Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Miếng da lừa sự hòa hợp giữa triết lý và hiện thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.78 KB, 34 trang )

1

I. Giới thiệu chung:
1. Khái quát bối cảnh lịch sử xã hội Pháp đương thời
Sau sự thành công của cách mạng tư sản Pháp (1789), Pháp nói riêng và
phương Tây nói chung có sự chuyển hóa rõ rệt gần như toàn diện dưới ngọn cờ tiên
phong đề cao con người cá nhân, giải phóng cá nhân của giai cấp tư sản. Về cấu
hình xã hội: tầng lớp tư sản phô trương, củng cố lực lượng, quyền lực và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa và mạnh mẽ ở thế kỷ 19 - thời đại bùng nổ về
nhiều phương diện. Sự tranh giành quyền lực giữa các giai tầng làm cho tình hình
chính trị trở nên phức tạp. Các chính thể lần lượt được thành lập tồn tại không bao
lâu rồi liên tiếp bị lật đổ. Con người ở thếkỷ này là con người say mê tự do, chiến
đấu chinh phục tự do. Những ước muốn thành đạt được kích thích bởi tư tưởng giải
phóng cá nhân trở thành một trong những điều các thế hệ ra đời sau cách mạng tư
sản mong ước và ra sức thực hiện. Những ước muốn ấy ngoài những điều tích cực,
tốt đẹp, nó còn mang đến những hệ lụy xấu, ảnh hưởng lớn đến những truyền
thống tốt đẹp vốn có trước đó, từ đó dẫn đến việc phổ biến tâm lí, lối sống đầy màu
sắc thực dụng rất đáng bị lên án. Đây cũng là thế kỉ mà các nước phương Tây bước
tới ngưỡng cửa của thời đại khoa học, thành tựu khoa học kĩ thuật đã góp phần làm
thay đổi bộ mặt xã hội theo hướng tích cực, tuy không tác động trực tiếp đến văn
học nhưng chúng là những tác nhân gián tiếp làm chuyển hóa, thay đổi nhận thức
con người. Do đó khi nghiên cứu về văn học không thể thiếu màu sắc của thái độ
tôn trọng, sùng bái khoa học.
Thế kỉ XIX ở phương Tây cũng đánh dấu một thời đại văn học đỉnh cao với
đặc tính phong phú và đa dạng, tiêu biểu là ba trào lưu văn học chủ đạo và nhanh
chóng trở thành những trào lưu mang tính quốc tế, đó là: trào lưu lãng mạn, trào
lưu hiện thực và tự nhiên chủ nghĩa, trào lưu văn học có xu hướng hiện đại. Chưa
dừng lại ở đó, văn học phương Tây thời kì này cũng chứng kiến những thay đổi
mạnh mẽ trên tất cả các bình diện, từ loại thể, khuynh hướng nội dung tư tưởng
đến tư duy nghệ thuật tạo nên nguồn cảm hứng mới mẻ, phun trào trong chính tư
duy và khối óc các nhà văn thời điểm đó, tiêu biểu như: Hugo, Stendhal, Balzac,




2

Flaubert, Maupassant, Heine, Byron, Thackeray, ... Với những gương mặt tiêu biểu
trên, văn học phương Tây đã đóng góp cho nền văn học thế giới một bảo tàng sống
động về cuộc sống và con người không chỉ bởi khối lượng tác phẩm đồ sộ mà họ
sáng tác mà còn ở chất lượng, thi liệu và màu sắc trong cách thể hiện và đặc trưng
sáng tạo của mỗi tác giả.
2. Tác giả
Trong khi hiện tượng văn học lãng mạn xuất hiện trước những phản ứng và
thái độ bất bình của các nhà văn đối với hiện thực tư sản những năm cuối thế kỉ
XVIII, đầu thế kỉ XIX thì hiện tượng văn học hiện thực ra đời với sự xuất hiện của
tiểu thuyết phong tục - một xu hướng tiểu thuyết hướng vào trình bày những bức
tranh phong tục, đạo đức trong văn học Anh, nhưng từ thập niên 30 của thế kỉ XIX
tiểu thuyết phong tục đã yêu cầu sự tôn trọng sự thực khách quan, nhanh chóng trở
thanh xu hướng chủ động của thể loại này. Năm 1857, Tuyên ngôn “Chủ nghĩa
hiện thực” (réalisme) ra đời thì những quan niệm về văn học đã được Balzac đề
cập trong bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” (La Comédie humaine), khẳng định và nâng
cao thành một chủ thuyết rất được chú trọng.
Honoré de Balzac sinh năm 1799 ở Tours, cha ông vốn gốc nông dân miền
Nam lên Paris lập nghiệp sau cách mạng 1789 - 1794 trở thành viên chức cấp cao
rồi lấy vợ là con nhà tư sản với đời sống khá giả. Những năm đầu tiên của cuộc
đời, Balzac là một đứa bé ít được sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là người mẹ.
Trong những năm học phổ thông, ông không phải là một học sinh xuất sắc cho đến
khi ông học đại học Sorbone. Tuy học luật ( như gia đình muốn) nhưng Balzac lại
ấp ủ niềm say mê triết học và văn chương. Năm 20 tuổi, ông quyết tâm theo đuổi
sự nghiệp văn học mặc dù gia đình không bằng lòng chỉ trợ cấp cho ông số tiền đủ
trang trải hằng tháng. Tác phẩm đầu tay - cuốn bi kịch bằng thơ “Cromwell” không
đem lại thành công cho Balzac đã đánh dấu bước đường thăng trầm trong văn

nghiệp của ông về sau. Với nỗ lực lao động bền bỉ, ông được cả thế giới biết đến
với bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời” - một tác phẩm tiên phong trong việc phát
triển kiểu “nhân vật tái xuất hiện”. Câu chuyện chứa đựng đầy màu sắc tưởng
tượng học theo phong cách của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann, ở đó pha trộn giữa


3

mộng ảo và hiện thực, thần kì ma quái và những chi tiết đời thực.Đây được xem là
một kỉ lục sáng tạo phi thường; chưa đầy 20 năm sáng tác, ông đã sáng tác gần một
trăm tác phẩm lớn nhỏ đem cả xã hội Pháp đương thời với vô số hạng người chen
chúc nhau trong những trang viết đầy sáng tạo. Ông được Engel suy tôn là “bậc
thầy của chủ nghĩa hiện thực” và là một trong những tác gia tiêu biểu của nền văn
học Pháp nửa đầu thế kỉ XIX.
3. Tác phẩm
3.1 Hoàn cảnh sáng tác:
“Miếng da lừa” (La Peau de chagrin, 1830 - 1831)thuộc phần II (Khảo luận
triết học) của bộ tiểu thuyết “Tấn trò đời” - tác phẩm là tiếng nói đanh thép, sâu sắc
về chủ nghĩa hiện thực, về vai trò của nhà văn trong sáng tạo cũng như đời sống xã
hội, ông viết tác phẩm này dưới ánh sáng của hai chân lí: tôn giáo và nền quân
chủ.Tác phẩm được nhen nhóm vào mùa thu năm 1830 khi mà cuộc Cách mạng
tháng bảy nổ ra, giai cấp quý tộc bị đánh gục, đưa tầng lớp tư sản tài chính lên nắm
quyền, nền quân chủ tháng bảy được thiết lập. Lí tưởng lúc bấy giờ chỉ đơn giản là
suy nghĩ làm sau làm giàu, chạy theo đồng tiền, danh vọng, không khiêm nhường
và chà đạp lên tất cả mọi thứ, kể cả danh dự. Được viết trong một hoàn cảnh xã hội
đặc biệt như vậy, “Miếng da lừa” đã bày tỏ thái độ phủ nhận của ông đối với thực
tại vô sản và giai cấp tư sản, đưa ra cái nhìn mạnh mẽ chống lại thế lực tư sản tài
chính ngân hàng đang hoành hành ngày một dữ dội.
3.2 Tóm tắt:
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và bước đường tha hóa của nhân vật

Raphael de Valentine. Từ một chàng sinh viên nghèoRaphael dấn thân vào thế giới
của tầng lớp thượng lưu xa hoa, khao khát có được tình yêu của Foedora - một
người đàn bà giàu có xinh đẹp nhưng không có trái tim vàbị cự tuyệt. Anh đâm ra
chán nản chìm đắm cuộc đời trong những thú vui vật chất và thể xác tầm thường.
Đến khi hết tiền Raphael toan tự sát. Chính vào lúc đó, miếng da lừa xuất hiện. Nó
là tấm bùa với quyền năng vô hạn có thể biến tất cả mọi ước muốn của con người
trở thành hiện thực nhưng sẽ lấy đi tuổi đời của người sở hữu nó.Raphael được


4

hưởng khối tài sản thừa kế từ họ ngoại, hiển nhiên trở thành giới thượng lưu nhưng
anh không cảm thấy vui sướng khi nhìn miếng da lừa ngày một thu nhỏ đồng nghĩa
với việc sự sống trong anh dần bị rút cạn. Raphael vô tình gặp lại Pauline - người
con gái ngày xưa anh thầm quý mến nhưng không thể yêu bởi vì cô quá nghèo.
Giờ đây, Pauline đã giàu có và họ đến với nhau, dự đinh kết hôn cùng nhau. Anh
tìm mọi cách từ việc phá hủy tấm bùa đến kéo căng nó ra nhưng vô ích. Cái chết
đến với Raphael như một điều tất yếu trong thỏa thuận, chính lúc cầm tấm bùa
trong tay Raphael liều lĩnh nói lên ước muốn của mình thì linh hồn của anh đã
thuộc về quỷ dữ. Đó cũng là cái kết cho một cuộc đời lầm lạc, sa ngã trong xã hội
Pháp đầy rối rắm, nhơ nhớp đương thời.

II. "Miếng da lừa" - bản luận giải nhân sinh quan của Honoré de Balzac.
1. "Ước muốn" thiêu đốt ta, "có thể" hủy diệt ta, chỉ có hiểu biết giúp ta tồn tại
Với Balzac một người say mê triết học thì việc xếp “ Miếng da lừa” ( La
Peau de chagrin) vào phần II Khảo luận triết học trong pho “Tấn trò đời” ( La
Comédie humaine ) là có lý do. Cuốn tiểu thuyết không nhằm thỏa mãn thị hiếu
của công chúng mà chứa đựng tư tưởng triết lý có giá trị tinh thần thời đại cao.
Triết học từ cổ đại cho đến nay qua mỗi giai đoạn lịch sử đã nảy sinhnhiều trường
phái với những quan niệm khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan, ý thức

hệ,...nhưng tất cả đều quy chung về một mối. Họ bàn luận, tranh cãi đôi khi bác bỏ
ý niệm của nhau xoay quanh bản chất, quy luật vũ trụ và đi tìm lời giải đáp cho câu
hỏi: con người phải sống thế nào để phù hợp với bản chất, quy luật đó? Ta có thể
hình dung triết học trong buổi sơ khai, nếu phương Tây miệt mài đi sâu phân tích
bản thể của tự nhiên làm tiền đề cho khoa học sau này phát triển thì phương Đông
lại sớm đúc kết ra những tư tưởng răn đời, hướng con người đến với cuộc sống thế
nào là phải Đạo, hợp với luân thường. Và ta thấy trong Balzac có sự đan xen giữa
triết học phương Đông với triết học phương Tây; dường như song hành và đối lập.
Balzac đã hé lộ “bí quyết của đời người” như cái cách mà ông lão ở cửa
hàng đồ cổ nói ở phần đầu tác phẩm: “...con người tự hủy hoại bằng hai hành động


5

thuộc bản năng nó làm kiệt quệ nguồn sinh lực. Hai động từ biểu thị tất cả mọi
hình thái của hai nguyên nhân làm chết người đó là: ước muốn và có thể”. “Ước
muốn” biểu thị cho dục vọng và “có thể” là sự vận động, tương tác với môi trường
bên ngoài; từ dục vọng con người để cho tham vọng mù quáng điều khiển rồi sa
vào con đường tự hủy diệt bản thân. Nhưng “ Giữa hai phương thức hành động con
người đó còn có một phương thức khác mà các bậc hiền triết giành lấy... nhờ nó mà
được hạnh phúc và trường thọ.” : “...hiểu biết đặt cơ thể yếu ớt của chúng ta vào
trạng thái bình tĩnh vĩnh viễn.” Chính sự tri nhận và khả năng tri nhận giúp con
người thoát khỏi vòng lẩn quẩn của kiếp người đầy khổ ải. Một khi con người đã
thấu hiểu mọi điều trong trời đất thì “ước muốn” và “có thể” sẽ bị tư tưởng giết
chết. Bản năng tầm thường sẽ bị trí năng loại bỏ, con người đạt đến sự tĩnh tại
trong tâm hồn tiến dần đến lĩnh hội chân nguyên của sự sống.
Ở đây, triết lý của Balzac có vài nét tương quan với tư tưởng “vô vi” trong
“Đạo đức Kinh” của Lão Tử người Trung Quốc cuối thời Xuân Thu. Mặc dù, chủ
thể mà học thuyết của ông hướng đến là các bậc đế vương nhưng nóvẫn chứa đựng
những quan niệm nhân sinh có giá trị cho đến sau này. “Vô vi” của Lão Tử tức có

nghĩa là không làm, không làm ở đây không hàm nghĩa lười biếng, vô dụng mà là
thông tỏ, thấu suốt mọi điều nên không cần làm nữa và không làm những việc
không nên làm. Sao con người có thể nhận ra được việc nào nên làm và việc nào
không nên làm? Chính là do sự hiểu biết. Vậy hành động “ước muốn”của Balzac là
điều không nên làm trong “vô vi” của Lão Tử. Và trong lời truyền dạy của thiền sư
Thích Pháp Như “Theo Lão Tử thái độ sống “vô vi” của con người đó là con
đường duy nhất trừ đi “tạo tác của con người”để trở về với tự nhiên” có thể được
lý giải từ ý niệm của Balzac: từ bỏ “ước muốn” chính là con đường duy nhất trừ đi
cái “có thể” của con người, giúp con người sống thuận với tự nhiên, không làm
điều tự hủy diệt bản thân. Nhưng ở Lão Tử ông không quá đề cao trí năng uyên bác
mà chỉ cần hiểu biết vừa đủ tránh biết nhiều lại nảy sinh lòng ham muốn. Đối
vớiBalzac ở thời đại được soi rọi từ ánh sáng tự do của thế kỷ XVIII với chủ nghĩa
duy lý, với tư chất của con người phương Tây, tri thức chính là chìa khóa mở ra
chân trời đón nhận tinh thần khoa học, là tiền đề cho những phát minh vĩ đại về sau
nên ông phần nào nhấn mạnh tầm quan trọng của khối óc và trí lực con người. Nó


6

là thứ khi quả tim tan nát, khi các giác quan mòn nhụt thì lại không hao mòn và tồn
tại lâu hơn cả.
Nhưng bên cạnh Balzac cũng đã lật ngược lại vấn đề. Ở thời đại nối bước
thấm nhuần tinh thần khai sáng, khi xiềng xích của phong kiến bị đập tan bởi tư
tưởng giải phóng cá nhân thì việc hy vọng vào năng lực con người có thể cải tạo
thế giới như một động lực xây dựng nước Pháp hiện đại, giàu có nói riêng và Châu
Âu nói chung đã tác động mạnh mẽ đến ý thức của cả một thế hệ. Dục vọng dẫn
dắt con người lao động sáng tạo, sống có lý tưởng, có mục đích. Ở đây, nên hiểu
dục vọng mang hàm nghĩa sâu rộng chỉ chung về sự mong muốn của con người.
Đã là con người thì ai lại không có ước vọng ai lại không ra sức phấn đấu để đạt
được điều mình muốn. Đó là lẽ sống thông thường ở đời, là hành động thuộc bản

năng mà hầu như chúng ta đều phải trải qua sau đó kết thúc sự sống dù muốn dù
không. Dục vọng bị tước đoạt đồng nghĩa với việc con người tự đánh mất chính
mình, đánh mất điều cốt lõi đã tạo ra con người. Như Raphael sau khi được thừa kế
tài sản từ họ ngoại bởi miếng da lừa- anh tin là như thế - đãphải đối mặt với số
phận nghiệt ngã. Mạng sống của anh bị đe dọa từng giây từng phút bởi những
mong muốn. Để có thể tiếp tục sống, Raphael đã chọn cách tự khép đời mình vào
thế giới vô thức; từ bỏ mọi ước vọng, hoài bảo đến những ham muốn bình thường
nhất của một con người là cái ăn, cái mặc. Anh phó thác bản thân cho người hầu
cận: “ ...bác hãy chăm nom tôi như một đứa hài nhi”, “...cậu ấy muốn sống như xảo
mộc, sống vô ti”.Chính Raphael đã tự đánh mất mình, mất đi quyền hạn làm chủ
bản thân thì cuộc sống còn gì ý nghĩa. Một con người không ước mơ, không mục
đích, sống chỉ là việc níu giữ hơi thở trong thân xác tàn úa thì chẳng khác chi là
chết. Vậy phải chăng dục vọng vừa hủy diệt nhân loại vừa lại là mầm sống của
nhân loại. Có thể nói dục vọng là bản năng của con người, là nền tảng phát triển
của mỗi cá nhân nhưng chính thời đại hỗn tạp, nhơ nhớp ấy đã làm dục vọng trở
nên biến dạng. Raphael đã từng muốn quay về với lý tưởng, ước vọng xưa kia của
mình mà lạc thú cùng dục vọng cực đoan đã khiến anh quên lãng nhưng lại nhanh
chóng bị dập tắt. Cuộc đời đôi lúc có những nghịch lý mà con người buộc phải
chấp nhận. Rồi Raphaelgiác ngộ chân lý của ông lão ở cửa hàng đồ cổ để có những
năm tháng gần cuối đời sống đời sống của cây cỏ khi tới suối Mont - Dor.Anh hòa


7

mình vào sự vận động tự nhiên, thụ động chịu sự chi phối của quy luật vũ trụ để
lắng nghe hơi thở của tạo hóa. Anh không làm hay chỉ làm những chuyện không
đâu, anh không nghĩ ngợi và hôm sau lại quên đi những dự định của buổi trước và
cũng không vọng tưởng bất cứ điều gì. Anh thấy mình sống thật thanh thản. Nhưng
trong anh, có gì đó luôn thôi thúc, giằn xé; ý nghĩa sống của anh có phải là vậy
không? Mong muốn vẫn âm ỉ, ngấm ngầm trỗi dậy trong tâm trí anh, anh không

thể thoát khỏi nó hay chính anh đã phó thác đời mình cho bản năng, sống đúng như
một con người.Hành động sau cuối của Raphael khi chết trong vòng tay của
Pauline đã khẳng định sức mạnh của dục vọng. Anh chết bởi dục vọng và dù có
chết vẫn muốn níu giữ dục vọng.
Dục vọng không đưa con người đến sự hủy diệt mà chính con người đã tự
đẩy bản thân xuống địa ngục bởi những ham muốn cực đoan - hệ lụy của thời kỳ
hỗn loạn với sự đổ vỡ của tư tưởng.Balzac không đả kích dục vọngcũng như không
khuyến khích con người tôn thờ dục vọng. Ông đưa ra triết lý vô hình đã đặt một
dấu chấm hỏi lớn trước cuộc đời đầy bóng tối để chính những con người trong xã
hội ấy phải chiêm nghiệm:Con người cần từ bỏ dục vọng để sống tốt nhưng một
khi đời không còn dục vọng nữa thì con người cũng không thể tồn tại. Làm sao có
thể để dục vọng chân chính sống với bản năng thuần túy, chân nguyên của con
người khi xã hội còn quá nhiều cạm bẫy, xấu xa?
2. Vật chất chi phối ý thứcvà đời sống con người
Xã hội Pháp đương thời là một cuộc đua làm giàu mà đích đến là vật chất và
địa vị. Tiền, quyền lực được tôn thờ và có năng lực điều khiển con người. Chạy
theo vật chất, con người ta có thể quên đi đạo đức, nhân phẩm, để cho danh dự bị
chà đạp, để cho những tư tưởng, khát khao cao đẹp bị bạc đãi, từ chối. Khi mà
đồng tiền quyết định tất cả thì tham vọng giàu sang được xem là chính đáng, đua
đòi làm giàu, ham muốn bước vào thế giới thượng lưu được xem là một phẩm chất
cần thiết.
Nhân vật điển hình của xã hội chính là Rastignac, là một kẻ có trí thông
minh và thức thời. Hơn cả giỏi tính toán, mưu mô hay nhanh trí thì sự thức thời đã


8

đưa Rastignac đến với cuộc sống giàu sang sung túc, thành công và bước cao lên
trên bậc thang địa vị xã hội. Trong “ Miếng da lừa”, tuy bóng dáng Rastignac chỉ
thấp thoáng qua lời kể của nhân vật chính Raphael nhưng bản chất con người mưu

mô xảo quyệt đã được bộc lộ khá rõ nét.Hắn dự định kết hôn với một mụ góa xứ
Andatxơ người hơi béo, nói ngọng, ngờ nghệch và hay khóc sướt mướt vì những
câu chuyện tình cảm văn chương kiểu Đức. Những điều ấy không làm hắn nao
núng bởi số tiền năm vạn quan thực lợi đã làm hắn lóa mắt. Nhưng khi biết người
phụ nữ ấy có đến sáu ngón chân hắn đâm ra hoảng sợ, từ bỏ ý định kết hôn và lân
la một phi vụ mới. Hắn có bao giờ nói đến tình yêu khi đề cập đến hôn nhân đâu,
hắn chỉ đong đếm số đồng vàng écu từ món tài sản mà hắn sẽ có được sau khi cưới
mà thôi. Rồi từ đâu mà hắn trở nên có địa vị trong xã hội? Đó là một câu chuyện
dài nếu ta liên kết với một tác phẩm sau đó trong pho “Tấn trò đời”: “Lão Goriot”.
Rastignac được Balzac khắc họa với hình ảnh một thanh niên tỉnh lẻ nghèo đầy
tham vọng. Giống như Raphael, Rastignac là quý tộc nghèo, được giáo dục trong
truyền thống, sống giản dị và có ý chí. Với những khát vọng và hoài bão của tuổi
trẻ, Rastignac đến Paris để đổi đời, tìm cuộc sống mới hạnh phúc mới. Nhưng
những cám dỗ của thế giới hào nhoáng, của tầng lớp thượng lưu đã biến Rastignac
thành một con người tham vọng, toan tính; hắn không giống như Raphael bị xã hội
cự tuyệt mà chễm chệ được xã hội chấp nhận và tôn vinh. Con người và đời sống
của Rastignac có thể xem như một minh chứng cho sự ảnh hưởng và chi phối đáng
sợ của vật chất đối với con người.
Về Raphael, đâylại là một câu chuyện khác. Sự tác động từ vật chất đến
nhận thức của chàng sinh viên trí thức này không chỉ từ lúc gặp Rastignac mà còn
có những năm tháng thời niên thiếu dưới sự quản thúc kỉ luật của người cha. Qua
lời tâm sự với Emile, Raphael đã bộc bạch những nỗi sợ sệt, những cảm xúc nổi
loạn của thời trai trẻ bị kìm hãm với sự giám sát của người chatrong mớ sách vở ở
trường luật và nơi làm việc tại một phòng viên luật sư.Đến khi Raphael biết được
vụ kiện cáo mà người cha đã vất vả mười năm tranh đấu để duy trì quyền chiếm
hữu những mảnh đất ở nước ngoài do hoàng đế cấp phát cho gia đình cùng sự kỳ
vọng của ông mà trong suốt thời gian qua anh đã bị trói buộc vào việc học và làm
để thành luật sư, Raphael thấy mình có trách nhiệm với khối tài sản đang trên đà bị



9

tước mất và để làm hài lòng người cha đáng kính. Cái án vật chật treo lơ lửng trên
đầu anh đã ngốn hết thời gian, không cho anh có cơ hội đến những buổi tiệc, rạp
hát, hội hè như bao nhiêu người thanh niên khác. Và rồi Raphael thua kiện, bị tịch
thu tài sản chỉ còn giữ lại mỗi hòn đảo ở giữa sông Loire, nơi có phần mộ mẹ anh.
Người cha vì quá đau buồn mà sinh bệnh rồi chết. Anh rơi vào cảnh nghèo túng với
mong mỏi sẽ được đổi đời bằng khối óc và năng lực.
Cuộc đời của Raphael là những chuỗi ngày bị ám ảnh bởi vật chất. Nhận
thức của Raphael cũng thay đổi qua từng giai đoạn cũng bởi vật chất. Nếu thuở
thiếu thời, vật chất thúc đẩy anh phấn đấu học tập và làm việc theo tâm nguyện của
người chacũng là lý tưởng để anh mơ về một tương lai tốt đẹp; thì khi dấn thân vào
giới thượng lưu vật chất là thứ mà anh tôn thờ hơn cả đấng sinh thành qua chi tiết
vì túng quẫn quá Raphael làm liều bán đi hòn đảo có phần mộ của người mẹ, cốt
yếu có cơ hội ở bên Foedora - lẽ sống của đời anh và giúp anh vui thú trong cuộc
đời phóng đãng. Đến lúc vật chất quy phục dưới chân Raphael anh lại thấy kinh
tởm nó và vỡ lẽ bản chất hủy hoại ghê gớm của nó lên chính bản thân mình.
Không chỉ Raphael, Rastignac nói riêng mà cả những thanh niên tỉnh lẻ tham
vọng khác nói chung trong bộ “Tấn trò đời”cụ thể hóa qua tác phẩm “Miếng da
lừa”, Balzac đã thể hiện sự trăn trở, chiêm nghiệm của chính tác giả trên hành
trình “khảo cứu triết học”của mình: Nếu vẫn còn những giấc mộng ảo tưởng bị tan
vỡ, những khát khao bị vùi dập với vô số tâm hồn cao đẹp bị rẻ rúng, hay vẫn còn
dấu chân của bộ phận trí thức đi vào con đường lầm lạc tha hóa cũng bởi hai chữ
vật chất chi phối thì xã hội ấy vẫn còn tăm tối, cuộc sống con người vẫn là một
“tấn trò đời”đáng suy ngẫm.
3. Quy luật sinh tồn của vạn vật
3.1 Mạnh được yếu thua:
Mạnh và yếu ở đây không chỉ dùng để nói những chủ thể có sức khỏe tốt
(mạnh) hay ốm yếu bệnh tật (yếu) . Mạnh chỉ những người hay là cả một tầng lớp,
một bộ phận giàu có trong xã hội. Họ dùng tiền như một phương tiện để chi phối

tất cả làm xã hội phải đảo điên. Không những thế, đồng tiền tự bao giờ đã đi đôi


10

với quyền lực. Những kẻ mạnh là những kẻ có tiền nên họ có quyền làm mọi điều
mình muốn và ngược lại những kẻ nắm tay trong quyền lực hiển nhiên phải là
những kẻ giàu có. Họ dùng tiền để mua quyền lực và dùng quyền lực để sở hữu
thao túng vật chất về tay mình. Họ không suy xét đến việc họ làm có ảnh hưởng tới
người khác hay không mà chỉ đơn thuầnxem việc đó có lợi cho mình như thế nào.
Đối lập với kẻ mạnh là bộ phận yếu thế, những con người không có tiền,
không có địa vị và hiển nhiên là không có quyền lực. Họ là tầng lớp nhân dân cần
lao, những người làm thuê, những nông dân sống với đôi bàn tay lao động quanh
quẩn trong cái xó chật hẹp quẩn quanh cơm, áo, gạo, tiền. Đó là những con người
sống vất vưởng và khao khát được vươn lên cũng như mong muốn một cuộc sống
tốt đẹp hơn, sung túc hơn như mẹ con nhà Pauline. Nhưng xã hội đâu cho họ cái
quyền đó bởi xã hội là của kẻmạnh.
Thực chất từ hiện trạng xã hội Pháp lúc bấy giờ Balzac đã khái quát lên quy
luật của cuộc sống mà ở đó kẻ có tiền thì có quyền kẻ nghèo đói phải chịu cảnh
thất thế. Sau cách mạng tháng Bảy 1830, Pháp thiết lập chế độ nền quân chủ tháng
Bảy, kìm hãm sự thống trị của bọn quý tộc thời Trùng hưng thay vào đó tầng lớp tư
sản tài chính đứng đầu là bọn chủ nhà băng lên nắm quyền hành thao túng về chính
trị lẫn kinh tế. Vậy do dâu mà những kẻ mạnh lại “được” và họ “được” cái gì trong
xã hội này? Bọn tư sản tài chính tung ra luận điệu thực dụng, chủ trương đây là
thời đại chạy theo đồng tiền, con người cần phải sống với phương châm “Nghĩ cạn
- muốn giàu”. Những kẻ mạnh bất chấp mọi thứ, sẵn sàng đạp đổ mọi giá trị tinh
thần cản trở họ trên bước đường làm giàu. Trong thế giới chạy đua vật chất đó, con
người bị tha hóa đến cùng cực về mặt nhân phẩm cốt chỉ để làm đầy túi bằng
những đồng écu. Họ “được” vì họ thiếu tình người nhưng lại thừa mứa những toan
tính tranh giành để “được” lợi ích. Họ có thể tàn ác với đồng loại, trừ khử nhau làm

cho nhau lụn bại để bản thân “được” ngoi lên thứ bậc thượng đẳng. Đạo đức và
tình thương là hai thứ “kẻ mạnh”cần phải vứt bỏ để đạt “được” cây quyền trượng
và núi vàng. Còn “kẻ yếu” họ chưa bao giờ đối diện trực tiếp để chơi một ván bài
sòng phẳng với những kẻ được gọi là mạnh đó. Bởi họ không có tư cách dấn thân
vào chốn nguy nga của bọn quý tộc - tư sản. Họ quần quật làm việc cả ngày lẫn
đêm mà đói vẫn cứ đói, cái nghèo vẫn cứ dai dẳng đeo bám như cái ách đeo vào cổ


11

không làm sao thoát được. Họ “thua” lũ người giàu có ở mọi phương diện mà
trước hết là vật chất. Cuộc sống túng thiếu, cơ cực không cho họ có quyền mơ
tưởng đến thói sống xa hoa của bọn lắm tiền. Nhưng đã không tiền thì bảo ai
nghe?. Quyền lực không thuộc về tay kẻ khố rách cùng đinh mà là ở bọn cầm trong
tay cây quyền trượng và núi vàng kia. Điển hình là nhân vật Taillefer trong “Miếng
da lừa” một tay nhà băng đã về hưu, dùng tiền để sáng lập một tờ báo của riêng
mình, biến nó trở thành một trong những Kinh thánh của giới trí thức hiện đại. Ông
ta trong thời cách mạng Trùng hưng đã giết nhiều người kể cả bạn thân và mẹ
người bạn đó. Thế rồi thắng lợi rơi vào tay những kẻ như tư sản, Taillefer hiển
nhiên trở thành những kẻ đứng đầu xã hội, được vinh danh, được kính nể mà
không phải trả giá cho tội lỗi đã gây ra. Hắn đã từng hào sảng tuyên bố khi biết
được Raphael thừa hưởng khối tài sản sáu triệu quan “...Mọi người đều bình đẳng
trước Pháp luật, là một lời nói láo ông ấy sẽ không tuân theo pháp luật, pháp luật
sẽ tuân theo ông ấy. Đối với bậc triệu phú thì không có đoạn đầu đài, không có đao
phủ.” Đó không chỉ là lời ca tụng dành riêng cho Raphael mà chính là tiếng nói
khẳng định uy quyền của bọn tư sản tài chính sau cách mạng tháng Bảy 1830. Bọn
chúng là tất cả của cái xã hội này có thể làm long trời lở đất bằng những núi vàng
sừng sững, tiền có thể đổi trắng thành đen: những kẻ như Taillefer là anh hùng của
thời đại chứ không là tay sát nhân như ta hiểu. Kẻmạnh hay yếu ở đây chẳng qua
được định lượng bởi những đồng tiền phù phiếm mà thôi.

Bản chất song hành giữa tiền và quyền trong xã hội đương thời đã được
Balzac nêu lên không nhằm mục đích ủng hộ, khuyến khích người đời trôi xuôi
như dòng nước theo quy luật khắc nghiệt, xấu xa đó mà là sự quy kết lẽ sống hủ
bại của bọn thống trị lúc bấy giờ. Việc khảo cứu bản thể nhân sinh quan đã nêu lên
phần nào dự cảm của tác giả về một thời đại hỗn tạp ắt sẽ bị diệt vong. Nhân dân
không thể mãi là kẻ “thua” bị thất thế trước uy quyền bóc lột của những “kẻ mạnh”
ti tiện. Họ phải vùng lên giành lại công bình, giành lại tiếng nói của quần chúng
cần lao đang bị áp bức để “...Mọi người đều bình đẳng trước Pháp luật”: đó
không phải là một lời nói láo.
3.2 Luật nhân quả:


12

Một khi đã bước chân vào xã hội đương thời của bọn cầm quyền biến chất
về nhân dạng lẫn nhân tính, cách để quay trở lại không phải không có mà chỉ là con
người cảm thấy khó để bước ra. Đó là lý do Raphael si mê Foedora và khi bị cự
tuyệt, Raphael suy sụp. Raphael chìm vào những cơn say triền miên, tận hưởng
niềm vui thú xác thịt tầm thường để rồi khi sạch túi anh quẫn trí tìm đến cái chết.
Đời anh rẽ sang một hướng mới khi sở hữu Miếng da lừa trong dịp tình cờ đi vào
cửa hàng bán đồ cổ. Raphael trì hoãn ý định tự sát, liều lĩnh thỏa thuận với tấm bùa
quyền năng bằng cái giá phải trả quá đắt: tính mạng của anh. Miếng da lừa có thể
thỏa mãn mọi mong ước của anh nhưng sau mỗi lần ước nó sẽ co lại như chính
cuộc đời anh vậy. Và anh có biết đâu khi giao kèo được kí kết thì linh hồn của anh
đã không thuộc về anh nữa rồi. Đời anh đã phó thác cho quỷ dữ.“ Gieo nhân nào,
gặp quả ấy” đã là con người thì không thể tránh khỏi quy luật tất yếu này và
Raphael cũng không nằm ngoại lệ. Sự trả giá của Raphael cho những việc mình đã
làm dù không có Miếng da lừa vẫn phải xảy đến. Anh đã làm gì trong những tháng
ngày thanh xuân của cuộc đời: tinh thần bị hủy hoại đau khổ, điêu đứng, tuyệt
vọng vì Foedora. Rồi sau đó chìm đắm vào những cuộc truy hoan đầy lạc thú nhục

dục cùng với chất độc của không biết bao nhiêu lít rượu được bơm vào máu, tim,
phổi đã tàn phá thể xác anh từng ngày từng ngày. Sống một cuộc sống bê tha của
kẻ không màng đến ngày mai, con người trí thức chân chính đã bị đánh gục bởi
những thứ phù phiếm đầy cám dỗ, dễ trục lợi hơn là suốt ngày bên đèn sách viết
những lý luận “cùn” như giới thượng lưu nói mà không thể kiếm cơm như chính
anh từng nói với ông lão ở cửa hàng đồ cổ “Tôi đã từng giải quyết cuộc đời tôi
bằng học tập và bằng tư tưởng; nhưng những cái đó cũng chẳng nuôi sống tôi
được.”Ngày xưa anh là một người tri thức tốt bụng, nên được mẹ con Pauline hết
mực yêu thương, từ khi dấn thân vào chốn xa hoa của thế giới vật chấtRaphael
ngụp lặn giữa chốn bùn nhơ tận hưởng khoái lạc để rồi bệnh tình một nặng hơn.
Những nguyên cớ trên dẫn Raphael đến một kết cục thảm hại.
Sau khi đã trở nên giàu có, Raphael hiển nhiên có địa vị ở những nơi sang
trong như nhà hát, sòng bạc luôn mở rộng cửa đón chào anh. Và chính tại nơi của
những kẻ mạnh, anh lại gặp Pauline - người mà anh không thể tưởng tượng sẽ gặp
được cô trong giới thượng lưu này. Pauline giờ đây đã trở thành một tình nương


13

toàn vẹn trong mắt Raphael, cô gái thông minh, đằm thắm, nghệ sĩ, hiểu những nhà
thơ, hiểu thơ ca và sống giữa cảnh sang trọng. Raphael đã không ngăn nổi mình
nhìn vào miếng da lừa và nói lên ước nguyện “Tôi muốn được Pauline yêu”. Còn
về phần bà Gaudin, bà chủ nhà trọ mà ngày trước Raphael đã trọ ở đó “...đã là bà
nam tước rồi. Bà ta ở một tòa nhà đẹp của bà, bên kia sông. Chồng bà ấy đã về.
Phúc đức! ông ấy mang về có hàng trăm hàng nghìn...Kể cũng là một người đàn bà
phúc hậu! Bây giờ bà ấy vẫn như trước kia, chẳng hợm mình”. Những kẻ yếu thế,
nghèo khổ xưa kia bây giờ là ai, là bà nam tước, là cô tiểu thư trang nhã. Pauline
và bà Gaudin trước kia tuy là những kẻ không chỗ đứng, không địa vịtrong giới
phong lưu quyền quý nhưng họ có cuộc sống thật hạnh phúc và mãn nguyện với
những gì mình có. Pauline rất thích học, và chính việc học đó đã thay đổi cuộc

sống của cô sau này. Còn Gaudin luôn thương yêu và tốt bụng với Raphael, chồng
bà trở về và cuộc sống của bà từ bà chủ của một khách sạn cũ kỹ trở thành bà nam
tước. Mẹ con họ chính là những con người“ ở hiền gặp lành”.
Balzac đã từng tự nhận mình là thư ký trung thành của thời đại qua “Miếng
da lừa”, những gì ông ghi lại không chỉ có hiện thực cuộc sống mà còn là những
quy luật cơ bản của xã hội. Xã hội ở Pari đối với Balzac là xã hội của những kẻ
mạnh. Nhưng không vì vậy mà kẻ yếu không có cơ hội vươn lên bằng niềm tin và
phẩm chất cao đẹp không bị những ô tạp của xã hội làm hoen ố. Nhưng với xã hội
đó, kết thúc có hậu của mẹ con Gaudin chỉ như một phép màu Balzac đã tạo ra để
thể hiện sự trân quý của ông trước những con người không màng danh lợi, không
ham muốn tiền tài mà đánh mất lương tri. Còn với Raphael kiểu người bị tha hóa
trước sức mạnh của đồng tiền và dục vọng không chấp nhận cuộc sống thực tại dần
sa vào con đường lầm lạcphải gánh chịu hậu quả bằng cái chết. Đó là cái chết cảnh
tỉnh xã hội.

III. " Miếng da lừa" - tấm gương phản chiếu thực trạng xã hội Pháp đương
thời.
1.Phơi bày lối sống sinh hoạt của tầng lớp thượng lưu tư sản - quý tộc


14

Thế giới hào nhoáng của giới thượng lưu đầy rẫy những thành phần hỗn tạp
của bọn quý tộc thất thế bị kìm hãm quyền lực trước bộ phận tư sản tài chính, hay
lũ trí thức bon chen lợi dụng thời cơ hòa mình vào dòng chảy thời thượng kiếm kế
mưu sinh và thỏa mãn ước vọng dấn thân trên con đường tiền tài danh vọng: giỏi
xu nịnh, chuộng vật chất. Đó là quá trình tích lũy đẫm máu của chủ nghĩa tư bản,
những tấn bi kịch trong gia đình chủ nghĩa tư bản, sự giả dối trong tình yêu, trong
các mối quan hệ giữa người với người…, cụ thể qua những nhân vật điển hình xuất
hiện trong tác phẩm, một bên là con đẻ của xã hội tư sản, một bên là những tấm

lòng còn sót lại khi chế độ cai trị thay đổi, ở đây đồng tiền giữ địa vị thống trị, vô
hình chung cả tính cách con người, ở đây giai cấp tư sản đã biến những quan hệ
tình cảm thành quan hệ tiền bạc đơn thuần, rẻ rúng. Sự đề cao sức mạnh của đồng
tiền đã biến những tình cảm thiêng liêng thành những món hàng hóa tầm thường,
trong đó có cả tình yêu - thứ tình cảm thiêng liêng mà con người luôn muốn hướng
đến. Nêu lên hoàn cảnh điển hình, thời gian cụ thể sau cách mạng tháng Bảy và địa
điểm cụ thể là xã hội Pháp lúc bấy giờ, Balzac cho thấy chính môi trường, cuộc đời
và sự thống trị của quyền lực với đồng tiền đã góp phần tạo nên những con người
mới trong giai đoạn lịch sử mới. Balzac xây dựng tính cách con người để nêu bật
lên bản chất của xã hội, cái quy luật nhất thiết khi vật chất thay đổi; đi sâu vào hiện
thực mà ở đó con người đua tranh, giẫm đạp lên giá trị của nhau để làm giàu cho
chính chủ nghĩa tư bản trong thời kì sau cách mạng. Đồng thời cũng phác họa nên
bức tranh đời sống con người, bản chất con người mà đồng tiền chiếm vị trí độc
tôn, chi phối tất cả các giá trị văn hóa, đạo đức, nhân phẩm của con người mà ở đó
còn lắm những người bản chất lương thiện, có chí hướng cao cả. Phát hiện những
thay đổi lớn lao trong bản chất con người trong thời đại đồng tiền làm vua, là mục
đích sống của con người trong chủ nghĩa tư bản. Balzac đã xây dựng những nhân
vật hết sức điển hình đặt họ trong những xu thế đối nghịch, tiêu biểu là nhân vật
chính: Raphael với hành trình khai phá giá trị của "Miếng da lừa".
Đập vào mắt ta ngay từ những dòng đầu tiên của tác phẩm là hình ảnh một
sòng bạc ở khu Hoàng cung - nơi mà Raphael đến để thử vận may của mình trước
khi tự sát. Đám khách mua vui và con bạc xuất hiện với đủ mọi cung bậc cảm xúc
vui hay buồn, phấn khích hay tuyệt vọng, chán chường hay đắc thắng,...mà ở đó


15

đồng tiền được tôn vinh ngự trị lên trên tất cả có sức quyết định ghê gớm đối với
số phận con người. Balzac đã trích dẫn câu nói của J.J. Rousseau như sau: “Đúng,
tôi quan niệm được một người đi đánh bạc; nhưng là khi giữa hắn và cái chết, hắn

chỉ còn nhìn thấy đồng écu cuối cùng của hắn”. Sự túng quẫn cùng đường luôn là
xuất phát điểm đưa đẩy con người đến với thế giới của con quỷ đỏ đen mặc sức
cho nó tàn phá nhân hình lẫn nhân tính. Hãy “ngắm nhìn những con bạc chính
cống, một con bạc đã từng bỏ ăn, bỏ ngủ, chẳng sống, chẳng suy nghĩ vì bị ngọn
roi đen đỏ nó quất cho điếng người, vì bị cơn ngứa ngáy của một nước bạc nó làm
cho giày vò...bắt gặp những con mắt mà vẻ điềm nhiên trông phát sợ...,những vẻ
nhìn muốn lật quân bài lên và ngấu nghiến nó”. Một thế giới mà ta bắt gặp những
đám người làm nô lệ cho đồng tiền, khoái trá với những quân bài như một con
nghiện quá đà và ủy thác đời mình cho vòng xoáy may rủi. Ở đó cũng hiện lên
khung cảnh đối lập thật nực cười: “...không có lấy một tranh ảnh gì có thể làm dịu
được tâm hồn; không có tới cả một chiếc đinh để giúp người ta tự tử. Sàn nhà thì
mòn, bẩn thỉu. Giữa buồng kê một chiếc bàn dài hình chữ nhật. Những chiếc ghế
độn rơm xuềnh xoàng kê sát xung quanh tấm thảm nhẵn mòn vì tiền bạc, nói lên
cái điều kỳ quặc là những con người tới đó để chết vì tiền tài và xa hoa nhưng
không thiết tha gì với xa hoa”. Họ lao vào canh bạcgiành giật nhau từng đồng xu
xa xỉ không phải của mình nhưng lại chấp nhận ở trong không khí ô uế, nhơ nhuốc
đó. Từ quang cảnh của sòng bạc đã khái quát lên một mảng tối trong bức tranh
hiện thực xã hội với những con người đam mê sự hào nhoáng, đẹp đẽ nhưng lại lặn
ngụp trong đống bùn nhơ, đen đúa để tận hưởng những thú vui sa đọa: những hạng
người bị tha hóa dưới trướng của đồng tiền và cả bọn thượng lưu rởm đời vung tiền
mua khoái lạc.
Khung cảnh buổi tiệc của tên chủ ngân hàng mà Raphael được đám bạn mời
đến dự lại là một mảng màu rực rỡ khác xa với chốn tăm tối ở sòng bài trong bức
tranh hiện thực mà Balzac đã vẽ nên. Tại đây phơi bày ra một cuộc sống xa hoa,
trụy lạc của tầng lớp thượng lưu tư sản, quý tộc thời bấy giờ rất rõ; là quang cảnh
lộng lẫy của gian phòng khách, phòng ăn,... với đầy đủ những thứ cao sang nhất có
thể. Việc trưng bày song song giữa đồ ăn và nghệ thuật, những tác phẩm điêu luyện
từ cổ kính nhất, giản dị nhất đến những tác phẩm mạ vàng cũng cho thấy giá trị của



16

đồng tiền đã chiếm lĩnh luôn cả cái phần còn lại của nghệ thuật. Đâu là nhân văn
và đâu là vật chất. Sự xa hoa của tầng lớp thượng lưu ấy cũng được bộc lộ rất rõ
qua cách bày biện từng chi tiết, đường nét của những gian phòng, cách bố trí
những bức tranh, những vật dụng đầy tính nghệ thuật như "men sứ rực rỡ toát ra từ
chiếc bình" khi "ngân sách của một ông hoàng nước Đức cũng không trả nổi cho
của báu ngạo mạn đó"... Rồi đến bạc, đồng, xà cừ, vàng hay thủy tinh lại được bày
biện la liệt trong bữa tiệc của những tên quý tộc chìm ngập trong lạc thú. Món
tráng miệng của học cũng là những thứ mà người bình thường ngay cả nhìn cũng
chưa chắc gì một lần được có diễm phúc đó, đó là những kỳ vật của sự xa hoa như
nho vàng, đào hung hung, cam chở bằng tàu thủy từ Sestubal đến, những lựu hoa
quả của Trung Quốc... trong khi học ăn uống no say từ tất thảy những loại rượu
quý giá, đắt đỏ nhất mà ngay cả những ông vua cũng chưa chắc được nếm thử, họ
tha hồ ăn uống và hất tung chúng lên thành những mớ hỗn độn thì ngoài kia, tàn dư
của xã hội cũ là những con người hiền lành, thánh thiện không có mà ăn. Rồi
những màn múa ca khiêu vũ của những người đẹp với trang sức lộng lẫy trên
người của các quốc gia khác đến, khiêu vũ cuồng say hay tất thảy những ân ái
nhớp nhơ được vung ra từ những con người được xem là thượng lưu. Thói đàn
điếm trụy lạc ấy còn thể hiện qua cách ăn mặc, qua hình thức lễ nghi xã giao của
những tên tư sản lắm quyền nhiều thế và dễ dàng biến chất cái xã hội kia. Đồng
tiền lên ngôi thì đương nhiên kẻ thống trị đồng tiền cũng đấu tranh cho chính "ngôi
vị" ấy của hắn. Bản chất của họ đã bị lưu manh hóa và tự gán cho mình cai quyền
cai trị thế giới, thống lĩnh thế giới, đem cái tri thức "cuồng" của mình để mà đo
đếm, cân đong hơn thua với nhau, cỏ cả những kẻ đại diện cho cả đế chế cộng hòa
hay cả thượng đế khi trong men say họ còn không hình dung được mình là ai, mình
tồn tại để làm gì. Triết học, lịch sử, và tất thảy những nghành khoa học bị lôi vào
như là công cụ để họ đàn điếm, giễu cợt nhau, tranh đấu nhau. Đó là những con
người hết thảy ngu si nhưng tự cho mình là những con người vô cùng tri thức khi
đứng giữa thói trụy lạc của chính cái giới thượng lưu mà họ tạo ra. Qua đó tố cáo

bộ mặt đen tối chủa chế độ cai trị đương thời, đồng thời cũng giúp người ta hình
dung được một tương lai đen tối của xã hội Pháp khi còn những cuộc vui của giới
thượng lưu tồn tại. Và cũng nêu lên vấn đề cấp thiết của nước Pháp lúc bấy giờ:
cần phải có một chế độ mới cai trị, đứng về con người, đứng về giá trị nhân văn


17

cũng tức là cần phải có một cuộc chuyển mình để đấu tranh.
2. Nhân danh đồng tiền, tầng lớp trí thức trở thành bàn đạp hãnh tiến của giới
tư sản
“ Miếng da lừa” đã tái hiện lại toàn cảnh xã hội Pháp dưới thời LouisPhilip, một giai đoạn mà xã hội là chạy theo lý tưởng làm giàu, nó chà đạp mọi thứ
từ danh dự, đạo đức, tư tưởng, tình cảm và đời sống con người.
Xoay quanh nhân vật trung tâm số một của “Miếng da lừa” là Raphael de
Valentine. Anh say mê khoa học, nghệ thuật và có hoài bão sáng tạo những tác
phẩm phục vụ nhân loại. Để thực hiện ý đồ đó, Raphael sẵn sàng cam chịu một
cuộc đời nghèo khổ, thiếu thốn, hy sinh cả những thứ tối thiểu cẩn thiết. Và náu
mình trong một gian gác xép trơ trụi, anh mê mải viết tác phẩm Luận về ý chí,
trong đó, với tuổi trẻ nồng nhiệt, anh tỏ lòng tin tưởng ở con người. Ở quyền năng
của lý chí và ý chí. Nhưng rồi, chẳng bao lâu, Raphael cay đắng nhận thấy sự lãnh
đạm ghê gớm, tàn nhẫn của xã hội đối với công việc của anh cũng như đối với bản
thân anh. Anh mau chóng nhận thức được rằng trong xã hội quý tộc - tư sản, trí tuệ,
nghị lực tài năng chẳng đáng giá là bao, những thứ đó dường như chẳng cần thiết
vì không lợi ích cho ai, chẳng ai trục lợi được từ tác phẩm của anh cho nên chẳng
ai quan tâm đến anh. Raphael chỉ gặp một ít người tốt trong đám những người
nghèo như anh, nhưng họ lại chẳng giúp đỡ anh nhiều. Thế là bao nhiêu hy vọng
và mơ tưởng tan vỡ ở người thanh niên ban đầu có thiện chí đó. Số phận của
Raphael cũng như của bao nhiêu thanh niên khác như anh, quả thật là bi đát: họ
hoàn toàn không có khả năng thi thố tài năng trong cái xã hội đầy những tham lam,
ích kỷ, tính toán quyền lợi, tiền bạc. Quả thật trong cái xã hội đó, con đường

nghiên cứu khoa học, nghệ thuật không vụ lợi vì một mục đích cao cả, là một con
đường đầy gian nan, trở ngại. Thế mà, chàng thanh niên Raphael lại không có đầy
đủ nghị lực và quyết tâm để theo đuổi đến cùng chí hướng của mình. Chẳng bao
lâu, anh chán ngán với cuộc sống nghèo nàn, trơ trọi trên gác xép của anh, anh
muốn tìm một con đường thành công dễ dàng và một cuộc sống đầy đủ hưởng lạc
trong xã hội thượng lưu. Việc gặp gỡ Rastignac đã đánh dấu sự thay đổi trong cuộc
đời Raphael.


18

Ở con người hắn Raphael đã học theo lối sống buông thả, thụ hưởng, vô cảm
từ đó thay đổi thành một con người trong cái xã hội nhơ nhuốc ấy. Rastignac đã
cho ta thấy rõ bộ mặt qua: “Cậu cậu làm việc: ấy thế là chẳng bao giờ cậu làm
được trò gì. Tớ cái gì tớ cũng mần được, chẳng thạo việc gì, lười như hủi, ấy thế
mà tớ sẽ đạt hết. Chỗ nào tớ cũng thò mặt tới, tớ xông lên, người ta né ra cho tớ
một chỗ, tớ nói khoác lác, người ta tin tớ. Sự phóng đãng bạn thân ạ là một phương
pháp chính trị. Cuộc đời của một người chuyên việc tiêu xài tái sản trị. Cuộc đời
của một người chuyên việc tiêu xài tài sản của mình thường trở thành một cuộc
đầu cơ, họ đầu tư vốn liếng của họ bằng bạn bè, lạc thú, quan thầy, bà con quen
thuộc”. Chính Raphael đã bị Rastignac tác động rất nhiều về mặt tâm lý như trong
đoạn tâm sự với Emile : “Hắn dọa tôi sẽ chết ở nhà thương không ai biết đến một
thằng đụn, hắn sẽ đưa đám ma tôi, ném tôi vào cái hố của những kẻ nghèo. Hắn
bàn đến chuyện làm trò quỷ thuật. Với cái cao hứng dễ thương làm cho hắn rất
quyến rũ, hắn vạch cho tôi thấy rằng tất cả những bậc thiên tài đều làm trò quỷ
thuật. Hắn tuyên bố rằng tôi sẽ thiếu một giác quan, do đó bị một mối nguy chí tử,
nếu tôi sống cô độc ở phố hàng Thừng. Theo hắn tôi phải bước vào xã hội thượng
lưu vì mình mà khôn khéo, làm cho thiên hạ quen nói đến tên mình và tự mình lột
khỏi cái me xừ bần tiện đi nó không xứng với một bậc vĩ nhân khi còn sống”. Thế
nên Rastignac bày cho Raphael con đường mưu sinh trong cơn túng thiếu khi cả

hai tình cờ gặp một tay quý tộc mà theo Rastignac thì “...được thưởng huân chương
vì nhà hóa học, sử gia, tiểu thuyết gia, nhà văn chính luận; y có phần tư, phần ba,
phần nửa trong không biết bao nhiêu vở kịch, thế mà y dốt như là một con la cái
của ngài Mighen...y chẳng dám bén mảng tới những phòng có biển đề như sau: “Ở
đây người ta có thể tự viết lấy”. Y đủ tinh ranh để đánh lừa cả một hội nghị. Nói
tóm lại, đó là một gã lai giống về đạo đức; chẳng hoàn toàn thật thà, mà cũng
chẳng hoàn toàn bịp bợm.” Raphael được Rastignac tạo điều kiện kí hợp đồng với
công việc viết thuê để đánh bóng thêm danh tiếng cho gã đó về những trang hồi ký
xưa và nay. Tay quý tộc trả trước số tiền giao kèo và đợi khi Raphael hoàn thành
xong thì giao nốt khoản còn lại. Thế là vi phụ làm ăn đầu tiên của Raphael diễn ra
như thế. Đó cũng là cách kiếm tiền trong nhiêu dạng mưu sinh của tầng lớp trí thức
đương thời. Họ là từ điển bách khoa cho bọn tài phiệt giả làm sang, là cánh tay viết
lách cho bọn học giả hữu danh vô thực, núp đằng sau những nhãn hiệu xu thời để


19

đổi lấy cái ăn, cái mặc. Bọn quý tộc, tư sản được tán dương khen thưởng, mai huân
chương triết học mốt bằng danh dự hóa học,...nhưng có ai biết được bọn chúng là
những tên ngu si chẳng thể viết lấy một tác phẩm huống chi là những công trình
nghiên cứu. Chỉ vì tư tưởng đồng tiền muôn năm lũ người đó lao vào lừa lọc, xảo
quyệt để đoạt lợi chứ có bao giờ chú tâm chuyện học vấn để rồi khi đã có cả đống
vàng trong tay, muốn phô trương thanh thế chúng vung tiền sử dụng lớp người trí
thức kia như một công cụ tiến danh, là bước đệm để bọn chúng đi lên ngôi vị học
giả đầy quyền thế.
Thật ra, Rastignac cũng là một thanh niên quý tộc nghèo như Raphael, và
trước kia, khi còn là sinh viên mới ở tỉnh nhỏ lên Paris trọ học, anh ta cũng từng
mang trong đầu một lý tưởng cao cả và có một tâm hồn trong trắng thanh cao.
Nhưng rồi, do ảnh hưởng của xã hội quý tộc tư sản Paris, hắn đã trở thành một
công tử Paris ăn chơi sành sỏi mất hết tư cách đạo đức với "chủ nghĩa phóng đãng"

mà hắn muốn truyền thụ cho Raphael. Rastignac thật sự là con đẻ của xã hội tư
sản, là "nhân vật anh hùng" của nó. Hắn trắng trợn, tính toán, mưu thành công và
địa vị trong xã hội bằng cái giá khá đắt là sự sa đọa hoàn toàn về đạo đức và tâm
hồn. Hãy nhìn gian buồng của Rastignac qua lời nhận xét của Raphael “Có thể nói
nó như những lâu đài thành Naplơ kề sát với những túp lều của đám cùng đinh”.
Sự tương phản trong nếp sống của hắn như thâu tóm thực trạng của đời sống. Xã
hội hào nhoáng xa xỉ bên ngoài kia đang cố dùng vật chất để che lấp sự nghèo nàn
về mặt nhận thức của tầng lớp quý tộc và lở loét bên trong tâm hồn của bọn tư sản
tài chính. Rastignac không hẳn là một tên khố rách đầu đường xó chợ nhưng hắn
cũng không là kẻ tư sản lắm tiền. Hắn là đại diện của lớp người trí thức mới xả
thân vào thời đại của những tay chủ nhà băng nêu cao khẩu hiệu muốn giàu, làm
giàu đầy rẫy những mặt trái khuấy làm điên đảo cả một thế hệ.
3. Con người theo chủ nghĩa cá nhân cực đoan tự cô lập mình trong vòng khép
kín và cũng bị chính xã hội vô cảm cô lập
Nhân vật Raphael được Balzac xây dựng như một con người lâu ngày sống
trong vỏ bọc của chính mình nên khi dấn thân vào xã hội anh đơn độc dần sa vào
chủ nghĩa cá nhân cực đoan và bị chính xã hội ấy lên tiếng khai tử. Trở lại câu


20

chuyện thời niên thiếu, Raphael luôn sống trong sự quản thúc của người cha rồi trở
thành một chàng trai nhút nhát, tự ti, không có lấy một người bạn. Đến năm hai
mươi hai tuổi, khi người cha qua đời Raphael với số tiền một nghìn một trăm mười
hai quan sống lây lất gần ba năm trong căn gác xép chật hẹp. Anh chui rúc vào cái
thế giới đầy ắp lý tưởng, khép kín tư duy trong bốn bức tường, với cái bàn đầy giấy
bút. Khi gặp Rastignac - người dẫn dắt anh vào tầng lớp thượng lưu, giới thiệu anh
với nữ bá tước Foedora mà sau này anh hết mực si mê tôn thờ cũng là người ném
anh vào những cuộc trác táng trụy lạc khi tình yêu bị cự tuyệt. Nhưng sau hết,
Raphael vẫn trơ trọi với xã hội vô cảm: cuộc chơi chỉ dành cho kẻ có tiền. Anh cố

hòa nhập để trở thành một phần của giới quý tộc - tư sản đẹp đẽ hào nhoáng ấy
nhưng sự thật trớ trêu thay: lúc có tiền nó vui vẻ đón nhận anh nhưng khi anh trắng
tay nó lập tức loại bỏ anh như một ung nhọt. Số gia sản thừa kế từ họ ngoại bất ngờ
làm thay đổi cuộc sống của Raphael. Anh đường hoàng bước lên ngôi vị của những
kẻ sở hữu núi vàng. Giới tư sản nghênh đón anh bằng những con mắt trầm trồ, xu
nịnh. Nếu lúc này đây tiền không còn là vấn đề ngăn trở Raphael với xã hội thì anh
lại thu mình vào cái vỏ bọc xưa cũ, tuyệt giao với thế giới xung quanh. Anh rơi vào
chủ nghĩa cá nhân cực đoan cách ly bản thân với xã hội bên ngoài vì sợ chết khi
phát hiện sức khỏe bị giảm sút trầm trọng sau những tháng ngày sống kham khổ và
đắm chìm trong lạc thú. Raphael đau đớn kiềm nén mọi ham muốn, không thể tự
tay làm bất cứ việc gì mà chỉ thông qua người hầu cận mà anh đã tin tưởng phó
thác đời mình. Anh nươm nướp lo sợ nghĩ đến việc bảo toàn tính mạng cho mình
bằng mọi giá. Thói vị kỷ vô hình trói buộc khiến anh tự cô lập mình chỉ biết đến
bản thân và mặc kệ cuộc sống của người khác. Không những Raphael rơi vào cái
tôi cực đoan mà xã hội phồn hoa ấy cũng chủ trương vị kỷ. Họ nói cười chân tình
một cách đểu giả với nhau trong những bữa tiệc xa hoa, long trọng. Chủ tiệc có dịp
phô trương thanh thế, ăn mừng vì lý do vừa mới sáng lập một tờ báo, vừa mới nhận
huân chương danh dự của hội đồng các học giả,...để nhận được sự tán tụng của bọn
nịnh nọt, vì cái danh tiếng lẫy lừng của mình. Bọn xu thời có dịp được no bụng,
mạnh bạo tuyên ngôn và hơn hết là quay cuồng trong khoái lạc. Họ nương tựa, lợi
dụng nhau mà sống tô điểm cho cái chủ nghĩa cá nhân cực đoan thêm đậm nét
trong cái vỏ bọc vật chất.


21

Bên cạnh đó thì cách người ta đối xử với nhau thật buồn cười và ngoài sức
tưởng tượng. Có lẽ cũng vì không thể chịu đựng được điều đó mà Raphael đã cãi
nhau một trận với bọn quý tộc tư sản. Cậy quyền thế giàu sang để đi ức hiếp
người. Cuộc xung đột giữa Raphael và bọn người đó nói lên một bản chất thật của

cái thứ "luật rừng" của bọn nhà giàu. Những điều luật quái đãng khiến con người
không thể nắm lấy tay nhau bằng tất cả sự tự nhiên và chân thành nhất. Tại đây khi
bao bôn ba của cuộc đời về cơ bản đã chấm hết Raphael hay cũng chính là Balzac
đã thấy được tất cả về : "Cái xã hội hào hoa trực xuất ra khỏi nó những kẻ đau khổ,
như một người tráng kiện tống ra khỏi thân thể mình một nguyên tố bệnh tật. Xã
hội thượng lưu kinh hãi những đau thương và bất hạnh, nó sợ chúng như bệnh lây,
nó không bao giờ do dự giữa chúng và thói hư thói hư là một xa xỉ phẩm, nó không
bao giờ buông tha kẻ đấu sĩ bị ngã gục: nó sống trên tiền bạc và sự nhạo báng .
Yếu thì chết! Đó là lời nguyền của cái thứ giai cấp kỵ sĩ được thiết lập ở hết thảy
các dân tộc trên quả đất vì ở đâu đâu kẻ giàu có cũng ngoi lên và câu châm ngôn
đó được ghi trong đáy những quả tim do giàu có nhào nặn, hay do giai cấp quý tộc
nuôi dưỡng . Trung thành với bản hiến chương của chủ nghĩa vị kỷ đó xã hội rất
mực khắc nghiệt đối với những kẻ nghèo khổ dám táo bạo đến làm ngăn trở những
hội hè của nó, làm phiền nhiễu những lạc thú của nó. Kẻ nào đau khổ về thể xác
hay tâm hồn, không tiền của hay quyền hành là một tên cùng đinh ."
Con người ta sống hoàn toàn trong sự tách biệt. Tách biệt với người thân lẫn
xã hội. Tình thân tỉ lệ thuận với tiền tài. Con người sống với nhau chỉ bằng những
tờ bạc vô tri, vô cảm với nhau một cách trắng trợn. Điều người ta quan tâm nhau
đơn giản chỉ là "Hắn có giàu không ? Hắn bao nhiêu tiền?" mà thôi. Đó chính là lối
nghĩ chung của đại đa số người Pháp lúc bấy giờ. "Vết hằn" tư duy không mấy đẹp
đẽ ấy, ngày càng kéo dài khoảng cách của con người - khoảng cách của tình người.
4.Tình yêu là phẩm quà xa xỉ và bất cần đối với xã hội
4.1 Mối quan hệ giữa Raphael và Foedora
“Foedora hay là chết?” đó là câu nói mà Raphael thốt lên khi lần đầu gặp nữ
bá tước người trong mộng mà hằng đêm anh mong muốn.Và nó đã sắp sửa trở
thành sự thật nếu như đời Raphael không rẽ sang một lối đi mới mà vẫn cứ trắng


22


tay, u mê và tuyệt vọng. Ban đầu Raphael đến với Foedora nhằm thỏa mãn những
nhu cầu bị áp chế và ước mơ bị vùi dập trong quãng đời trai trẻ. Anh đã từng muốn
“được ăn mặc sang trọng, ngồi xe, có một cô gái đẹp ở bên cạnh, làm bộ ông
hoàng, ăn ở hiệu Véry, tối đi xem hát...”, “ ao ước những mối tình cao đẹp”. Anh
với tâm hồn tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ khao khát yêu đương khi ở những
buổi đầu đặt chân vào chốn quý tộc - tư sản đã phơi phới suy nghĩ điều không
tưởng “ Sự chinh phục quyền hành hay danh tiếng văn học tôi xem như không khó
bằng chiếm lòng một người đàn bà thượng lưu, trẻ tuổi, linh lợi, duyên dáng.” Và
anh tự nhận ra: “...những băn khoăn trong lòng tôi, tình cảm của tôi, những điều tôi
ngưỡng vọng không thích hợp với những châm ngôn xã hội.”, “Rõ ràng tôi quá
ngây thơ quá ở một cái xã hội giả tạo sống trong hào nhoáng, và tỏ ý bằng những
lời khuôn sáo, hay những tiếng nói theo thời thượng.” Rồi anh kiềm lòng thôi mơ
mộng hão huyền và tập trung tư duy trong căn gác xép với tập bản thảo tác phẩm
để đời của mình. Thế rồi Foedora xuất hiện, làm đảo lộn mọi thứ trong cuộc sống
của Raphael. Tâm trí anh tràn ngập hình ảnh của “ Cái tư thất kiểu gô tích đẹp đẽ
và cái phòng khách kiểu Louis XVI...” cùng bóng dáng yêu kiều của Foedora người đàn bà “đức hạnh” chẳng thuộc về ai nhưng cho phép tất cả đến với
mình.Rastignac đã giới thiệu về nữ bá tước Foedora như sau: “ Một gái kén chồng,
tay có ngót tám vạn quan thực lợi...người đàn bà đẹp nhất Paris, duyên dáng
nhất,...”. Lời nói của hắn kích thích trí tò mò, sự ham muốn trong Raphael bấy lâu
nay vốn bị dập tắt nay có kịp bùng cháy. Foedora cái tên gợi cho anh sự mê hoặc lạ
kỳ. “Người đàn bà đó phải chăng là biểu hiện của mọi thèm muốn của tôi và là chủ
đề của cuộc đời tôi?” Và Raphael đã yêu Foedora bằng thứ tình yêu đầy dục vọng.
Những vật chất xa hoa lộng lẫy kia, cái xã hội đáng mơ ước kia mà trong đó có
Foedora làm anh tự nguyện gắn bó. Luật chơi đã rõ trong cái giới thượng lưu đó,
anh cần có tiền để duy trì mối quan hệ với Foedora. Anh lấy từng đồng vàng trong
số tài sản eo hẹp của mình tiêu hoang cho những thú vui xa xỉ để chiều lòng tình
nhân. Raphael chưa bao giờ chối từ bất cứ yêu cầu nào của Foedora để rồi từ niềm
cuồng si chất ngất biếnthành sự phục tùng mù quáng. Nhưng người đàn bà này nào
có trái tim, ả chẳng thiết gì về tình yêu và có lẽ cũng chẳng biết tình yêu là gì. Ả lợi
dụng Raphael như một công cụ giải trí, gợi nên sự hứng thú cho ả về tri thức khoa

học chứ không thể làm ả si mê. Foedora có vẻ ngoài hoàn hảo với nét đẹp kiều


23

diễm làm say đắm bao gã đàn ông, ả để cho họ chiều chuộng thân mật, đón nhận
tất cả và cũng chối bỏ tất cả: chỉ là bạn còn người yêu thì không. Khi nhận ra bản
chất của Foedora, một phụ nữ kiểu cách, đỏm dáng nhưng lạnh lùng và trống rỗng
về mặt cảm xúcRaphael vẫn cứ u mê . Đó là sự kệch cỡm giữa hai tâm hồn lạc điệu
sánh đôi bên nhau chẳng khác chi đôi đũa lệch mà ta không bao giờ vừa mắt.
Những bản nhạc thần diệu của Rossini, của Cimaroza, của Zingarelli chẳng làm
Foedora dao động từ nét mặt đến cử chỉ. Ả không xem kịch cũng chẳng nghe nhạc
khi vào rạp mà chỉ săm soi qua ống nhìn để mà chê bai nở nụ cười khinh bỉ với
những quý bà ăn mặc lỗi thời, xấu tệ. Foedora đến những nơi mà giới quý tộc lui
tới, đó là những chỗ dành cho ả cho những hạng người như ả và chỉ có thế. Sự rởm
đời, vô cảm - những cái xấu của xã hội hào nhoáng ấy đều phơi bày ở Foedora đã
bị vạch trần dưới con mắt của Raphael nhưng anh vẫn cố nuôi hy vọng về một
tương lai tốt đẹp giữa cả hai. Raphael ảo tưởng khi thú thật về gia cảnh nghèo nàn
của mình để mong nhận được sự thương cảm. Anh đã không ngại hy sinh tiền của
để làm ả hài lòng, anh mơ hồ ả sẽ xúc động và chấp nhận tâm chân tình đầu đời
của anh. Raphael cần phải nhận thấy sự khắc nghiệt của thói đời để thôi mong mỏi
sự khoan dung từ nó. Raphael bị Foedora cự tuyệt và ả sẽ còn cự tuyệt vô số những
gã si tình như anh bởi ở xã hội của Foedora không cần đến tình yêu khi mà vật chất
đã che lấp cánh cửa đi vào trái tim của con người. Vì thế mà ở cuối tác phẩm,
Balzac đã hùng hồn khẳng định Foedora là cả cái xã hội này.
4.2 Tình yêu giữa Raphael và Pauline
Ngay từ những buổi đầu, khi còn là chàng sinh viên nghèo đến ở trọ trong
gian gác xép của khách sạn Xanh Căng-tanh Raphael đã gây được thiện cảm cho
mẹ con bà chủ nhà, nhất là người con gái tên Pauline. Nàng Pauline ngây thơ, ân
cần, duyên dáng chăm sóc anh từng miếng ăn khi thấy anh suốt bảy tám tiếng mà

không có gì để vào bụng. Raphael nhận sự giúp đỡ yêu thương của hai mẹ con với
lòng biết ơn không thể từ chối, để đền đáp ân tình đó chàng dạy học, dạy đàn cho
Pauline. Anh ngưỡng mộ nét khả ái của người thiếu nữ phơi phới sắc xuân, trân
quý sự trong trắng của nàng. Trong Raphael nảy nở sự yêu mến Pauline từ những
cảm xúc rất đỗi chân thành. Nhưng thứ bệnh Văn minh tôn sùng chủ nghĩa vật chất


24

trong tư tưởng của một người trí thức mang đầy hoài bão đã khiến anh chối bỏ
những rung động đầu đời trong tiềm thức như một phản xạ tự nhiên chỉ bởi vì
Pauline nghèo. Raphael nghĩ: “Một người đàn bà, cho dẫu đẹp như Hélène kiều
diễm, như Galated của Homer, không thể có tác động gì tới giác quan của tôi, dù
họ chỉ rách rưới một chút xíu”. Mối quan hệ này cứ mập mờ và bị phủ lấp bởi sự
lộng lẫy của Foedora. Raphael chỉ hướng tâm trí và thể xác theo cơn dục vọng ái
tình ngoài tầm với mà không nhận ra bên anh Pauline lúc nào cũng như chiếc bóng,
lặng lẽ chăm sóc anh mặc dù nàng biết anh phải lòng ả bá tước kiêu kỳ. Pauline
đến với Raphael bằng tấm chân tình đằm thắm xuất phát từ trái tim nồng nàn của
một thiếu nữ có nhân cách cao đẹp. Dù lúc nghèo khó hay giàu sang, Pauline vẫn
giữ được cốt cách nhân hậu, thánh thiện mà không bị vẩn đục trong giới thượng
lưu giả tạo, đớn hèn. Và nàng gặp lại Raphael sau cái lần cuối cùng cả hai ngượng
ngùng từ biệt nhau; có điều gì lưu luyến nhưng không thể thành lời. Đó cũng là
ngày đánh dấu cuộc đời Raphael sa vào chốn nghiện ngập đánh mất mình trong
những cơn say của lạc thú. Trải qua cay đắng khi bị Foedora cự tuyệt và mang con
bệnh trong người từ lúc được hưởng tài sản từ họ ngoại, Raphael nào đâu còn hứng
thú nghĩ đến chuyện yêu đương. Anh xem Pauline là hình ảnh của đức hạnh mà tay
phong lưu trác táng như anh không được phép chạm vào, hãy để người thiếu nữ ấy
bình yên với số phận của nàng. Anh cũng không còn tâm trí để nghĩ đến chuyện
yêu đương bởi nó sẽ tàn phá và cướp đi mạng sống của anh. Nhưng mọi việc cứ
phải diễn tiến theo quy luật của nó, sự trùng phùng này đã mang đến nhiều ý nghĩa

trong cuộc đời Raphael. Anh nhận ra đây mới là tình yêu thật sự của đời mình, là lẽ
sống mà đáng ra anh phải bám víu ngay từ đầu. Cuộc đời anh nếu như không có sự
xuất hiện của Pauline một lần nữa thì chỉ là những tháng ngày vô vị gắng gượng
níu giữ sự sống một thể xác đã bị tàn phá khá nhiều với trái tim nguội lạnh mà
chẳng có linh hồn. Raphael tìm thấy nguồn dưỡng chất cho đời mình là tình yêu
của Pauline và bất chấp sự phán quyết của số mệnh: Dục vọng của tình yêu sẽ rút
ngắn tuổi thọ của anh và anh sẽ chết. Họ say sưa, mãn nguyện tận hưởng bản nhạc
hạnh phúc khi tìm thấy nhau trong ánh mắt nồng cháy của đối phương, ấp ôm viễn
cảnh vui vẻ của tình yêu với ý định gắn bó cùng nhau lâu dài. Hạnh phúc giờ đây
mà Raphael có, đúng nghĩa với bản chất của nó: đó là sự cảm giác thỏa mãn hài
hòa giữa thể xác, lý trí lẫn tâm hồn - một niềm hạnh phúc tròn đầy và viên mãn.


25

Nhưng số phận của Raphael đã đến hồi kết, anh nhận thức cái chết đã cận kề
và đâm ra sợ hãi. Tình yêu vừa mang niềm vui sống cho anh vừa đẩy anh xuống
địa ngục. Raphael đứng trước sự lựa chọn giữa yêu và sống? Lúc đầu, anh vươn
lên nghịch cảnh từ sau cái lần tận mắt trông thấy miếng da lừa thu nhỏ khi nhận
được thừa kế; anh muốn thủ tiêu tấm bùa bằng cách ném nó xuống giếng để bảo vệ
tính mạng và được yêu Pauline nhưng một thời gian sau nó vẫn trở về bên anh. Tuy
nhiên Raphael không bỏ cuộc, anh tìm đến những nhà khoa học nổi tiếng đương
thời để mong kéo căng miếng da lừa nhưng vô ích. Raphael đi dưỡng bệnh ở suối
nước nóng theo lời khuyên của các bác sĩ nhưng thể xác ngày càng kiệt quệ. Đến
giây phút này, Raphael quyết định chối bỏ sự đời, chối bỏ Pauline một lần nữa để
mong bảo toàn tính mạng nhưng lại không thể trốn tránh mãi được. Dục vọng yêu
đương vẫn âm ỉ trong tiềm thức đánh gục lí trí của Raphael và dẫn anh đến cái
chết. Qua đó, ta thấy Raphael có ý thức đấu tranh trước số phận nhưng không thể
cải tạo được số phận, con người vẫn rơi vào vòng lẩn quẩn bế tắc trong xã hội tăm
tối.

Không quá lố bịch khi Balzac miêu tả Pauline ở cuối tác phẩm bằng những
hình tượng mơ hồ, phúng dụ: “...một người đàn bà tóc bay trước gió, và nét mặt
đượm một mối tình tuyệt diệu: lửa trong lửa! Nàng mỉm cười, nàng biến mất,
không bao giờ anh lại thấy nàng nữa. Vĩnh biệt bông hoa của lửa, vĩnh biệt nguyên
tố không trọn vẹn, bất ngờ, đến quá sớm hay quá muộn để trở thành viên kim
cương mỹ lệ nào”. Con người và tình yêu của Pauline là một thứ thanh tú, diễm lệ
khó nắm bắt trong thế giới xô bồ, hỗn tạp mà Balzac đã tái hiện một cách chân thật
trong chừng mực nào đó ( đó một xã hội thái quá của Balzac lấy chất liệu từ đời
sống). Nàng là một giấc mơ kiêu sa, một phép màu le lói giữa chốn đen ngòm, u tối
đem đến cho đời cái cảm thức ngỡ ngàng, say đắm phút chốc bởi sự tự do, thanh
thoát rồi vụt tan biến. Nhưng điều đáng suy ngẫm ở đây chính là tình yêu giữa
Pauline và Raphael dù có đẹp đẽ đến đâu vẫn nằm trong sự bao phủ của thế giới
vật chất, nó vẫn không thể thoát khỏi cái quy luật làm tha hóa cả một thế hệ trong
xã hội đó. Khi biết Raphael yêu mình, Pauline đã thốt lên: “ Chúng ta giàu có, giàu
có, sung sướng, giàu có. Pauline của anh giàu rồi...Đã biết bao lần em bảo là em sẽ
đem hết của cải trên đời để trả cái lời này: anh ấy yêu tôi! Chao, anh Raphael của


×