Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

thực trạng và tiềm năng phát triển của nghành hồ tiêu ở việt nam trong tpp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.65 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TÊ

TIỂU LUẬN
Chuyên đề: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN CỦA NGHÀNH HỒ TIÊU Ở
VIỆT NAM TRONG TPP.

GVHD: TRẦN MINH TRÍ

TPHCM tháng 5/ 2016


Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn đề

Việt Nam hiện có hàng chục mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang tầm
vóc thế giới, trong đó xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà phê, sắn đứng thứ
hai. Được khai sinh từ thế kỉ XVII như một loại cây công nghiệp lâu năm của Việt
Nam. Hồ tiêu đã giữ vững ngôi vương trong suốt 14 năm về xuất khẩu hồ tiêu ra
thế giới, đến nay sức nóng của hồ tiêu Việt Nam vẫn chưa hạ nhiệt.
Từ năm 2000, Bộ NN-PTNT đã xếp hồ tiêu vào các mặt hàng nông sản có
khả năng cạnh tranh và định hướng diện tích sản xuất ở mức 50.000 tấn. Tuy
nhiên, con số này hiện nay đã gấp 2 - 3 lần. Kể từ năm 2014, hạt tiêu Việt Nam lần
đầu lọt vào nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với kim ngạch 1,2 tỷ
USD.Riêng 9 tháng đầu năm 2015, cả nước đã xuất khẩu 110.000 tấn hạt tiêu với
trị giá 1,04 tỷ USD.Việt Nam hiện chiếm trên 50% thị phần xuất khẩu tiêu toàn thế
giới.


Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp
thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như
là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam
như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là
một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.
Đặc biệt là xuất khẩu các loại hàng chất lượng cao vào Mỹ, Nhật và các
nước EU ngày càng tăng. Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ
như vậy là do Việt Nam hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con
người, về ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất và chế biến. Thiên nhiên ưu
đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều.
Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Chính phủ Việt Nam và các
nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị trường, đầu tư nhà máy
chế biến hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài ra còn có Hiệp hội Hồ tiêu Việt
Nam là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự
phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hồ tiêu có nhiều lợi thế khi Việt
Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đặc biệt, mới
đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xếp hồ tiêu là 1
trong 11 mặt hàng xuất khẩu (XK) chiến lược khi Việt Nam gia nhập TPP.


Chương 2: TỔNG QUAN
2.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông
Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài
4.550 km. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài từ vĩ độ
23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng nhất trên
đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km.

-

Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc .

-

Phía Tây giáp với Lào và Căm-pu-chia.

-

Phía Đông giáp biển Đông.

b) Dân số
Dân số trung bình năm 2015 của cả nước ước tính 91,70 triệu người, tăng
974,9 nghìn người so với năm 2014. Tổng tỷ suất sinh năm nay ước tính đạt 2,10
con/phụ nữ. Tỷ suất sinh thô là 16,20‰; tỷ suất chết thô là 6,81‰. Tỷ suất chết
của trẻ em dưới 1 tuổi là 14,73‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 22,12‰.
Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước năm 2015 là 73,3 tuổi, trong đó nam là
70,7 tuổi và nữ là 76,1 tuổi.
c) Khí hậu


Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và
độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính
khí hậu lục địa Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất trên toàn lãnh thổ
Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt
Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ bắc vào nam và từ đông
sang tây.
Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn:

(1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa
rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu
Á tới) và gió mùa đông Nam, có độ ẩm cao.
(2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa
nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt
(mùa khô và mùa mưa).
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500 đến 2.000 mm, và ở một số nơi có
thể gây nên lũ. Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè.
Độ ẩm không khí trên dưới 80%. Do ảnh hưởng gió mùa và sự phức tạp về
địa hình nên Việt Nam thường gặp bất lợi về thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán.
Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ
Bắc vào Nam. Ở vùng núi phía Bắc, như Sa Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn, nhiệt
độ xuống tới 0oC, có tuyết rơi.
Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất lớn với số giờ nắng từ 1.400 - 3.000
giờ/năm.
d) Đất đai
Đất ở Việt Nam rất đa dạng, có độ phì cao, thuận lợi cho phát triển nông,
lâm nghiệp.
Ðất tự nhiên ở Việt Nam có diện tích 33 triệu hecta trong đó đất có khả năng
nông nghiệp chỉ có 6,9 triệu hecta (chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên) và phân bố
không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau.
Các loại đất chính:


Đất vùng đồng bằng, ven biển:


Đất mặn




Đất phèn



Đất phù sa



Đất vùng đồi núi:



Đất xám: xám bạc màu, xám Ferraalit

2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
a) Về kinh tế


Sản xuất nông nghiệp

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp năm 2014 gặp nhiều thuận
lợi do thời tiết ổn định, nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp,
nông dân, nông thôn được ban hành, đặc biệt sự hỗ lực của toàn ngành trong việc
thực thi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Do đó, tăng
trưởng sản xuất nông nghiệp tăng, có dấu hiệu phục hồi, góp phần vào tăng trưởng
chung của cả nước.
Trồng trọt, tổng diện tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 96,8
ngàn ha so với năm 2013, nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên
sản lượng lúa cả nước đạt 44,84 triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013. Sản

lượng một số cây lâu năm chủ yếu khác cũng tăng so với năm 2013 như: Sản lượng
hồ tiêu ước đạt 137,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so với năm trước; sản lượng hạt điều
ước đạt hơn 300 ngàn tấn, tăng 9,1% so với năm trước.
Một số cây hằng năm chính :
-

Cây ngô: diện tích gieo trồng tăng trên cả nước 2014 đạt 1.178,9 ngàn ha,
năng suất bình quân đạt 44 tạ/ha.

-

Cây khoai lang : diện tích gieo trồng đạt 131,7 ngàn ha, năng suất bình quân
đạt 108 tạ/ha, sản lượng ước đạt 14,22 triệu tấn.

-

Rau các loại : diện tích gieo trồng cả nước đạt 873 ngàn ha, năng suất bình
quân đạt 14,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt 15,3 triệu tấn và tăng nhiều so với
năm trước.
Cây lâu năm chủ yếu :


-

Cây hồ tiêu : Năm nay hồ tiêu được giá và do cây này dễ trồng xen nên có
xu hướng phát triển mạnh; sản lượng ước đạt 137,9 nghìn tấn, tăng 10,3% so
với năm trước.

-


Cây cao su : Tình hình sản xuất tương đối ổn định, nhưng thị trường tiêu thụ
chậm, giá thấp nên sản lượng thu hoạch cầm chừng.

-

Cây cà phê : Ước tính năm 2014 diện tích cà phê đạt 639 nghìn ha, tăng 6%;
sản lượng ước đạt 1,3 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm trước.

-

Cây điều : Hiện đang có xu hướng chuyển đổi đất trồng điều sang trồng các
cây công nghiệp lâu năm khác tại các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Diện tích
gieo trồng ước đạt 303,4 ngàn ha, bằng 98,4% ; sản lượng ước đạt hơn 300
ngàn tấn, tăng 9,1% so với năm trước.


Lâm nghiệp

Ước tính đến hết 2014 kết quả thực hiện một số chỉ tiêu lâm nghiệp
như sau :
-

Diện tích rừng trồng mới tập trung : ước đạt 220,9 nghìn ha, tăng 3,7% so
với năm 2013, trong đó: trồng mới rừng phòng hộ, đặc dụng đạt 21,7 ngàn
ha, giảm 9,2%. Trồng mới rừng sản xuất đạt 199,3 ngàn ha, tăng 5,3% so
với năm 2013.

-

Diện tích rừng trồng được chăm sóc : ước đạt 440,7 ngàn ha, tăng 12,7% so

với với năm 2013.

-

Trồng cây lâm nghiệp phân tán : ước đạt 155.3 triệu cây, giảm 14,8% so với
năm 2013.

-

Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh : ước đạt 660 ngàn ha, giảm 3,2%
so với năm 2013.

-

Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ : ước đạt 5.880 ngàn ha, tăng 40,3%
so với năm 2013.

-

Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 6.456 nghìn m3, tăng 15,1% so với năm
2013.

-

Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền nhân dân tự ý thức bảo vệ
rừng không xâm hại đến tài nguyên rừng, không để cháy rừng xảy ra trên
diện rộng,… thông qua các phượng tiện truyền thông, cuộc họp, các hình
thức khác,… Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện việc xử lý thực bi,
làm giảm vật liệu gây cháy rừng theo quy định.



Chăn nuôi


Chăn nuôi, theo kết quả điều tra tại thời điểm 1/10/2014 của Tổng cục
Thống kê, so với cùng kỳ năm 2013 ngoại trừ đàn trâu của cả nước giảm còn lại
các loại gia súc, gia cầm chủ yếu khác đều tăng như : Đàn bò có 5,24 triệu con,
tăng 1,5%; đàn lợn có khoảng 26,8 triệu con, tăng 1,9%; đàn gia cầm có khoảng
327,7 triệu con, tăng 3,15%.
Đàn bò : Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2014 cả nước hiện có 5,2
triệu con bò, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái; đàn bò sữa có 227,6 nghìn con,
tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi lợn : Theo kết quả điều tra 01/10/2014 cả nước có khoảng 26,8
triệu con lợn, tăng 1,9%, trong đó đàn lợn nái có 3,9 triệu con, bằng 100,1% so với
cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi gia cầm : Theo kết quả điều tra 01/10/2014 đàn gia cầm của cả
nước có khoảng 327,7 triệu con, tăng 3,15%, trong đó đàn gà có 246 triệu con
bằng 104,9% so với cùng kỳ năm trước.
Đẩy mạnh chương trình bình tuyển giống, gieo tinh bò sữa cao sản và áp
dụng tiến bộ kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng, chuồng trại, sau 5 năm thực hiện
Chương trình, số lượng và sản lượng sữa của đàn bò sữa thành phố không ngừng
tăng lên.
b) Về xã hội.


Văn hóa

Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía
cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt
đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin

bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của
tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền
thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo
ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam.

-

Lao động, việc làm, đời sống dân cư

Tại thời điểm 01/01/2016, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước
là 54,61 triệu người, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 48,19 triệu
người, tăng 506,1 nghìn người.


-

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015
ước tính 52,9 triệu người, trong đó lao động khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm 44,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,9%; khu
vực dịch vụ chiếm 32,8%.

-

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo năm 2015 ước tính đạt 21,9%,
cao hơn mức 19,6% của năm trước.

-

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2,31%, trong đó

khu vực thành thị là 3,29%; khu vực nông thôn là 1,83%. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên từ 15 - 24 tuổi là 6,85%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25
tuổi trở lên là 1,27%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao
động năm 2015 là 1,82%.

-

Năng suất lao động xã hội toàn nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành ước
tính đạt 79,3 triệu đồng/lao động, tương đương 3657 USD/lao động. Tính
theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm nay ước
tính tăng 6,4% so với năm 2014.

-

Trong năm 2015, cả nước có 227,5 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 27,8% so
với năm trước, tương ứng với 944 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm
29,6%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 ước tính khoảng 7%-7,2%, giảm 1,2-1,4
điểm phần trăm so với năm 2014.


Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm
2014, cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 20112014, cho thấy nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức tăng trưởng chung:
-

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44%
của năm 2014; đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

-


Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng
6,42% của năm trước, đóng góp 3,20 điểm phần trăm, trong đó ngành công
nghiệp tăng 9,39% so với năm trước (công nghiệp chế biến, chế tạo tăng
10,60%); ngành xây dựng tăng 10,82%, đây là mức tăng cao nhất kể
từ năm 2010.


-

Khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.

Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng;
GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương đương
2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Xét về góc độ sử dụng GDP, tiêu dùng
cuối cùng tăng 9,12% so với năm 2014; tích lũy tài sản tăng 9,04%; chênh lệch
xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng
trưởng chung.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỀN NGÀNH HỒ
TIÊU TẠI VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về Hồ tiêu.
3.1.1 Khái niệm.
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các
cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng
dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh
dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm
hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả
trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ

quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanh và hồ tiêu
đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết. Quả
có một hạt duy nhất.
Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một
nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1
ngày/1 người.
Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin
và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn
có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro
Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay
nồng và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh.


Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene,
giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn
bệnh ung thư và tim mạch.
3.1.2 Phân bố.
Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum, thuộc họ Piperaceae, có nguồn
gốc từ Ấn Độ, được người Pháp trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ
XIX, hồ tiêu đã trở thành sản phẩm hàng hóa được trồng ở Phú Quốc, Hòn Chồng
và Hà Tiên (Kiên Giang). Đầu thế kỷ XX, hồ tiêu được phát triển lên vùng đất đỏ
bazan ở miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Tuy nhiên, vào những năm 1970, diện
tích hồ tiêu tại Việt Nam vẫn còn ít, mới có khoảng 400 ha, đạt sản lượng khoảng
500 tấn.
Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu gồm: Bình Phước
12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk 12.082 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 9.074,
Đồng Nai 9.010, Gia Lai 11.245. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông
Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có các vùng
trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và vùng
trồng hồ tiêu ở Quảng Trị …

3.2 Tổng quan về nghành Hồ tiêu ở các nước trong khối TPP.
a/ Khái niệm TPP.
TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định,
thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Australia,
Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore,
Vietnam, Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra các nước Colombia, Philippines, Thái Lan,
Đài Loan và Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan tâm đến TPP.
Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa,
dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.
Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước
này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…
Thắt chặt hơn mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia này, thông qua các biện
pháp giảm (thậm chí là loại bỏ hoàn toàn trong một số trường hợp) các hàng rào
thuế quan giữa các nước, giúp tăng cường trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Cùng với


tăng cường dòng chảy vốn, TPP cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của nhóm 12 thành viên.
Cuối năm 2005, các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký một
hiệp định thương mại tự do (FTA) với tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương, gọi tắt là Hiệp định TPP. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng
không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định
FTA hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia,
Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào
TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.
b/ Nghành hồ tiêu trong thị trường TPP.
Thu hoạch hạt tiêu vụ 2015/16 ở Ấn Độ bắt đầu từ tháng 12 năm nay ước
tính chỉ đạt trong khoảng 45.000-50.000 tấn (theo giới thương nhân) và dự báo

khoảng 53.000 tấn (theo Ban Gia vị Ấn Độ). Như vậy, sản lượng tiêu vụ 2015/16
sẽ giảm mạnh so với vụ 2014/15 đạt 70.000 tấn. Nguyên nhân chủ yếu của sản
lượng thất thu của niên vụ mới là do thời tiết thất thường, lượng mưa ít ỏi trong
thời gian qua tại các vùng sản xuất tiêu chính. Các nhà phân tích cho biết lượng
mưa trung bình trong mùa mưa năm nay thấp hơn 14% so với năm 2014, thậm chí
ở vùng Kerala còn thấp hơn đến 24%.
Các nước TPP đang là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam
trong những năm vừa qua. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực sang
thị trường TPP giai đoạn 2009-2014 có xu hướng tăng trưởng, ngoại trừ mặt hàng
gạo. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam cao nhất ở mặt hàng thủy sản và gỗ. với tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu lần lượt là 14.7% và 17.6%. Hạt tiêu và hàng rau quả là hai
mặt hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị xuất khẩu sang thị trường này
giai đoạn 2009-2014 cao nhất so với các mặt hàng còn lại, lần lượt là 40.8% và
22.9%. Xuất khẩu gạo có xu hướng giảm trong giai đoạn này, tốc độ tăng bình
quân cả giai đoạn đạt -2.6%.


Biểu đồ 1: Tỷ Trọng XK Một Số Nông Sản Chủ Lực Sang TPP Trong Tổng XK Của
VN
3.3 Tình hình sản xuất
Đến cuối năm 2011, tổng diện tích hồ tiêu cả nước đạt 52.171ha, với 21 tỉnh
trồng tiêu có qui mô diện tích trên 100ha. Diện tích hồ tiêu tập trung chủ yếu ở
Đông Nam Bộ (23.526ha, 45,1%), Tây Nguyên (18.645ha, 35,7%) và Duyên Hải
miền Trung (6.410ha, 13%). So với năm 2008, diện tích hồ tiêu tăng 1.820ha
(10,6%), chủ yếu do diện tích được trồng mới chuyển từ các cây trồng khác kém
hiệu quả Hình 1. Diện tích hồ tiêu ở các vùng trồng tiêu chính (2005-2011)
Năm 2014 ngành Hồ tiêu Việt Nam đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách
thức và đạt được kết quả lớn cả về sản xuất và thương mại. Sản lượng thu hoạch,
khối lượng xuất khẩu, tổng kim ngạch và giá bán sản phẩm đều đạt mức kỷ lục cao
nhất từ trước tới nay: Sản lượng thu hoạch theo Bộ NN & PTNT đạt 125.000 tấn.

Khối lượng xuất khẩu theo TCHH đạt 156.396 tấn, tăng 16,38% so 2013. Kim
ngạch đạt 1,210 tỷ USD, tăng 34,72% so với 2013. Giá xuất khẩu bình quân: Tiêu
đen đạt trên 7.399 USD/tấn, tiêu trắng trên 10.648 USD/tấn, tăng 17,56% với tiêu
đen và 18,07% với tiêu trắng so với 2013.
Diện tích trồng hồ tiêu tăng từng năm, năm 2014 diện tích hồ tiêu tăng
17.000ha. Năm 2015 mặc dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng dự báo diện tích hồ
tiêu cả nước đã vượt con số 100.000 ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2015, diện tích hồ tiêu
cả nước đạt khoảng 70.000 ha, sản lượng ước khoảng 126.000 tấn, dự báo xuất
khẩu 144.000 tấn, đạt giá trị khoảng 1,1 tỷ USD.


Mặc dù diện tích tăng như trên, nhưng sản lượng xuất khẩu vẫn giảm so với
năm 2014. Bên cạnh đó, năng suất hồ tiêu của một số vùng đang giảm mạnh do
ảnh hưởng của hiện tượng El-nino.
Mặt khác, thị trường hồ tiêu đang chịu sự chi phối khá lớn của người sản
xuất, nhiều người dân khi thấy giá tiêu xuống đã trữ hàng, hạn chế bán ra nên
lượng tồn kho vẫn còn nhiều, dẫn đến lượng xuất khẩu trong năm 2015 không cao.
Ngoài tình trạng sản xuất vỡ quy hoạch, ngành hồ tiêu cũng đang phải đối
mặt với những yêu cầu khắt khe hơn của các thị trường thế giới về vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Đáng chú ý, đã có một số lô
hàng hồ tiêu Việt Nam bị một số thị trường cảnh báo về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật vượt mức cho phép.
1

Bảng 2: Tăng Trưởng Về Sản Lượng Hồ Tiêu Ở Việt Nam Và Các Quốc Gia
Khác.
3.4 Tình hình xuất khẩu.
Với kết quả xuất khẩu của tháng 05/2010 đã nâng tổng lượng hạt tiêu xuất
khẩu của nước ta trong 5 tháng đầu năm 2010 lên 60 nghìn tấn với kim ngạch 184

triệu USD, . Các tính toán cho thấy mặc dù lượng xuất khẩu nhóm hàng này chỉ
tăng 11% nhưng do đơn giá xuất khẩu bình quân tăng 33,4% so với đơn giá bình
quân của 5 tháng/2009, ở mức gần 3100 USD/tấn. Do đó, trị giá xuất khẩu tăng tới
48,1% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 5
tháng đầu năm 2010 tăng mạnh cả về lượng, trị giá và đơn giá so với 5 tháng/2009.


Tính đến hết tháng 5/2010, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang
hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng thời gian một
năm trước đó. Ba thị trường có kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam lớn
tiếp theo đều đạt trên 12 triệu USD là Ấn Độ với 4,4 nghìn tấn, tăng 71,8% và 2,2
lần về trị giá; Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất với lượng 4,2 nghìn tấn, giảm
12,5% nhưng trị giá lại tăng 27,4% và Hà Lan với 3,7 nghìn tấn, tăng 7,6% về
lượng và 40,1% về trị giá.
Giá hồ tiêu tăng liên tục trong khoảng thời gian gần đây là do thị trường thế
giới bị “hút hàng” bởi sản lượng sản xuất trên toàn thế giới năm 2014 dự kiến chỉ
đạt khoảng 320.000 tấn, giảm mạnh 45.000 tấn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ
tăng khoảng 4%-5% (VPA, 2014

Biểu đồ 3: Sản Lượng Xuất Khẩu Hồ Tiêu Theo Tháng.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, khối lượng hồ tiêu xuất khẩu từ ngày 1
- 15/7/2015 là 5.752 tấn, trị giá trên 51,787 triệu USD. Lũy kế từ 1/1 đến
15/7/2015, lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt 92.430 tấn, với giá trị trên 864,117 triệu
USD.
Ước 7 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước đạt
khoảng 920 triệu USD.
Hiện nay hồ tiêu Việt Nam đang có mặt tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, chiếm thị phần lên tới 58%. Do vậy, hồ tiêu Việt Nam đang nắm
quyền chi phối ngành hàng nông sản này trên toàn cầu.



Có nhiều thông tin cho thấy, tình hình cung - cầu hồ tiêu thế giới 2015
không thay đổi lớn so với 2014. Tổng cầu vẫn lớn hơn lượng cung, như vậy, hồ
tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục thống trị thị trường thế giới trong năm 2015 này.
Các thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ,
Singapore và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống Nhất, đây cũng là 3 thị trường lớn
nhất của hồ tiêu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015, chiếm gần 40% thị phần.
Các thị trường có giá trị tăng trưởng mạnh nhất là: Đức (41,5%), Thái Lan
(38,8%), Các Tiểu vương Quốc Ảrập Thống Nhất (34,7%).
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2015 đạt 9.302 USD/tấn, tăng
gần 30% so với cùng kỳ năm 2014. Mức giá xuất quy đổi đạt trên 200.000
đồng/kg, cao nhất từ trước tới nay.
Ngoài ra, việc gia nhập vào TPP thời gian gần đây đã giúp Việt Nam có
những bước tiến trong việc xuất khẩu Hồ tiêu trong những năm sắp tới.
Đại diện VPA cho biết, theo cam kết của các nước tham gia TPP, hồ tiêu Việt
Nam sẽ được 11 nước xóa bỏ thuế quan. Ước tính, khi TPP có hiệu lực, kim ngạch
XK hồ tiêu vào các nước tham gia hiệp định đạt khoảng 294 triệu USD/năm. Khi
tham gia TPP, hồ tiêu Việt Nam có lợi thế nhất định, bởi 14 năm qua Việt Nam là
nước sản xuất, XK hồ tiêu số 1 thế giới, chiếm hơn 30% sản lượng và trên 50%
khối lượng.
Hồ tiêu Việt Nam năng suất cao, giá thành cạnh tranh cùng với sự hỗ trợ tích
cực từ Chính phủ đã giúp mặt hàng này có nhiều lợi thế so với các nước khác. Hiện
nay, hồ tiêu Việt Nam đã XK tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, vừa
qua, hồ tiêu Việt Nam “đặt chân” vào các nước có hàng rào kỹ thuật ngặt nghèo
như: Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Đức, Pháp…
3.5 Ưu thế và thách thức ngành Hồ tiêu Việt Nam
3.4.1 Ưu thế:
-

Việt Nam có điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho việc

phát triển ngành hồ tiêu. Theo thống kê, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản
xuất hồ tiêu gồm: Bình Phước 12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk
12.082 ha, Bà Rịa – Vũng Tàu 9.074, Đồng Nai 9.010, Gia Lai 11.245.
Trong đó, khu vực Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện
tích, năng suất và sản lượng.


-

Hồ tiêu Việt Nam chiếm 30% sản lượng và hơn 50% thị phần xuất khẩu trên
thế giới nên có tầm ảnh hưởng quan trọng đến ngành hồ tiêu thế giới.

-

Năng suất hồ tiêu của Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới, bình quân cả
nước đạt 2,16 tấn tiêu khô/ha.

-

Chất lượng, chủng loại mặt hàng hồ tiêu ngày càng phong phú. Hạt tiêu Việt
Nam có chất lượng hương vị (thơm, cay) khá cao, không thua kém tiêu của
Indonesia và ấn Độ, từ chỗ chủ yếu xuất khẩu tiêu đen, nay đã xuất khẩu
thêm tiêu trắng, tiêu bột, tiêu gia vị thực phẩm tới bàn ăn người tiêu dùng
các nước ở châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ… làm gia tăng giá trị sản phẩm,
thu nhập và lợi nhuận ngày càng cao.

-

Hồ tiêu Việt Nam có tính chất mùa vụ rải đều giữa các vùng sản xuất tạo ra
một nguồn hàng rải đều trong năm cho các nhà xuất khẩu và người sản xuất

cũng có những giá bán cao hơn thời gian còn lại trong năm (nông dân
Daklak tập trung bán tiêu vào những tháng đầu năm (từ tháng 2 đến tháng 7)
trong khi người sản xuất tiêu tại Quảng Trị lại bán dồn vào cuối năm (từ
tháng 7 đến tháng 12). Ngược lại tiêu tại Phú Quốc được bán mạnh vào các
tháng từ tháng 2 đến tháng 4).

3.4.2 Thách thức:
-

Mặc dù là một trong những nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng
Việt Nam vẫn chưa có quy trình hướng dẫn sản xuất hồ tiêu theo hướng hiện
đại.

-

Việc phát triên cây hạt tiêu VN chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng
quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu
thị trường. Quy mô sản xuất hạt tiêu VN vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo
từng hộ cá thể, phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng, dịch
bệnh.

-

Vốn đầu tư thấp nên chất lượng hồ tiêu Việt Nam còn chưa cao, khiến cho
giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn tiêu các nước 100 200 USD/tấn, các nhà máy chế biến hồ tiêu Việt Nam đa phần thuộc các
doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế về tài chính nên việc đầu tư cho công
nghệ có nhiều khó khăn.


-


Các đơn vị kinh doanh mới chỉ tập trung thu mua để xuất khẩu, chưa chú
trọng vào công nghệ chế biến sau thu hoạch để nâng cao chất lượng và giá
trị cho sản phẩm.

-

Mặc dù, từ năm 2002 Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu hồ
tiêu, nhưng cho đến nay trước ngưỡng cửa WTO vẫn chưa có thương hiệu
hồ tiêu "Made in Việt Nam".

-

Ngoài ra, với ý nghĩ dùng thuốc BVTV nhiều sẽ tăng năng suất và phòng trừ
nhanh các dịch bệnh đã làm cây hồ tiêu “bội thực” thuốc, tồn dư lượng thuốc
BVTV trong các mẫu hồ tiêu xuất khẩu ra thế giới. Năm 2013, EU đã cảnh
báo 2 trường hợp hồ tiêu Việt Nam nhiễm vi sinh vật. Cụ thể, phòng thí
nghiệm của Đức đã phát hiện dư lượng của 5 hoạt chất BVTV trên 3 mẫu hồ
tiêu của nước ta.

-

Tiêu chuẩn về VSATTP đối với hồ tiêu chế biến của các thị trường khó tính
như EU, Mỹ, Nhật…, tương đối cao. Các doanh nghiệp Việt Nam khó vượt
qua được "rào cản" từ tâm lý người tiêu dùng ở các thị trường này, bởi người
tiêu dùng đã quen dùng sản phẩm của những đại gia trong làng chế biến gia
vị thế giới mà vẫn còn nghĩ rằng thực phẩm, gia vị chế biến từ các nước
đang phát triển không đảm bảo VSATTP.

-


Cuối cùng, các doanh nghiệp hồ tiêu Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh
tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.5 Giải pháp và kiến nghị để phát triển.
3.5.1 Giải pháp
-

Phát triển hồ tiêu theo hướnng bền vững:

-

Xây dưng thương hiệu

-

Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà máy chế biến

-

Hình thành các vùng sản xuất tâp trung ( xây dựng cơ sở thu mua, chế biến,
từng bước tiến tới sản xuất hồ tiêu an toàn….)

-

Xây dựng Trung tâm nghiên cứu hồ tiêu đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ
nghiên cứu và triển khai ( tuyển chọn giống và chuyển giao khoa học kỹ
thuật cho người dân thâm canh tăng năng suất, chất lượng... )

-


Đối với nông dân, cần chú trọng đến các giải pháp canh tác bền vững, chú
trọng vào chất lượng sản phẩm, hạn chế dùng các loại phân và thuốc hóa


học, tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, vi sinh và dùng các chế phẩm
sinh học trong phòng trừ bệnh hại.
-

Người trồng hồ tiêu cần đầu tư thâm canh bền vững, sử dụng phân bón cân
đối, tăng sử dụng nguồn phân bón hữu cơ dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng
cách để tránh được rủi ro do dịch bệnh, duy trì sức khỏe, tuổi thọ của vườn
cây và bảo vệ năng suất, chất lượng sản phẩm

-

Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường chế biến sâu, gia tăng giá trị sản phẩm.

-

Hướng dẫn nông dân trồng tiêu theo tiêu chuẩn VietGap

-

Nông dân phải tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết tổ hợp tác, hợp tác xã
để chia sẻ kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật canh tác an toàn, có biện pháp
phòng ngừa dịch hại phát sinh trên toàn vùng và có tiếng nói mạnh hơn đối
với nhà thu mua, chế biến, xuất khẩu.

Bên cạnh đó, việc gia nhập và TPP đã tạo cơ hội cho nghành hồ tiêu Việt Nam

có bước phát triển mới.
-

-

Đại diện VPA cho biết, theo cam kết của các nước tham gia TPP, hồ tiêu Việt
Nam sẽ được 11 nước xóa bỏ thuế quan. Ước tính, khi TPP có hiệu lực, kim
ngạch XK hồ tiêu vào các nước tham gia hiệp định đạt khoảng 294 triệu
USD/năm.
Doanh nghiệp (DN) trong ngành hồ tiêu cho rằng, hồ tiêu Việt Nam thường
bị ép giá, mức giá XK thấp so với các nước khác do chất lượng hồ tiêu chưa
đồng đều. Trước nhu cầu sản phẩm hồ tiêu trắng, tiêu xay trên thế giới ngày
càng cao - đây là cơ hội để DN đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường chế biến
sâu, gia tăng giá trị sản phẩm.

3.5.2 Kiến nghị.
Để kịp thời tháo gỡ, thúc đẩy phát triển thị trường, tại cuộc họp “Bàn giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu Nông Lâm Thuỷ sản ngày 30/3/2015 tại Hà Nội” do Bộ
trưởng Cao Đức Phát chủ trì, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã có một số kiến
nghị về giải pháp để ngành Hồ tiêu ổn định thị trường xuất khẩu và phát triển bền
vững:
1. Đề nghị Bộ cử một đơn vị tổ chức khảo sát, đánh giá tình trạng sản xuất
Hồ tiêu hiện nay tại các tỉnh trồng Hồ tiêu trọng điểm, bao gồm cả quá trình canh


tác, thu hoạch và bảo quản, đặc biệt là vấn đề tồn dư của chất Carbendazim và một
số hoá chất trên Hồ tiêu để có kết luận rõ về vấn đề này.
2. Hỗ trợ hơn nữa công tác khuyến nông trên cây Hồ tiêu, đặc biệt là phát
triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất theo hợp đồng, sản xuất Hồ tiêu theo tiêu
chuẩn GAP hoặc Hồ tiêu có chứng nhận như 4C, UTZ, RA v.v. như đã thực hiện

trên cà phê. Tăng cường hơn nữa cho công tác tập huấn, đào tạo, chuyển giao
TBKT cho Hồ tiêu, đặc biệt ở những vùng mới trồng, nông dân còn ít kinh nghiệm,
có tập quán canh tác thiếu bền vững.
3. Để nghị sớm ban hành Qui trình canh tác Hồ tiêu bền vững, Qui trình xử
lý bảo quản sau thu hoạch Hồ tiêu làm cơ sở cho người trồng Hồ tiêu có qui trình
chuẩn trong canh tác, thu hoạch, bảo quản v.v. giảm tình trạng người sản xuất lúng
túng, phải tự mày mò. Các cơ quan quản lý cũng thuận lợi hơn trong khuyến cáo,
chỉ đạo và giám sát thực hiện.
4. Xem xét về việc đầu tư cho một đơn vị kiểm định chất lượng của Nhà
nước có năng lực phân tích mẫu theo tiêu chuẩn EU, Mỹ (phân tích được 543 chỉ
tiêu) để kiểm soát hàng hoá nông sản liên quan đến xuất khẩu trong đó có Hồ tiêu,
cấp giấy chứng nhận, giúp DN giảm chi phí và thời gian, đồng thời giúp kịp thời
xử lý các vấn đề liên quan tới chất lượng Hồ tiêu xuất khẩu. Hình thức đầu tư có
thể từ nguồn ngân sách hoặc bằng hình thức góp vốn, xã hội hoá đầu tư.
5. Đề nghị Bộ cùng VPA đàm phán với Hiệp hội Gia vị châu Âu, đề nghị
mua tiêu sạch với giá cao hơn giá bán chung. Phần cao hơn đó DN sẽ chuyển cho
nông dân được hưởng để tạo động lực cho nông dân sản xuất Hồ tiêu đảm bảo
VSAT.
6. Đề nghị Bộ cho thực hiện một số đề tài nghiên cứu mang tính cấp thiết
trên Hồ tiêu, đặc biệt là vấn đề quản lý dịch hại, quản lý dinh dưỡng và quản lý
giống cho cây Hồ tiêu để nông dân và các cơ quan quản lý có cơ sở khoa học thực
hiện qui trình sản xuất Hồ tiêu đạt kết quả tốt hơn.

Chương 4: KÊT LUẬN
Tổng cầu vẫn lớn hơn lượng cung. Trao đổi tại Hội thảo ngành tiêu, các
doanh nghiệp đều cho rằng, hồ tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục thống trị thị trường thế
giới trong năm 2015 và khả năng vẫn còn tiếp tục giữ vững ngôi vị này trong 5
năm tới.



Trong quy hoạch phát triển hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
2030 của Bộ N ông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích cả nước duy trì ổn
định ở mức 50.000 ha, sản lượng đạt 140.000 tấn/năm. Nhưng hiện nay, diện tích
đã tăng lên 80.000 ha, theo ông Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. Với đà tăng này,
sản lượng hồ tiêu sẽ tăng lên 200.000 tấn/năm trong vài năm tới. Lúc đó hồ tiêu
Việt Nam có khả năng bị dư thừa sản lượng khá lớn và có thể giá sẽ giảm.
Trước thực trạng nêu trên, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê
duyệt quy hoạch phát triển nghành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì và ổn định ở mức 50 ngàn ha,
diện tích cho sản phẩm 47 ngàn ha, năng suất đạt 30 tạ/ ha, sản lượng đạt 140 ngàn
tấn, sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng cao đạt 90%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 –
1,3 tỷ USD.
Có thể nói ngành hồ tiêu Việt Nam là một trong những ngành nông sản có
lợi thế cạnh tranh cao và nhiều tiềm năng tăng trưởng bởi hồ tiêu luôn có thị
trường tốt. Tuy nhiên, hồ tiêu lại là loài cây gia vị rất “ cay”, nếu chúng ta làm
không tốt thì chúng sẽ trở nên rất “đắng”. Vì vậy, nếu giải quyết được vấn đề sản
xuất theo chuỗi, xây dựng vùng sản xuất theo quy hoạch thì ngành hồ tiêu sẽ phát
triển bền vững, mang lại giá trị cao hơn và ổn định hơn cho người trồng tiêu.
Hơn nữa, khi nguồn cung trên thế giới dư thừa, hồ tiêu Việt Nam sẽ gặp
nhiều rủi ro, bởi tỉ lệ tiêu chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tổng sản
lượng lại rất thấp. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã khuyến cáo nông dân
ngay lập tức ổn định diện tích và đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng. “Cả thế
giới biết đến tiêu Việt Nam, vì vậy phải giữ chất lượng và uy tín cho tiêu Việt”.

TAI LIỆU THÂM KHẢO
Thực trạng Hồ Tiêu: Con số và dự báo ( />Xuất khẩu hồ tiêu năm 2015 ( />Các khái niệm về cây Hồ tiêu
( />%C3%AAu)
VPA kiến nghị giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu Hồ tiêu
( />


Xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh
( />


×