Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

thực trạng và con đường tăng trưởng của quốc gia singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN

THỰC TRẠNG VÀ CON ĐƯỜNG TĂNG TRƯỞNG
CỦA QUỐC GIA SINGAPORE

GVHD: TRẦN MINH TRÍ


Mục Lục


1. Phần mở đầu
1.1 Đặt vấn đề

Câu chuyện "lột xác" của Singapore luôn được xem như một kinh nghiệm
điển hình về sự phát triển thành công của một quốc gia trong thế kỷ 20.
Singapore là một quốc đảo nhỏ, nằm ở khu vực Đông nam châu Á, giữa
Malaysia và Indonesia với dân số vào khoảng 5,5 triệu người, sinh sống trên
diện tích khoảng 700km2. Singapore hầu như không có tài nguyên thiên nhiên,
các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nguyên liệu đầu vào đều
phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt trong nước.
Tuy nhiên, quốc đảo Sư tử Singapore đã vươn lên trở thành nền kinh tế cạnh
tranh nhất trên toàn thế giới trong nhiều năm liền, đánh giá này do Ngân hàng
Thế giới (World Bank) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thực hiện
dựa trên một số yếu tố như thời gian để bắt đầu khởi nghiệp, thời gian nộp thuế
và lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của từng quốc gia. Thu nhập bình quân đầu
người của Singapore đã tăng mạnh, từ 435 USD/người vào năm 1959, đến


12.700 USD/người vào năm 1990 và đạt ngưỡng 68.541 USD/người vào năm
2013, trở thành nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trên toàn thế giới.
Các mặt hàng chính của ngành công nghiệp Singapore là điện tử, hóa chất,
thiết bị khoan lọc dầu, chế biến cao su và các sản phẩm từ cao su, thực phẩm chế
biến và đồ uống, sửa chữa tàu biển, xây dựng, công nghệ sinh học. Trong đó các
sản phẩm máy móc và linh kiện (điện tử viễn thông), dược phẩm và hóa chất,
sản phẩm từ dầu mỏ tinh chế đã được xuất khẩu ra nhiều nước.
Bên cạnh đó, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận
tiện bao gồm các cảng biển, hệ thống đường giao thông trên cạn và dưới nước để
cạnh tranh với các nước láng giềng trong các hoạt động buôn bán, xuất nhập
khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất
trên thế giới, vượt xa Hồng Kông và Thượng Hải.
Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công.
Người dân Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành
mạnh và không hề có tham nhũng. Hiện nay, Singapore là quốc gia đi đầu trong
việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức với mục tiêu đến năm 2018 sẽ trở thành
nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Những gì mà Singapore đạt được từ thời kỳ lập quốc đến nay, đáng để cho
Việt Nam học hỏi. Bài tiểu luận này đi vào thực trạng và con đường phát triển
của Singapore từ năm 2010 đến 2016.

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

3


1.2 . Sơ lược về Singapore

Singapore tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và
đảo quốc có hình dạng một viên kim cương được nhiều đảo nhỏ khác bao quanh

tại Đông Nam Á, Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn
đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã
tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay.
Là quốc gia đô thị hóa cao độ, vùng thành thị trước đây chỉ tập trung bao
quanh sông Singapore hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore trong khi
đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp chỉ còn lại
ít thảm thực vật nguyên sinh. Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa
không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn
định, độ ẩm cao và mưa nhiều.
Các hòn đảo của Singapore có người định cư vào thế kỷ thứ 2 Công
nguyên và sau đó thuộc một số quốc gia bản địa, Anh Quốc giành được chủ
quyền đối với đảo vào năm 1824, Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Chiến
tranh thế giới thứ hai, và sau chiến tranh Singapore tuyên bố độc lập vào năm
1963, và hợp nhất với các cựu lãnh thổ khác của Anh Quốc để hình
thành Malaysia, tuy nhiên Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia hai năm sau. Kể
từ đó, Singapore phát triển nhanh chóng, được công nhận là một trong Bốn con
hổ châu Á.
Với sự phát triển của thương mại và vận tải biển, đến năm 1900, Singapore
đã trở thành một thành phố quốc tế hiện đại và phồn thịnh nhất tại khu vực Đông
Nam Á, là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung
tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất. Nền kinh tế mang
tính toàn cầu và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt
là chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005, Theo sức mua tương đương,
Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới. Quốc gia
này xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm
sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế, là một
trong năm thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASEAN) và là nơi đặt Ban thư ký APEC, là một thành viên của Hội nghị cấp
cao Đông Á, Phong trào không liên kết, và Thịnh vượng chung các quốc gia. Sự
phát triển nhanh chóng của Singapore tạo cho quốc gia này có ảnh hưởng đáng

kể trong các vấn đề toàn cầu, khiến một số nhà phân tích nhận định Singapore là
một cường quốc bậc trung.

1.3 . Mục tiêu nghiên cứu
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

4


a) Mục tiêu chung
Nhận định thực trạng và con đường phát triển của Singapore từ năm 2010
đến 2016
b) Mục tiêu cụ thể
 So sánh sự phát triển của Singapore với các quốc gia trong khu vực
 Phân tích con đường phát triển của Singapore từ năm 2010 đến 2016
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các số liệu thu thập được từ Wordbank
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê

2.

Phần nội dung
2.1 . Tăng trưởng và kinh tế phát triển
a) Khái niệm thế giới thứ 3

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

5



Sau chiến tranh thế giới thứ II thì một số các nước ở châu Á và Châu Phi
giành độc lập, và trở thành nhân tố mới trong chính trường quốc tế. Những nước
này được gọi là thế giới thứ 3.
Singapore nằm ở thế giới thứ 1
Việt Nam nằm ở thế giới thứ 3
b) Tổng sản phẩm quốc nội GDP
GDP là tổng giá trị sản phẩm làm ra tính trên lãnh thổ của một quốc gia
trong một thời gian nhất định.
nguồn: data.worldbank.org

Đảo quốc sư tử đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,7% trong năm 2010, cao
chưa từng có từ trước tới nay, chủ yếu nhờ sự khởi sắc mạnh mẽ của lĩnh vực sản
xuất công nghiệp.“Với tốc độ tăng 14,7%, Singapore là nền kinh tế tăng trưởng
mạnh nhất tại khu vực châu Á trong năm 2010”, ông Alvin Liew, một chuyên gia
kinh tế thuộc ngân hàng Standard Chartered, phát biểu trên BBC.
Kinh tế Singapore tăng trưởng chậm lại tính cả năm 2011, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Singapore tăng 4,8%, thấp hơn nhiều so với dự đoán và tốc
độ tăng trưởng 14,5% trong năm 2010, Cục Thống kê Singapore cho biết. Nhưng
đến năm 2013 nền kinh tế của “đảo quốc Sư tử” tăng trưởng nhanh 4,1%, cao
hơn nhiều so với mức tăng trưởng 1,9% trong năm 2012. Theo số liệu của Bộ
Công Thương Singapore (MTI) công bố mới nhất 24/2/2016, kinh tế Singapore
tăng trưởng 2% trong năm 2015, giảm nhiều so với tăng trưởng 3,3% vào năm
2014.

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

6



c) Tổng thu nhập quốc dân (GNI):

GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm, vật chất và dịch vụ cuối cùng do công
nhân một nước tạo ra trong khoảng thời gian nhất định.
Chỉ số GNI (tổng thu nhập quốc dân) singapore từ năm 2010 đến 2015
nguồn: data.worldbank.org

Chỉ số GNI của quốc gia này tăng 68 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2013.
Giữ nguyên ở mức 295 tỷ USS trong 2 năm 2013 và 2014. Đến nắm 2015 giảm
xuống còn 288 tỷ USD.

Các tiêu chí đánh giá phát triển xã hội:
• Nhu cầu mức sống vật chất
• Giáo dục dân trí
• Sức khoẻ tuổi thọ
• Dân số việc làm

d) Chỉ số phát triển con người (HDI):

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

7


HDI là một chỉ tiêu mà LHQ đưa ra để đánh giá và tổng hợp xếp loại trình
độ phát triển giữa các quốc gia.
Tuổi thọ trung bình của người dân Singapore
nguồn: data.worldbank.org

GNI/người (PPP) của Singapore (giá trị quốc tế 2011 không đổi)

nguồn: data.worldbank.org

Chỉ số HDI của Singapore
nguồn: data.worldbank.org

Singapore là quốc gia có chỉ số HDI cao nằm ở thứ 11 thế giới (năm
2015:0,912 tăng hơn năm 2014 là 0,003) cao nhất ở châu Á và đang có xu hướng
tiếp tục tăng.

2.2. Nghèo đói, bất bình đẳng và phát triển
Nghèo đói là khái niệm có nhiều khía cạnh. Đó là sự khốn cùng về vật chất,
được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng, sự thiếu
thốn về giáo dục và y tế kèm theo nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro.
Bất đồng đẳng được hiểu là tình trạng không đồng đều giữa các cá nhân, các
nhóm người hay các quốc gia với nhau:
• Các khía cạnh của bất bình đẳng: thu nhập, tài nguyên, trình độ, cơ hội
việc làm, quyền lực.
• Đối tượng phân biệt đồng đẳng: theo nhóm thu nhập, theo sắc tộc, theo
giới,...
Singapore không dồi dào tài nguyên thiên nhiên, nhưng tăng trưởng rất
nhanh, hiện tại thuộc vào hàng những nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất
thế giới, đa số người dân đã thoát nghèo để đứng vào tầng lớp được gọi là "trung
lưu". Một kết quả như vậy thì rõ ràng ngay cả những nước có nhiều tài nguyên
thiên nhiên cũng khó đạt được.
Theo số liệu thống kê cho năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tại
Singapore là 56.532 đô la Mỹ, tức còn hơn cả Na Uy, Mỹ và Hồng Kông. Chỉ
trong vòng hai năm, số người sở hữu trên 100 triệu đô la tăng 13%, tức gấp hai
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

8



lần tỉ lệ bình quân thế giới. Theo dự phóng đến năm 2016, cón số 13% sẽ tăng
lên 44%.
Thứ nhất, tỉ lệ nhập cư của Singapore rất cao : Singapore là điểm đến hấp
dẫn thứ ba của người nhập cư trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Canada. Hiện người
nhập cư chiếm 37% dân số Singapore. Dân nhập cư gây ảnh hưởng đến việc làm
và thu nhập của một bộ phận không nhỏ người Singapore. Nhiều người nhập cư
là các đại gia, tài sản kếch xù của họ góp phần làm cho thống kê tổng tài sản của
Singapore nói chung được cao hơn rất nhiều. Thế nhưng, đối với người
Singapore, nhất là dân lao động thì không lợi ích gì, mà lại càng khiến cho cuộc
sống khó khăn hơn, bởi thống kê thu nhập bình quân đầu người càng cao, tức
mức độ tính san bằng càng lớn, thì người nghèo lại càng khổ sở.
Đi vào chi tiết sự chênh lệch giàu nghèo, tờ báo dẫn lại số liệu của tạp chí
Forbes cho biết : năm 2011, tổng tài sản của những người giàu nhất tại
Singapore là 54,4 tỉ đô la, năm nay con số này tăng lên thành 59,4 tỷ đô la;
Singapore hiện có 16 tỉ phú, tức tăng thêm 3 người so với năm rồi; trong
100.000 gia đình, chỉ có 10 hộ có tài sản vượt 100 triệu đô la.
Cuộc sống tại Singapore thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới, lạm phát của
Singapore cũng thuộc top đầu. Giá cả tăng không ngừng khiến tầng lớp lao động
phải lắm khổ sở. Người nghèo thì nghèo thêm, còn người giàu thì giàu thêm. Từ
5 năm nay, khoảng cách giàu nghèo ở Singapore ngày càng lớn, và như vậy
đương nhiên bất bình đẳng xã hội ngày càng cao.
2.3. Vốn và tăng trưởng kinh tế
Vốn được hiểu là giá trị vật chất được tích luỹ trong nhiều năm có thể là của
cải vật chất, tài nguyên, sức lao động hoặc tài sản vật chất khác được ứng ra ban
đầu trong các quá trình sản xuất nhằm mục đích kiếm lợi nhuận.

nguồn: data.worldbank.org
Tổng vốn đầu tư của Singapore trong vòng 6 năm từ 2010 đến 2015 có nhiều

biến động, cao nhất là 30,31% GDP ( năm 2013) đến năm 2015 giảm mạnh còn
26,29% và là con số thấp nhất trong 6 năm.
nguồn: data.worldbank.org

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

9


Tổng vốn đầu tư so với tăng trưởng hàng năm giảm mạnh từ 13,9 (năm
2013) xuống -6,21 (năm 2015). Chứng tỏ nguồn vốn để đầu tư của Singapore
giảm sút so với sự tăng trưởng của quốc gia.
a)

ODA

ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance – Hỗ trợ phát triển
chính thức hay viện trợ phát triển chính thức. (Hỗ trợ phát triển chính thức là
một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bở vì các khoản đầu tư này
thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay
dài, đôi khi còn gọi là Viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các
khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.
Gọi là Chính thức vì nó thường là cho Nhà nước vay).
ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc
tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính
quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
Singapore hiện nay được biết đến là một nền kinh tế phát triển bậc nhất
Đông Nam Á và là một trong 4 con rồng của Châu Á, tuy nhiên khi mới bắt đầu
tự trị (1959) đất nước gặp nhiều khó khăn ODA cũng chính là nguồn tài trợ quan

trọng giúp cho Singapore có được bước phát triển thần kì như bây giờ.

nguồn: www.indexmundi.com/facts/singapore/net-oda-received
 Thu nhập ODA ròng (% tổng vốn hình thành) tại Singapore là 0,06 vào năm

1995. Giá trị cao nhất trong 35 năm qua là 3,91 vào năm 1970, trong khi giá trị
thấp nhất là -0,19 vào năm 1960.

nguồn: www.indexmundi.com/facts/singapore/net-oda-received
 ODA nhận được ODA (% GNI) ở Singapore là 0,02 vào năm 1995. Giá trị cao

nhất trong 35 năm qua là 1,48 vào năm 1970, trong khi giá trị thấp nhất là -0,03
vào năm 1960.

nguồn: www.indexmundi.com/facts/singapore/net-oda-received

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

10


 Tỷ lệ ODA thuần (% hàng nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và thu nhập chính) ở

Singapore là 0.011 vào năm 1995. Giá trị cao nhất trong 23 năm qua là 0.797
vào năm 1972, trong khi giá trị thấp nhất là -0.004 vào năm 1990.

nguồn: www.indexmundi.com/facts/singapore/net-oda-received
 ODA nhận được ODA (% chi phí của chính quyền trung ương) ở Singapore là

0,159 vào năm 1995. Giá trị cao nhất trong 5 năm qua là 0,268 vào năm 1993,

trong khi giá trị thấp nhất là -0,050 vào năm 1990.
Tuy nhiên vào năm .... Singapore đã “Tốt nghiệp” ODA và hiện nay là
nguồn vốn ODA quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam.
b)

FDI

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment được biết là hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài
đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức thương mại thế giới (WHO) định nghĩa FDI như sau: đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư)
có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản
lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài
chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó
quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà
đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty
con" hay "chi nhánh công ty".

nguồn: data.worldbank.org
Do tăng trưởng kinh tế và thương mại suy yếu nên dòng vốn FDI toàn cầu
trong năm 2016 vừa qua đã giảm 13% và hiện ở mức 1,52 nghìn tỷ USD. Chính
sự suy giảm trên toàn cầu đã kéo theo dòng vốn FDI tại Singapore giảm 23%, từ
65 tỷ USD năm 2015 xuống còn 50 tỷ USD trong năm 2016. Tuy nhiên, đáng
chú ý là Singapore vẫn nằm trong 10 điểm đến FDI hàng đầu và đứng ở vị trí thứ
5 trong bảng xếp hạng FDI toàn cầu, sau khi trượt xuống thứ 7 trong năm 2015.
2.4. Lao động và tăng trưởng kinh tế
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore


11


Bộ Nhân lực Singapore cho biết việc kinh tế tăng trưởng chậm lại đang làm
tỷ lệ thất nghiệp của nước này có xu hướng gia tăng, trong đó bao gồm cả những
người đã tốt nghiệp đại học. Theo Báo cáo về thị trường lao động của Bộ Nhân
lực Singapore, tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 của nước này nhích lên 3%, trong đó
tỷ lệ thất nghiệp của nhóm những người trong độ tuổi từ 30 đến 39 và trên 50
tuổi cao nhất. Đáng chú ý tỷ lệ những người đã tốt nghiệp đại học không tìm
được việc làm cũng lên tới 1%, mức cao nhất kể từ năm 2004 đến nay.
Năm 2016, hơn 19.000 công nhân Singapore bị mất việc, tăng 23% so với năm
2015. Mặc dù tỷ lệ này chưa cao bằng năm 2009, khi kinh tế Singapore rơi vào
suy thoái khiến hơn 23.000 công nhân không có việc làm, nhưng cũng là mức
tăng cao nhất trong những năm gần đây. Trước đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Singapore
giữ ổn định ở mức 2,8% trong bốn năm liền.
Tại Việt Nam, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời
điểm 01/7/2016 ước tính là 54,4 triệu người, tăng 654,3 nghìn người so với cùng
thời điểm năm 2015. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thời điểm
trên ước tính 47,5 triệu người, tăng 263,6 nghìn người so với cùng thời điểm
năm 2015. Số người trong độ tuổi lao động khoảng 47,88 triệu người, giảm
233,2 nghìn người so với cùng thời điểm tháng 9 năm ngoái. Đặc biệt, tỷ lệ thất
nghiệp gia tăng theo từng quý. Cụ thể, quý I/2016 tỷ lệ là 2,25%; quý II là
2,29%; ước tính quý III là 2,34%.
Singapore là một trong những con rồng kinh tế châu Á – là một trong những
nước có nền kinh tế thịnh vượng trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người
năm 2014 trên 56.707 USD/người, gấp Việt nam 22 lần và đứng hàng thứ tư thế
giới. Năng suất lao động bình quân tại Singapore đang ở mức cao nhất trên thế
giới, so sánh với Việt nam thì gấp tới 17 lần, nôm na một người lao động tại
Singapore làm hiệu quả bằng 17 người Việt Nam.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nhân lực Singapore (MOM) cho biết

nhiều người lao động đã bị mất việc làm trong năm 2015 do kinh tế suy giảm,
mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của nước này vẫn ở mức thấp. Theo MOM, 15.580 công
nhân đã bị sa thải trong năm ngoái, mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2009 và tăng 20% so với năm 2014. Không những bị mất
việc làm, MOM cũng chỉ ra rằng người lao động ngày càng gặp khó khăn hơn
khi tìm một công việc mới. Chỉ hơn một nửa số người Singapore và những
người có thẻ cư trú bị sa thải từ tháng 7 đến tháng 9/2015 là có thể tìm được việc
làm vào cuối năm, giảm 55% so với quý trước đó và giảm 59% so với quý cuối
cùng của năm 2014. Đáng chú ý, lao động địa phương tăng trưởng với tốc độ
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

12


chậm nhất trong hơn một thập kỷ qua. Số người Singapore và người có thẻ cư
trú có việc làm chỉ tăng 700 người trong năm 2015, trong khi con số này của
năm trước đó là 96.000 người. Trong khi đó, số người lao động nước ngoài tại
Singapore tính đến cuối năm 2015 là trên 3,6 triệu người, chỉ tăng 0,7% so với
thời điểm đầu năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Singapore trong năm 2015 vẫn không thay
đổi ở mức 2,9% đối với người Singapore, trong khi tỉ lệ này tăng nhẹ từ 2,7%
trong năm 2014 lên 2,8% đối với thành người có thẻ cư trú.
Theo MOM, sự thay đổi cấu trúc làm chậm tăng trưởng lực lượng lao động
địa phương trùng với suy thoái theo chu kỳ. Các ngành định hướng xuất khẩu
như sản xuất và thương mại tăng trưởng chậm lại cùng với các dịch vụ bất động
sản trong bối cảnh thị trường ảm đạm, thương mại bán lẻ cũng giảm sút do suy
thoái... đã khiến cho tăng trưởng việc làm giảm.
2.5. Môi trường và phát triển
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng, đặc
biệt là sự tăng trưởng ấn tượng của hàng loạt các quốc gia khu vực châu Á –

Thái Bình Dương. Tuy nhiên đi cùng sự phát triển nhanh chóng này là một loạt
các vấn đề về môi trường nảy sinh như ô nhiễm môi trường sống, biến đổi khí
hậu, cạn kiệt tài nguyên, suy giảm hệ sinh thái tự nhiên…
Các vấn đề về môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của
người dân mà còn ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của các
quốc gia trên thế giới. Đứng trước thực trạng này, việc chuyển đổi mô hình tăng
trưởng là điểm tất yếu và tăng trưởng xanh đã được coi như một con đường phù
hợp nhất để phát triển bền vững mà nhiều quốc gia trên thế giới đang theo đuổi,
trong đó có Việt Nam.
Được biết Singapore là một nước có diện tích chiếm rất nhỏ 710km 2 và diện
tích rừng chỉ chiếm khoảng 1% diện tích và phần lớn chủ yếu là rừng ngập mặn.
So với các nước trong khu vực có thể nói Singapore có diện tích rừng cực kỳ
nhỏ. Sử dụng nhiều phương pháp chuẩn khác nhau (điều tra mặt đất, 2012
GeoEye hình ảnh, vv), các khu rừng ngập mặn hiện tại của Singapore được ước
tính là 734,9 ha .
Rừng ngập mặn đã biến mất từ bờ biển Đông Nam Á trong nhiều thập kỷ,
thay thế bằng các trang trại nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp và nhà ở
và các khu du lịch (Primavera, 1998; Duke và cộng sự, 2007). Tương tự như vậy,
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

13


rừng ngập mặn một lần mở rộng của Singapore (75 km 2, khoảng 200 năm
trước) phần lớn đã biến mất do của chúng tôi nhu cầu phát triển của quốc gia
(Corlett, 1992). Ngoài ra, bao nhiêu rừng ngập mặn sẽ bị bỏ lại trong tương lai
gần nếu chúng ta xét đến sự gia tăng mực nước biển thay cho sự thay đổi khí hậu
(Duke và cộng sự, 2007, Gilman và cộng sự, 2008).
Bảng số liệu diện tích rừng của các nước qua các năm(ngân hàng thế giới)
Cambodia

Indonesia
Lao PDR
Malaysia
Philippines
Singapore
Thailand
Vietnam

2008
103,488
958,020
174,372
216,304
69,336
164
161,894
137,076

2009
102,214
951,170
176,264
218,772
68,868
164
162,192
139,178

2010
100,940

944,320
178,156
221,240
68,400
164
162,490
141,280

2011
99,666
937,476
180,047
221,382
70,800
164
162,790
142,570

2012
98,392
930,632
181,939
221,524
73,200
164
163,090
143,860

2013
97,118

923,788
183,831
221,666
75,600
164
163,390
145,150

Với mối quan tâm ngày càng tăng của hoàn cảnh cảu các sinh cảnh rừng
ngập mặn ở Singapore, kiến thức về đa dạng sinh học và đặc biệt là quy mô của
rừng ngập mặn rừng và hệ thực vật rừng ngập mặn hiện tại là những mối quan
tâm quan trọng. Rừng ngập mặn tạo ra môi trường sống chủ yếu cho nhiều sinh
vật trên đất liền, cửa sông và biển.Việc mất rừng ngập mặn và các loài cá nhân
không chỉ góp phần làm mất đa dạng sinh học(Bao gồm các khu vực lân cận) và
chức năng hệ sinh thái, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến sinh kế của con
người (đặc biệt là nghèo hơn).
Trong những năm gần đây, ý tưởng về rừng ngập mặn như 'bồn chứa cacbon'
ngày càng trở nên rõ ràng hơn thực tế là carbon dioxide (CO 2 ) lượng khí thải là
nguyên nhân gốc rễ của sự thay đổi khí hậu .Thông qua quang hợp, rừng ngập
mặn hấp thụ CO2 từ khí quyển và chuyển nó vào các trầm tích. Trên thực tế,
chúng là một trong những vùng biển quan trọng,các hệ sinh thái đóng một vai trò
quan trọng trong việc hấp thụ cac-bon và trong việc điều chỉnh khí hậu địa
phương và có thể là khu vực.
Lượng khí thải CO2 trong những năm gần đây

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

14



( Nguồn: />source=2&series=NY.GNP.PCAP.CD&country=)
Các số liệu về phát thải CO2 của các nước trong khu vực và Singapore được
trình bày từ năm 2007-2013 ( chưa có số liệu của 3 năm sau). Singapore là nước
đứng thứ 3 về có phát thải ít, có thể thấy qua các năm phát thải CO 2 của nước
này thay đổi rất ít cụ thể là tăng nhưng tỷ trọng tăng rất thấp qua các năm. Trong
vòng 6 năm chỉ tăng từ 20 ngàn tấn đến 50 ngàn tấn. Indonesia là nước dẫn đầu
về phát thải CO2 so với các nước còn lại.
Hiện nay Singapore đã lựa chọn cho mình một con đường phát triển đúng
đắn, đó là “ Singapore xanh và sạch”. Trái ngược với những gì mà nhiều người
tưởng tượng về đô thị đông đúc tấp nập và có phần bụi bặm,ô nhiễm, Singapore
được cả thế giới biết đến như một “ thành phố vườn” với 2000 loài cây xanh
khác nhau và khoảng 2 triệu cây được trồng dọc các tuyến phố, trong công viên,
vườn nhà và các khu bảo tồn.

Phát thải CO2 (tấn/ người)
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

15


2007
2008
2009
2010
Cambodia
0.3
0.3
0.3
0.3
Indonesia

1.6
1.8
1.9
1.8
Lao PRD
0.2
0.2
0.2
0.3
Malaysia
6.9
7.5
7.2
7.8
Philippines 0.8
0.9
0.8
0.9
Singapore
4.3
7.5
7.4
8.7
Thailand
3.8
3.8
4.1
4.3
Vietnam
1.2

1.4
1.6
1.7
(Nguồn: />source=2&series=NY.GNP.PCAP.CD&country=)

2011
0.4
2.3
0.3
7.7
0.9
7.4
4.3
1.8

2012
0.4
2.4
0.3
7.5
1.0
10.3
4.5
1.8

2013
0.4
1.9
0.3
8.0

1.0
9.4
4.5
1.7

Khác với lượng phát thải CO2 /năm của quốc gia thì lượng CO 2 / người của
Singapore thì chiếm lượng lớn nhất so với các nước trong khu vực. Nhờ vào
chương trình “ phủ xanh đường phố” mà làm giảm đi lượng phát thải /người của
đất nước này. Ngoài ra, chính phủ còn ra quyết định xử phạt đối với những xe
vượt quá mức xả khói quy định.
Từ thực tế Singapore, chúng ta có thể nhìn nhận lại việc quy hoạnh,quản lý
đô thị hiện nay ở Việt Nam. Đất nước của chúng ta là một quốc gia có độ che
phủ của cây xanh tương đối cao, tuy nhiên mật độ cây xanh lại bố trí không đồng
điều giữa các vùng miền. Ở khu vực miền núi, dân cư thưa thớt thì tỷ lệ che phủ
của rừng,cây xanh tương đối cao, ngược lại các các đô thị dân cư đông đúc thì tỷ
lệ này lại rất thấp. Các khu đô thị mới được xây dựng có mật độ công trình xây
dựng quá cao,ít công viên, cây xanh. Mặc dù những năm gần đây Nhà nước ta
đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này nhưng cho đến nay mật độ cây xanh ở
đô thị vẫn tương đối thấp do việc trồng cây thường mới chỉ được tổ chức theo
phong trào chưa trở thành ý thức của từng cá nhân, từng gia đình,từng cơ quan,
đơn vị địa phương. Chúng ta chỉ biết chặt cây để xây công trình chứ chưa biết
đưa cây vào trong công trình như Singapore.
2.6. Nông nghiệp và phát triển kinh tế
Với diện tích rất nhỏ, cả nước chỉ bằng khoảng một phần ba diện tích Thành
phố Hồ Chí Minh, nhưng Singapore vẫn phát triển được một mức độ nông
nghiệp của mình bằng cách tập trung thâm canh để đáp ứng được một phần nhu
cầu trong nước. Với những tăng trưởng và suy thoái trong từng giai đoạn ngắn,
nền kinh tế Singapore nhìn ở góc độ tổng quát của cả quá trình lịch sử vẫn theo
hướng ngày một phát triển cao hơn. Có thể đối chiếu cả quá trình với giai đoạn
từ 2010 đến 2014.

 Diện tích đất nông nghiệp

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

16


nguồn: data.worldbank.org


Diện tích đất nông nghiệp Singapore vào những năm đầu thế kỉ 21 là 12,0 km 2
nhưng đến năm 2010 giảm mạnh xuống còn 7,4 km 2 và năm 2014 chỉ còn 6,6
km2
nguồn: data.worldbank.org



Đất nông nghiệp chỉ chiếm 0,93% so với tổng diện tích đất lãnh thổ năm 2014,
ngoài ra Singapore chỉ sở hữu ít than, chì, đất sét, không có nước ngọt, do vậy
nông nghiệp của Singapore không phát triển hàng năm phải nhập lương thực,
thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
nguồn: data.worldbank.org



Trong khi nông nghiệp Việt Nam đóng góp vào GDP 19,68% (năm 2014) và
Thailand 10,23% (năm 2014), thì vào các năm 1990 và 2000 giá trị nông nghiệp
đóng góp cho GDP Singapore lần lượt là 0,3% và 0,1% nhưng từ năm 2007 %
nông nghiệp hoàn toàn là 0.
nguồn: data.worldbank.org




Cơ cấu GDP của Singapore không dành cho nông nghiệp, con số nông nghiệp
đóng góp vào chỉ là 0% trong khi đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao
nhất là dịch vụ luôn ở mức trên 70%.
Sự thay đổi này cũng dễ hiểu bởi vì Singapore là một quốc đảo gồm hơn 60
đảo lớn nhỏ hợp thành nên điều kiện để phát triển nông nghiệp hoàn toàn không
có nên dịch vụ là một hướng đi sáng giúp cho Singapore trở thành một trong 4
con rồng của châu Á.
2.7. Công nghiệp và phát triển kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ
giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền
kinh tế. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội
chung của nền kinh tế và trình độ phát triển chung của lực lượng sản xuất. Thay
đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển.

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

17


Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia, người ta thường phân tích theo 3
nhóm ngành chính:
+ Ngành nông nghiệp, trong nông nghiệp bao gồm 3 ngành nhỏ là nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp.
+ Ngành công nghiệp , bao gồm ngành công nghiệp và xây dựng.
+ Ngành dịch vụ bao gồm ngành thương mại , bưu điện và du lịch,…
Cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp của các quốc gia đông nam á


Nguồn : world bank

Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore đến từ hai ngành chính, đó là ngành
công nghiệp và ngành dịch vụ trong đó công nghiệp chiếm 26,6% và dịch vụ
chiếm 73.4%, ngành nông nghiệp chỉ có sản phẩm là hoa phong lan, rau, gia
cầm, trứng, cá cảnh với giá trị rất nhỏ.
Bảng số liệu
Các quốc gia
Cambodia
Singapore
Vietnam
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

2010
(%)
23.3
27.6
36.7

2011
(%)
23.5
26.3
36.4

2012
(%)
24.3
26.4
37.3


2013
(%)
25.6
25.0
36.9

2014
(%)
27.1
25.5
36.9

2015
(%)
29.4
26.4
37.0
18


Lao PDR
Myanmar
Malaysia
Indonesia
Brunei Darussalam
Philippines
Thailand

32.3

26.5
37.8
42.8
68.7
32.6
40.0

34.6
31.3
37.2
43.9
73.7
31.3
38.1

36.0
32.4
37.5
43.6
72.7
31.2
37.5

33.2
32.4
37.2
42.6
70.0
31.1
37.0


31.3
34.5
37.2
41.9
67.7
31.3
36.8

30.9
34.5
36.4
40.0
61.4
30.8
35.7

Nguồn: world bank

Ta có thể thấy cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp của singapore giảm dần qua các
năm (giai đoạn 2010-2015) thấp nhất là 2013 (25%) và cao nhất là 2010 (27,6).
Nhìn chung cơ cấu nền công nghiệp của singapore là thấp nhất Đông Nam Á
(2014, 2015) .Tỉ trọng ngành công nghiệp giảm đồng nghĩa với việc sẽ tăng tỉ
trọng ngành dịch vụ và đó cũng chính là mục tiêu mà các nước phát triển đang
hướng tới.
Giá trị gia tăng nganh công nghiệp (tăng trưởng hàng năm )
Các quốc gia
Singapore
Malaysia
Myanmar

Vietnam
Thailand
Indonesia

2010

2011

2012

2013

2014

2015

23.9
4.9
36.7
-9.9
10.5
4.9

7.0
2.4
10.2
7.6
-4.1
6.3


2.3
4.9
8.0
7.4
7.3
5.3

2.5
3.6
11.4
5.1
1.4
4.3

2.8
6.1
12.1
6.4
-0.3
4.3

-3.4
5.2
8.7
9.6
2.2
2.7

Nguồn : world bank


Ta thấy chỉ có năm 2015 thì giá trị gia tăng ngành công nghiệp của singapore
giảm (-3,4%)
Việc làm trong ngành công nghiệp (% trong tổng số việc làm cả nước)

Các quốc gia

2010 2011

2012 2013 2014 2015

Singapore
Vietnam
Malaysia
Indonesia

30.4
..
27.7
18.7

19.2
21.1
28.4
21.5

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

19.6
21.3
28.9

20.9

18.6
21.2
27.9
20.4

16.5
21.4
27.5
21.2

16.3
23.1
27.5
22.2
19


Philippines
Thailand

15.0
20.6

14.9
19.4

15.3
19.8


15.6
20.3

15.9
22.7

16.2
23.7

Nguồn : world bank
Ta có thể thấy dần cơ cấu nghành công nghiệp giảm đã kéo theo số việc làm
trong nghành công nghiệp cũng giảm theo qua cac năm cao nhất năm 2010
(30,4%) và thấp nhất là 2015 (16,3%). Một lượng lớn lao động được đào tạo để
vận hành các thiết bị chuyên môn được sự dụng trong ngành công nghiệp.chính
là nhờ sự chú trọng đầu tư vào giáo dục kỹ thuật
Singapore đang xây dựng nền công nghiệp theo hướng hiện đại
Nước công nghiệp hiện đại là nước đạt trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở
giai đoạn hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Theo nhận định trên, đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại gắn liền với quá trình công nghiệp hóa - quá trình chuyển dịch từ kinh tế
nông nghiệp (hay tiền công nghiệp) sang trình độ kinh tế công nghiệp; từ xã hội
nông nghiệp sang xã hội công nghiệp; từ nền văn minh nông nghiệp sang nền
văn minh công nghiệp. Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến đổi về chất
của nền kinh tế; nói rộng hơn, là biến đổi cả nền kinh tế - xã hội và nền văn
minh. Công nghiệp hóa là con đường đưa một quốc gia phát triển thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại và cao hơn là nước công nghiệp hiện đại.
Chính ngành công nghiệp sản xuất đã nuôi dưỡng “hệ sinh thái” để duy trì trung
tâm kinh doanh và tài chính của singapore. Nó cũng phản ánh khát vọng về sự
độc lập và tự túc trong sản xuất của quốc gia này.

Trong năm 2016, nền kinh tế mở và phụ thuộc thương mại của Singapore
nhìn chung bị thiệt hại bởi sự suy thoái theo chu kỳ toàn cầu. Sự sụt giảm liên
tục của giá dầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành công nghiệp liên quan
đến dầu mỏ và việc xây dựng các giàn khoan. Tuy nhiên nghành công nghiệp
sản xuất vẫn tạo ra một bước nhảy lớn, tăng trưởng 6,5% trong quý 4 từ 1,7%
tăng trưởng hàng năm của quý trước.“Tăng trưởng chủ yếu có được nhờ sản xuất
thiết bị điện tử và sản xuất y sinh,”
2.8. Ngoại thương và phát triển kinh tế
2.8.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu
Singapore là một nước có thị trường nội địa nhỏ, hầu như không có tài
nguyên thiên nhiên, nông nghiệp kém phat triển,nguồn lực có hạn. Tuy nhiên,
nó lại là một nền kinh tế phát triển mạnh. Đó là nhờ việc tận dụng được lợi thế vị
Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

20


trí chiến lược để phát triển thương mại quốc tế, đưa lại những nguồn thu lớn cho
đất nước.
Kể từ năm 1960, Singapore đã áp dụng chính sách công nghiệp định hướng
xuất khẩu, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại các thị trường quốc tế.
Singapore là một trong những trung tam thương mại lớn nhất thế giới với một
hải cảng lớn và hiện đại. Với địa vị là nước nhập khẩu nhiều nhất ở vùng Đông
nam Á trong nhiều năm, Singapore là một bến cảng tự do và là một kho phân
phối hàng hóa, trong đó tái xuất khẩu hơn một nửa lượng hàng hóa nhập vào.
Singapore đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu từ 52, 75 tỷ USD vào năm 1990
lên 118, 27 tỷ Usd vào năm 1995. Xuất khẩu giảm xuống sau năm 1997, nhưng
đã phục hồi và đạt 137 tỷ USD vàm năm 2000. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu
của Singapore là 302,7 tỷ USD (theo giá FBO), kim ngạch nhập khẩu là 252 tỷ
USD (theo giá CIF). Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore trong năm

2009 lên đến 513,9 tỷ USD, giảm 19,4% so với năm 2008. Trong năm 2009,
Singapore nhập khẩu đạt 245 tỷ USD, xuất khẩu đạt 269 tỷ USD. Tái xuất khẩu
chiếm 48,9% tổng doanh số của Singapore sang các nước khác trong năm 2009.
2.8.2. Cán cân thương mại
Singapore đứng thứ 19 trong lĩnh vực xuất khẩu trên nền kinh tế thế giới và
7 nền kinh tế phức tạp nhất theo Chỉ số Độ phức tạp Kinh tế (ECI). Kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất của Singapore là Mạch tích hợp($43,8 tỷ), Tinh Dầu
khí ($37,7 tỷ), Máy tính ($9,4 tỷ), Oxygen hợp chất Amino ($6,66 tỷ) và Thuốc
được đóng gói ($5,39 tỷ), theo phiên bản năm 1992 của sự phân loại HS (Hệ
Thống Hài Hoà). Nhập khẩu hàng đầu của mình là Mạch tích
hợp ($49,1 tỷ), Tinh Dầu khí ($39,3 tỷ), Dầu thô ($17 tỷ), Vận tải hành khách
và hàng hóa Tàu ($7,66 tỷ) và Máy tính ($7,11 tỷ).

nguồn: data.worldbank.org
Vào năm 2015, Singapore đã xuất 250 tỷ đô la và nhập khẩu 297 tỷ đô la,
dẫn đến một sự cân bằng thương mại âm là 46,9 tỷ.
nguồn: data.worldbank.org
Kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Singapore là Mạch tích hợp (43,8 tỷ
USD), tinh dầu khí (37,7 tỷ USD), máy tính (9,4 tỷ USD), Oxygen hợp chất
Amino (6,66 tỷ USD) và thuốc được đóng gói (5,39 tỷ USD). Những thị trường
xuất khẩu lớn nhất của Singapore là Hồng Kông (34,7 tỷ USD), Trung Quốc
(30,3 tỷ USD), Indonesia (27,8 tỷ USD), Malaysia (22,3 tỷ USD) và Hoa Kỳ
(16,5 tỷ USD).

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

21


nguồn: data.worldbank.org

Nhập khẩu hàng đầu của mình là Mạch tích hợp (49,1 tỷ USD), tinh dầu
khí (39,3 tỷ USD), dầu thô (17 tỷ USD), vận tải hành khách và hàng hóa
(7,66 tỷ USD) và máy tính (7,11 tỷ USD). Nguồn gốc nhập khẩu hàng đầu
là Trung Quốc (46,8 tỷ USD), Malaysia (32,1 tỷ USD), Hoa Kỳ (31,4 tỷ USD).
2.8.3 Thị trường xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
a. Thị trường xuất khẩu chủ lực: Hồng Kông, Malaysia, Mỹ Indonesia, Trung
Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…

(Nguồn: )

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

22


(Nguồn: )

b. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: máy móc, thiết bị điện tử, hệ thống lọc
dầu, chế biến cao su và các sản phẩm cao su, thực phẩm chế biến, đồ uống, hóa
chất, dược phẩm,..
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Singapore 8 tháng đầu năm
2016
ĐVT: USD
+/- (%)
8T/2016
so
với
Mặt hàng
8T/2016
8T/2015

cùng kỳ
Tổng kim ngạch
Máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện
Thủy tinh và các sản phẩm từ
thủy tinh
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng khác

1.476.874.391

2.310.929.568

-36,09

249.448.199

260.872.992

-4,38

207.914.823

173.190.290

+20,05

203.802.551

226.770.420


-10,13

Điện thoại các loại và linh kiện

184.575.468

220.654.722

-16,35

Hàng thủy sản

65.665.771

66.459.120

-1,19

Phương tiện vận tải và phụ tùng 51.215.916

230.169.644

-77,75

Hàng dệt, may

45.461.837

42.964.735


+5,81

Xăng dầu các loại

32.046.148

54.149.809

-40,82

Giày dép các loại

29.941.476

32.729.405

-8,52

Gạo

28.709.587

44.649.123

-35,70

Dầu thô

24.425.098


521.614.758

-95,32

Giấy và các sản phẩm từ giấy

24.005.629

26.708.655

-10,12

Dây điện và dây cáp điện

19.858.507

25.555.299

-22,29

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

23


Hàng rau quả

18.443.347


16.658.319

+10,72

Sản phẩm từ sắt thép

16.021.013

16.487.131

-2,83

Sản phẩm từ chất dẻo

12.371.046

11.450.544

+8,04

Gỗ và sản phẩm gỗ

10.453.585

10.071.700

+3,79

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù


9.865.449

11.406.033

-13,51

Sản phẩm hóa chất

9.540.172

13.139.012

-27,39

Sắt thép các loại

8.624.911

7.917.493

+8,93

Hạt tiêu
8.316.513
Bánh kẹo và các sản phẩm từ
ngũ cốc
7.397.709

78.960.921


-89,47

6.969.124

+6,15

Hạt điều

6.061.974

5.860.654

+3,44

Cà phê
5.060.712
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ
phận
2.812.058
Kim loại thường khác và sản
phẩm
2.783.333

8.148.379

-37,89

2.576.961

+9,12


2.487.680

+11,88

Sản phẩm gốm, sứ

1.825.877

2.489.724

-26,66

Sản phẩm từ cao su

1.611.317

1.757.095

-8,30

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

1.269.149

1.548.656

-18,05

Chất dẻo nguyên liệu


1.261.605

1.658.830

-23,95

Cao su

56.914

49.205

+15,67

c) Hợp tác thương mại với Việt Nam
- Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong những năm gần đây: (Đơn
vị USD)

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

24


(Nguồn: )

Biểu đồ XK và NK giữa Việt Nam và Singapore (tính theo tỷ USD)

(Nguồn: )


Biểu đồ tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore (tính theo tỷ USD)

Thực Trạng Và Con Đường Phát Triển Của Singapore

25


×