Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu loại hình phi mậu dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.58 KB, 19 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU LOẠI HÌNH PHI MẬU DỊCH

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Viết Bằng

Tp.Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2016


Nhận xét của giảng viên
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………


…………………………………………………………………
……………………………………………………………........


Mục lục


Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
“Phi thương bất hoạt”
Đây là câu nói đã được đúc kết từ thời cha ông ta cho tới tận ngày nay thì ý nghĩa của nó vẫn
không hề thay đổi. Giao thương là hoạt động nhanh nhạy, tinh tế trong một nền kinh tế của
đât nước,giao thương không chỉ là buôn bán trong nước mà đặc biệt là ngoại thương. Nền
kinh tế của quốc gia nào sổi nổi trong lĩnh vực này thì quốc gia đó có sự phát triển hơn hẳn
so với những quốc gia chưa đẩy mạnh được.
Việt Nam là nước đang phát triển, đã từng trải qua những thời kỳ chiến tranh loạn lạc, bị kìm
nén, đô hộ nên nền kinh tế trong nước còn chưa phát triển nhiều. Chỉ từ sau khi mở cửa thị
trường, thì hoạt động buôn bán mới trở nên mạnh mẽ và sôi nổi hơn. Buôn bán trong và
ngoài nước đều được khuyến khích, ủng hộ để đưa nền kinh tế đất nước lên một tầm cao
hơn. Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế đối nội thì kinh tế đối ngoại đặc biệt là kinh doanh
xuất nhập khẩu cũng có những bước phát triển vượt bậc. Theo thống kê của tổng cục hải
quan trong tháng 12/2015, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 2,2% và tổng trị
giá nhập khẩu ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước. Với kết quả trên, trong cả
năm 2015 tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam uớc đạt hơn 328 tỷ USD, tăng
10,1% so với năm 2014; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 162,44 tỷ USD, tăng 8,1%
và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 165,61 tỷ USD, tăng 12%.
Thương mại Quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 15 năm trở lại
đây từ sau khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam trở
thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO hay mới đây là tham gia vào TPP thì
việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng , nắm bắt thời cuộc và ứng dụng vào tình

hình thực tế đất nước có tầm quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Thời đại toàn cầu hóa không chỉ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy quốc gia doanh nghiệp nào muốn phát triển thì
càng phải đẩy mạnh xuất nhập khẩu, ưu tiên cho hoạt động này nhằm tạo ra một lợi thế cạnh
tranh nhất định. Như chúng ta đã biết, các hoạt động xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp,
công ty nước ngoài đã là hình thức quá quen thuộc. Thế nhưng, hoạt động xuất nhập khẩu
phi mậu dịch lại là môt hình thức khá mới mẻ và ít phổ biến ở Việt Nam. Đồng thời việc
khai báo hải quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa phi mậu dịch cũng có một số thủ tục và
quy trình nhất định.
Để giải đáp những câu hỏi trên và tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng em quyết định chọn
đề tài “QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA PHI MẬU DỊCH”

4


2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nắm được thông tin tổng quan về Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất T&I

Hiểu rõ và áp dụng được quy trình khải báo hải quan cho lô xuất – nhập phi mậu dịch
của của hai công ty trên.
Phân tích và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hơn quy trình khai báo hải quan (điện tử)
cho lô hàng xuất nhập khẩu loại hình phi mậu dịch.

3.

Phương pháp nghiên cứu

Trong báo cáo này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp:

Phân tích tổng hợp
Thống kê mô tả
Quan sát

4.

Kết cấu của báo cáo

Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất T&I
Ở chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về công ty, các ngành kinh doanh, chức năng
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.
Chương 2: Quy trình khai báo hải quan (điện tử) cho lô hàng xuất - nhập khẩu với hình thức
phi mậu dịch giữa công ty TNHH TM DV SX T&I và ARKEMA COATING RESINS
MALAYSIA SDN BHD
Chương này sẽ phân tích và làm rõ quy trình hai báo hải quan của Công ty TNHH TM DV
SX T&I áp dụng cho việc nhập khẩu mặt hàng là Nhựa Alkyd dùng trong sản xuất sơn gỗ
Chương 3: Ưu nhược điểm và một số kiến nghị về thủ tục hải quan đối với việc quản lý
xuất nhập khẩu loại hình phi mậu dịch.
Chương này sẽ phân tích một số lỗi thường mắc phải, ưu nhược điểm khi khai báo hải quan
điện tử, từ đó tìm ra hướng khắc phục đồng thời kiến nghị một số giải pháp để tối ưu hóa
quá trình khai báo hải quan (điện tử) cho việc xuất - nhập hàng hàng hóa theo hình thức phi
mậu dịch


5


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TNHH TM DV SX T&I
1.1 thông tin chung

Tên doanh nghiệp:CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT T&I
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài:T&I TRADING SERVICE PRODUCE
COMPANY LIMITED
Tình trạng doanh nghiệp:Đang hoạt động
Mã số doanh nghiệp:0313269425
Loại hình doanh nghiệp:Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Ngày bắt đầu thành lập:25/05/2015
Tên
người
đại
diện
theo
pháp
luật:
NGUYỄN
QUỐC
DŨNG
Địa chỉ trụ sở chính:127 Hồ Văn Huê, Phường 09, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam
Ngành nghề kinh doanh: Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây
dựng trong các cửa hàng chuyên doanh.
Bên cạnh đó, công ty còn có nhiều lĩnh vực khác như: Sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất
chất màu công nghiệp (không hoạt động tại trụ sở), Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn,
quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít, bán buôn hóa chất công nghiệp, phụ gia ngành sơn.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng
Công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất T&I là công ty chuyên về lĩnh vực bán lẻ đồ
ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt. Về cơ bản công ty có những chức năng sau:
-


Chuyên bán lẻ các mặt hàng như ngũ kim, sơn

-

Sản xuất hóa chất cơ bản, chất màu công nghiệp

-

Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự

-

Xuất nhập khẩu các loại hóa chất và phụ gia giúp cho quá trình sản xuất

1.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, quy trình dịch vụ của Công
ty theo luật pháp hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động kinh doanh.
6


Nghiên cứu và nhạy bén với các nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng
và tổ chức thực hiện các phương án kinh doanh hiệu quả.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình tồ chức kinh doanh
dịch vụ nhằm đạt kết quả cao, nắm bắt thông tinh nhanh chóng và kịp thời.
Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách, bảo toàn và phát triển
nguồn vốn.
Chấp hành đầy đủ chế độ, chính sách pháp luật hiện hành của Nhà nước và các quy
định của Bộ Công Thương.
Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hợp đồng liên

doanh liên kết, hợp đồng mua bán…
Quản lý toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân viên, thực hiện chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên.
Tạo uy tín và lòng tin với khách hàng.

1.3 Tình hình hoạt động
Do công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất T&I cũng mới thành lập được hơn một năm,
là công ty mới bước vào ngành nên mọi hoạt động của công ty còn chưa có nhiều và sôi nổi
như những công ty đã được thành lập lâu năm.
Mặc dù vậy nhưng công ty tỏ ra cũng không hề thua kém so với những đối thủ có kinh
nghiệm trong ngành, công ty cũng tham gia hoạt động đa ngành nghề, phục vụ trên nhiều
phương diện từ sản xuất, dịch vụ đến thương mại.
Cùng với đó, công ty cũng không ngừng phát triển, đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất,nhập
khẩu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu và kinh doanh ở các mặt hàng sơn, hóa chất, phụ gia sản
phẩm nhằm phục vụ bán lẻ trong hệ thống cửa hàng lắp đặt thiết bị và hệ thống bán buôn.

7


1.4 Sơ đồ tổ chức
Giám Đốc

Phó
Phó Giám
Giám Đốc
Đốc

Bộ
Bộ Phận
Phận Thương

Thương Mại
Mại

Bộ
Bộ Phận
Phận XNK
XNK

Bộ
Bộ Phận
Phận Sản
Sản Xuất
Xuất

Bộ
Bộ Phận
Phận Kế
Kế Toán
Toán

Bộ
Bộ Phận
Phận Hành
Hành Chính
Chính
Nhân
Nhân sự
sự

Bộ

Bộ Phận
Phận Logistics
Logistics

Giám đốc:
Là người đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm pháp lý cao nhất của công ty, chịu
trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày trong
công ty, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phó giám đốc :
Giúp Tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc;
chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc
ủy quyền
Bộ Phận Kế toán:
Ghi chép, phản ánh đầy đủ và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày. Theo dõi
toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động
kinh tế tài chính của công ty. Phản ánh tất cả các chi phí phát sinh trong kỳ và kết quả thu
được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tìm ra những biện pháp tối ưu nhằm đưa doanh
nghiệp phát triển lành mạnh, đúng hướng đạt hiệu quả cao với chi phí thấp nhất nhưng thu
được kết quả cao nhất. Tăng tích lũy tái đầu tư cho doanh nghiệp, thực hiện nghĩa vụ đối với
ngân sách nhà nước.
Bộ Phận Hành Chính – Nhân Sự:


Dưới sự chỉ đạo giám đốc, quản lý một số tài sản của công ty.
8



Xét, cung cấp kinh phí cho các phòng ban đi công tác khi có nhu cầu, quản lý hồ sơ
về các loại tài sản cố định của công ty. Thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh của công

ty và các đơn vị trực thuộc công ty. Quyết định việc thuê hay không cho thuê các loại tài sản.


Soạn thảo các loại văn bản, hồ sơ tài liệu.


Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược
của công ty.
Bộ Phận Xuất Nhập Khẩu:
Có chức năng trực tiếp chuẩn bị chứng từ và tổ chức công tác giao nhận tại hiện trường.
Phòng Xuất Nhập Khẩu được chia làm hai bộ phận:
Bộ phận giao nhận:
Là bộ phận phụ trách công việc khai báo thủ tục hải quan, gom hàng, giao nhận hàng hóa.
Bộ phận này gồm các nhân viên giao nhận đã được qua đào tạo nghiệp vụ chuyên môn,
nhằm thực hiện hoạt động giao nhận đúng thời gian mà khách hàng yêu cầu.
Bộ phận chứng từ:
Là bộ phận phụ trách việc quản lý chứng từ, công văn cần thiết, chuẩn bị bộ chứng từ làm
thủ tục Hải quan cũng như hoàn thành bộ chứng từ theo yêu cầu của khách hàng trong thời
gian sớm nhất để khách hàng có thể dựa vào đó biết tình trạng của lô hàng và thanh toán tiền
cho lô hàng
Bộ phận Logistics:
Có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng do bộ phận kinh doanh ký kết được. Bộ phận này tiến hành
theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, hoàn thành các thủ tục giao nhận hàng để đáp ứng
yêu cầu của khách hàng, vì vậy nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra và duy trì
danh tiếng của công ty. Công việc chủ yếu: Chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan và các
chứng từ giao nhận hàng cần thiết khác để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất,
thường xuyên theo dõi và nắm bắt thông tin kịp thời về những thay đổi trong quá trình xuất
nhập khẩu trong lĩnh vực thuế, hải quan và quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, công văn ...

1.5 Thuận lợi và khó khăn

1.5.1 Thuận lợi
Là công ty theo sau nên cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu thị
trường từ những công ty trong ngành đi trước
-

Lợi thế thương mại cao

Hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề cho thấy quy mô rộng lớn ngay từ khi
mới thành lập
-

Đội ngũ nhân viên tích cực làm việc, không ngừng học hỏi chuyên môn
9


1.5.2 Khó khăn
Vì là công ty mới thành lập nên cũng còn ít kinh nghiêm, các đối tác làm ăn chưa nhiều
Khách hàng ngày càng khó tính, nhu cầu họ tăng theo chiều sâu, Công ty phải đối mặt
với nhiều đối thủ cạnh tranh nhất là trong khu vực.
Giá vốn hàng xuất khẩu của công ty cao, phương thức thanh toán còn lúng túng dẫn
đến rủi ro cao và khó tìm đối tác.
-

Công tác về tiến độ xây dựng mô hình còn chậm, vẫn còn sự cân nhắc cần thiết

-

Nguồn vốn còn hạn hẹp, chưa có nhiều sự đầu tư cho các lĩnh vực trong công ty.

Nguồn nhân lực tuy có đào tạo bài bản nhưng trình độ chưa cao, kiến thức chưa ứng

dụng được vào thực tế, do đó, công việc còn chưa trôi chảy ở nhiều bộ phận.
Một bộ phận còn phụ trách quá nhiều công việc, nhiều mảng kinh doanh, chưa phân
công chuyên trách công việc rõ ràng.

CHƯƠNG 2: QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN HÀNG
PHI MẬU DỊCH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
DỊCH VỤ SẢN XUẤT T&I
2.1. QUI TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN NHẬP HÀNG MẪU PHI MẬU
DỊCH CỦA CÔNG TY TNHH TM DV SX T&I
Công ty nhập hàng phi mậu dịch từ đối tác nước ngoài. Mặt hàng nhập là nhựa Alkyd dùng
trong sản xuất sơn trên gỗ.. Sau đây là quy trình nhập hàng phi mậu dịch của công ty TNHH
TM DV SX T&I

10


1. Nhận và kiểm tra bộ chứng

2. Mở tờ khai

từ

6. Thanh lý hải quan và lấy

5. Đóng thuế và lệ phí hải quan

hàng về

tính thuế


3. Xuất trình BCT cho cán bộ
hải quan mở tờ khai

4. Kiểm hóa

2.2 QUY TRÌNH NHẬP HÀNG PHI MẬU DỊCH
2.1.1 NHẬN VÀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ :
Ngày 17/04/2016 Công ty TNHH TM DV SX T&I nhận được giấy báo hàng đến và chứng
từ của lô hàng nhập từ Tanjung Pelepas Malaysia gồm:
- Lệnh giao hàng ( Delivery order )
- Vận đơn đường biển ( Bill of lading)
- Hóa đơn thương mại ( Commercial invoice)
- Phiếu đóng gói ( Packing list )
Kiểm tra Lệnh giao hàng (D/O)
- Mặt hàng: Nhựa Alkyd dùng trong sản xuất sơn gỗ
- Lô hàng thuộc vận đơn số: EGLV0936000595357
- Tên tàu: EVER POWER

- Chuyến: 0226-201N

- Cập cảng: CÁT LÁI

- ETA: 17/04/2016

- Đóng gói bao bì: 2 kiện.
- Trọng lượng: 20.00kgs
Kiểm tra vận đơn – Bill of Lading
Việc kiểm tra vận đơn là vô cùng quan trọng, bởi lẽ vận đơn này chính là bằng chứng của
việc giao nhận hàng, thể hiện bằng chứng việc sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt và nhận
11



hàng; là hợp đồng vận chuyển. Vì thế, người nhận hàng cần kiểm tra các thông tin trên vận
đơn thật chi tiết, nếu có sai sót gì phải báo để đại lý kịp thời sửa chữa cho đúng. Đặc biệt, tên
người nhận hàng phải chính xác, số kiện, số G.W và tên hàng phải phù hợp với lô hàng thực
tế. Như vậy, kho 3 – Cát Lái mới giải phóng hàng cho người nhận.
Người gửi: ARKEMA COATING RESINS MALAYSIA SDN BHD
Địa chỉ: PLO 491 JALAN KELULI 81700 PASIR, MALAYSIA
Người nhận: T&I TRADING SERVICE PRODUCE COMPANY LIMITED
Địa chỉ: 127 HO VAN HUE, 09 WARD, PHU NHUAN DISTRICT, HOCHIMINH CITY
Ngày vận đơn:
Chuyến số: 0226-201N
Cảng bốc hàng: Tanjung Pelepas, Malaysia
Cảng dỡ hàng: HoChiMinh Vietnam
Tên hàng: Alkyd Resin
Trọng lượng cả bì: 20.00 kgs
Kiểm tra Hóa đơn Thương Mại (Commercial Invoice)/ Bảng kê chi tiết (Packing List)
Người gửi: ARKEMA COATING RESINS MALAYSIA SDN BHD
Địa chỉ: PLO 491 JALAN KELULI 81700 PASIR, MALAYSIA
Người nhận: T&I TRADING SERVICE PRODUCE COMPANY LIMITED
Địa chỉ: 127 HO VAN HUE, 09 WARD, PHU NHUAN DISTRICT, HOCHIMINH CITY
Ngày hàng lên tàu: 08/04/2016
Cảng xếp hàng: Tanjung Pelepas, Malaysia
Nơi đến cuối cùng: HoChiMinh City, Vietnam
Hình thức thanh toán: Không có giá trị thương mại.
Mô tả hàng hóa: ALKYD RESIN SYNOLAC
Tổng số lượng: 10 TIN
Trọng lượng tịnh: 10.00 Kgs
Trọng lượng cả bì: 20.00 Kgs
Tổng giá trị: 30.00 USD ( U.S DOLLARS THIRTY ONLY)

Chi tiết Hóa đơn thương mại/Bản kê chi tiết như phụ lục chứng từ đính kèm.
12


Sau khi kiểm tra chị tiết các chứng từ, các thông tin của chứng từ đã trùng khớp với nhau,
cũng như đúng với thực tế hàng hóa, nhân viên công ty sẽ tiến hành lên tờ khai để thực hiện
bước tiếp theo của thủ tục nhập khẩu lô hàng phi mậu dịch này.
2.1.2 MỞ TỜ KHAI:
Đối với bộ chứng từ của công ty TNHH TM DV SX T&I, tờ khai được thực hiện trên phần
mềm khai hải quan điện tử ECUS VNACCS.
Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu là một văn bản do người mua khai báo xuất trình cho cơ
quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện nhập qua lãnh thổ quốc gia. Tờ khai hải quan
cũng là chứng từ pháp lý để hải quan kiểm tra, đối chiếu giữa khai báo với thực tế hàng
hóa,... để từ đó xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu nào để tính thuế (nếu
là đối tượng chịu thuế).
- Tờ khai hải quan cho lô hàng này được thực hiện trên phần mềm ECUS5 (phần mềm này
dành riêng cho khai báo hải quan điện tử loại hình kinh doanh).

- Hộp thoại ECUS LOGIN và chọn

để tiếp tục chọn đơn vị hải quan.

13


Trình tự lập tờ khai điện tử có những bước như sau:
Công ty mở tờ khai tại chi cục hải quan Cảng Sài Gòn KV I
Bước 1: Mở tờ khai nhập khẩu
Sau khi đăng nhập thành công, xuất hiện phần mềm khai báo, trên thanh công cụ, nhấp vào “
Tờ khai xuất nhập khẩu” chọn “ Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)”.


Bước 2: Nhập dữ liệu vào “Thông tin của tờ khai”
Chọn thông tin chung để nhập dữ liệu:

14


Đặc biệt lưu ý đối với tờ khai hàng phi mậu dịch, mã loại hình là H11.
Dựa trên bộ chứng từ của lô hàng, nhập dữ liệu vào những ô cho nhập trực tiếp (ô màu
trắng) như: Thông tin người nhập khẩu ( tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, mã bưu chính, số
điện thoại, …), Thông tin người xuất khẩu ( tên công ty, địa chỉ, mã nước, …), Vận đơn ( số
vận đơn, …), Số lượng kiện, tổng trọng lượng hàng( kèm đơn vị tính), Mã địa điểm lưu kho,
Phương tiện vận chuyển, Ngày hàng đến, Địa điểm dở hàng, Địa điểm xếp hàng, Số lượng
kiện, Mã kết quả kiểm tra nội dung (Ví dụ: A-không có bất thường).
Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu, bấm ghi để ghi lại thông tin.
Chọn tiếp phần “thông tin chung 2” để tiếp tục khai báo và nhập đầy đủ dữ liệu vào ô thông
tin: Phân loại hình thức hóa đơn: nhấp dấu mũi tên chọn mục hóa đơn, Số hóa đơn, ngày
phát hành, Phương thức thanh toán, Điều kiện giá hóa đơn, Mã phân loại trị giá hóa đơn,
Tổng trị giá hóa đơn.
Sau đó chọn ghi, để ghi lại thông tin.
Bước 3: Chọn tiếp phần “danh sách hàng”.
Nhập lần lượt tên từng loại hàng, mã HS, xuất xứ, lượng, đơn vị tính, mã biểu thuế nhập
khẩu, mã biểu thuế VAT.

15


Sau đó chọn ghi để ghi lại thông tin để truyền dữ liệu, đến khi hải quan kiểm tra, có kết quả
phân luồng sẽ in ra.


2.1.3. XUẤT TRÌNH BỘ CHỨNG TỪ CHO CÁN BỘ HẢI QUAN MỞ TỜ KHAI:
Sau khi cán bộ nhận bộ hồ sơ của công ty, cán bộ sẽ kiểm tra các thông tin khai báo trên tờ
khai có hợp lệ theo bộ chứng từ và theo quy định thủ tục hải quan phi mậu dịch hay không.
Hàng phi mậu dịch là mặt hàng có số lượng nhỏ và giá trị không cao. Hải quan chấp nhận
cho mở tờ khai phi mậu dịch và cấp số tờ khai cho tờ khai của công ty. Công ty được cấp số
trực tiếp được ghi bởi cán bộ hải quan trên tờ khai của công ty.
2.1.4. KIỂM HÓA:
Vì là hàng phi mậu dịch nên mức độ kiểm tra luồng là kiểm tra thực tế hàng trước khi thông
quan, tương đương luồng đỏ trong nghiệp vụ hải quan điện tử. Nhân viên công ty đã được
cán bộ hải quan mở tờ khai cho biết số tờ khai trước khi chuyển qua phân công cán bộ kiểm
hóa. Nhân viên hải quan sẽ theo dõi trên màn hình phân công cán bộ hải quan kiểm hóa để
biết tờ khai này sẽ được cán bộ nào kiểm hóa. Sau khi biết được cán bộ hải quan nào kiểm
hóa cho lô hàng mẫu của công ty. Nhân viên công ty sẽ ngồi chờ tại quầy DHL, khi được gọi
đến tên công ty thì nhân viên công ty gọi cho cán bộ hải quan kiểm hóa, để cán bộ hải quan
nắm được tình hình hàng đã sẵn sàng cho kiểm hóa và tiến hành xuống nơi tập trung hàng
kiểm hóa và cùng nhân viên công ty tiến hành kiểm. Thường thì kiểm hóa tùy theo mức độ
quyết định của hải quan là 5% hoặc 10% hay 100%.
16


2.1.5. ĐÓNG THUẾ VÀ LỆ PHÍ HẢI QUAN TÍNH THUẾ :
Vì đây là hàng nhập chịu thuế nên doanh nghiệp tiến hành đóng thuế nhập khẩu và thuế VAT
như hải quan thông báo trên tờ khai. Sau đó, hải quan xem kết luận tất cả khai báo của công
ty đều chính xác thì hải quan sẽ đóng dấu thông quan và trả lại tờ khai cho doanh nghiệp.
Riêng hàng mẫu gửi cho tổ chức tại Việt Nam có giá trị tính thuế dưới 5 triệu đồng Việt Nam
nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 50.000 đồng không phải làm thủ tục xét miễn thuế,
thực hiện khai hải quan và kiểm tra hải quan theo qui định đối với hàng hóa không phải nộp
thuế.

2.1.6. THANH LÝ HẢI QUAN VÀ LẤY HÀNG VỀ:

Sau khi nhận được tờ khai gốc, công ty tiến hành trình hải quan giám sát ở kho 3- CAT LAI
để thanh lý lấy hàng ra. Chứng từ trình hải quan giám sát gồm tờ khai chính, 1 bản copy, 1
bản copy giấy nộp thuế, 1 bản B/L có đóng dấu của hãng tàu. Sau khi đối chiếu chứng từ ,
cán bộ hải quan giám sát nhận thấy hàng đúng như khai báo, chứng từ hợp lệ sẽ đóng dấu
giám sát và trả lại tờ khai chính, chấp nhận cho hàng qua khu giám sát đem hàng về. Như
vậy là kết thúc phần thủ tục hải quan nhập hàng mẫu theo thủ tục hải quan hàng phi mậu
dịch.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VÀ
PHÁT TRIỂN QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU PHI
MẬU DỊCH
3.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với quy trình xuất khẩu phi mậu
dịch
3.1.1 Thuận lợi
Tài khoản phi mậu dịch là quà biếu, tặng nên không phải thanh toán, chỉ thanh toán
tiền thuế với tiền vận chuyển cho cơ quan chuyển phát nhanh mang hàng đến.
-

Khi xuất trình bộ chứng từ cho Hải quan thì không cần hợp đồng.

Thực hiện đúng quy trình XNK theo từng bước sẽ giúp tiết kiệm chi phí và giảm thời
gian hao phí, rút ngắn thời gian hoàn thành quy trình mà vẫn giữ được chất lượng quy trình
cho doanh nghiệp.
Hàng hoá nhập theo đường phi mậu dịch nếu phục vụ sản xuất kinh doanh được khấu
trừ thuế GTGT đầu vào và được bán bình thường

3.1.2 Khó khăn
Hàng phi mậu dịch xuất nhập khẩu đều phải kiểm tra thực tế hàng hóa, hình thức,
mức độ kiểm tra do Lãnh đạo chi cục Hải quan quyết định
17



Hàng hoá phi mậu dịch nếu không phục vụ sản xuất kinh doanh thì lúc đó không
được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và ko được bán

3.2 Một số kiến nghị đối với quy trình xuất khẩu phi mậu dịch
3.2.1 Đối với Nhà nước
Xây dựng mạng lưới xúc tiến thương mại và hệ thống thông tin về thị trường: Nhà
nước nên xây dựng một hệ thống thông tin về thị trường trong nước và quốc tế để hỗ trợ cho
các doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp theo sát được các biến động của thị trường thế giớ
-

Nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động nhập khẩu

Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu theo
hướng đơn giản và, thông thoáng hơn và phù hợp với thị trường. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng để hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu nhưng hiện nay vẫn còn nhiều cơ quan có quyền
quản lý đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bên cạnh đó các thủ tục hành chính vẫn
còn rườm rà và phức tạp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu máy móc, thiét
bị nói riêng và nhập khẩu hàng hoá các loại nói chung ở nước ta hệ thống các chính sách và
quy định nhập khẩu phải được đổi mới và hoàn thiện hơn.

3.2.2 Đối với hải quan
Cần tăng cường số lượng nhân viên Hải quan ở các địa điểm làm thủ tục Hải quan
nhằm tránh tình trạng chờ đợi lâu dẫn đến tồn động hồ sơ.
Nhà nước cần có chính sách bồi dưỡng nghiệp vụ để nhân viên Hải quan nâng cao tay
nghề, kỹ năng ngoại ngữ và vi tính, phục vụ tốt hơn công việc thông quan hàng hóa xuất
nhập khẩu


3.2.3 Đối với sinh viên đang theo học ngành Xuất Nhập khẩu
Không ngừng học tập, tích lũy và trau dồi kiến thức lý thuyết cũng như thực hành làm
những vấn đề liên quan đến ngành học ngay khi còn đang ngồi trên giảng đường.
Tích cực tham gia các hoạt động thực tế liên quan đến ngành học như soạn thảo hợp
đồng, khai báo điện tử hải quan, thực hành các phương thức thanh toán đối với các hợp đồng
ngoại thương, tiếp cận với các vấn đề thực tế tại cảng.
Thời kỳ kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập ngày càng gay gắt hơn, xu hướng làm ăn
với thế giới ngày càng nhiều, các bạn sinh viên không chỉ quan tâm tới hệ thống luật pháp
nước nhà mà còn phải học hỏi nhiều luật pháp quốc tế, các cách thức làm ăn, các điều khoản
Incoterms…
Bên cạnh kiến thức chuyên môn còn phải xây dựng cho mình một thành lũy vững
chắc về ngoại ngữ, tin học, thành thạo với máy tính…Biết xây dựng các mối quan hệ làm
việc ngay khi còn đang học tập.
18


Đặc biệt hơn nữa là phải rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật, không
tham gia buôn bán, tàng trữ hoặc tiếp tay cho các hoạt động buôn lậu hoặc làm thất thoát
nguồn thu từ thuế của nhà nước.

KẾT LUẬN
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó chiến lược hướng vào xuất nhập khẩu được xem
là hướng ưu tiên, có vai trò vô cùng quan trọng trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.
Nghiệp vụ xuất nhập khẩu phi mậu dịch là một hoạt động tương đối phức tạp liên quan đến
nhiều chủ thể tham gia và tính pháp lý về giá trị. Quy trình gồm nhiều bước, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật. Do vậy, người hoặc công ty tiến hành xuất nhập khẩu phi mậu dịch, bên
cạnh việc trang bị cho mình những kiến thức nền tảng mang tính lý thuyết trong nhà trường
thì còn phải nắm vững nghiệp vụ phát sinh trên thực tế cũng như phải cập nhật các quy phạm
pháp luật và ứng dụng kịp thời.

Theo nhóm, để công việc được tiến hành một cách suôn sẻ thì ngoài những kiến thức được
trang bị từ nhà trường, nhân viên xuất nhập khẩu còn phải học hỏi kinh nghiệm thực tế từ
những người đi trước và phải không ngừng trao dồi và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Người làm xuất nhập khẩu cũng cần trang bị cho mình nhiều phẩm chất và đức tính của
nghề nghiệp như: nhanh nhẹn, nhạy bén, cẩn thận và trung thực cũng như cải thiện tay nghề
và các kĩ năng liên quan.

19



×