Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

thị trường cổ phiếu quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.77 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU QUỐC TẾ

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vinh

TPHCM, tháng 9 năm 2016


MỤC LỤC

Trang 2 / 22


CHỦ ĐỀ: THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU QUỐC TẾ
CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của thị trường cổ phiếu quốc tế
Thị trường cổ phiếu quốc tế là nơi diễn ra việc huy động động vốn quốc tế bằng
cách phát hành cổ phiếu và việc chuyển giao quyền sở hữu cổ phiếu giữa các nhà đầu
tư quốc tế. Đây là một bộ phận của thị trường tài chính quốc tế, có vai trò quan trọng
trong việc luân chuyển vốn xuyên biên từ nơi thừa sang nơi thiếu, đồng thời tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư quốc tế đa dạng hóa danh mục.
Một thị trường cổ phiếu được đánh giá tốt là một thị trường luôn có thông tin đầy
đủ và dễ tiếp cận, thanh khoản, có chi phí giao dịch thấp và hiệu quả về mặt thông tin.


Nhìn chung thị trường cổ phiếu quốc tế có mức độ thanh khoản cao.

Đặc điểm:
-

Thị trường cổ phiếu
quốc tế có tính thanh

-

khoản cao.
Ngày càng có nhiều
cổ phiếu được đăng kí
trên nhiều Sở giao

-

dịch.
Thị trường quốc gia
càng ít tập trung vào một số loại cổ phiếu thì càng có nhiều cơ hội cho các nhà đầu
tư quốc tế để đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế của mình.

Trang 3 / 22


1.2. Tính thanh khoản của thị trường
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản không phải
tiền mà không làm ảnh hưởng tới giá thị trường của nó.
Thị trường thanh khoản là thị trường cho phép các tài sản được mua bán dễ dàng
mà không ảnh hưởng đến giá cả của tài sản.

1.2.1. Quy mô thị trường
Là một trong những chỉ số dùng để đánh giá, so sánh độ lớn thị trường cổ phiếu
các nước là giá trị vốn hóa của thị trường (market capitalization). Giá trị vốn hóa của
thị trường là tiêu chí đơn giản nhất để son sánh các thị trường cổ phiếu với nhau.
Tính đến cuối năm 2013 Mỹ vẫn là thị trường cổ phiếu lớn nhất thế giới với giá
trị vốn hóa đạt hơn 24 nghìn tỉ USD. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với hơn 4500 tỉ
USD, Anh xếp hạng thứ ba với hơn 4400 tỉ USD. Nếu xét theo sở giao dịch thì Sở giao
dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange hay NYSE) và NASDAQ
(National Association of Securities Dealers Automatic Quotations) của Mỹ giữ vai trò
thống trị trên thị trường cổ phiếu quốc tế, theo sau là Sở giao dịch chứng khoán Tokyo
(Tokyo Stock Exchange hay TSE) của Nhật và Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn
(London Stock Exchangehay LSE) của Anh.
Tuy nhiên, giá trị vốn hóa chưa vẽ được bức tranh tổng quát về thị trường cổ
phiếu quốc tế. Về bản chất, chỉ số này phản ánh mức độ đóng góp của thị trường cổ
phiếu đối với nền kinh tế quốc gia. Tùy thuộc vào đặc điểm và cấu trúc của hệ thống
tài chính từng nước mà chỉ số này có giá trị khác nhau. Do vậy, chỉ số này cũng chưa
phản ánh chính xác và toàn diện về tính thanh khoản cũng như trình độ phát triển của
thị trường cổ phiếu.
1.2.2. Khối lượng giao dịch
Một vài chỉ số khác để đo lường thanh khoản thị trường là khối lượng giao dịch,
giá trị cổ phiếu được mua bán, chỉ số vòng quay cổ phiếu, số ngày có phát sinh giao
dịch. Cụ thể:
Trang 4 / 22


-

Khối lượng giao dịch: đơn thuần là tổng số lượng cổ phiếu được mua và bán
trong một khoản thời gian nhất định. Khối lượng giao dịch có thể biến động khá


-

lớn giữa các ngày, các tháng, các năm.
Giá trị giao dịch: các sở giao dịch chứng khoán lớn thường là những nơi có doanh

-

số giao dịch lớn và tính thanh khoản của các thị trường này tương đối đồng nhất.
Chỉ số vòng quay cổ phiếu: chỉ số vòng quay càng cao thể hiện thị trường càng
thanh khoản hay giao dịch được thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên nó có thể phản ánh

-

không hoàn toàn tình trạng thanh khoản của thị trường.
Số ngày có phát sinh giao dịch: khắc phục được nhược điểm của chỉ số vòng
quay cổ phiếu.

1.2.3. Biên độ giá mua giá bán
Biên độ giá mua - giá bán (bid-ask spread) là chênh lệch giữa giá mua vào và giá
bán ra cổ phiếu trên thị trường. Những cổ phiếu này được giao dịch thường xuyên, liên
tục thì chênh lệch giá mua - giá bán thường thấp hơn những cổ phiếu có tần suất giao
dịch thấp.

CHƯƠNG 2.

CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU QUỐC TẾ.

2.1. Thị trường sơ cấp (Primary market)
Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu trên thị trường sơ cấp nhằm mục đích huy
động vốn. Việc phát hành này có thể là lần đầu hoặc không phải lần đầu của doanh

nghiệp. Trong trường hợp nhà đầu tư mà doanh nghiệp hướng đến không giới hạn thì
việc phát hành này được gọi là phát hành cổ phiếu ra công chúng ( Public offrring).
Còn nếu doanh nghiệp chỉ tập chung vào một số nhà đầu tư giới hạn thì được gọi là
phát hành cổ phiếu riêng lẻ ( Private placement).
Xu hướng hội nhập thị trường tài chính quốc tế ngày càng cao, việc giao thương
giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn, các hàng rào thuế quan dần được xóa bỏ đối
với một số quốc gia thì các doanh nghiệp sẽ tính đến việc phát hành cổ phiếu và niêm
yết trên thị trường nước ngoài. Bởi việc phát hành cổ phiếu trên thị trường nước ngoài

Trang 5 / 22


sẽ có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tiếp cận được với thị trường quốc tế,
tăng tính thanh khoản cao cho cổ phiếu… Để phát hành cổ phiếu ở thị trường nước
ngoài thì cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng đầu tư.
2.2. Thị trường thứ cấp
2.2.1. Chức năng thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp trên thế giới thực hiện hai chức năng chính đó là cung cấp
thanh khoản và định giá cổ phiếu. Thị trường thứ cấp sẽ cho phép các nhà đầu tư bán
số cổ phiếu họ đang sở hữu khi họ không còn muốn nắm giữ số cổ phiếu hoặc mua vào
số cổ phiếu của một doanh nghiệp khác khi họ thấy có tiềm năng.
Việc thị trường thứ cấp thanh khoản kém thì việc phát hành cổ phiếu trên thị
trường sơ cấp của các doanh nghiệp sẽ khó khăn do các cổ phiếu này kém hấp dẫn với
các nhà đầu tư.
2.2.2. Phân loại thị trường thứ cấp
 Theo mức độ liên tục của giao dịch, thị trường thứ cấp có thể được phân thành thị

trường giao dịch định kỳ và thị trường giao dịch liên tục.
- Trên thị trường giao dịch định kỳ thì việc mua bán cổ phiếu chỉ xảy ra vào một số
-


thời điểm nhất định.
Trên thị trường giao dịch liên tục, các lệnh mua, lệnh bán được thực hiện nay sau
khi có giao dịch đối ứng, do đó sẽ giảm được chi phí chờ đợi so với giao dịch

định kỳ
 Theo mức độ phụ thuộc vào nhà tạo thị trường, thị trường thứ cấp có thể cấu trúc
thành:
- Thị trường các nhà buôn chứng khoán: Các nhà tạo thị trường yết giá mua và bán
các cổ phiếu nhất định và sẵn sàng thường xuyên mua bán những cổ phiếu đó
-

bằng tài khoản của chính họ
Thị trường đấu giá: Nhà đầu tư gửi lệnh bán cho nhà môi giới của mình, từ đó,
các nhà môi giới sẽ gửi lệnh lên sàn giao dịch và các lệnh này được so khớp với

nhau.
 Theo hình thức tổ chức của thị trường, thị trường thứ cấp được phân thành:
Trang 6 / 22


-

Thị trường tập trung ( exchange market) :
+ Chỉ có những cổ phiếu đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định mới được

niêm yết và giao dịch.
+ Sở giao dịch chứng khoán tập trung các lệnh mua bán và công khai giá cho tất
cả thành viên thị trường.
+ Bên cạnh việc thiết lập các quy tắc giám sát giao dịch và lưu chuyển thông tin

về giao dịch, họ được kết nối với các phương tiện thanh toán bù trư để thực hiện công
việc hậu giao dịch.
- Thị trường phi tập trung (over the counter hay OTC market ): Thị trường OTC
không có một “ nơi” giao dịch cụ thể, thị trường này được tổ chức dưới hình thức
một mạng lưới quan hệ giữa các nhà kinh doanh và ít chính qui hơn so với hình
thức sở giao dịch.
2.3. Xu hướng phát triển của thị trường cổ phiếu quốc tế
Khi sự bùng nổ về công nghệ thông tin trên toàn thế giới thì việc bắt gặp một sở
giao dịch theo truyền thống gần như là không còn nữa, thay vào đó là hệ thống giao
dịch điện tử. Hệ thống giao dịch điện tử đã có mặt hầu hết trên các quốc gia trên thế
giới. Bắt đầu từ việc thành lập một hệ thống thị trường multiple chứng khoán quốc gia
năm 1975. Từ đó, “các hệ thống thông tin điện tử” đã phát triển nhanh chóng.
Ngày nay, sự sáp nhập và liên kết giữa các thị trường cũng diễn ra một các mạnh
mẽ. Khởi nguồn từ việc hợp nhất giữa OM và Sở giao dịch chứng khoán Stockholm
vào năm 1998. Ở Việt Nam, trong năm 2015 Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính
phủ đề án sáp nhập 2 Sở giao dịch HOSE và HNX, dự kiện sở giao dịch sau khi đã sáp
nhập sẽ được đặt tại TPHCM.
Theo chuyên gia Anu Aiyengar của JP Morgan Chase, nhiều công ty hiện nay ưa
thích các thương vụ M&A hơn là phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Trang 7 / 22


Số liệu của Thomson Reuters cho thấy doanh thu từ phí dịch vụ tư vấn M&A
đóng góp 29% trong tổng doanh thu từ phí dịch vụ của các ngân hàng đầu tư thương
mại toàn cầu trong quý III, mức đóng góp lớn nhất trong 4 năm qua.
Tính

trong


9

tháng đầu năm

2015, tổng giá trị các

thương vụ M&A

đã tăng 32% so với

cùng

trước lên 3,17 nghìn tỷ

USD. Trong đó,

tổng giá trị các thương

vụ M&A trong

quý III/2015 đạt hơn 1

nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, không có

lĩnh vực kinh tế

kỳ


năm

nào chiếm tỷ trọng hơn 15% trong tổng số 3,17 nghìn tỷ USD. Mặc dù tổng giá trị các
thương vụ M&A quý III đã suy giảm so với quý II/2015 nhưng đây là lần đầu tiên
trong 15 năm qua tổng giá trị các vụ M&A vượt quá 1 nghìn tỷ USD trong 2 quý liên
tiếp.

CHƯƠNG 3.

THỰC TIỄN GIAO DỊCH TRÊN THỊ TRƯỜNG CỔ PHIẾU

QUỐC TẾ
3.1. Phát hành cổ phiếu ở nước ngoài
Theo số liệu thống kê của WEF, năm 2013 có 97 công ty tiến hành IOP ở nước
ngoài, huy động được gần 61 tỷ USD, chiếm 37% giá trị IOP toàn cầu.
Tính đến năm 2015, IPO và dòng vốn đầu tư: Tổng số phiếu mới niêm yết trong
năm 2015 (bao gồm cả các đợt IPO) đăng ký tăng 9.6% tổng thể, mặc dù đầu tư chảy
từ đợt IPO một mình giảm gần 17% so với năm 2014 (202 tỷ USD vào năm 2015 so
với 242 tỷ trong năm 2014). Dòng vốn đầu tư khác cho các công ty đã niêm yết, tuy
nhiên, đã tăng hơn 41% tại 914.000.000.000 USD trong năm 2015 so với năm 2014
Theo số liệu thống kê đầy đủ năm WFE của tổng giá trị giao dịch cổ phiếu đã
tăng 41% trong năm 2015 và số lượng giao dịch 55% từ năm 2014,. Sự gia tăng được
Trang 8 / 22


thúc đẩy chủ yếu bởi hoạt động kinh doanh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
đặc biệt là Trung Quốc đại lục.
Liên đoàn Thế giới của Sở giao dịch đã được công bố ngày nay nổi bật Báo cáo
thị trường của nó đối với học kỳ đầu tiên của năm 2015
Mặc dù có sự biến động đáng kể đã chứng kiến trong năm, các thị trường châu ÁThái Bình Dương vẫn quản lý để kết thúc năm tăng 10% về giá trị vốn hóa thị trường

so với cuối năm 2014.
Các điểm nổi bật chính của năm 2015 như sau:
-

Các giá trị của giao dịch cổ phiếu đã tăng 41% trên toàn thế giới lên 114 nghìn tỷ USD
trong năm 2015 so với 81 nghìn tỷ USD trong năm 2014. Hầu hết sự gia tăng là do sự
gia tăng trong hoạt động kinh doanh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nơi giá
trị của giao dịch cổ phiếu tăng 127% những gì thấy được trong năm 2014. tổng giá trị
giao dịch cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2015 gần 54 nghìn tỷ USD, vượt

-

qua khỏi các khu vực khác về tổng giá trị giao dịch cổ phiếu.
Tổng số ngành nghề trong năm 2015 tăng 55% từ năm 2014, kết thúc năm ở 23,7 tỉ
(tăng từ 15,3 tỷ USD trong năm 2014). Một lần nữa, châu Á-Thái Bình Dương đã được
chịu trách nhiệm cho hầu hết các tăng. Khu vực này đã nhìn thấy một sự gia tăng 94%
trong số các ngành nghề từ năm 2014, từ chỉ hơn 8000000000-15500000000 các ngành

-

nghề trong năm 2015.
Vốn hóa thị trường toàn cầu giảm 1,3% trong năm 2015 so với cuối năm 2014, đạt 67
nghìn tỷ USD so với 68 tỷ USD vào cuối năm 2014. Mỹ dẫn đầu vào mùa thu này
(giảm gần 8% vào cuối năm 2015), tiếp theo bởi EMEA, đã giảm hơn 3%. Châu ÁThái Bình Dương vốn hóa thị trường đã kết thúc năm ở mức 23 nghìn tỷ USD, tăng từ

-

21 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2015.
H1 2015 thị trường nổi bật báo cáo -WFE của đã chỉ ra rằng thị trường Trung Quốc
chiếm một tỷ lệ lớn của sự gia tăng trong năm 2015 hoạt động kinh doanh. Giá trị giao

dịch cổ phiếu tại Trung Quốc tăng 218% từ 13,5 tỷ USD lên 43,0 nghìn tỷ USD và số
lượng giao dịch đã tăng 186% vào năm 2014 để đạt được 10,1 tỷ vào cuối năm 2015.

Trang 9 / 22


-

IPO và dòng vốn đầu tư: Tổng số phiếu mới niêm yết trong năm 2015 (bao gồm cả các
đợt IPO) đăng ký tăng 9.6% tổng thể, mặc dù đầu tư chảy từ đợt IPO một mình giảm
gần 17% so với năm 2014 (202 tỷ USD vào năm 2015 so với 242 tỷ trong năm 2014) .
Dòng vốn đầu tư khác cho các công ty đã niêm yết, tuy nhiên, đã tăng hơn 41% tại
914.000.000.000 USD trong năm 2015 so với năm 2014
Phát hành cổ phiếu nước ngoài tại Mỹ
Việc phát hành cổ phiếu nước ngoài tại Mỹ còn được gọi là Yankee stock
offerings. Để phát hành được cổ phiếu tại Mỹ, các công ty nước ngoài phải đáp ứng
những tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong việc công bố thông tin tình hình tài chính của họ.
Tuy nhiên, khi đạt tiêu chuẩn theo quy định của Ủy ban chứng khoán Mỹ, thông qua
việc phát hành trực tiếp cho nhà đầu tư tổ chức, họ sẽ được miễn trừ khỏi một số quy
định, yêu cầu về kế toán và công bố thông tin bớt khắt khe hơn.

3.2. Niêm yết chéo
3.2.1. Khái niệm niêm yết chéo
Niêm yết chéo là việc cổ phiếu của một công ty khi đã được niêm yết tại sở giao
dịch chứng khoán nội địa, đồng thời lại được niêm yết thêm ở một hay nhiều sở giao
dịch chứng khoán nước ngoài.
3.2.2. Lợi ích và chi phí của niêm yết chéo
Lợi ích:
-


Cơ sở nhà đầu tư và khách hàng tăng. Khi đồng thời niêm yết cổ phiếu
trên cả thị trường nội địa và cả thị trường nước ngoài thì công ty sẽ tiếp
cận được nhiều nhà đầu tư và các khách hàng hơn. Việc tiếp cận như vậy
sẽ giúp cho những khách hàng của công ty đó có thể sẽ là những nhà đầu
tư của họ sau này.

Trang 10 / 22


-

Cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu: Niêm yết chéo giúp cổ phiếu
công ty được giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau, điều đó đồng

-

nghĩa với việc tính thanh khoản của cổ phiếu sẽ cao hơn.
Tăng cường tiếp cận tị trường vốn quốc tế: Việc niêm yết cổ phiếu tại hai
hay nhiều quốc gia giúp cho cổ phiếu được tiếp cận với nhiều thị trường
vốn mới hơn, tạo điều kiện để công ty phát hành cổ phiếu và trái phiếu sau

-

này.
Giảm bớt khả năng bị thâu tóm: Khi cổ phiếu được giao dịch ở nhiều nơi
hơn thì số lượng cổ đông nắm giữ cổ phiếu cũng nhiều hơn, khi đó cổ
phiếu sẽ khó bị mua lại hơn khi cổ phiếu chỉ tập chung vào giao dịch tại

-


một thị trường.
Cải thiện được công tác quản trị công ty: Khi tham gia vào một thị trường
nước ngoài thì buộc công ty đó phải tuân thủ quy định của đầu tư của quốc
gia sở tại, việc này giúp hạn chế khả năng những người điều hành công ty

-

lợi dụng để giao dịch nội gián và tăng chi phí hoạt động của công ty.
Giảm chi phí vốn

Chi phí để niêm yết chéo:
-

Chi phí phát hành: Khi phát hành cổ phiếu ở nước ngoài sẽ có phát sinh
một số chi phí có liên quan như : hoàn chỉnh bản cáo bạch, quan hệ công

-

chúng, chi phí tư vấn …
Chi phí tuần hoàn: Đây là chi phí của tài khoản kế toán và báo cáo tài

-

chính, chi phí báo cáo định kỳ …
Gia tăng áp lực đối với nhà quản trị: Như đã nói trên thì việc phát hành cổ
phiếu ở nước ngoài phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của quốc
gia đó, vậy nên áp lực đối với nhà quản trị sẽ đặt ra cáo hơn.

Trang 11 / 22



3.3. Chứng chỉ lưu ký
3.3.1. Khái niệm
Chứng chỉ lưu ký (DR) là những tờ biên nhận về một số lượng chứng khoán (cổ
phiếu cơ sở) do một công ty nước ngoài phát hành nhưng được niêm yết và giao dịch
trong nước và được định giá bằng loại tiền tệ tại nơi mà nó đươc giao dịch.
3.3.2. Phân loại
Tùy thuộc vào nơi niêm yết và giao dịch mà các DR có những tên gọi khác nhau,
bao gồm:
-

Chứng chỉ lưu ký Mỹ (ADR): Là loại chứng chỉ lưu ký phổ biến nhất, cho phép
công ty nước ngoài. ADR được chia làm hai loại: Loại được đảm bảo và loại
không được đảm bảo.
• Loại được đảm bảo: được tạo ra bởi một ngân hàng được lưu ký theo yêu cầu

của công ty phát hành chứng khoán cơ sở ở nước ngoài.
• Loại không được đảm bảo: được tạo ra bởi một mình tổ chức lưu ký mà không
có sự hợp tác hay tham gia trực tiếp của công ty phát hành chứng khoán
cơ sở ở nước ngoài.
- Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR): Là một dạng giấy tờ có giá do một ngân hàng
lưu ký ban hành, chứng nhận quyền sở hữu đối với các cổ phiếu phổ thông cơ sở
ở thị trường nước ngoài, theo đó, chứng chỉ lưu ký toàn cầu được phát hành tại
thị trường quốc tế một cách tương ứng với các cổ phiếu tại thị trường nội địa.

MỘT SỐ CHỨNG CHỈ LƯU KÝ

Tên DR

Ký hiệu


CUSIP

SEDOL

Trao đổi,
giao dịch Tỉ lệ

21VIANET
GROUP INC

VNET

90138A103

B3Q0VS
9

NASDA
Q

1: 6

Công
nghệ

361 ĐỘ TNHH TSIOY
QUỐC TẾ

885577106


B83RHF
7

OTC

1: 50

Hàng tiêu
dùng

Trang 12 / 22

khu vực


Tên DR
3I
PLC

Ký hiệu

GROUP TGOPY

Trao đổi,
giao dịch Tỉ lệ

khu vực

CUSIP


SEDOL

88579N105

B3DZ1X
2

OTC

1: 0.5

Tài chính

4IMPRINT
GROUP PLC

FOREY

35104M102

2705637

OTC

1: 2

Dịch vụ
tiêu dùng


500.COM LTD

WBAI

33829R100

BGK07D
3

NYSE

1: 10

Công
nghệ

51JOB INC

JOBS

316827104

B02TT74

NASDA
Q

1: 1

Công

nghiệp

58.COM INC

WUBA

31680Q104

BG3GS9
1

NYSE

1: 2

Dịch vụ
tiêu dùng

88 ENERGY TNGRY
LTD

282546100

BWXBN
M6

OTC

1: 10


Dâu khi

AG Barr PLC

AGBAY

001079102

B7KZYZ
6

OTC

1: 2

Hàng tiêu
dùng

A2A SPA

AEMMY

002482107

B3KXV8
4

OTC

1: 5


tiện ích

Aalberts
INDUSTRIES
NV

AAIDY

00253T100

B98D0Q
9

OTC

1: 0.5

Công
nghiệp

AAREAL
BANK AG

AAALY

00254K108

B6TQY9
7


OTC

1: 1

Tài chính

AARHUSKAR
LSHAMN AB

AARHY

00254N102

BKZQ2V OTC
7

1: 0,25

Hàng tiêu
dùng

Công ty TNHH ABB
ABB

000375204

2748472

NYSE


1: 1

Công
nghiệp

ABCAM PLC

ABCZY

000380105

B52H917

OTC

1: 1

Chăm sóc
sức khỏe

PLC
ABERDEEN

ABDNY

00300A104

BCMGC
36


OTC

1: 2

Tài chính

Trang 13 / 22


Tên DR

Ký hiệu

CUSIP

SEDOL

ABRTY

003381100

B3KKGP
7

Trao đổi,
giao dịch Tỉ lệ

khu vực


TÀI
SẢN
QUẢN LÝ
ABERTIS
INFRAESTRU
CTURAS SA

OTC

1: 0.5

Công
nghiệp

(Nguồn : />
3.3.3. Cơ chế phát hành và hủy chứng chỉ lưu ký
Do ADR là hình thức phổ biến nhất của DR nên cơ chế phát hành và hủy ADR
được dùng làm minh họa cho cơ chế phát hành và hủy DR nói chung.
Khi một nhà đầu tư Mỹ muốn mua ADR, nhà đầu tư sẽ liên lạc với nhà môi giới
của mình. Để đáp ứng nhu cầu, các nhà môi giới này có thể mua lại những ADR đã sẵn
có tại thị trường MỸ hoặc mua cổ phiếu cơ sở tuwg thị trường nội địa của công ty phát
hành rồi yêu cầu ngân hàng lưu ký phát hành các ADR dựa trên số cổ phiếu cơ sở đó.
Để tạo ra ADR mới, các cổ phiếu cơ sở được lưu ký tại một ngân hàng giám hộ ở một
quốc gia công ty phát hành. Sau đó ngân hàng lưu ký tại Mỹ sẽ phát hành các ADR đại
diện cho số cổ phiếu khi đã có xác nhận của ngân hàng giám hộ.

Trang 14 / 22


Quy trình phát hành và hủy ADR


(Nguồn: />
CHƯƠNG 4.

QUỸ HOÁN ĐỔI DANH MỤC (EXCHANGE TRADED

FUND - ETF)
4.1. Khái niệm
Quỹ hoán đổi danh mục hay ETF là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng
theo một chỉ số cụ thể. Danh mục của ETF gồm một rỏ chứng khoán có cơ cấu như cơ
cấu của một chỉ số mà nó mô phỏng
Một cách dễ hiểu đây là một quỹ do các nhà đầu tư góp vốn. Toàn bộ số tiền do
các nhà đầu tư góp vốn sẽ được trải đều ra mua một loạt các cổ phiếu của một chỉ số
nào đó như S&P 500 hoặc một mã cổ phiếu đại diện cho một loại hàng hóa nào đó. Vì
là một quỹ đầu tư nên chính quỹ này cấp các chứng chỉ sở hữu cho các nhà đầu tư và
những chứng chỉ này cũng được niêm yết tại thị trường chứng khoán.
Trang 15 / 22


4.2. Sự hình thành và phát triển của Quỹ ETF
Quỹ ETF đầu tiên trên thế giới ra đời tại Canada vào tháng 3/1990 với tên gọi
Toronto Index Participantion Shares (TIPS)
Phát triển mạnh tại Mỹ từ năm 1993. Đến năm 2013 đã có gần 1.500 Quỹ ETF
đăng ký hoạt động với SEC (Cơ quan liên bang thực thi luật lệ chứng khoán của Mỹ)
và nhiều tổ chức khác đang chờ cấp phép. Hiện tại tại Mỹ tổng số tài sản ETF quản lý
khoảng 1.300 tỷ USD với tốc độ tài sản ngày càng tăng và vượt xa các Quỹ tương hỗ
truyền thống.
Đến hết Quý II/2014 trên toàn cầu hiện có hơn 5.000 Quỹ ETF quản lý khoảng
7.000 danh mục, đầu tư vào khoảng 150 nước với tổng tài sản khoảng 2.500 tỷ USD
tương đương 1/6 GDP của nước Mỹ và được giao dịch tại 50 Sở giao dịch.

4.3. Phân loại Quỹ ETF
Theo kỹ thuật mô phỏng chỉ số cơ sở của một ETF, bao gồm:
Mô phỏng dựa vào thị trường giao ngay: việc mô phỏng được thực hiện chủ yếu


-

bằng cách mua toàn bộ chứng khoán theo cơ cấu của chỉ số cơ sở (gọi là mô
phỏng hoàn toàn). Trong trường hợp không thể mua toàn bộ chứng khoán cơ sở
(có thể do chi phí quá cao hay do một số chứng khoán cơ sở không có tính thanh
khoản), việc mô phỏng có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu hoặc tối ưu hóa
để nắm giữ một phần danh mục chứng khoán cơ sở sao cho vẫn đạt được mục
-

tiêu tối thiểu hóa sai số mô phỏng của ETF.
Mô phỏng dựa vào giao dịch hoán đổi: một hợp đồng hoán đổi sẽ được thực hiện
giữa quỹ ETF và một đối tác (thường là một ngân hàng đầu tư), theo đó, quỹ chấp
nhận trả cho đối tác mức sinh lợi của rổ chứng khoán mà quỹ đang nắm giữ và
nhận lại từ phía đối tác mức sinh lợi của chỉ số cơ sở.
 Theo hình thức mô phỏng của một ETF, bao gồm:
Do mục tiêu chính của một ETF là theo sát biểu hiện của một chỉ số nào đó, nên

bất kì chỉ số nào được tạo ra thì có thể có từng ấy loại ETF được tạo thành.

Trang 16 / 22


-

ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu (ETF Equity): đây là loại hình ETF đầu tiên trên


-

thị trường chứng khoán mô phỏng chỉ số cổ phiếu.
ETF mô phỏng chỉ số công cụ nợ (ETF Fixed Income): mô phỏng chỉ số trái

-

phiếu chính phủ.
ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa (ETF Commodity): mô phỏng chỉ số vàng, nông

-

sản.
ETF mô phỏng chỉ số tiền tệ (ETF Currency): mô phỏng chỉ số đồng tiền các
nước phát triển.

4.4. Cơ chế hoạt động của Quỹ hoán đổi danh mục
4.4.1. Thị trường sơ cấp (góp vốn và thoái vốn)
Khi muốn yêu cầu phát hành/mua lại chứng chỉ quỹ ETF với công ty quản lý quỹ,
nhà đầu tư phải đặt lệnh tại thành viên lập quỹ.
Thành viên lập quỹ gửi yêu cầu của nhà đầu tư cho CTQLQ.
Việc kiểm tra, xác nhận lệnh giữa Công ty quản lý quỹ và thành viên lập quỹ
được thực hiện trên hệ thống của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD).
Vào ngày thanh toán, trên tài khoản của nhà đầu tư, số danh mục chứng khoán cơ
cấu được thay thế bằng số chứng chỉ quỹ ETF tương ứng (trường hợp yêu cầu phát
hành) hoặc số chứng chỉ quỹ ETF được thay thế bằng số danh mục chứng khoán cơ
cấu tương ứng (trường hợp yêu cầu mua lại).
4.4.2. Thị trường thứ cấp
Việc mua, bán chứng chỉ quỹ ETF được thực hiện tương tự như đối với cổ phiếu,

nhà đầu tư đặt lệnh tại công ty chứng khoán nơi mình mở tài khoản và được công ty
chứng khoán gửi lệnh vào so khớp trên hệ thống của Sở Giao dịch Chứng khoán.
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến giao dịch chứng chỉ quỹ ETF thông qua bảng giá
trực tuyến.

Trang 17 / 22


Vào ngày thanh toán, nhà đầu tư phải thanh toán tiền cho giao dịch mua, và thanh
toán chứng chỉ quỹ ETF cho giao dịch bán.

4.5. Một số ưu điểm và rủi ro của Quỹ ETF
4.5.1. Ưu điểm của Quỹ ETF


Giao dịch linh hoạt: Nhà đầu tư có thể mua bán trong giờ giao dịch như

một cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ thông thường, đặt lệnh trực tuyến, theo dõi giao dịch
liên tục trong ngày…

Tính minh bạch cao: Danh mục đầu tư của Quỹ, NAV, số lượng ETF
phát hành hoặc mua lại… được công bố hàng ngày.

Chi phí thấp, dễ tiếp cận. Có cơ chế giao dịch quỹ đóng và quỹ mở và
cơ hội giao dịch Arbitrage; chênh lệch giữa giá thị trường và NAV thấp

Đa dạng hóa danh mục đầu tư và là công cụ phòng ngừa rủi ro: Do quỹ
ETF được cơ cấu bởi một rổ cổ phiếu, việc nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ ETF sẽ
gián tiếp nắm một rổ cổ phiếu có tỷ trọng giống như chỉ số mà quỹ ETF mô phỏng


Tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán thứ cấp.

Trang 18 / 22


4.5.2. Một số rủi ro của Quỹ ETF


Rủi ro thị trường: Rủi ro này phát sinh khi giá trị các tài sản của Quỹ có

sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian do tác động bởi nền
kinh tế hoặc những yếu tố không lường trước được. Điều này sẽ tác động tới hiệu quả
của các khoản đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Quỹ.

Tính thanh khoản trên thị trường cơ sở. Điều này phát sinh rủi ro đối
với nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứng chỉ Quỹ ETF ngay trên sàn giao dịch
nhưng không thể thực hiện khi thanh khoản chứng chỉ quỹ thấp.

Rủi ro chênh lệch giá chứng chỉ quỹ và giá trị tài sản ròng. Nguyên
nhân có thể là do sự biến đông của giá trị tài sản ròng của quỹ hoặc từ cung cầu
chứng chỉ quỹ trên thị trường. Do đó, nhà đầu tư có thể bị thiệt hai nếu mua chứng
chỉ quỹ tại thời điểm giá thị trường cao hơn NAV hoặc bán chứng chỉ quỹ tại thời
điểm giá thị trường thấp hơn NAV.

Rủi ro tỷ giá đối với các quỹ ETF nước ngoài. Trong trường hợp quỹ
ETF được niêm yết ở thị trường nước ngoài, còn rổ chứng khoán cơ cấu được niêm
yết ở thị trường trong nước, nếu đồng nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ, NAV cũng
giảm theo và nhà đầu tư phải gánh chịu mức lỗ này.

Rủi ro pháp lý: Mỗi quỹ ETF sẽ chịu ràng buộc về pháp lý của các quốc

gia mà tại đó nó niêm yết hay triển khai các hoạt động đầu tư.

CHƯƠNG 5.

NHỮNG ƯU THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆC PHÁT HÀNH

CỔ PHIẾU QUỐC TẾ
Khi các chủ doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển việc kinh doanh thì họ sẽ
tiến hành việc phát hành cổ phiếu quốc tế. Là một công cụ huy động vốn thiết yếu, mỗi
cổ phiếu là đại diện cho quyền sở hữu trong một công ty. Vì vậy việc phát hành cổ
phiếu quốc tế có thể cung cấp những lợi ích đáng kể, bên cạnh đó, một vài bất lợi sẽ
phát sinh từ việc phát hành cổ phiếu.

Trang 19 / 22


5.1. Ưu thế khi tham gia thị trường cổ phiếu quốc tế
Trước khi phát hành cổ phiếu quốc tế (hay bất kì loại cổ phiếu nào), các công ty
đều thực hiện việc nghiên cứu thị trường để xác định sự quan tâm của công chúng.
Những nghiên cứu này cho phép các công ty xác định lượng cổ phiếu sẽ cung cấp.
Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường còn giúp ban quản lý dự đoán được kết quả tương
đối của việc chào bán.
Việc phát hành cổ phiếu quốc tế mang lại rất nhiều lợi ích trong đó có ba lợi ích
chính.
Đầu tiên, việc chào bán cổ phiếu giúp một công ty tăng vốn rất nhanh và công ty
có thể sử dụng quỹ vốn này để đầu tư vào việc cải tiến, trả nợ hoặc các hạng mục khác.
Ngoài ra, không giống như các khoản vay, các công ty không cần phải hoàn trả quỹ
vốn thu được từ việc phát hành cổ phiếu.
Thứ hai, Tăng khả năng gọi vốn đầu cho các công ty ở các nước khác nhau, do
vậy tận dụng lợi thế về cổ đông, quy mô đồng thời hạn chế rủi ro.

Thứ ba, đa dạng hoá quyền sở hữu, nâng cao vị thế và khẳng định được kỳ vọng
,niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Thu hút đội
ngũ nhân viên giỏi, làm tăng chất lượng và độ chính xác của báo cáo tài chính.
5.2. Những hạn chế khi tham gia thị trường cổ phiếu quốc tế
Việc phát hành cổ phiếu quốc tế cũng như các loại cổ phiếu khác cũng có những
bất lợi của nó. Bất lợi đầu tiên là quyền sở hữu bị chia nhỏ ra, làm phân tán quyền sở
hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động
thôn tín công ty. Các cổ đông sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống của
công ty. Và các chủ sở hữu nên quản lý việc hoạt động một cách chặt chẽ vì điều này
thực sự là một bất lợi đáng kể.

Trang 20 / 22


Bất lợi khác của việc phát hành cổ phiếu quốc tế là rất tốn kém chi phí. Việc
nghiên cứu thị trường và quá trình phát hành cổ phiếu khá tốn kém đối với các chủ
doanh nghiệp (phát hành cổ phiếu trong nước đã khó khăn nay lại phải tìm hiểu ở môi
trường hoàn toàn mới). Tất nhiên, trong trường hợp chào bán cổ phiếu thành công
những chi phí này sẽ được thu hồi một cách dễ dàng. Các chi phí này là một phần của
những rủi ro mà các chủ doanh nghiệp phải chịu trong quá trình chào bán cổ phiếu
quốc tế.

Trang 21 / 22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Tài chính quốc tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Nguồn tài liệu : />Nguồn tài liệu : />Nguồn tài liệu : />Nguồn tài liệu : : />Nguồn tài liệu : />Nguồn tài liệu : />Nguồn tài liệu : />Nguồn tài liệu : />
Trang 22 / 22




×