Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

làm rõ mức độ thất bại thị trường tại việt nam so với thể giới và so với thời gian trước hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.83 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ TÀI NHÓM 2:

THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG

Thành viên:
Họ và tên
1.
2.
3.
4.
5.

Mã sinh viên


Mục lục

2


A: GIỚI THIỆU CHUNG
1.
KHÁI NIỆM:
- Thất bại thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể
sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn.
- Những thất bại của thị trường là cơ sở cho sự can thiệp của chính phủ vào nền
kinh tế.
2.


NGUYÊN NHÂN CỦA THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG:

- Khi xã hội phân bổ các nguồn lực không hiệu quả
- Khi nền kinh tế sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một hàng hóa nào đó

3.

NGUỒN GỐC CỦA CÁC THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG:

- Độc quyền
- Ngoại ứng
-Hàng hóa công cộng
-Hàng hóa khuyến dụng

3


B: LÀM RÕ MỨC ĐỘ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM SO
VỚI THỂ GIỚI VÀ SO VỚI THỜI GIAN TRƯỚC HỘI NHẬP.
I) ĐỘC QUYỀN

1.1 KHÁI NIỆM.
Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một ngươi bán và sản
xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa thay thế nào gần gũi.
1.2 NGUYÊN NHÂN


Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường cho các hãng: Với
những ngành đc coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thường tạo
cho nó 1 cơ chế độc quyền. Bên cạnh đó 1 số hãng sẽ trở thành độc




quyền nhờ đc chính phủ cho khai thác 1 thị trường nào đó.
Chế độ bản quyền với phát minh sáng chế và sở hữu chí tuệ tạo cho



người có bản quyền vị thế độc quyền trên thị trường.
Sở hữu nguồn lực đặc biệt: mang lại cho chủ sở hữu thế mạnh độc



quyền trên thị trường.
Giảm chi phí khi sản xuất lớn: do tính chất đặc biệt của ngành, các
hãng nào đó có mặt trên thị trường trước, có thể liên tục giảm giá khi
mở rộng sx và trở thành 1 hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập
thị trường của các hãng mới. Hiện tượng này gọi là độc quyền tự
nhiên

1.3 PHÂN LOẠI
Độc quyền có hai loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên. Độc quyền
thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản
phẩm, không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Tuy nhiên trên thực tế
không có loại độc quyền thường

4


Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình

sản xuấ đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản
xuất mở rộng. Do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông
qua một hãng duy nhất chẳng hạn độc quyền trong ngành điện là một ví dụ cho
hình thức độc quyền tự nhiên
1.4 THỰC TRẠNG
Một số ví dụ về công ty độc quyền: VNPT, tập đoàn điện lực Việt Nam




EVN. PetroVietnam,
Độc quyền tự nhiên

trong

các

ngành

kết

cấu

hạ

tầng:

+ Độc quyền tự nhiên tồn tại trong những ngành kinh tế quan trọng, ảnh
hưởng mạnh mẽ đến chiến lược phát triển kinh tế của đất nước như:
Điện, nước, dầu khí, giao thông… chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp

nhà nước được phép hoạt động
VD: Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam
kinh doanh đa ngành. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất
nhập khẩu điện năng.
Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đang độc quyền trong ngành điện, là người
tự đặt ra giá thu mua điện năng của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, khí điện
đạm kể cả thu mua sản lượng điện từ bên ngoài như Trung Quốc… Do bị ép giá,
giá thu mua của ngành điện đưa ra thấp hơn giá thành sản xuất của nhà máy, nên
nhiều nhà máy sản xuất điện năng không phải do tập đòan đầu tư bị thua lỗ, cuối
cùng phải bán chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần cho EVN, báo đài cũng đã
phản ánh nhiều về vấn đề này đến nay cũng chưa có câu trả lời của ngành điện.
Tập đòan cũng là người bán và phân phối điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và
sinh họat của người dân và doanh nghiệp
Tình trạng cắt điện luân phiên hay cắt điện đột xuất của ENV ảnh hưởng tới
cuộc sống người dân hay gây ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp,
5


Nếu nhìn ra thế giới, những quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Brazil,… trước
đây không lâu họ cũng ở trong tình trạng độc quyền về điện và nước như Việt
Nam. Hậu quả mang đến chính là việc các nước lớn mạnh có nền công nghiệp
phát triển mạnh trên thế giới thì ngành điện lại không hề phát triển. Do đó mà
các quốc gia này đã phải thay đổi thể chế, phá vỡ thế độc quyền ngành điện để
đưa nền kinh tế đi lên. Ví dụ như ở Mỹ hiện nay mỗi bang ở đây đều có ít nhất 2
đơn vị cung cấp điện, có nơi lên tới 12 đơn vị như ở Texas. Điều đó đảm bảo
quyền lợi và sự lựa chọn của người dân.
+Kinh doanh theo mô hình khép kín, từ khâu đầu đến khâu cuối rồi đưa ra mức
giá chung cao hơn mức giá thực tế của sản phẩm để thu lợi nhuận siêu ngạch…
nên người tiêu dùng mất nhiều chi phí hơn để sử dụng các hàng hóa dịch vụ

trong khi chất lượng không tương xứng…

VÍ DỤ:
(số liệu từ Ngân Hàng thế giới năm 2013) thì mức giá cước 3G củaViệt Nam chỉ
chiếm 2,2% GNI bình quân đầu người và chỉ bằng:
- Khoảng 1/3 mức trung bình thế giới
- Bằng ¼ mức trung bình các nước đang phát triển. Giá cước Việt Nam khá rẻ
tuy nhiên thì chất lượng 3G lại quá kém và khiến đại đa số người dân không hài
long.


Chi phí một phút gọi từ Kuala Lumpur về VN (qua tổng đài tiết kiệm 132)
là 1.350 đồng/phút. Giá cước của MobiFone gọi cho mạng khác là xấp xỉ
1.200 đồng/phút). Còn nếu uang MobiFone gọi qua Malaysia qua tổng
đài 171, rẻ hơn so với thông thường, nhưng cũng đến 3.600 đồng/phút
(chưa VAT)!

6


Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của VN không bằng ¼ so với
Malaysia.
+ Giá hàng hóa cao trong khi chất lượng phục vụ hàng hóa còn hạn chế.
VÍ DỤ:


Hệ thống giao thông kém phát triển,đường xá chật hẹp,gây ùn tắc tai nạn, tình
trạng ngập úng trên các con đường khi có mưa… đặc biệt ở các thành phố lớn




như Hà Nội, Hồ Chí Minh.
Kho hàng bến bãi cảng biển ít, đường sắt kém phát triển, hệ thống cấp thoát
nước thiếu, mất vệ sinh.
NHƯ VẬY: Độc quyền khiến năng suất lao động thấp, giá cả tăng cao 1 cách
bất hợp lí,buộc toàn bộ nền kinh tế phải chịu mức giá đầu vào cao,tăng chi phí
cho các doanh nghiệp kinh doanh khác trong nền kinh tế quốc dân.
1.5 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ.
a)

Hạn chế bớt các doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh, các rào
cản với các doanh nghiệp ngoài nhà nước cần được tháo gỡ dần.

Ví dụ: như ở ngành điện thì Theo Quyết định số 8266/QĐ-BCT .Bộ Công
thương đã chính thức phê duyệt thiết kế chi tiết thị trường buôn bán điện cạnh
tranh.Theo đó Tổng công ty Điện lực được quyền tham gia và bán buôn điện
cạnh tranh, thay vì chỉ một Công ty mua bán điện Thuộc Tập đoàn Điện lực việt
Nam (EVN) như trước kia. Từ năm 2016 sẽ là giai đoạn vận hành thí điểm bước
1 thị trường bán buôn điện cạnh tranh.Từ năm 2017 – 2018, là giai đoạn vận
hành thí điểm bước 2 và thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ chính thức hoàn
chỉnh từ năm 2019. Việc hạn chế doanh nghiệp nhà nước độc quyền sẽ khiến các
doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hang hóa dịch vụ cũng như chất
lượng cuộc sống người dân sẽ tăng lên và đất nước sẽ phát triển hơn. Tuy nhiên
hiện tại nhà nước vẫn chưa có luật quy định rõ rang về doanh nghiệp độc quyền
cũng như chưa thực sự mạnh tay để cải tổ các doanh nghiệp độc quyền.

7


b)


Cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh vận hành 1 cách
trôi chảy, hạn chế các hành vi cạnh tranh ko lành mạnh trên thị trường….

Ví dụ: Tại cuộc họp do Bộ Thương mại chủ trì diễn ra trong hai ngày 29-30/5,
Dự án Luật Cạnh tranh đã được đưa ra góp ý kiến. Dự luật được soạn thảo từ 10
tháng nay với mong muốn bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, lành
mạnh, chống độc quyền trong nền kinh tế có nhiều tổng công ty nhà nước, hiệp
hội ngành nghề.
Dự án Luật Cạnh tranh, do Bộ Thương mại chủ trì soạn thảo gồm 62 điều, chia
làm 8 chương, gồm: Những quy định chung; Thoả thuận hạn chế cạnh tranh;
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh
nghiệp; Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Quản lý nhà nước về cạnh
tranh; Xử lý vi phạm; Điều khoản thi hành.Xây dựng cơ quan chuyên trách theo
dõi ,giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.Rà soát và hạn
chế bớt các lĩnh vực độc quyền,kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn.
Việc hạn chế các doanh nghiệp độc quyền, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh
giúp nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội.
c)

Cải thiện môi trường thông tin và pháp lí theo hướng minh bạch và kịp
thời hơn, đồng thời cải cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh.

Cải cách khâu hành chính vốn đã rườm rà phức tạp của Việt Nam góp phần giúp
các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn khi tham gia cạnh tranh lành mạnh. Nhưng ở
Việt Nam việc cải cách hành chính chưa thực sự hiệu quả. Môi trường cung cấp
thông tin và pháp lý chưa thực sự minh bạch và kịp thời.
d)


Cơ cấu lại và kiểm soát độc quyền. Điều tiết giá cả, khống chế giá trần.
Đánh thuế và lợi nhuận độc quyền.  Sẽ khiến doanh nghiệp hoạt đông lành

e)

mạnh hơn, đời sống nhân dân và xã hội tốt hơn.
Đặc biệt vừa rồi khi Việt Nam mới kí hiệp định TPP , sau khi đàm phán với
các nước, đặc biệt là với Hoa Kỳ, Việt Nam đã thông qua một số quy định của
8


Hiệp định TPP về DNNN. Trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu như: các
DNNN phải hoạt động theo cơ chế thị trường; DNNN không được nắm vị trí
độc quyền, gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư; DNNN phải minh bạch
hóa một số thông tin như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, báo cáo tài chính…; Nhà
nước không được trợ cấp quá mức cho các DNNN, gây ảnh hưởng lớn đến lợi
ích của nước khác.
Thực tế này đặt ra đòi hỏi cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách DNNN theo yêu
cầu loại bỏ độc quyền và những ưu đãi dành riêng cho DNNN, áp đặt kỷ luật
thị trường đối với DNNN để đảm bảo “tương thích” với cam kết TPP và giúp
các DNNN phát triển vững chắc và phát triển hơn trong giai đoạn tới.
II)

NGOẠI ỨNG

• Khái niệm: Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc
hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng
những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh
hưởng đó được gọi là ngoại ứng.
• Ngoại ứng gồm hai loại: Ngoại ứng tiêu cực và Ngoại ứng tích cực.

• Đặc điểm ngoại ứng:
- Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra.
- Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi
chỉ mang tính tương đối.
- Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tương
đối.
- Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội.
Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo
ra thời cơ phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập
khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ
9


tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo
được môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao
giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt
Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử
thách. Vấn đề khó khăn nhức nhối nhất hiện nay, ảnh hưởng đến đời sống của
từng cá nhân trong xã hội, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Theo thống kê
của Ngân hàng Thế giới thì thiệt hại về ô nhiễm không khí ở Thái Lan về
kinh tế làm mất đi 1,6% tổng sản lượng quốc gia hàng năm do mất đi những
ngày lao động, phí tổn y tế nhập viện, chữa trị. Năm 2002, ô nhiễm bụi đã
đưa đến hơn 17.000 ca nhập viện, tốn 6,3 tỷ đô la Mỹ chi phí y tế. Qua con
số thống kê này có thể thấy chi phí xã hội cho ngoại ứng tiêu cực này là rất
lớn đối với mỗi quốc qia. Đối với Việt Nam, Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ
rõ, tình trạng ô nhiễm môi trường tại Việt Nam đang gây thiệt hại kinh tế đến
5% GDP hằng năm. Ngoài ra, hằng năm Việt Nam còn phải chi ra 780 triệu
USD cho việc chữa trị những chứng bệnh do ô nhiễm môi trường gây nên.
Tỷ lệ chi trả để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của năm 2010 khoảng 0,3% GDP,
dự kiến sẽ tăng lên tới 1,2% GDP năm 2020. Hiện tại, tỷ lệ ung thư và các

bệnh có liên quan đến môi trường ở Việt Nam rất lớn.
Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà
máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô
thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm
nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí
tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức
độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Thực tế là các nhà máy sản xuất ở Việt Nam thường lựa chọn những dây
chuyền công nghệ cũ, giá rẻ nhằm giảm chi phí mà họ không quan tâm đến
vấn đề xử lý chất thải. Lý do là nhà nước do chưa có quy định, biện pháp chế
tài thật sự hiệu quả về vấn đề này đối với các doanh nghiệp cho nên những
thiệt hại về ô nhiễm môi trường do các doanh nghiệp gây ra nhà nước phải
10


tiêu tốn chí phí khá lớn để giải quyết vấn đề này, chi phí này chính là chi phí
xã hội và ngoại ứng ô nhiễm môi trường này cũng dẫn đến tính phi hiệu quả
của thị trường.
1) NGOẠI ỨNG TIÊU
1.1KHÁI NIỆM.

CỰC.

Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài
người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được
phản ánh trên giá cả thị trường.
Ví dụ: Vấn đề ô nhiễm môi trường do các nhà máy thải ra đang ngày một
tăng lên, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân và đang trở thành vấn
đề được dư luận quan tâm. Điển hình là tình trạng cá chết hàng loạt ở vùng
biển miền Trung do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm nay hay gần

nhất là hiện tượng cá chết phủ trắng mặt Hồ Tây vào những ngày đầu tháng
10 mới đây vẫn đang trong quá trình điều tra.
1.2

THỰC TRẠNG.

Tìm hiểu thực trạng của ngoại ứng tiêu cực ở Việt Nam thông qua sự việc
gây ô nhiễm môi trường của công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Công ty Formosa – Đài Loan, thành lập từ năm 1958 nguyên là một công ty
sản xuất nhựa nhiệt dẻo và PVC, nhưng nay trở thành một công ty tổ hợp
công nghiệp đa ngành, có mạng lưới 4 đơn vị lớn và hàng trăm công ty con.
Vào tháng 4/2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi trôi
dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Hiện tượng này sau đó lan ra
vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ
biển vớt được hàng tấn cá chết. Qua điều tra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP
Mai Tiến Dũng kết luận: “Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công
vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng”
11


Ông Nguyễn Văn Huân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Trị - cho
biết, tính đến thời điểm cuối tháng 6/2016 tỉnh có 2.659 tàu thuyền/4.778 lao
động khai thác biển bị thiệt hại. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại ước
tính 824.221ha; 15.934 lao động mất thu nhập; 1.290 tấn sản phẩm tồn lưu
kho đông lạnh. Kinh phí bồi thường thiệt hại cho người dân vùng bị ảnh
hưởng tính cho 6 tháng trên 959,6 tỷ đồng. Sự cố môi trường vừa qua đã ảnh
hưởng lớn đến hoạt động khai thác thủy sản của toàn tỉnh; sản lượng khai
thác chủ yếu là xa bờ; các tàu dưới 90CV nằm bờ gần như hoàn toàn, khai
thác không hiệu quả, sản lượng khai thác thủy sản đạt thấp, các cơ sở dịch vụ

hậu cần nghề cá đang hoạt động cầm chừng và gặp nhiều khó khăn. Từ tháng
4 đến nay do sự cố môi trường biển, người dân không dám lấy nước biển vào
nuôi nên tôm nuôi bị chết và xảy ra dịch bệnh trên diện rộng với tổng diện
tích 313,31ha.

1.3 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ
Chính phủ đã ban hành các quyết định hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiệt
hại; cấp 15kg gạo/nhân khẩu/tháng trong thời gian 1,5 tháng cho các hộ đánh
bắt ven bờ và vùng lộng bị ảnh hưởng; hỗ trợ các tàu khai thác ven bờ không
ra khơi được mỗi tàu 5 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các hộ thu mua
cá và dịch vụ nghề cá; hỗ trợ tiêu huỷ cá chết.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan thực hiện ngay bồi thường, hỗ trợ chuyển
nghề cho dân theo đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, sát thực tế,
có giám sát của dân, mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí.
Yêu cầu Formosa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết. Đồng thời triển
khai lắp đặt hệ thống giám sát môi trường biển ở 4 tỉnh và công khai số liệu.
Theo đó, Formosa cam kết bồi thường thiệt hại cho người dân và hỗ trợ
12


chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số
tiền là 11.500 tỉ đồng, tương đương 500 triệu USD.
Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết hậu quả Chính phủ cần xem xét đến
trách nhiệm của cơ quan quan lí môi trường đã không hoàn thành nhiệm vụ
quản lý để Formosa vi phạm nghiêm trọng như vậy.
2)
2.1

NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC.
KHÁI NIỆM.


Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải
người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá
bán.
Ví dụ: Sự tiến bộ của khoa học công nghệ góp phần cải tiến năng suất lao
động và tạo ra những cuộc cách mạng trong mọi mặt của đời sống nhân dân,
hay sự phát triển về lĩnh vực y tế, giáo dục không chỉ giúp nâng cao mức
sống cho mỗi cá nhân mà còn đào tạo cho xã hội nguồn lực chất lượng cao, là
nền tảng thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
2.2

THỰC TRẠNG.

Xem xét ví dụ về dịch vụ y tế là tiêm chủng phòng bệnh ở Việt Nam để hiểu
hơn về dạng thất bại này.
Chính phủ ta đã tổ chức chiến dịch tiêm chủng mở rộng cho trẻ sơ sinh (hàng
năm trên 90% trẻ sơ sinh cả nước ở quy mô tuyến huyện được tiêm đủ 10
loại vacxin thiết yếu phòng bệnh bao gồm: Lao, viêm gan B - bạch hầu - uốn
ván - ho gà – viêm màng não, bại liệt, tả, viêm não Nhật Bản, sởi, thương
hàn)
Tiêm chủng phòng bệnh thường được coi là tạo ra ngoại ứng tích cực, vì
ngoài việc những người được tiêm chủng sẽ giảm được nguy cơ bị nhiễm
bệnh, cả những người không được tiêm chủng cũng được lợi vì khả năng lây
13


bệnh sang họ sẽ giảm đi nếu số người nhiễm bệnh giảm. Do đó, lợi ích của
việc tiêm chủng đã vượt ra ngoài những đối tượng trực tiếp tiêm chủng.
2.3


GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ.

Ngày 01/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành
Nghị định Chính phủ số 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng
có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016 đã tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng
bộ cho việc quản lý hoạt động tiêm chủng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước,
huy động nguồn lực cho công tác tiêm chủng.
Nâng cao tỷ lệ hình thức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng ở đơn vị tuyến
xã, kết hợp chặt chẽ với hình thức tiêm chủng chiến dịch, gồm cả chiến dịch
toàn quốc, chiến dịch theo khu vực hoặc chiến dịch nhỏ đáp ứng cho từng địa
bàn (huyện, xã, nhà trường, khu dân cư...) có nguy cơ cao hoặc xảy ra dịch.
Tăng cường chỉ đạo, giám sát, hỗ trợ đối với những vùng triển khai tiêm
chủng gặp nhiều khó khăn như ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.
Tranh thủ hỗ trợ quốc tế, đưa vào Chương trình những vắc xin mới, lịch tiêm
mới, kỹ thuật tốt hơn; tăng cường chất lượng dây chuyền lạnh; giám sát bệnh,
giám sát an toàn tiêm chủng ở những địa bàn trọng điểm và trên toàn quốc.
Trong thực tế, Chính phủ đã nhiều lần tiến hành trợ cấp cho ngoại ứng tích
cực bằng cách cung cấp những dịch vụ công cộng nhất định với mức giá thấp
hơn chi phí biên để cung cấp dịch vụ đó. Chẳng hạn, nhiều công ty môi
trường đô thị tiến hành thu nhặt rác thải thành phố, nhưng người dân chỉ phải
trả một mức phí vệ sinh thấp hơn chi phí thực tế vận hành hệ thống thu nhặt
rác thải đó. Mức chênh lệch này sẽ được Chính phủ bù lỗ - tức là một dạng
trợ cấp – nhằm giảm bớt sự tồn đọng của rác thải gây mất mỹ quan chung.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành trợ cấp Chính phủ cần phải lưu ý một số điểm
như sau:

14


Thứ nhất, dù bằng cách này hay bằng cách khác, trợ cấp cũng sẽ tạo thêm

gánh nặng cho những người trả thuế. Vì thế, tiến hành trợ cấp sẽ tạo ra một
sự phân phối lại từ người trả thuế sang ngườiđược nhận. Do đó, cần cân nhắc
cả tác động về mặt hiệu quả cũng như công bằng xã hội.
Thứ hai, việc một hoạt động nào đó tạo ra lợi ích cho xã hội chưa đủ điều
kiện để đề nghị trợ cấp cho hoạt động đó. Trợ cấp chỉ có ý nghĩa khi thị
trường không cho phép người tạo ra lợi ích này được thù lao đầy đủ cho
những lợi ích mà họ tạo nên. Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật có thể cứu sống
nhiều người nhưng hoạt động của anh ta lại không tạo ra ngoại ứng tích cực,
khi mà tiền lương của anh ta đã phản ánh đúng giá trị của sự phục vụ đó.

III) HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG, PHI KHUYẾN DỤNG.
1) HÀNG HÓA KHUYẾN DỤNG.
1.1

KHÁI NIỆM.
Hàng hóa khuyến dụng là những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dung
chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu
dùng khiến chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng.
VÍ DỤ: Như việc trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

1.2

THỰC TRẠNG.
Dựa vào nghiên cứu vấn đề trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
để hiểu rõ hơn về thực trạng của hàng hóa khuyến dụng tại Việt Nam.
- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2015 đã có
gần 9.000 người chết do TNGT, trong đó có tới 1.900 trẻ em. Đặc biệt, có tới
50% trong số này bị chấn thương sọ não do không đội mũ bảo hiểm. Vấn đề
này được Quốc hội, Chính phủ quan tâm và đưa vào trong hệ thống văn bản
pháp luật, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định trẻ em trên 6 tuổi

bắt buộc phải đội MBH khi ngồi trên xe gắn máy và cũng được nêu rõ trong
15


Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/11/2013 quy định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Theo thống kê của Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP), tại Việt
Nam tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm chỉ chiếm 18% trong khi tỷ lệ người lớn
đội mũ bảo hiểm đạt 89%.
Một vấn đề đáng bàn nữa đó là các thức đội mũ và chất lượng mũ bảo hiểm
-Người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe máy đội mũ không đúng quy
cách: không cài quai mũ, không có quai mũ, đội mũ ngược, mũ bị méo mó…
-Người dân đội các loại mũ thời trang đa phong cách, mẫu mã, rẻ tiền
nhưng kém chất lượng…
-Một bộ phận người dân chỉ đội mũ để đối phó với pháp luật mà không
quan tâm tới an toàn bản thân.
-Trênthị trường hiện đang có 70%-80% mũ kém chất lượng, không an toàn
cho người sử dụng.
1.4 NGUYÊN NHÂN
- ý thức chấp hành luật của người lớn chưa cao, còn chủ quan, mang tính đối
phó nhiều lý do được đưa ra: trẻ em không cần phải đội MBH vì không cần
thiết, nóng nực, không có chỗ cất mũ bảo hiểm, sợ trẻ nhỏ bị ảnh hưởng đến
đốt sống cổ và đầu… nên vấn đề bảo vệ trẻ em, trong đó có việc đội mũ bảo
hiểm cho trẻ em khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy chưa thực sự được quan
tâm.
- Trong quá trình thực hiện, lực lượng chức năng còn gặp khó khăn trong
việc xác định độ tuổi, việc xử phạt đôi khi ảnh hưởng đến giờ học của các
cháu nên kết quả xử phạt chưa cao, mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở tuyên
truyền là chính, từ đó dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật của nhiều phụ
huynh trong việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em.

16


- Công tác giáo dục tuyên truyền chưa được quan tâm thường xuyên, đúng
mức, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị cùng
vào cuộc.
1.5 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ.
- Các ngành chức năng cần duy trì và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
thông tấn báo chí ở Trung ương và địa phương tổ chức tuyên truyền thường
xuyên liên tục dưới nhiều hình thức, nội dung phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu
để hình thành thói quen tự giác trong việc đội mũ bảo hiểm đối với học sinh.
- Bên cạnh công tác giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở thì công tác TTKS, xử
lý vi phạm cần phải được duy trì thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao tính
răn đe trong việc thực hiện quy định của pháp luật, tạo được sự gắn kết chặt
chẽ giữa công tác truyền thông với công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm
nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động truyền thông, cưỡng chế.
- Tổ chức tập huấn cho lực lượng CSGT, nhằm tăng cường năng lực trong
việc thực hiện quy định của pháp luật về đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em khi
tham gia giao thông.
u Các cơ quan chức năng cũng cần có những biện phát cứng rắn và hiệu quả
nhằm xử lý dứt điểm tình trạng bán mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng
để bảo vệ tính mạng cho người dân khi tham gia giao thông.
u Cần chú trọng tới sản xuất mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn chất lượng cao
phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam cho người tham gia giao thông. Đặc
biệt là chú trọng tới sản xuất mũ bảo hiểm với những kích cỡ phù hợp, chất
lượng được kiểm nghiệm riêng dành cho từng lứa tuổi.
2) HÀNG HÓA PHI KHUYẾN DỤNG.
2.1 KHÁI NIỆM.
Hàng hóa phi khuyến dụng là những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu
dùng chúng có hại cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân lại không tự nguyện

17


từ bỏ, khiến chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm
sử dụng hàng hóa đó.
u Ở Việt Nam, rượu, thuốc lá là hàng hóa phi khuyến dụng mà nhà nước
hạn chế sử dụng.
u Cờ bạc, ma túy, vũ khí là hàng hóa phi khuyến dụng bị ngăn cấm.
2.2 THỰC TRẠNG.
u Đối với rượu, thuốc lá.
* Rượu
• Ở Việt Nam, rượu, bia đã trở thành loại văn hóa ẩm thực không thể thiếu
được của người dân. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay thanh niên lạm dụng
rượu, bia có xu hướng tăng về số lượng và mức độ (mở rộng về đối tượng, cả
nam và nữ, không trừ đối tượng nào, tất cả thanh niên các vùng). Theo đó,
Việt Nam đứng thứ 2 về tỷ lệ uống rượu bia ở Đông Nam á, đứng thứ 10 ở
châu Á và đứng thứ 29 trên thế giời. Ngoài ra ở Việt Nam có đến 77,3% nam
giới sử dụng rượu bia, đây là con số cao nhất thế giới nếu tính riêng nam
giới, còn về nữ giới có 11% số nữ giới sử dụng rượu bia.
• Theo con số thống kê tính đến tháng 1/2016 Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,4
triệu lít và 70 triệu lít rượu. Đặc biệt, thống kê còn cho thấy, mỗi năm Việt
Nam còn tiêu thụ khoảng 200 triệu lít rượu không chính thống được nấu ở
trong dân. Nếu tính trung bình thì một người nam giới trưởng thành uống
khoảng 27,4 lít cồn nguyên chất, đây là con số rất đáng báo động và là một
trong số những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỷ lệ này.
• Hiện có 44,2% số người sử dụng rượu, bia ở mức nguy hại cho sức khỏe,
và 45% số người sử dụng rượu bia lái xe trong vòng 2 giờ đồng hồ sau uống,
đó chính là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.

18



• Đồ uống có cồn cũng chính là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nam giới
tuổi từ 15-49 tại Việt Nam. Tỷ lệ tử vong do ung thư gan liên quan đến đồ
uống có cồn ở nam giới từ 50-69 tuổi gần 10% - cao gấp trên 3 lần trung bình
toàn cầu. Bên cạnh đó, các vấn đề xã hội liên quan đến sử dụng đồ uống có
cồn như: Bạo lực gia đình; xâm hại trẻ em...
* Thuốc lá:
• Theo thông tin được cung cấp từ thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng
Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, trong vòng 20 năm qua, lượng tiêu thụ
thuốc lá của Việt Nam tăng bình quân từ 2 tỷ bao lên đến hơn 4 tỷ bao mỗi
năm.
• Tỷ lệ hút thuốc lá của nam giới trưởng thành ở Việt nam là 47% tương
đương với 15 triệu nam giới hút thuốc. Nếu tính cả nữ giới với một tỷ lệ thấp
hơn thì Việt Nam đứng trong nhóm 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế
giới.
• Hàng năm có khoảng 40.000 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc
lá, gần gấp 4 lần số ca tử vong vì tai nạn giao thông đường bộ. Thực tế, khói
thuốc lá chứa hơn 4.000 chất hóa học, trong đó có 43 chất gây ung thư, gây
ra 25 căn bệnh nguy hiểm khác nhau như ung thư phổi, bệnh tim mạch, phổi
tắc nghẽn, vô sinh...
• Theo con số của Bộ Y tế năm 2014, mỗi năm người Việt chi đến 22.000 tỷ
đồng để mua thuốc lá. Nhưng con số tài chính chi cho thuốc lá không dừng
lại ở đó.Với 22.000 tỷ mỗi năm để mua thuốc, người Việt còn phải chi thêm
23.000 tỷ mỗi năm để chữa các bệnh liên quan đến thuốc lá (con số này chỉ
tính chi phí của 5/25 bệnh liên quan).
• Việt Nam là nước có mức thuế thuốc lá thấp gần nhất trong khu vực (thấp
hơn Brunei, Singapore, Thái Lan, Malaysia... và chỉ cao hơn Campuchia).
Thuế áp trên mỗi sản phẩm thuốc lá tại Việt Nam chiếm 41,6% trên giá bán
19



lẻ (65% giá xuất xưởng). Tính ra, loại thuốc lá tầm trung có tính phổ biến
nhất của người Việt cũng chỉ có giá chưa đến 1.000 đồng/ điếu và được bán
lẻ với giá từ 1000 - 2000 đồng/điếu. Nhiều loại thuốc còn rẻ hơn giá này.
Chính vì thế, ngay cả những người có thu nhập thấp, thanh thiếu niên cũng
dễ dàng tiếp cận và trở thành người nghiện thuốc.
• Những chất độc hại được tạo ra từ khói thuốc lá tương đương với nhiều
loại hóa chất khác (Ảnh minh họa)
u Đối với cờ bạc, ma túy.
* Ma túy
• Trước thời kì đổi mới, người nghiện ma túy thường tập trung ở vùng núi
phía Bắc, nơi có đồng bào trồng cây thuốc phiện và hút thuốc phiện với tổng
số khoảng 30000 người. Ở miền Nam, tệ nạn ma túy phát triển tràn lan, trước
1975 có khoảng 170000 người nghiện vsf tsspj trung ở các thành phố, thị xã.
Sau 1975, dưới chủ trương của Đảng và nhà nước, nạn ma túy được đẩy lùi
rõ rệt. Năm 1980, cả nước chỉ còn 30000-40000 người nghiện. Nhưng từ sau
khi đổi mới, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, đất nước có những
thay đổi nhất định thì tình hình nghiện ma túy ngày càng gia tăng và ngày
càng phức tạp
• Theo thống kê cuối năm 2011, cả nước có hơn 158.000 người nghiện,
tăng hơn 8.500 người so với năm trước, và hơn 48% người nghiện tuổi 16 –
30. Theo số liệu báo cáo của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTB&XH) năm 2012, hiện người nghiện ma túy đang có xu hướng "trẻ hóa”.
Trong 10 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma
tuý, trong đó có tới 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 50%
tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Đây là một vấn đề gây bao lo
lắng, bức xúc cho các nhà giáo dục và toàn xã hội nói chung.

20



• Ở Việt Nam số người nghiện ma túy tăng mạnh từ năm 2000 đến 2007
(khoảng 178.305 người), từ năm 2007 đến nay số người nghiện ma túy có xu
hướng giảm. Đến cuối tháng 6/2011 có khoảng 149.900 người nghiện ma túy,
tăng gấp 2,7 lần so với năm 1994 như vậy mỗi năm tăng khoảng gần 6000
người nghiện. Đến tháng 9/2014 toàn quốc có 204.377 người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý của cơ quan công an, tăng gần 12% (gần 23.000 người) so
với cuối năm 2013.
• Loại ma túy được sử dụng và hình thức sử dụng ma túy cũng có nhiều
thay đổi phức tạp. Thay cho thuốc phiện trong khoảng 15 năm trước đây,
heroin là loại ma túy được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam. Tính đến tháng
9/2014 cả nước có 204.377 người nghiện, trong đó có đến 85% người nghiện
thường xuyên sử dụng heroin. Những người tiêm chích ma túy chiếm ưu thế
trong nhóm nhiễm HIV tại Việt Nam (chiếm 45% số người nhiễm HIV).
• Người nghiện sử dụng heroin hiện nay khoảng 72% và có xu hướng giảm
dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng
Amphetamin(ATS) gia tăng (2,5% năm 2005 nhưng đến 9/2014 khoảng
14,5%). Hiện nay giới trẻ đang đua nhau tuyên truyền sử dụng ma túy tổng
hợp là “đẳng cấp”, là “sành điệu” nhưng thực tế đây là loại ma túy rất nguy
hiểm, gây ảo giác hoang tưởng, còn được gọi là “ma túy điên” và hiện nay
thế giới chưa có phác đồ điều trị cai nghiện ma túy tổng hợp. Một số người
sử dụng ma túy tổng hợp gây ảo giác hoang tưởng đã có những hành vi phạm
pháp như chém giết người thân, bắt cóc trẻ em, tổ chức sinh nhật bằng ma
túy tổng hợp gây tử vong nhiều người như ở Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội.
• Ngoài ra, số liệu của Bộ Y tế cũng cho biết, năm 2011 cả nước có hơn
14.000 người xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV và hầu hết ở lứa tuổi khá trẻ,
từ 20 - 39 tuổi chiếm 82% và lây truyền qua đường máu (46,7%) và tình dục
(41,4%) là chủ yếu. Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS giảm dần, tuy nhiên,
nguy cơ tiềm tàng cao ở nhóm nghiện chích ma tuý vẫn đang là mối nguy
cho cả cộng đồng.

21


* Cờ bạc
• Từ đầu năm 2011 đến nay, lực lượng công an (CA) trên cả nước có nhiều
chiến dịch triệt phá những ổ nhóm đánh bạc lớn, xử lý hình sự nhiều đối
tượng. Qua các vụ việc được phát hiện, cơ quan CA nhận định, tệ nạn cờ bạc
đang diễn biến phức tạp, tăng cả về số lượng và mức độ, kéo theo nhiều hậu
quả xấu về trật tự an toàn xã hội.
• Ngoài những loại hình cờ bạc "truyền thống" còn có đường dây đánh bạc,
cá độ bóng đá qua mạng internet cũng hoạt động khá mạnh, với số lượng tiền
chuyển ra nước ngoài rất lớn. Từ đầu năm đến nay, CA các đơn vị, địa
phương đã phát hiện, triệt phá gần 2 nghìn vụ đánh bạc, bắt và xử lý gần
9.600 đối tượng. Nhiều tổ chức cờ bạc đã lợi dụng CNTT, trong đó cá độ
bóng đá đã có sự liên kết, móc nối của các đối tượng ở nhiều vùng miền và
với các tổ chức cá độ ở nước ngoài. Từ tội phạm và tệ nạn cờ bạc đã dẫn tới
sự gia tăng của nhiều loại tội phạm khác như cho vay nặng lãi, cướp, cướp
giật, trộm cắp và nhiều hệ lụy xã hội khác gây ảnh hưởng không tốt đến
ANTT và bức xúc trong dư luận xã hội.
2.3 GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ.
u Đối với rượu bia, thuốc lá:
• Đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục nâng cao nhận thứcvề luật
pháp quy định về sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, xây dựng thái
độ, hành vi đúng đắn của thanh niên với rượu, bia thông qua các giải pháp
truyền thông để làm cho thanh niên biết những tác hại đến sức khỏe và những
hậu quả xã hội do việc lạm dụng rượu, bia gây ra.
• Ngoài ra, còn triển khai nhiều phong trào và cuộc vận động, lồng ghép
cuộc vận động thanh niên không lạm dụng rượu, bia với các phong trào khác.
• Cần sớm ban hành Luật phòng chống tác hại thuốc lá


22


• Thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, cần sớm ban
hành Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có nội dung mạnh mẽ và toàn diện,
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
• Ngoài ra, chính phủ còn có quan điểm cần kiểm soát bán buôn và bán lẻ
thuốc lá chặt chẽ hơn.
u Đối với cờ bạc, ma túy:


Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, đấu tranh phòng chống các tệ

nạn cờ bạc, số đề, cá cược nhằm đảm bảo an ninh trật tự, định hướng hoạt
động của người dân theo hướng lành mạnh.
• Các cấp ủy, chính quyền phải coi chống cờ bạc, số đề, cá cược là một
trong những nhiệm vụ chính để lãnh đạo, chỉ đạo điều hành hệ thống chính
trị, các cơ quan chức năng trong phạm vi quản lý của mình cùng tham gia
đấu tranh phòng chống.
• Các cơ quan thông tin, truyền thông đại chúng phải có kế hoạch tăng
cường đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật làm cho
các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ về tác hại của tệ nạn.


Các cơ quan chức năng nhất là cơ quan công an cần phải thường xuyên

mở các chiến dịch truy quét các ổ nhóm cờ bạc, số đề, cá cược trên toàn địa
bàn thành phố. Đối với các vụ việc tham gia cờ bạc, số đề, cá cược phát hiện
bắt giữ được, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ và xử
lý kiên quyết, kịp thời, công khai và thông báo rộng rãi trên các phương tiện

thông tin đại chúng để người dân được biết nhằm góp phần giáo dục, răn đe
chung đối với mọi người.
• Giáo dục tác hại của ma túy và các biện pháp phòng tránh các vấn đến
liên quan đến ma túy ngay từ các cấp học phổ thông, nhằm trang bị cho mỗi
học sinh kiến thức phòng tránh tốt nhất.
23


IV.

HÀNG HÓA CÔNG CỘNG.

1.1

KHÁI NIỆM.
HHCC là những loại hàng hóa mà cá nhân này hưởng thụ lợi ích do
hàng hóa đó đem lại không ngăn cản những người khác cùng đồng thời
hưởng thụ lợi ích của nó.
Đặc tính của HHCC:
u Không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng:
• Cá nhân không cạnh tranh với nhau trong tiêu dùng.
• Khi HHCC được cung cấp thì việc có thêm một người sử dụng không làm
giảm lợi ích sử dụng của người khác.
u HHCC không thể định suất sử dụng.
u Chi phí biên sử dụng (MCsd): là chi phí bổ sung để có thêm một người sử
dụng bằng không (MCsd=0).
u Không có tính loại trừ: Không thể loại trừ bất bì ai ra khỏi quá trình tiêu
dùng.

1.2


PHÂN LOẠI:
- HHCC thuần túy: là loại HH mang đủ 2 đặc tính trên
- HHCC không thuần túy: là loại HH chỉ mang 1 trong 2 đặc tính trên. Bao
gồm 2 loại:
u HHCC có khả năng tắc nghẽn: đường sá, cầu….
u HHCC có khả năng loại trừ trong tiêu dùng: trạm thu phí qua cầu…

1.3

THỰC TRẠNG.
u Hiện nay, có những loại hàng hóa rất quan trọng phục vụ nhu cầu chung
của cả cộng đồng, nhưng tư nhân không muốn hoặc chưa đủ điều kiện tham
gia, vì nó không mang lại lợi nhuận, hoặc do tư nhân không đủ đầu tư lớn để
24


xây dựng kết cấu hạ tầng. Ví dụ như dịch vụ tiêm chủng, cứu hỏa, thoát
nước… Đối với những loại hàng hóa này, hơn ai hết nhà nước có khả năng và
trách nhiệm cung ứng cho người dân.
u Bên cạnh đó, cũng có những loại hàng hóa mà thị trường có thể cung cấp
nhưng cung cấp không đầy đủ hoặc dễ tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội,
làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng nói riêng và toàn thể xã hội
nói chung, chẳng hạn như dịch vụ y tế, giáo dục, điện, nước sinh hoạt,…
Trong trường hợp đó, nhà nước có trách nhiệm trực tiếp cung ứng hoặc kiểm
soát thị trường tư nhân để đáp ứng những quyền lợi cơ bản của người dân.
u Tuy nhiên trên thực tế, nhà nước không phải là tác nhân duy nhất cung
ứng hàng hóa công cộng. Tuỳ theo tính chất và loại hình, Hàng hóa công
cộng có thề do các CQNN trực tiếp thực hiện hoặc có thể được chuyển giao
cho khu vực tư nhân. Có thể thấy rõ rằng, theo thời gian, vai trò của nhà

nước và các tư nhân khác trong cung ứng HHCC có sự biến đối đáng kể dẫn
đến các dạng thức cung ứng HHCC khác nhau.
Tại sao HHCC là một thất bại của thị trường??
• HHCC thường có lợi ích lớn hơn chi phí tạo ra. Do vậy về mặt xã hội đó
là hàng hóa cần thiết được cung cấp.
• Với 2 thuộc tính là không cạnh tranh và không loại trừ thì xuất hiện tình
trạng “kẻ ăn theo”.
u Tư nhân không đầu tư, HHCC không tồn tại. Nghĩa là giải pháp thị trường
bị thất bại đối với hàng hóa này.
u Tính phi hiệu quả của khu vực tư nhân khi cung cấp HHCC:
• Đối với HHCC không có tính loại trừ: vì tồn tại kẻ ăn không u xu hướng
cả xã hội muốn tiêu dùng HHCC nhưng không muốn trả tiền u doanh nghiệp
tư nhân không cung cấp cho xã hội.
25


×