Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

de cuong thi lai mon gdcd 11 nam hoc 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.77 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 11.
MÔN GDCD.
2016-2017
BÀI 11
CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
1. Nêu mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta ? Việc thực
hiện mục tiêu này có ý nghĩa gì ?
* Mục tiêu :
- Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số .
- Ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí .
- Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước .
* Phương hướng :
- Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lý .
- Tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ Trung ương đến địa phương .
- Làm tốt công tác thông tin , tuyên truyền , giáo dục với nội dung thích hợp .
- Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình , bình đẳng giới , sức khỏe
sinh sản .
- Nhà nước đầu tư đúng mức , tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước , thực hiện xã
hội hóa công tác dân số .
* Ý nghĩa : giảm được tốc độ tăng dân số mà còn nâng cao được chất lượng dân số.
BÀI 12 CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nêu tình hình tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta
Nêu mục tiêu cơ bản của các chính sách về môi trường
BÀI 13
2. Giáo dục và đào tạo là gì ? Nêu vai trò , nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ?
* Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển
các phẩm chất , năng lực của con người .
* Vai trò :
- Giáo dục và đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn , phát triển và truyền bá văn



minh nhân loại .
- Là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH .
- Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người .
* Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu có nhiệm vụ:
+ Nâng cao dân trí : Quyết định sự thành bại của đất nước
+ Đào tạo nhân lực : Đội ngũ người lao động, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ nhà quản lý
+ Bồi dưỡng nhân tài : Thoát khỏi tình trạng kém phát triển, phát huy nguồn lực quốc gia
 Nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất
lượng cao.
3. Văn hóa là gì ? Phân tích nhiệm vụ của văn hóa .
* - Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người tạo ra trong
suốt tiến trình lịch sử , phát triển của xã hội loài người .
- Bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần .
* Ví dụ :
+ Văn hóa vật chất : Cố đô Huế , Phố cổ Hội An , Thánh địa Mỹ Sơn , thắng cảnh Hạ
Long , động Phong Nha , trang phục áo dài truyền thống , bánh chưng – bánh tét trong
ngày Tết , vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng , nhà rông Tây Nguyên
+ Văn hóa tinh thần : ca trù , cồng chiêng Tây Nguyên , nhã nhạc cung đình Huế , quan
họ Bắc Ninh , hát ca trù , hát cải lương , múa rối nước , múa lân trong dịp Tết , đi lễ chùa
Hương , múa dân gian , lễ hội đền Hùng
* Nhiệm vụ của văn hoá:
- Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc .
- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị , tư tưởng , trí tuệ , đạo
đức , thể chất , năng lực sáng tạo .
+ Nền văn hoá tiên tiến thể hiện tinh thần yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lí
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lê – Nin , tư tưởng Hồ
Chí Minh , mục tiêu tất cả vì con người , vì hạnh phúc và sự phát triển tự do , toàn diện
của con người…
+ Nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hoá chứa đựng những yếu tố tạo ra sức
sống , bản lĩnh dân tộc , bao gồm những giá trị bền vững , những tinh hoa của dân tộc

Việt Nam được đúc rút qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước . Đó là lòng
yêu nước nồng nàn , ý chí tự cường của dân tộc , tinh thần đoàn kết , ý thức cộng đồng


gắn kết cá nhân – gia đình – xã hội - Tổ quốc ; lòng nhân ái , khoan dung , trọng nghĩa
tình , đạo lí , đức tính cần cù , sáng tạo trong lao động , tinh tế trong ứng xử , giản dị
trong lối sống .
4. Em có suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của học sinh đối với chính sách giáo dục
và đào tạo , khoa học và công nghệ , văn hóa ?
Để đưa nước ta từ tình trạng là một nước kém phát triển trở thành một quốc gia giàu
mạnh , văn minh , mọi người dân có cuộc sống hạnh phúc , mỗi công dân cần phải :
- Ủng hộ và vận động mọi người thực hiện tốt chính sách giáo dục và đào tạo , khoa học
và công nghệ , văn hóa .
- Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo
dục và đào tạo , khoa học và công nghệ, văn hóa .
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn , tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại .
- Ra sức trau dồi phẩm chất đạo đức , chiếm lĩnh kiến thức khoa học - kĩ thuật để thực
hiện được ước mơ hoài bão của mình .
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh , phê phán những thói hư , tật xấu trong
xã hội .
BÀI 14
5. Phân tích những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh .
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng .
+ Sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là có sự kết hợp chặt chẽ giữa
hai lực lượng quân đội và an ninh với nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng .
+ Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì : không thể dựa
vào một cá nhân hay một lực lượng nào đó mà phải dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân
tộc mới đập tan được âm mưu phá hoại của kẻ thù .
+ Nền quốc phòng và an ninh của ta là nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân ,

bảo vệ lợi ích của nhân dân nên cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc và sức
mạnh thời đại.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại .
+ Sức mạnh dân tộc bao gồm nguồn lực vật chất (tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản,
con người...) và nguồn lực tinh thần (lòng yêu nước , đoàn kết...).
+ Sức mạnh thời đại là những thành tựu KH - CN của nhân loại , sức mạnh của các lực


lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới .
 Phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng nền quốc phòng và
an ninh vững mạnh , rút ngắn khoảng cách với các nước , đưa đất nước thoát khỏi nghèo
nàn , lạc hậu

.
- Kết hợp quốc phòng với an ninh .
+ Kết hợp quốc phòng và an ninh là sự kết hợp giữa quân đội nhân dân và an ninh nhân
dân.
Tác dụng : Tạo nên sức mạnh tổng hợp có hệ thống từ trung ương đến địa phương . Để
cùng thực hiện những nhiệm vụ chung , thống nhất . Đó là giữ gìn trật tự an ninh , an toàn
xã hội và bảo vệ Tổ quốc .
- Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh .
+ Một quốc gia vững mạnh không chỉ có nền quốc phòng an ninh vững mạnh mà phải có
nền kinh tế phát triển và sự ổn định về chính trị - xã hội . Kinh tế phát triển , xã hội ổn
định thì sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng QP – AN và ngược lại.
 Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tất yếu phải
kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh .
BÀI 15
6. Trong xu thế hiện nay , chính sách đối ngoại ở nước ta có vai trò , nhiệm vụ gì ? Phân
tích những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại .
* Vai trò :

- Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới .
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước .
- Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế .
* Nhiệm vụ :
- Giữ vững môi trường hòa bình , tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi
mới .
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội , công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , xây


dựng và bảo vệ Tổ quốc .
- Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình , độc lập
dân tộc , dân chủ và tiến bộ xã hội .
* Nguyên tắc :
a. Tôn trọng độc lập , chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ , không can thiệp vào các công việc
nội bộ của nhau , không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực .
- Đây là nguyên tắc cơ bản , là quan điểm nhất quán trong quan hệ đối ngoại của Đảng và
nhà nước và phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế .
- Thực hiện nguyên tắc này chúng ta phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ , đề cao
cảnh giác , kiên quyết đấu tranh và làm thất bại mọi âm mưu và hành động can thiệp bằng
diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch .
b. Tôn trọng lẫn nhau , bình đẳng cùng có lợi :
- Khẳng định sự tôn trọng lẫn nhau , thực hiện quyền bình đẳng thể hiện tư thế và vị trí
chính đáng của VN trong quan hệ quốc tế.
- Cùng có lợi là nguyên tắc khách quan có ý nghĩa toàn diện và lâu dài
7. Em có nhận thức như thế nào về chính sách đối ngoại và cần làm gì để thực hiện chính
sách đối ngoại ?
* Cách mạng nước ta là một bộ phận của cách mạng thế giới nên vận động trong bối cảnh
chung của thời đại . Hiện nay hoà bình hợp tác phát triển là một xu thế lớn . Kinh tế thế
giới và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển , toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội phát
triển nhưng cũng gây khó khăn , thách thức cho những nước nghèo , đang phát triển .

* Vai trò :
- Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới .
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước .
- Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế .
* Trách nhiệm của công dân :
- Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước .
- Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối
ngoại .
- Thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc .


* Trách nhiệm của học sinh THPT :
- Cần có ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc ,
có thái độ đoàn kết , hữu nghị , lịch sự khi quan hệ với các đối tác nước ngoài.
- Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối
ngoại : rèn luyện nghề , nâng cao trình độ văn hóa và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ ,

TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền
vững thì phải làm như thế nào?
A. Có chính sách dân số đúng đắn.
C. Khuyến khích tăng dân số.
B. Giảm nhan việc tăng dân số.
D. Phân bố lại dân cư hợp lí.
Câu 2. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
A. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số.
B. Sớm ổn định quy mô và tốc độ gia tăng dân số.
C. Sớm ổn định cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số.
D. Sớm ổn điịnh mức tăng tự nhiên.

Câu 3. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
A Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.
B. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.
C. Làm tốt công tác tuyên truyền.
D. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục.
Câu 4. Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
A. Giảm tỉ lệ thất nghiệp.
B. Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề.
C. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
D. Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề.
Câu 5. Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Đốt và xả khí lên cao.
B. Chôn sâu.
C. Đổ tập trung vào bãi rác.
D. Phân loại và tái chế.
Câu 6. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?
A. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế
B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.
C. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất.
lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững.
Câu 7. Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.
B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.


C. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại, chống xu hướng chạy theo
lợi ích trước mắt.
Câu 8 Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì?

A. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. Phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước .
D. Nâng cao dân trí.
Câu 9. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo cần
phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
A. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực.
B. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục.
C. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học.
D. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Câu 10. Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo?
A. Quốc sách hàng đầu.
B. Quốc sách.
C. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước.
D. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gi.a
Câu 11. Nhờ dâu mà các nước phát triển nhanh, nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh mẽ?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sử dụng có hiệu quả những thành tựu của KHCN.
C. Không có chiến tranh.
D. Nguồn nhân lực dồi dào.
Câu 12. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc là gì?
A. Làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh
thần của nhân dân.
B. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa.
C. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa.
D. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển.
Câu 13. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc là gì?
A. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa.

B. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa.
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
D. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển.
Câu 14. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc là gì?
A. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa.
B. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa.
C. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển.
D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa trong nhân dân.
Câu 15. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải làm gì?
A Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quà khứ.
B. Giữ nguyên truyền thống dân tộc.


C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
D. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Câu 16. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam là gì?
A. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
B. Mọi công dân dều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.
C. Mọi công dân dều bình đẳng và tự do kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của
pháp luật.
D. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và tự do lựa chọn ngành nghề.
Câu 17.Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?
A. Yếu tố thể chất.
B. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần.
C. Yếu tố trí tuệ.
D. Yếu tố thể chất và tinh thần.
Câu 18. Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết
triệt để?

A. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ.
B. Vấn đề dân số trẻ.
C. Chống ô nhiễm môi trường.
D. Đô thị hóa và việc làm.
Câu 19. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo
cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
A. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực.
B. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục.
C. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học
D. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Câu 20. Vì sao công bằng xã hội trong giáo dục là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của sự nghiệp
giáo dục nước ta?
A. Đảm bảo quyền của công dân.
B. Đảm bảo nghĩa vụ của công dân.
C. Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập và phát huy tài năng.
D. Để công dân nâng cao nhận thức.
Câu 21.Phương hướng tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo đòi hổi chúng ta phải làm gì?
A. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới.
B. Tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ trên thế giới.
C. Tham gia đào tạo nhân lực trong khu vực và trên thế giới.
D. Tiếp cận với chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với yêu cầu phát triển của nước
Câu 22. Quan điểm “ Sức mạnh dân tộc” trong chính sách an ninh quốc phòng và an ninh được hiểu là?
A. Quân đội chính quy hiện đại.
B. Nền kinh tế hiện đại.
C. Truyền thống đánh giặc của ông cha ta.
D. Những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh văn hoá tính thần và sức mạnh vật chất của dân tộc.
Câu 23. Hoa nói với Hương: Thực hiện chính sách đối ngoại là nhiệm vụ của nhà nước, của Trung
ương, đâu phải là việc của học sinh chúng mình. Nếu là Hương em sẽ nói với Hoa như thế nào?
A. Đồng ý với ý kiến của Hoa.
B. Chỉ có ít người liên quan đến chính sách đối ngoại thôi.



C.Chuyện đối ngoại cao xa quá mình còn nhỏ không làm được.
D. Nhiệm vụ đối ngoại là nhiệm vụ của toàn dân.
Câu 24. Quân hỏiTuấn: Theo cậu việc xây dựng kinh tế ở nước ta cần phải gắn với quốc phòng và an
ninh không? Nếu là tuấn em trả lời Quân như thế nào?
A. Hai nhiệm vụ đó tách rời vì nó khác nhau.
B. Hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ chặt chẽ.
C.Nhiệm vụ quốc phòng và an ninh quan trọng hơn
D.Nhiệm vụ kinh tế quan trọng hơn.
Câu 25. A là học sinh thuộc hộ nghèo, A được nhà trường giảm tiền học phí, điều này thể hiện
A. sự công bằng trong giáo dục.
B. nâng cao chất lượng cho giáo dục.
B. sự không công bằng trong giáo dục.
D. tính cộng đồng trong giáo dục.
Câu 26. Khi đủ 18 tuổi B cầm lá phiếu thực hiện quyền bầu cử của mình, điều này thể hiện
A. quyền dân chủ trên lĩnh vực kinh tế.
B. quyền bầu cử trên lĩnh vực văn hoá.
C. quyền bầu cử trên lĩnh vực chính trị.
D. quyền bầu cử trên lĩnh vực xã hội.
Câu 29. Bạn A mua bảo hiểm y tế để hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ, bạn đã thực hiện nội dung
A. quyền dân chủ trên lĩnh vực kinh tế.
B. quyền bầu cử trên lĩnh vực văn hoá.
C. quyền bầu cử trên lĩnh vực kinh tế.
D. quyền bầu cử trên lĩnh vực xã hội.
Câu 30. Lớp trưởng thay mặt cả tập thể lớp 12 A1 gặp hiệu trưởng đề đạt nguyện vọng được tham gia
hoạt động tình nguyện.Đó là hình thức dân chủ
A. trực tiếp.
B. gián tiếp.
C. cả trực tiếp và gián tiếp.

D. không thuộc hai hình thức dân chủ nào.
Câu 31.Khi bàn về chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay có một số quan điểm sau đây. Em hãy lựa
chọn một phương án phù hợp với phương hướng đối ngoại
A. Việt Nam chỉ nên quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước lớn có tiềm lục kinh tế mạnh.
B.Việt Nam chỉ nên quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn bè truyền thống.
C. Việt Nam chỉ nên quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á
D.Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Câu 32. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào?
A. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc
B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc
C. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống
Câu 33. Việc ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường là hướng tới
A. phát triển kinh tế bền vững.
B. tuyên truyền bảo vệ môi trường.
C. phát huy các nguồn tài nguyên.
B. phát huy tiềm năng kinh tế.
Câu 34 Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?


A. Nâng cao đời sống nhân dân.
B. Tăng cường nhận thức, thông tin.
C. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân.
D. Nâng cao hiểu biết của người dân.
Câu 35. Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những
biện pháp nào?
A. Quy định quyền sở hữu, trách nhiệm sử dụng tài nguyên.
B. Gắn lợi ích và quyền.
C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ.
D. Xử lí kịp thời.

Câu 36. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và nhà nước ta xác định
tầm quan trọng của khoa học công nghệ là gì?
A. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
B. Điều kiện để phát triển đất nước.
C. Tiền đề để xây dựng đất nước.
D. Mục tiêu phát triển của đất nước .
Câu 37. Bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của của Đảng, Nhà nước và của toàn dân,
trong đó lực lượng nòng cốt là.
A. quân đội nhân dân và công an nhân dân.
B. quân đội nhân dân.
C.công an nhân dân.
D. toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.
Câu 38.Nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi được hiểu là
A. các nước tôn trọng quyền bình dẳng và lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.
B. các nước hợp tác với nhau.
C.các nước tôn trọng lẫn nhau.
D. các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau.
Câu 39. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là một đòi hỏi.
A. tất yếu của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
B. khách quan của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
C.thế giới của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
D. quốc tế của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Câu 40. Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc?
A. Bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
B. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam.
C. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
D. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam.




×