung lũng Nà Chuông thung
lũng có chiều rộng từ vài chục m đến vài trăm m.


Phía Tây thung lũng là dãy đồi thâp và cao,chủ yếu cấu thành từ đá phun
trào Rilit của hệ tầng Sông Hiến.hiện tại dọc đứt gãy có hiện tương hạ
võng không đều với quy mô và cường độ nhỏ chủ yếu là hạ võng
nhe,phiá Đông Nam hạ võng tương đói,phía Tây Bắc nâng tương đôi.
3)Đứt gãy F3
Chạy từ Khuôn Pit,Chi Mạc qua Tùng Huống đến Thác Trà rồi tiếp
tục về phía Quán Lóng và phía Tây Nam.Đây là dải F phía Tây Bắc khu
chuyển tiếp giữa đới An Châu sang đới sông Hiến.Dải F có phương ĐBTN và BĐB-NTN,chiều dài vài trục km.Chiều rông của dải F từ 400600m.Tuy nhiên dạng phá vỡ dọc dải không thể hiện thành từng đường
rõ rệt như ở vên thung lũng NS.Điều này phản ánh F biến dạng phát
triển chủ yếu ở dưới móng,tức là dưới lớp trầm tích hệ tầng LS –KCSH .Chúng tạo nên các dãi sụt võng thành tạo các trầm tích của hệ tầng
trên.Do đặc điểm cấu trúc của phần Tây của vùng và do tính bất đồng
nhất về cơ lý giữa các hệ tầng BS-Đ Đ-LS-KC mà đương F thể hiện rõ
rệt nhất là F phát triển dọc rìa Đông Nam của dải.
F phát triển từ phía Tây bản Viễn kéo xuống phía Đông Nà Trang đến
thác Trà rồi Quán Lóng và về phía Tây Nam.Đoạn đầu có tính chất F
nghịch,mặt F nghiêng về phía Đông Nam góc dốc 75-85 đá hệ tầng BS
nâng lên,đá hệ tầng Đồng Đăng hạ xuống.Đoạn từ Băc thác Trà trở
xuống phía Nam ,Tây Nam có F nghịch mặt khá dốc ,cánh Đông nâng
lên,cánh tây hạ xuống.Đới F là dải xung yếu,trải qua các pha khác nhau
nên cáu trúc khá phức tạp.Các đá có dấu hiêuh vò nhàu,vở vụn,uốn nếp
khá

điển
hình


Trang,Thác
Trà,Quán
Lóng.
4)Đứt gãy F4
F4 kéo dài từ phía Tây Nhị Thanh,qua phía Đông Bắc Việt Thăng
đến phía Đông chùa Tiên,phương TB-ĐN.F có chiều dài khoảng
4km.Đới hoạt động rộng từ 20-30m.Các dấu hiệu mặt trươt ,khe nứt,vỡ
vụn của các đá rõ nét ở phía Đông Nam Việt Thắng trong đá vôi hệ tầng
BS và đá lục nguyen hệ tầng Ls.Mặt trượt nghiêng về hương ĐB 30-40
góc dốc 70-80
Đây là F cánh ĐB là đá vôi BS nâng lên,cánh TN là đá lục nguyên
ht LS hạ thấp.Đứt gãy F4 gần như song song với F1.Đá cát,sét,bột kết


của hệ tâng LS oằn xuống phía dưới hệ tầng BS.Mặt trượt nghiêng về
ĐB điều này nói lên tướng lực kiến tạo ép từ ĐB và TN lên.
Tuy nhiên các đá của hệ tầng LS lại khá điều vì ít bị biến dạng nên F nay
cắm đều với góc 40-50.Do đó hiểu rằng F cơ bản hình thành từ lúc đá
lục nguyên còn dẻo,sau đó vào pha ép kiến tạo mạnh mẽ cuối cacni F
này tái tạo một lần nửa.
5) Đứt gãy F5
Kéo dài từ bản Én qua bản Viển qua cầu Kỳ Lừa đến khuôn Lải
Mai Pha,phương BTB-NĐN F có chiều dày từ 8-9km,đới hoạt động
rộng 50-150m
Các dấu hiệu của F thể hiên rất rõ.Từ Tam Lung đến Đồng Én,Chi
Mạc phát triển mạnh các khe nứt,mặt trượt dăm kết,silic .Dọc tuyến bản

Viễn –Tây chợ Kỳ Lừa-Suối Lauli phát triển hàng loạt hố,phễu bồn
kast,hồ kast,dải sút kast.Dọc tuyến này có các giếng đào nước có áp lưu
lương vài m3/h.Trên anhr viễn thám dấu hiệu này rất rõ ràng bằng âm
sắc sẳm định hướng phương T,TB
.
6)Đứt gãy F6:
kéo dài từ Đồng Én qua Nậm Thông,Phi Lây,Đông Cl xuống phía
ĐN gần song song với F1 phương TB-ĐB-ĐN.F có chiều dài 7-8km đới
hoạt động rộng từ 20-40m.Dấu hiệu quan sát được liên tục từ Bắc
NậmThông đến Phai Lạnh Đông CL.kéo tào đó là đới dập vỡ ,vò nhàu
uốn nếp,mặt trượt có mức độ phá hủy mạnh,mặt F hơi nghiêng về phía
Đông góc dốc 80-85.Đây là F nghịch phát triển cùng phương và hệ
thống với F CB-LB_TY được hình thành do lực xô ép từ ĐB xuống TN
vào cuối cacni.Các đá silic cát kết hệ tầng Đ Đ,LS Riolit hệ tầng Sh ven
F biến dạng khá mạnh thể hiện cường độ biến dạng khá lớn thời gian
thành tạo sau anigi.
7)Đứt gãy F7
Kéo dài từ Quán Lóng qua cầu BaToa đến Nam cầu KL đến bản
Mới,Phai Khẩu.F co chiều dài 5-7km chiều rộng 20-40m phương TBTN.F thuộc dạng F ngang thuận.Cánh TB hạ xuống và dich chuyển


×