CHUYÊN ĐỀ THÔNG TIN QUANG:
BÙ TÁN SẮC
SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
GVHD: Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
A – NỘI DUNG YÊU CẦU.
-
Khái niệm về tán sắc.
Các loại tán sắc.
Công thức đánh giá các loại tán sắc.
Tìm hiểu sợi bù tán sắc. So sánh sợi bù tán sắc với sợi SMF chuẩn.
Kỹ thuật bù tán sắc sử dụng sợi bù tán sắc: nguyên lý bù, các kết quả nghiên cứu đánh giá
sau khi bù bằng sợi.
B – LỜI GIỚI THIỆU.
Viễn Thông Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và vượt bậc, trở thành một
trong những ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế Việt
Nam. Vai trò của ngành Viễn Thông không chỉ quan trọng trong sự phát triển kinh tế mà nó còn có
nhiệm vụ lớn trong việc đảm bảo an ninh Quốc phòng.
Cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu trao đổi thông tin công việc và giải trí của
con người cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn, không chỉ đơn giản là việc truyền thoại truyền thống,
nhu cầu dữ liệu càng ngày càng đòi hỏi lớn về băng thông và dung lượng đường truyền. Trong
Viễn thông, hệ thống truyền dẫn có hai dạng là vô tuyến và hữu tuyến. Do hệ thống vô tuyến có
những hạn chế đặc thù nên truyền dẫn hữu tuyến vẫn là hình thức truyền dẫn hiệu quả và quan
trọng nhất. Trong truyền dẫn hữu tuyến sử dụng cáp đồng và cáp quang. Cáp đồng không thể đảm
trách về băng thông và dung lượng lớn từ nhu cầu của con người. Truyền thông sợi quang ra đời
đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền dẫn, với những ưu điểm nổi trội như
băng thông lớn, tốc độ cao, suy hao thấp… truyền dẫn quang đã trở thành công nghệ truyền dẫn
chính trong các ứng dụng tốc độ cao và mạng truyền dẫn trục. Truyền dẫn thông tin quang bằng
cáp sợi quang từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều thời kỳ phát triến. Ban đầu là sợi quang đa
mode có suy hao cao, với cự ly truyền dẫn vài km đến sợi quang đơn mode có suy hao thấp với cự
ly truyền dẫn tăng lên hàng chục, thậm chí hàng trăm km. Cáp quang là giải pháp ưu tiên cho hệ
thống viễn thông đường dài và quốc tế có tốc độ truyền dẫn cao và rất cao, sử dụng trên đất liền
và vượt đại dương.
Tuy nhiên, hệ thống thông tin quang dung lượng lớn sẽ gặp phải 3 vấn đề lớn cần quan tâm
như : Suy hao, tán sắc và hiệu ứng phi tuyến, làm giảm chất lượng và cự ly truyền dẫn của hệ
thống, vấn đề suy hao có thể được giải quyết đơn giản bằng việc sử dụng các bộ khuếch đại quang
EDFA trong mạng WDM. Ngày nay, hầu hết các hệ thống truyền dẫn quang được thiết kế hoạt
động trong băng C, vùng bước sóng 1530nm - 1565nm, bởi ưu điếm suy hao rất thấp trong vùng
này. Các hiệu ứng phi tuyến có thể bỏ qua đối với các hệ thống thông tin quang hoạt động ở mức
công suất vừa phải khoảng vài mW với tốc độ bit lên đến 2,5 Gbps. Tuy nhiên ở các tốc độ bit cao
hơn như 10 Gbps thì chúng ta phải xem xét các ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến. Các ảnh hưởng
của các hiệu ứng phi tuyến có thể giảm đi khi sử dụng sợi quang có diện tích lõi hiệu dụng lớn. Vì
vậy vấn đề tán sắc là vấn đề lớn nhất của các hệ thống thông tin quang. Khi chúng ta sử dụng các
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page i
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
bộ khuếch đại quang EDFA để bù suy hao thì nó lại gia tăng sự tán sắc, một bộ khuếch đại quang
không khôi phục tín hiệu được khuếch đại thành tín hiệu gốc ban đầu. Do đó tán sắc được tích lũy
qua các bộ khuếch đại làm giảm khả năng truyền tín hiệu.
Chính vì vậy các phương pháp bù tán sắc đã ra đời từ những năm 1990 để hạn chế ảnh
hưởng của nó trong hệ thống thông tin. Có thể phân loại thành 3 phương pháp bù tán sắc gồm : kỹ
thuật bù trước (Precompensation), kỹ thuật bù tán sắc trên đường dây (In-line) và kỹ thuật bù sau
(post compensation). Trong kỹ thuật bù trên đường dây còn có các loại như: bù tán sắc bằng sợi
DCF, bằng bộ lọc quang, cách tử Bragg hay bằng tín hiệu quang liên hợp pha. Trong khi hai
phương pháp bù trước và bù sau tỏ ra khá hạn chế khi chiều dài tuyến quang lớn, đòi hỏi phải bù
tán sắc theo từng chặng thì phương pháp bù tán sắc trên đường truyền tỏ ra rất hiệu quả và được
sử dụng khá phổ biến trong thực tế.
Mặc dù phương pháp dùng sợi bù tán sắc (DCF) bị hạn chế về suy hao ghép khá lớn, công
suất trong sợi quang phải đảm bảo đủ nhỏ để các hiệu ứng phi tuyến không xảy ra và giá thành lắp
đặt cao, tuy nhiên DCF vẫn được sử dụng rộng rãi vì dải bước sóng hoạt động rộng hay khắc phục
thời gian nhóm trễ tốt, đặc biệt là tính đơn giản của phương pháp này. Do đó chuyên đề của Nhóm
1 đã được Thầy Đỗ Văn Việt Em chọn DCF là phương pháp bù tán sắc để nghiên cứu và thảo luận
trong chuyên đề bộ môn Thông Tin Quang. Trong kỹ thuật sử dụng DCF này, tán sắc dương trong
sợi truyền dẫn được bù với tán sắc âm của DCF xen trên đường truyền. DCF được thiết kế trong
một module kích thước nhỏ gọn và có nhiều mức chọn lựa tán sắc. Yêu cầu phải có đối với DCF
là suy hao xen thấp, suy hao phụ thuộc phân cực thấp, tính phi tuyến thấp. DCF cũng phải có
đường kính lõi nhỏ để cho kích thước module nhỏ lại bởi vì module DCF nên chiếm một không
gian nhỏ.
Bài báo cáo được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1 : Định nghĩa - Phân loại và đánh giá các loại tán sắc.
Chương 2 : Tìm hiểu sợi bù tán sắc DCF. So sánh sợi DCF và sợi SMF chuẩn.
Chương 3 : Kỹ thuật bù tán sắc sử dụng sợi bù tán sắc: nguyên lý bù, các kết quả nghiên cứu đánh
giá sau khi bù bằng sợi.
Chương 4 : Kết luận.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page ii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
C – MỤC LỤC
NHÂN XET CUA GIANG VIÊN HƯƠNG DÂN................................................................................2
1 - Khái niệm tán sắc...........................................................................................................................iv
2 – Phân loại và đánh giá tán sắc..........................................................................................................v
2.1 - Tán sắc mode (Modal Dispersion):............................................................................................................. vi
2.2 - Tán sắc phân cực mode (Polarization – Mode Dispersion)..........................................................................ix
2.3 - Tán sắc trong sợi đơn mode ....................................................................................................................... x
2.3.1 Tán sắc vật liệu (Material Dispersion)................................................................................................... xi
2.3.2 Tán sắc ống dẫn sóng (Waveguide Dispersion).....................................................................................xii
2.2 - So sánh sợi DCF với sợi SMF......................................................................................................xvi
2.2.1 Tìm hiểu tổng quát về sợi SMF (G.652)................................................................................................... xvi
2.2.2 So sánh sợi bù tán sắc với sợi SMF chuẩn.............................................................................................. xvii
Chương 3 : Kỹ thuật bù tán sắc sử dụng sợi bù tán sắc..........................................................xvii
Nguyên lý bù và các kết quả nghiên cứu sau khi bù bằng sợi DCF...........................................xvii
3.1 – Nguyên lý bù bằng sợi DCF.......................................................................................................xvii
3.2 Kết quả nghiên cứu đánh giá sau khi bù tán sắc bằng sợi DCF......................................................xix
Chương 4 : Kết Luận.............................................................................................................xxiii
D – NỘI DUNG BÁO CÁO
Chương 1 : Định nghĩa và Phân loại và đánh giá tán sắc.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page iii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
1 - Khái niệm tán sắc.
Tán sắc là hiện tượng tín hiệu quang truyền qua sợi quang bị giãn ra. Nếu xung giãn ra lớn
hơn chu kỳ bít sẽ dẫn tới sự chồng lấp giữa các bít kế cận nhau. Kết quả là đầu thu không nhận
diện được bít 1 hay bít 0 đã được truyền đi ở đầu phát, dẫn tới bộ quyết định trong đầu thu sẽ
quyết định sai, và khi đó tỉ số BER tăng lên, tỷ số S/N giảm và chất lượng hệ thống giảm. Hình
dưới đây minh họa cho sự mở rộng xung do tán sắc.
Gọi D là độ tán sắc tổng cộng của sợi quang, đơn vị là giây (s). Khi đó D được xác định bởi
D=
trong đó Ti , T0 lần lượt là độ rộng tại điểm một nữa công suất cực đại của xung
ngõ vào và ngõ ra của sợi quang (đơn vị là s). Độ tán sắc qua mỗi km sợi quang được tính bằng
ns/km hoặc ps/km. Đối với loại tán sắc phụ thuộc vào bề rộng phổ của nguồn quang thì lúc đó
đơn vị được tính là [ps/(nmkm)]. Tán sắc gây ra tăng BER.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page iv
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
1011
2 – Phân loại và đánh giá tán sắc.
Trong Thông Tin Quang người ta chia ra thành 3 loại tán sắc như sau: tán sắc mode, tán
sắc phân cực mode và tán sắc sắc thể (trong đó tán sắc sắc thể bao gồm tán sắc ống dẫn sóng và
tán sắc vật liệu). Khi sợi truyền dẫn là đa mode (tức loại sợi quang có thể truyền cùng lúc nhiều
mode sóng khác nhau trong lõi) thì ta có tất cả các loại tán sắc nói trên. Nhưng khi công nghệ chế
tạo sợi đã phát triển thì sợi đơn mode ra đời và nó khắc phục được tán sắc mode của sợi đa mode.
Tuy nhiên, vì bản chất chiết suất Silica là phụ thuộc vào bước sóng, hơn nữa nguồn phát không
thể phát ra ánh sáng đơn sắc (ánh sáng chỉ có một bước sóng) mà là một chùm tia sáng với một độ
rộng phổ nào đó. Chính vì thế trong sợi đơn mode vẫn còn tồn tại tán sắc, đó là tán sắc phân cực
mode và tán sắc sắc thể. Ngày nay, với công nghệ chế tạo phát triển mạnh mẽ người ta đã chế tạo
ra được các loại sợi quang mới có mức tán sắc giảm đáng kể. Những sợi này được dùng để lắp đặt
trong các mạng mới cần tốc độ bít cao và cự ly lớn. Sau đây ta sẽ tìm hiểu khái niệm cơ bản về
các loại tán sắc trong sợi quang.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page v
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Hình sau đây mô tả sơ đồ các loại tán sắc trong sợi quang :
Tán sắc tổng
Tán sắc mode
Tán sắc phân cực
mode
Tán sắc sắc thể
Tán sắc ống dẫn sóng
Tán sắc vật liệu
Sợi đơn mode
Sợi đa mode
Hình 2.1: Sơ đồ các loại tán sắc trong sợi quang.
2.1 - Tán sắc mode (Modal Dispersion):
Một mode sóng có thể được xem là một trạng thái truyền ổn định của ánh sáng trong sợi
quang. Khi truyền trong sợi quang, ánh sáng đi theo nhiều đường khác nhau, trạng thái ổn định
của các đường này được gọi là những Mode sóng. Có thể hình dung gần đúng một mode sóng ứng
với một tia sáng. Tán sắc mode là do năng lượng của ánh sáng bị phân tán thành nhiều mode. Mỗi
mode lại truyền với vận tốc nhóm khác nhau, nên thời gian truyền đến đầu thu của các mode khác
nhau là khác nhau gây ra tán sắc. Rõ ràng ta thấy tán sắc mode chỉ tồn tại ở sợi đa mode, do đó
muốn loại bỏ tán sắc mode thì ta phải sử dụng sợi đơn mode. Vì vậy khi xét đến tán sắc mode ta
chỉ xét ở sợi đa mode. Như ta đã biết, khẩu độ số (NA) biểu diễn khả năng thu ánh sáng của sợi
quang. Khẩu độ số càng lớn thì càng dễ hướng ánh sáng vào sợi quang. Như vậy ta có cảm giác
như khẩu độ số càng lớn thì càng tốt. Nhưng điều này là không đúng, có một trở ngại khiến ta
không thể tăng khẩu độ số lớn. Để hiểu được điều này ta hãy xem xét các mode trong sợi quang.
Sự thật là ánh sáng chỉ có thể truyền trong sợi quang như một tập hợp của những luồng sáng hoặc
những tia sáng riêng lẻ. Nói cách khác, nếu ta có khả năng nhìn vào sợi quang ta sẽ thấy một tập
hợp những luồng sáng truyền với góc α biến thiên từ 0 đến αc như được minh họa ở hình sau:
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page vi
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Cách thức các luồng sáng tương ứng với các mode đi trong sợi quang:
Những luồng sáng khác nhau được gọi là những mode. Ta phân biệt các mode bằng góc
truyền của chúng, hay đánh số thứ tự để chỉ những mode riêng biệt. Nguyên tắc là: góc truyền của
mode càng nhỏ thì số thứ tự của mode càng thấp. Như vậy mode truyền dọc theo tâm sợi là mode
0 (hay còn gọi là mode cơ bản) và mode truyền ở góc truyền tới hạn (α c) là mode có số thứ tự lớn
nhất có thể của sợi quang. Nhiều mode có thể cùng tồn tại trong sợi quang, và sợi quang có nhiều
mode truyền được gọi là sợi đa mode.
Số lượng mode: số lượng mode của sợi quang phụ thuộc vào đặc tính quang và hình học của sợi.
Nếu đường kính lõi càng lớn, lõi càng chứa được nhiều mode sóng. Và bước sóng ánh sáng càng
ngắn thì sợi quang càng chứa được nhiều mode sóng. Nếu khẩu độ số càng lớn thì số lượng mode
sóng sợi thu được càng nhiều. Như vậy có thể kết luận là số lượng mode sóng trong sợi quang tỉ lệ
thuận với đường kính sợi (d), khẩu độ số (NA)và tỉ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng sử dụng (λ).
Gọi V là tần số chuẩn hóa, ta có:
với
thì số lượng mode được tính như sau: N=V2/2 (đối với sợi SI), N= V2/4(đối với sợi GI)
Như vậy ta thấy đối với sợi đa mode khi luồng sáng phát ra từ nguồn quang đi vào sợi
quang chia thành một tập hợp mode. Trong sợi, công suất quang tổng cộng được mang bởi nhiều
mode riêng lẻ, và tại đầu ra những phần nhỏ hợp lại thành luồng ra với công suất của nó. Hình sau
sẽ minh họa cho vấn đề trên (với 4 mode làm ví dụ):
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page vii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Cách thức công suất quang được mang bởi các mode truyền trong sợi quang và gây tán sắc
Từ hình trên ta thấy độ rộng xung tín hiệu sau sợi quang được bắt đầu bằng mode 1và kết
thúc bằng mode 4. Do độ trễ về thời gian giữa các mode nên xung tín hiệu bị giãn ra (T0>Ti).
Tán sắc trong sợi SI
Tán sắc mode trong sợi GI
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page viii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
2.2 - Tán sắc phân cực mode (Polarization – Mode Dispersion)
Nguồn gốc của sự mở rộng xung trong trường hợp này có liên quan đến sự khúc xạ hai lần
(Birefringence) của sợi ( BM =
lần lượt là chiết suất mode của các mode
phân cực trực giao). Sự không đối xứng tròn của lõi tạo ra sự phản xạ hai lần do chiết suất mode
ứng với các thành phần phân cực trực giao của mode cơ bản là khác nhau. Nếu xung ngõ vào kích
cả hai thành phần phân cực thì nó trở nên rộng hơn do hai thành phần tán sắc dọc theo sợi có vận
tốc nhóm khác nhau. Hiện tượng này gọi là tán sắc phân cực mode (PMD).
Trong những sợi có Bm là hằng số (ví dụ sợi duy trì phân cực) sự mở rộng xung ước tính từ
độ trễ về mặt thời gian giữa hai trạng thái phân cực trong suốt quá trình lan truyền xung là ΔT.
Đối với sợi có chiều dài L thì ΔT được cho bởi:
Trong đó x, y dùng để chỉ hai mode phân cực trực giao; Δβ 1 có liên hệ với chênh lệch vận tốc
nhóm của hai trạng thái phân cực. Phương trình (1) được sử dụng để có sự liên hệ giữa v gvới hằng
số lan truyền β, và ΔT/L là đại lượng để đánh giá PMD. Đối với sợi duy trì phân cực thì ΔT/L lớn
(khoảng 1ns/km) khi hai thành phần được kích bằng nhau tại ngõ vào của sợi, nhưng có thể giảm
đến 0 nhờ đưa ánh sáng dọc một trục chính.
Đối với sợi thường thì hơi khác vì Birefringence thay đổi dọc theo chiều dài sợi một cách
ngẫu nhiên. Đối với một xung quang, trạng thái phân cực còn khác đối với các thành phần phổ
khác nhau của xung. Trạng thái phân cực cuối cùng không là sự quan tâm đối với hầu hết các hệ
thống Thông Tin Quang vì Photodetector dùng trong bộ thu không nhạy với trạng thái phân cực
trừ khi sử dụng tách sóng Coherent. Vấn đề ảnh hưởng đến các hệ thống như thế này không phải
là trạng thái phân cực ngẫu nhiên nhưng xung lại bị mở rộng do sự thay đổi ngẫu nhiên của
Birefringence.
Một xung quang không được phân cực dọc theo hai trạng thái chính chia làm hai phần lan
truyền với tốc độ khác nhau. Độ trễ nhóm vi sai ΔT lớn nhất đối với hai trạng thái phân cực chính
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page ix
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
2.3 - Tán sắc trong sợi đơn mode .
Như ta đã xét ở phần trên, tán sắc mode là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự hạn chế tốc độ
bít trong hệ thống Thông Tin Quang sử dụng sợi đa mode. Điều này không có nghĩa là trong sợi
đa mode chỉ có tán sắc mode, mà nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều loại tán sắc khác. Tuy nhiên
do tán sắc mode có ảnh hưởng lớn hơn cả nên ta chỉ xét tán sắc mode trong sợi đa mode. Để khắc
phục tán sắc mode người ta đã chế tạo ra loại sợi quang chỉ truyền một mode sóng, sợi quang như
thế được gọi là sợi đơn mode (SMF- Single Mode Fiber). Rõ ràng ta thấy sợi đơn mode đã khắc
phục được hoàn toàn tán sắc mode. Vì thế tốc độ truyền dẫn được cải thiện đáng kể và tăng được
cự ly thông tin. Tuy nhiên vì sợi đơn mode vẫn được chế tạo từ Silica nên nó sẽ còn chịu ảnh
hưởng của các loại án sắc khác như tán sắc sắc thể và tán sắc phân cực mode. Trong đó tán sắc sắc
thể là nguyên nhân chính gây hạn chế tốc độ bít.
Bây giờ ta sẽ đi khảo sát hiện tượng tán sắc sắc thể trong sợi quang. Ở đây không mất tính
tổng quát khi ta xét tán sắc sắc thể trong sợi đơn mode. Có thể nói nguyên nhân sâu xa của tán sắc
sắc thể là do bộ phát quang (LED, LAZER) không phát ra ánh sáng đơn sắc (ánh sáng chỉ có một
bước sóng), mà nó phát ra một chùm tia sáng có bước sóng trung tâm (tại công suất phát cực đại)
và các bước sóng biên, hay còn gọi là độ rộng phổ nguồn phát. Tức là nguồn phát phát ra ánh sáng
nằm trong một dải tần (dải bước sóng). Mà như ta đã biết thì chiết suất của sợi làm từ Silica là
một hàm phụ thuộc vào bước sóng (hay tần số), nên vận tốc lan truyền của các thành phần tần số
khác nhau là khác nhau, và nó phụ thuộc vào bước sóng theo công thức sau: v = c/n(λ)
Tán sắc sắc thể có hai nguyên nhân sinh ra nó: Thứ nhất như ta biết là các thành phần tần
số khác nhau di chuyển với vận tốc khác nhau, và tán sắc do nguyên nhân này người ta gọi là tán
sắc vật liệu, đây là nguyên nhân chủ yếu của tán sắc sắc thể. Tuy nhiên còn có thành phần tán sắc
thứ hai là tán sắc ống dẫn sóng, mà nguyên nhân sinh ra nó là do năng lượng ánh sáng truyền đi
có một phần trong lõi và một phần trong lớp bọc. Sự phân bố năng lượng giữa lõi và lớp bọc là
một hàm của bước sóng, cụ thể là nếu bước sóng dài hơn thì năng lượng trong lớp bọc nhiều hơn.
Như vậy nếu bước sóng thay đổi, sự phân bố năng lượng sẽ thay đổi và kết quả là hệ số lan truyền
β cũng thay đổi. Đây chính là sự giải thích cho tán sắc ống dẫn sóng.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page x
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
2.3.1 Tán sắc vật liệu (Material Dispersion)
Tán sắc vật liệu xảy ra do chiết suất của Silica (nguyên liệu được sử dụng để chế tạo sợi
quang) thay đổi theo tần số quang ω (tức phụ thuộc vào bước sóng tín hiệu).
Hình sau đây sẽ cho thấy sự phụ thuộc vào bước sóng của chiết suất (n) và chiết suất nhóm (n g)
trong dải từ 0,5µm đến 1,6µm đối với sợi Silica nóng chảy.
Sự thay đổi của chiết suất n và chiết suất nhóm ng theo bước sóng của silica nóng chảy.
Tán sắc vật liệu (DM) có liên hệ với độ dốc của ng bởi công thức như sau:
(*)
Mà vì dng /dλ= 0 tại bước sóng 1,276µm nên DM = 0 tại λZD=1,276µm (λZD được gọi là bước sóng
tán sắc 0). Hệ số tán sắc D M âm khi λ< λZD và dương khi λ> λZD. Trongdải bước sóng từ 1,25 đến
1,66 µm thì DM có thể được xấp xỉ bằng công thức :
DM
λZD / λ )
Lưu ý: λZD chỉ bằng 1,276 µm đối với sợi Silica thuần khiết. Giá trị của λ ZD có thể thay đổi
trong dải từ 1,27 đến 1,29 µm đối với sợi quang mà lõi và lớp bọc được pha tạp chất để thay đổi
chiết suất. Bước sóng tán sắc 0 (λ ZD) của sợi quang cũng phụ thuộc vào bán kính lõi (a) và bước
nhảy chiết suất (Δ) của sợi quang.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xi
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
2.3.2 Tán sắc ống dẫn sóng (Waveguide Dispersion)
Trong sợi đa mode, tán sắc ống dẫn sóng là một phần nhỏ trong tán sắc tổng, do đó thường
thấy thuật ngữ tán sắc sắc thể và tán sắc chất liệu có thể sử dụng hoán chuyển cho nhau khi xét sợi
đa mode. Nhưng đối với sợi đơn mode thì tán sắc ống dẫn sóng lại là một thành phần tán sắc quan
trọng. Tán sắc vật liệu và tán sắc ống dẫn sóng phụ thuộc lẫn nhau và do đó ta phải xét chúng
cùng nhau . Do xấp xỉ nên ta có thể bỏ qua sự phụ thuộc để xét riêng chúng.
Tán sắc ống dẫn sóng xuất hiện là do ánh sáng được truyền bởi cấu trúc là sợi quang.Cơ
chế gây ra tán sắc ống dẫn sóng trong sợi đơn mode như sau: Sau khi đi vào sợi quang,một xung
ánh sáng mang thông tin sẽ được phân bố giữa lõi và lớp bọc như được minh họa ở hình sau:
Sự phân bố cường độ ánh sáng trong sợi đơn mode. MDF là đường kính trường mode.
Hai thành phần ánh sáng trong lõi và lớp bọc truyền với vận tốc khác nhau (do lõi và lớp
bọc có chiết suất khác nhau), nên đến cuối sợi quang vào các thời điểm khác nhau gâyra tán
sắc.Từ hình trên ta thấy tán sắc ống dẫn sóng phụ thuộc vào sự phân bố trường modegiữa lõi và
lớp bọc, tức phụ thuộc vào đường kính của trường mode (MFD – Mode FieldDiameter) mà MFD
lại phụ thuộc vào bước sóng, do đó tán sắc ống dẫn sóng là phụ thuộc vào bước sóng.
Tán sắc ống dẫn sóng (DW) được tính như trong phương trình (*) và phụ thuộc vào tham số V
( tần số chuẩn hóa ) của sợi.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Hình sau cho thấy sự thay đổi của d(Vb)/dV và Vd2(Vb)/dV2 theo V
Tần số chuẩn hóa V
Từ hình ta thấy cả d(Vb)/dV và Vd2(Vb)/dV2 đều dương nên theo công thức (*) thì DW âm
trong toàn bộ dải bước sóng từ 0 đến 1,6µm.
Hình sau đây sẽ cho thấy D M , DW và tổng của chúng D = D M + DW của một sợi quang đơn
mode thông thường.
Tán sắc tổng cộng D và sự phân bố tương đối của tán sắc chất liệu (D M) và tán sắc ống dẫn sóng
(DW) của sợi đơn mode thường. Bước sóng tán sắc 0 (λ ZD) dịch đến giá trị cao hơn nhờ sự phân
bố ống dẫn sóng.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xiii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Ta thấy tán sắc ống dẫn sóng (DW) làm cho bước sóng tán sắc 0 (λZD) dịch khoảng 30 đến
40nm để tán sắc tổng (D) bằng 0 ở gần bước sóng 1,31µm. Ngoài ra, tán sắc ống dẫn sóng còn
làm giảm tán sắc tổng từ giá trị tán sắc vật liệu (D M) trong dải bước sóng từ 1,3µm đến 1,6µm.
Giá trị tiêu biểu của D là từ 15 đến 18ps/(km-nm) ở gần bước sóng1,55µm. Khi D lớn sẽ hạn chế
hoạt động của hệ thống tại bước sóng 1,55 µm. Vì D W phụ thuộc vào tham số sợi như bán kính lõi
a và sự chênh lệch chiết suất Δ nên ta có thể thiết kế sợi để bước sóng tán sắc 0 dịch đến lân cận
giá trị 1,55µm. Sợi như thế gọi là sợi dịch tán sắc. Ta còn có thể ghép sự phân bố ống dẫn sóng để
D tương đối nhỏ qua một dải bước sóng từ 1,3µm đến 1,6µm, sợi loại này gọi là sợi san bằng tán
sắc.
Hình sau đây cho thấy các ví dụ tiêu biểu về sự phụ thuộc bước sóng của D đối với sợi
chuẩn (sợi thường), sợi dịch tán sắc và sợi san bằng tán sắc.
Sự phụ thuộc vào bước sóng của hệ số tán sắc D đối với sợi chuẩn, sợi dịch tán sắc và sợi san
bằng tán sắc.
Chương 2 : Tìm hiểu sợi bù tán sắc DCF.
So sánh sợi DCF và sợi SMF.
2.1- Tìm hiểu sợi bù tán sắc DCF.
2.1.1 Một số kỹ thuật bù tán sắc trong Thông tin quang.
1. Kỹ thuật bù tán sắc trước (Precompensation).
2. Kỹ thuật bù sau (post compensation).
3. Kỹ thuật bù tán sắc trên đường dây (In-line) gồm :
3.1.
Bù tán sắc bằng cách tử Bragg.
3.2.
Bù tán sắc bằng tín hiệu quang liên hợp pha OPC.
3.3.
Bù tán sắc bằng bộ lọc quang.
3.4.
Bù tán sắc bằng sợi quang DCF.
2.1.2 Sự ra đời của sợi bù tán sắc.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xiv
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Các hệ thống thông tin sợi quang hiện nay, nhất là các hệ thống tốc độ bit cao,
phần lớn hoạt động ở vùng bước sóng 1550nm nhằm sử dụng các bộ khuếch đại quang
sợi pha tạp Erbium (EDFA) để tăng cự ly truyền dẫn. Tuy vậy, sợi quang đơn mode tiêu
chuẩn (sợi G.652) có hệ số tán sắc tại vùng bước sóng này là rất lớn. Tán sắc lớn sẽ làm
méo tín hiệu và tạo ra hiện tượng giao thoa giữa các ký tự (ISI-Intersymbol Interference)
do sự dãn xung tại các khe thời gian, làm xuống cấp chất lượng truyền dẫn và hậu quả
thậm chí có thể không chấp nhận được. Vì vậy có rất nhiều kỹ thuật được đưa ra nhằm
giảm sự ảnh hưởng của tán sắc, được sử dụng kết hợp với các bộ khuếch đại quang làm
tăng cự li truyền dẫn, tăng chất lượng của tín hiệu đầu thu.
Một trong những kỹ thuật đó là sử dụng sợi bù tán sắc DCF (Dispersion
Compensating Fiber). Mặc dù ý tưởng sử dụng sợi DCF được đưa ra vào những năm
1980, nhưng cho mãi sau này khi xuất hiện các bộ khuyếch đại quang vào những năm
1990 thì việc ứng dụng sợi DCF mới được phát triển.
Với các hệ thống có cự ly dài, các hệ thống này yêu cầu GVD phải được bù liên
tục theo chu kỳ dọc theo đường truyền. Đặc biệt trong các hệ thống toàn quang việc sử
dụng sợi bù tán sắc DCF là phù hợp, công suất trung bình được giữ đủ nhỏ để các hiệu
ứng phi tuyến trong sợi quang là không đáng kể.
Trong thực tế để nâng cấp các hệ thống thông tin quang sử dụng sợi chuẩn hiện có,
người ta thêm vào một đoạn sợi bù tán sắc (với chiều dài từ 6 đến 8km) đối với các bộ
khuếch đại quang đặt cách nhau 60 đến 80km. Sợi bù tán sắc sẽ bù tán sắc vận tốc
nhóm(GVD), trong khi đó bộ khuếch đại sẽ đảm đương nhiệm vụ bù suy hao cho
sợi. Người ta thường sử dụng sợi DCF kết hợp với các bộ khuếch đại OA (thường sử
dụng bộ EDFA) để bù tán sắc trên tuyến quang, và tùy vào vị trí đặt DCF mà có các kiểu
bù như sau:
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xv
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Mặc dù ý tưởng sử dụng sợi DCF được đưa ra vào những năm 1980, nhưng cho mãi sau
này khi xuất hiện các bộ khuyếch đại quang vào những năm 1990 thì việc ứng dụng sợi DCF mới
được phát triển.
2.2 - So sánh sợi DCF với sợi SMF.
2.2.1
Tìm hiểu tổng quát về sợi SMF (G.652)
Sợi quang G.652 là loại sợi quang đơn mode được sử dụng phổ biến trên mạng
lưới viễn thông nhiều nước hiện nay, nó có thể làm việc ở 2 cửa sổ truyền dẫn 1310nm và
1550nm. Khi làm việc ở cửa sổ 1310nm, G.652 có tán sắc nhỏ nhất (xấp xỉ 0 ps/nm.km)
và suy hao tương đối lớn. Ngược lại, khi làm việc ở cửa sổ 1550nm, G.652 có suy hao
truyền dẫn nhỏ nhất và hệ số tán sắc tương đối lớn (xấp xỉ 20ps/nm.km).
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xvi
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Sợi đơn mode tiêu chuẩn (SMF-G.652) giúp loại bỏ hấp thụ OH ở các cửa sổ 1310nm và 1550nm.
Sợi đơn mode tiêu chuẩn (SMF-G.652) giúp chúng ta loại bỏ được tán sắc mode nhưng
trong vùng suy hao nhỏ nhất (cửa sổ 1550 nm), tán sắc màu vẫn không phải là tối thiểu.
2.2.2 So sánh sợi bù tán sắc với sợi SMF chuẩn.
DCF
SMF
Tham số tán sắc D [ps/(nmkm)]
-80
18
Hệ số suy hao α [dB/km]
0.65
0.2
Đường bao tán sắc S[ps/(nm2km)]
-0.17
0.07
Aeff(µm2) – Diện tích hiệu dụng
20
80
Chương 3 : Kỹ thuật bù tán sắc sử dụng sợi bù tán sắc
Nguyên lý bù và các kết quả nghiên cứu sau khi bù bằng sợi DCF.
3.1 – Nguyên lý bù bằng sợi DCF.
Kỹ thuật bù bằng cách sử dụng các bộ bù tán sắc quang điện tử có thể tăng khoảng cách
truyền lên 2 lần, tuy nhiên nó lại không phù hợp với các hệ thống đường dài, hệ thống này yêu
cầu GVD phải được bù liên tục theo chu kỳ dọc theo đường truyền. Đặc biệt trong các hệ thống
toàn quang việc sử dụng các bộ bù tán sắc quang điện tử là không phù hợp. Vì thế người ta đã
nghĩ ra một sợi quang đặc biệt gọi là sợi quang bù tán sắc (DCF :Dispersion Compensating Fiber).
Việc sử dụng sợi DCF cho các hệ thống toàn quang có thể bù GVD một cách đáng kể nếu công
suất quang trung bình được giữ đủ nhỏ thể các hiệu ứng phi tuyến bên trong sợi là không đáng kể.
Việc sử dụng sợi DCF để bù tán sắc hết sức đơn giản là chỉ cần đặt sợi DCF xen vào giữa,
do đặc điểm của sợi DCF là có độ tán sắc âm, nghĩa là khi tín hiệu xung ánh sáng đi qua sợi này
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xvii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
thì xung ánh sáng đó sẽ co lại dần, hiện tượng này ngược với sợi SMF – xung ánh sáng bị giãn ra
do tán sắc, do đó việc xung ánh sáng bị giãn ra đã giải quyết được.
Sợi quang DCF phải có hệ số tán sắc GVD (Group-Velocity Dispersion ) ở 1,55µm là
D2<0 còn trong sợi quang thông thường D1>0. Hơn nữa chiều dài sợi quang cũng được lựa chọn
thỏa điều kiện :
L2 = - (D1/D2) L1
Trong thực tế người ta cố gắng để chọn L 2 nhỏ nhất nếu có thể, trường hợp này xảy khi sợi
DCF có giá trị âm D2 rất nhỏ (hay |D2| rất lớn)
Hệ số tán sắc D có giá trị -420ps /(nm.km) ở bước sóng 1550nm và thay đổi nhiều ở các
bước sóng khác. Đây là một đặc tính quan trọng cho phép bù tán sắc băng rộng. Nói một cách
tổng quát sợi DCF được thiết kế để D tăng theo bước sóng. Sự phụ thuộc vào bước sóng của hệ số
tán sắc D là một đặc tính quan trọng để DCF có thể hoạt động trongcác hệ thống WDM.
Phổ tán sắc của sợi DCF
Đây là phương pháp đơn giản nhất đế quản lý tán sắc trong các hệ thống WDM dung
lượng cao với số lượng kênh lớn nghĩa của đường bao tán sắc được hiểu từ điều kiện:
D1L1+D2L2 = 0
Nhưng chỉ áp dụng cho một kênh, khi có nhiều kênh để thỏa mãn cho tất cả các kênh thì
cần điều kiện :
D1(λn)L1+D2(λn)L2=0
Trong đó: λn là bước sóng của kênh thứ n.
D1 tăng với bước sóng tăng cho cả hai sợi chuẩn và sợi dịch tán sắc, kết quả là tán sắc tích
lũy D1L1 là khác nhau cho mỗi kênh. Nếu cùng một DCF phải làm việc cho tất cả các kênh,
đường bao tán sắc của nó nên âm và có giá trị để thỏa mãn cho tất cả các kênh. Đường bao tán sắc
của DCF:
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xviii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
S2 = - S1
= S1
Trong đó : S là đường bao tán sắc (ps/(nm 2km). Tỷ số S/D là đường bao tán sắc quan hệ
(1/nm). Với sợi chuẩn D ≈ 16 [ps/(nm.km)] và S ≈ 0.05[ps/(nm.km)], tỷ số này khoảng 0.003nm -1.
Vì thế, cho DCF với D ≈ - 100 [ps/(nm.km)] thì đường bao tán sắc khoảng -0.3 ps/nm2km.
3.2 Kết quả nghiên cứu đánh giá sau khi bù tán sắc bằng sợi DCF.
3.2.1 Thông tin lịch sử kết quả đạt được.
Nhiều cuộc thử nghiệm trong suốt những năm 90 nhằm thực hiện việc sử dụng
lợi ích của sợi bù tán sắc đối với hệ thống WDM. Năm 1995 một thử nghiệm đối với
hệ thống gồm 8 kênh với khoảng cách mỗi kênh là 1,6nm ; mỗi kênh hoạt động tại
tốc độ bít là 20Gb/s đã truyền qua cự li là 232km sợi chuẩn bằng cách sử dụng nhiều
sợi bù tán sắc. Tán sắc còn lại với mỗi kênh tương đối nhỏ (khoảng 100ps/nm đối với
toàn khoảng lặp) bởi vì tất cả các kênh được bù đồng thời bởi các sợi bù tán sắc.
Trong một thử nghiệm vào năm 2011, sợi bù tán sắc băng rộng được sử dụng để
truyền tín hiệu WDM 1Tb/s (gồm 101 kênh, mỗi kênh hoạt động tại tốc độ 10Gb/s)
qua cự li 9000km. Dung lượng cao nhất là 11Tb/s đã được thực hiện nhờ sử dụng sợi
tán sắc DCF trong một thử nghiệm, nó truyền 273 kênh, mỗi kênh hoạt động tại tốc
độ 40Gb/s qua băng tần C, L và S một các đồng thời ( độ rộng băng toàn bộ hơn
100nm).
3.2.2 Kết quả thực nghiệm.
a. Mô hình thực tế.
Nhờ sử dụng sợ bù tán sắc mà người ta đã xây dựng được các tuyến thông tin quang tốc độ
cao và cự ly xa. Để thực hiện bù tán sắc cho tuyến truyền dẫn dài, sợi bù tán sắc có thể được đặt
xen vào các khoảng lặp trên tuyến. Các thiết bị khuếch đại quang EDFA sẽ thực hiện bù suy hao
cho cả sợi truyền dẫn và sợi DCF. Gần đây, việc sử dụng sợi bù tán sắc DCF trong bộ thu có
khuếch đại quang OAR(Optically Amplified Receiver) để kéo dài cự ly và tăng tốc độ bit truyền
dẫn bằng việc xen sợi DCF vào trong OAR đã gây được nhiều sự quan tâm. Năm 2001, đã sử
dụng 20 km sợi DCF để lắp xen vào bộ thu quang có tiền khuếch đại EDFA. Nhờ đó mà đã truyền
được tín hiệu 10Gbit/s trên hệ thống sử dụng sợi tiêu chuẩn G.652 dài 120 km.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xix
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Hình a. Hệ thống thực nghiệm 10 Gbit / s sử dụng DCF tại OAR
Hình a. mô tả sơ đồ thiết lập thực nghiệm hệ thống truyền dẫn này trong bộ thu OAR có
sợi DCF được mắc vào giữa hai tầng của bộ khuếch đại EDFA. Tổng tán sắc của DCF ở đây là
-1340ps/nm. Với việc xen DCF như vậy, độ nhạy thu quang được cải thiện rất nhiều. hình 9.7 là
kết quả đo độ nhạy thu đã thu được bằng -30,5 dBm tại tỉ số lỗi bit BER =10 -12 khi có DCF. Trong
khi đó nếu không dùng sợi DCF thì không thể đo được độ nhạy thu tại giá trị BER cao như vậy,
và chỉ đo được BER= 10-8 tại công suất thu được là -26,5 dBm. Nguyên nhân là do tán sắc cao đã
làm kép hình mắt và giảm tỉ số phân biệt so sánh hai kết quả đo được này thì thấy rõ ràng rằng có
sự chêch lệch lớn về độ nhạy thu trong hai trường hợp có và không có DCF. Như vậy, bù tán sắc
bằng sợi DCF khi kết hợp với các bộ khuếch đại quang EDFA được coi là giải pháp rất có hiệu
quả. Hiện nay, giải pháp này kết hợp với bù chirp phía phát đang được coi là rất hấp dẫn, được
thương mại hóa rộng rãi.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xx
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
b. Mô hình trên phần mềm mô phỏng.
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xxi
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Page xxii
GVHD : Th.S ĐỖ VĂN VIỆT EM
NHÓM SVTH : NHÓM 1
Chương 4 : Kết Luận
Chuyên đề Thông tin quang của Nhóm 1 đã trình bày tổng quát về các khái niệm tán sắc,
các loại tán sắc và công thức đánh giá cho mỗi loại tán sắc. Chuyên đề cũng nêu ra được các
phương pháp bù tán sắc như bù trước hay bù sau, bù trên đường dây và tập trung nghiên cứu về
kỹ thuật bù tán sắc bằng sợi DCF.
Với việc bù tán sắc cho tuyến quang sử dụng sợi DCF có một vài khuyết điểm, do đường
kính trường mode của sợi DCF nhỏ, do đó mật độ công suất trong sợi là nguyên nhân của hiệu
ứng phi tuyến, đồng thời suy hao của DCF cũng khá lớn 0.65(dB/km) và việc sử dụng kết hợp với
các OA truyền trên tuyến quang đường dài sẽ làm tăng nhiễu ASE và nhược điểm của DCF đó là
khi cần bù một lượng tán sắc lớn thì phải cần chiều dài tỉ lệ thuận với lượng tán lớn thì phải cần
chiều dài sợi tỉ lệ thuận với lượng tán sắc đó, dẫn đến cồng kềnh và khó khăn cho việc thi công,
lắp đặt.
Khi phương pháp dùng sợi bù tán sắc (DCF) bị hạn chế về suy hao ghép khá lớn, công
suất trong sợi quang phải đảm bảo đủ nhỏ để các hiệu ứng phi tuyến không xảy ra và giá thành lắp
đặt cũng khá cao. Tuy nhiên phương pháp DCF vẫn sử dụng phổ biến vì tính đơn giản của nó.
Do thời gian tìm hiểu không nhiều, sự hạn chế về tài liệu cũng như kiến thức nên nội dung
và bố cục trình bày trong bài báo cáo còn nhiều thiếu sót. Vì vậy Nhóm 1 mong nhận được nhiều
nhận xét từ Thầy Việt Em - hướng dẫn chuyên đề và độc giả để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
E – Tài Liệu Tham Khảo
1. TS. Vũ Văn San, “Hệ thống thông tin quang – tập 1”. Nhà xuất bản bưu điện, Hà nội 72003.
2. Nguyễn Đức Nhân, “Bài giảng kỹ thuật thông tin quang I”, Học viện công nghệ bưu chính
viễn thống.
3. Bài giảng thông tin quang 1 và 2 ( file PDF ) của Học viện công nghệ bưu
chính viễn thông.
F – Thuật Ngữ Viết Tắt
BÙ TÁN SẮC : SỬ DỤNG SỢI BÙ TÁN SẮC DCF
Page xxiii