Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

báo cáo thí nghiệm bộ nhám bề mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.25 KB, 25 trang )

BÀI 1: ĐO ĐỘ NHÁM BỀ MẶT
I – Mục đích
-

Các phương pháp đánh giá nhám bề mặt
Làm quen với máy đo độ nhám Mitutoyo model FJ 201T.
Đo độ nhám trên máy đo độ nhám FJ 201T.
Chuyển đổi giữa các thông số đo độ nhám.
Nhận xét sự thay đổi độ nhám.

II – Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm nhám bề mặt
Bề mặt chi tiết máy sau khi gia công không bằng phẳng một cách lý tưởng, mà
có những mấp mô (Hình 1.1)

Hình 1.1. Biên dạng của bề mặt chi tiết
Những mấp mô này là do lớp bề mặt bị biến dạng dẻo khi cắt gọt, là do ảnh
hưởng của các chấn động khi cắt, là vết của lưỡi cắt để lại trên bề mặt gia công,

2. Các phương pháp đánh giá nhám bề mặt hiện nay
 Nhám bề mặt được đánh giá bằng độ nhấp nhô của profil được tạo thành bởi
giao tuyến giữa bề mặt thực với bề mặt vuông góc với bề mặt thực. Nó nhận
được bằng cách cắt bề mặt thực bằng một mặt phẳng, thường là mặt phẳng
pháp tuyến.
 Theo tiêu chuẩn TCVN 2511 – 95 có các chỉ tiêu đánh giá:
a) Sai lệch trung bình số học của profin Ra
- Là trị số trung bình của các khoảng cách từ profin thực tới đường trung bình
trong giới hạn chiều dài chuẩn.
Hoặc tính gần đúng
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên


1


b) Sai lệch bình phương trung bình của profin Ra
c) Chiều cao trung bình nhấp nhô của profin theo 10 điểm
- Là giá trị trung bình của trị tuyệt đối chiều cao 5 điểm cao nhất của phần lõi
và 5 điểm thấp nhất của phần lõm tới đường trung bình m trong giới hạn
chiều dài chuẩn.
Trong đó: và là khoảng cách từ 5 điểm cao nhất và 5 điểm thấp nhất tới
đường thẳng song song nằm phía dưới và không cắt phần thực.
d) Chiều cao trung bình của các nhấp nhô
Là giá trị trung bình của bước nhấp nhô của profin trong giới hạn chiều dài
chuẩn
e) Chiều cao nhấp nhô
Là khoảng cách giữa đỉnh cao nhất của phần lõi và đáy thấp của phần lõm của
profin trong giới hạn chiều dài chuẩn.
f) Bước trung bình của các nhấp nhô profin Sm
Là giá trị trung bình của bước nhấp nhô của profin trong giới hạn chiều dài
chuẩn.
g) Bước trung bình của các nhấp nhô theo đỉnh S
Là giá trị trung bình khoảng cách giữa các đỉnh nhấp nhô trong giới hạn chiều
dài chuẩn.
h) Chiều dài tựa tương đối của profin tp
Là tỉ số giữa chiều dài tựa của profin tp và chiều dài chuẩn l tính theo %

Trong đó:

tp – chiều dài tựa tương đối của profin
bi – giới hạn bởi profin thực theo đường thẳng cho trước song song
với đường chuẩn


- Chiều dài tựa của profin được xác định trên mức thiết lập P tức là trên khoảng
cách cho trước giữa đường đỉnh và đường song song với đường đỉnh cắt
profin thực. Trong đó đường đỉnh là đường đi qua đỉnh cao nhất của profin
song song với đường trung bình.
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên
2


- Ngoài các thông số này, tùy theo điều kiện làm việc của chi tiết, người thiết kế
có thể quy định thêm các yêu cầu phụ về hướng nhấp nhô bề mặt. Hướng
nhấp nhô bề mặt là hình vẽ quy ước được tạo thành bởi các hình chiếu vuông
góc của các điểm cao nhất và thấp nhất của bề mặt trên mặt phẳng trung bình.
Việc quy định hướng nhấp nhô được dùng cho các bề mặt ma sát đối tiếp có
chuyển động tương đối với nhau để dẫn hướng hoặc dẫn hướng cho các dòng
chảy hoặc khi chuyển động so với bề mặt cũng như để đảm bảo độ ổn định
chống rung và độ bền khi chịu tải chu kỳ.
 Người ta thường sử dụng 3 phương pháp đánh giá độ nhám bề mặt:
- Sử dụng phương pháp so sánh.
- Sử dụng phương pháp quang học.
- Sử dụng máy dò profin.
 Theo TCVN thì có 14 cấp độ nhám, cấp càng cao thì chất lượng bề mặt càng
tốt:

Cấp độ
nhám

Ra (m)

Rz (m)


Từ 80,0 40,0

Từ 320 160

Dưới 40 20

Dưới 160 80

Dưới 20 10

Dưới 80 40

Dưới 10 5

Dưới 40 20

Dưới 5 2,5

Dưới 20 10

Dưới 2,5 1,25

Dưới 10 6,3

Dưới 1,25 0,63

Dưới 6,3 3,2

Dưới 0,63 0,32


Dưới 3,2 1,6

Dưới 0,32 0,16

Dưới 1,6 0,8

Dưới 0,16 0,08

Dưới 0,8 0,4

Dưới 0,08 0,04

Dưới 0,4 0,2

Dưới 0,04 0,02

Dưới 0,2 0,1

Dưới 0,02 0,01

Dưới 0,1 0,005

Dưới 0,01 0,005

Dưới 0,05 0,025

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

3



Bảng 1.1. Độ nhám bề mặt chi tiết máy
3. Máy đo độ nhám SJ 210P
 Máy đo độ nhám là một trong những thiết bị chuyên dùng để đo độ nhám, độ
bóng, độ phẳng bề mặt của chi tiết kim loại sau khi gia công xong. Trong các
chi tiết sản xuất có một số chi tiết hoặc bề mặt yêu cầu phải đạt được độ nhám,
độ bóng, độ phẳng bề mặt theo tiêu chuẩn được đưa ra trên bản vẽ kỹ thuật.
 Máy đo độ nhám, độ bóng và độ phẳng bề mặt đo theo các tiêu chuẩn như: R a,
Rz, Rq, Rt, Rp, Rk, Sm, S, Pc…
 Tìm hiểu về máy đo độ nhám Mitutoyo model SJ 210P:
- Cấu tạo: (Hình 1.2)
+ Thân máy
+ Màn hình hiển thị
+ Pin
+ Đầu đo
+ Cáp nối
- Các thông số kỹ thuật của máy:
+ Màn hình: màn hình màu 2,4 inch
+ Nút bấm: để bật nguồn, lưu hay in dữ liệu
Power/Data: bật nguồn, khởi động dữ liệu.
Start/Stop: bắt đầu đo.
Page: chuyển đổi giữa các thang đo như Ra, Rz, Rq,…
Blue, Red: để hiển thị màu trên màn hình.
Esc (Guide): hiển thị hướng dẫn.
Enter: Dùng để nhập số.
- Khả năng công nghệ:
+ Áp lực đo: 4 mN.
+ Dải đo: 5 inch.
+ Tốc độ đo: nhanh nhất 0,75 mm/s, thấp nhất 1mm/s.

+ Hiển thị được: Ra, Rz, Rq.
+ Chiều dài chuẩn: 0,08 2,5 mm.
+ Ngôn ngữ: 16 tiếng.
+ Đầu vào, đầu ra: qua cổng USB, cổng RS-232C, kết nối được với máy in,
thẻ nhớ,…
+ Mật độ điểm ảnh: 320x240 pixel.
+ Có thể đo bề mặt cong hoặc thẳng.
+ Số hiệu: máy SJ 210P số hiệu 178-561-02E.
4. Cách sử dụng máy đo độ nhám SJ 210P.
- Cách sử dụng: (Hình 1-3, Hình 1-4, Hình 1-5)
Đầu tiên cần lắp đầu đo vào máy đo rồi đặt lên vật cần đo.
+ Bước 1: Bật nút nguồn (Power/Data)
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

4


+ Bước 2: Lấy chiều dài chuẩn.
+ Bước 3: sau đó ấn bắt đầu máy sẽ tự thực hiện kết quả đo.
+ Bước 4: lật trang để chuyển đổi các thang đo giữa Ra, Rz, Rq.
- Kết quả sau khi đo được cho trong bảng 1.2:
Mặt cần đo

Thang đo
(m)

Mặt 1
Mặt 2

(m)

0,856
1,432

(m)
7,274
9,744

1,205
1,882

Bảng 1.2. Kết quả sau khi đo
5. Nhận xét kết quả đo
Sau khi đo ta thấy rằng các thông số , , giữa 2 mặt của mẫu đo là khác nhau, do 1
số nguyên nhân sau:
- Do ảnh hưởng của chế độ nhiệt luyện nên cấu trúc tế vi 2 mặt của mẫu đo là
không đồng đều
- 2 mặt mẫu đo được mài phằng khác nhau dẫn tới độ nhám khác nhau
- Do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

5


Hình 1.2. Máy đo độ nhám SJ 210P

Hình 1.3
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

6



Hình 1.4
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

7


Hình 1.5

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

8


BÀI 2: GIỚI THIỆU CÁC DỤNG CỤ ĐO VẠN NĂNG
THÔNG DỤNG - ỨNG DỤNG ĐỂ LẮP BẢN VẼ CHI
TIẾT
I – Mục đích
1. Nắm được cách sử dụng các dụng cụ đo vạn năng thông dụng
2. Lập bản vẽ chi tiết và tra dung sai cho mối ghép.
II – Cơ sở lý thuyết
1. Cấu tạo, cách sử dụng các dụng cụ đo vạn năng thông dụng.
1.1. Thước cặp
 Đặc điểm: Thước cặp là dụng cụ có tính đa dụng (đo kích thước ngoài,
kích thước trong, đo chiều sâu) phạm vi đo rộng, độ chính xác tương đối
cao, dễ sử dụng, giá thành rẻ.
 Cấu tạo: (Hình 2.1) Hàm đo trong, hàm đo ngoài, hàm cố định, hàm
động, chốt hãm, đo sâu và thân thước, đơn vị đo thước cặp là mm và
inch.


Hình 2.1. Cấu tạo thước cặp
 Phân loại:
- Về tính chính xác:
+ Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0,1 mm.
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

9


+ Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0,05 mm.
+ Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0,02 mm.
- Về đặc điểm:
+ Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên đồng hồ số.
+ Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí.
+ Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên đồng hồ điện tử.
 Nguyên lý của thước kẹp: (Hình 2.2)

Hình 2.2 – Nguyên lý của thước cặp
 Cách sử dụng:
- Giả sử khi đo số 0 của du xích nằm trong khoảng giữa cạnh chia thứ m
và (m + 1) của thước milimet. Vì mỗi độ chia của du xích nhỏ hơn mỗi độ chia
của thước milimet nên chắc chắn có một độ chia thứ n của du xích trùng với
vạch m + n của thước milimet. Vậy độ dài cần đo sẽ là:
L = (m + n)a – nb = ma + n(a - b). Suy ra: L = ma + a/N
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

10



- Cách đo:
+ Trước khi đo cần phải kiểm tra thước có chính xác hay không.
+ Phải kiểm tra xem thước và bề mặt vật cần đo có sạch không,
nếu không sạch cần lau chùi sạch sẽ bằng giẻ sạch.
+ Khi đo phải giữ cho 2 mặt phẳng của thước song song với kích
thước cần đo.
+ Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để
cố định hàm động với thân thước chính.
+ Chú ý: nếu đo mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm
với thước đơn vị mm.
- Cách đọc trị số:
+ Khi đo xem vạch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước
chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính.
+ Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc
được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau)
Đọc giá trị đến 1,0 mm: đọc trên thang đo chính vị trí bên
trái của điểm “0” của thanh trượt.
Đọc giá trị phần thập phân: đọc tại điểm mà vạch của thước
trượt trùng với vạch trên thang đo chính.
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên
11


Cách tính toán giá trị đo: lấy hai giá trị trên cộng vào nhau
(giá trị phần thập phân nhân với sai số ghi trên thân thước, sai số đó có thể là
0,1 mm; 0,05 mm; 0,02 mm).
- Cách bảo quản:
+ Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.
+ Không đo các bề mặt thô, bẩn, bám bụi.
+ Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.

+ Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số.
+ Thước đo xong phải đặt đúng vị trí trong hộp, không đặt thước
chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
+ Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào, nhất là bụi đá
mài, phoi gang, dung dịch tưới.
+ Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và
bôi dầu mỡ.
1.2.

Thước panme.

- Panme là dụng cụ đo chính xác, tính vạn năng kém (phải chế tạo từng
loại panme đo ngoài, đo trong, đo sâu) phạm vi đo hẹp (trong khoảng 25 mm).
- Panme có nhiều cỡ: 025mm, 2550mm, 5075mm, 75100mm, 100
125mm, 125150mm…
- Có rất nhiều kiểu panme, phổ thông nhất vẫn là những dòng sản phẩm
của Mitutoyo.
- Có nhiều cấp độ chính xác và độ phân giải khác nhau. Hiện nay trên thị
trường đã có Panme độ phan giải 4 số lẻ (0.0001mm)
- Đơn vị hiển thị thường là mm hoặc inch.
a) Cấu tạo (Hình 2.3)

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

12


Hình 2.3. Cấu tạo thước cặp
- Đầu đo tĩnh (anvil)
- Đầu đo di động (spindle)

- Vít hãm/ chốt khóa (lock)
- Thước chính (sleeve)
- Thước phụ (thimble)
- Núm vặn/ tay xoay (ratchet knob)
- Khung (frame)
b) Phân loại
- Phân loại theo bước ren
+ Trục ren có bước ren 1 mm, ống di động (thước phụ) có thang
chia vòng được chia thành 100 phần. Ưu điểm: Dễ đọc số đo, nhưng thân
lớn, nặng, thô (ngày nay ít dùng)

+ Trục ren có bước ren 0,5 mm, thang chia vòng của thước động
chia ra 50 phần.
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

13


- Phân loại theo công dụng
+ Panme đo kích thước ngoài (Outsite Micrometer)

+ Panme đo kích thước trong (Insite Micrometer)

+ Panme đo chiều sâu (Depth Micrometer)

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

14



c) Hướng Dẫn Sử Dụng Panme
 Kiểm tra trước khi tiến hành đo
- Kiểm tra bề mặt ngoài: Kiểm tra xem panme có bị mòn hay sứt mẻ gì
không. Đặc biệt nếu đầu đo bị mòn hay sứt mẻ thi kết quả đo sẽ không được
chính xác.
- Kiểm tra xem các bộ phận có chuyển động trơn tru hay không.
- Vệ sinh bề mặt đo.
- Kiểm tra điểm “0”: Trước khi đo phải kiểm tra điểm “0”. Nếu điểm “0”
bị lệch thì dù có đo chính xác cũng không cho kết quả đo chính xác.
+ Đối với panme từ 025 mm ta cho tiếp xúc trực tiếp 2 bề mặt đo.
Kiểm tra điểm “0”
+ Đối với panme từ 2550 mm,… thì ta dùng block gauge tương
ứng để kiểm tra điểm “0”
+ Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
* Cách điều chỉnh điểm 0
Trong trường hợp điểm 0 bị lệch ta tiến hành điều chỉnh điểm 0 như sau:
- Trường hợp điểm 0 bị lệch lên trên
+ Cố định spin doll bằng chốt khóa
+ Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

15


+ Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa
+ Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
- Trường hợp điểm 0 bị lệch xuống dưới
+ Cố định spin doll bằng chốt khóa
+ Dùng dụng cụ xoay để xoay giá trị bị lệch
+ Kiểm tra lại xem điểm 0 đã ăn khớp hay chưa

+ Nếu điểm 0 vẫn bị lệch tiến hành làm lại từ đầu
* Những chú ý khi sử dụng panme (Micrometer)
- Chú ý tuyệt đối không làm rơi micrometer
- Khi spin doll chạm vào chi tiết, dùng tay xoay tay xoay 3 lần
- Không được phép cầm thanh xoay để xoay khung
 Cách đọc trị số đo.
- Khi đo xem vạch "0" của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta
đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính.
- Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được
phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại phần trùng nhau).

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

16


- Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số "mm" và nửa "mm".
của kích thước
- Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm "mm" trên
thước
- Trước khi đo cần kiểm tra xem panme có chính xác không.
- Khi đo tay trái cầm panme, tay phải vặn cho đầu đo đến gần tiếp xúc thì
vặn núm vặn cho đầu đo tiếp xúc với vật đúng áp lực đo
- Phải giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước cần đo.
- Trường hợp phải lấy panme ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần
hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy panme ra khỏi vật đo.
d) Cách bảo quản
- Không được dùng thước để đo khi vật đang quay.
- Không đo các mặt thô, bẩn.
- Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo.

- Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo.
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

17


- Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng
lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước.
- Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá
mài, phoi gang, dung dịch tưới.
- Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu
mở.
2. Lập bản vẽ chi tiết
Lập bản vẽ chi tiết trục.

BÀI 3: XÂY DỰNG ĐƯỜNG CONG PHÂN BỐ
THỰC VÀ ĐO SAI SỐ HÌNH DÁNG HÌNH HỌC
I - Mục đích
1. Biết cách vận hành máy đo ba chiều CMM 544 Mitutoyo
2. Biết cách xây dựng đường cong phân bố thực
II – Cơ sở lý thuyết.
1. Máy đo ba chiều CMM 544 Mitutoyo
a) Cấu tạo
Máy đo tọa độ thường được thiết kế với 4 phần chính:
-

Thân máy
Đầu đo
Hệ thống điều khiển hoặc máy tính.
Phần mềm đo.


Ngoài ra còn được đo bằng tay với bộ điều khiển bằng tay, gá máy cần đo.
b) Nguyên lý làm việc.
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

18


- Các máy đo tọa độ 3 chiều CMM hoạt động theo nguyên lý dịch chuyển một
đầu đo để xác định tọa độ các điểm trên một bề mặt của vật thể. Máy đo tọa
độ thường đo các tọa độ theo phương chuyển vị X, Y, Z.
- Bàn đo được làm bằng đá granit, đầu đo được gắn trên giá, giá lắp trên thân
trượt theo phương Z, khi đo thì đầu đo tiếp xúc với một điểm cần đo của mẫu
đo, mỗi vị trí đo có tọa độ (X, Y, Z). Tập hợp các điểm có thể tính toán được
ra thông số hình học cần thiết. Khi đầu đo được điều chỉnh đến một điểm đo
nào đó thì đầu đo sẽ cho ta biết 3 tọa độ X, Y, Z tương ứng với độ chính xác
cao, có thể lên đến 0,1m.
c) Khả năng công nghệ.
- Đầu đo có thể sử dụng loại đầu đo tiếp xúc điểm rời rạc, đầu đo tiếp xúc, hệ
thống đầu đo laze hoặc camera.
- Máy đo CMM đa cảm biến có thể được trang bị nhiều hơn một cảm biến,
camera hoặc đầu đo.
- Máy đo bằng tay có chuyển vị rất êm, nhẹ nhàng nhờ dùng dẫn trượt trên đệm
khí nén. Chuyển động theo các phương êm nhờ khí nén có áp suất 0,4 Mpa.
- Máy đo CMM thường được sử dụng để đo lường về kích thước, đo kiểu mẫu,
lược đồ góc hoặc chiều sau, đo chép mẫu hoặc tạo hình. Đo kích thước chi
tiết, đo profin,… Nó cũng có khả năng đo các thông số phối hợp trên một chi
tiết như độ song song, độ vuông góc, độ phẳng,… Đặc biệt máy CMM có thể
cho phép đo các chi tiết có biên dạng phức tạp, các bề mặt không gian như: bề
mặt khuôn mẫu, cánh tua bin, mẫu xe ô tô,…

d) Đặc điểm kỹ thuật
- Kích thước trục: Trục X: 505mm.
Trục Y: 405mm.
Trục Z: 405mm.
- Chi tiết đo: Kích thước cao nhất là 545mm.
Trọng lượng tối đa là 180kg.
- Làm việc trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn là 16 – 260C
- Giải đo: 0,1m.
- Sử dụng đệm khí trên tất cả các trục.
- Tốc độ di chuyển: Di chuyển tự động CNC 8 – 300mm/s (lớn nhất có thể tới
520mm/s).
- Tốc độ đo (CNC): 1 – 8mm/s.
- Bàn đo: Vật liệu đá Granite.
- Kích thước: 638x 860mm.
- Khí cung cấp: Lưu lượng 12,5 l/phút với áp suất 0,4Mpa.
- Kích thước toàn bộ máy: Rộng: 1082mm.
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

19


-

Dài: 1122mm.
Cao: 2185mm.
Trọng lượng toàn bộ máy: 515kg.
Máy CMM 544 sử dụng đầu đo TP20.
Máy được điều khiển bằng phần mềm MCOSMOS24.
Chúng ta có thể thiết lập các lệnh đo đơn như: Đo điểm, đo đường thằng, đo
đường tròn,…

Ngoài ra chúng ta có thể thiết lập lệnh chạy tự động cho máy (CNC) tiến hành
đo biên dạng tự động (2D cũng như 3D).
Phần mềm MCOSMOS 24 cho phép xuất các dữ liệu do máy đo xử lý chuyển
sang các định dạng CAD – đây là tính năng rất quan trọng trong ứng dụng kỹ
thuật ngược.

e) Tính năng của máy.
- Máy cho phép đo với các lệnh đo đơn với giải đo 0,0001mm. Cho ra các dạng
dung sai kích thước…
- Ngoài ra CMM 544 còn có thể quét được bề mặt 3D phức tạp của chi tiết.
Cho phép xuất các dữ liệu do máy đo xử lý chuyển sang các định dạng CAD.
f) Cách sử dụng máy đo tọa độ CMM 544.
- Đầu tiên ta cần chuẩn bị các thiết bị, kiểm tra thiết bị đầu đo và phần mềm đo
đảm bảo có thể hoạt động tốt.
- Điều chỉnh lập trình phần mềm đo để đo tự động hoặc đo bằng tay.
- Mở khí từ máy nén khí (nguồn).
- Ta tiến hành thí nghiệm xác định tọa độ đối với các mẫu đo cần đo. Gá đặt chi
tiết cố định và di chuyển đầu đo đến điểm cần đo, thông thường là 3 điểm, để
kiểm tra thông số, đầu đo vừa đủ lực chạm tới mẫu đo để xác định các tọa độ
(X, Y, Z).
- Tiến hành xác định tọa độ gồm 3 điểm trên mẫu đo sau đó đọc và ghi lại kết
quả thí nghiệm đo được.
2. Lập đường cong phân bố thực, so sánh đường cong phân bố thực với đường
cong phân bố chuẩn, phân tích và giải thích
- Ta có bảng 60 mẫu có đường kích d(mm) chi tiết trục : Bảng 1

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

20



STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

29
30

Kết quả đo
STT
23,5757
31
23,6149
32
23,6105
33
23,2725
34
23,882
35
23,2845
36
23,5615
37
23,3725
38
23,3897
39
23,3957
40
23,4011
41
23,4059
42
23,5582

43
23,5322
44
23,5492
45
23,4098
46
23,6393
47
23,4112
48
23,7184
49
23,4267
50
23,4376
51
23,5059
52
23,7928
53
23,5787
54
23,4735
55
23,4619
56
23,4815
57
23,4893

58
23,4945
59
23,547
60
Bảng 1: Kết quả đo chi tiết trục

Kết quả đo
23,7143
23,6561
23,7931
23,5842
23,5035
23,5234
23,5897
23,3366
23,5589
23,5172
23,5841
23,5293
23,5336
23,4724
23,6415
23,593
23,6833
23,4869
23,5787
23,6763
23,5783
23,664

23,5619
23,7416
23,1614
23,5576
23,5468
23,5371
23,5507
23,5479

- Ta xác định được: dmax = 23,882
dmin = 23,1614
Miền phân bố thực: dmax - dmin = 23,882 – 23,1614 = 0,7206
- Chia miền phân bố thực thành 6 miền nhỏ, ta có bảng sau:
ST
T

Miền kích thước

Số chi tiết nằm
trong bảng (mi)

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

Tần suất
Với N = 60
21


1
2

3
4
5
6

23,1614 – 23,2815
23,2815 – 23,4016
23,4016 – 23,5217
23,5217 – 23,6418
23,6418 – 23,7619
23,7619 – 23,882

- Giá trị trung bình số học:
(mm)
- Ta có biểu đồ phân bố thực như sau:
TÇn suÊt mi
N
0,5
0,45
0,4
0,35
0,3
0,25
0,2
0,15
0,1
0,05
0
dmin


2
6
15
27
7
3

0,0333
0,1
0,25
0,45
0,1167
0,05

KÝch th í c
d(mm)

MiÒn ph©
n bè thùc
dm

Đường nối trung điểm đỉnh cột cao là đường cong phân bố thực của chi tiết.
- So sánh dạng đường cong phân bố thực với đường cong phân bố chuẩn:

Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

22


dm

Đường cong phân bố chuẩn
+ Đường cong phân bố thực không được trơn, đều, đẹp như đường cong phân
bố chuẩn.
+ Đáy của đường cong phân bố thực rộng hơn, đỉnh nhọn hơn.
+ Sườn đường cong phân bố thực dốc hơn đường cong phân bố chuẩn.
- Giải thích:
+ Vì quá trình gia công có những yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của các
chi tiết trục, gá đặt dao, không đúng tâm, trong quá trình gia công dao bị mòn
theo thời gian (đường kính bị lớn lên), thành phần vật liệu của chi tiết không
đồng nhất ở các vị trí, máy dùng để gia công có sai số và bị mòn trong quá
trình sử dụng, dao dùng để gia công có sai số, điều chỉnh dao không chính
xác.
3. Đo được sai số hình dánh hình học, phân biệt sai số hình dáng hình học và dung
sai kích thước.
 Đo được sai số hình dáng hình học
VD: độ không tròn
- Với một mẫu đo và vẫn tại một vị trí đo:
+ Lần 1: đường kính là d = 23,5757 (mm)
+ Lần 2: đường kính là d = 23,5760 (mm)
Vậy độ không tròn của chi tiết trục là: 0,0003 (mm)
= 0,3 (m)
Đo được cả về độ không trụ, độ đảo mặt đầu…
 Phân biệt sai số hình dáng hình học và dung sai kích thước
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

23


Sai số hình dáng hình học
Là sai số giữa bề mặt thực hoặc profin

nhận được sau khi gia công so với bề mặt
danh nghĩa hoặc profin danh nghĩa đã cho
trên bản vẽ.
Có trị số bằng khoảng cách lớn nhất giữa
bề mặt thực hoặc profin thực hoặc bề mặt
cận tiếp hoặc profin cận tiếp trong giới
hạn chiều dài chuẩn.
Sai số hình dáng hình học sinh ra trong
quá trình gia công chi tiết do nhiều yếu tố
gây ra. Sai số càng lớn thì bề mặt của chi
tiết sau khi gia công không đúng với bề
mặt danh nghĩa của nó trên bản vẽ và
ngược lại.

Dung sai kích thước
Dung sai được hiểu là hiệu số giữa kích
thước giới hạn lớn nhất và kích thước giới
hạn nhỏ nhất, là phạm vi cho phép của sai
số.
Có trị số bằng hiệu số giữa kích thước
giới hạn lớn nhất và kích thước giới hạn
nhỏ nhất hoặc bằng hiệu đại số giữa sai
lệch giới hạn trên và sai lệch giới hạn
dưới.
Dung sai kích thước là phạm vi cho phép
sai số, đặc trưng cho độ chính xác yêu cầu
của kích thước. Trị số dung sai càng nhỏ,
yêu cầu độ chính xác chế tạo kích thước
càng cao, vật liệu chế tạo càng khó khăn
và ngược lại.


Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

24


Hình 3.1 – Đầu đo sử dụng trên máy CMM544
Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên

25


×