Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

thực trạng và tình hình thuế tncn ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.2 KB, 19 trang )

Mục lục
A, Mở đầu
1. Khái Niệm
2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường
3. Phân loại thuế

B,Nội dung
I, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN(TNCN) VÀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN
1.Thuế thu hập cá nhân(TNCN)
1.1, Khái niệm.
1.2, Đặc điểm.
1.3, Cơ sở tính thuế .
1.4, Vai trò của thuế TNCN.
2.Quản lý thuế thu nhập cá nhân
II, THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM
2.1, Một số chính sách thuế TNCN được ban hành năm 2011.
2.2, Kết quả sau khi ban hành luật thuế mới.
III, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP

3.1, Hạn chế
3.2, Những giải pháp

C,Kết luận


A. MỞ ĐẦU
1. Khái Niệm :
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải
thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà
nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp thuế.


Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do
chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
2. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:
_ Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
_ Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
_ Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
_ Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
3. Phân loại thuế :
* Phân theo phương thức đánh thuế, thuế được chia làm 2 loại: thuế
trực thu và thuế gián thu.
_ Thuế trực thu: là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của
các pháp nhân hoặc thể nhân.
Ở nước ta thuộc loại thuế này gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất
nông nghiệp...
_ Thuế gián thu: là loại thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên 1 phần thu
nhập của người tiêu dùng hàng hoá, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu thuế đối
với người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Ở nước ta thuộc loại thuế này bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt...



* Phân theo cơ sở tính thuế, thuế đc chia làm 3 loại:
_ Thuế thu nhập (đối tượng chịu thuế là thu nhập), gồm có hai sắc thuế là:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế thu nhập cá nhân.
_ Thuế tiêu dùng (đối tượng chịu thuế là đa số hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng),
gồm có bốn sắc thuế là:

+Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thuế môi trường
_ Thuế tài sản (đối tượng chịu thuế là tài sản), gồm có bốn sắc thuế là:
+ Thuế tài nguyên
+Thuế sử dụng đất nông nghiệp
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
+ Thuế chuyển quyền sử dụng đất.
* Phân theo chế độ phân cấp và điều hành ngân sách, thuế được chia thành:
_ Thuế trung ương: là những loại thuế ngân sách trung ương được hưởng 100%.
_ Thuế địa phương: là những loại thuế ngân sách địa phương được hưởng
100%.
* Phân theo mức thuế, thuế được chia làm 2 loại:
_ Thuế đánh theo tỷ lệ %
_ Thuế đánh trên mức tuyệt đối


B: NỘI DUNG
I, THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN(TNCN) VÀ QUẢN LÝ THUẾ TNCN
1.Thuế thu hập cá nhân(TNCN)
1.1, Khái niệm:
Ngày 27/12/1990 chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập
đối với người có thu nhập cao và đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông
qua. Để cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ đó đến nay đã có 5 lần sửa đổi ,bổ sung Pháp lệnh thuế
thu nhập đối với người có thu nhập cao : lần thứ nhất vào ngày 10/3/1992, lần
thứ 2 vào ngày 1/6/1994, lần thứ 3 vào ngày 6/2/1997, lần thứ tư vào ngày
30/6/2000 và lần thứ 5 vào ngày 13/6/2004( có hiệu lực từ ngày 1/7/2004).
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của
từng cá nhân trong khoảng thời gian nhất định( thường là 1 năm ) hoặc từng

lần phát sinh.
Đối tượng nộp thuế : các cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế trong và ngoài
lãnh thổ Việt Nam, kể cả cá nhân có quốc tịch Việt Nam được cử đi công tác,
lãnh đạo ở nước ngoài có thu nhập. các cá nhân cư trú là cá nhân có mặt tại
Việt Nam 183 ngày trở lên tính trong 1 năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục,
có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, có đăng ký thường trú theo quy định hoặc
có nhà thuê ở việt nam( từ 90 ngày trở lên).
Các cá nhân không cư trú ( là người không đáp ứng cá điều kiện trên) có thu
nhập chịu thuế trong lãnh thổ Việt Nam, kể cả người nước ngoài làm việc tại
Việt Nam và người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập
tại Việt Nam.


1.2, Đặc điểm :
_ Là loại thuế trực thu, người nộp thuế cũng là người chịu thuế.
_ Có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp
thuế.
_ Mang tính chất lũy tiến so với thu nhập, thuế suất được thiết kế theo lũy
tiến từng phần nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các người nộp thuế.
_ Không ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa vì không cấu thành giá bán của
hàng hóa dịch vụ.
1.3, Cơ sở tính thuế :
Căn cứ tính thuế TNCN là thu nhập chịu thuế và thuế suất được quy định
tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng thu nhập, yêu
cầu điều tiết trong từng điều kiện cụ thể.
*Công thức tính thuế đối với:
Lao động cư trú trên 3 tháng:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * thuế suất
Trong đó:

Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế - các khoản giảm trừ
(thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế)

• Tổng thu nhập là tổng các khoản thu nhập bao gồm tiền lương, tiền công, tiền
thù lao và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương, tiền công,
bao gồm các khỏan phụ cấp, trợ cấp,…
• Các khoản được miễn thuế bao gồm:
_ Tiền ăn giữa ca, ăn trưa không vượt quá 680000đ/tháng.
_ Tiền phụ cấp trang phục không quá 5000000đ/năm.
_ Mức khoán chi phụ cấp điện thoại, công tác phí theo quy chế công ty.


_ Tiền phụ cấp thuê nhà không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế.
_ Tiền làm thêm giờ vào các ngày nghỉ lễ, làm việc ban đêm sẽ được trả
cao hơn so với đi làm vào các ngày bình thường.
_ Khoản tiền được nhận do các tổ chức, cá nhân chi trả cho hiếu, hỉ của
bản thân và gia đình người lao động được quy định theo các văn bản của Luật
thuế TNDN.
• Các khoản giảm trừ bao gồm:
_ Gỉảm trừ gia cảnh:
+ Đối với người nộp thuế là 9trđ/tháng, 108trđ/năm.
+ Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6trđ/tháng ( phải đăng kí người phụ thuộc
giảm trừ gia cảnh).
Lao động cư trú dưới 3 tháng ( thời vụ):
Các tổ chức, cá nhân trả tiền thù lao, tiền chi khác cho các cá nhân cư trú
không ký hợp đồng lao động hoặc ký dưới 3 tháng có tổng mức trả thu nhập từ
2.000.000đ/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế 10% thu nhập trước khi trả cho cá
nhân.



Ví dụ : Công ty X kí hợp đồng lao động với một nhân viên với thời hạn 2 tháng,
mỗi tháng trả thu nhập 2.000.000 , phụ cấp tiền ăn là 300.000.
Cách tính thuế lao động thời vụ như sau:
Thuế TNCN phải nộp = ( 2.000.000 + 300.000) * 10% = 230.000
Cá nhân không cư trú:
Thuế TNCN phải nộp = thu nhập chịu thuế * 20%
+ Nếu cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc ở Việt Nam/ Tổng
số ngày làm việc trong năm * thu nhập chịu thuế khác ( trước thuế ) phát
sinh tại Việt Nam
+ Nếu cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt tại Việt Nam/365
ngày * thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam

+ Áp dụng cá nhân kinh doanh có đầy đủ chứng từ, kế toán, hóa đơn
Thu nhập chịu thuế = doanh thu tính thuế trong kỳ tính thuế – chi phí hợp
lý trong kỳ tính thuế + TNCN khác trong kỳ tính thuế
+ Áp dụng cá nhân kinh doanh không chứng từ, kế toán, hóa đơn ổn định
Thu nhập chịu thuế trong kỳ = Doanh thu ấn định trong kỳ * tỷ lệ thu nhập
chịu thuế ấn định

+ Áp dụng king doanh có họach toán doanh thu nhưng không xác định
đựơc chi phí
Thu nhập chịu thuế trong kỳ
thuế ấn định thuế trong kỳ

= Doanh thu để tính * tỷ lệ thu nhập chịu


Thuế suất:

_ Thuế suất thuế TNCN được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy
định tại: Phụ lục 01/PL-TNCN theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:


Ví dụ: Ông N làm việc tại công ty ANZ. Tháng 9/2015, ông nhận được các
khoản thu nhập như sau:
Lương theo ngày công làm việc : 30triệu đồng ( trong đó lương cơ bản là
10triệu đồng ).
Tiền thưởng tăng năng suất lao động : 5.000.000 đ
Phụ cấp ăn trưa: 500.000 đ
Phụ cấp điện thoại: 300.000 đ
Phụ cấp độc hại: 3.000.000 đ
Ngoài ra ông N nuôi 2 con dưới 18 tuổi, đã đăng kí ngừơi phụ thuộc tại công ty
và đã đóng các khoản bảo hiểm.
Cách tính thuế phải nộp tháng 9/2015 của ông N như sau:
_ Tính thu nhập chịu thuế của ông N:
Tổng thu nhập =30.000.000+5.000.000+3.000.000+500.000+300.000=
38.800.000đ
Các khoản được miễn thuế =500.000+300.000+3.000.000= 3.700.000đ
=> Thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản được miễn thuế
= 38.800.000- 3.700.000= 35.100.000đ
_ Các khoản giảm trừ của ông N:
Bản thân: 9.000.000đ
2 người phụ thuộc: 2*3.600.000= 7.200.000đ
Tổng các khoản bảo hiểm= BHXH(8%)+ BHYT(1.5%)+ BHTN(1%)
= 10.000.000*8% + 10.000.000*1.5%+10.000.000*1%
= 1.050.000đ
Tổng các khoản giảm trừ = 9.000.000+7.200.000+1.050.000=17.250.000đ
_ Thu nhập tính thuế của ông N:



Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
= 35.100.000 – 17.250.000 = 17.850.000đ
Như vậy: Thu nhập của ông N là thuộc bậc 3: "Trên 10 trđ đến 18 trđ"
_ Tính thuế TNCN phải nộp của ông N:
Ta có: Thu nhập tính thuế của ông N là 17.250.000 (Bậc 3 và Cột: Cách 2) trên
bảng Phụ lục 01/PL-TNCN )
_ Theo công thức ở (Cột: Cách 2) ta sẽ có:
Số thuế TNCN phải nộp = 15% TNTT – 0.75 trđ
= (15% * Thu nhập tính thuế) – 750.000
= ( 15% * 17.250.000) - 750.000 = 1.837.500


1.4, Vai trò của thuế TNCN :
Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước:
Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên
thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách
nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu
người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan
trọng vào việc tăng thu ngân sách cho nhà nước.
Góp phần thực hiện công bằng xã hội:
Thông thường, thuế TNCN chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu
nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi
sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. thêm vào đó khi thu nhập cá nhân
tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm. Ở nhiều nước còn quy đinh miễn,
giảm thuế cho những cá nhân là gánh nặng xã hội.
Ở nước ta hiện nay,thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau,
số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có 1 số cá nhân thu nhập khá
cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số

thu lớn cho ngân sách nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và
phương diện công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có
vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thu nhập đối với những người có
thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hôi.


2.Quản lý thuế thu nhập cá nhân
Đăng kí kê khai thuế và cấp mã số thuế :
_ Cá nhân có thu nhập chịu thuế ( bao gồm thu nhập thường xuyên và thu
nhập không thường xuyên) có trách nhiệm chủ động đăng kí , khai báo về thu
nhập với tổ chức ủy nhiệm thu hoặc cơ quan thuế địa phương nơi làm việc.
Tổ chức ủy nhiệm thu phải chủ động đăng ký với cơ quan thuế tại địa phương
nơi đăng ký nộp thuế môn bài, trừ trường hợp tổ chức ủy nhiệm thu không phải
nộp thuế môn bài thì đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở và
thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao của đơn vị mình.
_Các cá nhân có thu nhập chịu thuế chưa được khấu trừ tiền thuế tại nguồn: có
trách nhiệm đăng ký với cơ quan thuế địa phương nơi làm việc để nhận tờ khai
đăng ký thuế , tờ khai thuế thu nhập với người có thu nhập cao.
_Cá nhân tổ chức không làm đúng thủ tục kê khai, lập sổ sách chứng từ kế
toán và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao không khấu trừ thuế đúng
quy định thì tùy mức độ nặng, nhẹ mà bị phạt tiền đến 500.000đ.
_Cá nhân tổ chức khai man trốn thuế thì ngoài việc nộp đủ thuế theo quy định
còn bị phạt từ 1 đến 3 lần số thuế gian lận :
Vi phạm lần 1: phạt bằng 1 lần số thuế gian lận.
Vi phạm lần 2: phạt bằng 2 lần.
Vi phạm lần 3 trở đi: phạt bằng 3 lần.
_Cá nhân tổ chức nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt thì ngoài việc nộp đủ
thuế hoặc tiền phạt còn phải chịu thêm 0,2% tính cho mỗi ngày chậm nộp trên
số tiền nộp chậm.
_Cá nhân tổ chức trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử ký hành chính mà

còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nộp thuế quyết toán và thoái trả thuế
_Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên được tính bình quân tháng
trong năm. Kê khai và tạm nộp hàng tháng. Cuối năm hoặc hết thời hạn hợp
đồng phải tổng hợp mọi khoản thu nhập chịu thuế, thực hiện thanh toán quyết


toán với cơ quan thuế chậm nhất không quá ngày 28/2 năm sau hoặc 30 ngày kể
từ ngày hết hạn hợp đồng.
_Người nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập trước khi rời khỏi Việt
Nam phải xuất trình biên lai nộp thuế thu nhập. Người nộp thuế thu nhập phải
kê khai nộp thuế đầy đủ đúng thời hạn. Trường hợp người nước ngoài là đối
tượng cư trú tại Việt Nam trong năm xác định thời điểm ra khỏi Việt Nam thì
thuế thu nhập được tính quyết toán đến tháng ra khỏi Việt Nam theo biểu thuế
lũy tiến từng phần quy định đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư
tại Việt Nam.
_Người nước ngoài ở trên 6 tháng trong năm tính thuế là đối tượng cư trú tại
Việt Nam. Họ phải thực hiện quyết toán thuế cả năm tại Việt Nam, hàng tháng
cơ quan chi trả thu nhập tạm nộp theo thu nhập thực tế và thuế suất theo biểu
quyết lũy tiến từng phần đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại
Việt Nam. Cuối năm tính thuế phải kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam
và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế xác định thu nhập
bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp của 12 tháng theo quy định đối
với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam.
_Trường hợp kê khai thu nhập bình quân tháng ở nước ngoài thu nhập thấp
hơn thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam mà không chứng minh được thì lấy
thu nhập bình quân tháng ở Việt Nam để làm căn cứ tính số thuế thu nhập phải
nộp cho thời gian ở nước ngoài.
_Trường hợp người nước ngoài ở Việt Nam dưới 6 tháng trong năm tính thuế
là đối tượng không cư trú tại Việt Nam. Việc nộp thuế quy định như sau : nếu

thời hạn cư trú tại Việt Nam đã được xác định dưới 30 ngày thì không phải nộp
thuế, từ 30 ngày đến 182 ngày nộp 10% trên tổng thu nhập phát sinh tại Việt
Nam không phải quyết toán thuế. Nhưng trong năm tính thuế nếu được xác định
lại số ngày ở Việt Nam trên 183 ngày thì cá nhân phải kê khai nộp thuế theo
biểu thuế lũy tiến từng phần của đối tượng cư trú và phải quyết đoán thuế.
Thoái trả thuế :
Cá nhân khi quyết toán thuế năm có số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm
lớn hơn số phải nộp, trừ trường hợp cá nhân đã được cơ quan chi trả thu nhập
bù trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau.
Các trường hợp khác được thoái trả tiền thuế theo quyết định xử lý của cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.


Kỳ tính thuế :
Đối với cá nhân cư trú được áp dụng theo năm đối với thu nhập từ kinh doanh
thu nhập từ tiền lương tiền công.
Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu
tư vốn thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng
khoán, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ nhượng quyền
thương mại, thu nhập từ kế thừa, thu nhập từ quà tặng.
Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ
chuyển nhượng chứng khoán . Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo
năm thì phải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế.
Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh
thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.


II, THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM
2.1, Một số chính sách thuế TNCN được ban hành năm 2011
_Bộ tài chính vừa có văn bản 10790/BTC-CST gửi các địa phương yêu cầu

thực hiện các biện pháp nhằm thực thi nghị quyết của quốc hội về việc miễn
giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.
_Yêu cầu cục thuế thông báo cho các doanh nghiệp hộ, cá nhân không thực
hiện khấu trừ , chưa thu thuế TNCN đôi với trường hợp chi trả cổ tức cho cá
nhân kể từ ngày 1/8/2011.
_Từ tháng 8/2011, tạm khấu trừ theo tỷ lệ 0,05% đối với các giao dịch
chứng khoán trên các sàn giao dịch thay cho mức tỷ lệ 0.01% trước đây.
_Từ tháng 8/2011 đến hết tháng 12/2011 tạm chưa khấu trừ thuế TNCN,
tạm chưa thu thuế TNCN đối với người hưởng lương và cá nhân kinh doanh có
thu nhập tính đến bậc 1 của biểu thuế lũy tiến từng phần theo quy định của luật
thuế TNCN.
2.2, Kết quả sau khi ban hành luật thuế mới.
_Ban hành luật mới về thuế TNCN của quốc hội để luật thuế TNCN phù
hợp hơn với điều kiện cụ thể trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nước ta
hiện nay. Mọi người đều nhất trí về sự cần thiết ban hành trong giai đoạn phát
triển kinh tế của đất nước, thay thế các thuế hiện hành về đánh thuế TNCN là
thuế thu nhập với người có thu nhập cao…
_Ban hành luật mới về thuế TNCN còn có tác dụng sửa lại những điều chưa
hợp lí, chưa nhất quán với tính cách là thuế đánh vào thu nhập cá nhân tồn tại
trong 3 luật thuế này. Đồng thời đưa sắc thuế mới lên tầm bao quát và nhất quán
trong việc đánh thuế. Điều náy xẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát,
phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.


III, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP
3.1, Hạn chế
Chính sách động viên thuế đối với thu nhập cá nhân trong thời gian qua nói
chung là phù hợp với điều kiện lịch sử của từng giai đoạn phát triển từng khu
vực từng thành phần kinh tế góp phần thực hiện chủ chương 7, kinh tế nhiều
thành phần thúc đẩy khu vực kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân thực hiện

chính sách của đảng và nhà nước.
Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc
tế các chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân đạt được những thành tựu vượt
bậc nhưng còn bộc lộ 1 số hạn chế.
_Thứ nhất : chưa đảm bảo được yêu cầu cân bằng xã hội cùng là thu nhập cá
nhân nhưng được điểu chỉnh bởi các sắc thuế khác nhau với căn cứ tính thuế
mức thuế khác nhau dẫn đến việc điều chỉnh về thuế chưa hợp lí với từng loại
thu nhập. Mức điều tiết về thuế của cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và cá
nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công còn bất hợp lí.
_Thứ hai: việc quản lí thu nhập của cá nhân hiện nay còn nhiều hạn chế do
đó cơ qua thuế không có khả năng kiểm soát tốt thuế TNCN dẫn đến có nhiều
trường hợp trốn thuế, lậu thuế.
_Thứ ba: ý thức của nhân dân về thuế TNCN vẫn còn thấp.
Những hạn chế của pháp luật thuế hiện hành.


3.2, Những giải pháp
Ở các quốc gia phát triển, tỉ lệ trong thuế TNCN trên tổng thu ngân sách là
khá cao trong khi đó ở Việt Nam con số thu này là không đáng kể. So với các
sắc thuế gián thu như VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu thì thuế TNCN đảm bảo công bằng tốt hơn, vì vậy việc tăng nguồn thu từ
thuế trực thu là yêu cầu hợp lí và cần thiết. Bên cạnh việc mở rộng đối tượng,
điều chỉnh luật thuế TNCN, cần bao quát được các nguồn thu của cá nhân, đồng
thời hạn chế hiện tượng tránh thuế, lậu thuế. Bên cạnh đó cần xác định 1 mức
thu suất hợp lí để vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách nhưng đồng thời cũng
không gây áp lực lên chủ thể nộp thuế.
Luật thuế thu nhập cá nhân là công cụ để đảm bảo công bằng xã hội. Luật
thuế TNCN cần phải đảm bảo khả năng điều tiết thu nhập hợp lí đối với cá nhân
có thu nhập cao.
Luật thuế TNCN còn phải đảm bảo việc khấu trừ những phí 1 cách hợp lí để

duy trì cuộc sống có chất lượng của cá nhân nộp thuế và tiếp tục tạo ra thu nhập.
Về nguyên tắc, những khoản chi phí sau đây được khấu trừ :
+ Chi phí sinh hoạt bình quân phụ thuộc.
+ Chi phí nuôi dưỡng người phụ thuộc.
+ Chi phí tạo ra thu nhập: tiền đầu tư, vốn kinh doanh.
+ Chi phí phục hồi sức lao động hoặc bời thường. Tiền khám chữa bệnh
không do bỏa hiểm chi trả, tiền bồi thường thiệt hại…..
Để đảm bảo việc áp dụng được chính xác và thuận tiện việc quy định các
khoản chi phí được khấu trừ phải hết sức cụ thể, chính xác và minh bạch.



C. KẾT LUẬN
Việc nộp thuế thu nhập cá nhân là quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân. Thuế
thu nhập cá nhân được xây dựng nhằm thực hiện công bằng xã hội, thu hẹp
khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, thể
hiện ở người có thu nhập thấp thì chưa phải nộp thuế, người có thu nhập cao
hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng hoàn cảnh khác
nhau thì nộp thuế cũng khác nhau.
Tiền thuế của dân nộp vào ngân sách nhà nước, sẽ được Nhà nước dùng vào
những việc như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, an
ninh trật tự, quốc phòng và đó là những lợi ích mà người dân được hưởng nói
chung.
Việc nộp thuế TNCN hôm nay không phải là để được hưởng khi người nộp thúê
về già với một số tiền cụ thể nào từ tiền thuế đã đóng. Về lợi ích khi về già, nếu
người nộp thuế là người lao động làm việc theo các hợp đồng lao động trong
các công ty, hay người nộp thúê là cán bộ viên chức nhà nước theo biên chế
trong các cơ quan nhà nước, người nổp thuế được tham gia bảo hiểm xã hội từ
tiền lương của mình. Và khi về hưu, người sẽ có khoản tiền hưu trí hàng tháng
từ khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội đó. Nếu không thuộc các trường hợp trên,

người nộp thuế cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng
tiền hưu trí khi hết tuổi lao động.





×