Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

môi trường kinh tế chính trị pháp luật các nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.68 KB, 17 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
--------

ĐỀ TÀI

MÔI TRƯỜNG
KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT
CÁC NƯỚC

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC

PHẦN KẾT LUẬN.

2


LỜI MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Kinh doanh quốc tế phức tạp hơn nhiều so với kinh doanh trong nội địa xuất phát
từ những điểm khác biệt giữa các quốc gia. Các quốc gia khác nhau có các hệ thống
chính trị, kinh tế và pháp luật khác nhau.
Thực tiễn văn hóa của các quốc gia có thể rất khác nhau, cũng như trình độ giáo


dục và kỹ năng của dân cư và các quốc gia cũng có mức phát triển kinh tế khác
nhau.
2. Mục tiêu đặt ra cần giải quyết

Làm rõ sự khác biệt giữa các nước về môi trường kinh tế, môi trường chính trị,
môi trường pháp luật và giải thích ý nghĩa sự khác biệt này đối với kinh doanh quốc
tế.
3. Phương pháp thực hiện đề tài

Trong bài báo cáo, nhóm đã sử dụng phương pháp thu thập tài liệu. Dựa trên
những tài liệu tham khảo như sách báo, Internet, giáo trình… nhóm em đã tham
khảo để hoàn thành bài báo cáo.
4. Phạm vi của đề tài

Môi trường kinh tế - chính trị - pháp luật các nước
5. Kết cấu các chương của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài gồm 4 phần chính:
− Sự khác biệt giữa các nước về môi trường kinh tế
− Sự khác biệt giữa các nước về môi trường chính trị
− Sự khác biệt giữa các nước về môi trường pháp luật
− Giải thích ý nghĩa sự khác biệt môi trường các nước đối với KDQT
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
1.1

Các hệ thống kinh tế

Ta thường thấy các hệ thống kinh tế thị trường tự do tại những quốc gia coi trọng
lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể. Ngược lại, tại những quốc gia mà lợi ích tập thể
3



được đánh giá cao hơn thì Nhà nước thường kiểm soát nhiều doanh nghiệp và thị
trường tại các quốc gia này thường bị kiềm chế chứ không được tự do. Ta thấy có 3
dạng chính của các hệ thống kinh tế - đó là kinh tế thị trường, kinh tế chỉ huy và
kinh tế hỗn hợp.
1.1.1 Kinh tế thị trường ( market economy)
Là nền kinh tế mà mọi quyết định về phân bổ nguồn lực được dựa trên sản lượng,
sức tiêu thụ, đầu tư và tiết kiệm, dựa trên sự tương tác giữa cung và cầu đó là quy
luật của thị trường. Các quyết định kinh tế được đưa ra bởi cá nhân hoặc doanh
nghiệp, sự tác động của Chính phủ rất giới hạn. Nền kinh tế thị trường có mối quan
hệ mật thiết với chế độ dân chủ, do đó các phương tiện sản xuất phần nhiều được sở
hữu và vận hành bởi tư nhân. Vai trò của Chính phủ đối với nền kinh tế thị trường là
khuyến khích tự do và cạnh tranh công bằng giữa các nhà sản xuất tư nhân. Chính
phủ thực hiện điều này bằng cách nghiêm cấm cacs nhà sản xuất độc quyền và hạn
chế kinh doanh theo kiểu độc chiếm thị trường (Tại Hoa Kỳ, Luật chống độc quyền
thực hiện chức năng này).
Vậy có thể nói nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất đều do các cá nhân
hoặc các doanh nghiệp sở hữu chứ không phải do nhà nước quản lý. Sản phẩm và
dịch vụ do quốc gia sản xuất ra không được bất kỳ ai lên kế hoạch. Sản xuất được
quyết định bởi tương tác giữa cung và cầu và báo hiệu cho nhà sản xuất qua hệ
thống giá cả.

4


1.1.2 Kinh tế chỉ huy (command economy)
Là nền kinh tế mà Chính phủ là người quyết định mọi vấn đề như đất nước sản
xuất loại hàng hóa và dịch vụ gì, sản lượng bao nhiêu, giá bán như thế nào và hình
thức phân phối ra sao. Mục tiêu của nền kinh tế chỉ huy là Chính phủ sẽ xác định

các nguồn lực vì “lợi ích xã hội”. Ngoài ra, trong nền kinh tế chỉ huy thuần túy, mọi
cơ sở kinh doanhđều do Nhà nước quản lý vì Nhà nước có thể chỉ đạo trực tiếp
những cơ sở này đầu tư vì lợi ích tốt nhất cho quốc gia chứ không phải vì lợi ích của
các cá nhân.
Vậy mục tiêu chính của nền kinh tế chỉ huy là huy động các nguồn lực kinh tế
nhằm phục vụ lợi ích chúng của xã hội thì có vẻ như xu hướng đối lập cũng xuất
hiện. Ngày nay rất nhiều nước, đặc biệt là các nước theo chủ nghĩa xã hội, vẫn thể
hiện một số đặc trưng của nền kinh tế bao cấp. Ví dụ điển hình là Trung Quốc, Ấn
Độ, Nga và vài nước khác ở trung Trung Á, Đông Âu và Trung Đông.
1.1.3 Kinh tế hỗn hợp (mix economy)
Thể hiện đặc trưng của cả hai thị trường nói trên. Nó kết hợp sự tác động của
Chính phủ và của cơ chế thị trường trong việc sản xuất và phân phối hàng hóa. Phần
lớn các ngành công nghiệp đều do tư nhân sở hữu và các thương nhân tự do thiết
lập, sở hữu và vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ là người điều tiết các
chức năng cơ bản như cấp lương hưu, điều tiết lao động, mức lương tối thiểu và
quản lý môi trường. Giáo dục, y tế và một số ngành dịch vụ thiết yếu khác thường
do Chính phủ nắm giữ, đặc biệt các ngành quan trọng như giao thông, viễn thông và
năng lượng. Ví dụ, ở Pháp, Nhà nước sở hữu các ngân hàng chính và một số ngành
công nghiệp quan trọng, ví dụ như công nghiệp luyện kim. Một công ty ô tô, hãng
Renault, một phần thuộc Chính phủ nhưng một công ty khác có tên Peugoet thuộc
tư nhân. Ở một số nước như Đức, Nhật, Singapore và Thụy Điển, Chính phủ thường
cộng tác chặt chẽ với doanh nghiệp và người lao động để đưa các chính sách phù
hợp.

5


Thế kỷ trước đã chứng kiến một bước nhảy vọt về số lượng nền kinh tế hỗn hợp.
Ví dụ: ở Hoa Kỳ, tiêu dùng của Chính phủ đã tăng vọt từ 3% GDP những năm 1930
đến 20% vào những năm 1980. Cũng trong giai đoạn này, ở một số lớn các quốc gia

có nền kinh tế phát triển khác, tiêu dùng Chính phủ trung bình tăng từ 8% GDP lên
đến 40%. Chính phủ ở các nước Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Hoa Kỳ, áp dụng rất
nhiều quy định mới đối với các doanh nghiệp tư nhân, trên các lĩnh vực như an toàn
lao động, mức lương tối thiểu, phúc lợi khi về hưu và bảo vệ môi trường.

1.2

Các hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị là tập hợp các tổ chức chính thức tạo nên chính phủ. Gồm:
Các đảng phái chính trị, các nhóm vận động hành lang, các đoàn thể, các cơ quan
lập pháp, hành pháp... hay còn gọi là hệ thống chính quyền của một quốc gia.
Đặc điểm của hệ thống chính trị đánh giá thông qua:
− Chú trọng đến tập thể hóa hay cá nhân hóa
− Mức độ dân chủ hay chuyên chế.
VD: Ở Việt Nam là nền Dân chủ xã hội chủ nghĩa, “dân chủ” là đề cao tính dân
chủ, song “xã hội chủ nghĩa” là ưu tiên cho lợi ích tập thể.
1.2.1 Chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân
1.2.1.1Chủ nghĩa tập thể hóa
Tập thể hóa đề cập đến một hệ thống trong đó các mục tiêu tập thể được đề cao
hơn các mục tiêu cá nhân. Trong xã hội hiện đại, những người theo chủ nghĩa tập
thể chính là những người theo chủ nghĩa xã hội.
1.2.1.2Chủ nghĩa cá nhân hóa
Cá nhân hóa là một triết lý chính trị cho thấy các cá nhân cần phải được tự do
hơn trong các theo đuổi về kinh tế và chính trị của họ. Chủ nghĩa cá nhân được xây
dựng trên 2 nguyên lý trung tâm:
− Chú trọng vào tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do cá nhân và tự
biểu hiện.
− Phúc lợi xã hội đáp ứng một cách tốt nhất thông qua việc cho phép mọi
người theo đuổi tư lợi kinh tế.

6


1.2.2 Dân chủ và độc tài
Dân chủ là hệ thống chính trị theo đó chính phủ được người dân lựa chọn trực
tiếp hoặc qua các đại diện họ bầu ra.
Độc tài là một dạng chính phủ theo đó một cá nhân hoặc đảng chính trị kiểm soát
toàn bộ cuộc sống của mọi người và ngăn ngừa các đảng đối lập.

1.2.2.1Chế độ dân chủ
- Dân chủ thuần túy: tất cả người dân tham gia trực tiếp bỏ phiếu thông qua luật
pháp của quốc gia đó, không cần bầu ra đại diện để chấp thuận các luật đó.
- Dân chủ đại diện: người dân định kỳ bầu những cá nhân đại diện cho họ.
Tuân theo một số quy định tiêu biểu theo hiến pháp:
- Quyền cá nhân được tự do phát biểu và tụ tập.
- Tự do thông tin.
- Bầu cử đều đặn, qua đó những người dân đủ tư cách sẽ được quyền bỏ phiếu.
- Quyền bầu cử nói chung.
- Nhiệm kỳ của đại diện được bầu.
- Một hệ thống tòa án công bằng độc lập với hệ thống chính trị.
- Một bộ máy chính quyền phi chính trị.
- Một lực lượng cảnh sát và vũ trang chính trị.
- Tương đối tự do trong việc truy cập thông tin quốc gia.
1.2.2.2Chế độ độc tài

7


* Độc tài theo kiểu chính trị thần quyền: Quyền lực chính trị do đảng, tổ chức
hay cá nhân điều hành theo nguyên tắc tôn giáo độc quyền nắm giữ.

VD: Chính trị thần quyền trên cơ sở đạo Hồi ở Iran và Arab Saudi -> hạn chế tự
do chính trị, biểu hiện tôn giáo theo pháp luật trên cơ sở nguyên tắc đạo Hồi.
* Độc tài theo kiểu bộ tộc: Quyền lực chính trị do đảng phái chính trị đại diện
cho quyền lợi của một bộ tộc cụ thể nào đó nắm giữ.
VD: Xuất hiện ở 1 số quốc gia châu Phi như Zimbabue, Tanzania, Uganda và
Kenya.
* Chế độ độc tài cánh hữu: Quyền lực chính trị bị giữ độc quyền bởi một đảng,
nhóm hay cá nhân, cho phép đôi chút tự do về kinh tế nhưng vẫn hạn chế quyền tự
do cá nhân về chính trị, bao gồm cả tự do ngôn luận.
VD: Chế độ phát xít nắm quyền ở Đức và Ý trong khoảng năm 1930 và 1940.
Xuất hiện ở 1 số quốc gia châu Á là Đài Loan, Singapore, Indonesia và Philippines,
nhưng từ năm 1980 thì chế độ này dần suy tàn.
1.3

Các hệ thống pháp luật

1.3.1 Khái niệm
Hệ thống pháp luật của quốc gia chính là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết
hành vi và các quy trình thi hành các điều luật, qua đó xử lý các tranh chấp. Hệ
thống luật pháp của một quốc gia là hết sức quan trọng đối với thương mại quốc tế.
Luật pháp quốc gia sẽ điều tiết hoạt động kinh doanh, xác định hình thức kinh
doanh và thiết lập quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia vào các
thương vụ.
Có 3 dạng hệ thống luật pháp chính, hay còn gọi là thông lệ pháp luật, hiện đang
được sử dụng trên toàn thế giới là: Thông luật, dân luật và Giáo luật.
♦ Thông luật – nguồn luật dựa trên truyền thống, tiền tệ và tập quán. Truyền
thống là đề cập đến lịch sử pháp luật quốc gia, tiền tệ nghĩa là những
trường hợp đã xuất hiện tại tòa trong quá khứ và phong tục tập quán là
cách thức áp dụng luật trong những tình huống cụ thể.
♦ Dân luật – nguồn luật dựa trên một bộ các luật chi tiết được thành lập tập

hợp các chuẩn mực đạp đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận
8


♦ Giáo luật – nguồn luật dựa trên các giáo lý của tôn giáo chủ đạo trong xã
hội.
1.3.2 Sự khác biệt của 2 hệ thống thông luật và dân luật
Về nguồn gốc của luật:
Trong pháp luật lục địa, các quan hệ tài sản gắn liền với những nguyên tắc của
Luật dân sự La Mã - Tập hợp những qui định pháp luật làm nền tảng cho Luật dân
sự La Mã của Hoàng đế Justinian (Justinian’s Corpus Juris Civilis). Nói đến sự ảnh
hưởng của Luật La Mã, Mác đã từng nhận xét rằng pháp luật các nước Châu Âu
không thể đem lại những hoàn thiện đáng kể cho Luật La Mã cổ đại mà chỉ sao nó
lại một cách cơ bản. Pháp luật Anh - Mỹ không ảnh hưởng sâu sắc và gắn bó mật
thiết với những nguyên tắc của luật dân sự La Mã như pháp luật lục địa. Lý do là họ
quan niệm Tòa án chỉ có thẩm quyền với từng vụ việc cụ thể. Luật gia phải được
đào tạo và trưởng thành trong thực tiễn. Tuy nhiên cả hai hệ thống pháp luật này
đều ít nhiều đều thừa hưởng sự giàu có và tính chuẩn mực của thuật ngữ pháp lý La
Mã. Ví dụ : stare decisis (Phán quyết của Tòa án trước đó phải được công nhận như
tiền lệ); pacta sunt servandas (Hợp đồng phải được tôn trọng).
Sự ảnh hưởng của các học thuyết pháp lý, với tư cách là một nguồn luật thì ở
Thông luật có xu hướng áp dụng nhiều hơn so với các nước theo truyền thống dân
luật.
Về tính chất pháp điển hóa:
Quan niệm tiếp cận pháp luật của hai hệ thống pháp luật này là khác nhau. Hệ
thống dân luật quan niệm luật pháp là phải từ các chế định cụ thể (All law resides in
institutions), còn hệ thống Common law lại quan niệm luật pháp được hình thành từ
tập quán (All law is custom). Ngày nay, ở Anh "lẽ phải" (reasons) cũng là một dạng
nguồn pháp luật để bù đắp những khoảng trống pháp luật, làm cho hệ thống pháp
luật Anh trở thành một hệ thống pháp luật mở, luôn trong trạng thái tự hoàn thiện.

Ưu điểm rõ nét của các Bộ luật trong dân luật là tíh khái quát hóa, tính ổn định
cao (certainty of law). Pháp luật thông luật dựa chủ yếu trên nguồn luật là tiền lệ
pháp (Stare decisis. Thẩm phán vừa là người xét xử vừa là người sáng tạo ra pháp
luật một cách gián tiếp. Ưu điểm rõ nét nhất của các tập quán là tính cụ thể, linh
hoạt và phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội.
9


Pháp luật lục địa chia thành luật công ( public law ) và luật tư ( private law ) ,
còn pháp luật Anh - Mỹ khó phân chia. Công pháp bao gồm các ngành luật, các chế
định pháp luật điều chỉnh các quan hệ về tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà
nước, những quan hệ mà một bên tham gia là các cơ quan nhà nước. Còn tư pháp
bao gồm các ngành luật, các chế định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan
đến các cá nhân, tổ chức khác. Cốt lõi của luật tư là nguyên tắc tự do ý chí. Tự do ý
chí mang bản chất giới hạn quyền lực nhà nước và thừa nhận công dân được làm tất
cả những gì pháp luật không cấm. Trong lĩnh vực luật tư nhà nước đóng vai trò như
người trọng tài. Cốt lõi của luật công là công quyền chỉ được làm những gì mà luật
cho phép. Nhà nước buộc phải tuân thủ pháp luật.

10


Về thủ tục tố tụng:
Hệ thống pháp luật lục địa phát triển hình thức tố tụng thẩm vấn, tố tụng viết
(inquisitorial system/ written argument), còn Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ phát
triển hình thức tố tụng tranh tụng (Case system/ oral argument). Tuy nhiên cũng
không hoàn toàn đúng nếu khẳng định rằng hệ thống Civil Law không hề áp dụng
việc suy đoán vô tội (presumption of innocence).
Khi xét xử, các nước theo hệ thống thông luật rất coi trọng nguyên tắc Due
process . Đây là nguyên tắc được nhắc đến trong tu chính án thứ 5 và 14 của Hoa

Kỳ. Nội dung chính của nguyên tắc này nói đến ba yêu cầu chính: yêu cầu bình
đẳng của các đương sự trong việc đưa ra chứng cứ trước Toà (equal footing); yêu
cầu qui trình xét xử phải được tiến hành bởi một Thẩm phán độc lập có chuyên
môn, cùng một bồi thẩm đoàn vô tư, khách quan (fair trial and impartial jury); yêu
cầu luật pháp phải được qui định sao cho một người dân bình thường có thể hiểu
được hành vi phạm tội (Laws must be written so that a reasonable person can
understand what is criminal behavior).
Hệ thống Dân luật dựa trên qui trình tố tụng thẩm vấn (inquisitorial system) nên
trong các vụ án hình sự, thẩm phán căn cứ chủ yếu vào Luật thành văn, kết quả của
cơ quan điều tra, và quá trình xét xử tại Toà để ra phán quyết. Nếu như trong Thông
luật, thẩm phán tạo ra các qui tắc pháp lý cho các tranh chấp cụ thể, thì trong Dân
luật, qui tắc pháp lý tạo ra nền tảng để thẩm phán ra quyết định, hay nói cách khác
thẩm phán Dân luật tìm giải pháp trước hết qua các văn bản pháp luật. Về giải thích
văn bản pháp luật, các thẩm phán giải thích theo ngữ nghĩa của luật nhưng vẫn tôn
trọng ý chí của nhà làm luật.
Toà án ở các nước theo truyền thống Thông luật được coi là cơ quan làm luật lần
thứ hai, hay cơ quan sáng tạo ra án lệ (The second Legislation). Ngược lại ở các
nước theo truyền thống Dân luật, chỉ có Nghị viện mới có quyền làm luật, còn Toà
án chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật.
Ở các nước theo truyền thống Thông luật đa phần các hiệp định quốc tế không
phải là một phần của luật quốc nội/ luật quốc gia (domestic law). Chúng chỉ có thể
được toà án áp dụng khi các hiệp định quốc tế đã được nội luật hoá bởi cơ quan lập
pháp. Các nước theo truyền thống Dân luật thì khác, ví dụ như ở Thụy Sĩ, các điều
11


ước quốc tế được áp dụng trực tiếp như là một phần của luật quốc nội, vì vậy các
Toà án có thể trực tiếp áp dụng các điều ước quốc tế khi xét xử.
Về vai trò của luật sư và thẩm phán, chứng cứ:
Pháp luật Anh - Mỹ do án lệ là nguồn cơ bản, đặc biệt với truyền thống coi trọng

chứng cứ nên luật sư, thẩm phán rất được coi trọng. Pháp luật lục địa do văn bản
qui phạm pháp luật là nguồn chủ yếu, đồng thời do thông lệ "án tại hồ sơ" - quá
trình điều tra phụ thuộc phần lớn vào kết quả của cơ quan điều tra do vậy luật sư
ban đầu ít được coi trọng như các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Thẩm
phán ở các nước Dân luật chỉ tiến hành hoạt động xét xử mà không được tham gia
hoạt động lập pháp, họ không được tạo ra các chế định, các qui phạm pháp luật.
Luật sư ở Anh được chia thành hai nhóm luật sư tư vấn (solicitor) và luật sư tranh
tụng (barrister). Thẩm phán được lựa chọn từ các luật sư tranh tụng và không theo
nhiệm kỳ.
Thẩm phán của Dân luật được đào tạo theo một qui trình riêng, họ thường trước
đó không phải là các luật sư. Nhưng ở Thông luật thì khác, thẩm phán hầu hết đều
được lựa chọn từ những luật sư rất danh tiếng.
Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau của hai hệ thống pháp luật này có rất nhiều,
có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng cơ bản vẫn là do tiến trình phát
triển của cách mạng tư sản khác nhau quyết định. Cách mạng tư sản ở các nước đã
diễn ra với tính chất, mức độ triệt để là khác nhau, có nước cách mạng chống phong
kiến diễn ra triệt để, có nước không triệt để.
Nói đến hệ thống pháp luật tư sản thì hai hệ thống pháp luật trên là hai hệ thống
pháp luật lớn, tuy nhiên bên cạnh hai hệ thống pháp luật này còn có sự tồn tại của
hệ thống pháp luật các nước Hồi giáo, hệ thống pháp luật Bắc Âu...

12


Giáo luật: ( Luật hồi giáo)
Luật Hồi giáo chính là Luật Shari’ah. Luật này điều chỉnh, đưa ra nguyên tắc và
quy định hành vi của người dân, hoạt động của các cơ quan tổ chức, đưa ra các quy
phạm để áp dụng trong đời sống của một con người như: ăn kiêng, cách nuôi dạy
con cái, đồng thời cũng quy định và miêu tả những nguyên tắc dành cho người tu
hành, việc bố thí cho người nghèo và những vấn đề tôn giáo khác. Bên cạnh đó Luật

Shari’ah cũng được sử dụng như những hướng dẫn đối với các hoạt động của con
người trong xã hội cũng như đối với những tác động qua lại giữa các nhóm dân tộc.
Ở phạm vi rộng hơn, Luật Shari’ah được áp dụng để giải quyết những tranh chấp
trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau, đồng thời giải quyết những
tranh chấp, xung đột quốc tế và vấn đề chiến tranh. Do đó nguồn luật của Luật Hồi
giáo cũng chính là các thành tố của Luật Shari’ah. Luật này gồm 4 thành tố sau:
Kinh Qu’ran (hay còn gọi là Koran), Kinh Sunna, Idjmá và Qiyás.
1.3.3 Những khác biệt của Luật Hồi Giáo so với Dân luật và Thông Luật
1. Cấu trúc nguồn luật của luật hồi giáo gồm những nguồn không đồng nhất và
khác biệt so với thong luật và dân luật. trong khi Thông luât và Dân luật đều có
những nguồn cơ bản là: án lệ( phán quyết của tòa án), pháp luật thành văn, tập quán.
Do đó sẽ rất ngạc nhiên khi luật Hồi giáo không thừa nhận án lệ, luật thành văn, tập
quán là nguồn luật như thông luật và dân luật. Nguồn luật chủ yếu của Luật hồi giáo
là kinh thánh.
2. Những nguồn luật được ghi nhận trong luật Hồi giáo mang tính chất Tôn giáo,
thể hiện ý chí của thánh Alan.
Nguồn của luật Hồi Giáo do Thượng đế đặt ra, thể hiện ý chí của Thượng đế hay
Thánh Alan. Là thiêng liêng bất khả xâm phạm, tín đồ chỉ có thể nghe theo chứ
không được sửa đổi, vì luật Hồi giáo độc lập so với cơ quan nhà nước hay quyền
lực nhà nước. Điều này hoàn toàn khác biệt so với thong luật và Dân luật, các
nguồn luật của hai dòng họ pháp luật này thể hiện ý chí của nhà nước, do các cơ
quan nhà nuocứ ban hành , thừa nhận và có được sửa đổi.

13


3. Những nguồn luật phổ biến trong thong luật và dân luật nhưng lại không được
thừa nhận trong giáo luật
Pháp luật thành văn, án lệ và tập quán được coi là những nguồn luật cơ bản của
Thông luật và Giáo luật nhưng Luật Hồi Giáo lại không coi trọng và thừa nhận

những nguồn luật này. Thông luật, thường thì các cuốn sách do các tác giả uy tín
viết cũng được coi là nguồn luật thì trong luật Hồi Giáo nó lại không được coi
trọng. còn với dong họ Dân luật, các quy tắc chung của pháp luật được coi là nguồn
của pháp luật. Trong khi đó ở Luật Hồi Giáo lại không có nguồn Luật này. Để phù
hợp với thế giới hiện đại, Luật Hồi giáo đã có một số thay đổi. Một số nước Luật
Thành văn và hiến pháp được thừa nhận và sử dụng ngày càng nâng cao, tuy nhiên
những pháp luật thành văn không được trái với quy định của luật Hồi Giáo.
Đặc điểm mấu chốt của Luật hồi giáo so với các hệ thống pháp luật trên thế giới
đó là các quốc gia áp dụng Luật Hồi Giáo không có sự tách rời giữa nhà thờ và nhà
nước. Ở đây chế độ thần quyền (chế độ cai trị của các tang lữ, trong đó các luật lệ
của nhà nước được tin tưởng là luật lệ của Chúa Trời) bao trùm và điều chỉnh các
vấn đề mang tính chất công và tư.
1.4

Ý nghĩa sự khác biệt môi trường các nước đối với kinh doanh quốc tế

1.4.1 Chính trị quyết định kinh tế
Trên thực tế, chính trị và pháp luật là những hình thái ý thức xã hội thuộc kiến
trúc thượng tầng; chính trị là linh hồn của pháp luật, không có pháp luật nào phi
chính trị hay chỉ là những vấn đề chuyên môn kĩ thuật thuần tuý. Ngược lại không
có nền chính trị hay xu hướng chính trị nào lại không hướng tới vấn đề chính quyền
và luật pháp. Nói như vậy cũng để thấy rằng các học thuyết pháp lí không đơn thuần
là những lí thuyết về kĩ thuật pháp luật mà chúng luôn luôn thể hiện những vấn đề
lợi ích giai cấp; thể hiện lập trường, thế giới quan và nhân sinh quan chính trị sâu
sắc.
Học thuyết pháp lí không phải là các quan điểm, tư tưởng đơn lẻ hay các chủ
trương, chính sách của lực lượng cầm quyền về nhà nước và pháp luật, nó chỉ được
hình thành trên cơ sở hoạt động tư duy lí luận một cách có hệ thống do các nhà khoa
học thực hiện. Nói cách khác, học thuyết pháp lí là sản phẩm của quá trình nhận
14



thức khoa học sáng tạo về hiện thực xã hội, nó không phải đơn thuần là sản phẩm
của ý chí hay lòng mong muốn. Do vậy, không có hoạt động khoa học một cách tự
do, dân chủ thì cũng không có sự tồn tại của các học thuyết pháp lí.
Học thuyết pháp lí không phải là sản phẩm chỉ có ý nghĩa kinh viện, nó có ảnh
hưởng rất lớn đến thực tiễn nhà nước và pháp luật. Giới quyền lực bao giờ cũng
chịu ảnh hưởng của những quan niệm học thuyết pháp lí nhất định và từ đó hình
thành trước những ý niệm về một nhà nước và hệ thống pháp luật cần phải có. Thực
tế cũng đã chứng minh rằng không có hệ thống pháp luật nước nào có thể đầy đủ
hoàn toàn để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội cần được điều chỉnh. Học thuyết pháp lí
không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành một hệ thống pháp luật cụ thể về cơ cấu,
về mục đích, nguyên tắc, phương thức điều chỉnh... mà còn đem lại những hiểu biết
chung, những quan niệm về các giá trị của công bằng, dân chủ, tiến bộ... từ đó mà
ảnh hưởng đến các quyết định lập pháp, những phán quyết của cơ quan nhà nước
trong quá trình áp dụng pháp luật.

15


1.4.2 Học thuyết pháp lí có vai trò to lớn đối với công tác giáo dục nâng cao ý
thức pháp luật trong các tầng lớp nhân dân
Các vấn đề nhà nước và pháp luật được trình bày dưới dạng hệ thống tri thức
khoa học có tính thuyết phục cao, qua đó thấm sâu vào suy nghĩ, biến thành nếp tư
duy và hành động của người dân.
Với vai trò và giá trị như vậy, học thuyết pháp lí không chỉ có ý nghĩa học thuật,
nó còn góp phần bổ sung và hỗ trợ tích cực cho hệ thống các quy phạm pháp luật.
Ngày nay, nếu quan niệm đầy đủ và thực tế về nguồn luật thì cần phải thừa nhận vai
trò không nhỏ của các học thuyết pháp lí. Học thuyết pháp lí có vai trò tích cực
trong định hướng hành động khi áp dụng pháp luật.


16


1.4.3 Chính trị là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế
Nền kinh tế và sự phát triển kinh tế hiện nay vẫn lệ thuộc một chiều và quá mức
vào thế giới bên ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập các nền kinh tế lệ
thuộc nhau là tất yếu. Nhưng, vấn đề là không lệ thuộc một chiều và thụ động như
hiện nay mà lệ thuộc hai chiều và chủ động. Năng lực cạnh tranh thấp, hệ thống
công nghệ sản xuất nói chung vẫn rất lạc hậu, v.v... Chính vì vậy cần có những đột
phá tiếp tục trong tư duy luận về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Nhưng để đổi
mới kinh tế mạnh hơn, đồng bộ và toàn diện hơn, có hiệu quả và để kinh tế phát
triển với tốc độ nhanh hơn, cần đổi mới chính trị bằng những đột phá trong quan
điểm lý luận chính trị.
KẾT LUẬN

Hiện nay, kinh doanh quốc tế là một điều tất yếu của các quốc gia. Tìm hiểu sự
khác biệt về kinh tế, chính trị và pháp luật của các nước giúp các nước hiểu hơn về
nhau. Từ đó, hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra tốt hơn, tạo đà cho sự phát triển
kinh tế cho đất nước.
BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC NHÓM
ST
T
1
2
3
4
5
6
7


Tên

Công việc

Mức độ hoàn
thành

Nội dung phần 1.1 và tổng hợp bài
word
Nội dung phần 1.1 và tổng hợp bài
word
Nội dung phần 1.2 và thuyết trình
Nội dung phần 1.3
Nội dung chương 4 và làm ppt
Nội dung phần 1.3 và thuyết trình
Nội dung phần 1.2
TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2017
Nhóm trưởng

17



×